1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bé sea quá lời rồi. Ở trên tao_lao đã bảo rồi mà, đọc ngay vô thì tao_lao giận nhưng một phút sau thì thôi...Thời đại bây giờ mà lãng phí tình cảm, dùng những cái thuộc về con tim đầu óc như vậy thì thật là lãng phí. Một ngày gặp biết bao nhiêu người, không hài lòng biết bao nhiêu là chuyện...Mà mỗi lần như vậy mà giận vu vơ thì chắc là bị chết sớm.
    Bé sea cũng hổng cần cho tao_lao ăn kẹo làm gì, nói mấy câu như vậy trừ khi là có ý xấu. Tao_lao thì tự hiểu mình. Còn bảo là tao_lao chẳng thèm giận con ..gái thì đúng là gán cho tao_lao cái tội ác tày trời, có khi bị mấy cô xấu bụng xử chết lúc nào không hay. Thật là oan uổng quá.
    Còn thơm tao_lao thì thôi, xin nhường lại cho mấy huynh đệ tốt số. Mùi vị của bị tạt một ca acid vô mặt bất thình lình cũng chẳng dễ chịu gì đâu....Tao_lao ngán lắm.
    Hình như bé sea học năm thứ nhất thì phải. Hồi tao_lao học đại cương cũng đọc qua mấy quyển này nếu mà bé sea thấy được thì tham khảo thử:
    12) Toán olympic cho sinh viên của ông Trần Lưu Cường ( 2 tập). Nếu mà ai chán nản với mấy bài tập khi học ở khóa đại cương thì có thể tìm đọc cuốn này. Cấu trúc của nó giống với cấu trúc của chương trình toán ở BK. Giải tích mộn biến (A1),giải tích nhiều biến (A3), chuỗi và phương trình vi phân (A4) và Đại số tuyến tính (A2). Giấy trắng rất đẹp, giá không đắt. Số lượng ví dụ minh hoạ và bài tập tự luyện phong phú.
    13) Tính chất các định luật vật lí của Richard P.Feynman. Bản dịch năm 1999, khoảng 150 trang, giá 6500 đồng. Tác giả là một trong những cha đẻ của ngành điện động lực học, từng nhận giải Nobel 1965. Dịch giả là hai vị giáo sư vật lí người Việt. Cách viết xúc tích cô động, rất tổng quát nhưng không đi sâu vào các chi tiết kĩ thuật mà chỉ đòi hỏi những hiểu biết cơ bản về vật lí. Cuốn sách như cuộc trò chuyện giữa tác giả và người đọc. Một quyển hay, rẽ, đáng để mua.
    14) Vật lí hiện đại:lí thuyết và bài tập do hai giáo sư Ngô Ngọc An và Lê Băng Sương dịch (tác giả người Mỹ, tao_lao không nhớ tên). Nếu bạn muốn có một quyển sách mang tính tương đối toàn diện về vật lí hiện đại mà đơn giản dể hiểu thì có thể tham khảo quyển này. Những ai đang học vật lí A1, cảm thấy chán với phần lí thuyết tương đối hẹp quá ngắn gọn và thiếu thốn thì có thể tham khảo thêm ở phần đầu quyển sách. Đặc biệt phần vật lí hạt nhân được nói khá chi tiết (lí A3). Nổi bật lên từ quyển sách là phương pháp thực nghiệm vật lí phương tây. Điều mà những người chuyển từ toán sang lí cảm thấy rất khó khăn để thấu hiểu.
    15) Đạo của vật lí. Tao_lao chỉ nghe giới thiệu qua quyển này, chỉ được thấy trong nhà sách và đọc qua sơ xài. Tác giả là giáo sư vật lí người Mỹ, chuyên khảo sát các hiện tượng theo vật lí tây phương. Nhưng lần này ông kết hợp thêm những biết về triết học phương đông để làm công việc giải thích mới mẻ. Giấy đẹp, giá 40000 đồng (khá dày nhưng không nhớ chính xác số trang).
    16) Giới thiệu hai website:
    --- http://www.marxists.org/ : nguồn thông tin khổng lồ về chủ nghĩa Mác. Bên cạnh đó bạn có thể đọc được một số tác phẩm của Mao, Lão Tử (đạo đức kinh, bản tiếng anh), Hồ Chí Minh, Darwin (nguồn gốc của loài: the origin of the species), nhiều bài báo của Eistein, Hinberg...Đặc biệt ở đây chỉ sử dụng bản gốc của các tác giả, không kèm theo các bài bình luận hay hiểu biết "nhí nhố, sai lệch" của bất cứ ai để đảm bảo tính chính xác của thông tin.
    --- www.nobel.se : nơi trưng bài hầu như mọi thông tin về giải Nobel. Bạn có thể tìm được mọi thông tin về người nhận giải, tiểu sử, công trình nghiên cứu, bài phát biểu khi nhận giải Nobel, các bài báo của những người đã nhận giải Nobel...Một nguồn thông tin đáng tin cậy và chất lượng.
    Life is a journey - not a destination
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 30/11/2002
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 30/11/2002
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ở trên tao_lao có giới thiệu với các anh chị về Nguyễn Thanh Sơn và cuôc chiến của anh với ông Nguyễn Trọng Tạo. Xin được đăng lại một số bài viết của hai người. Rất mong nhận được sự thông cảm của anh chị khi tao_lao không trích dẫn nguồn của thông tin.
    Văn Trẻ Hôm Nay
    Nguyễn Thanh Sơn

    Viết về văn trẻ hôm nay là một cám dỗ. Cám dỗ của lòng tự kiêu ngấm ngầm: được là một người viết trẻ viết về những người viết trẻ. Cám dỗ của những lời kêu gọi đồng hội đồng thuyền, cám dỗ của niềm vui được viết về những cái mới.
    Viết về văn trẻ hôm nay là một thử thách. Thử thách khi được yêu cầu phải lựa chọn thái độ: một người viết trẻ phải đứng cạnh những người viết trẻ, phải có đôi mắt xanh để ca ngợi những khám phá mới, khẳng định những con đường mới của họ. Thử thách khi lúng túng tìm định nghĩa: thế nào là văn trẻ? Nếu tính theo tuổi thì đúng rồi. Vi Thuỳ Linh mới hai mươi tuổi. Phan Nhiên Hạo, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh và Phan Huyền Thư cùng độ tuổi ba mươi. Không trẻ được như các nhà thơ của phong trào Thơ Mới, nhưng nếu so sánh "mặt bằng" thì quả là trẻ. Có điều Octavio Paz nói "các nhà thơ không có tiểu sử. Tác phẩm của họ là tiểu sử của họ đấy" Nếu vậy, một nhà văn trẻ phải là một nhà văn có tác phẩm "trẻ", hay nói cho chính xác hơn, phải có những tác phẩm "mới". Nếu xếp theo tiêu chí này, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quốc Chánh, Đinh Linh và Ngô Tự Lập sẽ là những nhà văn trẻ, tuy tuổi đời của họ rõ ràng khó có thể xếp chung với các nhà văn của lứa tuổi hai mươi, ba mươi.
    Viết về văn trẻ hôm nay là một nỗi lo âu. Lo âu khi so sánh họ với hai cây cổ thụ trên văn đàn mười năm trước: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập cũng là những "cây cao bóng cả", nhưng là những cây cao bóng cả của một thời đã qua, do họ chỉ chìm đắm trong những ám ảnh của quá khứ " bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thong thả, một tấm lòng khoan thứ và một cảm giác có hậu cùng con người cùng số phận". Viết về cái hiện tại bằng một bút pháp hiện đại thành công hơn cả, chỉ có Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, hai người, buồn thay, hay may thay cho các nhà văn trẻ, những năm gần đây hầu như không tái xuất trên văn đàn.
    Viết về văn trẻ hôm nay là một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc bởi cảm giác rùng mình sung sướng khi ghé vào với Tầng trệt thiên đường của Bùi Hoằng Vị, khi bắt gặp một Phan Nhiên Hạo hiện đại, một Phan Huyền Thư trăn trở âu lo, một Ngô Tự Lập bí ẩn mà trong sáng. Hạnh phúc nhìn thấy một thế hệ những người viết trẻ đang sáng tạo và đập vỡ, đang thành công và thất vọng, đang khao khát học hỏi và cũng đang cười nhạo những cú xoa đầu kẻ cả của những người đi trước.


    1-Thơ trẻ- một khao khát thay đổi chưa mấy thành công
    Trong một bài tiểu luận viết cách đây gần năm năm, tôi có đề cập đến những nhà văn của một thế hệ mà tôi tạm gọi là thế hệ hoài nghi: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Trung Chính, Bảo Ninh.... Đó là một thế hệ biết hoài nghi những giá trị đã được định giá trong xã hội và cố gắng tìm kiếm những gì người ta che dấu sau lớp sơn phết của cái gọi là hiện thực. Lớp người viết trẻ ngày hôm nay thuộc về một thế hệ khác, một thế hệ đã không còn lệ thuộc vào quá khứ vàng son của những nhà văn lớp trước. Họ không còn hoài nghi, mà đã biết gạt bỏ. Nhưng loại bỏ có đồng nghĩa với đánh mất? Một nhà phê bình tên tuổi cho rằng, vốn văn hóa của các cây bút trẻ quá mỏng để có thể tạo nên những tác phẩm có giá trị. Sự thực chưa hẳn đã ở chỗ đó. Sự thực là hành trang văn hóa của hai thế hệ đã khác nhau, và do không tìm được tiếng nói chung để dung hòa hai hành trang văn hóa đó, thế hệ đi trước thường cảm thấy thất vọng khi di sản văn hóa mà họ có hình như không tìm tới được với những nhà văn lớp sau. Nếu như trước đây, người ta hay trích dẫn Tolstoi, Dostoievski, thì hiện nay, những người đỡ đầu về tư tưởng cho các tác giả trẻ lại là Henry Miller, Nietzsche, Maria Rilke, Sartre, Kafka hay Borges. Một nhân vật của Nguyễn Hữu Hồng Minh trong truyện ngắn Tháo đáy, cảm thấy đau xót nhất khi phải bán những "Người dưng, Dịch hạch của Albert Camus, LaNausee, Bức tường của Sartre, các sách của KoboAbe, Maria Rilke, Shopenhauer, Faulkner". Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả trên không chỉ là những đại văn hào mà còn là những triết gia vĩ đại. Sự khao khát nắm bắt những vấn đề triết học, tìm ra những câu trả lời có thể quân bình tâm thế đang bất ổn vì thiếu niềm tin đã thu hút các nhà văn trẻ tới với các nhà văn-triết gia đó.
    Tuy vậy, ảnh hưởng đến muộn của triết học hiện sinh đối với các nhà văn trẻ, tiềm ẩn một nguy cơ tụt hậu. Bởi vì, những tác giả nêu trên đã, hoặc thành danh ở thế kỷ trước, hoặc đã được trao giải Nobel cách đây có....bốn năm chục năm gì đó! Ba chục năm trước, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, ở lứa tuổi của các nhà văn trẻ hiện giờ, cũng đã từng "say mê đến đứng ngồi không yên" triết học hiện sinh. Hiếm có nhà văn trẻ nào hiện nay, từ một triết học hiện sinh lý thuyết lại chuyển hóa được thành một triết lý sống của mình, một tư thế dấn thân, nhập cuộc cho tác phẩm của mình. Càng hiếm hơn những tác giả trẻ theo kịp với dòng chảy của văn học và triết học thế giới đương đại, với những Kundera, Salman Rushdie, Gao Xingjiang, S.Hawkin, Richard Dawkin, Brian Goodwin....Chính vì thế, chúng ta không khỏi bực mình khi hay bắt gặp trong câu chuyện của các tác giả trẻ những đoạn triết lý ngoại đề cũ kỹ rất "hiện sinh" cho sang trọng.
