1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp mình với: Từ điển Sài Gòn _Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi honglys, 18/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honglys

    honglys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    619
    Đã được thích:
    0
    Giúp mình với: Từ điển Sài Gòn _Hà Nội

    Giúp mình với. Mình đã vào Sài Gòn 1năm, nhưng vẫn sợ phải đi ra chợ lắm, đôi khi sợ phải nói chuyện với ai đó vì sợ người ta không hiểu mình nói gì: Đi chợ thì phải chỉ cái này cái kia, chẳng may không nhìn thấy đâu là không mua được luôn, mong mọi người có thể giúp mình:
    Sài Gòn Hà nộiChén Bát
    Củ sắn Củ đậu
    Khoai mì Củ sắn
    Nước màu Nước hàng, kẹo đắng
    Nĩa Dĩa
    giục rác Vứt rác
    ..........................................................
    Không biết có đúng ko nữa, mọi người giúp mình với nhé
    Cảm ơn nhiều
  2. vetgia

    vetgia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2002
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Đi chợ thì có: Bạc hà thay cho dọc mùng, dưa leo thay cho dưa chuột, mùi thay cho ngò, khổ qua thay cho mướp đắng, quả mận thay cho quả roi, bắp=ngô, mãng cầu=na
    Đồ đạc thì ly-cốc, tách-chén, muỗng-thìa, vớ-tất, muôi=môi
    Có một từ nói về hành động là từ mắc ói = buồn nôn, còn nôn = mong
    Được vetgia sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 18/04/2006
  3. mantennis

    mantennis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ nói cụ thể những từ thường dùng ngoài Bắc ra, mọi người sẽ dịch qua tiếng Sì Gòng cho bạn.
    Tôi chỉ giúp bạn những từ không dính dáng tới chợ búa thôi nhé!
    Bạn chẳng phải lo, không mua được thì ăn hàng, lại có nhiều thời gian đi chơi nữa đó!
  4. phale81

