1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc Bếp của Cần Thơ.......................(Danh mục cập nhật ở trang 1)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Timvo, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    hi`hi`hi`hi`,trở lại gì mà lèo tèo không có ai vậy bác,chắc doạ này bà con mình bận thi quá rui` chứ gì,cố lên các bạn nhé,mà cũng nhớ lo cho cái box này nữa nhé....
    Liptonaddict-người luôn đi tìm một tình yêu đích thực
  2. lovelyangel85

    lovelyangel85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    BÚN CHẢ
    Nguyên liệu: 500g thịt heo nạc ( phần vai), 500g thịt heo ba chỉ
    Rau ăn kèm gồm xà lách, rau muống chẻ
    Đồ chua ăn kèm gồm cà rốt, đu đủ xanh, cuống cây bông cải
    Bún con
    Thực hiện: thịt heo nạc bầm nhuyễn ướp với 1/2 muỗng muối , 1 muỗng tiêu, 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng hành tím bằm, 2 muỗng dầu thực vật. Trộn đều, vo thịt cho chắc tay và ấn cho hơi dẹp, kẹp vào vỉ nướng trên lửa than. Nếu muốn chả thơm ngon hơn thì quấn chả trong lá chuối trước khi nướng. Thịt ba chỉ thái lát khoảng 5 ly vuông vắn khoảng nửa 2 ngón tay, ướp gia vị như thịt làm chả, dùng nẹp tre chẻ đôi để kẹp thịt hoặc dùng vỉ để nướng thịt
    Cà rốt, đu đủ xanh, su hào hoặc cuống của cây bông cải gọt vỏ thái lát mỏng ngâm trong hỗn hợp giấm , đường pha vừa miệng
    Pha nước chấm: Pha một phần nước mắm với 3 phần nước lọc, thêm đường vào từ từ cho có vị ngọt nhẹ rồi thêm giấm (hoặc chanh) cho đến khi có vị chua vừa khẩu vị> Cho thêm tỏi ớt giã nhỏ
    Thưởng thức: Dọn đĩa chả nướng gồm 2 loại thịt, dĩa rau, dĩa bún con, nước mắm, đồ chua. Khi ăn cho vào tô mỗi thứ 1 ít. Dùng kèm với ớt tuỳ khẩu vị
    CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
    nancy
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Món này ở Cần Thơ thì có hàng nào bán không. Chứ ở Hà Nội thì ... đầy.

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  4. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Có người hỏi mình rằng : "... Thế ở Cần Thơ có món ăn gì là đặc sản ?" Mình chợt ngẩn người ra vì thức ăn ở Cần Thơ phong phú lắm, nhưng để chọn ra được món ăn ngon đặc trưng của Cần Thơ thì ... khó quá. Người ta thường nói mắm tôm Châu Đốc, bún mắm nước lèo Sóc Trăng, nem Lai Vung,... Thế theo các bạn, 10 món ăn hàng đầu của người Cần Thơ là gì ?