    Một trong những khao khát mãnh liệt nhất của những nhà văn trẻ là cố gắng thay đổi nghệ thuật viết, một nghệ thuật mới sẽ thay thế sự trì kéo của chủ nghĩa hiện thực đơn giản. Chính vì vậy, những từ ngữ như siêu hiện thực, hiện thực huyền ảo, hậu hiện đại.., có sức cám dỗ như một thỏi nam châm cực mạnh đối với họ. Những người mạnh mẽ nhất trong những thử nghiệm là các nhà thơ (Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quốc Chánh, Phan Huyền Thư). Họ sáng tác thơ văn xuôi, cố gắng triệt tiêu vần trong thơ, viết không dấu, ******** làm tội các câu thơ bằng những cú hẫng xuống dòng đột ngột, bằng những biểu tượng và liên tưởng thơ hết sức mới lạ:
    "Trong mắt tôi không điểm danh sự hiện diện của cây của thú của người và của cả đường chân trời hách dịch
    Trong mắt tôi chỉ những khoảng cách những tầng lệch những góc tối những hộp đen những loèng quèng những
    ám"
    (Nguyễn Quốc Chánh- Khí hậu đồ vật-NXB Trẻ- tr.17)
    Những thử nghiệm như vậy có thể gặp ở bất cứ tập thơ nào của các cây bút thơ trẻ đã nói tới ở trên. Một mặt, chúng ta phải thông cảm và hoan nghênh những "viên đá lát đường", những người đã dám đi tiên phong trong những thử nghiệm không thành công để tạo đà cho những sáng tạo khác của tương lai. Mặt khác, chúng ta cũng nên nhận thấy những thử nghiệm như vậy nhiều phần đi vào ngõ cụt, mà cái chính, là do thái độ cực đoan khiến họ hiểu chưa thấu đáo nghĩa của chữ hiện đại. Trong diễn từ nhận giải Nobel của mình, Octavio Paz đã viết rất hay về chủ nghĩa hiện đại của ông: "Nhiều lần tôi đánh mất mình và lại tìm thấy mình trong cuộc phiêu du đi tìm cái Hiện Đại. Tôi trở về cội nguồn của mình và tôi thấy rằng cái hiện tại không ở ngoài mà ở trong chính chúng ta. Nó là ngày hôm nay đồng thời là thời đại cổ nhất, nó là ngày mai và là ngày bắt đầu của thế giới, nó có ngàn tuổi nhưng lại vừa mới chào đời. Thời hiện tại mới tinh khôi. Vừa mới được đào lên khỏi lòng đất, giũ đi bụi bặm nhiều thế kỷ, nó mỉm cười và ngay lập tức qua của sổ nó biến mất. Thời hiện tại là sự đồng thời cùng một lúc của các thời đại, của các sự hiện diện. Cái hiện đại phá vỡ quá khứ tức thời chỉ là để giữ lại một quá khứ ngàn năm".
    Khi nào cái "quá khứ ngàn năm" kết hợp được với một "hiện tại tức thời", các nhà thơ trẻ sẽ cho ra đời được những câu thơ hay và trong trẻo:
    "Tôi chỉ là chim sâu nhỏ nhoi giọng hát giữ dân tộc hay hát
    tự thuyết minh cho đồng lúa, rừng hoang, người thổ dân vui ca hành trình
    vượt qua giai đoạn thành kiến
    nhớ buổi sinh tiền
    cơn hát gió
    con số không vô tình thời đại đeo ngón tay áp út
    níu ngọn nắng xanh hơn khi về với đất
    cái nhìn nguyên thể
    gọi miền phủ định
    bông hoa cỡi trần cánh
    tặng tôi hương ảo giác đỏ hồng nhũ hoa
    bầy mưa thôi nôi, âm thanh kêu xé hai hàm răng thanh lịch
    thời không cần nhạc đệm em vẫn sinh ra trữ tình như không
    tôi trở thành siêu sao
    đá mắt trời vào gôn hư vô
    bắt gặp câu hát lạ
    vận nâu sồng viếng chùa!"
    (Giọng hát của gió- Văn Cầm Hải)
    Life is a journey - not a destination
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nỗ lực đổi mới của thơ trẻ, mặt khác, cũng chưa ra khỏi ảnh hưởng của những sáng tác mở đường của Đặng Đình Hương, Dương Tường, Lê Đạt, Hoàng Hưng...những người cũng không mấy thành công trong khao khát đổi mới thơ. Khi Phan Huyền Thư viết
    "Chích choè lửa ngửa cổ thơ
    thơ không lửa
    đốt giọng thành kẻ khác"
    (Không thường)
    "Con dế thất tình vấp phải giọt sương
    Chiến binh Thạch sùng tặc lưỡi uống đêm"
    ( Men theo mùa hạ)
    hay Văn Cầm Hải "gió chiêm bao leo lét mắt tre" (Miền phù thủy) thì những vần liên tiếp của họ "lửa ngửa cổ thơ", "leo lét mắt tre" không xa lạ bao nhiêu với những
    "Máy kéo gặm xứ đồng tơ ơ cỏ
    Nghé sắt buồn lưng sáo đá lon xon"
    hay " bầy em én tin xuân tròn mẩy áo" trong Sông quê của Lê Đạt hoặc " giếng ngọc ễng ương quát đêm tiền sử" hay
    "Ta con chim cu
    về gù rặng tre
    đưa nắng ấu thơ
    về sân đất trắng"
    trong Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm
    Cực đoan là đặc tính, vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của những người viết trẻ. Chính vì thế mà ********, cái taboo đối với những nhà văn lớp trước, lại được các nhà văn lớp sau khai thác triệt để. Sự khai thác thái quá của họ, đôi khi, hàm nghĩa thách thức thế hệ trước. Chính vì mang sắc thái thách thức như vậy, nên họ không tính đến tính hiệu quả của những vú, những khỏa thân, những ngực có thực cần thiết trong câu thơ hay không. Do đó, những hình ảnh đấy không còn là tiếng nói của cơ thể, của bản năng, mà là tiếng nói của lý trí khoác bộ áo choàng ********. Khi Vi Thùy Linh viết :
    "Mẹ viết truyện cổ tích cho con khi đang trên dàn lửa hiến tế ham muốn được gần cha
    Khi đôi môi cha chưa mọc trên mẹ, mẹ vẫn ước có con vào mùa cha gặp mẹ
    Chỉ có cha và con là thiêng liêng; kiến tạo cuộc đời đàn bà của mẹ
    (Những mặt trời đang phôi thai - Linh)
    thì "ham muốn được gần cha" là thật, nhưng "dàn lửa hiến tế " là khoa trương, hay "cha và con là thiêng liêng" thì được (tuy không mới), nhưng "kiến tạo cuộc đời đàn bà của mẹ" thì vừa không mới vừa đại ngôn; hay khi Phan Huyền Thư viết :
    "Thôi uống sương con dế chẳng còn buồn
    bầy sẻ cũ đã qua đời lặng lẽ
    Buổi sáng, Tuấn Ngọc vào rất khẽ
    Như là chẳng ra....
    (Tuấn Ngọc buổi sáng)
    thì hay, nhưng cũng chính chị, viết
    "Những con ve tâm thần gào xước mặt trưa
    Hè đồng tính lang thang"
    (Không thường)
    thì lại là làm chữ.
    Thơ trẻ vì vậy, mặc dù quẫy đạp rất mạnh, nhưng hãy còn đang rất bối rối. Những thao tác thuần túy kỹ thuật như xếp cách danh từ trái nghĩa sát cạnh nhau, đặt mới các tính từ, câu thơ dài thê thướt...không giúp ích bao nhiêu cho việc đổi mới thơ, cho dù người ta có quảng cáo cho nó bao nhiêu đi nữa. Nếu đổi mới thơ chỉ là sắp xếp ngược lại những giá trị cũ thì từ một sự đơn điệu ở cực này, chúng ta lại tiến tới một sự đơn điệu ở cực khác. Cái chính là, một tinh thần thơ mới, chúng ta lại chưa có.
    2-Hiện đại hóa trong văn xuôi
    Tuyết Ngân, trên tờ Văn nghệ trẻ cho rằng "do lười biếng hoặc thiếu kinh nghiệm sống, một số tác giả trẻ cứ lấy luôn cái tôi ra viết cho dễ...hầu như các nhân vật trong truyện ngắn trẻ không có tính cách riêng biệt.... đây cũng là lý do tại sao các nhà văn trẻ không viết được tiểu thuyết". Thực ra, đem cái tôi ra để viết không phải do "lười biếng hoặc thiếu kinh nghiệm sống", cũng như không phải viết về cái tôi là không thể viết được tiểu thuyết. Nam Cao đã từng viết những truyện ngắn rất hay về cuộc sống của bản thân, còn "Chí tuyến Nam" của Henry Miller là một cuốn tiểu thuyết- tự sự hay nhất mà tôi từng được đọc. Karl Shapiro, trong lời tựa cho cuốn sách, viết " mỗi một từ ông viết ra là một từ của tự truyện, nhưng chỉ trong cái nghĩa như Lá cỏ cũng là tự truyện. Những kỳ tích yêu đương của ông đôi lúc có thể được đọc như của một chàng Casanova ở Brooklyn hay một nam Fanny Hill, nhưng trong đó không có một từ nào phóng đại hoặc bịa đặt. Độc giả có thể và không thể xây dựng lại cuộc đời của Henry Miller từ những cuốn sách của ông, bởi vì Miller không bao giờ dừng lại ở một chủ đề nào lâu hơn Lawrence từng làm". Bất cập lớn nhất đối với các cây bút trẻ không phải ở chỗ các nhân vật của họ không có cá tính riêng biệt, mà ở chỗ họ ý thức được phải khai tử cho cách viết truyền thống lấy nhân vật làm trung tâm, nhưng lại chưa sáng tạo được phong cách truyện ngắn (hay tiểu thuyết) hiện đại. Những truyện ngắn của họ vẫn được viết theo cách cũ kỹ, có chuyện mà không có truyện, nói theo cách nói của một nhà phê bình văn học ở hải ngoại. Những dòng chảy một chiều đó, cộng với những triết lý vụn vặt chưa được tiêu hóa kỹ, thường là nguyên nhân chính cho thất bại của những nhà văn trẻ.
    Vậy thế nào là truyện ngắn (hay tiểu thuyết) hiện đại? Ba thử nghiệm tôi cho là thành công nhất của văn xuôi trẻ thời kỳ qua, một là tập truyện ngắn Tầng trệt thiên đường của Bùi Hoằng Vị, một tập sách chỉ dày có 61 trang in trên giấy xấu, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1995 và hầu như chìm trong quên lãng. Thứ hai, là tập Mộng du của Ngô Tự Lập được nhà xuất bản Văn học in năm 1997 và thứ ba, đó là các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Với sáu truyện ngắn, Bùi Hoằng Vị đã tạo dựng thành công một chuỗi những văn bản đa chiều, đa nghĩa và đa hình tượng. Chính vì vậy, rất khó có thể tóm lược hay kể lại các truyện ngắn của anh. Chúng không thể giản lược, không thể tóm gọn, cũng không có "nhân vật đặc trưng". Mỗi một truyện ngắn của anh là một bức tranh lập thể, một hình ảnh đã bị biến dạng của hiện thực. Một hiện thực bị nhốt trong "Phòng bốn giường", "một dạng tồn tại vô nghĩa kinh khủng" của bốn cá thể: "Con hãy mở mắt ra mà xem, ba cái giường kia kìa, - ba người đang nằm đấy. Họ là những con người, thật như đáng gọi, con hãy nhớ thế,- những vai chính diện hiếm hoi, mà hôm nay thì nằm cả ở chỗ này. Đấy, cái giá người ta phải trả cho một trò hề đấy...". Rõ ràng, một truyện ngắn- suy tư đã được hình thành từ những hỏi đáp của hai mẹ con, chứ không phải của tác giả. Dù mang tính trừu tượng, nhưng những suy tư của họ lại rất giàu hình tượng và mang giọng điệu rất riêng của nhân vật- điều hiếm thấy ở các tác giả trẻ. Một truyện ngắn khác của anh, Cổ tích từ luyện ngục bà, lại là một thứ phản cổ tích được kể bằng một giọng nói đa âm, một giọng tự sự kể chuyện cổ tích cho bản thân: "Luyện ngục là nơi mà thời gian rẻ mạt nhất cháu ạ. Rồi cháu sẽ thấy, nếu cháu của bà đủ ngoan (nghĩa là không hư quá, đến nỗi phải sa vào cái nơi tồi tệ hơn cả, là Hoả ngục!) Phải, bà nghĩ, cháu cũng khắc thấy thôi, chính là ở cái Luyện Ngục này đây, chứ chẳng đâu khác, mà thời gian được tìm thấy rẻ mạt nhất (hay bảo, người ta được tìm thấy giàu có thời gian nhất, thì cũng thế!)".