    phale81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    0
    Sài Gòn - Hà Nội
    Mận - Roi
    Cá lóc - Cá quả
    Nem - Nem Chua
    Chả giò - Nem
    Chiên - Rán
    Trụng - Trần, Chao
    Nước tương - Magi (thỉnh thoảng xì dầu)
    Muỗng - Thìa
    Vá - Muôi
    Xe hơi - Ô tô
    Vớ - Tất
    Chén - Bát
    Tô - Bát ô tô
    Gôm - Tẩy
    Chewingum - Kẹo cao su
    Viết - Bút
    Đậu phọng - Lạc
    Mùng - Màn
    Mền - Chăn
    Nón - Mũ
    Dép kẹp - Tông, Xỏ ngón
    Mè - Vừng
    Ba Má - Bố Mẹ
    Anh Hai - Anh Cả
    Được phale81 sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 18/04/2006
  5. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Lần ra HN, gặp mấy chữ này thấy vui vui, thoạt nghe thì hiểu ngay, nhưng không thể nói theo được, vì nó khác với những gì mình vẫn thường nói, hehehhe
    áo bò quần bò vải bò, áo jeans quần jeans vải jeans
    dây chun, dây thun
    băng dính, băng keo
    áo khoác/áo gió, áo phông
    phông, màn
    chăn ga gối đệm, chăn (mền) ra gối nệm
    chiếu trúc, chiếu tre...
    Tình cờ siu tầm được bài viết này, post lên đây cho bà con "nghía" chơi
    Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
    Ðây là câu nói cửa miệng của sinh viên văn khoa. Tiếng Việt có thật sự ghê gớm như thế không? Nếu không phải là sinh viên văn khoa hoặc những người hay quan tâm đến cái hay của tiếng Việt sẽ nói là không! Bởi vì hầu hết người Việt đều nghĩ là mình biết hết tiếng Việt. Một cuốn tự điển tiếng Việt trong nhà là không cần thiết. Nhưng, có nhiều khi, nếu không có quyển tự điển thì ta khó lòng mà viết cho đúng được. Tôi nói thí dụ, nếu chúng ta không để ý, chúng ta sẽ dễ viết nhầm chữ xán lạn hay là lãng mạn thành sáng lạng (sáng lạn) và lãng mạng. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi không có ý định đi sâu vào phân tích về chính tả tiếng Việt mà tôi xin chia sẻ với các bạn một số điều thú vị về sự phong phú của tiếng Việt.
    Sự phong phú tôi muốn đề cập ở đây là sự khác biệt về từ Nam và tiếng Bắc. Sự khác biệt ở đây có thể là sự khác biệt về cấp độ hay về nội dung ngữ nghĩa. Tuy nhiên do độ dài của bài viết có hạn cho nên tôi chỉ xin nêu ra vài kinh nghiêm lý thú mà tôi biết được để hầu các bạn, nếu ai biết được điều gì thú vị hơn thì xin mời post lên để chúng ta chia sẻ với nhau. (Bài viết của tôi cũng chỉ là một mớ ?oxà bần? * chứ không phải là bài nghiên cứu chi cả, có thể có vài điều sẽ làm các bạn cảm thấy thú vị, nhưng cũng có thể bài viết này cũng chỉ là rác mà thôi).
    Có một chuyện như thế này, nơi tôi sống (Melbourne ?" Australia) có rất đông người Việt sinh sống (cả Bắc ?" Trung ?" Nam) vì chúng tôi sống quây quần lại với nhau nên có dịp tiếp xúc và trao đổi ngôn ngữ với nhau. Trong quá trình tiếp xúc và trao đổi như thế thì cũng có nhiều điều rất thú vị và buồn cười. Tôi xin kể ra vài thí dụ điển hình nhé. Tôi đi làm ở một cửa hàng thực phẩm Á Châu. Người chủ là người Nam. Còn công nhân thì có đủ Bắc ?" Trung ?" Nam. Có một quy luật hiển nhiên mà chắc nói ra thì ai cũng biết là ?oquy luật đồng hoá và tiếng nói thuộc về kẻ mạnh?. Xin lưu ý rằng tôi không hề có gây chia rẽ dân tộc ở đây nhé.
    Ở chỗ tôi làm, có nhiều người Bắc làm việc cho chủ người Nam nên dần dần những tiếng Bắc được thay thế bằng tiếng Nam. Nếu là công nhân đã làm lâu thì có thể hiểu ý chủ chứ người mới làm thì đành chịu. Một số người Bắc, nhất là người mới sang sẽ phải rất lúng túng nếu chủ sai đi tìm Củ Sắn, Bạc Hà, Khổ Qua, Ngò, Bí Rợ, Khoai Môn và nhiều thứ khác nữa vì các danh từ dùng để chỉ các loại rau củ đó lần lượt sẽ là Củ Ðậu, Ðọt Mùng, Mướp Ðắng, Rau Mùi, Bí Ngô, Khoai Sọ. Chữ Bạc Hà của người bắc chính là rau Húng Cây, Húng Lủi trong Nam. Tương tự, người bắc gọi rau Om trong Nam là rau Ngổ còn rau Ngổ trong Nam là rau Om (dùng để om). Vậy là nhiều chuyện buồn cười đã xảy ra khi ?oông nói gà, bà nói vịt?.
    Một thí dụ khác cũng khá thú vị, một bà già người Nam, gặp một thanh niên người Bắc, bà nói ?oKhoẻ không con trai, sao lúc này thấy con ốm quá vậy?? cậu thanh niên lấy làm lạ và nghĩ bụng ?oƠ hay, mình vẫn khoẻ thế này mà sao bà lại bảo rằng mình ốm, mình có ốm đâu??. Vì từ ?oốm? trong Nam là một tính từ dùng để chỉ thể trạng và có nghĩa trái với tính từ ?omập?.
