1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Không phải không đọc mà là chưa dám đọc. Đọc những triết lý cần có thời gian suy ngẫm, trong khi công việc thì dí mình chạy suốt ngày. Đang chờ một ngày thư thả, tâm hồn thư thái ít vướng bận rồi mới dám đọc chứ!
  2. langtuthehethu5

    langtuthehethu5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng biết trang thuvienhoasen roi, add no vào Favourites cả năm trời mà nói thật là chẳng bao giờ ngó đến nó cả. Nghe Tao_lao giới thiệu hấp dẫn quá nên cũng vào đọc được một chương. Bây giờ thì công nhận là nhịp sống nhanh quá nên mọi người cứ bị kéo đi đến nỗi chẳng còn mấy giây phút để đọc sách Phật. Mà ba từ "Đọc sách Phật" nghe cũng có vẻ chán thật. Tuy nhiên hai quyển của Tao_lao rất hay, hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên. Đọc 1 chương thôi đã cảm thấy trong lòng thư thái rồi nhưng mà ..thôi để từ từ vậy, nhiều bài quá.
  3. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Cuốn "Đức Phật đã dạy những gì" thì nói thiệt là chưa đọc hết vì cấu trúc theo từng chương và mỗi chương cũng khá dài. Khi nào có thời gian cũng thử xem sao!
    Còn cuốn ''''Tin tức từ biển tâm'''' thì phù hợp với khoảng thời gian eo hẹp hơn! Với lại ý nghĩa của nó có lẽ cũng dễ cảm thụ!
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ạnh chị em đọc thấy hay thì tui cũng mừng. Thiệt ra thì tui cũng đã từng giới thiệu mấy quyển này với nhiều người, và nhận được phản hồi không lấy gì làm khả quan. Có người thì đọc vài hàng rồi bỏ ngang, có người thì ''''lịch sự'''' mỉm cười cảm ơn rồi...thôi . Dù là tui đã cũng ráng ''''chọn mặt gửi vàng'''' giới thiệu trong bạn bè, và lựa những người ''''có vẻ như là'''' yêu thích văn hoá, triết học, Phật giáo nhất . Cố làm những gì mình có thể làm, còn lại thì tuy ''''duyên''''
    Khi đọc quyển sách do sư cô Thích nữ Trí Hải, tui thấy rất là tâm đắc. Tâm đắc về nội dung quyển sách, đặc biệt là cách dịch giản dị, giọng văn trong sáng của Sư Cô. Chẳng là tui cũng khoái cái lĩnh vực dịch thuật và tiếng Việt (mê cái tiếng Việt ''''sang trọng'''' của ông Cao Xuân Hạo, của cụ Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Huệ Chi (học trò cụ Cao Xuân Huy, thân phụ ông Cao Xuân Hạo)). Giờ thì thêm vào cái favourist sư cô Trí Hải nữa. Vậy nên cũng ráng tìm đọc sách của sư cô và tìm hiểu thêm về sư cô.
    Gần đây, nếu bạn nào theo dõi tin tức dịch thuật trên diễn đàn talawas thì chắc là nghe cái chuyện mấy ổng ''''chiến tranh'''' vụ bản dịch Câu chuyện dòng sông của 2 dịch giả Phùng Khánh-Phùng Thăng. Nguyên do là tên tuổi cùa 2 vị này ''''hổng tiện'''' nói ra (liên quan đến chuyện xin phép, nhuận bút tá lả) . ''''Nhờ'''' vậy mà mấy ông đấy ''''cãi nhau'''' mình biết thêm một chuyện thú vị. Đó là dịch giả Phùng Khánh rất được vị nể , trọng vọng ở miền Nam trước năm 1975. Và Phùng Khánh chính là Công Tằng Nữ Phùng Khánh, tên tộc của sư cô Trí Hải (sư cô là người thuộc dòng dõi hoàng tộc).
    Gân đây, khi nghe cô Á Hậu Trịnh Chân Trân trả lời phỏng vấn thì mới biết cô là đệ tử của sư cô Trí Hải. Cô đã ở bên cạnh sư cô trong 12 năm, đến ngày cô đi du học. Là đệ tử của sư cô, hèn chi cô giỏi vậy. Nhưng cũng là đệ tử của sư cô, cô làm tui thất vọng.



