1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    "Hiện tượng Vi Thuỳ Linh" quả thật gây ra nhiều tranh cãi không ích. Khen chẻ đủ cả, bằng chứng là mấy bài viết trên đây. Chẳng biết cô ấy hay dở thế nào, nhưng tạo được một cuộc tranh luận đáng chú ý như thế cũng là chuyện hay. Nói hay ở đây là theo thiển ý của tao_lao theo nghĩa tao_lao khoái coi đánh nhau. Chứ còn bản thân thì không dám đánh giá về nhân cánh cũng như " thơ cách" của chị Linh. Tiếp theo xin được tiếp tục với một số thông tin liên quan đến cuộc tranh luận trên.
    Cổ Ngư 12.08.2002
    Đĩa nhạc ''Nhật thực'' và thơ Vi Thuỳ Linh
    Nghe lọt vào tai lời khen của nhạc sĩ Phạm Duy, việc làm ''có văn hoá'' đầu tiên của tôi khi về tới Sài Gòn hồi tháng sáu vừa rồi là ghé vào tiệm sách tìm mua ngay đĩa nhạc ''Nhật thực'', nhạc Ngọc Ðại, phổ từ bảy bài thơ cuả Vi Thuỳ Linh, Ðỗ Bảo hoà âm và Trần Thu Hà hát (*). So với âm nhạc cuả người Việt trong và ngoài nước sáng tác hiện nay, quả nhạc Ngọc Ðại xứng đáng được xếp vào loại a-văng-gạc (mở ngoặc: hình như có người dùng chữ ''tiền phong'', nhưng sao nghe sặc mùi ''cách mạng''! Vả lại, dân Việt ta hay có lối vừa nói vừa đệm thêm tiếng tây cho... sang, vì vậy, đang sống ở xứ tây, tôi lại càng phải áp dụng cái thói trưởng giả sì-nốp này. Ðóng ngoặc), hậu hiện đại, với sự pha trộn có sáng tạo giữa rock, pop, nhạc cổ điển Âu châu với hát ả đào, ca trù, đồng dao Việt, giữa tiếng tụng kinh, gõ mõ và âm thanh cuả đại phong cầm nhà thờ, giũa tiếng thở đục và giọng cười trẻ con trong vắt. Trần Thu Hà, với lối nhả chữ cố ý uốn éo, trây trợt, dẻo quặt, thõng, nhẽo, với cách hát khi thì thào, khi gào thét, chỗ véo von, lúc khê đặc, lột tả được phần nào cái không gian đậm dục tính cuả lời thơ Vi Thuỳ Linh. Cả nhà thơ và ca sĩ, hình như chỉ mới ngoài hai mươi... Về nhà, nghe tới câu ''Em yêu anh cuồng dại, yêu anh đến tan cả em ra'' trong bài ''Dệt tầm gai'', đang nằm lơ mơ, vợ tôi bật dậy như lò xo, buột miệng kêu: ''Ðã quá!''. Tôi, thắc mắc hoài, cứ muốn giải cái bí mật: ''ngày cuối tháng, ngày em chóng mặt'' cuả cô gái trong bài hát đầu tiên và khoái lỗ nhĩ với những âm thanh chen chúc, pha trộn vào nhau trong ca khúc cuối cùng cuả đĩa nhạc, tạo nên cảm giác hỗn loạn, kỳ bí, hoang mang cuả một ngày nhật thực. Những bài còn lại, lời và nhạc, hình như chưa đủ liều lượng để gây một vụ nổ lớn, ít ra là với chúng tôi, những người đã có dịp nghe các loại hard-rock dậm dật và đọc những dòng thơ hừng hực lửa dục cuả Ðỗ Kh. hay Lê Thị Thấm Vân.
    Cuối tháng bảy, lên mạng đọc Talawas, lại thấy bàn nhiều đến thơ Vi Thuỳ Linh, khen chê đủ cả (chuyện không có gì mà ầm ỹ, cả đến thánh thơ, thần thơ cũng còn bị chê nữa là...). Tôi lại bỏ đĩa nhạc ''Nhật thực'' vào máy nghe tới nghe lui thêm vài lần, còn cẩn thận đọc kỹ lời mấy bài thơ được phổ nhạc, mong... hiểu được thơ Vi Thuỳ Linh thêm một chút. Xong, mới thấy tội nghiệp cho cô nhà thơ này. Chẳng lẽ chỉ vì những câu ''cùng lũ gái trai xiết vào đêm cháy...'', ''khi anh đẩy em bằng mắt, trăng vưà tròn mười chín...'' hay:
    Cài then tiếng khóc cuả em bằng đôi môi anh...
    Cài then em, cài những ngón tay trầy xước cuả em bằng anh!
    mà cô sinh viên báo chí Ðinh Bích Ngọc và bạn bè phải rùng mình, đỏ mặt vì giận dữ (theo bài viết ''Từ ''thơ vọt trào'' đến hội chứng khen trào vọt...'' cuả tác giả Trần Mạnh Hảo)? Vì thật sự bị xúc phạm đến danh dự hay chỉ vì muốn tên mình và những suy nghĩ ''phải đạo'' cuả mình được đưa lên báo? Tôi đặt câu hỏi này do cũng vừa đọc xong một bài viết báo động tình trạng phá thai ngày càng tăng cuả các ''thiếu nữ'' Việt Nam dưới hai mươi tuổi trên toàn quốc (nhỏ tuổi hơn Vi Thuỳ Linh và Ðinh Bích Ngọc đấy nhé!). Tác giả Lê Thị Huệ (''*** Sells : Cảm giác sau khi đọc những bài bình thơ Vi Thuỳ Linh cuả các đàn anh văn nghệ'') thì lôi một đống ''kính chiếu yêu'' ra, nào là nữ quyền luận, rồi tâm lý học, sinh lý học, cơ thể học... để đốt, à không, để đọc thơ Vi Thuỳ Linh. Cô nhà thơ này có dán cái nhãn phê-mi-nít (lại xổ tiếng tây tiếng u!) lên trán đâu mà bắt cô ấy phải đấu tranh cho bình đẳng, bình quyền cuả phụ nữ? Và tôi, đàn ông đàn ang, không biết gì nhiều lắm đến các bí mật cuả phụ nữ, cũng xin có ý kiến riêng: một cô gái thành thị thế kỷ hai mươi mốt, khoảng hai mươi tuổi, ít ra cũng đã làm quen và điều chỉnh với những biến đổi cuả cơ thể (trích Lê Thị Huệ, bài đã dẫn) được năm bảy năm, và nếu muốn, không thiếu cơ hội để ''nghiên cứu'' và sử dụng các phương tiện ngừa thai để ''tự giải phóng''. Hơn nữa, trong một tháng ba mươi ngày, chỉ cần vài ngày thân thể thật khoẻ mạnh, tinh thần thật sảng khoái, là cô gái đã có thể yêu mãnh liệt được rồi, đã dư sức xuất thần sáng tác những câu thơ ''gợi cảm'' được rồi. Và nếu Vi Thuỳ Linh ''mê giai'' thì đã sao? Hàng đống nam thi sĩ (và không thi sĩ) đông-tây bao thời ''dại gái'' khóc than rên rỉ, có thấy ai nói gì đâu? Cũng may mà Vi Thuỳ Linh viết: ''Cái lưỡi mềm cuả anh nơi gan bàn chân em'', còn bị tác giả Lê Thị Huệ cho xếp đứng ngang hàng với cái xương sườn cuả đàn ông, giả dụ cô ấy viết: ''Cái lưỡi mềm cuả em nơi gan bàn chân anh'' thì sẽ còn bị ''giáng cấp'' xuống đến đâu nuã không biết! Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài ''Linh ơi...!'' nhẹ nhàng phê phán cách sử dụng những ngôn từ to tát, như một rừng khẩu hiệu cuả Vi Thuỳ Linh, trong thơ. Chắc ông đã quên, ở tuổi đôi mươi, cái tuổi coi trời bằng vung, cái tuổi bẻ gãy sừng trâu ấy, những người có máu nóng (trong đó có Vi Thuỳ Linh, tôi nghĩ vậy) mơ lấp biển vá trời, ''bốc'', ''xung độ'', dùng hàm ngôn, lộng ngôn, ngoa ngôn là chuyện bình thường, là điều tự nhiên. Cũng không nên quên là họ rất thích triết lý vụn, thích những gì mới, hào nhoáng, và nhất là, thích nghĩ mình đã lớn, đã trưởng thành (sinh viên rồi chứ bộ giỡn sao!). Vi Thuỳ Linh đang sống và đang nghĩ ở đúng tuổi cuả cô ta, nên thơ làm ra cũng bồng bột, sôi nổi cuồng nhiệt như vậy. Chỉ buồn cười cho những lời khen ''nổ văng miểng'' và những lời chê ''nghiêm trang trịnh trọng'' cuả các nhà văn, nhà thơ đã hai ba lần hai mươi tuổi.
    Tái bút 1: xin đừng ai nghĩ tôi có họ hàng làng nước, quen biết gần xa hay ái mộ văn tài cuả Vi Thuỳ Linh mà viết bài này đấy nhé! Ngay cả mặt mũi cô nhà thơ hai mươi tuổi này ra sao, tôi cũng chưa hân hạnh được biết, chỉ thấy in trong đĩa nhạc nào mắt, nào tóc, nào tai, nào tay, chân, vai, cổ, yếm mờ mờ ảo ảo, không biết là của ca sĩ Trần Thu Hà hay của ai?
    Tái bút 2: đọc lại đoạn đầu, thấy mình cũng tầm bậy tầm bạ khi đem so sánh thơ Vi Thuỳ Linh với thơ Ðỗ Kh. và Lê Thị Thấm Vân. Hai vị này, trước tiên đều đang sống ở các nước ''tư bản đồi truỵ'' láo lếu ''tự do ngôn luận'', sau nữa, Ðỗ Kh. là đàn ông, Lê Thị Thấm Vân đầy kinh nghiệm sống, so sánh thơ của họ với thơ Vi Thuỳ Linh là điều không phải phép. Xin thành thật tạ lỗi cùng tất cả mọi người vậy!
    Paris 08.2002
    ______________
    (*)Đĩa nhạc ''Nhật thực'' gồm bảy bài : ''Nghi ngại'', ''Ðừng hát tình ca Du mục nưã!'', ''Phiá ngày nắng tắt'', ''Dệt tầm gai'', ''Tiếc nuối!'', ''Ảo ảnh'' và ''Nhật thực''
    Đây là bài tán dóc về đĩa nhạc Nhật Thực gây ra nhiều tranh cãi. Ngọc Đại, Trần Thu Hà và Vi Thuỳ Linh cũng đã có trận "chửi lộn" tơi bời mà ta_lao đã theo dõi trên vnexpress. Về đĩa nhạc nhật thực nếu mà anh chị nào đã nghe qua, có thể cho vài lời nhận xét được không ạ? Xin cảm ơn.
    Life is a journey - not a destination
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Lê Thị Huệ
    "*** Sells": Cảm giác sau khi đọc những bài bình thơ Vi Thùy Linh của các đàn anh văn nghệ
    Là một nữ độc giả sống ở Mỹ lâu năm, bị đầu độc bởi tài liệu dâm quá nhiều, tôi trở thành một độc giả hơi bị nhanh nhạy với những thứ có dâm ở trỏng. Tôi viết những dòng chữ này mà phải cầm cự ghê lắm mới không trích dẫn các thứ của những ông Tây Masters & Johnson (1) và bà đầm Playmate of The Year (2) nào để minh chứng hùng hồn là tôi đã bị đọc, xem, và nghe qúa nhiều đô lượng về dâm. Chỉ xin dùng hai chữ "*** Sells" như là một biểu thị rằng tôi cũng có biết sơ về thứ hồi môn dâm này của Mỹ để chỉ một hiện tượng cũ mèm. Mà nói theo kiểu của nhà văn Mai Thảo lúc còn sống đã có lần nói với tôi, văn chương nào có đá tí dâm vào trong đấy, cũng đều bán chạy .
    "Tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn.
    Tôi biết thân thể mình đang khô đi khi xe lửa không còn đường ray để chạy
    Trước biển đêm"
    Vi Thùy Linh thơ một cách thơ ngây, như chính tác giả thú nhận:
    "Con người sẽ còn bất hạnh vì sự thông minh và cả tin(?)
    Nhưng tại sao tại sao tại sao
