1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Trần Mạnh Hảo
    Từ ?othơ vọt trào? đến hội chứng khen trào vọt: ?oCứ tiếp tục đanh đá, lắm lời, cứ xổ hết ra đi!?
    Không hiểu vì sao khi đọc bài ?o Tản mạn về phê bình thơ? của nhà thơ Thanh Thảo trên báo Thể thao-Văn hoá số 17 ngày 27/2/2001 vừa rồi tôi lại cứ lẩn thẩn nghĩ về một hiện tượng thơ ra đời từ thuở đổi mới văn học ở nước ta sau năm 1986 với bổn hiệu thi phái là ?oThơ vụt hiện? hay ?oThơ vọt trào?. Khẩu hiệu của thi phái này đưa ra mang đầy tinh thần tử vì đạo thơ: ?oCách tân hay là chết?: lấy dị thường, quái lạ làm mục đích thi ca. Nguyên lý của thi phái ?ovụt trào? nằm gọn lỏn trong các định nghĩa sau: ?oThơ là lảm nhảm tâm linh?... ?oThơ là ú ớ vô thức?. Nhóm thơ xin gọi tắt là ?otrào vọt? thường đưa ra những câu thơ của các thi huynh làm nguyên mẫu điển hình cho thơ hiện đại, để các thi đệ noi theo mà viết đúng tinh thần môn phái, ví như thơ của một trưởng lão: ?oVú lớn si-li-côn/ vú nhỏ rượu đế?. Nếu ai hỏi viết như vậy nghĩa là thế nào, sao lại đặt vấn đề vú lớn, vú nhỏ với si-li-côn, với rượu đế quan hệ nó ra răng, thì bèn được trả lời: cũ thế, kém thế, bảo thủ thế, thơ hay là cứ vô nghĩa, vọt trào, vụt hiện từ vô thức ra, thấy vú thì viết ra to nhỏ cấp kỳ si-li-côn, độn ngực rượu đế ngất ngư sướng, ngất ngư chơi, đưa ý thức vào thì thà ông giết quách thơ đi cho xong. Vâng; giáo lý đầu tiên của trường phái vụt-trào: muốn là thơ, phải chống lại ý thức, chống lại cái hiểu. Họ lại đưa ra một thí dụ khai sáng khác của phong trào ?ovọt trào? ví như câu thơ sau của một ?otiên chỉ?: ?oMili mông lông/ Cởi quần chửi thề/ con gà quay/con gà quay?. Nếu có ai bảo rằng bác viết gì sao tục tĩu thế sao hô hào cởi quần ra trước đám đông vi phạm văn hoá cộng đồng, mất hết thuần phong mỹ tục thế, giá bác cứ vào chỗ kín riêng tư mà làm chuyện ấy, việc gì phải làm giữa thanh thiên bạch nhật? Ngay lập tức các thi huynh sẽ khai thông cho bạn bằng một giáo lý khác: thơ hiện đại- vụt hiện-vọt trào là cứ bất chấp luân lý, bất chấp đám đông, bất chấp mọi rào cản, giới hạn, lột tuốt tuồn tuột xiêm y thơ ra cho khoả thân 100% ngôn từ, người ngợm chẻ hoe ra mới là bản năng tuyệt đối, vô thức toàn phần, háp háp toàn gia, ú là la toàn cõi...
    Thực ra, những tiêu chí của thi phái ?ovọt trào-vụt hiện? chẳng qua lấy phương châm ?ocũ người mới ta? làm trọng cũng là hấp thụ từ một nền bã mía của con voi ma-mút-thơ-đa- đa- siêu-thực phương Tây đi qua từ thời tám hoánh đầu thế kỷ XX để lại. Con ma-mút-thơ-đa-đa-siêu-thực phương Tây đã chết ngay từ khi nó ra đời vì mắc bệnh bội thực vô thức. Nhưng nền bã mía mà chú ma - mút thơ kia để lại còn nguyên đấy trong hội chứng lên men bốc mùi rượu mía ?oRum? hiện đại, đủ cho một trăm thi phái hậu duệ sau làm của ăn đường mà quằn quại đau thương hành hương về thiên đường ?otrào vọt?. Phong trào văn nghệ đa-đa, siêu thực phủ nhận hoàn toàn thành tựu trước nó: tuy nó cũng có một tác động tích cực là làm một cú huých chết người thúc đẩy nền văn nghệ phương Tây bế tắc tìm ra những lối thoát khác bằng một số cách tân sau này. Riêng phong trào này vừa sinh ra đã bị xã hội lên án quá, vừa khai sinh đã khai tử, đến nỗi hai thi soái của nó là L.Aragon và P.Eluard phải tháo chạy thoát thân. Nếu thơ hô hào chối bỏ ý thức thì chính là nó chối bỏ tình người vậy. Bởi con người là loài vật có ý thức. Nếu thơ hô hào bản năng tuyệt đối, khoả thân không cần y phục, chối bỏ luân lý, đạo đức cũng có nghĩa là thơ chối bỏ chính con người. Nếu thơ được ví với cô gái, thơ phải được gọi là Ðẹp. Nhưng cái Mỹ của cô gái thơ kia dứt khoát phải gắn liền với hai phẩm chất khác là Chân và Thiện. Các thi hữu của trường thơ ?ovọt trào-vụt hiện? sẽ cùng đổ hết ra đường và ra các trang báo mà vạn tuế nàng thơ kia, nếu một hôm cô làm cuộc đại cách tân là hoàn toàn khoả thân đến với công chúng. Nàng thơ khoả thân ra đường mới quá, lạ quá, vọt trào 100%, vụt hiện 100%, bản năng, cách tân, hiện đại 100% nhưng không hay, nhưng dở tệ vì nó không lịch sự, văn minh. Thơ nói gì thì nói cũng là một cuộc ứng xử văn hoá của chính con người. Do đó, cái gì con người phải giữ đạo, giữ nhân cách văn hoá, lịch sự, lịch lãm, ý tứ không nói không làm, không ?oxổ ra? bản năng gốc ở phòng khách, giữa đám đông thì em cũng van xin các bác đừng phóng hết vào thi ca, dù là thơ ?ovọt trào? đi chăng nữa. Nếu về nhà trước cô con gái lớn mười tám đôi mươi ?obác vụt hiện? có dám hô lớn điệp khúc thơ cởi quần chửi thề không nào? Nếu bác không muốn làm việc ấy với con gái lớn của mình, thì xin bác tha cho mà đừng làm việc ấy với đám con gái lớn nhà chúng em, dù chỉ làm trên sách báo, vì chúng đang đi học để thành người!
    Trở lại bài viết của nhà thơ Thanh Thảo, một trong những thi huynh chủ soái trường thơ ?ovọt trào? đã có vẻ nặng lời với tác giả Hoàng Xuân Tuyền và báo ?oNgười Hà Nội? khi ông cho rằng báo này, tác giả này phê bình thơ Vi Thuỳ Linh vì mục đích bán báo chứ chẳng vì nghệ thuật gì ráo chọi: ?o...Số lượng người đọc còn có hạn, nên nhiều khi để bán được báo, cũng phải gây chuyện tý chút. Thậm chí cuối bài ông Thanh Thảo còn nhắn gửi bóng gió không chỉ báo Người Hà Nội, không chỉ các nhà phê bình thơ là ?oNhững bài phê bình roi ngựa hay thậm chí phê bình gậy tày?. Việc này ông Thanh Thảo đã có bài trên mục ?oNhà thơ Thanh Thảo trả lời? trên báo Tiền Phong năm ngoái. Với bài báo có tên ?oPhê bình roi quất?, ông mặc sức thóa mạ một vài nhà thơ viết phê bình mà không hề chỉ ra nguyên nhân, bằng cớ vì sao ông ta lên án họ cay độc đến thế? Phê phán văn hữu một cách nặng lời không đưa ra dẫn chứng đã đành, khi khen ngợi tâng bốc quá đà, ông Thanh Thảo cũng quyết không chỉ ra cho những người trần mắt thịt như chúng tôi rằng vì sao món nộm ?ovọt trào? nó hay và hay ở chỗ nào, mới ở chỗ nào? Mà ông cứ một mực nói khống lên, nói lấy được, không chứng minh, ví như ông khen thơ Vi Thuỳ Linh hết lời trên bài bác đã dẫn rằng: ?o... Tôi đã đọc tập thơ ?oLinh? và trước nữa là tập thơ ?oKhát? của cô gái hai mươi tuổi này. Ðã đọc và trót khen hay, trót khâm phục một cô gái mới ở tuổi ấy mà đã viết được những bài thơ dữ dội, hiện đại mà không hề làm dáng, không hề ?ocố tỏ ra hiện đại? Ðó là Một thứ thơ vọt trào không chấp nhận những đập chắn, những rào chắn. Nhưng lại rất hồn nhiên, và nhiều khi còn ngây thơ nữa. Ðó là một hiện tượng đáng mừng trong đời sống thơ hôm nay...?