    Mộng du của Ngô Tự Lập cũng là một thử nghiệm rất đạt. Cả tập truyện ngắn là những câu chuyện lẫn lộn giữa hoang đường và sự thật, những câu chuyện nửa kỳ bí nửa hiện đại, là những ghi chép đứt đoạn của một con người sống trong một thế giới tưởng tượng, một vùng Tùng Quảng nào đó không hề có trên bản đồ hàng hải, với những nhân vật thuộc bộ tộc Ducomi, một bộ tộc chắc hẳn cũng là sản phẩm của đầu óc tưởng tượng của tác giả. Những con người đó không hề xa lạ, họ cư xử như thể họ là những người dân của bất kỳ làng chài nào trên lãnh thổ Việt nam, nhưng cái hư ảo của địa phương, của xuất xứ con người họ cho phép tác giả được thoả sức sáng tạo, trộn lẫn các chiều của thời gian, các truyền thuyết. Là một cái tên chết, bằng ngòi bút của mình, Ngô Tự Lập đã khai sinh ra Tùng Quảng, một "lục địa Sanhicov", một làng Macondo của văn học Việt nam.
    Cũng phá bỏ thời gian và không gian tuyến tính, nhưng độ lớn của tiểu thuyết cho phép Nguyễn Bình Phương khai triển nó trên một bình diện rộng hơn. Trong truyện ngắn của Ngô Tự Lập, nhân vật thường sống trong một góc tam giác của thời gian, và khi anh ta tiệm cận cái góc đó, thời gian có cảm giác như quay ngược lại làm anh ta hoang mang, không hiểu điểm mình tồn tại là ở đâu trong vòng tròn khép kín của thời gian luân chuyển. Trong khi đó, nhân vật của Nguyễn Bình Phương trong Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng thường đối mặt với một thời gian nhiều chiều, khi quá khứ, hiện tại và cả tương lai nữa tồn tại cùng nhau trong một cảm giác luân hồi. Các chiều của thời gian chen chúc nhau trong không gian chật chội của nhân vật, của một vùng đất Linh Nham vô hình của người, linh hồn, hiện tại, lịch sử tồn tại bên ngoài một địa danh Linh Nham có thật.
    Như vậy, văn xuôi trẻ hiện đại không từ chối hiện thực, nhưng cũng không coi hiện thực là chất liệu độc tôn cho sáng tạo nghệ thuật. Tình trạng bất ổn của niềm tin, của cảm giác hư vô trong tồn tại và sáng tạo, của thân phận con người- khiến họ không thoả mãn với những câu trả lời của hiện thực và phải đi tìm nó trong những thời gian và không gian khác. Không quá chú trọng vào việc xây dựng "nhân vật đặc trưng", họ sáng tạo ra những không gian và thời gian đặc trưng và dõi xem nhân vật của họ sẽ phản ứng ra sao trong những không-thời gian đặc biệt đó.
    ****
    Paul Valery từng viết: " Nghệ thuật của chúng ta, với những dạng thức và cách thức nó được sử dụng, đã được sáng tạo vào những thời gian hoàn toàn khác với thời hiện tại, bởi những con người mà quyền năng đối với sự vật là không đáng kể so với chúng ta ngày nay. Sự lớn mạnh kỳ diệu của kỹ thuật cùng với khả năng thích nghi và độ chính xác của nó, những ý tưởng và thói quen mà nó tạo ra, khiến cho những thay đổi cơ bản trong nghệ thuật cổ xưa của cái Đẹp là không thể tránh khỏi". Những thay đổi này cuốn hút những người viết trẻ, những người đang trong giai đoạn định hình và khát khao tìm ra những con đường riêng, nhưng chưa phải ai trong số họ cũng có thể hiểu biết thấu đáo để khai thác triệt để những thay đổi lớn lao ấy. Tuy vậy, những thất bại của họ là những thất bại trong thành công, hay là những thất bại cần thiết cho một thành công ở tương lai, khi họ hòa hợp được thời hiện tại với một "quá khứ ngàn năm", hòa hợp được kỹ thuật mới với những tư tưởng mới..
    Nguyễn Thanh Sơn
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Thanh Sơn
    Linh ơi?!
    " Này gương kia, ta muốn biết trí tuệ của ta,
    Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều, so với tuổi"i
    Biết viết gì về một tập thơ khi nó đã được xuất bản... Viết rằng nó khá dài, và có vẻ vô cùng thông minh?2
    Borges, trong một buổi nói chuyện với các nhà thơ trẻ, có trích dẫn một câu của Oscar Wilde, một câu mà ông nói có tính chất tiên tri- "nếu không có thơ vần, tất cả chúng ta đều là thiên tài". Làm rõ thêm một chút ý của ông già nhà văn mù loà xứ Achentina, người nhiệt thành khuyên các nhà thơ trẻ "trước khi muốn phá luật thì phải học luật đã": thơ có vần là phép thử của tài năng. Không có gì dễ bộc lộ sự bất tài bằng một bài thơ đúng niêm luật mà chán ngắt.
    Bây giờ, hãy thử nhìn nhận ý kiến của Oscar Wilde ở một khía cạnh khác, khía cạnh mà, khác với bản tính thẳng thắn của người châu Mỹ Latinh, Borges đã ý nhị im lặng trong buổi nói chuyện đó: thơ không vần là cái cách dễ nhất che dấu sự bất tài của mình Một bài thơ không vần, dù có chán ngắt, cũng không làm chúng ta bực bội như một bài thơ có vần. Những người núp bóng thể thơ tự do thừa biết ưu thế của họ: con người dễ chấp nhận một bài thơ dài và lủng củng như một đoạn văn xuôi ý nghĩa mù mờ. Và vì thế, chúng ta có thể thờ ơ bỏ qua nó chứ không nhọc công bực bội. Thơ không vần, trong cái cấu trúc tự do mà nó tự đặt ra cho mình, còn là một bộ quần áo của hoàng đế: ai cũng sợ bản chất ngu độn của mình đã bỏ mất cơ may nhìn thấy con kỳ lân3, do vậy, trước một bài thơ không vần, im lặng không phải là đỉnh cao của âm thanh, mà là đỉnh cao của sự thông minh.
    Linh- tập thơ của Vi Thuỳ Linh, một tác giả mới hai mươi tuổi, đã tự lựa chọn cho mình con đường dễ dàng nhất, và cũng khó khăn nhất của một nhà thơ trẻ: bốn mươi bài thơ tự do, rất mới, rất "cách tân"- theo như nhận xét của đông đảo công chúng yêu thơ và các nhà thơ, các nhà phê bình. Vậy viết gì về một tập thơ "câu nào cũng hàm ngôn"4 một tập thơ thông minh như vậy...!
    Thông minh? Liệu thông minh có là cái đích của một tập thơ? Tại sao tôi cứ mãi băn khoăn, cái gì là cái khác nhau lớn nhất giữa nhà hiền triết và một kẻ tự cho mình thông minh? Câu trả lời có lẽ là: nhà hiền triết bao giờ cũng tin những gì mình đang nói ai cũng biết, bởi vậy, không chỉ có ngôn ngữ của ông ta giản dị dễ hiểu, mà giọng điệu của ông ta bao giờ cũng có một chút hài hước nhẹ nhàng. Kẻ tự cho mình thông minh tin rằng, những điều mình đang nói chỉ duy nhất có một mình biết, vì vậy ngôn ngữ của hắn vừa to tát vừa rối rắm, giọng điệu của hắn vừa cao ngạo vừa trống rỗng.
    Tập thơ của Linh, mới chỉ đọc mười bài thơ đầu, đã thấy dày đặc những ngôn từ to tát, những huyễn hoặc, kính động, cực đại, khuếch tán, phi thường, hợp nhất, trầm cảm, khủng hoảng, bạo động, tối khẩn, huỷ diệt... Nếu ví nhà thơ như một người thợ gốm, và bài thơ như chiếc bình, Linh- cũng giống như nhiều nhà thơ trẻ tuổi khác, những người luôn muốn mô tả tình cảm trong cái cực đại của nó, và không thể chờ đợi để tìm ra những từ ngữ thích đáng- đã chẳng mấy bận tâm đến việc giữ cho lửa đều, mà chỉ chăm chăm đốt lửa trong lò thật bốc. Và vì thế, không nên ngạc nhiên khi mở những chiếc bao thơ, thay vì chiếc bình với chất men mịn màng, ta lại thấy những mảnh vụn méo mó của những câu thơ quá lửa. Không phải một rừng biểu tượng, trên các bài thơ của Linh là một rừng khẩu hiệu.
    Thơ của Linh đầy chất cách tân- bà đỡ của nhà trẻ, những nhà thơ quá lứa đang sốt ruột chờ phiên đổi gác nói thế. Ðối với tôi, "hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft. Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình. Ngày đêm, những nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu. Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn. Màu dollar sắp nhuộm cả da trời"5 không thể gọi là cách tân. Dù rằng ngôn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã hoá, nhưng không vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn. Có thể cực đoan, nhưng tôi từ chối gọi những dòng trên là thơ.
    Có người an ủi tôi rằng, đôi khi, do những may mắn tình cờ, những chiếc bình quí nhất thường được những người thợ gốm làm ra trong những mẻ lò không có gì chung với ý niệm người ta thường có về sự tính toán. "Thơ phải cực đoan"- họ nói vậy. Làm thơ phải trông chờ vào sự may rủi, (poetry is given to the poetii- thơ ca được trao cho thi sĩ), và không thể không công nhận, trong sự may rủi, đôi lúc Linh cũng có những câu thơ hay, nhất là khi viết về mình, hay về những suy tư táo bạo của một cô bé đang tưởng tượng mình đang trở thành thiếu phụ:
    "Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em
    Làm thế giới hoá lỏng
    Em như bông lúa chín"6
    hoặc
    "Anh hiện diện bên em sau giấc mơ vừa nhấc cánh
    Cùng mùi thịt da..."7
    hay cuồng nhiệt hơn
    "Em vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt"8
    đáng tiếc, ngay sau đó, mẫn cảm phụ nữ tinh tế của cô lại nhường chỗ cho đầu óc thông minh của những luận đề vô nghĩa:
    "Hiện thực không thoả thuận với sắp đặt chủ quan
    Tôi biến mình thành cái motor, một robot, bằng cơ chế điều khiển
    Vẫn phải làm việc và rời xa mình
    (Chúng ta ngày càng rời xa mình)
    Bèn duy trì hứng khởi bằng lãng mạn, tưởng tượng bất ngờ
    Cả loài người ngộ nhận tham vọng vật chất"9
    Mâu thuẫn lớn nhất của Linh và đồng thời cũng là hạn chế lớn nhất của cô, nằm ở cái cách cô tập làm người lớn. Linh "già hơn nhiều , so với tuổi", nhưng đáng lẽ tin tưởng vào sự già dặn trẻ trung của thơ mình, cô lại không vững tin để đến độ luôn luôn phải khoác cho mình chiếc mặt nạ của một thiếu phụ cô độc, một con người đã biết tất cả, và do vậy, mọi lời nói phải hàm ngôn." Câu nào cũng hàm ngôn"10...!
    Hàm ngôn, ai đó sẽ tranh luận, là đặc điểm không thể thiếu được của thơ ca. Không thể tưởng tượng thơ ca nếu thiếu những ý tại ngôn ngoại, những liên tưởng bí ẩn, những mối dây mơ hồ dễ cảm nhận mà lại khó diễn giải. Nhưng mặc cảm chưa trở thành người lớn khiến hàm ngôn của Linh chỉ bao gồm những câu nói cố làm cho tối nghĩa, những từ- gạch- nối bất tận và vô lý như những từ in đậm trong tạp chí Thế giới Phụ nữ, tỷ như: vũ- trụ- sơ- sinh, có- phải- tôi- đấy- không, để- biết- mình- đang- sống, triệt- tiêu- nỗi- khổ...vv. Nếu xếp những câu thơ đó bên cạnh những câu thơ tuổi xanh như:
    "Tôi như ổi chín
    Với đôi mắt ccủa Mecghi đăm đắm nhìn cha Ran"11
    (lại cha Ran!), chúng ta sẽ có một món nộm- thơ nhạt nhẽo.
