1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    II. VÀI ÐIỀU VỀ KIẾN THỨC Ở BÀI "KHỞI" TRONG CUỐN "THIÊN ÐƯỜNG TÌM LẠI"
    Chuyện Mozart v à Don Juan
    Như đã chứng minh, người đọc có thể hiểu rằng ông Lưu Nguyễn Ðạt viết bài "Khởi" cho dâm thi "Thiên Ðường Tìm Lại" như là để phô trương vốn kiến thức của một nhà khoa bảng có bằng tiến sĩ ở Mỹ. Ðọc bài ông viết, ta thấy ngay cái vốn ấy bao gồm nhiều lãnh vực, thuộc nhiều nền văn hóa đông-tây, kim-cổ: thần thoại La-Hy, nhạc Mozart, và các bộ kinh điển của các đại tôn giáo như Cựu Ước, Tantra, Mật Tông, và Kâma Sutra, v.v... Về khoản Anh văn, như ông đã chú thích 21 lần trong bài, chắc không ai dám chê. Nhưng còn các khoản khác, hiển nhiên nhiều người đã cảm thấy "tức anh ách" mà không buồn nói. Riêng tôi, chẳng ngại tài sơ trí thiển, cứ đánh liều lạm bàn với ông, may ra được học hỏi thêm nơi ông điều nào mới mẻ hay không?
    Trong phần trước, tôi đã nói đến việc trích dẫn điển cố La-Hy, với một số thần thoại về Apollon, Diane, Érôs... Bây giờ tôi mạn phép lạm bàn đến nhạc Mozart, qua câu sau đây của ông LNÐ: "Chữ nghĩa dục ái trở thành âm điệu, thành hòa âm tiếp nối dòng nhạc Mozart luân biến Don Juan thành tuyệt tác". (nguyên văn). Có thể nhiều người chẳng thể nào hiểu rõ được cái ý gì chứa đựng trong câu viết tù mù này, nhưng vẫn thừa sức biết được một vài sự kiện cụ thể về cuộc đời sáng tác của Mozart và giá trị đích thực của nhạc phẩm Don Juan (trình diễn năm 1787, tại Prague). Ông LNÐ nói "Chữ nghĩa dục ái" đã làm cho nhạc phẩm Don Juan thành tuyệt tác. Ðiều này chứng tỏ rõ rệt ông đã chẳng biết tí gì về sức khỏe yếu kém bẩm sinh, về nỗi bất hạnh trên phương diện tình trường và cuộc sống lứa đôi không hạnh phúc đã khiến thiên tài Mozart mệnh yểu (1756-1791) trong cảnh thảm não. Vào một ngày mùa đông, năm 1791, một chiếc xe tang cũ kỹ đã lặng lẽ đưa thi hài ông ra nghĩa điạ, trong bầu không khí lạnh lẽo, cô đơn, độc nhất chỉ có một con chó nhỏ trung thành lẽo đẽo theo sau... Ông LNÐ cũng chẳng biết gì hơn về khuynh hướng sáng tác của Mozart. Ông chỉ viết càn. Bởi xét trong số 600 nhạc phẩm của Mozart đã để lại cho nhân loại, nhạc phẩm Don Juan chỉ được coi như đã thành công hơn nhạc phẩm "Les noces de Figaro" (Lễ cưới của chàng Figaro) mà thôi. Còn những nhạc phẩm lừng danh, bất hủ của Mozart, mà cả thế giới âm nhạc đều đã phải nghiêng mình ái mộ, chính là những nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của Mozart, là: La flute enchantée (ống sáo thần) và Requiem (1797). Hai nhạc phẩm này đã được Mozart viết bằng cả máu lệ của một con tim đau đớn, buồn tủi cho số kiếp hẩm hiu đầy nghịch cảnh của mình. Như vậy, xin hỏi "chữ nghĩa dục ái" nào đã khiến cho 2 tuyệt phẩm bất hủ, được cả thế giới âm nhạc từ mấy thế kỷ nay thừa nhận và tán tụng, nhưng lại bị ông LNÐ gạt ra rìa?!
    Chuyện trái táo!
    Bây giờ bước sang lãnh vực tôn giáo và kinh kệ mà ông LNÐ đã lôi vào bài "Khởi" ngắn ngủn, rỗng tuếch của ông, qua câu trích dẫn nguyên văn sau đây: "Trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo và Cựu Ước, nhân loại đồng tình, thể hiện qua nam giới A Dông. Nữ tính Ê Va xuất chiết từ cơ thể A Dông, nên nhân bản nguyên thủy bất tách. Trái táo biểu tượng cho thánh lịnh cấm đoán phạm giới, đồng thời tạo kiến thức phân tách nam nữ tính, và từ đó dẫn tới đam mê dục ái và vòng sinh tử... Kinh điển Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng, và Kama Sutra, đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu của nhân thế..." (tr. 14,15).
    Chỉ vỏn vẹn một câu ngắn như thế mà ông LNÐ đã lôi gần hết các đại tôn giáo tối cổ của nhân loại vào, khiến nhiều người không khỏi giật mình. Kẻ nào dốt chắc sẽ không khỏi khiếp sợ cái vốn kiến thức bao la của ông lắm. Nhưng trong con mắt của những kẻ tinh đời, người ta thấy hành động phô trương này của ông chẳng khác nào con nhà trọc phú, mắc bịnh khoe! Nhưng dù sao ta vẫn không thể gạt ngang sự viện dẫn của ông, mà chẳng xét đến khía cạnh "đúng lúc, đúng choã", hay còn gọi là "thích hợp" hay không của những kinh điển mà ông đã nêu tên. Nếu sự viện dẫn này thực sự ích dụng phần nào cho việc giới thiệu tác phẩm "Thiên đường tìm lại" của nhà văn Hồ Trường An, và giúp cho người đọc mở mang thêm phần nào trí tuệ về tôn giáo, thì cũng là điều đáng ca ngợi. Nhưng đáng tiếc thay, qua ngay mấy chữ đầu "Kinh Thiên Chúa Giáo và Cựu Ước"(?!), ông LNÐ đã tỏ ra chẳng biết cả đến Thiên Chuá Giáo có những bộ kinh nào, và tên gọi đàng hoàng là gì. (Nơi đây tôi không tiện đi sâu vào chi tiết. Bạn đọc nào tò mò, muốn tìm hiểu thêm, xin đón đọc tác phẩm khảo luận "ÔNG TRỜI LÀ AI? TÔN GIÁO LÀ GÌ?" của tôi sắp xuất bản).