    Ðây là "hiện tượng đáng mừng" cho riêng ông Thanh Thảo, nhưng lại là hiện tượng đáng lo, đáng buồn cho những người khác, ví như với tác giả là cô sinh viên báo chí Ðinh Bích Ngọc trong bài "Suy nghĩ khi đọc tập thơ của một người viết trẻ: Ðỉnh cao của sự tồn tại là tồn tại trong tình yêu" in trên báo "Tiền Phong" số 26 ngày 1/3/2001, có đoạn viết như sau "...Ðọc đến đây chúng tôi đều cảm thấy rùng mình. Một bạn gái mới chỉ 20 tuổi, bằng tuổi chúng tôi (đang là sinh viên năm cuối) cái tuổi còn như một tờ giấy trắng, vậy mà đã có những cảm xúc khiến người ta phải thảng thốt: Người đàn bà.......những bạn gái trong lớp chúng tôi phải đỏ mặt, nhưng không phải vì xấu hổ và vì giận dữ. Có bạn còn không dám đọc hết tập thơ. Nhiều bạn hỏi tiến sĩ Minh Thái, "Thưa cô, thơ thế này mà được đăng sao? Thế này thì cũng chỉ như một sự ghép nhặt từ ngữ, ngôn từ thì quá gây ấn tượng" Cô Minh Thái chỉ cười không bình luận! Phải chăng Vi Thuỳ Linh đang viết về chính mình? Nếu như vậy, tập thơ được in sẽ có một ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực đến những nữ sinh viên cùng tuổi với Linh... Khi cho in bài báo của cô sinh viên Ðinh Thị Bích Ngọc về tập thơ ?oLinh? của Vi Thuỳ Linh, hẳn toà soạn báo Tiền Phong, một tờ báo bán chạy vào loại có hạng ở khắp nước chắc không phải vì báo ế mà ?ogây chuyện? để bán báo, như sự đánh giá của ông Thanh Thảo trên đây?
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã đọc tập ?oKhát? của chị Vi Thuỳ Linh do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đề tựa với những lời khen chung chung vô bờ bến. Tôi lại được đọc tập thơ ?oLinh? của chị Linh với những âm vang khen ngợi cực kỳ cũng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong cuộc họp Hội đồng thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam vừa qua và trên báo Lao động ngày 31/1/2001. Riêng tôi, chắc vì chưa đủ trình độ "vọt trào", còn mang trong mình món không quẳng vào đâu được là ý thức, chưa được bản năng hóa, vô thức hóa toàn phần như các nhà thơ Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha... nên dù đã đọc cả hai tập thơ của chị Vi Thùy Linh, tôi vẫn chưa cảm thấy mới, chưa cảm thấy hay. Nhưng trong thâm tâm, tôi rất có cảm tình với chị Vi Thùy Linh, vì một cô gái trẻ thế mà mang được những khát vọng cách tân thơ rất lớn trong người, lại mang được cả một tình yêu thơ hừng hực núi lửa. Tôi phục chị vì đang còn là sinh viên đã trở thành một nhà báo cứng cựa, chịu viết, viết nhiều ở hầu hết các báo bán chạy. Vừa rồi đọc lời chị thổ lộ trên tờ "Thể thao - Văn hóa" phải "vật lộn với cuộc mưu sinh", nghĩa là chị phải kiếm sống bằng nghề viết báo ngay từ khi còn là sinh viên, khiến tôi càng nể trọng chị hơn. Một cô sinh viên có nghị lực mạnh và lao động giỏi thế như chị, khiến tôi tin rằng chị Linh không sống như chị viết: "Thiếu phụ-Tuổi hai mươi" đâu. Chả lẽ thơ lại ác đến mức không dưng cướp mất của đời chị hai mươi năm chỉ vì một chiếc thập giá cách tân không đâu và những lời khen lên mây lóa mắt?
    Tôi chỉ mong các vị đang hết lời quảng cáo suông thơ chị trên báo, bớt chút thì giờ, biết hẳn ba bốn bài báo chỉ ra cho bọn bị các vị cho là "bảo thủ" này xem vì sao "Khát" với "Linh" mới, hay và hay với mới ở chỗ nào? Tôi vốn yêu thơ có vần và cả thơ không vần, thơ văn xuôi của nhiều nhà thơ trong và ngoài nước. Tôi từng thuộc lòng hai bài thơ không vần đầu tiên của Việt Nam, thành công là "Nhớ máu", "Tình sông núi" của Trần Mai Ninh, và sau nữa bài thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình" của nhà thơ Trần Vàng Sao. Tôi cũng quý và thích từng đoạn trong trường ca thơ không vần ?oSóng vẫn đập vào eo biển? của nhà thơ Lê Văn Ngăn...Nhưng sao tôi không thể vào được siêu kênh thơ ?ovụt trào? thoát y hiểu, thoát- y-luân-lý của trường thơ tự cho là hiện đại này. Hãy đọc thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... xem họ rất cổ điển đấy và cũng hiện đại đấy. Thơ, xin anh cứ hay đi, cứ truyền cảm đi, anh sẽ hiện đại mãi như ?oBụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao? của cha ông xưa. Thơ đích thực sinh ra không phải để dễ hiểu hay khó hiểu, để thoát y hay bọc trong áo mão thiền sư. Thơ còn nhăm nhăm tìm vào cõi tục tĩu, vô luân, vào cõi hũ nút lảm nhảm ú ớ ngô ngọng... để làm những ?ocon chim ẩn mình chờ chết?, thì dứt khoát thơ đó không phải là thơ đích thực. Quan niệm về thơ của phương Ðông lão thực sâu sắc và thơ hơn vạn lần những quan niệm bệnh hoạn phi nhân của văn nghệ đa đa và nhóm siêu thực quá khích đã bị chính phương Tây loại thải từ lâu. Thơ phương Đông Siêu ngay trong lòng cái Thực và ngược lại. Tách Siêu ra khỏi Thực, tách Bản Năng ra khỏi Ý Thức, tách cái Dị Thường khỏi cái hằng sống Bình Thường, tách Tâm ra khỏi Vật như trường thơ tự nhận mình là hiện đại kia không thể là thơ đích thực Bài báo "Thơ Vi Thùy Linh một khát vọng trẻ" của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha trên báo Người Hà Nội số 8 ngày 24/2/2001 quả là bộ sưu tập những tụng ca kêu hơn chuông, rất đại ngôn, sáo rỗng và có vẻ mùi mẫn, cải lương như: "Thành thật đến ồn ào, Linh đã tuyên ngôn: "Ðạp nát đơn điệu, khuôn khổ của cũ kỹ, nhàm chán và cam chịu-Em tự làm mất đối xứng bằng em...Em sẽ vắt mình đến giọt sống cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi ổn định... "Và Linh đã phóng những con chữ thoát khỏi vỏ bọc vào thế giới thi ca vô tận bằng sự mất cân bằng tột cùng, với tốc độ choáng váng...". Cảm thấy ngôn từ dù đã lên tới chót vót kêu, chót vót lớn cũng không sao minh chứng được rằng thơ này hay lắm, mới lắm, ông Nguyễn Thụy Kha của nhạc sĩ Ngọc Ðại để mở thơ Vi Thùy Linh. Rằng, người nhạc sĩ này theo ông Kha vừa "chết hoàn toàn", "say đòn" thơ Vi Thùy Linh trong mối thi nhạc giao duyên mà làm những hai cái CD riêng để sẽ đi hát thơ Vi Thùy Linh khắp nước. Ðoạn ông Kha bình một câu rất vu vơ nghề nghiệp rằng: "Sức mạnh của thơ thật quỷ quái, hoang đường". Ông Nguyễn Thụy Kha còn hoang đường hơn nữa, âm nhạc hơn nữa khi tuyên bố rằng: "Thơ Linh giàu tính giao hưởng"(!). Cuối cùng, ông Nguyễn Thụy Kha lớn tiếng xúi: "Linh cứ tiếp tục đanh đá, tiếp tục lắm lời. Ðừng sợ, đừng ngán gì hết trọi. Ðộc mã...Cứ xổ hết ra đi!"
    Ông bạn Nguyễn Thuỵ Kha ơi, nguyên tắc của tình yêu và thi ca là phải chân thực, kiệm lời. Người xưa đã từng khuyên ?oÐa ngôn bất thiện? đó ư? Ai tin được một người yêu lắm lời, cứ suốt ngày xoen xoét, suốt ngày đại ngôn ăn nói to lớn toàn những từ sáo rỗng, ba hoa? Trong thơ có nói, nhưng toàn chỉ là những câu nói xuống dòng thì sao có thể gọi là thơ? Thơ không loại trừ ngay cả sự đanh đá. Nhưng sự đanh đá hầu như không phải là con đường dẫn đến thi ca. Khi ông Kha xui Vi Thuỳ Linh ?oCứ xổ hết ra đi!? là quyền của ông và các ông. Nhưng xin quý vị trường thơ ?otrào vọt? cần trước hết phải phân biệt được ẩn ức thơ và ẩn ức giun sán tuy có thể cùng xài một động từ ?oxổ?, nhưng vốn là hai cách ?oxổ? rất khác nhau vậy...
    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/3/2001
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    T.T.KH.: Tình Yêu Và Phong Hóa Việt Nam

