1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp em với

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi commanderXXX, 01/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
  2. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    hóa ra ngoài vũ trụ là chân không hả các bác
  3. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chắc là không ít người đều biết một vài định nghĩa chân không, như của Fermi chẳng hạn. Chắc tungshin cũng biết vài định nghĩa. Hãy dùng định nghĩa chânj không của cậu giải thích hộ hiện tượng kia đi. Cứ hay ngồi cười khẩy cứ như nhà đại thông thái! Làm mode tài thật!!!
  4. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Thế này đi cho dễ hiểu, ko cần trừu tượng quá đâu, trong tên lửa đã chứa sẵn 2 loại khí mà có thể tác dụng tao thành PƯ cháy, khi cháy chúng sinh ra nhiệt lượng lớn, làm nở mạnh tức thời đám khí trong đó, gây cho chúng 1 vận tốc lớn, đủ để đưa tên lửa đến vận tốc mong muốn.Hơn nữa, trogn vũ trụ ko có ko khí, ko bị cản nên tên lửa đâu có dùng để đẩy bay đi đâu, chỉ để hãm , tăng tốc hay dẫn hướng thôi,còn lại tên lửa nó tự "trôi" đi được rồi. Bác comanderxxx đang học lớp mấy ,ở đâu mà sao thếy giống mình thế nhỉ?
  5. Bao806

    Bao806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước đi học có xem họ chiếu cái phim tài liệu như thế này về cha đẻ ngành hàng không vũ trụ Liên xô M. Xi-ôn-cốp-xki . phim kể vế chuyến đi picnic của ông về một vùng quê ông đang bơi trên một cái thuyền ném cái giỏ về phía đuôi thuyền thì nhận thấy thuyền chạy về phía trước quá hứng thú có bao nhiêu đồ trên thuyền ông đem quăng hết để làm thuyền chạy . Động cơ tên lửa hoạt động theo nguyên tắc giống hệt như vậy . Ở đây tên lửa ném ra sau đuôi nó khí phụt .tên lửa bay càng nhanh khi lượng khí phụt ra sau càng lớn (khối lượng lớn), và tốc độ phụt càng lớn .đó là định luật bảo toàn động lượng . tên lửa chuyển động theo nguyên tắc tự nó đẩy nó nó không đẩy vào bất cứ thứ gì khác . Khác với chuyển động thông thường của các vật khác người chạy đẩy vào đất máy bay bay đẩy vào không khí thuyền bơi đẩy vào nước .Tên lửa không đẩy vào bất cứ cái gì nên nó có thể chuyển động ngoài không gian vũ trụ .
  6. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Về nguyên tắc hoạt động của tên lửa theo sách phổ thông :
    -Đại loại là trước khi đốt cháy , quả tên lửa và nhiên liệu bên trong nó là một vật ( hay một hệ , nếu bỏ qua lực cản như ma sát với kk chẳng hạn , thì nó là hệ kín ) ,
    nếu chọn mặt đất làm vật mốc ban đầu , động lượng của vật được tính theo công thức [​IMG] , bằng 0 nếu vật đứng yên ( tl chưa được " bắn đi " )
    khi nhiên liệu được đốt , giả sử mỗi giây có một khối lượng không đổi m1 nhiên liệu bị đốt cháy , giãn nở và phụt ra phía sau với vận tốc v1 , khối lượng tên lửa lúc đó là m2 ( cái xác tl + phần nhiên liệu còn lại ) , khi đó theo cái định luật BTĐL kia thì tên lửa phải chuyển động với một vận tốc v2 nào đó sao cho
    m1 . v1 + m2 . v2 = m.v ( có dấu vec tơ )
    Đấy là bỏ qua sức cản do ma sát với không khí
    còn tiếp
  7. duankimloai