    Khi nói về dục ái của con người, ông LNÐ đã lôi cả ông Adam, bà Eva, thủy tổ loài người, với tội ăn vụng trái cấm, để vu khoát khẳng định: "Trái táo biểu tượng cho thánh lệnh cấm đoán phạm giới, đồng thời tạo kiến thức phân tách nam nữ tính, và từ đó dẫn tới đam mê dục ái và vòng sinh tử..." Viết như thế, trước hết, chứng tỏ ông đã không biết gì về cặp Adam và Eva đã do dân Hebreux cổ (tổ tiên của người Do Thái) tạo ra, và đã có tới 2 truyền thuyết hoang đường cùng một lúc: -
    Một nằm trong "Document Sacerdotal", gồm 11 điều, ghi rõ Elôhim (tên gọi ông trời của người Hebreux) chế ra thủy tổ loài người (điều 8,9), nhưng không thấy nói đến trái cấm. -
    Một nằm trong "Yahwiste", gồm 13 điều. Trong đó, Yaweh-Elôhim chế thêm ra chuyện con rắn dụ bà Eva ăn trái cấm trên "cây tri giác" (arbre de la connaissance, hay còn gọi là: Arbre-du- Discernement-du-Bien-et-du-Mal) (điều 3, 5, 6,7,8,9,10).
    Hơn thế, ông vẫn không biết, ngoài 2 truyền thuyết kể trên trong kinh của đạo Du Già (Judaisme), nguồn gốc cội rễ của Cựu Ước Kinh TCG... còn có nhiều truyền thuyết khác về nguồn gốc loài người, như của dân Thổ, Mễ Tây Cơ, Mông Cổ v.v...
    Triết lý " Ăn trái cấm"
    Mặt khác, về chuyện ăn trái cấm (arbre de la connaissance) mà ông LNÐ đã gọi cách trẻ con là "trái táo", thôi ta cũng chẳng nên bận tâm làm gì. Nhưng còn chuyện ông bảo rằng "trái táo biểu tượng cho thánh lệnh cấm đoán phạm giới... sinh tử "? Ðiều này chứng tỏ ông Ðạt chỉ thấy sao hiểu vậy, chẳng khác nào đứa trẻ con gọi "trái cấm trên cây tri giác" là... trái táo! Triết lý "ăn trái cấm" trong thánh kinh các đạo Judéa-Christianisme hằng mấy trăm năm nay đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tim óc của nhiều nhà thần học và nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, nhưng vẫn chưa đạt đến một thỏa hiệp tư tưởng nào, mà nay, chỉ bằng một câu ngắn ngủi, ông LNÐ đã khẳng định là "biểu tượng cho thánh lệnh cấm đoán phạm giới...", thì quả thực ông thuộc loại "điếc không sợ súng" siêu hơn mọi người!
    Theo tôi, muốn tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của triết lý "ăn trái cấm" trong các loại thánh kinh Judéa-Christianisme, ta phải tìm ngay nơi chữ đầu tiên của chương sáng thế (Genèse). Thánh kinh của đạo Du Già, gồm 3 bộ: Torah /Loi (gồm 5 quyển), Les Prophètes (8 quyển), Les Écrits (gồm nhiều quyển, trong đó có quyển dâm ca Le Cantique des Cantiques...) Ngoài ra, ta còn phải biết thêm, Cựu Ước Kinh TCG đã bắt nguồn từ các bộ kinh Du Già, sau được bổ túc thêm bằng Tân Ước Kinh, gồm 4 bộ: Les Évangiles, Les Actes des Apôtres, Les Épitres và L'Apocalypse. Trong phạm vi bài này, tôi không thể đi sâu vào các bộ kinh ấy hơn nữa. Vả chăng không cần thiết.
    Khi vừa mở chương Sáng Thế (Genèse) ra, ai cũng phải nhận thấy ngay, nó đã khởi bằng một chữ Hebreucổ: "BÉRÉCHIT". [Chữ này được dịch là: Au commencement... (tiếng Pháp); hay: In / from the beginning... (tiếng Anh)]. Vậy, theo từ nguyên học (étymologie), chữ Béréchit là gì? Chữ này bắt đầu bằng âm tiết "BER", ngụ ý trỏ "đứa trẻ thơ", biểu tượng của thiên lương thuần khiết của con người lúc mới mở mắt chào đời. Tương xứng với khái niệm "nhân chi sơ tánh bản thiện" và triết lý "xích tử chi tâm" của văn hóa và tôn giáo Á Ðông (Phật, Lão, Khổng). Nhưng, ta vẫn còn phải tìm hiểu sâu xa thêm hơn nữa. AÂm tiết "BER" đã khởi đầu bằng mẫu tự "B", mà người Hebreux phát âm là: BETH. Nên biết, tiếng "BETH" vốn được người Hebreux minh họa bằng một cái chấm nhỏ, nằm giữa một hình vuông không khép kín. Hình vuông này chỉ một cái khung, một căn nhà có người, hay đích xác nhất là chỉ cái dạ con của người phụ nữ đang cưu mang một bào thai (foetus).
    Tới đây, một câu hỏi cần phải đặt ra: "Tại sao các thánh kinh của Du Già Giáo, nguồn gốc của Cựu Ước Kinh TCG, lại đều khởi đầu bằng mẫu tự thứ nhì (chữ"B"), mà không bằng mẫu tự thứ nhất (chữ"A")? Bởi mẫu tự "B" vốn tượng trưng cho tính lưỡng diện, lưỡng cực của thế giới nhị nguyên, cho sự đối đãi (dualiteù). Còn chữ "A", tức "ALEPH" (tiếng Hebreu), chỉ chất khí (Hydrogène) theo thủy nguyên học (hydrogenèse). Chất khí vốn mang thể đơn thuần, đồng nhất (uniteù), nguồn gốc phát sinh ra vạn vật. Mặt khác, chữ "B" (beth) còn chỉ xạ khí, sự bốc hơi (émanation), có nghĩa hẹp là: Một thành hai. Và nghĩa rộng là: Do sự phóng xuất từ chất khí, từ thể đơn thuần ra thành đa số bao la và vô biên...
    Tóm lại, do cơ sở từ nguyên học, chúng ta hiểu được ý nghĩa thâm sâu, rốt ráo của chữ "BERECHIT" mở đầu các kinh thánh Judea-Christianisme, là con người đã phát sinh từ một thể đồng nhất hóa thành đa dạng, tức cùng một thủy tổ mà hoá ra đông đảo vô số, nhưng trong thâm tâm con người vẫn luôn luôn khắc khoải hướng về thể đồng nhất của cội nguồn, tức tìm về cái chấm"ALEPH", điểm khởi nguyên của giống người. Nhưng đáng buồn và đáng tiếc thay, khi đã ra đời rồi, con người sống lạc lõng trong thế giới nhị nguyên, với món tội tổ tông nặng chịch trong tâm khảm, cộng thêm cuộc tranh sống bạo tàn diễn ra hằng ngày, trong một hoàn cảnh kinh tế ngày càng khó khăn, khiến lớp hậu duệ của Adams và Eva đã lần hồi đánh mất thiên lương, trở nên đối đầu, chống chọi nhau kịch liệt, đến mức xâu xé, giết chóc nhau thảm khốc qua các cuộc thánh chiến, hay còn gọi là chiến tranh tôn giáo. Có hiểu được như thế, tất nhiên ta mới nhận ra câu "nên nhân bản nguyên thủy bất tách" của ông LNÐ chỉ là một lối phóng bút viết càn.