    Vậy, biết viết gì về một tập thơ của một nhà thơ khi nó đã được xuất bản. Viết rằng cô còn rất trẻ, và có vẻ vô cùng thông minh...
    Tôi cũng rất mong được nhẹ12, mong rằng mình không phải phi ngựa xéo lên mạ non13 nhưng chính vì nghĩ về Linh như một nhà thơ- không có những tính từ (trẻ, phụ nữ) đi kèm- tính từ, như chúng ta đều biết, luôn giả dối, nó chỉ là cái cách người ta che đậy cho việc không tìm ra một danh từ đắc địa và đúng nghĩa- nên tôi nghĩ, tác giả nên mau chóng vượt qua giai đoạn đại ngôn của tập thơ này, lắng lòng mình lại hơn, chăm chút cho từ ngữ hơn để có thể có được những vần thơ chân thành và có giá trị.
    Hà nội 15.2.2001
    --------------------------------------------------------------------------------
    i Linh- thơ Vi Thuỳ Linh- NXB Thanh niên 2000. Thằn lằn trắng-tr 16
    2 "Biết kể gì về một người con gái khi nàng đã chết. Kể rằng nàng đẹp. Và vô cùng thông minh. Nàng yêu Moza, yêu Bach, yêu nhóm Beatles..." ( Câu chuyện tình yêu- Erich Segal)
    3 Có một chuyện ngụ ngôn mà Borges rất thích và được ông nhắc tới nhiều lần trong các tiểu luận của mình, đó là câu chuyện của Hàn Dũ ông tìm được trong cuốn Anthologie raisonnée de la litérature chinoise của Margaulies: câu chuyện về con kỳ lân. Ai cũng biết con kỳ lân là con vật thiêng mang điềm lành, nhưng không ai trong chúng ta biết mặt mũi nó thế nào, vì thế, hoàn toàn có khả năng một lúc nào đó chúng ta đã thấy nó lướt qua trước mặt mà hoàn toàn không biết nó là con kỳ lân.
    4 Chân dung- tr 6. Linh- đã dẫn
    5 Thế giới hiện hữu- Linh- tr. 27- đã dẫn
    ii Dẫn theo Nguyễn Quốc Trụ
    6 Sinh ngày 4 tháng 4- Linh- tr.14- đã dẫn
    7 Một ngày chưa có trong sự thật- Linh- tr.78- đã dẫn
    8 Và chúng ta bắt đầu một cuộc sống khác- Linh- trang 77- đã dẫn
    9 Một ngày chưa có trong sự thật- Linh- tr79- đã dẫn
    10 Chân dung- tr 6. Linh- đã dẫn
    11 Mùa đông cuối cùng- tr.44- Linh- đã dẫn
    12 Chữ dùng của nhà thơ Thường Quán
    13 Chữ của Lỗ Tấn
    ººººº
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Trọng Tạo
    Ngộ nhận trong phán xét văn trẻ
    Trên mặt báo gần đây xuất hiện một số những cây bút mới ký dưới các bài gọi là phê bình nhằm vào các tác giả trẻ. Ðó là Hoàng Xuân Tuyền, Chu Thị Thơm, Nguyễn Thanh Sơn, Ngọc Oanh, Hưng Yên, v.v... Cái mạnh của họ là bạo dạn, dám bộc lộ chính kiến, thậm chí có người rần rật máu nóng chảy trong từng dòng viết phê phán các tác giả trẻ. Cũng có đôi lúc, đôi người thể hiện sự học vấn, hoặc ra giọng khụng khiệng của những bậc thầy lớn tiếng nhận định, phán xét và răn dạy những người sáng tác trẻ. Thôi thì dịu dàng hay bặm trợn, khụng khiệng hay từ tốn... cũng chẳng có hại gì cho phê bình cả, thậm chí còn là "cá tính" để tạo nên bản sắc của từng cây bút khiến họ không lẫn vào đám đông, cũng là một ưu điểm vậy. Nhưng điều đáng bàn là nhiều luận điểm họ đưa ra trong các bài viết là quá chủ quan, ngộ nhận và tự mâu thuẫn khi nhận định, phán xét văn chương của giới trẻ.
    Như chúng ta đều biết, giới trẻ bao gồm những người trẻ tuổi, và gọi những cây bút trẻ hay những nhà văn trẻ đều khu biệt trong tuổi tác mà thôi. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học sáng tạo thì những phát kiến quan trọng của đa số những người sáng tạo thường nằm trong độ tuổi 24 - 28. Ngoại lệ thì có "thần đồng", "thần lão" hoặc ở ngoài độ tuổi 24 - 28. ở ta, hội nghị những người viết trẻ thường chọn dưới 40 tuổi. Theo ý riêng tôi thì giới trẻ chỉ nên tính từ 16 - 35, đấy là tuổi thanh xuân của đời người, tuổi khởi ra nhiều sự mới mẻ để khẳng định chính mình, để "lập thân". Trong văn học nghệ thuật, lứa tuổi này thường tạo ra những đột phá quan trọng cho văn nghệ thời đại. Sự đăng quang của Thơ Mới, sự đăng quang của Thơ chống Mỹ chẳng là của giới trẻ đó sao?
    Tuy nhiên trong lịch sử văn học, nhiều thế hệ bị bỏ trống, hoặc trở thành thế hệ "lót đường" - thế hệ chuẩn bị. Hiện tượng Thơ Mới nối dài, và hiện tượng thế hệ chống Mỹ bao trùm văn đàn lấn át thế hệ kế tiếp là có thật. Ðiều đó không có nghĩa là họ cố tình múa bút dương oai chiếm chỗ của thế hệ trẻ, mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, và qui luật phát triển của văn tài trong xã hội. Ở ta, sau hoà bình 15 năm, từ những năm 90, lớp nhà văn trẻ mới có cơ hội tốt để khẳng định chính mình. Ðấy là một thế hệ được chuẩn bị và được ngọn gió đổi mới, hội nhập tràn thổi vào đôi cánh thanh xuân. Từ thơ đến văn xuôi (cũng rất rõ trong hội họa) đã xuất hiện những làn sóng mới, khác với các thế hệ trước đó. Trường hợp Trương Nam Hương đoạt giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 28 tuổi (1991) và Nguyễn Quang Thiều cũng nhận giải thưởng này năm 36 tuổi (1993) là bằng chứng tự khẳng định mình của giới trẻ. Ngay trong cuộc xét giải thưởng thơ năm 2000 tại Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua, 2 tác giả trẻ là Vi Thùy Linh (20 tuổi) và Nguyễn Hữu Hồng Minh (28 tuổi) đã được Hội đồng Thơ đề cử cùng 6 tác giả khác để bỏ phiếu. Số phiếu của họ chỉ thua 2 tác giả đoạt giải. Ðó là những dấu hiệu tốt về sự hiện diện của thơ trẻ những năm gần đây. Một số tác giả trẻ khác như Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly cũng đã gây được sự chú ý của độc giả, trong đó có người đã tạo ra được những tranh luận, khen ngợi hoặc phê phán. Trường hợp tập LINH (sau tập khát được đề cử ở Hội đồng Thơ) của Vi Thùy Linh là một hiện tượng khá đặc biệt được tranh luận nhiều trên báo chí Bắc Trung Nam, trong đó 8 bài khen, 4 bài chê và 3 bài dở khen dở chê. Số lượng bài viết về thơ Văn Cầm Hải ít hơn, bởi tập thơ đầu tay người đi chăn sóng biển của anh in từ năm 1994 với số lượng nhỏ, ít người được đọc, vì vậy có người phải đem cả những bài chưa in (có thể là chưa hoàn chỉnh) của anh ra để "bổ" như bổ củi; đến nỗi sau khi đọc bài của Ngọc Oanh (Phụ san Văn nghệ Quân đội số 15 ngày 10-8-1998. Người Hà Nội in lại số 9 ngày 3-3-2001) Văn Cầm Hải đã phải kêu lên: " Tôi không đòi hỏi Ngọc Oanh bên cạnh chê nên khen thơ tôi, vì quan niệm nghệ thuật vốn xưa nay không phải luôn luôn đồng nhất, và tư tưởng nghệ thuật thì nó có những bến bờ của nó mà không phải con thuyền nào cũng cập bến được. Những gì mà Ngọc Oanh "chọn ra" để "phê bình" còn ở dạng bản thảo, nó còn được tiếp tục điều chỉnh và bổ sung, đó là quyền của người sáng tạo. Hệ thống luật pháp của nước ta, kể cả thế giới, không có một điều khoản nào qui định cho phép người phê bình tự ý đưa bản thảo của người khác lên các phương tiện thông tin đại chúng để phân tích, phê bình. Tôi nghĩ rằng, trước lúc làm một nhà báo, nhà phê bình, Ngọc Oanh nên là một công dân sống và làm việc theo pháp luật qui định". (Phải chăng đó là phê bình? - VCH). Lại có người chỉ đọc được dăm ba bài của anh, thấy lạ rồi khen với một giọng cũng "lạ" không kém " ...Cái hay của nó chính là nhịp lên của một câu thơ 6 chữ rất "khẩu hiệu" và hiện đại như "vượt qua giai đoạn thành kiến", được đột ngột hạ xuống tương phản với một câu thơ 4 chữ cũ "nhớ buổi sinh tiền", rồi lại hất lên rồi để buông rơi ở một câu thơ chỉ có 3 chữ lơ lửng "cơn gió hát"..." (Nguyễn Thanh Sơn - Tia Sáng số 5 - 2001). Thực ra thì Văn Cầm Hải đã thoát khỏi hình thức quen thuộc với một nội dung mang tính tích hợp trong cảm thức khác biệt của thi sĩ: "người dương cầm lên cơn tổng phổ", "chùm hoa tigôn cũng đỏ màu tập thể", "đời chị như viện bảo tàng/ treo đầy mặt nạ đàn ông", v.v...