    duankimloai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    9
    Cadzot nói đúng đấy .Mình giải thích thêm cho anh em ro.
    Không được hiểu là phản lực vì khi bay trong chân không thì cái gì phản lực lên tên lửa???????????
    Thực chất lực tác dụng như sau:
    Khi đốt cháy nhiên liệu ở đuôi tên lửa thì trong ống sinh ra áp suất rất lớn tác dụng lên toàn bộ ống thân tên lửa với các phương của lực vuông góc với thành ống ,phía trên ống và phía dưới ống.
    Các lực tác dụng lên thành ống không có tác dụng do tổng hợp vectơ là bằng 0.Phía dưới tên lửa thủng nên lực không tác dụng lên cái gì được và thoát ra ngoài(trong chân không).Còn phía trên thì nó tác dụng vào đáy trên của cái ống đốt cháy nguyên liệu đó một lực F đẩy tên lửa đi.
    Đấy mới là bản chất thực của F tên lửa.Nó đúng trong mọi môi trường.
    Vậy câu hỏi của bạn phải trả lời là.
    Khi trong không khí tên lửa được đẩy đi với lực là F+F1 trong đó F là lực đẩy tôi giải thích ở trên ,còn F1 là phản lực do không khí tác động lên.
    Khí bay trong chân không thì lực tác dụng chỉ còn là F thôi.
    Một câu hỏi khá hay
    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng........
    Gian khổ hãy dành phần tôi.......
  8. duankimloai

    duankimloai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    9
    Cadzot nói đúng đấy .Mình giải thích thêm cho anh em ro.
    Không được hiểu là phản lực vì khi bay trong chân không thì cái gì phản lực lên tên lửa???????????
    Thực chất lực tác dụng như sau:
    Khi đốt cháy nhiên liệu ở đuôi tên lửa thì trong ống sinh ra áp suất rất lớn tác dụng lên toàn bộ ống thân tên lửa với các phương của lực vuông góc với thành ống ,phía trên ống và phía dưới ống.
    Các lực tác dụng lên thành ống không có tác dụng do tổng hợp vectơ là bằng 0.Phía dưới tên lửa thủng nên lực không tác dụng lên cái gì được và thoát ra ngoài(trong chân không).Còn phía trên thì nó tác dụng vào đáy trên của cái ống đốt cháy nguyên liệu đó một lực F đẩy tên lửa đi.
    Đấy mới là bản chất thực của F tên lửa.Nó đúng trong mọi môi trường.
    Vậy câu hỏi của bạn phải trả lời là.
    Khi trong không khí tên lửa được đẩy đi với lực là F+F1 trong đó F là lực đẩy tôi giải thích ở trên ,còn F1 là phản lực do không khí tác động lên.
    Khí bay trong chân không thì lực tác dụng chỉ còn là F thôi.
    Một câu hỏi khá hay
    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng........
    Gian khổ hãy dành phần tôi.......[
  9. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    em nghĩ khác bác ạ
    theo em biết thì lực ma sát tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật chuyển động trong nó , còn tỉ lệ thế nào có lẽ phụ thuộc vào bản chất của không khí đó và hình dạng cũng như bề mặt của vật . (1)
    liên tưởng 1 chút đến máy bay , em tự hỏi tại sao ngay cả khi động cơ của nó vẫn duy trì hoạt động ở 1 mức công suất nào đó , nghĩa là vẫn cung cấp lực đẩy mà máy bay có thể đạt được vận tốc gần như là ổn định chứ không tăng tốc mãi , muốn tăng tốc nữa phải tăng công suất hoặc thậm chí là " đốt đít " chẳng hạn theo em nghĩ thì khi máy bay đạt 1 vận tốc ổn định nghĩa là lực đẩy của động cơ đã cân bằng với ma sát không khí .
    suy luận chút thôi , một số tài liệu về tên lửa nói rằng đối với những tên lửa có đường bay dài ( tên lửa hành trình chẳng hạn ) , quá trình bay của nó thường có giai đoạn boost - tăng tốc và giai đoạn bay hành trình với vận tốc gần như ổn định trước khi đến giai đoạn cuối là cắm đầu lao xuống .
    giải thích của em là : theo (1) thì vật chuyển động càng nhanh thì ma sát với không khí càng lớn , ban đầu tên lửa tăng tốc là do vận tốc của nó còn thấp , lực ma sát với không khí chưa đủ lớn để cân bằng lại với lực đẩy của tên lửa và trọng lực .. đến 1 vận tốc nhất định , ma sát đủ lớn để cân bằng với lực đẩy và trọng lực , tên lửa sẽ đi vào giai đoạn bay hành trình . Nếu nó tăng lực đẩy ( bằng cách đốt nhiên liệu nhanh hơn ? ) hoặc tách tầng thì lại khác

Chia sẻ trang này