1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

giúp tôi tìm hiểu loài hoa sen

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi dinhhoihuong, 24/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhhoihuong

    dinhhoihuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    giúp tôi tìm hiểu loài hoa sen

    Tôi tên Hương. Tôi muốn tìm hiểu về cây hoa sen: môi trường sống, cấu tạo,hình ảnh từng bộ phận của nó... nói chung, tôi muốn biết tất cả về hoa sen . Nhưng tôi không tìm được trang web nào về chúng cả. Mọi người có thể giúp tôi không?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc

     






    [​IMG]
    Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc đã vươn lên trở thành một bông hoa thanh cao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức của mọi người, trở thành hình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Từ xa xưa, người Việt ta đã có câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong **** bén mảng tới. Qua bao ràng buộc bởi đất, nước đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, kết lấy hoa khai nở, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian. Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành. Trên một số quả chuông như chuông chùa Liên Phái, Hà Nội, hay ở kiến trúc chùa và nhất là trong lời cúng của các sư tZng thường có cụm từ "Mún ma ni bát mê hồng" có nghĩa là cầu được lên tòa sen ngọc báu. Bát mê (padma) có nghĩa là hoa sen. Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được ***g vào cấu trúc nhà, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội. Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa - Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7, 8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật. Tháp có thể xoay được bởi nó được Zn chân trụ với một chiếc cối đồng chôn ngang mặt đất và hệ thống bốn cột cái đặt chung quanh tháp. Cứ mỗi vòng quay của tháp tương ứng với 3.452.400 lời niệm. Số niệm càng nhiều thì sự thành đạt của kiếp tu hành càng mau có kết quả. Tháp được đặt trong tòa Tích Thiện Am, ngôi nhà ba tầng, bốn mái tương ứng với ba cấp chứng quả của người tu hành. Tháp quay Cửu phẩm liên hoa là một tổ hợp cao hơn giá trị đơn lẻ của một biểu tượng bông sen. Hay trong hệ thống các hàng lan can ở quanh Thượng điện và quanh tháp Báo Nghiêm cũng có những bức chạm cả hồ sen với cá, chim rất ngoạn mục. Nếu ở thời Lý và thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo chỉ có tính chất đơn lẻ trong từng chùa như Chùa Một Cột hoặc một bộ phận kiến trúc như tháp quay ở Chùa Bút Tháp thì đến thế kỷ 18, hoa sen đã trở thành phong cách kiến trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc đáo, khởi đầu từ Chùa Kim Liên và được kế tiếp ở Chùa Tây Phương, một ở trên hồ, một là trên núi vừa hòa nhập vào thiên nhiên, vừa xác định vị trí, hình khối của mình trong không gian. Nếu kiến trúc trước đó thường chú trọng tuyến ngang, tức là các lớp nhà kéo dài trên một trục chạy như hình con rồng. Đến giữa thế kỷ 18, nZm 1792 với kiến trúc Chùa Kim Liên đã xác lập một ý tưởng không kéo kiến trúc chạy dài, mà cô gọn thành một cụm hình tượng bông sen. Thực chất là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông gộp lại làm một tạo thành kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái "Trùng thiềm điệp ốc". Kiểu kiến trúc này đã có từ thế kỷ thứ 17 với kiểu kiến trúc tháp chuông Chùa Keo - Thái Bình. Hay ở Chùa Kim Liên, không chỉ có vẻ đẹp về hình khối, về ý tưởng kiến trúc, Chùa Kim Liên còn giải quyết được ánh sáng, độ thông gió... Kết cấu theo bốn hàng chân, nhất quán lối kiến trúc chồng rường. Từ kết cấu đến từng chi tiết kiến trúc của chùa đều gọn gàng, tạo hình khối kiến trúc ổn định, Zn nhập với các yếu tố phù trợ khác như đầu đao cong vút, ô cửa sổ bán âm bán dương trên bức tường ốp gạch trần. Tất cả tạo nên một vẻ thanh thoát, cổ kính, huyền bí. Đứng trên đê nhìn xuống, Chùa Kim Liên thấp thoáng trong lùm cây xanh um tùm chung quanh là hồ, chẳng khác gì đóa sen nở trên mặt nước. Cũng với kiểu kiến trúc Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo hơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi hình lưỡi câu, gọi là "Câu lậu sơn". Đi hơn 250 bậc đá là tới khu chùa chữ tam với ba tòa Thượng - Trung - Hạ, kết cấu kèo chồng rường. Các đầu đao kép uốn hình rồng cong, so le. Đứng ở góc chéo có thể nhìn thấy ba góc kia, thấy được sự giãn nở của nhiều lớp mái do việc sử dụng độ cao hợp lý. Mái được nâng cao, đồng thời mở nhiều ánh sáng trong nội thất làm thay đổi khí sắc tôn giáo của ngôi chùa. Các đầu cột ở hai ngôi chùa này được làm thành bông hoa sen hoặc làm thành cả hồ sen, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của những người thợ xây dựng chùa. Đặc biệt phong phú là sen trang trí các hình rồng mây, hình hoa cúc... Chất trang trí đã làm cho đài sen tươi tắn và sinh động hơn. Như hình chạm cả dàn nhạc công đang tấu nhạc dâng lên đức Phật ở chân cột đá Chùa Phật Tích. Hình Phật được tượng trưng bằng một vòng sáng nhọn đầu, còn đài sen được chạm rất kỹ, tỉ mỉ. Như vậy, nét đẹp giá trị nghệ thuật của kiến trúc Phật giáo nói chung, và kiến trúc hình tượng hoa sen nói riêng là ở kết cấu kiến trúc thực được tạo ra để thể hiện những ý niệm triết học trừu tượng của Phật giáo, chỉ bằng một hình tượng đơn giản, giản dị, đó là bông sen.
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Loài hoa của ánh sáng