    Tôi lại cố rướn mắt đau đáu con đường đã qua
    Tôi lại cố tìm Tôi, được một lần nữa thơ ngây, trong chiều cao im lặng"
    Ðây có lẽ là một trong vài điểm nổi bật về những câu thơ của một người con gái đôi mươi: Yêu cuồng nhiệt và sự cả tin vào đàn ông.
    Và đây cũng chính là điểm mà tôi muốn chỉ ra: khi Vi Thùy Linh tả những cơn khát dâm và khát tình, thì VTL đã bày đầy dẫy trong thơ cô ta tầm nhìn của một nữ nạn nhân. Nạn nhân này đã bị ảnh hưởng nặng nề từ phim ảnh và sách vở của một thế giới được hướng dẫn bởi bản tính nam.
    Nạn nhân Vi Thùy Linh đã nhơn nhơn lập lại một phó bản cả ngợi thân xác mà cả thế giới đàn ông trong cuộc đời này đều nhất trí: trong tình ái, dâm đi đầu. Không điều gì mạnh mẽ hơn dâm. Tất cả mọi ngả đường đều dẫn đến La Mã dâm.
    "Em vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt"
    Là câu thơ thương hiệu (trade mark) nhất của Vi Thùy Linh.
    Rất tiếc, câu thơ trên đã rất xa vời cái bản ngã nữ của những người con gái tuổi đôi mươi. Cơ thể và tình cảm của người nữ ở tuổi đôi mươi chưa kịp phản ảnh trong lời phát biểu của cô thi sĩ này .
    Cơ thể người nữ bắt đầu từ tuổi 12-13 cho đến 22-25 là thời gian học tập, điều chỉnh, và kinh nghiệm với các thứ linh tinh như: trong một tháng thì ngày nào bị trứng rụng, ngày nào bị kinh rơi, ngày nào bị hóc môn nhả, ngày nào bị tiền kinh hành. Các thứ máu me, hóc môn, trứng rụng, xuất hiện qúa đều đặn hằng tháng này, tạo cho người con gái một thời gian dài mươi hay mười lăm năm này, chỉ để làm quen và điều chỉnh với những biến đổi của cơ thể và tâm lý ở lứa tuổi hậu dậy thì này. Ðứng về mặt phát triển tâm sinh lý, người thiếu nữ trong thời gian này, chưa điều chỉnh kịp, và nhất là chưa thiết lập được một thái độ can đảm tự tin đủ để bỏ qua những sự cố thể xác hàng tháng. Ðể chạy theo nhu cầu phục vụ ham muốn về ******** từ thân xác mình, như những người nam đồng trang lứa.
    Kết quả rõ rệt nhất là những chu kỳ máu me hàng tháng này đã làm chậm tiến trình đòi hỏi và thoả mãn ******** ở người nữ. Trong khi đó thì người thanh niên không bị những cơn kinh nguyệt hành hạ nên họ có thong thả một tháng ba mươi ngày, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày để nghe tiếng réo của thân xác đòi hỏi ái tình.
    Nhưng có lẽ cái ngăn cản vĩ đại nhất không cho phép người con gái đôi mươi đòi phục vụ nhu cầu ******** của thân xác mình như người con trai cùng trang lứa, chính là hiện thân của sự bầu bì sanh nở. Yêu cuồng nhiệt và cưa thân xác với "giai" là có bầu ngay lập tức. Sự e ngại bầu bì là một yếu tố mãnh liệt đã khiến những người con gái tuổi đôi mươi không thể yêu thả dàn như người con trai dậy thì.
    Nếu nhu cầu ******** xảy ra mãnh liệt nhất vào lứa tuổi thanh niên của cuộc đời một người nam, thì đối với người nữ nhu cầu an toàn ******** lại là một nhu cầu thôi thúc nhất trong giai đoạn thiếu nữ này. An toàn ******** có nghĩa là không để dính cái bầu. An toàn cũng có nghĩa là cần để cho thân xác nghỉ ngơi. Vì cơ thể phải trải qua quá nhiều sinh hoạt ngoài ý muốn, nào là chóng mặt, nặng bụng, cơ thể phình ra trong thời kỳ tiền kinh, nào là trứng rụng nhão nhẹt một vùng phía dưới những ngày giữa tháng, nào là bị đau bụng dữ dội vào những ngày kinh rơi, nên người nữ luôn luôn có nhu cầu để cho thân xác nghỉ ngơi, sạch, khô ráo ít ngày. Cái ao của người con gái máu me ra hàng tháng là một nơi đau đớn gắn liền với khoái lạc. Trong giai đoạn này, người con gái bị, phải, làm quen với nỗi đớn đau của cái ao mình mang đến. Vì thế người con gái ở tuổi này còn rất chậm chạp trong tiến trình khai mở những đường dây khoái lạc của cửa ngỏ phía dưới ao nhà của mình.
    ******** của người con gái ở tuổi đôi mươi là bi kịch khủng khiếp của cơ thể oà dâng. Cái thân thể mạnh mẽ là đại dương đau khổ và hệ lụy. Ám ảnh bầu bì là một ám ảnh quá lớn lao không một thứ nhu cầu nào khác có thể mạnh mẽ hơn. Kế tiếp là những trận máu me nhả ra từ phần cơ thể phía dưới thường trực nhắc nhở người con gái cơ thể của mình rất cận kề với cái chết và nỗi đau. Nói tóm lại cơ thể và tâm lý của người con gái ở giai đoạn hậu dậy thì này có quá nhiều biến chuyển xảy ra thường trực. Khiến người con gái không thể và không bị dâm lái cho quên trời quên đất như người bạn trai cùng lứa khác phái được quyền hưởng thụ bên kia. Các hiện thân quá vĩ đại và thường trực này khiến cho sự mô tả rằng một người con gái vào tuổi đôi mươi khao khát lăn xả vào nhu cầu dâm của thân xác như người con trai tuổi đôi mươi, là một phát biểu dối trá về bản chất nữ ở lứa tuổi này.
    "Tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn.
    Tôi biết thân thể mình đang khô đi khi xe lửa không còn đường ray để chạy"
    Phản ảnh tình yêu của người con gái đôi mươi bằng một sự đòi hỏi ******** cuồng say không để ý gì đến những mặt tâm lý trào dâng khác của cơ thể người phụ nữ, là một thứ rắp láp mô thức tình ái bấy lâu nay đã được định kiến sẵn trong thế giới của đàn ông. Nếu một cây bút nữ a dua với mô hình phim ảnh Hollywood cho rằng tình yêu cuồng nhiệt của người con gái vào tuổi đôi mươi bị thúc đẩy bởi những ham muốn ********, bất chấp những điều nào khác, thì đấy là một suy tưởng ngây thơ và mang đầy tính nạn nhân.
    Vì cơ thể phải trải qua quá nhiều biếnđộng, đa số đàn bà học tập hưởng thụ khóai lạc chậm và trễ hơn đàn ông. Một người đàn bà ngoài ba mươi hay ngoài bốn mươi biết hưởng thụ khóai lạc thân xác thì có cơ may dễ xảy ra hơn là một người con gái hai mươi rên xiết đòi dâm .
    "Em khóc sập trời anh vẫn cứ đi, gạt em về vạt vạt mây tơi tả
    Em phút chốc là Nữ Oa, nâng khoảng trời bị trượt chân, bằng mi mắt khô trụi
    Rồi hồn phiêu bồng lại nhập xác thân
    Rồi lại nóng bừng hồi hộp hồi hộp
    Em muốn tìm anh, nhưng lại lạc vào bóng mình, tìm anh trong tiếng vọng của bão
    Con đường hút hút lõm những dấu chân
    Em ướm chân mình, định uống nước trong một dấu chân, như cổ tích
    Mà chỉ toàn dấu chân phụ nữ!
    Hai bên đường, những bông hoa loa kèn đỏ khóc
    Ðêm ướt - những dấu chân đọng nước
    Ði theo những dấu chân tới khi lả đi nơi gió xối thành thác, nơi những người đàn
    bà ở trần, thổn thức nhìn đường tối và trăng sáng
    Họ bảo em, đừng đi nữa, không tìm được đâu, những dấu chân biến mất nhanh vì
    đàn ông đổi thay như biển cả Tru lên tru lên những cây đèn đỏ
    Trăng tước mình - rơi - như chiếc móng tay
    Những người đàn bà làm bặt tiếng tru liên hồi của hoa, bằng lưỡi."
    Những câu thơ trên là những câu thơ hạ giá sự hiện hữu của người đàn bà. Hạ giá sự sống của người đàn bà xuống mức tùy thuộc vào sự ban phát tình yêu của người đàn ông. Một thành kiến đã hết sức cổ điển. Mô tả loại đàn bà kí sinh sống nương tựa vào tình yêu của những người đàn ông bỏ vợ. Nữ Oa nào trong này, chỉ chạy theo cầu cạnh chút tình ái của những người đàn ông đã bỏ rơi mình. Một mô thức tiêu biểu của những nạn nhân trong những liên hệ tình ái bị lạm dụng.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ðọc thêm một bài dưới đây nữa:
    "Ðôi mắt anh
    Khi em hòa trong toàn vẹn anh
    Em đã vén được bức màn bí ẩn về sự sống
    Ðắm đuối em
    Ðôi mắt anh
    Mang bình minh và bóng tối
    Em đã nhìn thấy quá khứ nặng nề náu trong đó những nỗi buồn, dẫu anh luôn cười Tiếng cười vang như gió đại dương thổi qua núi đá
    Vũ trụ có lỗ đen bí ẩn
    Ðôi mắt là lỗ đen của Vũ trụ - Người
    Khi hôn mắt anh, mắt trong mắt anh
    Em nhìn thấy sự vận động của thế giới từ những hạt mầm còn nằm trong ngấn nước.
    Khi nằm nơi anh,
    Em như ở trên hòn đảo bình yên của cuộc đời mình.
    Khi áp vào tai anh,
    Em nghe thấy muôn tiếng sóng vỗ về miên man, như áp con ốc biển
    Khi em hòa trong toàn vẹn anh,
    Em đã vén được bức màn bí ẩn về sự sống
    Và em biết
    Với tình yêu của em
    Anh có thể ngẩng cao, trở thành chính anh
    Mặt trời o cuộn len màu lửa đang xổ tung triệu sợi
    Gió thổi rối những sợi len nắng đan nhau đan chúng ta.
    Giữa những trật tự và rối loạn sinh động,
    Nỗi buồn lại bùng lên
    Ngày mai là một huyền viên
    Trái đất vẫn xoay quanh những chiếc giường
    Hãy tin ngày mai trong sự ngây ngất
    Phản chiếu chúng ta, đám cỏ mọc từ dậy thì tới lúc chết
    Hãy cứ tin ở huyền vin, dẫu trí óc ta lẫn lộn những vô định, mô phỏng
    Trong cả cơn thịnh nộ khiến ánh sáng rớm tím hóa sứ thành những cánh hoa
    Em tin ở ngày mai của đôi ta
    Khi đôi mắt anh nhìn thấy trong mắt em những đứa bé chưa được sinh ra và hoan hỉ gọi Không còn biết một chấn động nào hơn
    Anh xoáy vào em
    Cơn lốc."