    Nhược Trần Ngọc Huệ Raleigh

    T.T.KH. là ai?
    Trên thi đàn Việt Nam từ năm 1937, xuất hiện một người thơ, dưới bút hiệu T.T.KH., với bốn bài thơ kể lại chuyện tình diễm tuyệt, và cũng rất não lòng của một cô gái thiết tha yêu một chàng nghệ sĩ. Nhưng vì sự khắt khe của gia đình, nàng phải xa người yêu để đi lấy một ông chồng già. Mộng đẹp vỡ tan, nàng mượn mấy dòng thơ để kêu lên những tiếng bi thương gợi cảm. Thế là thiên hạ đổ xô đi tìm T.T.KH. Nhưng nàng chỉ là một bóng mây, vẫn là một thắc mắc không được giải đáp.
    Có người cho tên nàng là Trần Thị Khánh? Vì ngày đó, khách yêu thơ căn cứ vào một số bài thơ của Thâm Tâm, như: Gởi T.T.KH., Dang dở, Màu máu Ti Gôn... Thâm Tâm thường nhắc tới một người con gái tên là Khánh:
    - Miệng chồng Khánh gắn trên môi,
    Hình anh, mắt Khánh sáng ngời còn mơ.
    - Khánh ơi, còn hỏi gì anh,
    Lá rơi đã hết màu xanh, màu vàng.
    nhưng mãi đến bây giờ câu chuyện T.T.KH. là ai, vẫn còn là một nghi án.

    T.T.KH. xuất hiện vào làng thơ tiền chiến: giữa tháng 9 năm 1937, tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy (TTTB) xuất bản tại Hà Nội, có đăng một tiểu thuyết tựa đề: Hoa Ty Gôn của Thanh Châu. Nội dung câu chuyện kể lại một mối tình ngang trái. Báo phát hành được mấy hôm, một thiếu phụ vóc dáng bé nhỏ, vẻ mặt thùy mị, đem đến tòa soạn một phong bì dán kín gởi ông Chủ bút, trong đó chỉ vỏn vẹn có bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn", (HSHTG) ký tên T.T.KH.
    Trong bài thơ này, tác giả thuật lại chuyện tình tan vỡ giữa một cô gái và một chàng nghệ sĩ trót yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh ngang trái, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác, một ông chồng già. Tâm tư nàng tan nát, mỗi khi ôn lại những kỷ niệm êm đềm của một thời đã qua mà không bao giờ còn gặp lại.
    Sau khi bài thơ HSHTG đăng trên báo, tòa soạn T.T.T.B. lại nhận thêm ba bài nữa: Bài Thơ Thứ Nhất, Ðan Áo Cho Chồng và Bài Thơ Cuối Cùng. Rồi từ đó, độc giả không còn gặp thơ của T.T.KH. nữa.
    Ở đây ta không đi tìm thân thế của T.T.KH., phê bình khuynh hướng thi ca của tác giả này, mà chỉ chú trọng đến một khía cạnh khác: Tình Yêu của T.T.KH. và phong hóa Việt Nam.
    Quan niệm về hôn nhân trong xã hội Việt Nam thật là khe khắt, cha mẹ định là con phải theo, dù không muốn cũng không được. Người ta tìm nơi môn đăng, hộ đối cho việc cưới gả, có khi gán con để trừ nợ. Con gái, khi đã về nhà người, được phận nào, nhờ phận nấy, dù cay đắng nghiệt ngã trăm chiều cũng phải nuốt lệ vào lòng, không mong gì trở về nhà cha mẹ đẻ, hay được tháo cũi sổ ***g. Xã hội chẳng những không chấp nhận mà còn lên án, chê bai kẻ "trốn chúa, lộn chồng".
    Khác với các cô gái bình thường, T.T.KH. của chúng ta có tâm hồn nghệ sĩ, nên đã mở lòng giao cảm với một chàng nghệ sĩ. Thời đó, nghệ sĩ là lớp người bị xã hội coi rẻ, cấm tuyệt con gái không được giao thiệp. Cho nên, chẳng những đã cắt đứt tơ lòng, gia đình còn cay nghiệt hơn, bắt nàng phải kết hôn với một ông chồng già. Dù trái ngang, nàng vẫn nhủ lòng cố gắng yêu người chồng mà gia đình chọn lựa:
    Và một ngày kia tôi phải yêu,
    Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
    Những cô áo đỏ sang nhà khác
    Gió hỡi, làm sao lạnh rất nhiều!

    Có lẽ vì lòng đã có bến đỗ, vì tuổi tác cách biệt, nàng đã cố nhủ mình rằng yêu, rằng yêu, nhưng tình yêu không thể gượng ép. Khi đã chết yêu đương thì lòng cũng trống trải lạnh lùng, dù đè nén, giấu diếm cũng không được:

    Dẫu biết lần đi một lỡ làng,
    Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
    Người xa xăm quá, tôi buồn lắm,
    Trong một ngày vui pháo rộn đường.

    Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
    Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
    Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
    Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
    Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.
    Nhưng từ thu chết, từng thu chết
    Vẫn giấu trong tim một bóng người.

    "Vẫn giấu trong tim một bóng người" nhưng bây giờ thân đã như "chim vào ***g, như cá mắc câu", nên không dám vượt vòng lễ giáo:

    Từ đấy không mong, không dám hẹn,
    Một lần gặp gỡ dưới trăng nghiêm.
    Ðến cả thơ thẩn bằng... thơ mà cũng lo ngại:

    Viết đoạn thơ đầu, lo ngại quá,
    Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa.
    Cố quên đi nhé, câm và nín,
    Ðừng thở than bằng những giọng thơ.

    Tiếng lá thu rơi, nghe như tiếng chân người, lòng thầm mong mà không dám gặp:
    Tôi run sợ viết, lắng im nghe,
    Tiếng lá thu rơi xiết mặt hè
    Như tiếng chân người len lén đến,
    Song đời nào dám gặp ai về.

    Trong bài thơ Ðan Áo Cho Chồng, nàng đã nói lên tất cả những bi thương, u uất, nghẹn ngào của "một tâm hồn héo":
    Chị ơi! Nếu chị đã yêu,
    Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương.
    Ðã xa hẳn quảng đời hương.
    Ðã đem lòng gửi gió sương mịt mùng.
    Biết chăng chị? Mỗi mùa đông,
    Ðáng thương thay kẻ có chồng như em.
    Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
    Ðan đi, đan lại áo len cho chồng.
    Con chim nó hót trong ***g,
    Hạt mưa nó rụng bên sông bơ phờ.
    Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ,
    Than ôi gió đã sang bờ ly tan.

    Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
    Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
    Như con chim hót trong ***g,
    Tháng ngày mong nhớ ánh hồng năm nao.
    Ngoài trời mưa gió xôn xao,
    Ai đem khóa chết chim vào ***g nghiêm?
    Ai đem lễ giáo giam em?
    Sống hờ một kiếp trong duyên trái đời.
    Lòng em khổ lắm chị ơi,
    Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai.
    Quang cảnh lạ. tháng năm dài,
    Ðêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình!
    (Ðan Áo Cho Chồng)

    Vì bài thơ này đăng trên báo, nên mới có bài thơ cuối cùng:
    Bài thơ đan áo nay rao bán
    Cho khắp người đời thóc mách xem.