    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 08:15 ngày 10/12/2004
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Giới thiệu tiểu thuyết:
    Chiến tranh và hoà bình của L. Tontôi, bản dịch Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành (Phan Ngọc?), Trường Xuyên (Cao Xuân Huy), Hoàng Thiếu Sơn.Tên của tác giả và dịch giả có lẽ đã quá dư đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, bản tui có là bản sách cũ (xuất bản cách đây gần 30 năm), mua được với giá rất hời 120 nghìn (4 tập, mỗi tập hơn 500 trang), chắc là bây giờ cũng khó tìm (không biết là có tái bản không). Chiến tranh và hoà bình còn được tái bản qua bản dịch của ông Nguyễn Hiến Lê (4 tập, khổ nho nhỏ, giá khoảng 240 nghìn). Nhưng thú thiệt là tui chưa đọc bản này nên hổng dám có ý kiến.
    Những người khốn khổ của Victor Huygo, bản dịch Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu (4 ông mà quên mất 2), xuất bản thành 2 quyển, mỗi quyển khoảng 1000 trang (giá khoảng 100 nghìn). Mua ở nhà sách cũ bán sách mới (ai hay đi mua sách chắc biết cái kiểu nhà sách này há) có thể giảm được 30%.
    Có lẽ là sách hơi mắc với túi tiền sinh viên ( nhưng những ai đi làm thì là chuyện nhỏ ha). Nhưng nói thiệt, tui ít đọc tiểu thuyết mà tui đọc vô còn khoái. (Không đọc thì phí đời) 2 bộ tiểu thuyết này tui thấy nó nằm trong list 100 quyển sách có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nên cũng ráng bấm bụng vác về hổng đọc thì đem chưng cho người ta ngán (trong list đó chỉ có 3 bộ là tiểu thuyết có thể nói là dễ xơi, còn lại là những sách ''quỉ khốc thần sầu'' không thôi, đụng vô ná thở).

  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Sách của GS Cao Xuân Hạo:
    1) Tiểu thuyết
    Đèn không hắt bóng, tác giả người Nhật, người dịch Cao Xuân Hạo. Sách này vô tình tui mượn được của đứa bạn,hay tuyệt vời ( khoảng 300 trang, đọc một mạch xong luôn ).
    Con đường đau khổ, tác giả A. TônTôi (hổng phải ông viết Chiến Tranh và hoà bình há), do Cao Xuân Hạo dịch. Cuốn này còn gọi là tiểu thuyết bộ 3, 3 tập, khoảng 150 nghìn. Tui đang đọc nữa chừng, đi khám bệnh gặp một cô bác sỹ dễ thương, tặng cổ luôn làm bây giờ hổng biết bộ này nó kết thúc ra sao luôn.Nhưng túm lại thì bộ này thuộc loại đọc ngon.
    2) Tiếng Việt
    Tiếng Việt, văn Việt và người Việt. Thuộc kiểu sách ''văn hoá'' dễ xơi. Đọc rất thú vị (nói thiệt, quyển này tui coi cọp trong nhà sách), bìa cứng giá 50 nghìn, tái bản bìa mềm 40 nghìn.
    Tiếng Việt: mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Sách chuyên về ngôn ngữ, thuộc loại xương xẩu, nhưng khi hiểu được thì thấy quá đã (nghe ''quảng cáo'' sách này là hội tụ tinh hoa 40 năm công lực của ông Cao Xuân Hạo). Giá khoảng 80 ngàn, bìa cứng rất đẹp, 600 trang, rất đáng để mua (hổng đọc đem chưng cho người ta ngán cũng được mà).


  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    "Đèn không hắt bóng" mình đọc lâu lắm rồi và nhiều lần nữa. lần đầu đọc cách đây mười mấy năm. Giờ cái quyển ở nhà đã rách tơi tả. Hôm rồi vào VDC, thấy có file pdf cuả truyện này, free, mừng quá thế là load về luôn. Mạch truyện tưởng khô khan, nhưng thật ra càng đọc càng bị cuốn hút. Đến cuối thì như vỡ oà ra khi những tính cách, sự thật về nhân vật chính được sáng tỏ. Nó quá tốt đẹp so với cái thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của nhân vật đó. Lần đầu tiên, mình đã khóc khi đọc đến đoạn cuối. Và ngay cái tựa đề của quyển truyện cũng là cả một triết lý rồi, đọc vài lần mới hiểu hết được. Và nếu ai đã đọc truyện này, thì sẽ tìm thấy hình ảnh tương tự trong phim "Anh em nhà bác sĩ".