    Triết lý tình ái vớ vẩn. Thơ lúc khúc. Chả có gì đặc sắc.
    Ðau khổ trong tình yêu là một bi kịch có thể làm thành tác phẩm nghệ thuật. Nhưng thơ hạ giá sự hiện hữu của người đàn bà xuống hàng xương sườn phụ sống. Vứt hết đời em vào phục vụ sự hiện hữu của anh để "anh có thể ngẩng cao trở thành chính anh", thì đấy là hệ lụy cũ mèm xưa như trái đất của ông A Dong và bà E Và: đàn bà là cái xương sườn của đàn ông. Chả có gì trong này để gọi là thơ trẻ, và canh tân, là thơ mới. Nếu không muốn nói là đấy là thứ tâm thức a dua với phái nam, dí thân phận đàn bà vào tròng nô lệ cổ điển của xã hội: sự hiện hữu của đàn bà tùy vào lòng thương yêu và sự tử tế của người đàn ông .
    Trong tình yêu, người đàn ông bị phản bội thường đau khổ tột cùng trong khoảng thời gian đó. Vì không có tha nhân, ở đây là người tình hay người vợ, họ không chứng thực được sự hiện hữu của họ. Nhưng với người đàn bà, sau khi bị phản bội, dù đau khổ đấy, nhưng thường họ vùi mình ngay vào công việc chăm sóc những đứa con. Họ lo con đến chết đi được. Sự hiện hữu của người đàn bà sau khi tình bỏ đi, là vùi đầu vào sống chết với con cái. Chính vì sự chúi đầu vào lo cho con này, mà họ có thể sống sót hoặc họ phải sống sót sau những tai biến đổ vỡ hạnh phúc riêng này.
    Rên xiết đòi *** là một phiên bản tưởng tượng do bắt chước đàn ông tơ tưởng dâm khi trống vắng đàn bà. Ðối với đàn ông, *** là tất cả. Người đàn ông không thể sống thiếu dâm. Nhưng người đàn bà vẫn có thể sống không cần dâm.
    Lý do là người đàn bà có con! Ðối với người đàn bà con cái là một hiện thân choán ngợp hết mọi góc đời họ mà không điều gì có thể thay thế, không điều gì có thể giải thích nổi. Con cái thay thế dâm, thay thế người bạn đời của họ, thay thế tất cả mọi thứ. Vai trò làm mẹ là một vai trò có thể tước đoạt tất cả mọi nguồn sống khác nơi người đàn bà. Dù đây không phải là một mô hình lý tưởng. Trong thực tế, nếu có những nam tu sĩ hiến thân mình để phục vụ nhân lọai, thì trong đời thường này, có vô số nhân loại đàn bà gạt bỏ những nhu cầu cá nhân sang một bên để lo cho con. Ðó cũng là một lý tưởng sống cho tha nhân. Thế thôi.
    Ðiều mà tiếng thơ Vi Thùy Linh mô tả người đàn bà tru lên khôn xiết nhớ những giây phút ái ân, sau khi bị chồng phụ, có lẽ chỉ đúng với những người đàn bà vô sinh. Còn thì phần lớn cái phần nhân loại gọi là những người đàn bà tầm thường có con kia, là những người đàn bà vạm vỡ và mạnh mẽ kinh khủng một khi phải xoè đôi cánh tay ngà ra bảo bọc con. Những người đàn bà mất chồng, bị chồng bỏ, bỏ chồng, tự động trở thành những người khổng lồ ngay khi thấy bầy con mình mất bố. Họ phải trở thành vĩ nhân ngay để còn đi làm ăn mà nuôi con. Hiện thân này không cho phép người đàn bà ngồi sầu lặng ủy mỵ than khóc nhớ những giây phút ******** với bố chúng nó.
    Phát biểu nghệ thuật căn bản là những phát biểu cá nhân. Vi Thùy Linh có thể phát biểu cuộc đời theo ý của riêng của mình. Hoặc cô ta có thể cảm nhận dâm như đàn ông. Nhưng điều đáng nói là tính nạn nhân và cách phát biểu bản ngã nam trong thơ Vi Thùy Linh đã không được nhà phê bình nam nào phát hiện ra ở đâu cả. Mà cái tính chất "dâm giai" của cô ta được cung nghinh lẹ làng lên thi đàn văn chương trong nước. Bằng những ồn ào của những người đàn ông muốn chứng tỏ bắp thịt đàn anh của mình sẽ quyết định tên tuổi các em gái trên văn đàn Việt Nam. Nguyễn Thanh Sơn thì gọi là "mẫn cảm phụ nữ tinh tế". Trần Mạnh Hảo thì cho là một "vọt trào vụt hiện bản năng". Nguyễn Trọng Tạo thì nhất định đóng mộc lên thơ cô này là "một hệ thống thẩm mỹ mới".
    Nếu Vi Thùy Linh không viết những câu thơ như:
    "Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em"
    tôi nghĩ là đã chẳng bao giờ có cái gọi là "hiện tượng Vi Thùy Linh" được những đàn anh văn nghệ trong và ngoài nước khởi xướng, tung hứng ầmĩ nào là hàm ngôn (?), nào là canh tân, nào là thơ trẻ, nào là mới mẻ.
    Gọi *** sells là vì thế.
    Viết đến đây tôi tự mỉm cười nghĩ ngợi, không biết các đàn anh văn nghệ này sẽ phát biểu như thế nào, nếu được vào vai đàn anh văn nghệ cho một cuốn phim mới từ Hollywood: phim Tadpole. Tadpole kể chuyện một người đàn bà trung niên 40 tuổi rủ rê con trai một người bạn, một thanh niên 15 tuổi làm chuyện "trái đất vẫn xoay quanh những chiếc giường".
    California 19/07/2002
    http://www.gio-o.com/lethihue.html
    ----------------------
    1. Masters và Johnson là hai tác giả nghiên cứu về ******** rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
    2. "Bạn Chơi Trong Năm" . Nguyên thủy là Playmate of The Month, "Bạn Chơi Trong Tháng" là tấm hình của một cô gái do Playboy tuyển chọn. Mỗi tháng Playboy đăng hình một cô gái khỏa thân 36 kiểu, để phục vụ cho nhu cầu dâm của các độc giả nam
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đỗ Kh. 30.07.2002
    Về các bài của Linh Sơn, Nguyễn Hoà, Lê Thị Huệ *
    Ðược đọc qua những bài viết về Thơ Trẻ trong nước trên Diễn đàn Talawas, tôi cũng thấy theo như nhận xét của Linh Sơn, nói theo kiểu danh từ quân sự, "điểm" của việc đánh đấm này là các nhà thơ trung niên đã thành danh, còn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải chỉ là "diện". Các bài đều nhắm vào Tứ Nhân bang Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Thanh Thảo và Nguyễn Thụy Kha, điển hình là bài vừa mới "post" của Nguyễn Hòa.
    Vi Thùy Linh bé bỏng có "ca sĩ một mùa" (hay nửa mùa) cũng không phải là đối tượng của người viết (NH). Ðiều mà tôi ghi nhận là những gì ông mang ra để phang Trọng Tạo tôi đều ngỡ ngàng tưởng là những đòn yêu, kể cả hình tượng một Don Quixote ông dùng làm tựa. Tóm lược, NH trách NTT thay vì an phận mà ăn lương phục viên của cơ quan họ lại đi làm việc rối rít là giới thiệu thế hệ sau. Trước hết, tôi nghĩ là gây chiến với nhà máy xay lúa là việc trong cũng như ngoài nước không có mấy và nếu Thanh Thảo tuổi đã ngoại ngũ tuần mà còn đua đòi với Thơ Trẻ thì thật là chuyện ở trong Thi văn đàn cũng lạ đời. Thường thấy hơn là các ông các bà cụ non mon men ở rìa chiếu trong khi bô lão và tiên chỉ lăm lăm cầm quạt đuổi như là đuổi ruồi, chúng mày đừng có lăm le mâm cỗ đã dọn cho tao.
    Nói vào tới vấn đề, tức là Thơ Trẻ, tôi không rõ cái ông Peliru nào đó mà tác giả trích dẫn là tiêu biểu của trường phái "Thơ điện"(?) hay "Thơ điên"(??) của nước người đã 40 năm về trước. Nhưng nếu dù có vậy thì tôi thấy cũng nhanh đấy và có cũ người thì cũng mới ta. Cuộc cách mạng văn học của thi ca Tiền chiến Việt nam hẳn không dựa gì vào thi ca Pháp cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 chắc, đó là chưa nói đến nền tảng của thi ca VN hiện nay vẫn là thơ Tống thơ Ðường! Hay NH muốn nói chỉ có Lục bát mới là Nguyễn Du hiện đại? Thơ Ðường, thơ Lục bát, thơ Tiền chiến thì rất hay, chỉ tội nghiệp cụ Du, ông Linh, ông Hiệu bị con cháu lôi ra nhai lại mãi thành tới bã xác xơ. Còn chuyện 300 năm nữa có ai khóc Vi Thùy Linh không thì quả khó lường. Trước hết, làm thơ chỉ cần có một người đọc và người đọc đó trước hết là mình.
    Trở lại chuyện đàn anh, thế hệ của tôi ở Hải ngoại cũng có cái may mắn có được một bậc kẻ cả (theo nghĩa tốt và rất hiếm thấy của nó) là nhà văn Mai Thảo. Trong bài tham luận của Lê Thị Huệ, Mai Thảo được lôi ra làm đích để tiếp tục đả, cũng lại Nguyễn Trọng Tạo. Tóm lược (tuy bài viết của Lê Thị Huệ rất khó mà tóm lược) thì NTT được mang cái tội đàn anh hấp háy trước một nhà thơ trẻ đang múa rốn đến độ phải rụng rời và viết tán dương lăng nhăng. Tiện tay, LTH cho phái nam nói chung là (chỉ biết có) "dâm". Cái dâm ở NTT tôi không dám nhận hộ, nhưng ở bản thân tôi thì nó có, dạ, thưa, vâng.
    Tôi xin phép không bàn đến thơ Vi Thùy Linh, cái rốn của cô nông hay sâu tôi không rõ vì đọc 3 câu tôi đã ngán (đây là việc riêng của tôi thôi, tôi không áp đặt lên mọi người). Việc rọi đèn cho người đi sau mà chỉ có một VTL thù lù vừa lắc vừa bước tới không là lỗi của NTT, TT, TK. Nếu có buồn (nếu không vui) thì là cho Thơ Trẻ chứ việc làm cổ võ của các ông vẫn đáng khen. Còn VTL "yêu đương noồng cháy", LTH coi là xoàng xỉnh thì cũng được, đó là chuyện yêu đương, chẳng phải chuyện thơ. Như nhiều người viết khác, tác giả (LTH) ở đây soi mói nội dung mà thôi, và lại còn miên man tới tâm lý, ức nén của nam và của nữ. Vâng, "*** sells", có ******** thì dễ đọc nhưng y khoa gia đình chương "người con gái ở tuổi dậy thì nên biết" và phân tâm học cuối tuần, thì không.
    TB: Tôi chắc chắn là NTT chưa hề liếm gan bàn chân của VTL nên không đặt ra câu hỏi. Chỉ thắc mắc nhờ Linh Sơn chỉ dẫn, mẹ của nhà văn nào bán hàng ở chợ Ðồng Xuân để tôi còn đồng cảm.
  5. Gatgu

