1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp mình tìm tài liệu về xử lý nước thải với

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi trangvi, 27/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trangvi

    trangvi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    5.438
    Đã được thích:
    0
    Giúp mình tìm tài liệu về xử lý nước thải với

    Mình rất cần tài liệu về công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp tuyển nổi. Mình cần lắm, nhưng chẳng tìm được. Các bạn nếu biết xin chỉ giúp cho. Mình cảm ơn lắm lắm...
  2. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Phải nói trước với em là mình chỉ tìm được một số thông tin thôi. Có lẽ em nên tìm sách về xử lý nước thải mới đầy đủ em à.
    http://www.techmart.hochiminhcity.gov.vn/DetailSell.asp?ProductID=VN04TMS00090&PageIndex=1
    Tuyển nổi sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm:
    http://www.techmart.hochiminhcity.gov.vn/DetailSell.asp?ProductID=VN04TMS00090&PageIndex=1
    Nước thải trước tiên theo cống thu gom, qua song chắn rác chảy vào bể điều hòa. Sau khi tập trung tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể tuyển nổi.
    Trên ống dẫn vào bể tuyển nổi có 03 đường hóa chất châm vào là dung dịch trung hòa, dung dịch phản ứng và dung dịch trợ lắng. Quá trình xử lý trong bể tuyển nổi được thực hiện bằng cách hòa tan trong nước những bọt khí nhỏ, các bọt khí này bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng tổ hợp cặn khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện. Khi lực đẩy nổi đủ lớn, hỗn hợp cặn - khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài bằng tấm gạt cao su gắn phía trên bể. Bên cạnh đó bể tuyển nổi còn thực hiện chức năng lắng. Do nước thải vào bể đã được hòa trộn với các chất tạo pH, chất keo tụ nên trong bể tuyển nổi còn xảy ra quá trình keo tụ. Trên bể tuyển nổi có sử dụng một môtơ khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá trình tạo bông. Các hạt bùn keo tụ tạo ra có tỷ trọng lớn lắng xuống đáy bể sẽ được lấy ra ngoài nhờ van xả đáy.
    Nước thải từ máng thu nước bể tuyển nổi tràn vào bể lọc sinh học từ dưới lên trên qua lớp vật liệu nổi là các hạt polystyren. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải dính bám lên lớp sinh khối nổi là những hạt polystyrene hay còn gọi là Biostyrene và chúng được loại bỏ bằng cách khống chế môi trường hoạt động. Xác vi sinh vật và chất rắn lơ lửng trong nước thải được loại bỏ bằng quá trình rửa ngược. Đây là công nghệ lọc sinh học mới được áp dụng tại Việt Nam, có hiệu quả sử dụng rất cao, chiếm mặt bằng ít, giá thành thấp.
    Nước thải tiếp tục tự chảy đến bể chứa để từ đó có thể bơm đến thiết bị lọc áp lực.
    Bể lọc áp lực là công trình xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Sau khi qua bể lọc áp lực, nước thải có thể được xả ra cống
    Trên thực tế, công nghệ tuyển nổi đã được áp dụng từ lâu trong ngành công nghiệp khoáng sản (bài dưới), nhưng đây là lần đầu tiên áp dụng cho việc xử lý nguồn nước ô nhiễm dầu.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/05/3B9BC4EC/
    Xử lý nước thải chứa dầu bằng công nghệ tuyển nổi
    Thông thường, dầu trong nước thải được vớt lên bằng vật liệu chuyên dụng hoặc dùng vi khuẩn phân huỷ.
    Dầu trong nước thải luôn có một phần đáng kể (1 - 3g/lít) tồn tại ở trạng thái nhũ, phần còn lại là dưới dạng hạt lớn. Các nhũ này rất bền vững, vì vậy quá trình tách dầu ra khỏi nước thải gặp nhiều khó khăn. Công nghệ tuyển nổi đã loại bỏ được trở ngại đó.