    Có lẽ vì đó mà gia đình chồng làm khổ nàng thêm, nên:
    Giận anh, tôi viết dòng dư lệ,
    Là chút dư hương điệu cuối cùng.

    Miệng thì nói oán hờn, mà lòng thì nhớ nhung ân hận vì "Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp":
    Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
    Tôi run sợ viết, bởi rồi đây,
    Nếu không im được thì tôi chết.
    Ðêm hỡi, làm sao tối thế này?

    Năm lại năm qua cứ muốn yên,
    Mà phương trời gió cứ làm quên.
    Mà người lỡ dở duyên thầm kín,
    Là chính là anh, anh của em!

    Tôi biết làm sao được, hỡi trời?
    Giận anh không được, nhớ không thôi.
    Mưa buồn, mưa hắt trong lòng ướt,
    Sợ quá đi anh... có một người.

    Thật là một tiếng kêu than ai oán của một thiếu phụ lỡ làng duyên. Não nùng ở chỗ đã trái ngang mà vì phong hóa nên phải ép mình vào đời sống gia đình, không dám làm điều gì khiến xã hội chê trách, dù đời sống kéo dài một cách vô vị, lạt lẽo:
    ... Ðáng thương thay kẻ có chồng như em,
    Vẫn còn thấy lạnh trong tim!...

    Cái xã hội phong kiến Việt Nam thời đó không những đã giết một T.T.KH. mà chắc còn giết nhiều T.T.KH. khác, nhưng chỉ có một T.T.KH. có thi tài để nói lên tiếng kêu bi thương của con chim bị nhốt trong ***g nghiêm.
    Nay đọc lại thơ người má hồng phận bạc, chỉ còn biết:
    Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
    Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
    để, gọi là đồng thanh tương ứng trong chút duyên văn nghệ của người nay khóc người xưa vậy.