    Nhân tiện, thiết tưởng tôi cũng cần phải nói thêm, thật vắn tắt rằng: Muốn hiểu được tư tưởng của người Hebreux (Do Thái cổ), ta còn phải biết phân tách chữ Hebreux, để khám phá ra những điểm chung giữa các chữ viết cùng một loại phụ âm (consonnes). Bởi chữ Hebreu không dùng mẫu âm (voyellles). Nhưng lại có rất nhiều chữ viết cùng một phụ âm. Mặt khác, ta còn phải biết, mỗi mẫu tự (lettres) của tiếng Hebreux, khác hẳn mọi ngôn ngữ trên thế giới, đều mang một trị số. Như vậy, mỗi chữ Hebreux đều hàm chứa một giá trị tương ứng với những con số, tính trên căn bản các mẫu tự nằm trong chữ đó.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tantra Ấn Độ là gì?
    Bây giờ ta hãy xét đến câu ông LNÐ viết: "Kinh điển Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng, và Kâma Sutra, đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu của nhân thế". Theo tôi, có lẽ khi kể tên mấy bộ kinh này vào bài viết, chắc ông cũng chỉ ngon trớn phô chơi một chút cho oai vậy thôi. Chứ nếu một người cẩn trọng, có chút lương thiện trí thức, không ai dám hạ bút như thế bao giờ. Bởi ai cũng biết mỗi bộ kinh là một phần cốt tủy của một tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều có một số điểm dị biệt nào đó về một vài vấn đề thuộc địa hạt tâm linh, tình cảm hay nhục dục. Như vậy thánh kinh của các tôn giáo không thể nào pha trộn, nhập cục vào nhau như một món tả pín lù, hay một đĩa "salade ruisse" được. Thí dụ như bộ Tân Ước Kinh đã dùng để bổ túc, làm phụ bản cho bộ Cựu Ước Kinh, và kinh Talmud chỉ dùng để giải thích thêm cho bộ kinh Torah, chứ không thể trộn lộn vào nhau được. Nhưng ông LNÐ đã quơ bừa một lúc cả 3 quyển kinh của 2 tôn giáo Tantra Ấn Ðộ và Mật Tông Tây Tạng- vốn khác nhau như nước với lửa! - vào một mối "liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính" (nguyên văn). Sở dĩ tôi đã không kể bộ dâm kinh Kâma Sutra vào đây, vì cho đến nay hầu hết tín đồ các tôn giáo ở Ấn Ðộ như: Bà La Môn (Brahmanisme), Ấn Giáo (Hindouisme), Tantrisme, và Jainisme... vẫn không ai công nhận Kâma Sutra như một bộ kinh chính thức. Thậm chí ngay cả giới giáo đồ Tantrisme cũng không ai dám công khai nhìn nhận gía trị tinh thần của Kâma Sutra!
    Trước hết nên biết: Kinh Tantra, không liên hệ xa gần gì với PG Mật Tông Tây Tạng, và hoàn toàn không phải là một dâm kinh như Kâma Sutra. Tantra chỉ là một tôn giáo chủ trương đề cao khí lực của nữ giới (gọi là: shakti), cho rằng đó là một sức mạnh thần thánh mà nữ giới đã thụ nhận từ các đấng thần linh tối thượng, có hiệu năng gây kích động nam giới. Trong thần thuyết này, ta thấy nữ giới đóng vai chủ động, còn nam giới hoá thành thụ động. Vì "phái yếu" (***e faible) chính là sức mạnh của Thượng Ðế. Do đó, người Ấn Ðộ còn gọi đạo Tantrisme bằng một cái tên khác là: Shaktisme. Trong phạm vi tín ngưỡng, kinh Vệ Ðà của đạo Bà La Môn (Brahmanisme) tôn thờ 3 vị nam thần: Agni (thần lửa trên mặt đất), thần Surya (mặt trời trên không trung), và thần Vâyu (gió trong không khí). Còn Ấn giáo (Hindouisme) lại thay thế bằng 3 vị thần khác có cặp và rất xung khắc là: Brahma (thần không gian và thời gian), Shiva (thần sáng tạo và hủy hoại), thần Vishnou (bảo thủ và canh tân). Cả 2 đạo này đều chủ trương đặc biệt tán dương và thần thánh hoá nam giới, xuyên qua hình tượng các nam thần. Ðến đây, phải nhận ra rằng 2 đạo Bà La Môn và Ấn Giáo vốn là nền tảng tinh thần của sự phân chia đẳng cấp rấr rõ rệt trong xã hội Ấn, đồng thời cũng đã đẻ ra tệ đoan "kỳ thị nữ giới "đến mức cực kỳ dã man, tàn bạo, rất thảm thương. Vì thế, đạo Tantrisme đã thay thế 3 ngôi thánh thể nam giới (Trimurti) đó, bằng một cặp thần linh lưỡng cực. Mỗi vị thần có một nữ thần phụ tá, tượng trưng bằng Shakti, nhân cách hoá làm vợ của thần Shiva... Như thế, ta phải hiểu chủ trương của Tantra chẳng liên quan gì đến "******** và thánh tính" của ông LNÐ hết thảy, mà chỉ nhắm phục hồi vai trò quan trọng của nữ thần trong tín ngưỡng, để tạo sự cân bằng nam / nữ, chẳng khác nào như đức mẹ đồng trinh Maria của TCG và Phật Bà Quán AÂm cuả PG!