    Trở lại "hiện tượng Vi Thùy Linh", một cây bút in thơ từ năm 16 tuổi, và 4 năm sau đã cho xuất bản 2 tập thơ (trên 200 trang với 96 bài thơ chọn lọc), hầu hết là thơ tình yêu, hay có thể nói là thơ khát tình, khát yêu, thậm chí là khát dục cũng đều đúng cả. Cái tôi bản thể trong thơ Vi Thùy Linh dường như được "bóc trần" đến tận lõi khát vọng yêu của con người. Tất nhiên con người có nhiều khát vọng (cao sang hay thấp hèn), nhưng trong thơ, Vi Thùy Linh chỉ mạnh mẽ một khát vọng được yêu, được sống trong tình yêu đích thực của con người. Ở đây không đơn giản là tình yêu xác thịt như một ít người lầm tưởng, mà là một tình yêu "toả nhiệt vào thơ bất kể mùa nóng, lạnh", "yêu đến tan cả em" nên luôn thấy "ngày dài hơn mùa" rồi bật khóc đến nỗi phải "cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh". Thơ Vi Thùy Linh không chỉ có thông minh (không thông minh thì không thể làm thơ) mà còn có cả khổ đau của thân phận người, đặc biệt là phận người phụ nữ trong tình yêu : "Cứ để chăn trễ nải/ Biết đâu/ Một tối trở về/ Chồng nằm trong đó". Vi Thùy Linh có rất nhiều những câu thơ buồn, thật buồn mà viết ra như không: "Ðêm mở mắt bên em là mùa đông", "Sau giấc mơ em còn nguyên", "chúng mình buồn như cặp bánh phu-thê/ Chiều quắt lại như mặt người ốm dậy "... Lại có nhiều câu thơ sáng trưng lộng lẫy: "Chưa bao giờ như chiều nay/ Ðàn kiến tha mặt trời qua mùa hè run rẩy", "Mặt trời vỡ hàng triệu mảnh bọc thân thể tôi rát bỏng... Cát bay lên như những linh hồn". ******** chỉ là một phần của thơ Vi Thùy Linh, nó là những ám ảnh trong khát vọng tình yêu, đôi khi tưởng như trần tục, nhưng trong hệ thống ngôn từ và thi ảnh nó đã nhuốm màu triết học, và nhờ thế nó mở ra một hệ thống thẩm mĩ mới, khác với quan niệm đạo đức mà không ít người nhầm tưởng. "Khoả thân trong chăn/ Thèm chồng..." không phải là nhục thể, bởi sau đó là câu: "Chỉ cần anh gối lên đùi", và dù "Mình ôm lấy anh ôm mình" thì cũng chỉ là vì một khao khát yên bình: "Biết sự bình yên của mặt đất". Thật lạ lùng, khi đọc những câu thơ như thế mà Chu Thị Thơm lại tưởng tượng ra những điều thật kinh dị: "Cứ nhất thiết, thèm chồng là cứ phải để tư duy phiêu lưu với hình thể nồng nỗng, trần truồng hồng hộc đợi chờ trong sự bất thường như thế chăng?" (Khi nhục cảm đã vượt qua con chữ - GD&TÐ số 27 ngày 3-3-2001). Vẫn biết người đọc là người sáng tạo thứ hai (sau tác giả), nhưng lối đọc thơ "nồng nỗng", "hồng hộc" bệnh hoạn như thế có khác nào truyền bệnh của mình vào thơ của người khác, và tác hại hơn, đấy lại là ý kiến của một "nhà giáo phê bình" với sức tưởng tượng quái đản làm lây lan tới những người đọc nhẹ dạ cả tin khác. Phải khẳng định rằng, đề tài ******** chưa bao giờ xa lạ với văn chương. "Một lần nữa bằng môi- Tôi chạy dọc theo đùi". Ðấy không phải là câu thơ của Vi Thùy Linh, mà là một trong cả ngàn câu thơ ******** rút ra từ tập thơ tuyệt tác 99 đêm của nàng Kômati của thi sĩ Rubôkô Sô (980-1020) Nhật Bản. Trong tập Văn chương cảm và luận tôi đã hơn một lần bàn về thơ ********, thơ hiện đại, và khẳng định rằng: "Muốn cảm nhận được thơ ********, thơ hiện đại, cần phải có một Mỹ Học đổi mới". Còn việc Hoàng Xuân Tuyền trích lẻ một số câu thơ của Vi Thùy Linh rồi gán cho nó là thơ "Anh-Em-Chăn-Gối-Giường-Sừng" thì đấy là một lối đọc thơ bất nhẫn (xem Người Hà Nội số 7 ngày 17-2-2001). Ngay câu thơ đầy ám tượng về Con ngựa một sừng trong huyền thoại Hy Lạp của Vi Thùy Linh: "Con ngựa có chiếc sừng vĩ đại vẫn vọt lên con ngựa kia cầu vồng sao trắng" mà Hoàng Xuân Tuyền ngạc nhiên đến không tài nào hiểu nổi, phán rằng: "...đố biết chiếc sừng vĩ đại trổ ra từ đâu?". Xin thưa, nó trổ ra từ văn hoá nhân loại đấy!
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Phê bình có khi là khám bệnh và kê đơn cho văn chương, nhưng ngược lại những "thầy thuốc phê bình" ốm yếu bệnh hoạn đôi khi lại tự biến mình thành kẻ truyền bệnh. Vẫn biết con người thường có những ngộ nhận, nhưng người phê bình ngộ nhận thường đưa ra những phán xét liều lĩnh đến nực cười. Tỷ dụ như với thơ Vi Thùy Linh, Hoàng Xuân Tuyền phán: "Chúng tôi không coi những ghi chép lộn xộn đó là thơ", còn Nguyễn Thanh Sơn thì bảo, đó chỉ là "một món-nộm-thơ nhạt nhẽo". Tất nhiên, thích hay không thích là quyền của mỗi người, nhưng đâu phải cứ phán bừa như thế thì thơ Vi Thùy Linh sẽ bị hạ thấp xuống đáy vực hay trở thành văn xuôi, mà ngược lại, nhà thơ trẻ này vẫn khát, vẫn linh, vẫn song mã nước đại "Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh/ Cùng cả tham sân si đầu thai kiếp khác".
    Trong phê bình, thổi phồng hay bóp méo các giá trị đều xa lạ với khoa học khách quan. Người sáng tác cực đoan đôi khi mở ra những chân trời mới lạ, nhưng người phê bình cực đoan lại thường nhốt bầu trời trong đáy giếng. Chính vì vậy mà đòi hỏi nhà phê bình phải tìm ra các hệ thống ngôn ngữ, triết học và tư tưởng của tác phẩm và tác giả, từ đó đưa ra các lời bình luận hay phán quyết. Khi tính cảm tính lấn át tính hệ thống thì phê bình sẽ trở nên phiến diện, nông cạn và ỡm ờ. Trong bài viết Văn trẻ hôm nay (Tia Sáng số 5 - 2001), Nguyễn Thanh Sơn cố đi tìm cái khác, cái mới của thơ văn trẻ, nhưng ngay từ đầu anh đã đưa ra nhận định thiếu chính xác về "thế hệ". Anh cho rằng thế hệ trước (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Trung Chính, Bảo Ninh...) là "thế hệ hoài nghi", còn lớp người viết trẻ hôm nay "họ không hoài nghi". Anh viết tiếp: "Các nhà văn thế hệ trước có quá khứ: chiến tranh, niềm tin, một nôi văn hoá quen thuộc và đã được định giá", còn "các nhà văn trẻ hiện nay thuộc một thế hệ từ chối quá khứ đã được định sẵn cho họ và khao khát đi tìm cho mình một quá khứ khác". Không phải chỉ thế hệ trẻ hôm nay mới "đi tìm cho mình một quá khứ khác". Thế hệ nào cũng có một thời trẻ, họ làm ra quá khứ của mình; còn "hoài nghi" luôn luôn là đặc tính của những nhà sáng tạo ở bất kỳ thời nào, ở bất cứ người già hay người trẻ. Chỉ có điều, những sáng tạo sau phải khác, phải không lặp lại những gì đã có. Tuy nhiên vẫn có những hình thức tồn tại trường cửu, không dễ gì phá vỡ nổi (thơ Ðường, thơ Xonnê, thơ lục bát, v.v..). Vấn đề là người sau phải cộng thêm vào thành tựu của người trước chứ không phải là xoá trắng thành tựu (mà có muốn cũng không thể làm được). Ðiều này tôi đã phân tích kỹ trong bài Thơ trẻ không an bài với thành tựu (Văn chương cảm và luận - tr. 216-225). Cũng do những hiểu biết nông cạn về chân giá trị của cái mới, Nguyễn Thanh Sơn có bài Ba cái lầm của nhà thơ lớn tuổi (Tia Sáng, số 4-2001). Anh viết: "Thế hệ trẻ, thực ra, không cô đơn, cũng không hề hoang mang"; "không phải cứ tấu lên những 'chó sủa, mèo gào, mọt nghiến, người rên rỉ' là bài thơ trở thành một bản nhạc giao hưởng", và "các nhà thơ lớn tuổi cứ tưởng rằng, làm ồn ào quanh các hiện tượng là thái độ ưu ái với các nhà thơ trẻ", v.v..Ở đây tôi không bàn đến cái giọng khụng khiệng cố nội của một người viết trẻ (bởi chính Nguyễn Thanh Sơn cũng tự thú nhận: "Cám dỗ của lòng tự kiêu ngấm ngầm: được là một người viết trẻ viết về những người viết trẻ"), mà chỉ muốn nói rằng, chính anh đã nhầm về sự cô đơn và hoang mang của thế hệ trẻ. Cô đơn và hoang mang chính là khởi sự nội tâm của sáng tạo, hiểu theo nghĩa giải toả hay chia sẻ. Anh cũng nhầm giữa "bản nhạc giao hưởng" và thơ có tính phức điệu của nhạc giao hưởng. Còn "thái độ ưu ái (của các nhà thơ lớn tuổi - NTT) với các nhà thơ trẻ" thì đấy lại là một truyền thống đẹp cần được biểu dương chứ không phải là để phỉ báng và chế giễu. Trẻ con thường có tâm lý đố kỵ với người lớn, muốn bằng người lớn và muốn hơn người lớn, chính vì thế mà nó phải tập chia động từ "Tôi là" trong một thời gian không mấy ngắn. Nhưng đấy là trẻ con chưa trưởng thành. Tôi nghĩ, để trưởng thành, bên cạnh sự khiêm tốn học hỏi thế giới, cũng cần có lòng tự kiêu, chứ không phải là sự cao ngạo ngộ tưởng.
    Sáng tác đã khó. Ðọc, nghe hay dịch cho sát (tiếp cận) với văn bản cũng không phải dễ. Chả thế mà các cuộc thi Piano Chopin thế giới, nhiều lần không có giải nhất. Ðặng Thái Sơn ngoài việc chơi đúng văn bản tác phẩm Chopin, anh còn tái tạo được cả phần hồn trong tác phẩm của ông. Nhưng anh mới chỉ là một người "dịch" giỏi Chopin mà thôi. Phê bình khoâng chỉ là đọc, là nghe, là dịch, mà còn là giải mã tác phẩm; rồi trên cả giải mã là bình luận và đưa ra những luận điểm về đối tượng phê bình. Thật khó lắm thay! Ðấy là chỉ mới nói đến việc phê bình những tác phẩm cụ thể. Còn khi đưa ra những nhận định khái quát về các thời kỳ văn học, những dòng chảy, những trào lưu, những trường phái, hay về những thế hệ văn chương thì việc ấy mới thật mênh mông như bể Sở (Mênh mông bể Sở sông Ngô). Chỉ mới xem qua một số bài viết về thơ văn giới trẻ của một ít người phê bình trẻ, tôi đã thấy có nhiều điều bất ổn. Chính vì thế mà chúng ta cần phải xem lại mình, cần điều chỉnh những hiểu biết của mình trước các giá trị mới đang mở ra, một cách bình tĩnh và minh triết. Có như vậy phê bình mới thoát khỏi sự phá bĩnh làm cản trở, nhiễu loạn văn chương (cả người viết lẫn người đọc), để đi tới sự giải minh đắc lực cho văn chương và thời đại mới.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Thanh Sơn
    Sao cứ ép tôi hiểu thơ giống ông?
    Những người nông dân Nga, sau khi nhấc bánh mỳ khỏi lò nướng, thường đặt nó lên bậu cửa sổ. Họ nói, chiếc bánh nóng bỏng cần thời gian, cần không khí trong lành làm nó dịu đi, mềm ra. Chỉ khi đó nó mới dậy hương thơm ngon lành của bánh.
    Giống như vậy, một cuộc thảo luận, nhất là thảo luận về một vấn đề văn hoá, cũng cần thời gian để những suy nghĩ có thể lắng lại, cần một không khí đối thoại cởi mở, và nhất là, cần một thái độ tôn trọng những ý kiến khác với ý kiến của mình. Thảo luận chính là quá trình trao đổi những ý kiến khác nhau nhằm nẩy sinh chân lý và học hỏi, chứ không phải-và không nên-biến thành một đấu trường chữ nghĩa.
    Bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo "Ngộ nhận trong phán xét văn trẻ", đăng trên tạp chí Tia Sáng số tháng 7/2001, tiếc thay, không giữ được thái độ bình tĩnh và hành xử văn hoá ấy. Anh là người, từ khá sớm, nhận ra "để phân biệt đẳng cấp, các nhà thơ lão làng đã gọi lớp làm thơ em út là bọn trẻ làm thơ hoặc nhà thơ trẻ" (1) và tuyên bố "nhà thơ không thể đem thâm niên nghề nghiệp để phân biệt đẳng cấp trẻ già" (2), cũng như viết trong bài viết của mình "chúng ta cần phải xem lại mình, cần điều chỉnh những hiểu biết của mình trước các giá trị mới đang mở ra, một cách bình tĩnh và minh triết", nhưng chính trong bài viết ấy, lại thiếu bình tĩnh và "minh triết" trước những phát biểu không đồng quan điểm với anh. Ngay từ dòng đầu tiên, anh đã tỏ thái độ coi thường bài viết của các tác giả khác ("các bài gọi là phê bình"), và sau đó, không ngừng công kích những luận điểm của họ là "bất nhẫn", "ốm yếu bệnh hoạn", "truyền bệnh cho người khác", "liều lĩnh đến nực cười", "tưởng tượng quái đản"...vv và vv. Chỉ vì cảm thấy "có nhiều điều bất ổn" trước những bài viết của "một ít người phê bình trẻ" mà anh cố tình quên đi những điều chính mình đã viết ra, chính mình đã từng chịu đựng, để rồi đem ngôn ngữ của một cuộc chọi gà dùng cho một cuộc thảo luận, thì quả là đáng tiếc cho một nhà thơ và một nhạc sĩ có danh.