    Chuyện khác, một cụ già người Bắc gặp một thanh niên người Nam lại hỏi ?oLúc này cháu đi đâu mà bác chẳng thấy cháu làm?? cậu thanh niên liền đáp ?oMấy ''''hổm rày?T cháu bị ?~bịnh?T nên hổng có làm !? Cụ già liền ồ lên, ?oChết chửa, rõ khổ, thế cháu bị bệnh gì? Bác sĩ đã bảo gì chưa?? Cậu thanh niên tỏ vẻ sửng sốt, ?oBịnh? đó cũng ?othường? thôi, đâu cần đi bác sĩ. Cụ già lại hỏi ?oThế cháu ?omắc? bệnh gì mà không cần đi bác sĩ?? Cậu thanh niên trả lời ?oDạ cháu bị ?~nhức đầu?T? Cụ già lại mắng ?oBố anh, ?~đau đầu?T chỉ là ?~ốm?T thôi, anh bảo ?~bệnh?T làm tôi tưỏng anh bị ung thư hay chí ít cũng là viêm dạ dày!?. Vậy là đối với người Nam, bệnh dù nặng dù nhẹ đều là bệnh. Còn người Bắc thì trường hợp ?oxoàng? thì gọi là ?oốm? còn nặng thì bảo là ?obệnh?! Đối với người miền Trung, khi bị bịnh thì người ta bảo là "đau"! Ối giời ơi, ôi tiếng Việt phong phú.
    * mượn lời của nhà Văn Sơn Nam trong cuốn Người Việt Nam có dân tộc tính không?
    source: www.soctrangonline.net
    [nick] [/]
    Được bunnie sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 18/04/2006
  6. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    B tìm được cái này cho bạn honglys đây, hy vọng có ích
    BẢNG ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ TÊN GỌI CỦA THỰC PHẨM, ĐỒ DÙNG, TỪ HAY DÙNG TRONG VIỆC BẾP NÚC CỦA BA MIỀN BẮC TRUNG NAM VIỆT NAM​
    (từ dùng lẫn viết trong ngoặc có nghĩa là Bắc Trung Nam đều có dùng từ này, cùng với một vài từ khác đồng nghĩa)​
    Ba ba (con) - Con hôn
    Bẩn - Dơ, nhớp
    Bánh đa - Bánh tráng
    Bằm - Vằm, băm
    Bắp cải - Cải bắp (để phân biệt với cải ngọt, cải cay...vv.)
    Bát - Cái tô
    Bầy - Sắp vào (thí dụ như bầy bát có nghĩa là sắp rau bún gì đó vào cái tô)
    Bầy nhầy - Bạng nhạng (thịt)
    Bì - Da
    Bí đao non Bí hà nàm
    Bổ (động từ) - Xẻ - thường chỉ cho động tác xẻ dọc hơn là cắt
    Bóng hoặc bóng bì - Da heo chiên
    Bồ dục - Trái cật
    Bột đao - Bột bắp
    Bột mã thầy - Bột năng
    Bột hoàng thanh - Bột mì (làm từ lúa mì)
    Bột nếp lọc (bột nếp ướt) - Bột Long Xuyên (từ này được dùng từ đầu... thế kỷ trước)
    Bột tẻ lọc (bột gạo ướt) - Bột năng thiết (từ này rất xưa)
    Bột tẻ (bột gạo khô) - Bột La Khê, bột bắc, bột măng thít
    Bột sắn - Bột làm từ củ (khoai) mì
    Bột sắn dây - Bột bình tinh
    Bát (cái) - Chén
    Bún tươi - Bún ướt
    Buộc - Cột
    Cà bát - Cà đĩa
    Cà chua - Cà tô mát
    Cà dái dê - Cà tím, cà dê
    Cá lưỡi trâu - Cá lờn bơn, cá vảnh
    Cá nheo - Cá dồ
    Cá quả - Cá lóc, cá chuối, cá tràu
    Cá chép - Cá gáy, cá tói
    Cá tra - Cá ngạnh, ngạch
    Cái xác - (thí dụ như húp nước, bỏ cái là bỏ phần xác còn lại của loại thực phẩm đã nấu)
    Cải cúc - Cải tần ô
    Cáy (con) - Con rạm (cua đồng nhỏ cỡ đầu ngón tay)
    Cây xiên tre - Cây lụi tre (là cây tre vót nhỏ hơn cây đũa) Món nem lụi ở Huế là những viên thịt heo băm lụi (xiên) qua một cây lụi và nuớng chín. Từ này chỉ thấy thông dụng ở Huế, Đà Nẵng.
    Chần hay trần - Trụng (nhúng nhanh vào nước sôi một cái gì), chần (dùng lẫn)
    Chân giò - Giò heo
    Chén hoặc đánh chén - Ăn
    Chuỗi - Xâu (Vừa là danh từ vừa là động từ. Thí dụ như xâu hột sen. Ở Huế và một số vùng trồng sen lân cận thì hột sen khô thường được xâu thành từng xâu, mỗi xâu đúng 100 hột. Có nhiều bài hướng dẫn nấu ăn mà tác giả viết: nửa xâu hột sen - thì phải hiểu đó là 50 hột).
    Chuối ngự - Chuối cau (chuối ngự - dùng lẫn)
    Chuối xanh - Chuối chát
    Chim giẻ - Chim mỏ nhác
    Chín sơ - Hườm (thí dụ người Huế hay nói trái mãng cầu hườm hườm là mới bắt đầu chín)
    Cốc - Ly
    Củ đậu - Củ sắn nước
    Củ mài - Củ hoài sơn
    Củ sắn - Củ khoai mì
    Củ tía - Củ dền
    Cuộn - Cuốn
    Cua bể (động vật) - Cua biển (để phân biệt với cua ở ruộng, ở sông)
    Dấm bỗng - Hèm rượu chua (bã rượu sau khi nấu, để chua thành dấm bỗng)
    Dọc mùng - Bạc hà
    Dồn, độn (động tác) - Nhận, nhồi
    Dưa chuột - Dưa leo trái nhỏ
    Dứa -Trái thơm, khóm, bứa
    Dưa lê - Dưa Hoàng Kim
    Dậy (mùi) - Bốc, thơm (mùi)
    Đậu phụ - Đậu hủ miếng, tàu hủ miếng, đậu khuôn
    Đè - Dằn (tiếng Huế, thí dụ: lấy cục đá dằn lên cho nặng để ép cà, ép dưa)
    Đĩa - Dĩa
    Đĩa to - Dĩa bàng
    Đồ xôi - Hong xôi
    Đỗ - Đậu (như đậu đen, đậu xanh)
    Đừơng phên - Đường thẻ
    Đường kính - Đường trắng
    Đúc - Đổ (như đổ chả trứng trong cái chảo)
    Đun - Nấu
    Già tra - (tiếng Huế, thí dụ: Trái dừa tra là dừa già)
    Gia nhiệt - Làm nóng từ từ (thí dụ như gia nhiệt lò từ từ là mở lửa cho lò nóng từ từ)
    Gia vị - Đồ màu
    Giấy bản, giấy bổi - Giấy tạp (loại giấy chất lượng kém dùng để thấm lau, lót, chêm)
    Gio - Tro (than)
    Giò - Chả
    Giò lụa - Chả lụa (làm bằng thịt bạc heo quết)
    Giò thủ - Chả thủ (làm bằng các phần thịt đầu heo)
    Gói - Đùm
    còn nữa (mà chưa tìm ra)
    nguồn: http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanhoaamthuc/2004/11/351340/
    Được bunnie sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 18/04/2006
  7. honglys