    Gatgu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Tào lao ui, bài dài thì cắt ra làm 2, 3 phần cho dễ theo dõi nghen. Tui khoái đọc mấy bài ông viết lắm.

    Ta tìm ta
    trong thinh không
    chỉ thấy mây trắng bềnh bồng
    thản nhiên
    ta tìm ta
    giữa nhân duyên
    chỉ nghe gió tự vô biên
    thổi về

  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Thanh Sơn 11.11.2002
    Phan Huyền Thư nằm nghiêng

    Văn chương Việt nam hiện tại dị ứng đặc biệt với mọi sự kiêu hãnh, đừng nói gì đến sự kiêu hãnh của một nhà thơ nữ! Rủi thay cho cái cổ dài của bất cứ con thiên nga nào dám vươn lên cao trong chuồng gà của chủ nghĩa tầm tầm! Dù bị cái vỏ "âm thịnh" lấn lướt, nền văn học "dương suy" của chúng ta vẫn muốn nâng niu hình ảnh của những "người đàn bà ngồi đan" 1, khoan dung với những thấp thỏm "em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh" 2, e ngại nhưng vẫn thấy chấp nhận được những "tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn" 3... Nói gì thì nói, chừng nào những người viết nữ còn thờ phụng những chân dung đàn ông, còn ru ngủ thái độ tự tín của họ, chừng đó họ vẫn là những mẫu vật đáng được ưu ái.
    Sự độc lập hoàn toàn của một ngòi bút như Phan Huyền Thư khiến những nhà văn tầm tầm bực mình, còn sự kiêu hãnh của nó là điều họ không thể chịu đựng nổi. Pushkin có thể nói "những ai sống và biết suy nghĩ, trong tâm hồn không thể không khinh bỉ loài người", nhưng đó là Pushkin! Còn cái cười nhạt khinh mạn của bất cứ ai trong số những người "sống và biết suy nghĩ" đối với những "nhà thơ uống bia và chửi tục" 4, những "...vần thơ ảnh viện/khóc vui buồn không màu/cười những nụ cười giống nhau" 5) có thể khiến họ ngộp thở vì tức giận. Phan Huyền Thư nhất quyết không che dấu cái nhìn cao ngạo của mình đối với thế giới xung quanh, không tham gia vào những "ảnh viện" đang "vẽ chân dung cho chữ" ấy. Với "bàn tay vẫn bỏ quên túi áo", chị "đi ra khỏi ảnh viện/để thơ" 6 với một thế giới thơ riêng của chị.
    Lòng kiêu hãnh trong thơ Phan Huyền Thư bắt nguồn từ nỗi phẫn nộ ngun ngút nung nấu của cuộc hành trình "đầy bụi" của cái tôi quay về với "thành phố của tôi" mà đã không còn nhận ra "của tôi", một thành phố "đầy cửa sổ mặt nhà" 7, với những "cô nàng chân cong váy ngắn/loé xoé tiếng địa phương/những nàng nhâm nhi văn chương/khen nhau cố hớp giọng thị thành" 8. Những nhà thơ nữ "công dung ngôn hạnh" của thập kỷ 80, 90 có thể cưu mang cho những lo toan đời thường làm gia vị cho tình yêu cam chịu của họ, nhưng Phan Huyền Thư quyết liệt từ chối cái gọi là hiện thực đó trong thế giới thơ chị. Sau rất nhiều năm, Nằm nghiêng là tập thơ đầu tiên đã cười nhạo cái thế giới thơ ca mà chúng ta tưởng mình đang tắm mình trong nó. Sức hấp dẫn chính trong thơ ca của Phan Huyền Thư, cái tách biệt hẳn thơ chị với những nhà thơ đồng thời là cái parody- cái diễu nhại-hiện thực một cách nhuần nhuyễn trong thơ chị.
    Diễu nhại cái truyền thống, diễu nhại những cái đã được sáng tạo trước chị, những câu thơ của Phan Huyền Thư trong Nằm nghiêng rất hay đặt bẫy người đọc, khiến cho nhịp thơ của Phan Huyền Thư tưởng có vẻ rất rời rạc mà lại không hề đứt đoạn và rất khó nắm bắt, từ đơn giản như những "bàn tay bỏ quên túi áo/mân mê cây bút chì/(không có mẩu bánh mì)- một thứ phản thơ Phan Thị Vàng Anh 9, đến phản-tục ngữ "em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ c ỏ/bờm rối tung vó ức căng đầy bóng đêm/côn trùng rên rỉ ngất/ngây ngựa non em cứ liến mãi/vết thù trên lưng nhỏ giọt" 10 hoặc đậm đặc trong Nằm vạ tháng giêng "thuỷ mặc mộng mị/anh cứ say đời nhi bất hoặc/tri thiên mệnh/Xuân bất tận/cổ lai hi...Tháng Giêng lá dong/bóc dính bánh chưng/xanh thịt mở/đỏ dưa hành/bạch vế đối lẳng...Giả say/rượu đào bất tận hưởng/lộc thơ/bất trùng xuân" 11. Thơ Phan Huyền Thư giống như một thứ mosiac-một bức tranh khảm- mà truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai bỗng nhiên bị những nhát kéo sắc ngọt của nhà thơ cắt rời khỏi thế giới vốn có của nó, đính nó vào một thế giới khác, khiến nó mang một hình hài mới, hiện diện một cách riêng biệt mà hài hoà trong thế giới mới đó.
    Rút lui vào thế giới thơ riêng của mình là rút lui vào sự cô độc, nơi nhà thơ chỉ có thể "tự dắt mình men theo mùa hạ/tìm một lối đi thu". Nhưng nỗi cô độc như một chiếc kén khổng lồ quấn chặt lấy thế giới thơ của Thư, nên nhiều lần, trong thơ, chị luôn mơ đến cái chết như sự giải thoát khỏi thế giới cũ ("nhiều khi đơn độc/muốn thức dậy ở cõi khác" 12;"tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi người đã chết" 13, hay tự làm "cáo phó" cho mình "tôi muốn tự mình /***g ảnh vào khung/đóng vào không/tìm nơi trang trọng?/Như đã qua đời" 14. Ám ảnh quan sát đám tang, quan sát cái chết của chính mình vừa là ám ảnh tách biệt mình khỏi thế giới bên ngoài, vừa là ám ảnh muốn quan sát toàn bộ cuộc sống của mình bằng một con mắt ngoài mình. Mà ngắm mình từ một cuộc sống ngoài mình luôn làm người ta thấy buồn bã trước cái hữu hạn của cuộc sống. Ngay cả sự tái sinh mà Phan Huyền Thư mong đợi hình như cũng đang mắc kẹt ở đâu đó, khiến cho chị vùng vẫy mà cũng chỉ nghe được "tiếng cựa mầm tuyệt vọng của tôi" 15, u ơ trong "giấc mơ của lưỡi/bắt đầu mở nguyên âm" 16
    Nỗi buồn lặng lẽ ấy có lẽ còn cao hơn sự cô độc, nên con mắt tỉnh táo bên trong của Phan Huyền Thư lại thấy mình, mặc lòng "những thất vọng tạm thời", quay lại với nỗi thèm khát những giây phút "lãng mạn giải lao", những "tình yêu mỗi sáng", dù cho tình yêu trong thế giới thơ của Phan Huyền Thư cũng chỉ là những hoài niệm xuất hiện trở đi trở lại trong những hành động hàng ngày nhất. "Ðiệp khúc: Sáng mùa đông/thoa kem vào chân gác lên bậu cửa/thoa kem vào chân gác lên bồn rửa/vào trong ra ngoài trơn tru/vào trong ra ngoài êm ru...Anh ở trong mồ hôi chân/Gác trên bồn tắm/đã thoa kem" 17. Các hành động lặp đi lặp lại khiến câu thơ dài ra, khiến các hành động được làm chậm lại, kéo dài mãi, như níu kéo lại những hình ảnh và những kỷ niệm 18 "anh ở đâu sót lại trong vết xước/em cào ngực rách ra những vì sao". Và khi đó, trái tim kiêu hãnh nhưng buồn bã của nhà thơ lại "em tự cười chính em/thói lăng loàn của con tim ưa ve vãn" 19, mặc dù sự kiêu hãnh và nỗi buồn khi đồng hành bao giờ cũng khiến nụ cười chua chát có một dư vị xót xa cay đắng: "tỉnh dậy thôi/trở về mình/nhẹ như tiếng vỗ cánh/hèn mạt con **** đêm thoát hiểm/rong chơi rừng mưa" 20.
