1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GLENN MURCUTT MASTER CLASS 2006

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    GLENN MURCUTT MASTER CLASS 2006

    I - GIỚI THIỆU:

    Đây là một khóa học hằng năm được tổ chức bởi Architecture Foundation Australia dành cho các kiến trúc sư kinh nghiệm trên toàn thế giới. Khóa đầu tiên vào năm 2001, Master Class 2006 là khoá thứ 6.

    Dẫn đầu nhóm phụ trách là KTS. Glenn Murcutt, người mà chúng ta đều biết, KTS.Richard Leplastrier, KTS. Peter Stutchbury, đại diện cho thế hệ kiến trúc sư trẻ Australia và KTS. Lindsay Johnston, cựu trưởng khoa kiến trúc Newcastle University, Sydney.

    II - ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ:

    Đối tượng đăng ký là những kiến trúc sư có 2 năm kinh nghiệm trở lên, có khả năng khá tốt trong học tập và làm việc, dĩ nhiên là phải có khả năng tiếng Anh thông thạo.

    Khóa học mỗi năm chỉ giới hạn trong tối đa 30 sinh viên, mọi quốc tịch và có sự phân chia đồng đều nam - nữ. Các sinh viên khóa trước bao gồm các kiến trúc sư đến từ USA, Canada, Germany, Australia, Ireland, UK, Denmark, Italy, Spain, Singapore, China, India, v.v...

    III - THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH:

    Khóa học kéo dài 2 tuần từ 9 - 23 tháng 7 năm 2006. Tuần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Arthur and Yvonne Boyd Education Centre, Sydney , một công trình thiết kế bởi Glenn Murcutt. Tuần tiếp theo sẽ là một studio tổ chức ở khoa kiến trúc của một trường ĐH lớn tại Sydney, Australia, có thể là Sydney University, UNSW hoặc New Castle University.

    Đan xen với đồ án (studio) là những bài giảng (lecture), khảo sát thực địa (site investigation), hội thảo (conference), các chuyến tham quan các công trình thực tế (excursion) như các trung tâm, nhà ở, văn phòng kiến trúc được thiết kế bởi Glenn Murcutt, Peter Stutchbury Richard Leplastrier.

    IV - HOC PHÍ VÀ CHI PHÍ SINH HOẠT:

    Các sinh viên sẽ đến Sydney theo visa du lịch, chi phí vé máy bay tự túc. Vào tháng 7, chi phí vé máy bay khứ hồi 1 tháng VN - Australia vào khoảng AUS$900 - 1100.

    Học phí cho trọn khóa năm 2006, kể cả chi phí ăn ở khách sạn, hội thảo, đi lại, tham quan, ăn uống là AUS$7,350 (tương đương US$5,500, UK3,000, EUR4,400, 88 tr VNĐ )

    Tuy nhiên, có một tin mừng là khóa học mỗi năm có dành 2 suất học bổng 50% cho những kiến trúc sư có thành tích tốt và background ở các nước đang phát triển. Như vậy, nếu có học bổng, học phí và sinh hoạt phí trong vòng 2 tuần sẽ là AUS$3,670, tương đương khoảng 44 tr VNĐ.

    Nếu visa được 1 tháng thì ngoài khóa học 2 tuần ra, 2 tuần còn lại có thể đi tham quan du lịch Sydney hoặc xa hơn, chi phí ăn ở đi lại khoảng AUS$500 cho 2 tuần lễ. Ngoài ra, hot_heart còn có thể cung cấp các em hướng dẫn viên du lịch xinh tươi. Hehe...

    V - ĐĂNG KÝ:

    Số lượng người đăng ký đông, do đó giai đoạn đăng ký của các khóa Master Class kết thúc rất sớm trước khoá học, thông thường là hết tháng 1. Tuy nhiên có một waiting list dành cho các đơn đăng ký trễ phòng khi một số người đã có offer đến giờ chót không tham dự được.

    Đăng ký online qua website: http://www.ozetecture.org/MMC_index.htm

    Thông thường, cần phải đăng ký thông tin cá nhân, bằng cấp, statement. Ở trường học xin học bổng, cần phải nói rõ nguyện vọng xin học bổng trong statement và liên lạc thường xuyên với người phụ trách tuyển chọn là Lindsay Johnston. Sau đó, Lindsay sẽ yêu cầu thư giới thiệu (reference letter) và có thể là portfolio.