    Về mặt ******** nam nữ, ta có thể tìm thấy điểm tương đồng giữa lưỡng cực Âm-Dương của Lão giáo với "Yoni" và "Linga" của Tantra. Nếu từ xưa đến nay, xuyên qua hàng mấy ngàn năm, trong lãnh vực tôn giáo và văn hoá Ðông-Tây, đã không một ai dám qui kết triết thuyết AÂm-Dương cuả đạo Lão là "một liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tínhx", thì bây giờ ông Ðạt cũng không thể nào liệt Tantra vào hàng dâm đạo được. Chí đến Ấn giáo, ngót cả tỷ tín đồ, với các đền thờ đã khắc cẩn và trưng bày vô số hình tượng dâm dục (sculptures érotiques), biểu diễn đủ các màn hành dâm đặc biệt của từng cặp, có khi cả một tập thể giữa người với người, hay giữa người với súc vật... mà nổi tiếng nhất thế giới là ngôi đền Khajurâho, vẫn chưa một ai cho đó là một liên quan mật thiết giữa ******** với thánh tính hết thảy. Bởi ai cũng đã biết rõ ràng mục tiêu và chủ trương của Tantra Ấn Ðộ chẳng phải là một dâm đạo và kinh Tantra chẳng có mùi vị dâm kinh chút nào. Ngược lại, Tantra đích thực là một tín ngưỡng đặt trên nền tảng phối hợp quân bình giữa nam-nữ, tán dương tính chất hoà đồng và đồng đẳng của hai thể xác nam nữ, đồng thời xoá bỏ mọi giai cấp xã hội. Trong triết lý Tantra, người ta còn nhận thấy nổi bật lên một chủ thuyết quan yếu: Khi đã lột bỏ mọi thứ vật dụng trang phục, con người chỉ còn là những tấm thân tứ đại trần truồng, thì đó chính là sự bình đẳng tuyệt đối giữa mọi con người. Vì người nào cũng có một bộ phận sinh dục như nhau với công năng ******** như nhau. Theo tôi, đọc kinh sách, nếu có quán triệt được tối thiểu đến như thế thì hãy nói đến tôn giáo. Ngược lại, chớ nên dại dột viết càn mà mang tội!
    Mật Tông Tây Tạng liên hệ gì?
    Phật Giáo gồm có tam thừa: Tiểu Thừa (Hinayâna), hay còn gọi là PG Nguyên Thủy (Theravada), Ðại Thừa (Mahâyâna) và Kim Cang Thừa (Vairayâna). Mỗi thừa đều có nhiều tông phái khác nhau. Người học Phật nào cũng biết, thuở sanh tiền đức Như Lai không hề viết một chữ. Có thể bởi các đấng thánh tăng, thiền tổ chủ trương "bất lập văn tự", song cũng có thể lúc bấy giờ, vào khoảng thế kỷ thứ VI hay thứ V trước công nguyên, người Ấn Ðộ chưa có chữ viết (?). Dù sao những nghi vấn này vẫn không quan trọng. Nhưng về sau, PG đã trở nên một tôn giáo có số lượng kinh sách vô địch. PG Nguyên Thủy có khoảng 15.000 trang kinh sách. PG Ðại Thừa có khoảng ngót 100.000 trang. Nhưng so với PG Tây Tạng vẫn còn ít hơn đến 2 lần! Như vậy, theo tôi nhận định, muốn tìm hiểu thấu đáo kinh điển và chủ trương của PG Tây Tạng, dù một người dùng hết thời giờ trong cuộc đời của mình, hằng ngày chỉ chuyên chú đọc kinh và tìm hiểu ý nghĩa chứa đựng trong đó, chắc cũng phải mất đến mấy kiếp mới xong! Vậy mà, đáng khiếp sợ thay, ông LNÐ đã dám lôi cả Mật Tông Tây Tạng, một tông phái thuộc Kim Cang Thừa, vào trong vài chữ "Kinh điển Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng, và Kâma Sutra, đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu của nhân thế"(sic!) Trước sự thể này, tôi biết dùng lời nào để nói với ông cho vừa, và làm sao giãi bày trọn vẹn "Mật Tông Tây Tạng " cho bạn đọc thông suốt. Thiển nghĩ, nếu không khéo, có thể tôi dám bị rơi ngay vào vết chân của ông. Nhưng thôi, dù sao bài này chỉ khép tròn trong phạm vi "dâm kinh, dục ái và thánh tính", tôi cũng nên thẳng thắn lạm bàn với ông Ðạt đôi điều.
    Trước hết, tôi nghĩ có thể ông LNÐ đã nghe đâu đó về chuyện một số tăng sĩ Mật Tông Tây Tạng có vợ như giới Tân Tăng ở Nhật Bản. Theo sự tìm hiểu của tôi, quả thực ở Tây Tạng có một số tăng sĩ có vợ, con công khai, đàng hoàng. Nhưng, nếu vậy ông cần phải biết thêm: Mật Tông Tây Tạng vốn có đến 4 hệ phái khác nhau. Khác, chẳng phải vì chủ thuyết, chẳng phải vì giáo điều, vì nghi thức hay tục lệ cúng bái, mà chỉ khác khu vực. Như vậy, sự khác biệt chỉ có tính cách địa phương. Trên bình diện tổng thể, tăng sĩ PG nào, dù là Mật Tông Tây Tạng, cũng phải giữ nằm lòng câu "Ái dục mạc thậm ư sắc",ø không được léng phéng với đàn bà con gái. Tại sao? Dĩ nhiên, có thể trả lời rằng: Do chủ trương "diệt dục". Vâng, không sai. Song trên thực tế, còn một nguyên nhân nữa, hết sức quan trọng, vì liên quan đến các khía cạnh kinh tế, tài chánh, gia đình, xã hội, tín ngưỡng, và văn hoá... Chính điều này ta cần phải quan tâm thâm cứu kỹ càng hơn.
    Từ hàng ngàn năm rồi, sở dĩ đạo Phật (cũng như đạo Thiên Chúa) đã cấm giới tu sĩ lấy vợ, bởi các nhà khai sáng và lãnh đạo PG và TCG đã rút được một bài học quí gía từ những tệ nạn của đạo Bà La Môn (nguồn gốc của đạo Phật), và Du Già (cội rễ của đạo TCG). Khi các thầy tu lấy vợ, tất sẽ sinh con, đẻ cháu. Như thế sẽ tạo ra tệ nạn "cha truyền con nối ". Tài sản, đất đai, chùa chiền, đền thờ... do tiền bạc của tín đồ, bá tánh thập phương cúng dường, sẽ bị vợ chồng thầy tu soán đoạt rồi trao truyền lại cho các thế hệ con cháu, biến thành tư sản của một dòng dõi gia tộc. Nhưng, ở Tây Tạng, giới tăng sĩ lấy vợ, đẻ con, lập nên cả một hệ thống "tăng sĩ cha truyền con nối, gia đình trị" chỉ riêng có hai phái Gelugtpa (tăng sĩ mũ vàng) và phái Sakyapa. Nhưng 2 phái này cũng đã thành hình từ lâu lắm rồi, tính ra không dưới... 930 năm trước đây, và tiếp tục truyền thừa mãi đến tận bây giờ. Vậy, xét ra chuyện các tăng sĩ phái Gelugtpa và Sakyapa Tây Tạng lấy vợ cũng chẳng khác nào giới mục sư Tin Lành ở Mỹ, và khắp nơi trên thế giới, hay như phái Tân Tăng Nhật Bản mà thôi. Trong trường hợp này, nếu ông LNÐ đã không thể lôi việc các mục sư Tin Lành và giới Tân Tăng Nhật Bản vào vụ " liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính" của ông, thì cũng không thể nào dùng tục lấy vợ của một số tăng sĩ Tây Tạng, để qui kết cho cả Mật Tông Tây Tạng vào câu nói vu khoát đó. Tóm lại, nên nhớ và phân biệt cho kỹ rằng, việc một số tăng sĩ, và mục sư lấy vợ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các bộ Cựu Ước Kinh, Tân Ước Kinh của đạo Ki Tô, hay các bộ Tạng, Luật của Phật Giáo hết thảy!