    Imre Kertész, nhà văn Hungary mới được giải Nobel cách đây gần một tháng, trong một tiểu luận có nhắc đến quyền tự do xác định tự thân. Ông cũng nhắc lại luận văn của Oscar Wide, người nói "Hãy biết mình" là câu châm ngôn khắc trên cổng của thế giới cổ đại, còn "Hãy là mình" là câu châm ngôn khắc trên cổng thế giới hiện đại. Nhưng có lẽ, câu châm ngôn khắc trên cổng của thế kỷ hậu hiện đại này phải là "Hãy cười nhạo mình". Người ta phải đủ lớn để có thể cười nhạo những giá trị được sáng tạo trước mình, người ta lớn hơn khi có thể cười nhạo chính cảm xúc của bản thân mình. Cười nhạo là cái cách chạy trốn khỏi cảm xúc, khỏi cái tôi, nhưng đúng như T.S Eliot đã nói, phải chăng đó mới chính là Thơ ca, bởi vì "thơ ca không phải để cảm xúc chảy tràn, mà chính là sự chạy trốn khỏi cảm xúc. Thơ ca không phải sự biểu hiện của cá nhân, mà là sự chạy trốn khỏi cá nhân. Tất nhiên chỉ có những người có cái tôi và có cảm xúc mới thấu hiểu thế nào là chạy trốn khỏi những thứ ấy" 21. Chạy trốn không có nghĩa là từ chối cái tôi, từ chối cảm xúc, mà chính là chạy trốn để giữ nguyên cho mình cảm xúc sâu sắc đối với thế giới xung quanh và một cái tôi luôn tươi mới, trăn trở. Nằm nghiêng, trong sự chạy trốn ấy, đã vượt thoát khỏi những ràng buộc của chính mình, để mở cửa một thế giới thơ sâu thẳm của Phan Huyền Thư.
    3.11.2002
    ---------- 1 Tập thơ của Ý Nhi
    2 Thơ Xuân Quỳnh
    3 Thơ Vi Thuỳ Linh
    4 Một bài thơ-Nằm nghiêng-Tập thơ của Phan Huyền Thư- NXB Hội nhà văn- Tr.12
    5 Một bài thơ-sđd
    6 Một bài thơ-sđd
    7 Ngoại ô-sđd
    8 Tôi đi trên đường đầy bụi, thành phố của tôi-sdd
    9 Mèo con đi học/Chẳng mang cái gì/Chỉ mang một chiếc bút chì/Và thêm một mẩu bánh mỳ con con"
    10 Vết thù trên lưng ngựa hoang của Duy Anh
    11 Nằm vạ tháng Giêng
    12 Buổi sáng
    13 Giấc mơ
    14 Cáo phó
    15 Khắc thạch
    16 Giấc mơ của lưỡI
    17 Ðiệp khúc sáng mùa đông
    18 Rất giống với giọng kể của bài hát nổi tiếng của ban nhạc ABBA "The day before you came": Must have left my house at eight, because I always do. My train, I'm certain, left the station just when it was due .I must have read the morning paper going into town. And having gotten through the e***orial, no doubt I must have frowned".
    19 Lãng mạn giải lao
    20 Lãng mạn giải lao
    21 Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotions know what it means to want to escape from these things-T.S. Eliot-Tra***ion and the Inđividual Talent- The Sacred Wood- Essays on Poetry and Criticism.
  7. TieuBao

    TieuBao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    643
    Đã được thích:
    0
    Bác tao_lao nên cẩn thận khi post các bài viết của người Việt ở nước ngoài.Có thể nội dung các bài Viết này vi phạm các điều lệ của TTVN.Và khi post lại bài viết nên khi rõ xuất xứ(url).
    Tôi có vài điều góp ý chân thành như vậy.
    http://user.domaindlx.com/minhhieu/mhforum
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Các nhà văn nữ và sự khủng hoảng
    trong văn học việt nam hiện đại

    Nguyễn Thanh Sơn

    Có một câu nói đùa độc địa: "Nữ văn sĩ làm hai điều tội lỗi cùng một lúc: làm tăng số lượng giấy vụn và làm giảm số lượng phụ nữ trên trái đất". Nói như thế thật không công bằng, bởi vì không gì cao quí bằng và cũng không gì cực khổ bằng làm người phụ nữ. Hay như họ hay than thở: làm người phụ nữ đã khổ, làm người phụ nữ Việt Nam còn khổ hơn, còn làm nữ văn sĩ Việt Nam thì, than ôi...
    Ấy vậy mà, mấy năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của số lượng các nhà văn nữ Việt Nam. Bảo họ nhiều như nấm sau mưa thì có lẽ hơi quá đáng, nhưng quả thực ngó trước ngó sau chỉ thấy những "thị", những "chim cá lá hoa" chen vai thích cánh nhau trên giá của các hiệu sách, đến nỗi đôi lúc chúng ta phải tự hỏi: đàn ông nước Nam dạo này đi đâu cả?

    Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị ấm, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Châu Giang... nếu chúng ta muốn, danh sách các nhà văn nữ còn có thể kéo dài sang cả trang sau. Đã qua rồi cái thời mà Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm hay Hồ Xuân Hương phải cố gắng lắm mới chen chân vào được với mười thế kỷ đàn ông thống trị văn đàn. Chẳng bao lâu nữa, ngoài cái Bộ phụ nữ mà người ta mới đề nghị cho thành lập, Hội nhà văn có lẽ cũng nên để cho phái đẹp lãnh đạo thì đúng hơn.
    Để lý giải hiện tượng này, có lẽ phải viện đến câu nói thời thượng đang chạy lem lém trên đầu lưỡi của tất cả mọi người dân nước Việt, từ bác đạp xích lô gầy gò đen đủi cho tới ông quan chức nhà nước bụng phệ xách cặp da ngoại: thời buổi kinh tế thị trường mà lại! Cái kinh tế thị trường chết tiệt ấy không chỉ đào sâu hố phân cách giàu nghèo, nó còn giúp cho một nửa hơn nửa kém của nhân loại ý thức được khả năng có được tự do và những gì mà tự do có thể mang đến cho họ.Và thế là họ quyết không nhường bước cho phái mạnh trên bất kỳ địa hạt nào nữa.
    Những nhà văn nữ đã mang lại gì cho công chúng? Các nhà phê bình đáng kính của chúng ta luôn luôn có sẵn câu trả lời muôn thủa cho câu hỏi ấy: họ đã mang đến một làn gió mới, một diện mạo mới, một phong cách mới cho văn học nước nhà. Rất nhiều cái mới. Họ đã lặp lại câu nói đó cả ngàn lần, thêm lần một ngàn lẻ một cũng không có gì khó khăn cả.