    Hỏi thêm chi tiết hoặc liên hệ trực tiếp:
    Lindsay Johnston
    Convener
    Glenn Murcutt Master Class
    Architecture Foundation Australia


    Email: info@ozetecture.org
    Web: http://www.ozetecture.org

    V - MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHÓA MC 2005
    Nguồn: http://www.ozetecture.org

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    2 tuần hết 44 triệu VND...!!! 3 tấn rưỡi gạo chứ ít à! một chiếc xe tay ga đấy! thiết kế phí của 4 căn nhà cộng lại!
  3. mandarhy

    mandarhy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Ai giỏi giỏi một chút xin được tiền chùa, có khi lại có 44 triệu bỏ túi thì sướng nhỉ .
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    3 tấn rưỡi gạo ăn trong 10 năm.
    1 chiếc tay ga xài 15 năm là hết date.
    Kiến thức và quan hệ thì dùng cả 1 đời.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 18:37 ngày 14/12/2005
  5. z_3d

    z_3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    vậy hoá ra không phải nước mình nghèo nhỉ? và cang không phải do nghèo mà làm bừa .ac ước gì mình có 44tr nhỉ ..hic thui nghèo mua sách tự học vậy
  6. VanThe_1

    VanThe_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    GLENN MURCUTT đã thành công lớn. ông là người làm tiền rất giỏi và dùng người cũng rất tốt. Xung quanh ông ta có rất nhiều người giỏi và làm được việc. bạn nào có thông tin share cho ae.
  7. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    TRÒ CHUYỆN CÙNG GLENN MURCUTT, NGƯỜI ĐOẠT GIẢI PRITZKER NĂM 2002.
    (lượm lặt từ internet-ndmt)
    Kể từ khi hình ảnh những ngôi nhà hiện đại thanh nhã của Glenn Murcutt lần đầu tiên xuất hiện bên ngoài đất nước Australia vào đầu những năm 80, kiến trúc sư đơn độc này đã đạt được những danh tiếng về một nhà thực nghiệm kiên định và nguyên vẹn đối với những vấn đề văn hoá, khí hậu, và kiến tạo học. Glenn Murcutt, người đã tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa hiện đại châu Âu trong việc thể hiện một sự tổng hợp không dè dặt đối với những xung đột tinh tế giữa thẩm mỹ, cấu trúc, và tự nhiên ở ngay trên chính quê hương Australia, sự mạo hiểm đó đã đưa cảnh quang vốn riêng biệt của Australia đến biên giới của tính thơ mộng. Kể từ Frank Lloyd Wright đến nay, lại một lần nữa chúng ta có thể được nhìn thấy tinh thần đó.
    Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa tạp chí kiến trúc thế giới với Glenn Murcutt, kiến trúc sư được trao tặng giải Pritzker năm 2002.
    Architecture (A): Tại sao ông đã không làm việc với các nhân viên?
    Glenn Murcutt (M) : Mãi cho dến 1969, khi tôi làm việc trong các văn phòng, nơi đó tôi nhìn thấy các kiến trúc sư vì một lý do cho sự thành công nào đó của họ, họ đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nghiệp. Là một người tự chủ tôi thích những ý tưởng của mình quyết định sự tồn tại của chính tôi. Và cũng vì thế tôi luôn cảm thấy có thể vượt khỏi chính mình . Tôi đã tìm thấy ở đó nhiều điều bổ ích cho các ý tưởng bất chợt còn nguệch ngoạc trong trí óc mình và sự tự chủ đó cũng giúp tôi kiểm soát dễ dàng công việc đang quá lôn xộn quanh mình.
    Tôi cũng cần thay đổi các tham số trong công việc của mình. Nơi chốn, các thể loại công trình, các điều kiện khí hậu và các khách hàng. Tôi không có ý định trở thành người có thể gây ra những ?o vết thương? cho cuộc sống chúng ta.
    Khi thực hiện các cuộc thuyết trình của mình tại châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia tôi đã nhận thấy một sự đa dạng kỳ lạ. Tôi cần sự kích thích đó. Điều đó cũng có nghĩa là tôi đã làm việc bên ngoài văn phòng hơn 60% thời gian và đó cũng là một cách quản lý công việc các nhân viên của tôi.