    -----------------------

    Tài liệu tham khảo:
    Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến
    Nguyễn Tấn Long
    Nguyễn Hữu Trọng
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Phan Ngọc
    Thơ là gì ?
    Trong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên. Một định nghĩa về thơ, do đó phải:
    Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái;
    Mang tính hình thức, giúp người ta nhận diện được ngay thơ để làm thơ, đọc thơ, giảng thơ có kết quả.
    Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài theo tôi theo dõi, quan tâm, không phải tới điểm thơ là gì mà cái nên thơ (le poétique) là gì. Hai khái niệm này rất khác nhau. Ở đây, tôi không bàn đến sự khác nhau này để khỏi sa vào tư biện. Trong phạm vi bài này, để cho dễ đọc, tôi xin nêu định nghĩa của tôi và giải thích lý do tại sao tôi lại định nghĩa như vậy...
    Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này. Nói rằng hình thức tổ chức ngôn ngữ của thơ hết sức quái đản là nói rằng trong ngôn ngữ giao tiếp không ai tổ chức ngôn ngữ như thế. Trong ngôn ngữ hằng ngày, chẳng ai tổ chức ngôn ngữ theo âm tiết, vần, nhịp, khổ, số câu, niêm, luật... hết. Vậy tại sao mọi ngôn ngữ từ A đến Z đều chấp nhận một cách tổ chức thơ quái đản như vậy? Chắc chắn đây không phải là do nhu cầu giao tiếp, bởi vì chẳng cần phải tổ chức ngôn ngữ kỳ quặc như thế, cứ nói như ngôn ngữ hằng ngày vẫn giao tiếp rất tốt kia mà. Lý do, phải tìm ở chỗ khác. Ðó là vì ngôn ngữ hằng ngày, văn xuôi, vấp phải những giới hạn không thể nào vượt qua được. Ðó là vì có một thứ thông báo hết sức cần thiết cho đời sống tinh thần của một thể cộng đồng chỉ có thể truyền đạt bằng thứ ngôn ngữ quái đản này thôi. Ta phải tìm cho ra cái dĩ nhiên này để có thể phân định rạch ròi chức năng của thơ. Khi hình thức thông báo thay đổi thì nội dung thông báo cũng không thể không thay đổi. Hình thức đã quái đản như vậy thì nội dung thực tế phải có một khía cạnh nào đó thực tế không có trong ngôn ngữ bình thường. Sự thức nhận về ngôn ngữ cho đến nay chưa tiến hành triệt để. Ta chỉ nghe nói những lời hoa mỹ về ngôn ngữ này, mà không thấy một sự đối lập thích đáng (pertinent) giữa thơ và văn xuôi. Tình trạng này gây khó khăn cho một ngôn ngữ học cấu trúc.
    Chúng tôi nói đến mục đích của thơ là bắt mọi người tiếp nhận phải nhớ, cảm xúc và suy nghĩ và, cả ba mặt nhớ, cảm xúc và suy nghĩ đều là do cách tổ chức ngôn ngữ rất quái đản của nó. Trong ba mục đích thì nhớ là đầu tiên và quyết định, bởi vì nếu người ta quên ngay hình thức diễn đạt thì làm thế nào có thể cảm xúc và suy nghĩ được?
    Có nhiều dân tộc không có chữ viết, nhưng thơ vẫn lưu truyền qua hàng ngàn năm, vì người ta nhớ. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta chỉ chú ý đến nội dung của thông báo, còn hình thức của nó ta quên ngay. Cho nên có câu "Lời nói gió bay". Trong đời, chúng ta nói một số câu vô hạn và viết một số câu cũng vô hạn, nhưng nhiều lắm chỉ nhớ được cái nội dung của thông báo chứ làm sao nhớ được hình thức của thông báo? Tại sao thế? Vì cách tổ chức câu nói quá bình thường. Một câu nói bình thường chỉ có thể lưu lại đời sau với một trong ba điều kiện:
    Nó là lời của một người lỗi lạc và tiêu biểu cho sự nghiệp của người ấy. Thí dụ câu: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Hồ Chủ Tịch. Nếu một người khác nói câu ấy thì sẽ bị quên.
    Nó gắn liền với cúng tế, nghi lễ, tôn giáo: câu thần chú, câu kinh.
    Nó gắn liền với một biến cố lịch sử quan trọng. Nó trở thành thiêng liêng đến mức người nói bắt buộc phải duy trì nguyên vẹn hình thức. Ðó là những khẩu hiệu, những câu tuyên ngôn bất tử, những chân lý thiêng liêng.
    Trong cả ba trường hợp, một câu nói bình thường đều phải dựa vào một sự kiện hết sức đặc biệt, hiếm có, mới có thể duy trì hình thức.
    Trái lại, câu thơ được nhớ qua hàng ngàn năm, không cần dựa vào yếu tố gì đặc biệt ngoài ngôn ngữ cả. Vậy cái gì khiến nó tồn tại lâu dài như vậy trong trí nhớ loài người? Chắc chắn không phải nhờ nội dung. Ðó chính là nhờ cách tổ chức ngôn ngữ của nó.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 03/12/2002
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Quy luật của trí nhớ cho ta biết cái bình thường thì bị quên đi ngay lập tức. Muốn khắc sâu vào trí nhớ, nó phải khác thường hoặc về nội dung, hoặc về hình thức. Hãy kiểm điểm lại đời mình xem cái gì còn lại trong trí nhớ: Ðó đều là những biến cố tạo nên sự thay đổi trong cuộc đời: cái chết của những người thân, những ngày chiến đấu gian khổ, tình yêu đầu tiên v.v... Ðọc thần thoại, ai cũng nhớ con quái vật có con mắt ở giữa trán, vì không có con vật nào có con mắt ở vị trí quái gở như thể. Cho nên ở bất kỳ ngôn ngữ nào, thơ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ quái gở, đối lập hẳn với ngôn ngữ hằng ngày đến mức độ khó chịu. Ngay cả với thơ không vần hiện đại. Cho nên ta không ngạc nhiên khi thơ có vần, có nhịp, có cắt mạch, có số lượng âm tiết, có đối, có số câu, có niêm, có sự vận dụng về trọng âm, trường độ... theo những mô hình cực kỳ gắt gao. Cái gắt gao của mô hình là chỗ dựa của trí nhớ. Mô hình càng chặt thì càng dễ nhớ và dễ lưu truyền, bởi vì người ta có thể căn cứ vào mô hình để phục hồi câu thơ chính xác. Ở đây có hai trường hợp cần bàn. Có những nhà thơ, đọc có vẻ rất thoải mái, ngay trong cái mô hình chặt chẽ nhất. Thơ Tú Xương là thí dụ. Lại có loại thơ tự do nhìn như văn xuôi, thậm chí vẻ lủng củng. Thế phải chăng quy tắc tổ chức ngôn ngữ một cách quái gở bị vi phạm? Về trường hợp thứ nhất, dễ trả lời. Ðó là vì nhà thơ đã làm chủ khuôn phép một cách hoàn toàn, có vẻ như con người đi trên sợi dây mà vẫn hoàn toàn thoải mái. Trường hợp thứ hai là một sự đánh tráo. Nhà thơ bỏ sự gò bó bên ngoài về hình thức, không phải để quay trở về văn xuôi, mà chấp nhận những gò bó khác, ở cấp độ cú pháp và từ vựng. Bài thơ anh ta phải mới lạ về nội dung tư tưởng và tạo nên những liên hệ tư tưởng bất ngờ, do cách dùng chữ mang tính nên thơ. Tóm lại, đây vẫn là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường. Nếu thơ tự do không mới lạ về cách nhìn, không sắc sảo về từ ngữ, không táo bạo về cú pháp thì nó rất dễ chết. Ðiều này cắt nghĩa tại sao trên thế giới tuy thơ tự do nhan nhản, nhưng số còn lại chẳng có bao nhiêu. Trái lại, thơ theo khuôn khổ chặt chẽ, thực tế không đòi hỏi phải độc đáo về tư tưởng và từ ngữ cho lắm. Mặt khác, nếu như nhà thơ theo khuôn khổ tạo nên được những kiểu tổ chức độc đáo trong khuôn khổ cho phép, nêu được tài năng riêng của mình hay phá được khuôn sáo để đi đến một khuôn khổ mới đời sau chấp nhận thì anh ta sẽ có khả năng bất tử. Tôi nghĩ đến Sủn Thon Phu ở Thái Lan, Hồ Xuân Hương ở Việt Nam. Cũng vậy, nếu như đằng sau cái vẻ tự do chứa đựng những nguyên tắc chặt chẽ thì khả năng bất tử vẫn có. Tôi muốn nói đến trường hợp Maiakôpxki, Paul Eluart. Nếu một nhà thơ trẻ mà trình độ tư duy, sự am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa chưa rộng thì hãy khoan làm thơ tự do. Thực tế, thơ tự do khó làm hay hơn thơ khuôn phép rất nhiều.
    Tôi đã nói đến mặt nhớ trong quan hệ với cái lạ. Bây giờ nói đến mặt gây cảm xúc trong quan hệ với cái lạ. Ta hãy nói đến cảm xúc, nhưng cần phải thấy cảm xúc nảy sinh trong hoàn cảnh nào thì tôi mới có thể làm người khác cảm xúc. Nghệ thuật là khiến người ta cảm xúc như mình muốn. Do đó, phải có thao tác.