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    mình tạm đưa ra một món trước nhé, các bạn thấy sao ?
    Cháo lòng Cái Tắc
    Cái Tắc là thị tứ thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Cần Thơ). Ở đây ngoài cảnh sông nước tấp nập ghe xuồng mỗi lần họp chợ, ngoài cây trái còn có những món ăn rất ngon mà giá cả lại rất bình dân ví như món cháo lòng.
    Có thể nói, cháo lòng Cái Tắc đã vang danh không chỉ trong tỉnh mà còn lan ra cả khu vực ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh. Một số nhà hàng lớn của TP Cần Thơ mỗi khi tổ chức ngày hội ẩm thực đều trương băng quảng cáo món cháo lòng Cái Tắc này.
    Những người bán cháo ở đây có hẳn một khu vực riêng của mình nằm giữa lòng chợ. Trong khu vực này có khoảng 10 quán cháo xếp nằm san sát nhau. Về cách nêm nếm cháo thì mỗi quán có một bí quyết riêng, người ngoài không bao giờ học được.
    Cháo ở đây được nấu rất nhừ và có phần hơi lỏng. Người bán luôn châm thêm nước cho nồi cháo đừng đặc quánh lại. Lúc cháo sôi, người ta cho tiết, thịt, phèo, gan... vào cháo, tạo cho nồi cháo có màu trắng ngà ngà điểm màu tiết trông rất hấp dẫn. Sau đó họ nêm bột ngọt, ít hành và một số gia vị khác vào. Nồi cháo được đặt trên lò để giữ cháo luôn nóng. Khi khách đến ăn, người bán lấy tô múc cháo vào, hốt một nắm giá để lên, một nhúm ngò đã thái nhỏ, cho một ít nước mắm, vắt chanh vào, rắc tiêu lên và một chút ớt bằng ngâm giấm, sau đó cho thịt, phèo, gan, đã thái... vào. Một điều lạ là người dân ở đây ít ai ăn cháo với bánh củ cải, mà thường ăn với bún, loại bún cọng nhỏ. Có lẽ ăn với bún sẽ no hơn.
    Sáng sớm, bạn đến đây ăn cháo, tô cháo được bưng ra đặt trước mặt bạn, khói bay nghi ngút, mùi thơm xông lên mũi làm cho bạn phát thèm. Sau đó người bán sẽ đem cho bạn một chén nước mắm ngon để bạn chấm lòng, cho thêm một ít ớt bằm ngâm giấm và canh vào đồng thời khi ăn bạn cho thêm bún vào, tô cháo sẽ đặc lại ăn rất ngon. Cháo ở đây ngon là nhờ nước cháo rất ngọt. Vị thơm của ngò, của tiêu, vị ngọt của thịt pha lẫn mùi thơm của nước mắm... tất cả các chất hòa quyện vào nhau trong một tô cháo tạo ra hương vị đặc trưng riêng của cháo lòng ở đây không lẫn vào đâu được.
    Tất cả các quán cháo ở đây đều được bày bán trên một sạp gỗ, xung quanh là những chiếc bàn thấp có, cao có thực khách ra vào nườm nượp.
    Nếu có dịp đến Cần Thơ, xin bạn hãy thử đến Cái Tắc thưởng thức một tô cháo lòng ở đây. Nhưng bạn nên nhớ có rất nhiều nơi bán cháo lòng lấy danh là "Cháo lòng Cái Tắc" nhưng đó không phải là chính hiệu.

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  6. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Nem đòn Cái Răng - Cần Thơ


    Về Cần Thơ không thưởng thức nem đòn Cái Răng thì cũng tiếc! Hương vị nó khác nhiều, giòn, chua, ngọt vừa phải, cắn nhằm hạt tiêu cay xé rất thú vị. Món ngon thường phải cầu kỳ từ khâu chế biến. Nguyên liệu làm nem đòn ở Cái Răng không khác mấy với loại nem thường.
    Quan trọng nhất là khâu chọn thịt, con heo phải cỡ 70 đến 90kg, không hơn không kém và phải lấy thịt khi còn nóng. Nem ngon còn là phải giã chứ không được xay, hai chày nhịp nhàng hoặc một chày nhưng có ''thợ phụ'' đảo thịt và pha trộn gia vị. Nguyên liệu phụ là da heo, trung bình cứ 200 gram da heo cho 1kg thịt. Trước khi đem gói, trộn tiêu và bọc ngoài hai lượt lá chuối, gói như bánh tét. Đây là nem chua, để 3 ngày trở lên là ăn được, nhưng không nên ăn loại nem đã qua 5 ngày vì quá chua, mất hết hương vị, đôi khi bị mốc lớp ngoài rất nguy hiểm.
    Nguồn tin: suutap.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  7. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Vịt nấu chao Cần Thơ