    Do dầu tồn tại nhiều ở dạng nhũ, nên nếu chỉ dùng quá trình lắng tụ, thì ngay cả khi quá trình lắng kéo dài, việc xử lý nước thải chứa dầu cũng không đảm bảo. Vì thế, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học công nghiệp (Bộ Công nghiệp), đứng đầu là tiến sĩ Trần Quang Chước đã nghiên cứu và tìm ra công nghệ tuyển nổi để xử lý loại nước thải này.
    Quá trình tuyển nổi được xây dựng theo nguyên tắc: tạo ra bọt khí sao cho nó có thể ?othu hút? được dầu và chất lơ lửng, sau đó gom bọt lại để lấy chất bẩn ra. Trên thực tế, công nghệ tuyển nổi đã được áp dụng từ lâu trong ngành công nghiệp khoáng sản, nhưng đây là lần đầu tiên áp dụng cho việc xử lý nguồn nước ô nhiễm dầu. Kết quả là đã làm giảm hàm lượng dầu mỡ, chất lơ lửng... trong nước thải từ 120 - 150 mg/lít xuống còn 0,8 mg/lít, đáp ứng yêu cầu đề ra.
    Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại Xí nghiệp Dầu máy Hà Lào, Yên Bái.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)
    http://www.vinachem.com.vn/ViewXBPthird.asp?DetailXBPID=719&CateXBPDetailID=56&CateXBPID=1&Year=2003
    Tuyển nổi và một số ứng dụng nghiên cứu, triển khai công nghệ tuyển nổi ở Việt Nam
    Trong quá trình làm giàu và chế biến khoáng sản có thể áp dụng nhiều phương pháp tuyển khác nhau như: tuyển nổi, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện. Mỗi phương pháp tuyển khoáng đều lợi dụng đến mức tối đa sự khác nhau về một tính chất nào đó giữa các loại khoáng vật để phân tách chúng ra khỏi nhau. Một phương pháp có ứng dụng đa năng, hiệu quả đối với các đối tượng xử lý đó là phương pháp tuyển nổi. Theo quan điểm hiện đại về công nghệ thì tuyển nổi là phương pháp tách các loại khoáng vật có cỡ hạt tương đối mịn lơ lửng trong môi trường nước, dựa vào khả năng bám dính có lựa chọn của chúng lên bóng khí trong huyền phù của khoáng vật. Đối với tuyển khoáng thì sự bám dính có lựa chọn của các khoáng vật lên bề mặt bóng khí đóng vai trò quyết định. Điều này có thể tạo ra được bằng cách cho vào huyền phù (bùn quặng) các loại thuốc tuyển nổi khác nhau với liều lượng và tỷ lệ hợp lý, đồng thời khống chế các điều kiện hóa lý cần thiết cho quá trình tuyển .
    Ở Việt Nam, phương pháp tuyển nổi đã được đưa vào nghiên cứu thí nghiệm và áp dụng triển khai để chế biến khoáng sản và một số lĩnh vực khác. Các loại khoáng sản hiện nay đã và đang được làm giàu và tận thu bằng công nghệ tuyển nổi là: quặng chì kẽm, apatit, đồng, than, pyrit... Một số nhà máy tuyển ứng dụng công nghệ tuyển nổi điển hình tại Việt Nam hiện nay là:
    - Tuyền quặng đồng sunfua Sin Quyền:
    Là nhà máy làm giàu quặng đồng bằng phương pháp tuyển nổi do Công ty Kim loại màu Thái Nguyên thiết kế và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1994. Dây chuyền công nghệ được thiết kế theo phương án tuyển tập hợp chọn riêng, bao gồm các khâu đập - sàng - nghiền - phân cấp - tuyển nổi, nhà máy đã xử lý làm giàu quặng đồng sunfua có hàm lượng khoảng 1,3% Cu, sản phẩm quặng tinh thu được có hàm lượng Cu ³ 18% (đạt chất lượng thương phẩm), với mức thu hồi đạt ³ 90%. Từ thực tế sản xuất cho thấy, chúng ta có khả năng làm chủ được công nghệ tuyển nổi quặng đồng cho hiệu quả cao trong sản xuất.