    A: Nhiều người đã yêu câu ông thực hiện các dự án của họ bên ngoài Australia. Tại sao ông đã từ chối những lời đề nghị dó?
    M: Về phương diện văn hoá thì thế giới đang ngày càng trở nên khép kín hơn và điều đó có thể sự là quyết định cuối cùng cho những gì có thể khiến kiến trúc thay đổi. Và kể từ lúc này, các nền văn hoá khá là khác nhau. Việc giảng dạy tại Tusson, Arizona,...đã giúp tôi khám phá sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hoá Tây Ban Nha, Mexico...và văn hoá của người Mỹ. Để có thể can thiệp, phản hồi một cách hợp lý đối với những khác biệt đó, tôi cần phải sống ở những nơi đó trong một thời gian dài cũng như tôi đã làm việc với các thổ dân ở Australia rất nhiều năm để đối thoại, sốùng với họ, quan sát và thảo luận với họ.
    Hầu hết chúng ta đã chấp nhận những dự án ở nước ngoài mà không hề do dự. Điều đó giải thích taiï sao chúng ta có các công trình của những kiến trúc sư khác nhau lại giống nhau đến như vậy, cho dù nó được xây dựng ở Barcelona, New York hay Helsiky. Chúng ta nên tiến hành một cách thận trọng hơn nữa đối với việc can thiệp vào những tình huống khác nhau đó .
    Bạn sẽõ trở thành một ảnh hưởng lớn lên công việc của người khác. Cha tôi nói rằng: ?otrong cuộc sống hầu hết chúng ta sẽ làm những điều bình thường. Và quan trọng nhất để làm những điều bình thường đó là làm chúng tốt một cách phi thường, và rồi khi bạn lang thang trên một bãi biển sẽ không ai biết bạn là ai.?
    Điều đó đã cho tôi nhiều sức mạnh. Bản ngã không phải là điều cốt yếu. Hầu hết người thường hay lo lắng về việc sẽ không ai biết về mình. Sự thành công, có thể đó là một vinh quang nhưng đã có những thời điểm tôi cảm nhận một sức ép kinh khủng và cả nước mắt từ bên trong mình, sự căng thẳng. Tôi thường giao tiếp với những người xây dựng, những khách hàng, những nhà thầu, những sinh viên tham quan, những kiến trúc sư, những người giảng dạy tại các trường đại học, những người thật sự quan tâm đến những công trình đó. Sự nổi tiếng có thể đem lại nhiều thứ song nó cũng đã lấy đi mất của tôi sự yên tĩnh quý giá. Tôi đã nhận từ 40 dến 50 cú điện thoại mỗi ngày, hàng tháng tôi đều phải bỏ ra một ngày để có thể đọc hết những lá thư nhận được.
    Ơû tuổi 62 tôi vẫn làm việc như một sinh viên. Đó rõ ràng là một công việc năng nhọc. Tôi luôn cố gắng tiếp cận công việc từ các nguyên tắc. Nguyên tắc, cái ?ochủ nghĩa? mà tôi thực sự tìm thấy ở đó sự phi thường. Điều này có vẻ như là một sự sùng bái đối với những kết cục hoàn hảo ít nhiều giáo điều.
    Tất cả chúng ta đều chịu một sự ảnh hưởng nào đó. Đó là một cách để học tập song điều quan trọng là việc lựa chọn đúng đắn đối với sự ảnh hưởng đó.
    A: Điều gì đã ảnh hươnûg chính yếu đến cuộc sống của ông?
    M: Sự ảnh hưởng lớn nhất đó là từ bố tôi. Trước đây ông ấy thường tham gia các diễn đàn kiến trúc ở Hoa Kỳ, ông đã mang về toàn bộ các tác phẩm của F.L.Wrtght và tôi nhớ lúc đó mình đã say mê khám phá những bản vẽ của Wright như thế nào. Cùng với bố mình, tôi đã thảo luận nhiều về kiến trúc, về những công trình...tôi cũng đã tỏ ra yêu thích kiến trúc sư California, Craig Ellwood, tôi vẫn còn nhớ ngôi nhà kỳ diệu của ông ấy, một ngôi nhà ẩn náu kín đáo, tương phản với sự phô bày của sườn đồi.
    Việc cùng với bố tôi tham gia đóng các con tàu, các xuồng đua, các ca-nôâ , xuồng Cai-ắc, các thuyền buồm... cũng đã giúp tôi rất nhiều. Đọc sách về những quy luật, nguyên tắc của ánh sáng và những gì tạo nên sức căng trong sự tương phản của sáng và tối... phương cách tác động và mức độ khác nhau của sự căng thẳng đó có thể được ứng dụng như thế nào trong kiến trúc. Tất cả những điều đó đều thuộc về sự sống.