    Cảm xúc do thơ gây nên không phải là cảm xúc do văn xuôi gây nên. Ðây là một điều rất căn bản mà tiếc thay lý luận văn học đã bỏ qua. Tiểu thuyết miêu tả tình yêu trên thế giới không phải là hiếm. Thế nhưng, khi bạn tìm những cách cụ thể để nói lên tình yêu của mình, thì chắc chắn bạn sẽ nhớ những câu của Virgile, Lamartine, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Xuân Diệu... và của những nhà thơ có thể rất tầm thường bên cạnh những ngọn núi đồ sộ như Stendlhal, Tolstoi... Nhưng các nhà văn xuôi kia dù có vĩ đại đến đâu cũng không tài nào cấp cho bạn tiếng nói bằng lời cụ thể tình yêu của bạn. Cũng vậy, không thiếu gì những đoạn văn xuôi rất hay miêu tả vầng trăng, kiếp sống con người... nhưng cả Ðông Á nhìn vầng trăng với đôi mắt Lý Bạch, suy nghĩ về kiếp sống với cái nhìn Ðỗ Phủ. Cuộc đời không cho phép tôi có một học vấn, một kiến thức phong phú dành cho một triết gia, mặc dầu tôi có ý thức học triết học nghiêm túc. Nhưng tôi đã dành cả cuộc đời để tìm hiểu chính mình, cũng công phu không kém một triết gia. Khi lý giải hiện tượng này, tôi thấy sự khác nhau là ở chỗ: câu thơ đọc xong thì đọng lại nguyên vẹn trong trí óc ta, trở thành một ám ảnh, và được nội cảm hoá ngay lập tức đến mức nó là của chính tôi. Ðây là một sự chiếm hữu trọn vẹn cả nội dung lẫn hình thức không một chút vi phạm dù là nhỏ nhất. Ðọc văn xuôi, sự chiếm hữu của tôi chỉ trọn vẹn ngay khi đọc, rồi sau đó tôi chỉ nhớ mang máng nội dung, còn hình thức thì quên. Khi hình thức đã quên, cách nào cảm xúc nội cảm hoá được? Kết quả việc thưởng thức Truyện Kiều rất khác cách thưởng thức Anna Karênina chẳng hạn. Tôi thuộc Truyện Kiều từ đầu chí cuối, cho nên cũng có một sự chuyển hoá, tôi là Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, thậm chí là Thúc Sinh, Mã Giám Sinh lúc nào tôi cũng không biết nữa. Năm 764, Ðỗ Phủ viết những câu thơ mà tôi tạm dịch:
    Việc lo đã có quan cao
    Cớ gì nước mắt ào ào tuôn rơi?
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vừa rồi tao_lao giới thiệu với các anh chị một số bài viết về "hiện tượng Vi Thuỳ Linh" với sự tham gia sôi nổi của nhiều anh hào trong văn đàn cả trong nước lẫn hải ngoại. Quả thật tao_lao quá hào hứng nên gửi một lượt ba bốn bài dài thòng lòng...Trước kia hiếm khi tao_lao được biết đến các cuộc tranh luận học thuật như thế. Một là do hủ lậu làm biếng, chẳng mấy khi theo dõi tin tức. Hai là không có điều kiện. Tao_lao được theo dõi cuộc tranh luận này qua diễn đàn nước ngoài, chứ chẳng được trực tiếp theo dõi qua báo chí ở Việt Nam. Rất mong được các anh chị đã được quan sát cuộc tranh luận này tường thuật thêm một số thông tin liên quan, xin cảm ơn lắm.
    Tiếp theo xin được "lan man" với cuộc tranh luận thơ là gì? Mà vừa rồi là bài mở đầu của ông Phan Ngọc (còn tiếp). Chắc là phải chờ xem phản hồi từ phía anh chị (để khỏi làm tốn thì giờ và dung lượng thông tin của diền đàn) trước khi tiếp tục. Và cũng xin hỏi về chuyện "nhạy cảm" như "thơ vụt trào" mà ông đã đề cập ở trên. Tao_lao biết một số bài viết khá ấn tượng nhưng hơi nhạy cảm kiểu như trên, nhưng hổng biết là có được chấp nhận không? Xin anh chị cho ý kiến. Xin cảm ơn.
    Life is a journey - not a destination
  7. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    >>Tao_Lao: Theo anh nghĩ những ý kiến khen chê về văn học nghệ thuật thì có thể post được. Như những bài trên đều post được. Phải công nhận những bài của em rất chất lượng, nếu em thêm nhiều bải trào lộng và cười nhiều hơn thì số lần đọc sẽ tăng nhiều nữa đấy .
    Còn những bài nhạy cảm bàn về chính trị thì mới không post được ở đây.
    à mà sao chưa thấy bài nào của chính Tao_Lao làm nhỉ?? Em dấu nghề à? Hihihi. Chuc em vui.
    CHEC
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn huynh chec. Cũng hi vọng chủ đề này được mọi người quan tâm, tham gia thảo luận để tao_lao được học hỏi thêm (chứ như từ hồi đầu tới giờ thì tình hình hổng được lạc quan lắm). Những bài có nội dung như huynh chec bảo thì tao_lao cũng chưa được biết, nếu mà anh chị nào có thì gửi lên mọi người cùng đọc.Xin cảm ơn.
    Vừa rồi thì chuyện ******** trong thơ được tham gia sổi nổi với nhiều bài viết thú vị. Tiếp theo xin gửi một số bài cũng có cái mà ngưới ta vẫn hay gọi là taboo như thế.
    Ðặng Văn Nhâm (Ðan Mạch) 29.07.2002
    Nhân đọc bài "Khởi" của Lưu Nguyễn Ðạt trong sách"Thiên đường tìm lại" của Hồ Truờng An: Nói về dâm thi, dâm ca, dâm kinh... trong lịch sử, văn hoá và tôn giáo của loài người
    I- "KHỞI": GIỚI THIỆU HAY CHƯỚNG NGẠI?
    Trước tiên tôi được biết đến"Thiên đường tìm lại" (TÐTL), một tập dâm thi của nhà văn Hồ Trường An (HTA), là nhờ bài giới thiệu khéo léo và phê bình rất dễ thương của nhà văn nữ Vũ Thi An (VTA), đăng trên tạp chí Hải Ngoại Nhân Văn (số 23, tháng 6.02, tr.63, nhan đề "Vấn đề dục tính trong thơ văn VN"). Vài ngày sau tôi mới nhận được tập thơ này do chính tác giả gửi tặng. Vốn là một kẻ đam mê những gì trong phạm trù văn hóa có dính líu đến chữ "dâm" hay có vị "dâm", tạm gọi là "dâm hương trong chữ nghĩa", nên tôi vội vàng tò mò mở ra đọc. Nhưng mới vài trang đầu, gọi là "khởi", tôi liền bị khựng lại ngay, bởi bài "Thi văn dục ái qua thiên đường tìm lại " của ông Lưu Nguyễn Ðạt (LNÐ).
    Ðọc bài của ông LNÐ, tự nhiên tôi bị cụt hứng và khó chịu vô cùng. Cảm giác cụt hứng và khó chịu của tôi ví chẳng khác nào cảm giác của một gã si tình, đã mót lắm rồi, lại sắp sửa được giao hoan khoái chí với người đẹp đã loã lồ sẵn sàng chờ đợi trên giường, bất ngờ lại bị một bậc đại nhân, cực kỳ nghiêm nghị, chưng diện bảnh bao, hào nhoáng, với luận điệu rất "moralisateur", cố níu lại để giảng giải lang bang những chuyện kinh kệ, thần thánh lăng nhăng trên trời dưới đất!
    Về nội dung, bài "KHỞI" của ông LNÐ, viết rất cầu kỳ, cộng thêm một số trích dẫn điển cố các huyền thoại La-Hy và tên mấy bộ kinh tôn giáo. Tuy nhiên, xem ra vẫn chẳng đủ khả năng minh giải, hay phát lộ tính chất quan yếu, cao quí, và thiêng liêng của chữ " dâm" trong văn học, tôn giáo và lịch sử nhân loại. Trong suốt 9 trang chữ, đã được trịnh trọng đặt ngay đầu thi phẩm, ông LNÐ vẫn không đạt nổi mục tiêu thông thường, tối thiểu, của người viết tựa là kích động khiếu thẩm dâm cho người đọc trước khi họ bắt đầu nếm cái vị dâm tràn trề lai láng trong 112 trang giấy khổ nhỏ của nhà văn HTA. Có lẽ chính vì thế mà bà VTA đã phải thành thực kể lại trong bài phê bình dẫn thượng: "Tôi mở tập thơ ra xem, phải đỏ mặt ngay". Theo tôi, sự "đỏ mặt" của bà là một phản xạ tự nhiên trước một trạng thái đột ngột, sững sờ, vì tinh thần chưa được chuẩn bị.
    Ðó là một bằng chứng của sự thất bại rõ rệt. Sự thất bại ấy, thực ra không nằm trong nội dung thi phẩm hay thuật dụng ngữ của nhà văn HTA, mà lại do chính bài "Khởi"của ông LNÐ. Người đọc có cảm nghĩ dường như ông LNÐ viết bài "Khởi" này chẳng phải viết cho thi phẩm "Thiên đường tìm lại", nhắm gột rửa sạch sẽ thành kiến sai lầm, lạc hậu cuả quần chúng VN về các loại dâm thi, dâm truyện, dâm ca, dâm kinh v.v... Cũng chẳng phải ông viết thay cho tác giả HTA, để nói lên tính cách thiết thân, thiêng liêng, thần thánh của cái dâm, với công năng sinh sản cao quí, vốn là giềng mối lưu truyền dòng giống nhân loại của cái dâm, kể từ thuở Hồng Hoang (Big Bang), khi con người còn phải đi trong thế lom khom bằng cả 2 chân lẫn 2 tay như loài dã nhân (thuyết Darwinisme).
    Life is a journey - not a destination