    - Tuyển nổi quặng apatit: Nhà máy tuyển quặng apatit Lào Cai do Liên Xô (cũ) thiết kế và cung cấp lắp đặt. Đây là nhà máy tuyển nổi lớn nhất ở nước ta hiện nay, với công suất thiết kế là 760.000 tấn quặng tinh/ năm. Nhà máy bắt đầu hoạt động tử tháng 1/1995. Nhà máy đã xử lý quặng apatit loại III có hàm lượng khoảng 16% P2O5, đưa ra sản phẩm quặng tinh có hàm lượng từ 32 - 34% P2O5 (đạt chất lượng thương phẩm), với mức thu hồi đạt trên 60%.
    Thông qua công tác khảo sát, nghiên cứu hiệu chỉnh sử dụng các loại thuốc tuyển nổi (của Thụy Điển và của Việt Nam), Nhà máy đã hoạt động tương đối ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật công nghệ và thu được hiệu quả kinh tế cao.
    - Tuyển nổi quặng chì kẽm: Một số mỏ quặng chì kẽm của nước ta đã được điều tra nghiên cứu triển khai khai thác và chế biến. Vùng mỏ đã và đang được khai thác hiện nay với năng suất lớn nhất nước ta là mỏ chì kẽm Làng Hích và mỏ Chợ Điền. Công tác làm giàu và thu hồi tinh quặng chì kẽm được thực hiện bằng công nghệ tuyển nổi. Với sơ đồ công nghệ bao gồm các khâu: Đập, nghiền, phân cấp và tuyển nổi đã xử lý các đối tượng quặng có hàm lượng ban đầu khoảng 2 - 7% Pb và 10 - 16% Zn, đưa ra các sản phẩm quặng tinh đạt chất lượng thương phẩm với mức thu hồi kim loại kẽm trên 85% và chì trên 65%.
    Ngoài khoáng sản kim loại thì công nghệ tuyển nổi còn được ứng dụng có hiệu quả để làm giàu và thu hồi than đá. Công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ đã được thực hiện tại mỏ than Phấn Mễ. Tại đây đã áp dụng phương pháp tuyển nổi cột để làm giàu và thu hồi than từ sản phẩm bùn. Sản phẩm than sạch thu được có chất lượng cao, công nghệ ứng dụng có hiệu quả.
    Thực tế cho thấy, việc ứng dụng triển khai công nghệ tuyển nổi ở các nhà máy như hiện nay đã là một bước thành công, tuy nhiên để tận thu được tài nguyên và các nhà máy hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là giải pháp công nghệ tuyển loại quặng đầu vào nghèo hơn (có hàm lượng thấp hơn), có thành phần phức tạp hơn, giải pháp để nâng cao mức thu hồi, nâng cao chất lượng quặng tinh, giải pháp để thu hồi quặng tinh từ bùn mịn, giải pháp giảm chi phí và thay thế thuốc tuyển.
    Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp nói chung và địa chất khoáng sản nói riêng đã đầu tư thăm dò, khảo sát đánh giá tiềm năng khoáng sản trên diện rộng. Một số đối tượng khoáng sản đã được triển khai nghiên cứu đánh giá khả năng tuyển cũng như nghiên cứu công nghệ thu hồi nâng cao chất lượng sản phẩm bằng phương pháp tuyển nổi ở nhiều cơ sở nghiên cứu. Tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Địa chất đã triển khai nghiên cứu tuyển quặng chì kẽm vùng Tuyên Quang, nghiên cứu tuyển quặng Đồng vùng Phù Tiên - Sơn La, nghiên cứu thí nghiệm thu hồi tinh quặng vàng bằng phương pháp tuyển nổi, nghiên cứu khả năng tuyển barit, nghiên cứu công nghệ thu hồi và nâng cao chất lượng fenspat.... Tại trường Đại học Mỏ - Địa chất và một số cơ sở nghiên cứu khác, người ta đã thực hiện nghiên cứu thu hồi apatit cấp hạt mịn bằng phương pháp tuyển nổi vật mang, nghiên cứu thu hồi than antraxit từ sản phẩm bùn bằng phương pháp tuyển nổi, nghiên cứu xử lý nước thải thông qua phương pháp tuyển nổi, nghiên cứu nâng cao chất lượng các loại quặng tinh. Các kết quả nghiên cứu đã đánh giá, xác định khả năng thu hồi và xác lập sơ đồ công nghệ tuyển cho các đối tượng nghiên cứu. Một số đề tài đã mở ra những giải pháp công nghệ có hiệu quả cho quá trình khai thác, tận thu và nâng cao chất lượng khoáng sản cũng như xử lý môi trường.