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    III- VỀ DÂM KINH "KÂMA- SUTRA" NHÂN ÐỌC BÀI "KHỞI"
    Tư tưởng và hành động
    Trước khi mạn phép trình bày vài ý kiến về quyển dâm kinh "Kâma-Sutra" của Ấn Ðộ với Lưu Nguyễn Ðạt, thiển nghĩ, giữa tôi với ông Ðạt hoàn toàn "dĩ ngãi vô thuø". Nhưng sở dĩ tôi dám mạo muội góp ý với ông, vì như nhiều người đã nói với tôi, sau khi đọc bài "Khởi" của ông họ cảm thấy tức anh ách, không chịu được. Dĩ nhiên tôi cũng cảm thấy như họ. Nhưng tôi tự hỏi: Tại sao ta lại phải mang cái "anh ách" ấy trong bụng làm gì cho mệt. Thà cứ thẳng thắn trình bày với ông để nhờ ông giảng giải cho những điều hay lẽ phải. Như thế có tốt đẹp hơn không? Ðó chính là nguyên nhân, khiến nơi đây, tôi tiếp tục đặt vấn đề với ông LNÐ, liên quan tới câu ông viết nguyên văn: "Kinh điển Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng và Kama-Sutra, đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu của nhân thế." (tr. 14,15 TÐTL). Trong câu này "cái tức anh ách" nằm ở chỗ ông viết "phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính ngay trong giới hạn và chiều sâu của nhân thế". Ông chỉ nói mà không giải thích, không chứng minh gì cả, khiến tôi làm sao mà chẳng thấy "anh ách " trong bụng cho được?
    Theo tôi, khi cần phải lý giải một vấn đề nào trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, ta cần phải tìm hiểu chi ly, cặn kẽ, diễn tả sắc bén, lý luận đanh thép, để cho vấn đề được sáng tỏ. Như thế, chắc sẽ không sao tránh khỏi sự va chạm tự ái, sinh ra thù nghịch, đối với những người cầm bút tâm địa hẹp hòi, trình độ hiểu biết còn thô sơ, ấu trĩ. Nhưng, ta nên biết, trên trường văn trận bút, cũng như trên võ đài, không có chỗ nào dành cho "khoan nhượng" hay "chơi bẩn". Ðộc giả cũng như khán giả võ đài sẽ là phán quan công minh nhất để thẩm định giá trị và tài năng đích thực của hai bên tranh luận, hay tranh tài. Từ căn bản tranh luận đó, nơi đây ta lại đề cập thêm về quan điểm của ông LNÐ trong phạm trù "dâm thư", mà ông đã dịch sang Anh ngữ là: "pornography" (số 6, tr. 10). Ðến đây, có bạn sẽ tự hỏi: Tại sao ta phải quan tâm đến hai chữ này như vậy? Vâng, thắc mắc của bạn kể ra cũng hợp lý lắm. Nhưng, theo tôi, quan niệm về "cái dâm" của người viết chính là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho tác giả đi sâu vào các ngóc ngách, hang hốc của vấn đề. Nếu quan niệm sai, tất tác giả sẽ không tránh khỏi bị lạc hướng, diễn tả méo mó vấn đề. Trong trường hợp này, nếu người đọc thiếu thận trọng, sẽ không tránh khỏi sa chân lạc bước theo tác giả luôn!
    Nếu trong bài, ông LNÐ chỉ dùng chữ "dâm thư" không thôi, ta sẽ không nhận ra được quan niệm sai lầm của ông. Vì ngôn ngữ VN vốn không dồi dào súc tích lắm trong lãnh vực này. Nhưng xét trong ngôn ngữ Âu-Mỹ, ta thấy các dân tộc Tây phương nhìn vấn đề này phóng khoáng hơn, nên có nhiều ngôn từ thông dụng, diễn tả chính xác hơn, tùy theo từng trường hợp. Trong lãnh vực văn hoá và tư tưởng, như thi ca, kinh điển, khi đề cập đến cái dâm, các nhà nghiên cứu và sáng tác Tây phương thường dùng chữ Érotique (erotic), chứ không ai dùng chữ: Pornographie (pornography) bao giờ. Thí dụ: poème érotique, hay poésie érotique, và poète érotique (dâm thi, thi sĩ viết dâm thi), chứ không ai dùng chữ poète pornographique. Trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo cũng thế. Người ta dùng những chữ Livre érotique, hay Bible du ***e (dâm kinh); chứ không bao giờ dùng chữ Bible pornographique, poésie pornographique, hay Livre pornographique! (Xin nói rõ: hai chữ Bible và Livre nơi đây có nghĩa Kinh và Thư, hay nói chung là Thánh Thư). Sự tinh tế đó trong văn chương và tín ngưỡng cần phải có, chẳng khác nào như sự tinh tế trong tư tưởng của một người đàn ông trí thức, thanh lịch. Khi ngủ với vợ hay ngủ với nhà thổ, đành rằng mục đích thoả mãn dục lạc chỉ là một, và các hành động dâm dục vẫn diễn ra y hệt; nhưng cảm xúc và tư tưởng liên hệ tới hai kẻ đối tác khác nhau ấy không thể hoàn toàn như nhau được. Người đàn ông trí thức, thanh lịch, phải cảm nhận thấy từ trong chốn thâm sâu nhất của tư tưởng và tình cảm, trong lúc giao hoan với vợ có sự trân trọng, nâng niu, mơn trớn, vuốt ve, thương yêu, trìu mến, và tình tứ, lãng mạn. Ngược lại, khi ngủ với nhà thổ, tuyệt nhiên những thứ cảm xúc và tư tưởng cao thượng ấy không thể nào chen vào được, dù chỉ trong một sát na giữa cuộc truy hoan thuần túy thỏa mãn xác thịt. [Muốn rõ hơn, xin xem tiếp đoạn sau, nói về Kâma-Sutra]. Tóm lại, trước hai đối tác vợ và nhà thổ, bất cứ một người đàn ông bình thường nào cũng không thể coi vợ như nhà thổ, hay ngược lại, nhà thổ như vợ, và khi ngủ với vợ coi như ngủ với nhà thổ! Vậy, cũng một cách như thế, không thể lẫn lộn giữa 2 chữ "Érotique" và "Pornography" được!