    Một bộ tiểu thuyết nữa mà mình cũng thích là "Cội rễ". Lịch sử nô lệ của nước Mỹ nằm trong này.
    à, nếu bạn nào tìm được chỗ nào có thể load được quyển "Sai Gon tả pí lù" của Vương Hồng Sển thì chỉ cho mình nhé. Lúc trước có ngó qua, thấy hay nhưng lại không có thời gian đọc.
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Mới đọc bào, nghe nhắc đến Hà Thành tứ mỹ mà một cô trong đó làm say đắm ''anh chàng'' nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, làm tui nổi hứng nhớ lại mấy ông *****i xưa.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2004/12/3B9D96B9/
    Chẳng là thấy ''Tứ mỹ'' lại nghĩ đến ''truyền thống'' dân mình hình như có vẻ khoái gộp chung lại 4 người nổi tiếng cho dễ gọi dễ nhớ dù nghe rất ...giang hồ. Không phải đợi đến Kim Dung thì người ta mới khoái gộp mấy vị cao thủ kiểu như Đông tà, Tây độc, Nam đế, Bắc cái. Mà trong dân mình, từ hồi xưa không biết ai đã làm ra 4 câu thơ để ca ngợi 4 vị cao thủ thơ văn:
    Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
    Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.
    Bốn vị cao thủ đó là Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, được xem là đại gia hay thơ dưới thời Minh Mạng, Tự Đức.
    Hà Nội phần ba đầu thế kỷ 20 thì có 4 vị được xem là ''Thái sơn bắc đẩu'' trong giới trí thức mệnh danh là Tứ hổ Tràng An. Thường gọi là ''Vĩnh, Quỳnh, Tố, Tốn'', tức Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn. Nguyễn Văn Vĩnh chính là chủ bút tờ Đông Dương tạp chí lừng danh một thời, cha của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp nhắc ở trên. Ông Nguyễn Văn Vĩnh là một dịch giả lừng danh, là nhà văn hoá tinh thâm (nghe đồn). Nói đến tạp chí đầu thế kỷ 20, không ai là không biết Nam Phong, mà ông chủ bút không ai khác hơn là Phạm Quỳnh, người thường được trích dẫn với nhận định nổi tiếng ''Truyện Kiều còn nước ta còn'' (cũng mở hoặc là ông Phạm là người thân Pháp, những chuyện của các cụ thì hạ hồi phận giải thôi). Về 2 vị này thì tui biết sơ sơ vậy. Còn cụ Pham Duy Tốn là một người Tây học, và là thân sinh của nhạc sỹ Pham Duy, đồng thời là tác giả truyện ngăn ''Sống chết mặc bay'', ( Ký sự đi Tây?).
    Nếu phần 3 đầu có 4 vị cao thủ đó, thì phẩn 3 thứ 2 lại nổi lên 4 vị khác thường gọi là ''Mai, Hãn, Anh, Huy''. Mai chính là giáo sư Đặng Thai Mai ( nhạc phụ của ông Võ Nguyên Giáp thì phải), chủ tịch hội nhà văn VN. Có thể nỏi cụ Đặng chính là thái sơn bắc đẩu trong văn học thời đó. Cụ Đặng cũng chính là một trong hai giáo sư đầu tiên được Bác Hồ phong tặng danh hiệu giáo sư. Vị còn lại chính là giáo sư Cao Xuân Huy, thân phụ của giáo sư Cao Xuân Hạo lừng danh là một nhà ngữ học hàng đầu VN.