     





     


    [​IMG]
    Ở các nước châu Á, hoa sen được coi là biểu tượng của ánh sáng, của cái Thiện.
    Từ Mianma, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... đến Việt Nam, hoa sen gắn bó chặt chẽ với bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Bởi vậy, những bông sen trắng, sen vàng luôn được mọi người nâng niu, tôn trọng như chính những phẩm chất mà loài hoa này đại diện. Đó là sự trong sáng tâm hồn trong tâm hồn, sự thủy chung gắn bó với tổ tiên. Loài hoa này còn là đại diện của Phật giáo với hình ảnh Đức Phật Quan Thế Âm Bồ tát ngồi trên tòa sen vàng ...
    Tự bao giờ, hoa sen đã đi vào cuộc sống của con người. Tại Mianma, người dân nước này rất trân trọng loài hoa sen. Những búp sen trắng, sen hồng, sen vàng có mặt khắp mọi nơi, đặc biệt là những địa điểm tôn giáo linh thiêng như đền, chùa. Tại Thái Lan cũng vậy. Người ta coi, hương hoa và búp sen chính là một thứ mỹ phẩm vô cùng cao quý để xua đi tất cả những cái xấu len lỏi trong cuộc sống...
    Riêng ở Việt Nam ta, hoa sen là hiện thân của vẻ đẹp thuần khiết, cao quý và dung dị nhất:
    "Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."