    (Tôi nói như thế chỉ là một lối dùng hình ảnh cụ thể để diễn tả một vấn đề chẳng những đã trừu tượng lại thường chuyển hoá, tùy từng trình độ kiến thức và cảm quan của mỗi cá nhân. Tuyệt nhiên không có ý ám chỉ ông thuộc hạng "bất tri kỳ vị" trong tư tưởng. Xin ông hiểu rộng mà thứ lỗi cho!)
    Kâma-Sutra là gì?
    Câu ông LNÐ viết kể trên, đã đề cập đến các tôn giáo Tantra Ấn Ðộ, Mật Tông Tây Tạng, và Kâma-Sutra, cho rằng "đều phổ quát liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính". Hai tôn giáo Tantra Ấn Ðộ và Mật Tông Tây Tạng, tôi đã đề cập đến rồi. Nay chỉ góp ý về Kâma-Sutra mà thôi. Theo nhận xét của tôi, không mấy người VN quan tâm tới hai tôn giáo Tantra và Mật Tông. Nhưng riêng Kâma-Sutra, có lẽ đa số đàn ông, thanh niên VN, có trình độ kiến thức chút đỉnh đều nghe nói đến. Trong số, một ít người, nếu đọc được ngoại ngữ, có thể đã vào thư viện mượn coi, hay mua về, cất kỹ trong một xó xỉnh nào đó, để thỉnh thoảng lén vợ con, lôi ra đọc. Như thế, tôi có thể nói mà không sợ sai lầm bao nhiêu là đại đa số những người đã đọc Kâma-Sutra, chỉ cốt xem hình vẽ đủ các kiểu hành dâm, để thoả mãn dâm tính, và thói tò mò. Trong số những hạng người mà tôi vừa nêu trên, một hạng chỉ nghe nói đến Kâma -Sutra, một hạng đã đọc và chỉ coi hình để biết các kiểu cọ, các động tác hành dâm, cho mãn nhãn mà thôi. Trong câu trên, khi đề cập tới Kâma-Sutra, người ta không hề thấy ông nói lên, dù chỉ vài chữ đơn sơ, bộc lộ sự thắc mắc hết sức tự nhiên của người đọc sách là: Tại sao Kâma-Sutra lại được gọi là dâm kinh? Tại sao "Le cantique des cantiques", và "Talmud" trong kinh Torah của đạo Du Già (Judaisme) lại không ai coi là dâm kinh?
    Vâng, từ xưa đến nay, nhiều người trên thế giới đã coi Kâma-Sutra là một dâm kinh. Khái niệm này, thực ra chỉ là một ý nghĩ có phần hoang tưởng, song hợp lý. -
    Hoang tưởng đối với những ai không tưởng tượng nổi, hay không thể chấp nhận được, vấn đề ******** kể trong một quyển thánh thư. -
    Nhưng ngược lại, nó được coi như rất hợp lý đối với những người có tư tưởng phóng khoáng, coi chuyện dâm dục và những chuyện thần thoại, huyền bí trong thánh thư chỉ là một sự tự nhiên. Trong đạo Du Già, đã có những quyển dâm kinh như " Le cantique des cantiques" và "Talmuds" thì sao?
    Hơn thế, nhờ công phu sưu tầm và giải mã các bản khắc chữ tượng hình (hiéroglyphe) trên đất nung thời cổ đại trong vùng Trung Ðông của nhà khảo cổ Siegfred Schott, ta được biết, trong kho tàng thần thoại và kinh điển viết bằng ngôn ngữ Ai Cập, Xê Mít cổ (Sémites) và Accadienne v.v... trong vùng Lưỡng Hà (mésopotamie, thuộc Irak ngày nay) cũng kể nhiều chuyện dâm tình rất táo bạo như: Thần Enlil của dân Xu Me (Sumériens, vùng Nam Lưỡng Hà) đã rình chờ nữ thần Ninlil, để thừa cơ đè ngửa nàng xuống, hiếp dâm, khiến cho nàng có chửa... Chuyện nữ thần Inanna (người Accadiens gọi là Ishtar), con gái thần An, đã cố tình lả lơi, bẹo dạng để cho gã làm vườn của cha nàng đè xuống hiếp dâm ngay trong vườn. Nên biết nàng Inanna có tượng thờ trong giáo đền của dân Xu Me, với danh hiệu là "thánh đĩ" (prostituée surnaturelle). Một chuyện khác viết bằng tiếng Accadienne, trong sử thi" Épopée de Gilgamesh", một loại thánh thư của dân Xu Me cổ còn kể chuyện Enkidu, về sau trở nên bạn chí thân của Gilgamesh, sinh trưởng trong vùng thảo nguyên, từ nhỏ tới lớn, sống quanh năm suốt tháng với các loài vật, nên chỉ toàn ******** với những con vật cái (bestialiteù). Một hôm, có một người đàn bà lạc bước đến vùng hoang dã này, đã khêu gợi và quyến rũ anh ta giao hợp. Thế rồi sau "sáu ngày và bảy đêm khoái lạc" ghì siết, quằn quại, gã mục đồng thô bạo này đã nếm mùi đàn bà rồi, liền bỏ luôn đồng cỏ với các loài súc vật, đi theo người đàn bà đó, để lần hồi trở nên một gã "đàn ông" đúng nghĩa. (Tabl. I,Colonne IV, 16 s). Nếu chuyện kể chỉ có thế cũng chẳng đáng nói làm gì. Trong bộ sử thi ấy đã diễn tả không úp mở, với những từ ngữ trắng trợn nhất, hành động mời mọc của cô nàng như: Elle laissa tomber son écharpe / Et découvit sa vulve pour qu'il put jouir d'elle, / Et rejeta ses vêtements, /Alors il s'allongea sur elle, /... (Nàng bỏ tấm khăn choàng rơi xuống, / để lộ âm hộ của nàng ra, cho chàng có thể chơi nàng, /... Và cởi bỏ quần áo, chàng phủ dài lên người nàng, /...) Khi nói về trạng thái sướng khoái, cực dâm, của hai người, tác giả sử thi còn dùng luôn chữ "nish libbi" (tiếng Accadienne) là một loại ngôn ngữ rất thô tục trong quần chúng. Mặt khác, trong thánh thư của các sắc dân vùng Lưỡng Hà thời cổ đại còn ghi những điều cấm kỵ liên quan đến việc hành dâm như mỗi năm có những ngày nào đó, tính theo niên lịch Ả Rập, Hồi giáo, (thí dụ như ngày mồng 6 của tháng Tashrit- khoảng giữa tháng 9 và tháng 10 d.l.- ) bị cấm không được giao hoan. Chuyện cấm đoán này, cho đến nay vẫn chưa ai lý giải được! Tóm lại, những chuyện này, xét về đại thể không khác gì "Le cantique des cantiques" và "Talmud" của dân Do Thái bao nhiêu. Vậy tới đây, ta hãy coi như tạm đủ, để biện minh cho khái niệm hợp lý đã nêu trên.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 06/12/2002
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhưng dù sao, nếu ai đã đọc Kâma-Sutra và Le cantique des cantiques, hay Talmud rồi, chắc sẽ dễ dàng đồng ý với tôi rằng lối diễn tả trong bộ kinh Du Già của dân Do Thái, xuyên qua các bản dịch, có phần dịu nhẹ và ít kích thích hơn kinh Kâma-Sutra, rất nhiều. Ngoài lối tả bằng một ngôn từ rất chân thực các động tác hành dâm, Kâma-Sutra còn tràn ngập những hình ảnh minh hoạ các cuộc giao hoan, đủ kiểu, đủ loại, qua nhiều khía cạnh khác nhau.Tuy nét vẽ và lối diễn tả bằng hình ảnh và màu mè thuở đó còn rất thô sơ, nhưng cũng đã đạt đến mức kích dâm cao độ đối với những ai chỉ xem kinh Kâma-Sutra với mục đích để gợi hứng và tìm khoái cảm. Bởi thế, ta không lạ gì "Le cantique des cantiques" và "Talmuds" đã được liệt vào hàng kinh điển của đạo Du Già, mặc dù chẳng dễ dàng gì. Nhưng, ngược lại kinh Kâma-Sutra đã không đạt được điạ vị chính thức đó trong các giới quần chúng Ấn Ðộ. Thậm chí ngay tín đồ của đạo Tantrisme cũng không chịu thừa nhận giá trị tinh thần của nó.