    Cụ Cao Xuân Huy xuất thân trong gia đình danh gia. Tổ phụ Cao Xuân Dục và thân phụ Cao Xuân Tiếu 2 đời làm Tổng tài quốc sử quán triều Nguyễn (giống như giám độc viện sử học ngày nay). 2 thư viện lớn nhất thời xưa:1 của triều đình, 1 là Long Cương thư viện nhà ông, đều do tổ phụ ông xây dựng. Từ nhỏ đã có năng khiếu, những năm 20 tuổi đã nổi tiếng là nhà đạo học, tinh thâm Nho, Phật, Lão (đên nỗi thiên hạ đồn nhau , VN mình nếu có 1 người có đủ tư cách giảng về Đạo Đức Kinh của Lão Tử thì đó chính là Cao Xuân Huy), triết học tây phương (bao gồm thiên chúa giáo). Ông thường được xem là cây đại thụ trong triết học Đông phương , xếp ngang với vị trí của giáo sư Trần Đức Thảo trong triết học tây phương, vốn là ông trùm về hiện tượng luận (cũng chính là người mà Satre, được xem như thống soái, chưởng môn cúa phái hiện sinh (existenism)khiêu chiến ở Paris năm 1952 và...thất bại!).
    Hãn dùng để chỉ cụ Hoàng Xuân Hãn, đỗ tiến sĩ bên pháp, người đã soạn ra sách Danh từ khoa học. Về sau cụ Hoàng Xuân Hãn có tham gia chính phủ của ông Tran Trọng Kim, giữ chức bộ trưởng bộ giáo dục thì phải. Còn Anh thì chính là cụ Đào Duy Anh, rất nổi tiếng trong giới sử học (đã soạn Từ điển truyện Kiều, hiệu đính truyện Hoa Tiên...).
    Nhắc đến các cụ, thấy các cụ ngày xưa sao mà ghê gớm quá, kiến thức thật là bao la như trời biển, bát đại tinh thâm. Kinh dị.
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Sau thời của 4 vị Mai, Hãn, Anh, Huy mấy chục năm rồi mà chưa thấy ai bầu 4 vị khác thay thế chức ''''tứ đại chưởng môn'''' cả. Dù là họ cũng có những truyền nhân xuất sắc. Như 2 vị học trò của cụ Xuân Huy là ông Nguyễn Huệ Chi có thể nói là cao thủ ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Tài Cẩn là ''''anh cả'''' trong lĩnh vực ngữ học. Hoặc ông Cao Xuân Hạo, nhi tử của cụ Xuân Huy cũng là một cao thủ ghê gớm, nhất nhì VN về lĩnh vực ngôn ngữ học.
    Hoặc là một học trò khác của cụ Xuân Huy là giáo sư Trần Quốc Vượng, cũng là một cao thủ hàng đầu trong lĩnh vực sử học, được xếp vào Tứ trụ sử học huyền thoại :Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng. Nếu mọi người có theo dõi phỏng vấn trên đài BBC thì có lần người ta phỏng văn ông Trần, ông nói chuyện rất khôi hài. Mà chuyện ''''động trời'''' gần đây là ông Trần ''''tái giá'''' với một cô 30 tuổi, dù là ông đã bát tuần (qua luôn cái thời trai trẻ thất thập cổ lai hy). Thiệt là ông già động trời (nhất là nghe chuyện tình, tuyệt học cua...phụ nữ của ông thì mới thấy ...khiếp).
    Riêng trong lĩnh vực hội hoạ thì người ta nhắc đến 4 vị : Nghiêm. Liên, Sáng , Phái. Họ tức là Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, và Bùi Xuân Phái đều là những cây đa, cây đề của hội hoạ VN.
    Trong thơ gần đây thì có nghe người ta nhắc đến tứ nhân bang. Thật ra thì tui hổng chắc là mấy ông này có chịu đứng chung hàng ngũ với nhau không mà thấy mấy ổng hơi... chỏi. Đó là Hoàng Hưng, Thanh Thảo,Nguyễn Thuỵ Kha, và Trần Mạnh Hảo. Tin chắc là ở đây ai cũng biết ông Trần Mạnh Hảo rồi, nhất là quá cái vụ chửi lộn vụ sách giáo khoa văn. Còn ông Thanh Thảo, "nghe nói" là sư phụ của Vi Thuỳ Linh (Văn Cầm Hải?). Nhà thơ Hoàng Hưng là thân phụ của nhà thơ Ly Hoàng Ly. Bản thân tui rất nể ông Hoàng Hưng này, nghe nói ông có dịch và xuất bản quyển Tuyển tập thơ hậu hiện đại Mỹ mà kiếm hoài hổng thấy nên đành chịu. Về ông Nguyễn Thuỵ Kha thì tui cũng hổng có biết gì nhiều, chỉ biết mỗi bài thơ này:
    Nguyễn Thụy Kha
    Không Đề
    Ðưa người yêu qua nhà người yêu cũ
    Trong cơn mưa ban trưa
    Thấy hồn mình tách thành hai nửa
    Nửa ướt bây giờ nửa ướt xa xưa
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 10/12/2004
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Rãnh rỗi nên cố rặng mà viết, anh chị em đừng cho là tui spam hén, tội nghiệp. Ở trên thì tui cố gắng ''điểm danh'' các vị danh gia để mà cho những ai chưa biết hiểu thêm ''who is who'' (mà đang nói chuyện đọc sách nữa, ít ra nó có thể cung cấp cho anh chị một cái guidelines khi chọn lựa sách). Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc, hổng biết có nên thật sự tin không vì các vị ấy nổi tiếng thế mà sao hổng thấy ai nhắc. Nguyên nhân thì cũng có nhiều.