    [​IMG]
    Chính vì vậy, hoa sen càng gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt.
    Trong những ngày hè nóng bỏng, nhìn những đóa sen lấp ló trong màu xanh mướt của lá, của cây, lòng người như dịu lại cái khát, cái nắng...
    Nhưng có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Đã là người Việt, ai cũng biết hai câu thơ:
    "Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"
    Hè đang về. Trong cái nắng oi nồng, những búp sen vẫn lấp lóa. Hương sen phảng phất, như muốn khẳng định về sự tồn tại của cái Thiện, sự thanh thản và bình yên.
    Lê Vũ Nguyệt Minh - Tạp chí TGPN
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Vịnh Hoa SenVương Uyên 

     
    [​IMG]VỊNH HOA SENHoa sen tinh khiết chẳng đua tranhSống giữa bùn nhơ chốn thị thànhHạ đến xoè tay che thủy tộcThu sang nở nhụy đợi ân lànhĐông về trổ búp chờ lưu giốngXuân tới theo hoa trổ nụ, cànhGiữa chốn bùn nhơ sen vẫn khiếtThanh tao nhàn nhã mộng vờn quanh
     
    VỊNH HOA SENĐứng giữa bùn nhơ chẳng nhiễm hôiVươn mình nâng lá, nước hồ trôiMưa sa gót ngọc không đầm cuốngGió thổi nhụy vàng chẳng đổi ngôiẤp ủ linh hương bồi khép nụPhơi bày liên tử nẩy sinh chồiHiến thân thuốc qúy cho người sốngNgó dứt vương tơ, bậc vĩ khôi !Thanh Phượng
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
     



    Đóa sen - Một bông hoa Phật giáo ​


    R.O. Smith ​


    T.N. Giới Hương dịch ​


    Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo .
    Tên khoa học của hoa sen là Nelumbo nucifeca Gaertn và thuộc chủng lọai Nymphaeaceae thường được thấy trong các ao hồ khắp vùng Châu Á, màu sắc và hình dáng tươi đẹp của hoa sen đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan.
    Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp. Gương hạt sen là một cảm hứng cho các nhà nghệ sĩ và những người thợ thủ công sáng tạo những tác phẩm kỳ diệu của mình.
    Hoa sen được dùng trong nghệ thuật và trang trí của phật giáo. Chư Phật thường được miêu tả ngồi thiền trên các tòa hoa sen. Các tu viện phật giáo và các phòng tăng thường vẽ hình hoa sen như là một mô típ làm tăng thêm vẽ tôn nghiêm, và thanh thóat.
    Một ví dụ về hoa sen (hoặc pundarika) trong Angutara Nikaya đã minh họa quan điễm một người nên chấp nhận thế giới giống như "hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không bị bùn làm ô nhiễm. Cũng giống như thế, một người sanh ra trong thế giới, tồn tại trong cuộc đời nhưng vượt thóat khỏi tham lam, sân hận, và không bị nhiễm ô bởi cuộc đời " .
    Hoa sen được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới AᮠĐộ và đã lan xa đến Trung Quốc nơi mà hạt sen đã được tìm thấy ở thời kỳ đồ đá mới cách đây 7000 năm ở Yaoxian, tỉnh Zhejiang.
    Chính ở Trung Quốc, nơi có thể thấy hoa sen với những nét đẹp thanh thoát nhất. Sen thường xuất hiện trong các phòng trưng bày nghệ thuật và các chùa đã trang trí một cách khéo léo hoa sen ở các phong cảnh có đá và cây đẹp đẽ thanh tú.
    Ở Trung Quốc, từ "lian" ( hoa sen ) thường dùng để đặt tên cho con gái và điều này nói lên tầm quan trọng của hoa sen trong đời sống hàng ngày của người Trung Quốc.
    Hình tươn易hoa sen rất quan trọng trong nghệ thuật phật giáo và tên của nó được đặt cho tông phái Bạch Liên (Bạch Liên Xã ?" Hội Hoa Sen Trắng) một tông phái phật giáo nổi tiếng trong các triều đại Tống và Nguyên.
    Ơ"hái Lan, sau vụ mùa thu họach, người ta tổ chức lễ hội "Loy Krathong" để cám ơn thần nước bằng cách làm những chiếc thuyền trang hòang đầy hoa sen, hương và đèn nến rồi thả nổi trên sông. Người ta bỏ thêm một ít tiền trên thuyền như là một điều phước đức, nhưng sau đó trẻ con xuôi theo dòng nước chặn thuyền và lấy tiền đó.
    Thần nước cũng được thờ phượng ở Vương quốc Khơ-me và lễ hội này cũng được tổ chức ở Trung quốc nữa.
    Ngó sen được dùng làm thức ăn, còn củ sen có thể ăn sống hoặc nấu chín. Củ sen cung cấp nhiều tinh bột. Khi chúng ta luộc củ sen và trộn đường sẽ có một món ăn dễ tiêu hóa cho trẻ con và người bịnh. Tim sen nổi tiếng là thuốc an thần dùng để trợ tim và giảm huyết áp. Hạt sen vừa là thuốc bổ và vừa là món ăn khóai khẩu đã được dùng trong việc chế biến các loại bánh, món tráng miệng và súp.
    Hoa sen nở rộ trong mùa hè ở nhiệt độ từ 23 tới 30 độ C. ở Châu âu, khi thời tiết không lạnh lắm thì hoa sen sẽ nở.
    Hiện nay có nhiều loại sen được nhân giống, như sen màu hồng trắng, sen màu xanh nhạt hơi pha đỏ, một vài loại lúc mới nở thì có màu hồng nhạt rồi sau đó chuyển sang màu hồng thắm, có loại hoa đơn, hoa kép và ngay cả loại không có hạt mà có đến 2000 cánh hoa cho mỗi bông. Nhụy hoa trở thành giống như cánh hoa với vô số màu sắc.
    Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tịnh và an lạc.
    (Trích dịch từ nguyên tác tiếng Anh "The Lotus ?" A Buddhist Flower " của R.O. Smith trong The Maha Bodhi, Vol. 106, Calcutta, 2000, p. 48-49)