    Ai đã đến vùng sông nước Cửu Long một lần đều khó mà quên được hương vị 'đuông chà là' của Bến Tre, cốm dẹp Trà Vinh, bánh phồng tôm Sa Giang (Đồng Tháp) và món 'vịt nấu chao', thơm, ngậy, ngọt, bùi của Cần Thơ. Tất cả đã góp phần làm đẹp hơn nét 'văn hóa ẩm thực' của miệt vườn Nam Bộ.
    Ta hãy lắng nghe giọng hò ngọt ngào của cô gái chèo ghe ở chợ Nôi Cái Răng đùa vui với người yêu: 'Hò ơ... Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền. Anh có thương em đừng cho bạc cho tiền. 'Vịt nấu chao' một lẩu, anh mua liền cho em'. Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Cả một con hẻm dài đường Lý Tự Trọng với mấy chục quán ăn liền nhau, chiều chiều xe đậu đặc kín. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người. Một cái lẩu 'vịt nấu chao' ăn kèm bún, mì sợi, rau xanh. Ngồi cùng vài người bạn nhâm nhi chút rượu đế, loại rượu gạo ngon 'sủi tăm' như của đất bắc, trong một buổi chiều mát mẻ thì còn gì thú bằng.
    Nguyên liệu chính để nấu món này là thịt vịt (vịt ta hay vịt Xiêm, người bắc gọi là ngan), chọn một con từ 1,5 kg trở lên, vịt làm xong, thoa ngoài da một lớp nước gừng và rượu. Chặt miếng vừa phải, ướp gia vị: chao trắng, bột ngọt, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa vừa đủ, khoảng 30 phút đem chiên qua rồi đưa vào nấu. Khoai cau (khoai sọ) lại củ bằng quả trứng gà, luộc vừa chín, bóc vỏ, chiên qua. Khi thịt vịt hầm vừa chín tới thì cho khoai, hành tây, nấm rơm búp vào để sôi khoảng 15 phút rồi nhấc xuống. Khi ăn cho hỗn hợp vào lẩu (dùng than đước, hoặc bếp ga nhỏ) để ngọn lửa liu riu. Các loại rau cải xanh, cải cúc, rau muống trắng, tàu hủ, bún tàu hay mì sợi cho xen lẫn vào. ăn tới đâu nhúng tới đó. Có người thích ăn thêm hột vịt lộn hay rau diếp cá, rau cần, cù nèo, giá đậu xanh... Vịt nấu chao phải ăn nóng mới ngon. Mỗi miếng thịt để lại trong ta dư vị ngọt, bùi, thơm, ngậy của chao, nước cốt dừa, vị nồng cay của gừng, tiêu, ớt, tỏi, vị dịu mát của các vị rau. Theo kinh nghiệm của dân gian thì thịt vịt thuộc loại 'khí âm' lạnh được thêm vào các vị 'khí dương' (nóng) của rượu, tiêu, tỏi, chao, ớt làm trung hòa tạo ra sự cân bằng âm dương rất có lợi cho sức khỏe.
    Vịt nấu chao có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa nơi nào được chế biến công phu và ngon hơn ở Cần Thơ. Món này nếu được ăn trong những ngày đông giá lạnh ở miền bắc thì chắc sẽ thật tuyệt.
    Nguồn tin: Sưu tầm

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  8. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Gà nướng đất sét - Cần Thơ