    Như mấy ông như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Tài Cần, Trần Quốc Vượng có thể nói là ''dễ'' biết nhất nếu mà có ạnh chị quan tâm về ngữ học, văn hoá, văn học cổ VN. Còn các ông như ''Mai ,Hãn , Anh, Huy '' thì còn thuộc tiền bối của họ nữa. Đào Duy Anh (và Trần Đức Thảo, và kể cả Cao Xuân Hạo) đều là những người từng dính vô phong trào nhân văn giai phẩm năm 1958. Cụ Cao Xuân Huy thì suốt đời chưa từng xuất bản một quyển sách, hơn nữa trình độ cụ ở mức ''thế ngoại cao nhân'' rùi nên hổng cần khoe danh hay làm cho người ta biết đến mình (thật ra gần đây giáo sư Nguyễn Huệ Chi có tập hợp bài giảng của cụ thời ông Nguyễn học với cụ, công thêm một công trình triết cụa cụ xuất bản thành quyển Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, năm 1994).Còn các cụ xa xưa hơn thì thật sự là quá xa xưa, và cũng do thời cuộc nên có lẽ là người ta sẽ lãng quên họ.
    Bây giờ thì chuyển qua nói đến danh gia thơ Đường hén (vì tui cũng là một fan thơ Đường). Nếu bạn bắt đầu đọc thơ Đường thì có thể là bạn sẽ ''rối'' với ma trận tác giả với hơn 1000 nhà thơ, 50000 tác phẩm (khủng khiếp). Nhưng ít ra thì cũng nên ráng đọc mấy vị danh gia. Có 2 vị mà chắc chắn là ai cũng biết: đó là Thi tiên Lý Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ. Người Nhật thì còn đề cao thêm Thi phật Vương Duy. Một cao thủ có lẽ ''ít nổi tiếng'' hơn là Thi quỷ Lý Hạ. 4 vị này có người xếp thành Thi tiên, Thi Thánh, Thi Phật, Thi quỷ.
    Có tiên thánh thì cũng có người phàm, được tôn xưng là Bá, đó là Thi bá Bạch Cư Dị (cùng loại phong cách tuyệt học với Đỗ Phủ, nhưng xếp sau Đỗ Phủ). Mấy vị cao thủ này cũng như mấy vị trong truyện kiếm hiệp đều là ''tôn sư một phái'' mỗi ông đều có tuyệt học riêng (không phải tự nhiên mà họ được gán là tiên, thánh, phật, quỷ, bá đâu hén).
    Hay thỉnh thoảng anh chị được nghe nhấc đến cặp Lý Đỗ. Họ là vãn bối của Lý Bạch và Đỗ Phủ, cách họ 100 năm, cũng là cao thủ thượng thặng. Đó là Lý Thương Ẩn và Đỗ Mục.
    Người người kể trên đều thuộc từ thời thịnh, vãn Đường. Ở thời sơ đường có 4 người nổi tiếng. Người ta gọi họ là Sơ Đường tứ kiệt: Vương Bột, Lạc Tân Vương,Lô Chiếu Lân, Dương Quýnh. Ngoài ra thì còn có cặp Thẩm Tống, tức Thẩm Thuyên Kỳ và Tống Chí Vấn. Ông nội của Đỗ Phủ là Đỗ Thẩm Ngôn cũng là một danh gia thời này.

Chia sẻ trang này