    Hay có lẽ vì quan điểm của tôi về phê bình văn học vốn khác với anh Tạo? Phê bình văn học, đối với anh, mang một trách nhiệm to tát là "giải minh" cho người đọc, nên phải cực kỳ khoa học, có lớp có lang. Trong khi đó, đối với tôi, phê bình văn học đơn giản lắm, chỉ là chia sẻ những suy nghĩ cá nhân về tác phẩm. Nhà phê bình vừa phải biết đọc tác phẩm văn học bằng tình cảm, cảm tính của mình, như một độc giả bình thường yêu sách, vừa phải biết phân tích, diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách khoa học. Anh ta đọc một tác phẩm như một người đi xem tranh, nhưng xem theo kiểu đứng gần rồi lại đứng xa, góc trái rồi góc phải, chứ không mê muội chỉ dí sát mắt vào màu hay lạnh lùng quang phổ. Muốn "hòa nhập vào tác phẩm" thì chắc cần cả cảm tính và khoa học, chứ không thể hoàn toàn dựa vào khoa học để bình giá văn chương. Chẳng phải chính cuốn sách của anh Tạo mà anh tự mình "hơn một lần" tâm đắc có tên là Văn chương cảm và luận đó sao?
    Thật ảo tưởng khi nghĩ rằng, cá nhân một nhà phê bình có thể đứng cao hơn độc giả, tự lãnh trách nhiệm làm người thầy, dẫn dắt họ từ chỗ u tới chỗ minh. Nhà phê bình, trên và trên hết, là một độc giả bình dị, có một giọng nói bình dị của cá nhân anh ta. Phê bình là cách tâm sự của người viết về một tác phẩm, có thể anh ta mong tìm ra những tiếng nói tri âm khác, nhưng những suy tư của anh ta về tác phẩm trước hết là suy tư của một cá nhân, là những tiếng nói thuần túy cho mình. Suy tư của một cá nhân về một tác phẩm nghệ thuật, không và không thể chỉ thuần túy là "những lập luận khoa học".
    Nhà phê bình không phải bao giờ cũng đồng thời là một giáo sư văn học, độc giả của anh ta không phải ai cũng là sinh viên văn khoa. Sự sút kém của phê bình văn học thời gian qua có nguyên nhân không nhỏ từ việc các nhà phê bình tự biến mình thành những nhà hàn lâm, tảng lờ ngôn ngữ và văn hóa chung của thời đại và của độc giả, mài mòn mình trong những điều mà họ lầm tưởng là cốt yếu của văn học, để rồi biến phê bình văn học thành một món hàng giả dối và khô khan đến không thể chịu đựng được.
    Tôi hiểu thiện ý của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi anh tận lực gióng chuông cổ vũ, báo trước sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ từ mấy năm trước ( tuy bằng những hình ảnh, đôi khi khá khoa trương của một nhà thơ "như mây đang ùn ùn kéo về báo trước những cơn mưa, như cá chuồn bay, nước biển bốc mùi tanh báo trước cơn bão đến"(3). Sai lầm của anh, (thứ tư, ở một nhà thơ lớn tuổi) là ở chỗ, vì quá nhiệt tình cổ vũ cho cái trẻ, anh đi tới chỗ cực đoan, không chấp nhận những ý kiến khác, "ai không theo ta là chống lại ta"hết.
    Sự cực đoan khiến anh bỏ qua một vấn đề tối quan trọng: không phải bao giờ trẻ cũng là mới. Anh phân biệt giới trẻ nói chung "giới trẻ bao gồm những người trẻ tuổi" bằng cách "khu biệt trong tuổi tác mà thôi...từ mười sáu đến ba nhăm" thì đúng, nhưng anh tống giới sáng tác vào lứa tuổi đó rồi gọi họ là nhà văn trẻ, tôi e không ổn. Tôi nghĩ, mấy chục năm sau, độc giả không đọc tác phẩm này vì khi đó nhà văn viết ra nó mới chỉ hai mươi, mà họ đọc vì tác phẩm đó có hay hay không, có đem lại cái gì mới cho văn đàn hay không. Những nhà thơ mới mà anh hay nhắc tới cũng vậy, họ được gọi là phong trào Thơ Mới, chứ có ai gọi họ là phong trào Thơ Trẻ đâu. Giờ đây hiếm ai nhớ được khi họ viết những vần thơ ấy, họ bao nhiêu tuổi, mười sáu hay ba nhăm, mà chỉ nhớ những bài thơ của họ..."Trẻ" là một bức bình phong, trông thì đẹp đấy, nhưng dựa vào thì nó đổ. Tôi thích viết về những nhà văn mới xuất hiện, có những tư tưởng và phong cách mới, chứ không quan trọng họ còn trẻ hay đã già, đàn ông hay phụ nữ, xuất thân nông dân hay công nhân...
    Sự lẫn lộn giữa một thế hệ trẻ nói chung và những nhà văn mới xuất hiện dẫn tới những ngộ nhận khác. Nhắc tới những ý kiến của tôi trong bài viết "Ba cái lầm của nhà thơ lớn tuổI", anh Tạo cho rằng chính tôi "đã nhầm về cái cô đơn và hoang mang của thế hệ trẻ", vì "cô đơn và hoang mang chính là khởi sự nội tâm của sáng tạo". Anh không để ý rằng, tôi đang nói về thế hệ trẻ chứ không phải nói về thế hệ sáng tác trẻ. Thế hệ sáng tác, trẻ cũng như già, có thể cô đơn và hoang mang, nhưng áp đặt cái cô đơn và hoang mang đó lên cả một thế hệ trẻ là chuyện khác. Thế hệ sáng tác trẻ có khi cô đơn và hoang mang chính vì những người cùng thời với họ không hề cô đơn và hoang mang đấy.
    Những phát hiện của anh Tạo về thơ Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải là rất đáng quí, đáng trân trọng. Tuy vậy, nếu như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong bài viết của mình, đã tìm ra những câu thơ hay của Vi Thùy Linh, thì anh nên viết hẳn một bài nói về cái đẹp của tập Linh (mà anh thấy), để (ngấm ngầm) giảng giải cho tôi, rồi để người đọc tự chọn lựa, so sánh cái khác nhau (tôi chưa nói đúng sai) giữa hai cái nhìn, hai cách viết, thế có phải hay hơn không? Việc gì cứ phải ép tôi hiểu thơ giống anh, và hiểu không giống, thì lại kháy là "lạ"? Tôi cũng rất thông cảm với nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo trong khao khát "giải mã" cho những "bài thơ có tính phức điệu của nhạc giao hưởng". Dù ngờ rằng đó chẳng qua chỉ là tính đại ngôn của anh, hoặc do anh quá ám ảnh bởi việc "đặt tên cho thơ trẻ" khi nó "đã được sinh ra quá nấc thôi nôi"(4), nhưng do không phải là hội viên của Hội nhạc sĩ Việt nam, có thể tôi không cảm thụ nổi. Rất mong nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết bài để "giải minh" cho những người đọc còn chưa thể "giải mã" được những tiếng "chó sủa, mèo gào, mọt nghiến" thành những phức điệu của một dàn nhạc cổ điển như tôi.
    Còn tạm thời , dẫu biết phê bình văn học "thật khó lắm thay", giống như "biển Sở sông Ngô", nhưng tôi vẫn xin phép được chia xẻ suy nghĩ của tôi về những trang sách, cố gắng trình bày một cách trung thực, yêu ghét một cách minh bạch, và nếu có được những tiếng nói tri âm đồng điệu, thì đối với riêng tôi, đó đã là phần thưởng không gì so sánh được.
    Chú thích:
    Thơ trẻ không an bài với thành tựu-Nguyễn Trọng Tạo-Văn chương cảm và luận-tr.216-NXB Văn hoá Thông tin 1998
    Thơ trẻ không an bài với thành tựu-sđd
    Thơ trẻ không an bài với thành tựu-sđd
    Thơ trẻ không an bài với thành tựu-sđd
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Hưng
    Đầu thiên niên kỷ mạn đàm về Thơ Trẻ
    Gợi hứng cho bài này là một đêm thức trắng vào những ngày cuối thiên niên kỷ cũ. Sau vài năm không gặp, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nôi bất ngờ ào đến nhà tôi tận TPHCM lúc 8 giờ tối, cùng hai nhà thơ nữa một trẻ một xồn xồn. Anh hào hứng nói về một "hiện tượng thơ mới" mà theo anh đúng là "trẻ thứ thiệt", từ đấy đề tài thơ trẻ trở thành nội dung tranh cãi hết sức sôi nổi, Cuộc tranh cãi được hai chai rượu tiếp sức kéo một mạch đến năm giò sáng hôm sau chưa kết thúc, "chàng Nguyễn đồng dao" miễn cưỡng về khách sạn với lời đe doạ lặp lại nhiều lần: "Ông đừng có dạy dỗ gì con ông hết, tôi ra Bắc sẽ đi tuyên bố khắp nơi rằng ông Hoàng Hưng bây giờ "tê tê" rồi!" ("tê tê" là từ Tạo ngẫu hứng đặt ra để chỉ những người tưởng cách tân té ra là cổ hủ, thích "xoa đầu" lớp trẻ).
    Vậy thì xin bắt đầu bằng ý Nguyễn Trọng Tạo. Anh khẳng định hai điều: sự đổi mới thơ phải trông cậy vào lớp trẻ, và cái mới ấy chính là đàng hoàng khẳng định "cái tôi" không còn rụt rè ấp úng như các chú các anh. Anh coi "hiện tượng" Vi Thùy Linh, nữ tác giả tập "Linh" vừa ra mắt gây xôn xao làng thơ VN là tín hiệu mạnh mẽ của sự khẳng định ấy. Một vài cái tên khác được anh đặt hy vọng là Văn Cầm Hải (Huế), Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh (TPHCM).
    Chẳng phải ngẫu nhiên, chỉ ít ngày sau đó, Ðài Truyền hình TPHCM, theo sáng kiến của nhà thơ Lê Xuân Ðố, làm một việc chưa từng có: tổ chức quay một chương trình thơ chào Xuân thiên niên kỷ mới gồm toàn các gưong mặt tuổi hai mươi từ khắp miền đất nước. Hai nhà thơ "già" Chim Trắng và Ý Nhi dẫn chương trình và bình luận.
    Ý Nhi khẳng định ngay: "Không có nhà thơ già, nhà thơ trẻ; chỉ đơn giản là nhà thơ mà thôi...Các nhà thơ tài năng ngay từ lúc 16,17 đã vững vàng, họ không chờ đợi một sự chiếu cố nào". Tuy nhiên trong thực tế người ta vẫn sử dụng khái niệm "họa sĩ trẻ, nhà thơ trẻ..." vì "những ngưòi trẻ tuổi ấy thực sự có một vai trò trong đời sống văn học. Với tuổi trẻ, khát vọng sáng tạo, khát vọng tìm đường mãnh liệt. Trong lịch sử văn học, các trào lưu, trường phái ra đời từ những nhóm ngưòi trẻ tuổi này. Sự đóng góp của họ không chỉ trong văn học nghệ thuật mà còn tác động đến chính sự phát triển xã hội mà họ đang sống". Trong thực tế văn học nước ta, Ý Nhi có ý muốn coi khái niệm "nhà thơ trẻ" ứng vào những người viết sau năm 1975, đặc biệt là từ thời mở cửa (khoảng từ 1985,1986). Theo chị,"các nhà thơ thế hệ này không còn những ràng buộc, những lo âu của thế hệ trước. Không ai hỏi họ vì sao làm thơ không vần, thơ ba câu hoặc hai câu.không ai phê phán họ vì sao chỉ viết thơ tình...Thế hệ này nói chung được học hành tử tế, được tiếp xúc với văn hóa thế giới rộng rãi. Nghĩa là họ đã có đủ những điều kiện để bộc lộ tài năng và có thể tạo nên những bùng nổ, những biến chuyển." Ý Nhi nhận định : "Họ đã là một lực lượng, đã có những tên tuổi, đã có nhiều giọng điệu. Người đọc đã nhắc đến Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Quyến, Ngân Hoa, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thu Nguyệt, Vi Thùy Linh..."