  6. vuongminhvn

    vuongminhvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hoa Sen, một loài hoa đã gắn bó với tôi từ khi tôi chưa lọt lòng mẹ. Vì loài hoa đó gắn liền với cái tên kính yêu của mẹ tôi. Mỗi lần trên đường về quê, qua mảnh đất Hưng Yên tôi lại thấy trong lòng lâng lâng một cảm giác ấm áp, thư thái khi được ngắm nhìn những bông hoa sen tinh khiết với mùi hương thoang thoảng nhẹ nhàng. Hoa sen có rất nhiều ý nghĩa với tôi, cảm ơn chị đã cho tôi được mở rộng tầm hiểu biết về ý nghĩa của loài hoa này.
  7. nhimxubong

    nhimxubong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất có hứng thú về hoa sen , nhưng trên phương diện khoa học . Mình đang nghiên cứu về sen , có ai có thể cho mình biết thên , họac có trang web nào nói về cấu tao của sen : cấu trúc hoa , thân , rễ , củ ...
    thanks
  8. chuottrang1984

    chuottrang1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    4.112
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn tìm một số hình ảnh đẹp về hoa sen đặc biệt là hoa sen mới chớm nở ..Các bạn có thể giúp mình đưọc không .. cần gấp lắm ..
  9. jb

    jb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Bàn @nvl cò nhiĂ?u bà?i viẮt vĂ? hoa sen hay quà. Cò mẶt bà?i hàt rẮt hay vĂ? loà?i hoa nà?y: "Đòa hoa vĂ thươ?ng" cù?a nhàc sỳf hò Trình 'ò.
    VĂ? à?nh cù?a hoa sen hi vòng cài nà?y sèf là?m hà?i lò?ng càc bàn :
    http://images.google.com/images?q=lotus&hl=en
    Mì?nh là? con trai nhưng cùfng thìch hoa sen lf́m
  10. lamvt

    lamvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Cho mọi người '<a ch? nĂy
    Gs Dương Đức Tiến
    04.7547488(Cq)
    04.6252333(NR)
    Từng lĂm 'ề tĂi Hoa sen cho hĂ nTi

Chia sẻ trang này