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nên biết, việc hành dâm còn được chính Élôhim hay Yahweh [tiếng Hê Brơ (hébreu) là một ngôn ngữ cổ của dân Do Thái, chỉ Thượng Ðế của đạo Du Già (Judaisme), nguồn gốc cuả Thiên Chúa Giáo] dặn dò, khuyến khích thủy tổ loài người bằng một câu then chốt [trích trong truyền thuyết "Document sacerdotal", do Jean Bottéro dịch] như sau: "Soyez féconds et multipliez vous, remplissez la terre et soumettez-la!"... (Tạm dịch: Hãy sinh sản và tăng trưởng, hãy trám đầy mặt đất và khuất phục nó!). Trong chương Sáng Thế (Genèse:1,28) kinh TCG cũng ghi lời dặn ông Adam và bà Eve của Yahweh-Elôhim, nguyên văn: "Remplissez la terre et dominez la!"(hãy trám đầy trái đất và thống trị nó!)
    Ngoài ra, còn một truyền thuyết khác, của phái Yahwiste, vẫn có trong thánh kinh viết bằng tiếng Hê Brơ, Yahweh-Elôhim đã kể chuyện con rắn dụ khị bà Eve ăn trái cấm (chớ không xác định trái táo như ông LNÐ viết). Chuyện "ăn trái cấm" trong thánh kinh thực ra còn nhiều ẩn số, mặc dù hàng mấy ngàn năm nay, các nhà thần học và lãnh tụ tôn giáo đã tốn nhiều công sức và giấy mực vẫn chưa giải đáp được. Trong khi đó, ông LNÐ, chẳng biết gì về thánh kinh đã khẳng định nông cạn, bừa bãi bằng câu: "Trái táo biểu tượng cho thánh lệnh cấm đoán phạm giới, đồng thời tạo kiến thức phân tách nam nữ tính, và từ đó dẫn tới đam mê dục ái và vòng sinh tử, song song với ý niệm nghiệp chướng luân hồi cuả Phật giáo. Tất cả chỉ là kiến thức và ngộ giác ngay trong nhân thế!"
    Nơi đây, xin mở ngoặc ngay để nói nhỏ với ông LNÐ rằng cái "ý niệm về nghiệp chướng luân hồi" giữa TCG và PG khác nhau xa lắm và tuế toái lắm, chúng ta chớ vội quơ quào vào! Tóm lại, với cái lối "Khởi" như thế, người đọc, dù hời hợt đến đâu chăng nữa, vẫn thừa nhạy cảm nhận ra ngay dụng tâm của ông LNÐ, chỉ cốt viết cho riêng ông. Dĩ nhiên thôi!
    Song le, chính vì vậy mà chẳng những ông Lưu Nguyễn Ðạt đã không giới thiệu nổi đặc tính "dâm", chất " dâm", nghệ thuật diễn tả rất hiện thực về những hành động và khoái cảm "dâm" chứa chan lênh láng trong tác phẩm của Hồ Trường An. Nên biết: Bản chất cái dâm vốn thông tục và thực dụng hằng ngày như ăn, uống, ngủ, ỉa v.v... Cái dâm lại trần truồng, lõa lồ, hiện rõ từng lỗ chân lông. Từng làn da thịt mỏng dính, màu tươi hon hỏn, dễ thương, gợi thèm khát đến nhểu giãi, xếp nếp kín đáo ở những nơi sâu kín nhất trong cơ thể con người... từ thuở Hồng Hoang, con người còn ăn lông ở lỗ đã tuyệt đối chối bỏ, vứt tung hết mọi thứ vỏ che đậy giả tạo. Trong cái dâm, kể cả dâm thi, dâm truyện, dâm ca, dâm kinh... không có một chỗ đứng nào cho trí thức huê dạng, hay đạo đức. Cái dâm đòi hỏi cái thực và cái " người" thật người! Nếu biết được như thế, tất ta sẽ thấy ngay lối viết cầu kỳ, trí thức của ông LNÐ đã chẳng hợp tí nào với nội dung của tập dâm thi này. Xin dẫn chứng:
    "... Tôn giáo trên toàn thế giới thường đề cập đến dục ái như một hiện tượng minh giải. Trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo và Cựu Ước, nhân loại đồng tình, thể hiện qua nam giới A-Ðông. Nữ tính Ê-Va xuất chiết từ cơ thể A-Ðông, nên nhân bản nguyên thủy bất tách. Trái táo biểu tượng cho thánh lệnh cấm đoán phạm giới, đồng thời tạo kiến thức phân tách nam nữ tính, và từ đó dẫn tới đam mê dục ái và vòng sinh tử, song song với ý niệm nghiệp chướng luân hồi của Phật Giáo. Tất cả chỉ là kiến thức và ngộ giác ngay trong nhân thế. Kinh điển Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng, và Kama Sutra, đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu cuả nhân thế..." (tr. 14,15). "... Chữ nghĩa dục ái trở thành âm điệu, thành hoà âm tiếp nối dòng nhạc Mozart luân biến Don Juan thành tuyệt tác. Thi ngữ dục ái lại mắc mưu những đường cong ấm áp, nở nang, sâu hoắm trên thân thể Apollon biến thạch, trên làn da huyền bích của nữ thần Diane đang ngâm mình bên dòng sông vĩnh cửu..." (tr.16).
    Chẳng những vậy, ông Lưu Nguyễn Ðạt còn làm một việc có tính cách phô trương không cần thiết. Ông viết một bài ngắn, chỉ vỏn vẹn 9 trang giấy nhỏ, chữ lớn bằng Việt văn, cho người VN đọc, nhưng lại trịnh trọng chú thích cẩn thận đến 21 chữ Việt rất quen thuộc và thông dụng sang tiếng Anh. Nhưng chẳng may ông lại định nghĩa và chú thích sang Anh ngữ không chính xác lắm về chữ "dâm".
    Khi muốn biện hộ cho tập dâm thi của tác giả Hồ Trường An, cho rằng không có sắc thái thú tính, hạ cấp, mà chính là một dục cảm thanh cao, ông LNÐ đã viết lằng nhằng, nghĩa lý tù mù vẫn bằng cách dùng chữ cầu kỳ ra vẻ thông thái: "Trước hết chúng ta hãy tránh vài ngộ nhận về dục cảm và thú tính. Sắc thái nặng nề của thú tính hời hợt, thô cục, ngoại vi, ứ đọng tại khía cạnh phô bày nhục dục vụn vặt, với những khoái lạc tạm bợ, vụng về, không phải là địa hạt hoặc cứu cánh của thi văn dục ái, mà chỉ là môi trường hạ cấp của dâm thư ". (tr.10)
    Câu này, ông LNÐ viết bằng tiếng Việt mà người đọc còn cảm thấy thô nhám, gồ ghề cường điệu, nuốt không trôi như: thô cục, ngoại vi... Thế mà tai hại thay, ông lại còn chú thích thêm Anh ngữ như: thô cục (graphic), ngoại vi (epidermic), khiến cho cổ họng người đọc càng bị nghẹn nhiều hơn.
    Nhưng tai hại nhất cho nghệ thuật của thi phẩm "Thiên đường tìm lại" là ông Lưu Nguyễn Ðạt đã không chuyển đạt được sự khác biệt tinh tế giữa 2 từ "porno" với "érotique / erotic" sang Việt ngữ. Ông đã dùng ngay chữ "dâm thư" để chú thích bằng tiếng Anh là: Pornography!( số 6, tr.10)
    Theo sự hiểu biết rất tầm thường của tôi, chữ "dâm thư ", còn gọi là "dâm thi", không kém gì "dâm ca", hay "dâm kinh"... cần phải được trang trọng và nghiêm nghị dịch bằng từ: Érotique (Pháp ngữ), hay Erotic (Anh ngữ). Chữ này vốn gốc Hy Lạp (erôs), (Chú ý: chữ Erôs có dấu mũ đàng hoàng), rất thông dụng trong văn chương La-Hy. Các nhà làm văn hoá Hy Lạp thường dùng từ "erôs" để biểu diễn một trong số những đặc tính cảm quan tinh tế nhất cuả dân tộc Hy Lạp. Chữ này, trong Cựu Ước Kinh TCG, ta thấy đã được hoán vị bằng từ "amour" (tiếng Anh: love), và được lập đi lập lại đến cả thảy 600 lần. Nhưng trong Tân Ước Kinh, người ta thấy chữ đó đã bị kiểm duyệt, loại hẳn ra ngoài, để thay thế bằng một chữ Hy Lạp khác là "agapè" (danh từ), "agapan" (động từ), và "agapètos" (tĩnh từ), và đã được nhắc đi nhắc lại tới 320 lần trong bộ kinh này.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Còn chữ "pornography" mà ông LNÐ đã dùng nên dịch là "tục dâm" hay "nhục dâm" (trong đó bao gồm: thị dâm, thính dâm, khứu dâm, vị dâm, khẩu dâm, thủ dâm, cước dâm, v.v...), tức phân định rõ rệt những động tác hành dâm thuần túy (như sự ******** đủ các kiểu cọ), với những sản phẩm dâm thuộc về tư tưởng hay tinh thần (như dâm thi, dâm ca, dâm kinh, dâm truyện...) Nên biết dâm thi, dâm ca, dâm truyện, hay dâm kinh, vốn là những sản phẩm tinh thần của con người có suy tư, với một bộ thần kinh cảm xúc cực kỳ bén nhậy và một thiên khiếu thẩm dâm hiếm quí. Một bài dâm thi tuyệt tác, nếu phổ nhạc, và được đồng ca ở nơi thờ phượng, tức là dâm ca. Thí dụ như những bài dâm ca trong thánh kinh viết bằng tiếng Hê Brơ của người Do Thái cổ: "Cantique des cantiques", những bài tụng ca "Hymne homérique V, à Aphro***e" , V, 53-74, thế kỷ thứ VII trước TC, những bài dâm tình ca của dân Ai Cập cổ, viết theo lối chữ tượng hình (hiéroglyphe) đã được Siegfried Schott giải tự. Thông dụng nhất, và nhẹ nhàng nhất là bài tình ca "Hymne à l'amour" của thánh Paul (1 Corinthiens, chapitre 13) đã gợi hứng cho E***h Piaf phổ nhạc. Ðáng kể hơn nữa là bài thánh ca tán tụng yêu đương "Quand on n'a que l'amour" (Khi ta chỉ có tình yêu) thường được cất lên trước những cuộc lễ cưới ở nhà thờ TCG... Còn nếu những bài dâm thi được truyền tụng lâu đời, thì được gọi là dâm kinh (như Kâma-Sutraâ. Chú ý: chữ "â" có dấu mũ đàng hoàng nghe! Tôi sẽ nói đến bộ dâm kinh này trong một phần sau).