    Nhưng thật ra, những nhà văn nữ Việt Nam, theo tôi, có lẽ chẳng mang đến cái gì mới bởi còn lâu họ mới tự đổi mới được...
    Phụ nữ Việt Nam, cũng giống như phụ nữ trên toàn trái đất, không thể sống thiếu các thần tượng của mình (không phải ngẫu nhiên mà thành viên các fan - club chủ yếu là các cô gái). Họ luôn phải dựa dẫm vào hình ảnh một người đàn ông lý tưởng nào đó. Các cô gái thế hệ những năm sáu mươi luôn kè kè theo người "Ruồi Trâu" hay "Thép đã tôi thế đấy". Hành trang của những năm bảy mươi - tám mươi lại là Rochester. Còn ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự lên ngôi của Redd Buttler,"Người lữ hành kỳ dị" hay cha Ran của "Tiếng chim hót trong bụi mận gai."
    Tất nhiên, cánh đàn ông chúng ta cũng thấy tủi thân vì chẳng có ai trong số họ là người Việt. ở đây, tâm lý sùng ngoại chỉ là thứ yếu, cái chính là văn học Việt Nam chưa tạo ra được khuôn mặt đàn ông nào khả dĩ cho các thiếu nữ của ta thờ phụng. Bởi thế, khi bắt buộc phải miêu tả, họ đành tự khái quát lấy trong những từ rất chung để mô tả người đàn ông của cuộc đời họ: đẹp trai, trầm tĩnh, thông minh, có đôi mắt buồn, tâm hồn độ lượng...vv và vv...
    Thủa ban đầu, những nhà văn tương lai, những ngôi sao sáng của các cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh dành hết tâm lực cho việc giãi bày những giấc mơ ngọt ngào, những mối tình tưởng tượng lên trang giấy. Hãy nghe Phạm Thị Hoài mô tả một trong số họ: "Nó viết những bài thơ giống như của các thi sĩ nổi tiếng phương đông, những người chỉ ưu tiêu diêu du, thơ nó có nước sông Hoàng tuôn từng dòng lớn từ trời xuống, có núi Thiên Mụ, có bến Tầm Dương, có những tâm sự đột ngột xuống hàng. Ngoài ra, nó mãi hỏi đáp về tình yêu, rất là hoàn cảnh, loại tình yêu dẫn tất cả chúng ta đến chỗ tuyệt chủng, không sinh con đẻ cái gì được mà chỉ còn rặt những trái tim đầy thương tích khẽ chạm vào nhau một cái là rên dài, trọn đời đồng trinh và rất thánh" ("Những con búp bê của bà cụ"). Hình ảnh cải lương về những cô gái "nhón chân trên đôi giày giấy thiếu nữ đi vào Vườn Yêu" (Vườn Yêu - Võ Thị Hảo) rồi bàn tán dông dài "về tình yêu là cái nó chưa hề nhấp thử một giọt" là hình ảnh tiêu biểu nhất trong các sáng tác của họ.

    Những tác phẩm mãi mãi đầu tay ấy rất ưa làm đỏm và uốn éo. "Tôi nặng nhọc bay bằng đôi cánh của mình... cánh làm bằng tã của trẻ ăn mày sơ sinh. Bay lên. Và bay cao trong đêm Giáng sinh. Bởi vì Chúa tái sinh trong một đêm như đêm nay..." (Võ Thị Hảo - Giọt buồn Giáng sinh).Thê thảm chưa! Xứng đáng là một Cô bé bán diêm mới, một Oliver Twist mới! Hỡi ôi, nó mãi mãi là một truyện ngắn bịa rất dở, khiến người đọc cười phá lên vì sự ngớ ngẩn của nó thay vì bùi ngùi nhỏ lệ.
    Nhu cầu tin vào những điều kỳ diệu của cuộc sống sẽ mãi mãi tồn tại trong tâm hồn con người, và lời kêu gọi tha thiết trong vở nhạc kịch về Peter Pan "các bạn có tin vào những chuyện thần tiên không, nếu có, hãy vỗ tay" sẽ luôn luôn đón nhận được sự hưởng ứng nồng hậu. Thế nhưng, những điều kỳ diệu vĩ đại đó bao giờ cũng nằm trong sự giản dị và chân thành của ngòi bút. Những cố gắng bóp chặt tâm hồn mong chảy ra những "giọt buồn" cải lương như vậy không bao giờ tìm được sự đồng cảm của bạn đọc.
    Đề tài quen thuộc, muôn thủa, và có lẽ gần như duy nhất của các nhà văn nữ là tình yêu. Mang một khối mơ ước khổng lồ như vậy trong lòng nên khi "vấp đời thường nhật", không chỉ con "thuyền tình" tan vỡ, mà nói chung, lòng hăng hái tạo dựng nên những thiên đường tình yêu loè loẹt của họ cũng nguội lạnh đi ít nhiều. Dù có "hướng nội" hay "hướng ngoại" thì họ cũng bắt gặp sự buồn chán tẻ ngắt của hiện thực. Chính vào lúc đó, họ tưởng rằng ******** sẽ trở thành cái phao cứu cánh cho cảm hứng sáng tạo của họ.
    Còn nhớ, mùa hè năm 1988, Dư Thị Hoàn đã làm cho cả giới văn học Việt Nam thẹn thùng sững sờ vì những vần thơ táo bạo của mình:

    "...Sau phút giây
    Êm đềm trên ghế đá
    Anh không cài lại khuy áo ngực cho em..."
    (Tan vỡ - Lối nhỏ)

    Bài thơ ấy đã dấy lên một cơn bão những lời xỉ vả của những nhà phê bình và những nhà thơ tên tuổi, những người vốn quen với hình ảnh các cô thiếu nữ Việt Nam e lệ, kín đáo, khép nép. Không thể có một hình ảnh khác! Họ la lối như bị lấy mất đi một cái gì quý báu lắm. Người phương Đông vốn quen che đậy những ý nghĩ của mình về "chuyện ấy", thà cứ lấp lửng như nữ sĩ họ Hồ, đằng này... Những khao khát thầm kín ấy, khi được người phụ nữ thốt ra, hay làm chạm nọc các vị tu mi nam tử, cứ như là họ có lỗi trong chuyện để cho phụ nữ có những ý nghĩ vơ vẩn như vậy trong đầu.
    Số phận những đứa con tinh thần của những nhà văn nữ ngày nay may mắn hơn nhiều. Những biến đổi của xã hội và thông tin đã làm cho họ tự tin hơn trong việc mô tả những dục vọng của con người. Và họ cũng nghiêm khắc với mình hơn. Thế nhưng, từ những cô bé tuổi hoa, chỉ sau có một đêm họ đã trở thành "những madame tiều tụy thế kỷ 18". Họ lại quanh đi quẩn lại trong những bi kịch gia đình cũ rích mà kẻ chịu đựng bao giờ cũng là một cô bé hay cậu bé nào đó ("Phù Thủy" của Nguyễn Thị Thu Huệ chẳng hạn); những mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu - con trai, những truyện ngắn thích hợp nhất cho trang hôn nhân gia đình của báo Phụ nữ hơn là một tác phẩm văn học. Họ mệt mỏi ngao ngán trong việc xử lý các xung đột tình cảm của những mối tình tay ba không âm sắc, những người đàn ông hóa ra chẳng bao giờ xứng đáng với họ. Họ níu kéo lại một cách vô vọng tuổi trẻ hình như không bao giờ chịu đến mà lại đã trôi qua bằng những lời khẳng định rỗng tuếch và lên gân lên cốt, tự đánh lừa mình bằng ảo tưởng "Phụ nữ của ta luôn luôn đẹp, họ đẹp ở mọi lứa tuổi ông ạ. Đàn ông chúng ta không cẩn thận họ cho ra rìa cả đấy", kiểu như Thủy chung - bài ca của đàn bà của Trần Thị Trường. Một cố gắng ảo não - phép thắng lợi tinh thần kiểu A Q của những người thua cuộc.

    ********, bởi vậy, không mang lại bao nhiêu sinh khí cho những sáng tác của họ. Bởi vì rốt cuộc họ không đủ trung thực đến mức mô tả những ước muốn thực sự của con người, không đủ nghiêm khắc với bản thân để dũng cảm chỉ là mình, và nhất là không có đủ tài năng để sáng tạo ra những tác phẩm mang đầy sức sống của bản năng, của tự nhiên, của tình cảm. Họ không thể sáng tạo ra cái đẹp, vì cái đẹp đòi hỏi sự giản dị, nó đẹp chỉ vì bản thân nó là cái đẹp chứ không bao giờ vì những nước sơn tô vẽ trên mình. Nói như Shopenhauer, họ - những nhà văn tầm thường "đều cố gắng che đậy bút pháp tự nhiên của chính mình... bị bắt buộc phải chấm dứt bất cứ toan tính muốn được thẳng thắn hay chân thật nào - một đặc ân chỉ dành cho những tâm hồn siêu đẳng, ý thức về giá trị của chính mình và do đó tự tin nơi mình" (Nói về bút pháp).
    Thực ra, tất cả những cái đó: sự thiển cận của tư tưởng, nông cạn về trí thức, hời hợt trong tình cảm đã trở thành căn bệnh kinh niên không chỉ của riêng các nhà văn nữ, nó chỉ là một phần trong cuộc khủng hoảng sâu sắc của văn học Việt Nam hiện nay. Có điều, bằng thái độ tự tin một cách khó hiểu, những nhà văn ấy cứ tiếp tục cho ra đời những tác phẩm không sức sống, những mẩu chuyện vụn vặt vô hồn. Họ đã đẩy sự tầm thường lên đến độ bất thường.
    Những nhà văn, nhà phê bình văn học, bạn đọc thường mong muốn văn học Việt Nam "cất cánh", hoà nhập và làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của cả nhân loại. Ước mơ chân chính đó chỉ có thể thực hiện được nếu những nhà văn của ta ý thức được hiểm họa của sự tụt hậu về tri thức văn hoá, tri thức sống, sức ì của những thành kiến và ngộ nhận, và nhất là thói đạo đức giả đang bao trùm trong toàn bộ ý thức hệ sáng tạo của các nhà văn. Chỉ có sự trung thực, trước tiên là trung thực với bản thân mình, mới cứu rỗi được nền văn học đang lao xuống dốc như hiện nay.
    Nguyễn Thanh Sơn
    Hà Nội 20.9.1995
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ấn tượng phê bình
    Nguyễn Thanh Sơn
    Không có âm thanh nào lại xóa đi những ước lệ về thời gian bằng những âm thanh của biển. Nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng rì rào của sóng vỗ, của cảm giác buồn mênh mông trước cái vô hạn của biển, tưởng như cả Trái đất đang trở lại với lứa tuổi còn nằm nôi, chỉ có cảm giác yên bình của một nỗi buồn tủi êm đềm.