    honglys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    619
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ đa tạ, vậy là tạm ổn rồi, chắc mình phải in ra để vừa đi vừa học để khỏi phải chỉ trỏ trước sau.,
    Hình như còn nhiều nữa, hy vọng mọi người thỉnh giáo
    Tuy nhiên quả Mận là quả Doi chứ không phải Roi đâu
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cái tự điển này của bunnie hình như có vài chỗ lộn xộn thì phải,1 vài từ không phải từ phổ thông, 1 vài từ thì quá cũ rồi ...
    Ớ quán nhậu trong SG, ba ba gọi là Cua đinh
    Còn có 1 từ nữa là Bầy biện
    Bì hay Da đều được dùng ở cả miền Bắc lẫn Miền Nam.
    Từ cà Tô mát bây giờ không phổ biến nữa rồi.
  9. toctem7x

    toctem7x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời! Nhờ chủ đề này mà một kẻ mất gốc toàn phần như mình hiểu thêm về từ ngữ quê hương. Chắc cũng phải in ra học thuộc để mai mốt về quê lôi ra xài quá. Mấy lần trưóc đã bị tổ trác vì không hiểu nhau nói gì rồi. .
  10. mino174

    mino174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    1 lạng = 100gr
    1 cân = 1kg
    Ba rọi : ba chỉ
    Được mino174 sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 20/04/2006

Chia sẻ trang này