    Là người VN, lại không am tường về tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của dân Ấn Ðộ, nhất là chưa từng nghiên cứu kỹ Kâma-Sutra, vậy ông LNÐ đã căn cứ vào đâu để cho rằng Kâma-Sutra có liên quan mật thiết giữa ******** và thánh tính? Tôi thiển nghĩ, muốn có một khái niệm đứng đắn về Kâma-Sutra, cũng như tất cả các tôn giáo khác - hay bất luận một vấn đề nào - ta cần phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên ủy, bối cảnh và nội dung của nó. Như thế mới hy vọng tránh bớt được phần nào sai lầm đáng tiếc.
    Kâma-Sutra có thánh tính không?
    Trước câu hỏi này, dĩ nhiên ông Lưu Nguyễn Ðạt sẽ cho rằng: Có! Như thế, tất ông cần phải biết thêm rằng: Nếu một quyển sách "có thánh tính", tức là một "THÁNH THƯ" (Livre), một quyển "KINH" (Bible). Chữ "Kinh" vốn gốc Hán Việt, bộ Mịch, 13 nét, nghĩa: thường (phép thường, đạo thường), sách của thánh hiền. Nếu nói" kinh tạng" thì nghĩa là sách các tôn giáo, bộ sách tôn giáo. Nếu ông LNÐ chỉ thông tiếng AÂu, Mỹ, thì chữ "Bible" vốn gốc Hy Lạp số nhiều (ta biblia), đồng nghĩa với "les Livres", và ý nghĩa cũng không khác gì chữ "Kinh" của VN. Vậy, phải chăng ông cho rằng giá trị thiêng liêng về tinh thần và tư tưởng của Kâma-Sutra chẳng khác nào các bộ kinh PG, kinh Vệ Ðà, kinh Coran của Hồi giáo, kinh Torah của đạo Du Già, kinh Cựu Ước và Tân Ước của TCG? Tới đây, tôi xin nhường sự trả lời cho ông Ðạt và nhường sự phê phán cho độc giả. Nhưng riêng tôi, chẳng cần phải biện luận dông dài làm gì, ai cũng thấy: Không!
    Vì như trên đã nói, nếu quả thực Kâma-Sutra có thánh tính, tất đã chính thức được liệt vào kinh điển của Ấn Ðộ giáo (Hindouisme), đạo Tantrisme, hay đạo Bà La Môn (Brahmanisme), [như Le cantique des cantiques, hay Talmud trong kinh Torah của đạo Du Già], mà tác giảû của nó, tên Vâtsyâyana, vốn là một tín đồ Bà La Môn trung kiên. Hơn nữa, có thể, nguồn cảm hứng để biên soạn bộ sách này của Vâtsyâyana còn phát xuất từ truyền thống rất cổ xưa của đạo Bà La Môn và trong đời sống hằng ngày của dân tộc Ấn. Ðiều này, ai cũng dễ dàng nhận ra, nếu chịu đọc kỹ Kâma-Sutra.
    Theo tôi, rõ ràng Vâtsyâyana đã căn cứ trên luật Manou (qui tắc luân lý của Ấn Ðộ) và tựa vào truyền thuyết thần Shiva, một vị thần sáng tạo đồng thời cũng là chủ nhân ông của tượng Linga, một hình tượng ********* đang cương cứng (phallus), được dựng đứng trong các đền thờ thần Shiva, theo hướng thăng thiên, biểu trưng cho sức mạnh sinh sản của tạo hóa. Ðọc Kâma-Sutra, ta còn nhận thấy chủ đích tác giả chỉ nhắm phản ánh những phong tục rườm rà và tập quán tế nhị của giới quần chúng đô thị giàu có mà thôi. Trong đó gồm những khái niệm về sự hòa hợp giữa trách nhiệm (dharma), tình yêu (kâma) và sự giàu coù (artha). Ðặc biệt đáng chú ý hơn hết: Tác giả đã loại bỏ hẳn ra ngoài khái niệm thứ tư, cuối cùng, song rất quan trọng đối với dân Ấn có tín ngưỡng là: Sự giải thoát (moksha), tức vòng cuối của một chu kỳ luân hồi. Ðiểm này càng chứng tỏ rõ rệt hơn lối viết vu khoát, vô sở cứ của ông Ðạt cho rằng Kâma-Sutra có thánh tính!
    Thực chất của Kâma-Sutra chỉ là một quyển sách khoái lạc phục vụ hạnh phúc nhãn tiền cho những ai không tin thuyết luân hồi, tái sinh, không tin con người sẽ đầu thai kiếp khác, song cũng không muốn chết sớm trước một trăm năm. Nên biết, người Ấn cũng như phần đông dân Á châu, trong số có cả VN, đều tin rằng, nếu không có gì trục trặc, kiếp người thường là một trăm năm. Vì thế mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã viết: "Trăm năm trong cõi người ta..."! Nhận xét về Kâma-Sutra, đa số người Á châu đều chỉ coi là một thứ dâm thư, xem cho thỏa tính tò mò, hoặc dùng làm đề tài đấu láo trong những lúc trà dư tửu hậu. Chẳng mấy ai nghĩ rằng nó có "thánh tính" và cũng chẳng ai dám gọi nó là "dâm kinh", để đặt nó ngang hàng với kinh Tantra và kinh PG Mật Tông Tây Tạng, ngoại trừ một mình ông Lưu Nguyễn Ðạt! Về phía người Tây phương cũng không khác. Ða số dân Tây phương đều cho Kâma-Sutra là một tác phẩm dâm dục phóng đãng, vô loại, mà tác giả đã cố tình nêm thêm gia vị cho tăng phần hấp dẫn ngon lành, hầu thỏa mãn dâm tính của con người.