    Được người bạn mời đã lâu, nhân dịp nghỉ lễ, tôi làm 1 chuyến rong ruổi từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) để... tận mắt học hỏi và thưởng thức món ăn đồng quê độc đáo: món 'gà nướng đất sét'!
    Từ Long Xuyên, rong ruổi khoảng hai chục cây số ngang qua thắng cảnh núi Sập (nổi tiếng với nhiều chùa miếu dập dìu khách thập phương đến lễ Phật và xin xăm) và đi vòng vèo xa lắc trên những con đường mòn ven kênh, vào sâu hút trong đồng bưng, mới đến được nhà bạn tôị Nơi đây thuộc xã Thạnh Thắng (huyện Thốt Nốt, Cần Thơ). Gia đình bạn tôi thật đúng 'gu' người miền Tây: nhiệt tình, chân chất và mến khách! Ngay chiều hôm đó, bạn tôi ra chuồng gà sau nhà lựa 1 con gà thật 'chiến đấu'! Sẩm tối, trời mát dịu sau 1 ngày oi bức, bên những đụn rơm to đùng ngoài đồng, bạn tôi và anh Sáu hàng xóm - 'chuyên gia' làm món gà nướng đất sét - bắt tay 'đạo diễn'. Và câu chuyện nổ ra rôm rả quanh món 'đặc sản độc chiêu'...
    Vào mùa gặt, ở miệt đồng này, những nông dân kinh nghiệm đều biết làm món gà nướng đất sét. Sau 1 ngày lao động cật lực ngoài đồng, lúc chiều mát, thợ gặt tụ tập lạị Sẵn gà, sẵn đất ruộng, sẵn rơm, chỉ cần thêm 1 chai rượu đế, mươi phút sau là bạn thợ đã có thể quây quần bên món nướng thơm phức, cùng nhâm nhi hớp rượu nồng giữa cánh đồng lộng gió.
    Đầu tiên, để chuẩn bị món ăn, gà (còn nguyên lông) được cắt tiết và phao câụ Tiếp đó là thao tác mở rộng... 'hậu phương' gà, phải thật khéo léọ Đôi tay anh Sáu thuần thục mở 1 lỗ ngay vị trí phao câụ Một tay giữ cổ gà, tay kia anh luồn qua lỗ mở, rút dần ruột gà và lục phủ ngũ tạng gà. Cuối cùng, anh rút bầu diều và cuống họng gà. Nếu sơ suất, bầu diều vỡ, thức ăn trong diều tràn trong khoang bụng gà, thì coi nhự.. uổng công - vì để giữ vị ngọt đậm cho thịt gà, không thể dội nước rửa khoang bụng gà. Lòng gà được làm sạch và nhồi lại vào bụng; sau đó dùng chỉ hoặc dây lạt may kín các vết cắt nơi cổ gà và lỗ mở (để đất sét đắp lên không tràn vào bụng gà). Nhúng gà cho ướt nước từ đầu đến chân; sau đó nhồi đất sét và đắp kín lên cả con gà. Đất sét phải nhồi vừa đủ dẻo để làm tăng độ kết dính với lông và gỡ ra dễ dàng khi gà chín. Đắp đất hơi dày để khi nướng, đất đủ độ nóng làm chín thịt gà. Loáng cái, con gà bỗng biến thành... tảng đất sét to! Vùi 'tác phẩm' của mình vào giữa đội rơm khô (bó rơm to khoảng sải tay) giữa đồng và châm lửa nướng, anh Sáu ngồi chồm hổm, vê điếu thuốc rê rít 1 hơi, cười: 'Tuyệt chiêu của món này là tận dụng nguyên liệu sẵn có, cách mần đơn giản, nhanh chóng nhưng hương vị thì ngọt béo đậm đà, rất riêng và lạ, khác hẳn món 'gà ta nướng' bán đầy ở trển (trên thành phố). Chỉ 1 con 'kê' với mấy xị đế và nhúm rau ớt hái lẹ ngoài ruộng là cánh thợ gặt có thể phong lưu sau 1 ngày dang nắng gặt háị Còn gì sướng bằng!'.
    Trời càng tối, gió càng thổi lộng. Rơm cháy đượm cộng với nhiệt toả ra của tro rơm khiến đất sét ngả màu trắng. Sức nóng của đất sét đã nướng chín đều con gà. Khi 2 đội rơm đã tàn, anh Sáu khệ nệ bưng 'tác phẩm' đặt trên tàu lá chuốị Thật lạ! Gỡ đất ra đến đâu, lông gà dính theo bong ra từng mảng đến đó. Khác hẳn vẻ xấu xí ban đầu, 'tác phẩm' giờ đây thật đẹp mắt: con gà sạch bong, da vàng sậm màu nướng già lửa, túa mỡ lấm tấm, thịt trắng phaụ
    Đêm đầy saọ.. Bên đống lửa to đốt giữa đồng, loáng cái, chiếu nhậu đồng quê đã bày xong: mấy tàu lá chuối làm bàn, gà nướng được xé thịt, vài trái cà chua và dưa leo xắt lát, mớ rau thơm và muối tiêu chanh. Nhấp ngụm rượu đế nồng nàn tình quê và nhai chầm chậm miếng 'mồi' thịt gà, tôi nghe trong vị rượu cay nồng dậy lên vị thịt ngọt lịm còn ngai ngái mùi rơm cháy; và vị béo từ mỡ gà như bị át đi bởi mùi rau thơm và vị mằn mặn, chua chua của muối tiêu chanh. Rồi ngụm rượu như trôi theo vị man mát của miếng dưa leo giòn rụm mà thấm dần xuống bao tử. Phút chốc, những hương vị này như hòa lẫn và lan tỏa chầm chậm khắp người - một hương vị khó tả giữa cánh đồng quê mát rượi, thoang thoảng mùi rơm mớị Đêm đó, chúng tôi ngồi 'lai rai' với nhau đến tận khuya ngoài cánh đồng...
    Trước khi về lại Thành phố, tôi nói chắc nịch với gia đình bạn tôi và anh Sáu: 'Nếu mọi ngư ời có dịp lên Sài Gòn, tôi sẽ 'xuất chiêu' vừa học được, đãi mọi người một chầu ra trò: gà đất sét nướng tại 'khách sạn nghìn sao'... ruộng ngoại thành Sài Gòn!'.
    Nguồn tin: evietonline.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  9. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Chè bưởi Cần Thơ