    Có thể nói, phương pháp tuyển nổi có thể xử lý được tất cả các đối tượng mà các phương pháp tuyển khác (như tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển đến,...) không đáp ứng được. Nó có thể được ứng dụng để làm giàu, thu hồi khoáng vật quặng, phi quặng, than và xử lý nước thải. Tuy nhiên tính vạn năng của phương pháp này được quyết định bởi nhiều yếu tố tác động. Hiệu quả của công nghệ có được nhờ sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện và chế độ tuyển như: vật liệu đầu vào (cỡ hạt đem tuyển, tỷ lệ lỏng/ rắn...); chế độ và thời gian cấp thuốc tuyển (thuốc điều chỉnh môi trường; đặc tính của thuốc tập hợp, thuốc kích động, thuốc đè chìm, thuốc tạo bọt), điểm quay vòng của các sản phẩm trong chu trình tuyển,... Tuyển nổi là vạn năng nhưng đòi hỏi tính khoa học cao. Để làm chủ công nghệ tuyển nổi, hiệu chỉnh cải tiến quy trình ứng dụng cũng như thiết kế triển khai cần có đội ngũ chuyên giá có kinh nghiệm cả về nghiên cứu cũng như thực tế sản xuất kết hợp đội ngũ công nhân vận hành am hiểu, tuân thủ tính nghiêm ngặt về quy trình công nghệ cũng như sự phức tạp và biến hóa của quá trình tuyển nổi. Tính hiệu quả ở các nhà máy tuyển nổi hiện nay và các kết quả nghiên cứu đã phần nào khẳng định khả năng và sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân ở nước ta trong lĩnh vực tuyển nổi.
    Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nhu cầu về sử dụng các loại nguyên liệu ngày càng gia tăng cả về mặt chất lượng và số lượng, tiềm năng khoáng sản ngày càng hạn chế, công nghệ tuyển khoáng nói chung và tuyển nổi nói riêng chắc chắn sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình khai thác, tận thu, chế biến khoáng sản và xử lý môi trường.
    ĐẶNG XUÂN TUYÊN
    Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Đia chất
    Cục Đia chất và Khoáng sản Việt Nam
  3. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    http://www.ctu.edu.vn/colleges/tech/bomon/ttktmoitruong/daotao/giao%20trinh%20dien%20tu/xlnt/indexwater.htm
    BỂ TUYỂN NỔI
    Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học. Không khí được thổi vào bể tạo nên các bọt khí, các bọt khí này kết với các hạt và nổi lên trên mặt nước thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt. Một số loại hóa chất như phèn nhôm, muối ferric, silicat hoạt tính có thể được thêm vào nước thải để kết dính các hạt lại làm cho nó dể kết với các bọt khí để nổi lên bề mặt hơn. Một chỉ số quan trọng để tính toán cho bể tuyển nổi là tỉ lệ A/S (air/solid ratio), theo thực nghiệm tỉ lệ tối ưu nằm trong khoảng 0,005 ¸ 0,060 [mL (air)/mg (solid)].
    [​IMG]
    Sơ đồ bể tuyển nổi kết hợp với cô bùn

Chia sẻ trang này