1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GLENN MURCUTT MASTER CLASS 2006

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    MY DIARY (EXCERPT)
    DAY 2 - ARTHUR BOYD EDUCATION CENTRE - 10/07/2006
    Tôi thức dậy lúc gần 7h sáng, khá thoải mái sau một giấc ngủ dài. Tôi nhìn ra phía bờ sông qua khung cửa kính vắt ngang tầm mắt. Kìa! Mặt trời vừa ló dạng ửng hồng phía đầu nguồn nơi dòng nước trong vắt lững lờ trôi. Một cảm giác bồi hồi náo nức lan nhanh: "Nhanh lên! Mình không muốn bỏ lỡ giây phút này!" Tôi muốn bước ra ngoài gần với dòng nước và cỏ cây, tôi muốn ngắm nhìn toà nhà trong nắng sớm.
    Cầm lấy quyển sổ tay và camera, tôi nhẹ nhàng ra khỏi phòng, bước dọc theo hành lang, xuyên qua gian sảnh đệm rồi ra ngoài bờ cỏ. Trời tháng 7 ở Southern Highlands lạnh như cắt, dấu đôi bàn tay vào túi áo khoác, tôi mon men bước xuống triền dốc. Mặt trời đã lên ngang tầm mắt, rạng hồng cả phía chân trời. Thật kỳ lạ, con sông Shoalheven không rộng, nhưng có cảm giác dường như mặt trời mọc lên từ mặt nước trong xanh. Tôi từ từ bước xuống bờ sông, nơi bờ cát màu nâu sẫm còn mang vẻ nguyên sơ, hàng cây bụi cao ngang đầu người loáng thoáng che tầm mắt qua bờ bên kia. Tôi bước đến gần một thân cây khô trụi lá, nghe bước chân xào xạc tiếng cỏ đẫm sương đêm. Tôi nhìn ra cảnh vật xung quanh, các thân cây cao mảnh xen lẫn với các bụi cỏ gai trong một bố cục tự nhiên dường như không có sự can thiệp của con người. Nắng dần lên, vạt phía trước của những tán cây nhuộm một màu vàng ấm áp, ánh mặt trời phản chiếu lấp loáng nhẹ nhàng trên mặt nước.
    Tôi quay về phía đỉnh đồi, ngắm nhìn tòa nhà từ xa. Tòa nhà nằm ở lưng chừng đồi, gian nhà chính và dãy phòng ngủ tạo nên những vệt mái nằm ngang, tương phản với hàng cây cao nhấp nhô phía trên đỉnh đồi. Từ phía dưới sườn đồi, khối tầng trệt của dãy phòng ngủ được trổ ra. Tòa nhà dường như được mọc ra từ nền đất, nửa nổi nửa chìm trong địa hình tự nhiên. Cảnh vật thiên nhiên hiện hữu trước khi ngôi nhà được xây dựng, hay là bằng một cách nào đó, ngôi nhà này đã là một phần của địa hình, dần lớn lên và thay đổi theo giới tự nhiên?
    8h sáng, nắng đã lên cao lưng chừng ngọn đồi tả ngạn sông, tòa nhà dần biểu lộ vẻ đẹp của nó dưới ánh mặt trời. Gian nhà sinh hoạt chung gần như trong suốt, để lộ ra khung kết cấu chắc khỏe bằng bê tông trần và hệ mái thép. Gian sảnh lớn và lối vào chính được mở ra dưới hệ mái gấp ngược theo đường chéo của mặt bằng hình chữ nhật. Thêm một sự hồ nghi cho tôi: Tại sao Glenn lại sử dụng hệ mái có hình dạng khác thường này? Để ánh mặt trời hướng Bắc soi rọi sưởi ấm gian sảnh và nội thất căn phòng vào mùa đông chăng? Hay là để tạo ra một nét chấm phá cho không gian sảnh đón và lối vào? Hay là vì một lý do khác thường nào đó?