    Trung thu là mùa của hồng, của bưởi. Bưởi Biên Hòa, Phúc Trạch, Đoan Hùng ngon, ăn mãi không thấy chán. Nhưng mấy ai ăn bưởi mà biết giữ vỏ lại để nấu chè? ở Cần Thơ (và bây giờ đã có mặt ở nhiều nơi khác, kể cả Hà Nội) có món chè bưởi ngon tuyệt. Giá mà bữa cỗ Trung thu, cạnh hồng, cốm và chè bà cốt, chè sen, lại có thêm một chén chè bưởi thơm ngon ấy.
    Đầu tiên người ta đưa vỏ bưởi tươi ra gọt kỳ hết lớp vỏ ngoài cùng. Lại bóc sạch lớp vỏ tơi bên trong, chỉ giữ lại phần vỏ trắng và dai ở giữa. Vỏ bưởi được nhồi nhiều lần trong nước muối để làm hết vị the và đắng. Sau đó, chúng được nhồi trong nước lã, xả đến khi nào nhai thử thấy không còn hơi hướm của vỏ bưởi mới thôi.
    Sau khi ráo nước, vỏ bưởi được xắt thành hình sợi, vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai. Đưa vào nấu với nước đường tinh, chốc sau đã thành nguyên liệu cho món chè không hiểu sao trước đây chỉ Cần Thơ mới có.
    Chè bưởi có mặt đã lâu, cùng thời với món nem chay cũng làm bằng vỏ bưởi. Sau ngày giải phóng, nó biến mất một thời gian rồi lại trở về với thời mở cửa, lại giữ ngôi vị trong những món tráng miệng sở trường của một vùng bên kia sông Hậu.
    Trong tay khách đang là một chén chè nhỏ, nhỏ đến nỗi như lọt thỏm trong tay mình. Đảo nó lên, nếu không giới thiệu trong đó là vỏ bưởi, hẳn khách sẽ ngỡ là những sợi bột khoai không mầu. ấy mới tuyệt. Khi đã biết, khách sẽ không khỏi thán phục và thú vị rồi chăm chú nhấm nháp, như lắng nghe, với tất cả lòng mình. Chao, sao mà giòn, sao mà thanh, sao mà tinh khiết như lọc từ thứ bột nào, với kỹ thuật bí truyền nào. Khách phải gọi thêm chén nữa. Giờ thì phải ngắm trước đã. Trên cùng, chè được phủ bằng một lớp nước cốt dừa sệt thơm mùi vani. Gạt lớp đó sang bên, lẫn trong nước đường pha bột mỳ tinh đặc và trong suốt là đậu xanh đãi vỏ thật khéo, khéo đến mức đậu nhừ mà vẫn nguyên vẹn hình hài, vàng sáng. Ăn chè bưởi, thực khách sẽ thầm biết ơn mẹ và chị, những người tạo nên giây phút thăng hoa khi hương vị một vùng đất thấm qua lưỡi đến tận hồn người.
    Chè bưởi Cần Thơ, hình ảnh của bàn tay vén khéo và mẫn cảm của những người phụ nữ miệt vườn, hương vị của nền văn hóa miệt vườn Nam Bộ.
    Nguồn tin: Theo VHNT Ăn uống

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  10. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Cháo cá lóc nấu nước cốt dừa
    Đây là món ăn mang nét đặc trưng của xứ dừa Bến Tre, vị thơm bùi của gạo, ngọt của cá hòa với vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sự hấp dẫn khó quên.
    Chỉ cần một con cá lóc loại to, cỡ trên dưới 1 kg, vài gram gạo ngon có pha ít gạo nếp, nước cốt dừa, gia vị, hạt tiêu, rau thơm... chỉ sau vài canh giờ là cả gia đình sẽ có ngay một nồi cháo thơm lừng.
    Cá lóc làm sạch, mổ bỏ ruột, đem luộc chín, vớt ra để nguội, gỡ thịt ướp với chút nước mắm, hạt tiêu để riêng. Xương cá cho vào nồi nước, nấu kỹ rồi lọc lấy nước để nấu cháo. Khi gạo trong nồi cháo nở bung thì cho nước cốt dừa vào khuấy đều. Chờ cháo sôi đều lại thì đổ cá đã ướp gia vị vào nồi, khuấy đều lần nữa và nhắc xuống.
    Khi ăn, cho rau cải cúc lót dưới đáy tô (thay cho rau đắng đất non được nhổ từ dưới gốc rạ, chỉ có ở miền Nam), múc cháo nóng đổ lên trên làm cho rau vừa chín tới rồi trộn thêm một nhúm gừng non thái chỉ. Vị thơm bùi của gạo, vị ngọt của cá hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa, thoảng vị thơm cay của gừng, tạo nét đặc trưng hấp dẫn lạ thường.
    (Theo Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống)

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !

Chia sẻ trang này