    Erotic là một "ta-bu"?
    Ðối với chữ "Erotic" mà tôi vừa nêu trên, có lần ông Lưu Nguyễn Ðạt đã dùng để chú thích ngay khi mở đầu bài, cuối trang 9. Câu này ông viết nguyên văn: "Trong một nền văn hoá còn nhiều gò bó bảo thủ, nhục dục thường được coi như một thứ "ta-bu", một việc cấm kỵ, kiêng tránh như phải kềm hãm, be bờ một mãnh lực hoang tạp, hỗn độn..." Nếu chỉ có thế cũng chẳng đáng nói làm gì, nhưng tai hại vô cùng, ông LNÐ lại còn cố giải thích thêm cái "ta-bu" (tabou / taboo) của ông là do: "Căn cứ vào từ "eros" (gốc Hy Lạp) và những thành ngữ như: Erotica, Erotic poetry, Poésie érotique" (nguyên văn).
    Thực hết sức hỗn độn, và sai lầm, khi ông LNÐ khẳng định việc cấm kỵ nhục dục, là một thứ "ta-bu" trong nền văn hoá VN, lại bắt nguồn từ chữ "Erôs"! Qui kết như thế, chứng tỏ ông đã không đếm xỉa gì đến từ nguyên học (étymologie). Ông LNÐ đã cột buộc cái "ta-bu" (của riêng ông, chứ chưa hẳn của cả một nền văn hoá!) vào chữ "erôs" đầy huyền thoại cao quí, đẹp đẽ của người Hy Lạp và nền văn hoá La-Hy tối cổ cuả nhân loại.
    Xin đưa ra vài dẫn chứng:
    Trong khuôn khổ giới hạn của bài này, dĩ nhiên tôi không thể nào kể đầy đủ chi tiết nguồn gốc điển tích, huyền thoại kỳ bí về thần Erôs, vốn tiêu biểu cho tình yêu, và dâm tính đầy nhựa sống, chứa chan tình cảm lãng mạn của dân tộc Hy Lạp. Trong lãnh vực tư tưởng, nghệ thuật Hy Lạp, khi những vì tinh tú và ánh sáng trên bầu trời giao hợp nhau, hay lu mờ đi, đều có thần Erôs. Khi nhựa cây đã tràn ngập trong thân cây vào buổi đầu xuân ấm áp, cũng là do thần Erôs. Khi hai sinh vật gặp nhau, ôm ghì, siết chặt lấy nhau, kéo dài trong giây lát, một thời gian, hay cả một cuộc đời, cũng là hiện thân của thần Erôs! Nhưng ngược lại, nếu cuộc sống trở nên ảm đạm, u buồn, lại không có Erôs!
    Dĩ nhiên, con người không thể nào có phép thăng thiên, để bay thẳng lên trời như thần Icare, nhưng con người vẫn chẳng thể nào sống ở thế gian hoàn toàn vắng bóng thần Erôs cho được. Hình ảnh của thần Erôs đã được các nhà nghệ thuật tạo hình Hy Lạp mô tả như một thanh niên cường tráng, trên lưng mang đôi cánh, luôn bay bổng giữa không trung, trong trạng thái vô trọng lực, nằm trên nền màu xanh đen của những chiếc lọ lục bình, đủ cỡ lớn nhỏ. Sở dĩ người Hy Lạp luôn luôn tạo hình thần Erôs đang bay lơ lửng giữa không trung, vì muốn nói lên thần lực của Erôs, cho rằng Erôs có thể làm giảm nhẹ mọi sức ép đè nặng trên kiếp người, đồng thời làm dịu bớt những cảm xúc chất chứa nặng chĩu trong tim của những kẻ yêu nhau. Ðiều này chứng tỏ từ thời thượng cổ, các nhà thông thái, các văn nhân, thi sĩ, các nhà nghệ thuật Hy Lạp đã biết đến định luật về sức hút, hay còn gọi là hấp lực của trái đất, do nhà bác học Newton khám phá ra. Hơn thế, Erôs còn được coi như vị thần có khả năng huyền bí thúc đẩy vạn vật từ thể tĩnh sang thể động, và làm cho lòng người xúc động...
    Tóm lại, Erôs chẳng những là một vị thần trong huyền thoại cổ Hy Lạp, mà còn là một đấng sáng tạo sinh động đóng vai trò trung gian giữa trời và người. Cho đến bây giờ người ta vẫn còn tìm thấy những bài thánh ca tuyệt tác của những nhà thơ thần thoại Hy Lạp (des hymnes orphiques) đã thánh hoá và ca tụng Erôs bằng những câu truyền tử lưu tôn trong dân gian Hy Lạp như sau: "Détenteur des clés de l'univers" (Người nắm giữ chìa khoá cuả vũ trụ), và câu: "Tient entre ses mains le gouvernail du monde" (Ðôi tay cầm bánh lái con thuyền thế giới)...
    Vậy xin hỏi: Ông LNÐ căn cứ vào đâu mà đã gán cho thần Erôs cái đại tội ******** tục tĩu, đến nỗi đã bị dân tộc VN, và văn hoá VN coi như một thứ "ta-bu" cấm kỵ?!
    Apollon và Diane là ai?
    Tiếp theo, ta hãy nói đến điển cố. Khi một nhà văn, hay nhà nghiên cứu, muốn đem một điển cố trong kho tàng văn chương đông tây kim cổ vào bài viết của mình, tức thị muốn cho bài có chiều sâu sắc, nói ít mà chứa đựng nhiều tình tiết. (Lắm khi phải tốn nhiều trang giấy). Nhưng nó đòi hỏi nhà văn, hay người sử dụng điển cố trong văn chương, phải am tường cặn kẽ điển cố và trích dẫn phải thật xứng hợp với tình huống hiện hữu trong bài văn. Thí dụ như muốn tả vẻ đẹp của người con gái mình mới làm quen ngoài phố mà kể rằng nàng đẹp như Chung Vô Diệm thì thực chẳng còn có gì buồn cười và lố bịch cho bằng! Vậy mà khi nói đến dục ái trong thi phẩm "Thiên đường tìm lại", ông Lưu Nguyễn Ðạt đã dẫn ra hai nhân vật thần thoại cổ Hy Lạp là Apollon và Diane. Hai vị thần này thực sự chẳng liên quan gì tới vấn đề dục ái hết thảy!
    Nên biết: Trong kho tàng huyền thoại và văn chương Hy Lạp cũng như trong tinh thần, tập quán của người Hy Lạp từ xưa đến nay, hai vị thần Apollon (nam) và Diane (nữ) không phải là biểu tượng đặc trưng cho dâm tính hay khoái lạc nhục dục. Apollon là một trong 12 vị thần Olympe, ra đời tại Délos, mẹ là Léto, đã bị thượng đẳng thần Zeus dụ dỗ, thuyết phục, và sinh ra đời 2 người con là thần Apollon với một người em gái song sinh là nữ thần Artémis... Trong con mắt của người Hy Lạp, Apollon là một vị thần khả ái, gợi hứng sáng tác cho các nhà nhạc sĩ, thi sĩ, và là một vị thần bảo trợ cho mọi ngành nghệ thuật, tượng trưng cho mặt trời và ánh sáng văn minh, phản ánh thiên khiếu nghệ thuật của nước Hy Lạp, và cũng là thần tượng của tuổi trẻ, của sắc đẹp và của tiến bộ.
    Như vậy, rõ rệt Apollon không ăn nhập gì đến dâm thi, nhưng vẫn bị ông LNÐ lôi bừa vào bài của ông. Hơn thế nữa, khi trích dẫn nữ thần Diane, ông đã không ngờ rằng trong văn chương và huyền thoại Hy Lạp, vị nữ thần lừng danh kim cổ, tượng trưng độc nhất vô nhị cho ái dục chính là nữ thần Aphro***e. Còn nữ thần Diane, nguyên gốc nằm trong thần thoại của người La Mã cổ (Ý Ðại Lợi). Về sau, nàng Diane đã được Hy Lạp đồng hoá với nữ thần Artémis, em song sinh cuả Apollon.
    Trong kho tàng huyền thoại La-Hy, ta càng ngạc nhiên hơn là không bao giờ có thể tìm ra được đoạn văn nào nói đến nữ thần Diane "ngâm mình bên giòng sông vĩnh cửu" (trích nguyên văn của ông LNÐ) mà chỉ biết được ở Némi có một ngôi đền thờ nữ thần Diane, nằm bên một cái hồ và một bìa rừng thiêng! Ðến đây, thiết tưởng tôi cần nói thêm đôi điều về nữ thần Aphro***e, để chứng minh lối trích dẫn điển cố của ông. Aphro***e vừa là nữ thần bảo hộ cho các cuộc hôn nhân, tình yêu vợ chồng, và sự sinh sản... Nhưng đồng thời nàng cũng là một nữ thần thường được dùng làm biểu tượng cho dục vọng cuồng nhiệt mà không sức gì cản nổi. Ðôi khi nàng còn phá hoại cả những cuộc phối ngẫu hợp pháp, đưa đẩy vợ chồng đến tình trạng ngoại tình, và tạo ra nguyên nhân những cái chết bởi dục vọng và tội ác. Trong kho tàng huyền thoại cuả La Mã, nếu muốn tìm một vị nữ thần tương đối giống như Aphro***e, tôi thiết nghĩ không ai khác hơn là nữ thần Vénus.
    Về hình tượng, nữ thần Aphro***e, thường được người Hy Lạp mô tả khoả thân hay đôi khi bán khoả thân, khoác trên thân thể bốc lửa dục tình ngùn ngụt một tấm the mỏng dính, trong những thế đứng, ngồi cực kỳ khêu gợi dâm dục... Về nguồn gốc cuả Aphro***e, ta thấy có hai giả thuyết khác nhau khá dài dòng và phức tạp, nên không tiện kể thêm vào đây. Riêng tôi, nếu có ai cắc cớ hỏi: "Trong số tất cả các nữ thần Hy Lạp, anh thích ai nhất?", chẳng cần suy nghĩ, tôi xin thưa: "Thích nhất Aphro***e. Vì nàng là hiện thân cuả đủ mọi đức tính cao quí hiếm có, lẫn những thói hư tật xấu rất "người" của nhân loại!" Ðiều này bạn có đồng ý với tôi hay không tùy bạn!

Chia sẻ trang này