    Tôi nhớ lại bức tranh Con quỉ ngồi của Vrubel. Nhớ lại vẻ mặt buồn thảm đến cùng cực của người khổng lồ trên đỉnh núi, tay buông thõng và chìm đắm trong suy tưởng. Trong suy tư, con người đó đang cố gắng thoát khỏi xác thịt của mình, hòa vào không gian và thời gian đang đặc sánh xung quanh, để thoát khỏi nỗi cô đơn vĩnh viễn đang đè nặng trĩu trên cơ thể.
    Người ta thường hình dung về nhà phê bình như một ông già đeo kính, lưng oằn gẫy trước sức nặng của những giá sách - còn tôi, tôi sẽ hình dung về người viết phê bình như một con người đang ngồi suy ngẫm.

    Cái gì là điểm khác giữa nhà phê bình và nhà văn? Phải chăng chỉ có nhà văn là Người sáng tạo, còn nhà phê bình chỉ là người mô phỏng và diễn dịch tạo phẩm đó?
    Có những nhà phê bình chỉ muốn hiểu thấu đáo những chất liệu đã làm nên tạo phẩm của người sáng tạo. Vận dụng những hiểu biết thông tuệ của mình, họ cố gắng tìm cách giải mã (de-code) tạo phẩm của những nhà sáng tạo. Họ không hiểu rằng Người sáng tạo thường xuyên quay mặt đi khi buộc phải nhìn lại tạo phẩm của mình.
    Bởi vì, lịch sử của quá trình sáng tạo là lịch sử của những thất bại. Trong khi sáng tạo, Người sáng tạo luôn mong rằng họ có thể ngộ được chân lý, và cái cảm giác ám ảnh họ suốt quá trình sáng tạo là cảm giác chân lý đang ở đâu đó ngay cạnh họ, chỉ cần một chút cố gắng là có thể vật chất hóa được cảm giác đó bằng tác phẩm của mình. Họ muốn tác phẩm của họ sẽ là bản sao của bản ngã, rằng họ có thể tìm thấy cái tôi của họ bằng tác phẩm; nhưng đúng vào lúc họ tưởng bắt được con chim xanh lại chính là lúc nó vuột khỏi tay họ. Và họ lại đành lên đường đi tìm cái "Tôi của chính Tôi" một lần nữa, cố gắng tìm hiểu lý do nỗi cô đơn truyền kiếp của họ.
    Chính vì vậy, mỗi tác phẩm, dù hoàn mỹ đến đâu, cũng là một tác phẩm dở dang, và nó hoàn mỹ trong cái dở dang đó.
    Nhà phê bình cũng là Người sáng tạo, nhưng chất liệu tác phẩm của anh ta lại chính là những tác phẩm dở dang bỏ lại bên đường đi của những nhà sáng tạo khác. Bởi vì, nếu anh ta chỉ muốn viết ra những gì Người sáng tạo trước muốn nói, tác phẩm của anh ta sẽ chỉ là một trang giấy trắng rỗng không. Nếu coi tạo vật của nhà sáng tạo là cái đích cuối cùng của bài phê bình, thì thực ra còn có gì có thể nói hay hơn về một tác phẩm bằng chính tác phẩm đó nữa?
    Nietzsche nói, cái cây càng vươn lên cao, cành lá càng đâm trổ vào bầu trời thì gốc rễ của nó càng đâm sâu vào lòng đất tối đen, càng u uẩn trong những suy tư của nó. Tác phẩm của các nhà văn tạo nên lòng đất tối đen đó, những suy tư của anh ta sẽ khởi động những suy tư của chính nhà phê bình, thành gốc rễ, thành cành lá của một tạo vật mới, tạo vật của nhà phê bình.
    Hoài Thanh có nói ông ngại mang tiếng là nhà phê bình, bởi vì "bình" thì còn được, chứ sao lại "phê"? Không gì làm nhà phê bình khó chịu và bất lực bằng một tác phẩm dở, bởi vì người ta có thể giải thích tại sao nó dở, nhưng câu chuyện chỉ đến đó là hết. Anh ta không sao rút ra được cái gì đó cho mình, dường như không một tư tưởng nào, một hình ảnh nào có thể khả dĩ làm cái nền cho cái Tôi sáng tạo của nhà phê bình vươn lên. Một tác phẩm dở là một nền đất sa mạc.
    Nhưng ngay ở trong sa mạc cũng có những ốc đảo, hoặc chí ít những loài xương rồng kỳ thú có thể sinh sôi? Những tác phẩm dở cũng vậy, bởi trong khi đi tìm nguyên nhân cho sự thất bại của nó, một nhà phê bình tài năng cũng có thể tạo nên một tác phẩm tuyệt diệu của chính anh ta. Một lần nữa, sáng tạo của người đi trước chỉ còn là chất liệu cho sáng tạo của người đến sau.
    Và, bởi nó biết chắt lọc những gì tinh túy nhất từ lòng đất cứng rắn, ngay cả những vùng đất cằn vẫn có những cây cổ thụ.
    Một trong những giấc mơ đẹp nhất của tôi là những giấc mơ tôi thấy mình biết bay. Nhưng mãi sau này tôi mới hiểu, niềm hạnh phúc lớn lao của tôi khi đó không phải là cảm giác tôi có khả năng bay lượn như chim, mà là cảm giác tôi như không còn trọng lượng, không còn mang vác những gánh trĩu nặng của xác thịt và những thiên kiến nặng nề, cảm giác tôi lướt đi vun vút trong một đại dương tự do, cảm giác tôi đang hòa tan trong nó.
    Chính vì vậy, điểm mấu chốt trong sáng tạo của các nhà phê bình không chỉ ở óc phân tích, mà còn ở khả năng cảm nhận và giao hòa với tác phẩm. Cũng giống như điểm mấu chốt của ******** là sự hòa đồng của hai cơ thể, tác phẩm thành công của nhà phê bình là sự hòa đồng của hai tâm hồn - tâm hồn nhà văn và tâm hồn nhà phê bình - nhằm giải toả nỗi khát khao chìm đắm đi tìm bản ngã của Người sáng tạo. Chính vì vậy, sản phẩm của nhà phê bình không lệ thuộc vào sản phẩm của đối tượng mà anh ta phê bình, chính xác hơn, nó phát triển tác phẩm đó theo một cách riêng của mình. Phê bình, đó là nhận biết người khác và đồng nhận biết của bản thân nó về cuộc đời, nói như Claudel.
    Văn học, ở một khía cạnh nào đó, là dùng ngôn ngữ để xây dựng một trạng thái tinh thần. Nhưng chính vì nó là một trạng thái, nên nó rất động và không nên - cũng như không thể - nắm bắt nó một cách trọn vẹn. Phê bình văn học tái tạo sự đồng hiện của nhiều trạng thái tinh thần: của tác giả, của nhân vật và của bản thân nhà phê bình - người đọc được kích hoạt do trạng thái mà tác phẩm đem đến.
    Phê bình văn học, vì vậy, sẽ không trọn vẹn nếu chỉ diễn giải cái đẹp. Nó còn phải diễn tả những rung động của con người trước cái Đẹp, của thái độ chiêm nghiệm cái đẹp. Bởi vì, nói như nhà văn Nhật Yasunari Kawabata "Khi đứng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tuyết trắng hay của mặt trăng, tóm lại, khi chúng ta xao động bởi vẻ đẹp bốn mùa, khi lòng cảm thấy tràn đầy biết ơn vì cuộc gặp gỡ với cái đẹp là lúc chúng ta nghĩ đến bạn bè nhiều nhất: chúng ta muốn chia xẻ niềm vui của mình với họ. Sự nhận thức cái đẹp đánh thức dậy trong con người cảm giác thông cảm với con người, và khi đó, từ bạn sẽ được thay thế bằng từ nhân loại". Sự chia sẻ niềm vui đó chính là cốt lõi của cái mà tôi sẽ gọi là phê bình ấn tượng.
    Nhà văn Nhật bản nổi tiếng thế giới, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1994, Kenzaburo Oe, khi trả lời phỏng vấn tại trường đại học Berkeley nói: "Rất nhiều nhà văn Nhật bản, tuy không nói ra, nhưng vẫn giữ quan điểm cho rằng Nhật bản là trung tâm của thế giới, hay ít ra, trung tâm của châu á. Tôi thì khác, tôi luôn luôn cho rằng con người chẳng thể viết được gì nếu anh đứng ở trung tâm. Tôi bao giờ cũng là một nhà văn ở ngoài lề".
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Một trong những tác phẩm của ông có tên là Những ghi chép ở Hiroshima. ít ai biết được khi viết tác phẩm ấy, Kenzaburo Oe đang ở trong một cơn khủng hoảng tinh thần ghê gớm, khi phát hiện ra đứa con trai mới sinh của ông mắc bệnh hiểm nghèo về não, chứng bệnh, ít nhất, không cho phép con ông trở thành một con người phát triển trí não một cách bình thường. Chính tại Hiroshima, ông đã gặp bác sĩ Fumio Shigeto, người thầy thuốc có mặt tại thành phố khi Hiroshima bị dội bom nguyên tử, người đã dạy cho ông một bài học về làm người. Ông bác sĩ kể "Chúng tôi không thể làm gì cho những người sống sót. Thậm chí đến tận bây giờ, chúng ta còn không biết một tý gì về căn nguyên các căn bệnh của những người còn sống sót... nhưng chúng tôi cố làm những gì chúng tôi có thể. Mỗi ngày có hàng ngàn người chết. Nhưng giữa những đống xác chết đó, tôi vẫn tiếp tục. Bởi vì, Kenzaburo, khi mà họ đang cần sự giúp đỡ của tôi, tôi còn có thể làm được gì nếu không phải là điều đó. Bây giờ con trai anh cần anh. Anh phải nhận ra rằng trên cả trái đất này chẳng có ai ngoài con trai anh cần anh cả". Và chính khi đó, Kenzaburo đã đi một chặng đường dài từ chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre mà ông vốn là môn đệ đến một triết lý hiện sinh của chính ông, giản dị hơn rất nhiều: Trở thành một con người cứng cỏi và thẳng thắn! Can đảm trở thành một người cha để nuôi dạy đứa con tật nguyền của mình. Chủ nghĩa hiện sinh, như là một thứ lý thuyết mà ông đã thực hành ở các tác phẩm ban đầu đã không cho ông niềm dũng cảm để đương đầu với số phận của người con trai, và như ông nói "nếu nó không khuyến khích được tôi, nó không khuyến khích được ai cả. Nó chẳng là cái gì !". Và thế là ông bắt đầu viết cuốn sách cho riêng ông, cho riêng con trai mình. Cuốn Một chuyện riêng tư trở thành một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Chủ nghĩa nhân văn hiện đại-như sau này ông tuyên bố-là "không quá hi vọng và không quá tuyệt vọng vào con người". Và ông đã tìm ra phong cách của mình: "phong cách cơ bản trong cách viết của tôi, là bắt đầu từ những câu chuyện cá nhân của tôi rồi nối nó với những vấn đề của xã hội, của đất nước và toàn thế giới".