    Nhà thơ Chim Trắng lại muốn giới hạn "thơ trẻ" ở "thơ của thế hệ mới xuất hiện vào thập kỷ cuối thế kỷ 20". Ông cho là những người xuất sắc nhất trong bọn họ "muốn mới, muốn làm điều gì khác, rõ ràng muốn không đi theo vết xe cũ". Vi Thùy Linh tạo cho ông ấn tượng mạnh vì "mới 18-20 tuổi mà dữ dội, dám viết, dám nói những điều chưa chắc trúng nhưng có những điều cũng hay, có sức truyền cảm mạnh". Ông so sánh: nhiều ngưòi khác cũng làm thơ tự do nhưng không mới, thấy rõ ảnh hưởng siêu thực Pháp, khó hiểu...còn Linh hình như "không ảnh hưởng ai". Ly Hoàng Ly lại khác hẳn, muốn đi cách riêng nhưng vẫn vương vấn với truyền thống, vẫn giữ cái tế nhị, cảm động của người con gái cũ. Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Danh Lam... phần nào cũng thể hiện khao khát thay đổi.
    Tuy nhiên, các nhà thơ trẻ đã thực sự làm nên một thế hệ trong cảm xúc và thi pháp hay chưa? Chim Trắng cho rằng: "Có những điều làm ngạc nhiên nhưng còn phải chờ đợi cho hoàn hảo con đường mới của họ". Ý Nhi thì "kỳ vọng ở họ nhiều hơn những gì họ đã làm được. Chưa có bùng nổ, chưa có một biến chuyển thực sụ". Nhớ cách đây bảy tám năm, đặc san Xuân Lao Ðộng in bài "Thơ VN đang chờ phiên đổi gác" của người viết bài này, với những ghi nhận cổ vũ đầu tiên và hy vọng lớp nhà thơ trẻ có thể nhận "chuyển giao thế hệ" vào thế kỷ mới, bài báo đã có ngưòi phản ứng coi như một lời kêu gọi phủ nhận truyền thống. Nhưng thế kỷ mới, hơn nữa, thiên niên kỷ mới đã tới, mà hình như...kíp gác mới vẫn chưa hình thành! Những yếu tố mới còn lác đác và khiêm nhường, những tài hoa dường như không mấy khi phát triển thành tài năng thật sự và báo chí vẫn tràn ngập những cây"bút mới" già nua cũ kỹ.
    Vì sao thế nhỉ? Nhà thơ Ý Nhi tự hỏi: "Phải chăng vì trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn còn khá nhiều ràng buộc, ràng buộc một cách không ý thức?".Phải chăng, nói rõ hơn, vì những ngưòi trẻï còn quá kính cẩn giữ "lễ", hoặc không đủ bản lĩnh để thoát ra, chưa nói để phủ định? Nhà thơ Chim Trắng nói: "Cái sau phải phủ định cái trước để mới, đó là cách mạng" (Chắc khỏi cần nói rõ "phủ định" và "cách mạng" ở đây dùng với nghĩa triết học, mỹ học, không phải là phủ nhận, xóa bỏ những thành quả của cha anh).
    "Hiện tượng Vi Thùy Linh" đang gây dư luận trái ngược trong giới cầm bút. Tất nhiên nếu tập thơ "Linh" chỉ là những lời "ca tụng bản năng, ám thị thân thể" như tác giả của nó từng tuyên bố thì cũng chả có gì đáng khen hoặc chê (mười năm trước thì "thành vấn đề" đấy,nhưng đến giờ thì hình như giải phóng bản năng là dễ chấp nhận nhất trong các khát vọng giải phóng); bút lực, sựï già dặn trong suy nghĩ và nghề thơ của cô đáng quí nhưng cũng chưa đến mức phải xuýt xoa; chính cảm hứng cuồng nhiệt phơi trần cái "Linh" của nữ tác giả 20 tuổi này mới làm người ta bàn tán.
    Dù được coi là táo bạo hay liều lĩnh, tuyên ngôn "cái tôi" ấy có thể coi là tín hiệu xuất phát của một thế hệ mới chăng? Tuy nhiên, để có một thế hệ mới trong nghệ thuật, cái bản năng phải được hướng đạo bởi một ý thức xã hội mới, tư duy triết học-mỹ học mới, như trường hợp "thơ mới" trước 1945 hay thơ kháng chiến sau 1945, thơ Sài Gòn sau 1954. Trong tình trạng "nhập nhằng" kéo dài của xã hội VN hịện nay, khó có thể trông đợi nhiều hơn ở lớp trẻ. Ðấy là chưa nói đến tình trạng ít lo toan trau giồi tri thức chung và những tri thưc liên quan trực tiếp đến thơ, có thể vì những quan niệm thơ theo chủ nghĩa bản năng, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa dân dã...vẫn đang chiếm địa vị chủ đạo trên thi đàn? Ðiều ấy chắc chắn góp phần không nhỏ tạo nên tính nghiệp dư, tính phong trào của thơ trẻ, và không chỉ của thơ trẻ. Riêng cái việc cả một đất nước có nghìn năm thơ, hơn 70 triệu dân, mà không có nổi một tạp chí chuyên ngành của thơ, cũng nói lên điều gì lắm chứ!
    Ông Henri Deluy là chủ tịch Liên hoan thơ quốc tế Val-de-Marne (Pháp). Có dịp đi Trung Quốc nhiều lần, tiếp xúc nhiều với các nhà thơ trẻ nước này, ông cho biết họ rất thông hiểu về thơ đương đại thế giới. Các nhà thơ trẻ của VN thì sao?
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Hòa
    Về một chàng hiệp sĩ-thi sĩ cưỡi Rôxanantê đỡ đầu cho "Thơ Trẻ"
    Vài năm trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của một vài cây bút thơ trẻ có những bài thơ khác thường, người ta còn thấy cả sự hăng hái "lăngxê" của một vài nhà thơ lớn tuổi. Thế là văn đàn đã lặp lại cái khung cảnh bi hài do báo chí dàn dựng để tán dương các ngôi sao ca nhạc "một mùa" đã và đang diễn ra trong đời sống âm nhạc. Hiềm một nỗi, để làm công việc của người viết phê bình văn học, có vị còn đem theo cả bầu nhiệt huyết của chàng Ðôn Kihôtê, có lẽ vì thế mà trong khi giương cao khẩu hiệu khách quan - khoa học họ cứ khăng khăng chỉ có riêng mình là đúng đắn, là có con mắt xanh, họ coi những người không cùng ý kiến là "cận thị"(2), nhìn gần không biết nhìn xa. Và trên con chiến mã gầy còm của mình, họ hy vọng sẽ kì cạch kéo cỗ xe "thơ trẻ" trở về với đài tưởng niệm cách đây dăm ba chục năm người Phương Tây từng dựng lên để nhớ tới "thơ điện", "thơ man rợ" - những thứ thơ mà các nhà thơ như Marinetti, Pélieu, Messagier... đã chế tạo ra. Chính vì thế lời ta thán về việc người khác "ngộ nhận trong phán xét thơ trẻ" cũng chỉ là một "sự ngộ nhận về mình" dưới một hình thức thuần túy cá nhân. Thì ra, nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng nguồn gốc một hiện tượng văn chương nào đó, người ta có thể tiếp nhận và cổ súy cho những xu hướng lỗi thời mà không biết nhận chân.
    Là một người làm thơ, là những người làm thơ, Nguyễn Trọng Tạo và các nhà thơ đồng ý hướng lẽ nào lại không hiểu điều đơn giản rằng, thơ chỉ có thể là thơ khi nó tìm thấy sức sống trong lòng người đọc và điều thơ đem lại trước hết là ở ý tưởng sâu sắc, tươi trẻ, có sức lay động lòng người... mà tác giả gửi gắm trong bài thơ chứ không phải là những thủ pháp hình thức che đậy cho sự hời hợt, nghèo nàn của tư duy thơ. Nếu người đọc không quan tâm, dù có tốn bao nhiêu giấy mực khẳng định, tán dương một (những) bài thơ nào đó, hay một (những) cây bút thơ nào đó thì cũng không đủ sức làm cho tác phẩm, tác giả ấy trở nên bất hủ. Dường như nhận thấy lý lẽ của mình chưa đủ sức thuyết phục, Nguyễn Trọng Tạo phải sử dụng tới cả thủ pháp của các "nhà giả kim thuật" bằng cách đưa ra một con số mập mờ qua một cách diễn đạt mập mờ để người đọc có thể viển vông lạc quan cùng với anh. Anh viết: "Ngay trong cuộc xét giải thưởng thơ năm 2000 tại Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua, hai tác giả trẻ là Vi Thùy Linh (20 tuổi) và Nguyễn Hữu Hồng Minh (28 tuổi) đã được Hội đồng Thơ đề cử cùng sáu tác giả khác để bỏ phiếu. Số phiếu của họ chỉ thua hai tác giả đoạt giải. Ðó là những dấu hiệu tốt về sự hiện diện của thơ trẻ trong những năm gần đây". Theo chỗ tôi được biết, tác phẩm của hai tác giả nói trên là do Thanh Thảo (một trong vài nhà thơ tuổi ngoại ngũ tuần đang cố gắng ganh đua với thơ trẻ) giới thiệu, nhưng điều đáng nói là nếu như ở Hội đồng Thơ, hai tác phẩm sau này đoạt giải thưởng năm 2000 của Hội Nhà văn đạt số phiếu tỷ lệ 6/9 và 7/9, thì tác phẩm của hai bạn trẻ được Nguyễn Trọng Tạo ưu ái lại có số phiếu tỷ lệ 3/9. Không hiểu Nguyễn Trọng Tạo tìm thấy "dấu hiệu toát" ở chỗ nào, hay là anh phóng tác theo câu chuyện vui về một anh chàng háo danh muốn được cả nước biết tới tên tuổi qua mục "hộp thư bạn nghe đài" của buổi phát thanh Văn nghệ!.
