1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp mình với! Câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi keptocxanh, 08/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. keptocxanh

    keptocxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Giúp mình với! Câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"

    Giup minh!nguon goc cua cau noi "Cho di ngay bay cho ve ngay ba"????????????????/ Minh rat can!Ai biet hong???????
  2. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ đây là quan niệm của các cụ nhà ta về ngày tốt xấu, chú truy tìm gốc gác câu này có lẽ phải "sờ" đến vấn đề nhớn hơn cơ...Câu của bác còn thiếu
    1. Chớ đi ngày 7 , chớ về ngày 3
    Mồng 5 , 14 , 23 trồng cây cây héo, làm nhà nhà xiêu
    2. Chớ đi ngày 7 , chớ về ngày 3
    Đi chơi cũng lỗ, nữa là đi buôn
  3. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Câu này bác lên đi hỏi những ông thầy bói toán đấy ... người ta có luôn cả một quyển dầy cộp nói về những ngày Hoàng Đạo , ngày Hắc Đạo, ngày noà làm nhà tốt hướng nào tốt .... nói chung là nhiều lắm ...
    Hoặc bác có thể vô Siêu thị tìm quyển "Thiên - Địa - Nhân " gì gì đó hình như có đấy ...
  4. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Chính xác là: "Dương gian sao thì âm phủ vậy /Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba /Người khôn thì lại chóng già /Người dại luẩn quẩn vào ra tối ngày " với lại :"Mồng 5 mười bốn hai ba/ Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn""
    Ngôn ngữ nào cũng phải có số đếm, nhưng có vài con số có những hàm nghĩa đặc biệt.
    Chính con số không có gì thần bí, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta đi đến sùng bái về con số. Người ta cho rằng có những số lành, may mắn, có những số dữ, xui xẻo.
    Ví dụ ở các nước phương Tây, số 13 bị coi là số xấu, người ta luôn luôn kiêng và cố lẩn tránh con số này Ở các nhà lầu, ngườii ta không lấy số 13, các bệnh viện và giường bệnh số 13; trên máy bay xe lửa và ở mỗi hàng ghế đều không có ghế số 13. Người ta tiến hành những việc quan trọng cũng cố tránh ngày 13. Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lại không tin như thế. Một vài tỉnh ở Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26, 29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, phòng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng không thích số 4. Gần đây vì ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Ðông, họ rất chuộng con số 8. Bát đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục) phát hay 598 đọc như ngã cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam, người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, vì đã có câu: Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số l0, gọi là số bù, bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.
    Ngôn ngữ nào cũng phải có số đếm, nhưng có vài con số có những hàm nghĩa đặc biệt.
    Chính con số không có gì thần bí, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta đi đến sùng bái về con số. Người ta cho rằng có những số lành, may mắn, có những số dữ, xui xẻo.
    Ví dụ ở các nước phương Tây, số 13 bị coi là số xấu, người ta luôn luôn kiêng và cố lẩn tránh con số này Ở các nhà lầu, ngườii ta không lấy số 13, các bệnh viện và giường bệnh số 13; trên máy bay xe lửa và ở mỗi hàng ghế đều không có ghế số 13. Người ta tiến hành những việc quan trọng cũng cố tránh ngày 13. Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lại không tin như thế. Một vài tỉnh ở Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26, 29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, phòng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng không thích số 4. Gần đây vì ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Ðông, họ rất chuộng con số 8. Bát đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục) phát hay 598 đọc như ngã cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam, người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, vì đã có câu: Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số l0, gọi là số bù, bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.
    Được flyingmagician sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 10/03/2006
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Theo những kiến thức nông cạn của tôi thì các câu ca của các cụ dạy không phải là không có lý đâu. Nghe đâu như vào những ngày ấy trongtháng thì cái tuần trăng với con nước chắc là xảy ra cái việc nông cạn gì đấy mà ngày xưa các cụ nhà ta đi lại chủ yếu là đi bằng đường thuỷ nên vào những ngày nước cạn ấy các cụ thường tránh ra. Không biết thực hư thế nào.
  6. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Theo giả thuyết này thì: Ngày 7 nước lớn mà đi thì ngược nước mạnh (triều cường), tốn sức chèo. Tương tự ngày 3 nước ròng mạnh, về cũng tốn sức hơn.
    Cái này ai làm trong ngành hàng hải sẽ rõ.

Chia sẻ trang này