    Phê bình văn học ấn tượng cũng vậy. Nó bắt đầu trước tiên từ những ấn tượng cá nhân về một tác phẩm, phê bình ấn tượng không nhằm tìm hiểu nhà văn, không bó buộc mình trong hành trình đọc văn để hiểu người. Phê bình văn học ấn tượng tập trung vào ấn tượng của người đọc trước văn bản, nó phải là một phê bình động, một dòng chảy hòa hợp của cả tư tưởng lẫn cảm xúc, bởi cảm xúc, vào cái thời khắc được anh thể hiện bằng ngôn từ, lập tức biến đổi, và tư tưởng của anh bắt đầu quá trình tự vấn, nghi hoặc, phân tích nhằm cố gắng biểu đạt chính xác nhất cảm giác tức thời của anh. Tóm lại, phê bình văn học ấn tượng là một cuộc tổng duyệt lại các thang giá trị của nhà phê bình trong cuộc sống thông qua phản ứng của các thang giá trị đó đối với tác phẩm.
    Phê bình văn học ấn tượng còn phải nhìn nhận cái Đẹp ở góc độ của những hiệu quả mà một tác phẩm văn học mang đến cho người đọc, một cái đẹp nằm trong lộ trình hướng tới cái tuyệt đối, một cái đẹp luôn luôn mang hai bộ mặt của thần Shiva - hủy diệt và sáng tạo. Phá bỏ cái cũ để sáng tạo cái mới, bởi chỉ có cái mới mới mang trong mình sinh khí của sự sáng tạo. Phá bỏ và sáng tạo trong một vòng tuần hoàn vĩnh cửu, bất diệt. Phê bình văn học phải cảm thấy luồng sinh khí sáng tạo đó dưới lớp vỏ gớm giếc của kẻ hủy diệt, nâng niu và khẳng định hướng đi của nó.
    Phê bình văn học ấn tượng, bởi vậy, một mặt phải chống lại với sự nhàm chán trì trệ của những đề tài và phong cách biểu hiện cũ kỹ, những thứ chắc chắn sẽ không bao giờ tạo được cú sốc khơi dậy cảm xúc dưới đáy sâu của tâm hồn người đọc. Chỉ có cái Mới mới đủ sức đập vỡ lớp vỏ vô tình mà dù muốn dù không, cuộc sống thường nhật cứ ngày ngày bồi thêm lên trên bề mặt của tư tưởng, tâm hồn và xúc cảm người cầm bút. Mặt khác, phê bình văn học ấn tượng cũng phải cưỡng lại sức cám dỗ của những toan tính duy lý tuyệt đối chuyên đi tìm những công thức chung cho văn học, cho dù những toan tính này nhân danh Cấu trúc luận, Phê bình Mới, rồi Giả cơ cấu, Hậu hiện đại... hay gì gì đi nữa. Không chỉ bởi khó có một công thức chung cho năm tỷ trạng thái đọc và hàng triệu người viết, mà còn bởi nhân danh những cuộc tìm kiếm này, người ta đã cách ly phê bình văn học trong tòa lâu đài của những tâm linh, tích hợp văn hóa, siêu văn bản, liên văn bản, làm nhòe văn bản... tóm lại là những mỹ từ sáng choang đang đào một bức hào sâu ngăn cách phê bình hàn lâm với người đọc.
    Phải rất can đảm mới có thể thốt ra: "Tôi không hiểu! Vậy thì rốt cục thực sự các người muốn nói gì?" trong khi mê mụ trong trận đồ bát quái đó của chữ nghĩa hàn lâm. Phê bình văn học ấn tượng đòi hỏi trả phê bình văn học lại cho độc giả, một độc giả dư hiểu cầu vồng là hiện tượng khúc xạ của ánh sáng nhưng vẫn chiêm ngưỡng nó như một món quà của Tự nhiên trao cho tâm hồn, một độc giả muốn đọc phê bình như một tác phẩm, như một góc tâm hồn của nhà phê bình để soi lại chính bản thân chứ không phải một công trình khoa học cứng ngắc mà sẽ không ai còn nhớ đến. Phê bình văn học ấn tượng đòi hỏi nhà phê bình cũng phải đồng thời là một nhà văn.
    Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn Việt Nam hay coi thường các nhà phê bình. Sợ hãi không dám trình bày những suy tư cá nhân, nhiều nhà phê bình thường gán ghép những ý nghĩ của họ vào tác phẩm mà họ nghiên cứu, lén lút vứt đứa con sơ sinh của mình lên bậc thềm nhà khác. Những nhà văn cười cợt những ý tưởng mà người ta đặt vào cho họ, vào tác phẩm của họ - đứa con hoang hiếm khi được những bàn tay ân cần đưa vào trong nhà!
    Tôi muốn, phê bình phải thực sự thoát khỏi tình trạng là cái bóng của tác phẩm, và những bài phê bình không phải bắt đầu bằng những gì "nhà văn nghĩ...", mà bắt đầu bằng "tôi nghĩ...". Phê bình phải thoát ra khỏi cái bóng đối tượng của nó để sáng tạo, bởi vì, thực sự phê bình cũng là một hình thức sáng tạo. "Phê bình thơ ca", nói như Eliot, là "phân tích thơ ca để sáng tạo nên thơ ca".
    Hãy nghĩ sâu xa hơn những truyện cười của Azit Nexin, câu chuyện về nhà bác học đã viết hàng tá sách chỉ để chứng minh nhà thơ nọ đã chết vào ngày mỗ ngày mỗ mà không phải ngày mỗ ngày mỗ. Biết đâu họ chỉ viết để đi tìm một chân lý cho riêng họ, và trong khi suy tưởng, họ đã đi xa hẳn khỏi điểm khởi đầu của cuộc tranh luận. Những chồng sách đó chưa hẳn đã vô giá trị như vậy!
    Phê bình văn học ấn tượng có những hạn chế của nó. Lệ thuộc vào tâm hồn cũng như tri thức của người đọc, nó không tránh khỏi số phận bị nhốt trong chiếc ***g của những hạn chế về tư tưởng, tri thức đó. Chính vì thế, nó không thể đảm bảo hoàn toàn tính khách quan hay khoa học của bài viết như những gì mà phê bình văn học hàn lâm hay phê bình văn học xã hội học đòi hỏi. Nhưng như ở trên đã nói, phê bình văn học ấn tượng là phê bình văn học để chia sẻ, chứ không phải phê bình văn học để thuyết phục. Có sự đam mê nào hoàn toàn có được tính khách quan...Cho nên, phê bình ấn tượng cũng chỉ góp một góc nhìn riêng tư của nó đối với tác phẩm.

    Nietzsche nói đến Ba biến thái của tâm hồn: con lạc đà, con sư tử và hài nhi. Thực tâm, tôi mong muốn được chiêm ngưỡng con rồng vĩ đại, nơi mà "những giá trị ngàn đời chói sáng trên những vẩy của nó", con rồng "Mi phải", con rồng mạnh nhất trong tất cả những con rồng. Có lẽ vì khi anh chưa được chiêm ngưỡng những giá trị đó, làm sao anh có đủ sức mạnh để chiến thắng nó và quay về với hóa thân thứ ba của anh, ngây thơ, trong suốt và long lanh như đứa hài nhi.
    Bởi vậy, tôi chưa đạt được tới bất cứ một hóa thân nào cho những bài phê bình của tôi. Có chăng, những bài viết đó chỉ là những gánh nặng đầu tiên mà con lạc đà chất lên vai nó, để chuẩn bị cho chặng đường dài của nó vào sa mạc, nơi nó gặp gỡ hóa thân thứ hai.
    Và chắc chắn đó là một con đường dài...

    Hà Nội 27.2.1995
    Nguyễn Thanh Sơn

Chia sẻ trang này