    Cũng như bạn phải thấu hiểu những thớ gỗ, từng loại gỗ, cách thức gia công, và cách thức bạn phải đặt một thanh gỗ theo chiều ngang, chiều dọc như thế nào. Các loại vật liệu cho từng thời tiết và tính bền chắc đó là gì? loại gỗ nào chỉ dùng trong nhà, loại nào có thể dùng ngoài trời...
    Đó là tất cả ?ovốn từ vựng? của mình mà tôi đã say mê tìm tòi như một đứa trẻ. Tôi cũng đã đọc Henry và cả Thoreau. Tôi còn nhớ Thoreau đã nói rằng ?oHầu hết người ta trãi qua cuộc sống trong những tuyệt vọng thầm lặng, sự tuyệt vọng đó đã hằn sâu trong ký ức của họ. Tôi không muốn sự tuyệt vọng đó, tôi đã có thể tìm thấy những điều lạc quan hơn.?
    Một giảng viên về xây dựng ở năm đầu của tôi tại đại học đã yêu cầu chúng tôi thảo luận liên tục về các tính chất của tự nhiên như là tại sao tre lại có thể mọc thẳng như vậy...một lần khác, chúng tôi đã cùng nhau mô tả cách thức làm thế nào để các tác phẩm nghệ thuật , kiến trúc và xây dựng có thể sống với những nguyên tắc của tự nhiên. Tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến tôi. Một sự ảnh hưởng đặc biệt quan trọng khác là cảnh quang Australia. Cuộc sống thật sáng sủa ở mọi nơi trên đất nước này. Hạn hán và cả lũ lụt là một vấn đề lớn tuy nhiên các loại thực vật, cây cối cũng đã tự thích nghi với những biến động khí hậu đó. Chúng luôn hướng về phía mặt trời và ngoảnh mặt trởû lại những tán lá dày đặt, tránh đi những bóng tối... Tuy vậy cũng có những tán bụi rậm mà chúng ta có thể nhìn thấy xuyên qua toàn bộ quang cảnh. Aùnh sáng đã nuôi dưỡng một cách ưu đãi cho cảnh quang nơi đây .
    Tôi thích ngắm nhìn cách thức cảnh quang tự tô điểm cho mình. Nhất là sự bí ẩn kỳ lạ nơi những đường viền dáng dấp của nó. Hệ thực vật ở Australia rất phong phú và kỳ diệu. Tôi yêu tính mạnh mẽ và thanh tú trong sự kết hợp của kiến trúc. Frank Lloyd Wright và Ludwig Mies Van Der Rohe đã tạo nên những ấn tượng thật mạnh mẽ trong tôi từ lúc tôi còn ở trường đại học. Tôi cũng đã nhìn ngắm say mê ngôi nhà kính 1973 và đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một chủ nghĩa hiện đại không giáo điều. Tính thơ mộng và sự duy lý đã không thể tách rời. Tôi cũng đã nhìn ngắm những công trình của Alva Alto, người đã thấu hiểu được nền văn hoá của xứ sở mình một cách sâu sắc.
    A: Ông đã làm việc với những nguyên tắc nào?
    M: Thứ nhất là phải quan sát vị trí đất xây dựng, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và khí hậu. Sau đó đến địa thế, nước, sự hoạt động của mặt đất đối với sự ngấm rút hay có thể ngưng đọng nước. Các vật liệu có thể, kết cấu và cách thức tổ hợp của cấu trúc trong môí quan hệ với sơ đồ, hệ thống, đòi hỏi nhiệm vụ thiết kế của khách hàng, khả năng mềm dẻo của công trình, khả năng đóng mở, tiếp nhận cũng như hạn chế ánh sáng. Tất cả đó đều là những yếu tố quan trọng. Các yếu tố khác như là địa hình, tỉ lệ, hình thái và tính vật chất của công trong mối quan hệ với khung cảnh văn hoá của chúng, sau đó là tính chính xác, cảm năng xúc giác, sự gần gũi, kích thước không gian, chiều cao, rộng và khối tích của chúng. Rồi là sự kín đáo, riêng tư và những khung cảnh riêng biệt của nó.
    A: Ông đã có những nguyên tắc đạo đức nào ? làm thể nào để có thể dung hoà, duy trì đồng thời những nguyên tắc đó với những trở ngại của thực tế?
    M: Nếu tôi đã hành động theo một nguyên tắc đạo đức nào đó, tôi sẽ không phải nghĩ về nó nữa. Tôi độc lập với những cách thức và tôi không cần đến một sự thuận ý nào của bất cứ ai. Tôi cũng đã có thể phục vụ trong một uỷ ban xây dựng của đại học Sidney và có thể nói những gì tôi nghĩ, bởi vì tôi ở đó không phải để làm vừa lòng hay để tỏ ra hiềm khích với bất cứ ai. Tôi cũng không ở đó để tìm kiếm công việc. Vì thế tôi không phải nghĩ về những hậu quả của nó dù nó có thể không tốt cho tôi. Đó đã là một đặc quyền.