    Tôi bước song song với tòa nhà, dần về phía dãy phòng ngủ. Thân dãy nhà được đổ bê tông trần ngay trên nền đồi tạo nên một ấn tượng chắc chắn. Từ phía bức tường bê tông trần, các khối hộp cửa sổ, ô văng và các lam đứng sơn trắng mọc ra phối hợp với nhau trong cùng một nhịp điệu. Các tấm lam đứng rỗng ruột ngoài chức năng che nắng còn có tác dụng xếp các vách trượt ngăn chia các gian phòng ngủ bên trong. Xen giữa các tấm lam đứng sơn trắng là hệ cửa sổ gỗ vàng sẫm và các vách kính nằm ngang ngay dưới diềm mái và bệ cửa sổ. Ánh nắng tạo nên những vệt bóng đổ sẫm màu tương phản với các tấm tường sơn trắng. Dẫu đã biết rắng Glenn là bậc thầy trong việc sử dụng vật liệu nhưng tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy các mảng vật liệu khác nhau được sử dụng một cách hết sức tài tình. Sự chắc nặng của bê tông trần và gỗ được cân bằng nhờ vào tính trong suốt của kính cũng như bóng đổ của hệ lam đứng và diềm mái vắt ngang nhẹ nhàng.
    Tôi bước lên đồi, băng qua gian sảnh đệm giữa hai khối nhà để vào phần hành lang phía sau các phòng ngủ. Bước dọc theo hành lang, tôi hình dung ra cấu trúc của hệ mái dốc rất đơn giản với vì kèo và cột gỗ lõi thép cùng với tấm lợp tole. Trái nguợc với mặt bên kia, mặt tường phía hành lang là một sự giản dị của hình khối và vật liệu, một vẻ bình yên hòa lẫn với khung cảnh của ngọn đồi hướng Nam kề bên. Dọc theo tường hành lang là các khoàng lùi vào cho cửa vào các gian phòng ngủ làm bằng gỗ. Tôi dừng lại ở khoảng giữa hành lang, nơi mở ra một terrace nho nhỏ với lan can bằng gỗ. Dựa vào thành lan can, tôi nhìn về phía dòng sông và bầu trời phía xa. Lại thêm một câu hỏi khiến tôi suy nghĩ: Liệu Glenn xếp đặt gian terrace này ở đây với mục đích gì? Một không gian chức năng thuần túy, hay một khoảng nghỉ của bố cục mặt đứng? Hay là một ý tưởng xếp đặt một "khung hình của thiên nhiên" (frame of landscape) tương tự như thủ thuật "cắt cảnh" quen dùng của Tadao Ando?
    Hành lang, một thành phần kiến trúc rất thông dụng đến nhàm chán đã trở nên biến hóa khôn lường thông qua bàn tay của Glenn. Sự thay đổi tầm nhìn cũng như cảm nhận về cảnh vật tự nhiên diễn ra theo từng bước chân dọc theo chiều sâu của gian hành lang dài không thay đổi cao độ. Sự biến hóa này không thể diễn ra nếu như không có sự hiện diện của địa hình, của cảnh quan thiên nhiên quanh đây.
    Kết thúc hành lang là cầu thang với mặt bậc ốp gạch dẫn xuống phía tầng trệt dưới chân đồi. Cầu thang hẹp được bao bọc bởi hai bức tường bê tông trần chắc nặng nhưng không có mái che dẫn dắt tôi trở về lại với cảnh quan tự nhiên phía chân đồi, kết thúc cuộc hành trình. Một cuộc hành trình chỉ hơn một giờ đồng hồ bắt đầu từ công trình ra cảnh vật bên ngoài, quay lại môi trường nhân tạo rồi cuối cùng trở về với thế giới tự nhiên. Trong suốt cuộc hành trình, hai môi trường thiên nhiên và nhân tạo hòa lẫn vào nhau theo một cách hết sức tự nhiên như chúng phải thế.
    Khi bạn đến và ở trong một căn nhà, bạn sẽ trải qua một cuộc hành trình từ bên ngoài tự nhiên vào bên trong không gian sống, bạn sẽ trải nghiệm những thay đổi của môi trường và tác động của nó đến không gian bên trong. Trong bạn sẽ dần hình thành nên một tình cảm, một mối giao tiếp tinh thần với không gian sống của bạn cũng như của thế giới tự nhiên. Để rồi, khi bạn có ra đi, bạn vẫn lưu giữ trong tâm hồn một kỷ niệm, một sự giao cảm với căn nhà đó và thế giới tự nhiên xung quanh. Liệu đây có phải là sự liên hệ tinh thần giữa ba bản thể: kiến trúc, con người và tự nhiên?
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 05/08/2006
  2. lananh2617