    Thông thường, để trở thành một hiện tượng xã hội nói chung, một hiện tượng văn học nói riêng, tự thân chủ thể phải mang những phẩm chất đủ làm cho xã hội, làm cho văn giới chú ý. Nhưng trong thời buổi báo chí phát triển như ngày nay, người ta có thể làm ra một hiện tượng xã hội, hoặc làm ra một hiện tượng văn chương, bằng thủ pháp tán dương khoa trương, trống dong cờ mở. Ðiển hình trong mấy năm gần đây phải kể tới chiến dịch viết bài ca ngợi, làm phim chân dung, kết nạp vào Hội Nhà văn cái ông Hùng Anh - thi sĩ dỏm, để cuối cùng phải đối mặt với một sự bẽ bàng bởi ông ta là một tay tham nhũng, lừa đảo. Nếu cứ tin vào điều Nguyễn Trọng Tạo viết: "Một số tác giả trẻ như Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly cũng đã gây được sự chú ý của độc giả, trong đó có người đã tạo ra được những tranh luận, khen ngợi hoặc phê phán. Trường hợp tập LINH (sau tập Khát được đề cử ở Hội đồng Thơ) của Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng khá đặc biệt được tranh luận nhiều trên báo chí Bắc Trung Nam, trong đó tám bài khen, bốn bài chê, và ba bài dở khen dở chê" thì người đọc thiếu thông tin sẽ ngỡ rằng dư luận rất chú ý tới các cây bút thơ trẻđược anh dẫn ra. Nhưng sự thật thì người ta chỉ chú ý đến các tác giả này khi họ được các anh ca ngợi hết lời, đến mức người trong văn giới phải tìm đọc, rồi phải lên tiếng phê phán tạo ra các cuộc tranh luận, chứ đâu phải tự thân thơ của họ có sức hấp dẫn, được công chúng chú ý! Vả lại, một tập thơ có bao nhiêu bài khen, bao nhiêu bài chê, bao nhiêu bài dở khen dở chê không nói lên điều gì, như trên đã nói, vấn đề là ở chỗ công chúng có khao khát tìm đọc, có nhớ, có ngâm ngợi... hay không. Theo tiêu chí này mà xét thì xem chừng các "hiện tượng thơ trẻ" do Nguyễn Trọng Tạo "lăngxê" không có được tiếng vang như anh quảng bá. Khi dấn bước vào lộ trình "đỡ đầu cho thơ trẻ", không hiểu Nguyễn Trọng Tạo đã mất bao nhiêu công lực để trui rèn các kỹ xảo ngoa dụ, ngoa ngôn như vậy nhỉ? Trong lịch sử văn học từng có hiện tượng một tác phẩm, một tác giả bị dư luận đương thời phê phán (thậm chí không thừa nhận) nhưng trong giai đoạn lịch sử sau, tác phẩm ấy lại trở nên bất tử, tác giả ấy lại trở thành danh nhân. Nhưng tiếc thay, những trường hợp như thế thường không nhiều! Do đó không phải bất kỳ tác phẩm, tác giả nào bị dư luận đương thời phê phán cũng sẽ có hậu vận như vậy. Xin hãy tỉnh táo khi phân biệt cái mới đích thực với cái lạ, cái khác thường, giữa sự "sáng tạo" với sự "tối tạo" trong thơ.
    Có cái gì đó khôi hài khi Nguyễn Trọng Tạo khen ngợi những câu thơ trẻ nhưng qua đó lại bộc lộ cái "sở đọc" còn hạn hẹp của anh. Thử làm một đối chiếu (chỉ với những gì Nguyễn Trọng Tạo đã dẫn trong bài Ngộ nhận trong phán xét thơ trẻ) giữa: "người dương cầm lên cơn tổng phổ", "chùm hoa tigôn cũng đỏ màu tập thể", "đời chị như viện bảo tàng - treo đầy mặt nạ đàn ông", hay những câu thơ được anh khen sáng trưng lộng lẫy "Chưa bao giờ như chiều nay - Ðàn kiến tha mặt trời qua mùa hè run rẩy", "Mặt trời vỡ hàng triệu mảnh bọc thân thể tôi rát bỏng- Cát bay lên như những linh hồn" với một bài thơ thuộc trường phái thơ điện ra đời cách đây đã hơn 40 năm: Vé nổ đặt rất ít thời gian thế là tôi đến chào anh buổi tối - Những mảnh bệnh cúm Tây Ban Nha xám không muốn chụp ảnh - Hãy đốt gió trong ống nêông xanh - Anh của chó - Phố xá thôi mưa - Nếu anh muốn một chén trà dệt thảm bằng hoa hồng - Chó quay lại đến thế và nhiều đến thế (Nguyên bản - Pélieu) thì hẳn sẽ thấy chúng không khác nhau nhiều lắm, tình trạng này cũng cũ như cái bài thơ anh Thanh Thảo ăn theo thơ trẻ đã "Trục vớt" được!
    Với tinh thần tự tin của một Ðôn Kihôtê trước chiếc cối xay gió, trong bài viết của mình, Nguyễn Trọng Tạo đôi lần hợm hĩnh nhắc tới Văn chương cảm và luận của anh như một ấn phẩm chứa đựng những chân lý không thể bác bỏ, kiểu như: "Trong tập Văn chương cảm và luận tôi đã hơn một lần bàn về thơ ********, thơ hiện đại, và khẳng định rằng: Ðiều này tôi đã phân tích kỹ trong bài Thơ trẻ không an bài với thành tựu (Văn chương cảm và luận - tr.216-225)". Từ góc nhìn của một "bậc trưởng lão nửa mùa", anh khá kẻ cả với các cây bút phê bình trẻ tuổi, anh gọi sản phẩm của họ là "các bài gọi là phê bình", anh "chỉ mới xem qua một số bài viết về thơ văn giới trẻ của một ít người phê bình trẻ, tôi đã thấy có nhiều điều bất ổn". Trong bài viết trên Tia Sáng, anh cảnh báo: "Phê bình có khi là khám bệnh và kê đơn cho văn chương, nhưng ngược lại những "thầy thuốc phê bình" ốm yếu bệnh hoạn đôi khi lại tự biến mình thành kẻ truyền bệnh", còn trên Sinh Viên (số 33 năm 2001) anh lại "truyền" cho họ cái bệnh háo danh: "Hiện nay cây bút phê bình trẻ không nhiều, và còn mang đậm tính báo chí chứ chưa thành tác giả, nhà văn lý luận phê bình". Anh Nguyễn Trọng Tạo ơi, những người trẻ tuổi làm phê bình văn học không trông đợi anh đóng vai một nhân viên OTK để phân loại họ được là nhà này nhà kia. Anh không coi họ là tác giả, là nhà văn lý luận phê bình cũng không sao, căn bệnh háo danh ấy xin dành cho người viết nào đang nuôi tham vọng nổi tiếng trên văn đàn. Với một sự nghiêm túc nghề nghiệp, những người làm phê bình văn chương còn trẻ tuổi chỉ viết những gì khả năng họ cho phép, nếu có muốn khuyên bảo, anh hãy khuyên họ sáng suốt để không lây nhiễm căn bệnh nguy hại của một vài người cứ hoắng lên xem người khác là "cận thị" mà không biết chính mình đôi lúc lại tỏ ra "loạn thị" trong khi cảm và luận văn chương.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Linh Sơn
    Mày biết tao là ai không ?
    Nếu bạn ngơ ngác, tôi dám cá 9 ăn 11 bạn không phải là người của quê hương văn vật xứ Bắc, hoặc không/chưa có điều kiện thưởng thức văn hoá đặc trưng của người miền Bắc. "Mày biết tao là ai không?" là câu cửa miệng của người miền Bắc mỗi khi chen hàng, đụng xe, xem đá bóng, ẩu đả, bị công an phạt vì đổ rác ra đường...tóm lại là những khi bản tính của người miền Bắc bộc lộ rõ nhất. Câu này còn có một người em sinh đôi là "rồi mày sẽ biết tay tao", nhưng nghe không được "chính danh" và dõng dạc bằng.
    "Mày biết tao là ai không" (kèm theo một cái trợn mắt và dậm chân đánh thình) là nét đặc sắc truyền thống của văn hoá tranh luận Việt nam. Câu hỏi này ngay lập tức thủ tiêu mục đích ban đầu của tất cả các cuộc tranh luận để các đối thủ rảnh rang tập trung vào vấn đề chính: một bên thì tìm mọi cách chứng minh "tao là ai", còn bên kia, để không kém cạnh, dùng mọi phương pháp cốt cho cái bĩu môi "mày là cái thá gì" của mình thêm màu sắc biểu cảm.
    Thì đấy, cứ xem của cuộc tranh luận chưa ầm ĩ đã tắt ngấm về văn học trẻ trên báo chí Việt nam hai năm qua thì rõ. Nó bắt đầu bằng việc, chẳng biết vô tình hay hữu ý, báo Người Hà nộI do nhà thơ Bế Kiến Quốc làm tổng biên tập cho đăng lại bài viết của tác giả Nguyễn Hoà phê phán một tập thơ chưa xuất bản của nhà thơ Văn Cầm Hải. Trong các số tiếp theo, báo Người Hà nội đăng tiếp bài Linh ơi của Nguyễn Thanh Sơn viết về tập thơ Linh của nhà thơ Vi Thuỳ Linh, bài viết của Hoàng Xuân Tuyền cũng về tập thơ này. Thế là chẳng mấy lúc, khắp Hà nội ầm ầm tiếng đồn: "đánh rồi, đánh rồi". Chiến tranh đã bùng nổ, tất phải...gian khổ mười năm!
    Khúc "mùa đông năm 46" này có nguyên nhân từ những vụ Hàng Bún, Yên Ninh lẻ tẻ trước. Nguyên là, hai nhà thơ trên vốn mang tiếng "khai sơn đại đệ tử" của các nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thuỵ Kha, Thanh Thảo...và trong rất nhiều dịp, được các nhà thơ nói trên ca tụng hết lời. Cùng lứa "thơ chống Mỹ" với nhau, nhưng có lẽ các ông Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh Hảo quá kỹ tính, nên chưa tìm được đệ tử "chân truyền" để trao y bát. Thói đố kỵ cứ như nước cường toan ăn mòn lòng kiên nhẫn của các ông đã lâu, nhưng chả lẽ hàng tiền bối lại đi đánh nhau với lũ hâụ bối, nên cuộc "Hoa sơn luận kiếm" này, các ông tinh khôn để mặc cho các tác giả trẻ lơ ngơ như Nguyễn Hoà, Nguyễn Thanh Sơn ra chưởng trước.
    Quả nhiên nhà thơ già Nguyễn Trọng Tạo mắc mưu. Sau khi tạp chí Tia sáng đăng lại đầy đủ bài Linh ơi (dưới tít Ðừng nhón cao dễ ngã) và Văn trẻ hôm nay của Nguyễn Thanh Sơn, ông giáng cho một loạt bài sấm sét thấm nhuần tư tưởng "mày biết tao là ai không" của ông trên tạp chí này (các bài Phê bình văn chương:giải minh hay phá bĩnh, Xấu hổ...). Nguyễn Thanh Sơn đáp trả bằng các bài Ba cái lầm của một nhà thơ lớn tuổi, Sao cứ ép tôi hiểu thơ giống ông. Cùng lúc, báo Người Hà nội mở tiếp "mặt trận thứ hai", đang bài của ông Trần Mạnh Hảo phê phán "trường phái thơ vụt trào", bài viết của Chu Thị Thơ phê phán tiếp tập thơ Linh, khiến cho các ông Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Thuỵ Kha buộc phải nhảy vào cuộc. "Cuộc chiến" chỉ tạm ngưng với Hội nghị những người viết treû, khi đại diện của cả hai phe cùng được mời tham dự. Báo Người Hà nội và tạp chí Tia sáng sau này còn cố kéo lại cuộc tranh luận với việc Ðặng Huy Giang phê phán tập "Viết" của các tác giả trẻ, hay Phan Huyền Thư đăng bài "Lưu vong trên đất me"ï và "Thơ tôi không dành cho bạn" khiến cho một loạt các tác giả mới như Lưu Sơn Minh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thục Linh cũng nhập cuộc , nhưng hào hứng tranh luận dường như đã không còn.
    Cuộc tranh luận này điển hình cho các cuộc tranh cãi trên báo chí Việt nam về những vấn đề mới nghe có vẻ rất có tính "học thuật", nhưng "học thuật" chính là cái nó thiếu hơn cả. Ðộc giả chưng hửng chứng kiến những cú "bỏ bóng đá người", những lý luận kỳ khôi kiểu "mẹ ông bán hàng ở chợ Ðồng Xuân thì làm sao ông biết viết văn", chưa kể những hăm doạ "xã hội đen" như "ông có muốn làm tổng biên tập nữa hay không thì bảo". Giống như ông chủ của mấy quán thịt chó và ốc luộc trên Hồ Tây, các nhà thơ nhà văn nhà phê bình ở cả hai chiến tuyến ai cũng gõ mõ đánh trống trương biển
    "Ở đây mới là thơ trẻ thứ thiệt".
    Tóm lại, chỉ có văn chương là thiệt. Rốt cuộc, không có ai trả lời được thấu đáo mấy câu hỏi cơ bản: có hay không cái gọi là "văn trẻ"? Nếu có, nó khác "văn học già" ở chỗ nào? Nếu chưa có, thì liệu chúng ta phải làm gì để văn học Việt nam phát triển? Những tư tưởng nào là tư tưởng cốt yếu của thời hiện đại mà nhà văn Việt nam cần phải tiếp cận? Hi vọng những câu hỏi đó rồi sẽ tìm được những câu trả lời cần thiết...

Chia sẻ trang này