    Tôi cũng sẽ không ngồi ở vị trí của một giám khảo nếu tôi nghĩ những nguyên tắc phán xét nào đó là sai lầm. Chẳng hạn như những sự cố xung quanh nhà hát opera của Jorn Utzon. Tôi cảm thấy xấu hổ về những gì mà nghề nghiệp đã đối xử với Utzon nhiều năm trước.
    A: Ông nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiết kế và công nghệ trong kiến trúc ?
    M: Chúng ta có thể tách rời kết cấu, thiết kế và công nghệ ư?
    Tôi biết có những kiến trúc sư nói rằng họ làm việc trên công nghệ năng lượng mặt trời hoặc những công trình sử dụng năng lượng mặt trời. Nếu họ chỉ làm việc với những vấn đề rời rạc, họ có thể tự kết thúc vơí những mảnh rời rạc đến khủng khiếp của kiến trúc. Chúng ta không thể đơn giản làm việc với chỉ một yếu tố như vậy. Hãy quan sát những gì ẩn sau sự cất cánh của một phi cơ. Chắc chắn có một sự tác động của gió lên cánh máy bay. Liệu bạn có thể nói đến sự cất cánh đó mà không có sự tác động kia? Đó là một tác động tương hỗ và đồng thơì. Chúng được thống nhất một cách toàn bộ.
    A: Công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào đến tiên trình thiết kế của ông?
    M: Nó không chỉ có khả năng thực hiện một thứ đơn lẻ. Đó là một hệ thống thông minh và hiệu quả.
    A: Điều gì dẫn dắt ông tiến đến một mô thức đúng trong thiết kế ? Âm nhạc hay một quảng trường chẳng hạn .
    M: Sự sợ hãi, sự im lặng tuyệt đối. Quảng trường hay những cái gì tương tự đều không làm thành một điều gì với tôi cả.
    Sự trích dẫn này cũng đã xuất hiện sau buổi thuyết trình của tôi tại Architabi, Bảo Tàng Nghệ Thuật Porland, Main, Hoa Kỳ: ?oCó một vài thứ vốn đã yên tĩnh và người thiết kế chúng cũng đã như vậy?.
    Trong cách thức lý giải về triết lý của cuộc sống và công việc, ở đâu đó tôi đã có nghe một triết lý của Thiền Phật giáo (Zen Buddish) như thế này: ?oChân lý nằm ngay trong nghệ thuật sống.? Hãy làm các điều bình thường một cách phi thường.
    A: Nếu không phải là một kiến trúc sư, ông có thể là gì?
    M: Ồ, tôi đã thử là một ... có thể là một nhà sinh thái học.
    A: Có phải với bất kỳ vật liệu nào ông đều có một sự yêu thích đặc biệt?
    M: Tất cả. Bạn phải thấu hiểu tất cả các tính chất đặc biệt, tất cả những đặc trưng riêng biệt của từng loại vật liệu. Tôi thích một sự kết hợp của thép, gỗ, bê tông, các khối xây và đá.
    A: Và có phải với màu săc cũng vậy?
    M: Màu trắng, đen, màu của những bóng đổ lên bề mặt tối và các màu sắc của vật liệu tự nhiên.
    A: Ông thích công trình nào ở Australia?
    M: Tôi yêu tất cả những gì đẹp. Kiến trúc bản xứ, Paddington, mặt dù quy hoạch của nó không được tốt cho lắm.
    A : Ông có thể định nghĩa một khách hàng tốt ?
    M: một khách hàng tốt phải biết đòi hỏi sự khác thường, vì vậy họ phải hiểu thế nào là cái khác thường đó. Phải có khả năng tạo cho kiến trúc sư những linh hoạt. Sự phóng khoáng nhưng cho một hiệu quả chứ không phải cho sự phung phí. Phải thấu hiểu những tinh tuý của kiến trúc. Tôn trọng thời lượng của kiến trúc sư. Luôn có khả năng nhìn nhận một ý thức đổi mới.
    A: Vậy thế nào là một kiến trúc sư tốt?
    M: Công việc sẽ cho thấy điều đó. Những thứ khác chỉ là một sự phán xét.
    A: Với ông sự nguệch ngoạc có phải là một kiến trúc ?
    M: Tôi hiếm khi như vậy. Tôi luôn sử dụng sự nhạy cảm nơi nhưng ngón tay mình.

    http://www.pritzkerprize.com/81/pages/index.htm
  8. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Muốn biết về Glenn và quan điểm thiết kế của ông, nên tìm đọc cuốn Touch The Earth Lightly đầu tiên.
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    PEOPLE:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Viết cái gì hay ho hơn đi ông ẻm. Tường thuật ảnh ọt nó không thuyết phục lắm

Chia sẻ trang này