    lananh2617 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Vâng bây giờ thì tôi đã hiểu ý đồ của tác giả.Theo những gì tôi dự đoán tác giả có một lời kết hết sức bất ngờ.Sau một loạt những hành động gây bất ngờ và tò mò cho khán giả.Kết quả của màn trình diễn là một đoạn kết diễn tả cảm xúc của tác giả về công trình của Glenn nơi mà tác giả đã ở và làm việc trong một thời gian không dài.Tôi muốn đọc lại lần nữa......
  3. btvnnkl

    btvnnkl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Bài anh viết rất hay và logic cân bằng với cảm xúc.Tuy nhiên tôi có cái cảm giác rằng khi chúng ta đến thăm của một c.trình KTS nổi tiếng nào đó trong ta lúc đó mình là người đi khám phá xem tại sao,tai sao ...những câu hỏi đó đặt ra liên tuc người ta dùng hay sử lý như thế .và một phần nào đó ta có thể lý giải được.Nhưng tôi thích là Nếu là tôi ở vị trí đó tôi sẽ sử lý như thế nào hơn chăng.hay ta cũng có thể đặt ra những giả thiết mới,khác lạ về cái cách mà ta cho công trình đứng lên ở đó. Vd như Nhà của Tadao tôi nghĩ là rất đẹp nhưng tôi không thể sống ở đó cả đời người , nó vẫn thiếu cái gì đó như trong cuộc sống có .....ko giải thích dc.?Có thể ct của Glenn Murcutt nó thật hơn ,mà vẫn đẹp .Đó là cái ta cần tìm hiểu chăng?
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Ui da, đọc xong đoạn trên thích thật đấy, không biết ngày trước HH có học thêm ở trường viết văn Nguyễn Du ra không ?, vì ở lớp của Hss có mấy anh chàng ngoài giờ học Trường Kiến trúc còn học thêm khoa Tiếng anh ở trường Ngoại ngữ, khoa Văn trường Tổng hợp nữa đó .
    HH tiếp tục post hình đi nhé, chỉ cần đọc đoạn trên và xem hình HH post Hss có thể cảm nhận được những gì HH muốn truyền đạt đến bạn đọc xem hình rùi mà .Phần văn còn lại HH post vào blog í, dạo này trong đó vắng vẽ không có gì đọc buồn quá , tối nay tình cờ vào blog một thành viên diễn đàn này nhặt được câu : Trong cái buổi giao thời này , phải viết blog ấy mới là người văn minh Âu hoá :D.
    Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân mà box Kiến trúc trong time qua vắng tanh như chùa bà đanh, may nhờ topic HH lập ra nên box có vẽ sôi động trở lại, cám ơn HH ! chờ thêm topic mới của bạn !

  5. minhpi

    minhpi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Co vai links ve cai nay, moi nguoi xem thu, co ca video..:
    http://www.ozetecture.org/oze_tutors.htm
    http://www.ozetecture.org/oze_portfolio_glenn.htm
    chac bac hot heart hoc luon o uc. O day co gi hay bac chi dum voi nhi.
  6. minhpi

    minhpi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Co vai links ve cai nay, moi nguoi xem thu, co ca video..:
    http://www.ozetecture.org/oze_tutors.htm
    http://www.ozetecture.org/oze_portfolio_glenn.htm
    chac bac hot heart hoc luon o uc. O day co gi hay bac chi dum voi nhi.
    Doc bai cua bac xem co nhieu khuynh huong lang man qua.

Chia sẻ trang này