    Nguyên tác Kâma-Sutra viết bằng Phạn ngữ (Sanskrit)õ, phổ biến vào khoảng thế kỷ thứ IV sau Thiên Chúa. Về sau, đến năm 1883, một nhà khai khẩn người Anh ở Ấn Ðộ, tên Richard Burton, đọc thấy mùi vị dục tình nóng bỏng của giống người sinh trưởng trong các vùng nhiệt đới bốc tỏa mù mịt trong Kâma-Sutra, nên ông ta đã dịch nó sang Anh ngữ, để nhiều người Tây phương có dịp thưởng thức. Hơn một thế kỷ nay, tuÿ bản dịch Anh ngữ của Kâma-Sutra đã in rất nhiều và phổ biến rất rộng rãi khắp nơi trên thế giới, nhưng vẫn không dễ gì leo vào được kệ sách của các thư viện.
    Dù sao đó vẫn chỉ là một số nhận xét bề ngoài. Nếu bây giờ ta chỉ căn cứ vào đó để vội vàng rút ra ngay một kết luận như ông LNÐ, e rằng ta không tránh khỏi phiến diện, và thiên kiến chủ quan. Ta cần phải chịu khó đào sâu vào nội dung của Kâma-Sutra hơn nữa, mới khám phá ra được chỗ dụng tâm sâu sắc về mối tương quan nam-nữ, về chính trị, xã hội và tín ngưỡng... của tác giả, đã được gói ghém khéo léo trong những màn hành dâm với cường độ kích thích nhục cảm rất cao.
    Kâma-Sutra và mối tương quan giai cấp...
    Nếu thực sự đã đọc Kâma-Sutra và kinh Tantra rồi, tất nhiên ông Lưu Nguyễn Ðạt phải nhận ra ngay trong cốt tủy của 2 tác phẩm ấy đã có sự xung khắc kịch liệt. Nhưng rất tiếc ông đã không nhận ra tính chất tương phản của nó, nên đã lầm lẫn gom chung Tantra và Kâma-Sutra vào làm một nhóm kinh điển có thánh tính. Xin thưa, đây là những điểm khắc biệt chủ yếu giữa Tantra và Kâma-Sutra. Trong một đoạn trên tôi đã nói: Chủ yếu của Tantra là đề cao khí lực, một sức mạnh thần thánh của nữ giới (shakti), phục hồi địa vị quan yếu của phụ nữ trong xã hội, phong tục, tập quán và tôn giáo của dân tộc Ấn, xuyên qua biểu tượng Yoni và Linga, chẳng khác nào Âm/Dương của Lão giáo. Tóm lại, Tantra chủ trương con người, từ bản thể, dù nam hay nữ, đều bình đẳng. Trong khi đó, ngược lại, đạo Bà La Môn và Ấn Giáo lại chủ trương kỳ thị nữ giới đến thảm hại. Hơn thế, các tôn giáo này còn là điểm tựa tinh thần của sự phân chia các đẳng cấp cách hết sức sâu xa, và cực kỳ nghiệt ngã trong xã hội Ấn. Phân chia về mức độ vệ sinh, thanh tịnh (degré de pureteù) của tâm hồn. Phân chia về dòng dõi huyết thống, về giai cấp xã hội (caste - chữ này của Bồ Ðào Nha, gốc La Tinh"castus"). Phân chia về màu da, đen sậm (giới lao động nghèo khổ), đen vừa, và da trắng (giới quí phái, giàu sang, hiếm quí, tức loại "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu" v.v... Nên biết, đối với dân Ấn, giai cấp xã hội (Người Ấn gọi là "varna", tức màu. Thí dụ như: Màu trắng chỉ giới đạo sĩ Bà La Môn "Brahman", màu đỏ chỉ giới chiến sĩ "Kshatriya" v.v...) thuộc về huyết thống và dòng dõi, có tính cách truyền tử lưu tôn, chứ không thể "gia nhập" được!
    Tìm hiểu kinh Vệ Ðà (ra đời khoảng 1.000 năm trước TC), người ta thấy xã hội Ấn chia ra làm 3 "varna" gồm: Brahman, Kshatriya, và Vaishya (giới sản xuất), tượng trưng cho 3 diện quan yếu trong xã hội Ấn thời bay giờ, là: bảo vệ truyền thống tín ngưỡng, phòng thủ quốc gia và sản xuất thực phẩm, vật dụng công ích. Ðến thời kỳ cuối cùng của Vệ Ðà (khoảng thế kỷ chót trước TC), người ta thấy lại nảy ra thêm một giai cấp mới nữa là Shudra (nô bộc). Tất cả giềng mối bất bình đẳng xã hội nêu trên đều bắt nguồn từ luật Manou, mà tác giả Kâma-Sutra đã dùng làm nòng cốt tư tưởng. Tất cả những kẻ nào trong 4 giai cấp đó mà không tuân hành nghiêm chỉnh, thí dụ như một đàn ông thuộc giai cấp Bà La Môn mà lấy một người đàn bà con gái thuộc giới nô bộc làm vợ, đẻ con, tức khắc bị loại ra khỏi giai cấp biệt đãi của mình, và bị giáng xuống cấp thứ 5 gọi là Chiên Ðà La (Parias). Con cái của những cặp nam nữ pha giống đó cũng bị liệt vào hạng Chiên Ðà La luôn! Chưa hết: Dưới các giai cấp đó, còn có thêm một hạng mạt rệp nữa, bị đối xử thua xa loài vật, gọi là "Jâti", không ai dám cả chạm vào quần áo của họ! May thay, đến năm 1950, nhờ phong trào cách mạng nổi lên khắp nơi trên thế giới, nhân dân Ấn mới có được bản hiến pháp xóa bỏ sự phân chia các giai cấp xã hội kể trên.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 06/12/2002
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Như thế, tóm lại, nếu đã đọc Kâma-Sutra, tất nhiên ông LNÐ phải nhận ra ngay điểm chủ yếu là: Tác giả đã khoét sâu thêm hố chia rẽ giữa con người với con người vào đến tận chỗ thâm sâu, kín đáo nhất, thiêng liêng, quí báu nhất và riêng tư nhất trong cuộc đời của mỗi con người, bất kỳ nam hay nữ, là Hạnh phúc ái ân.
    Tác giả đã núp dưới chiêu bài "một tín đồ Ba La Môn" để tàn nhẫn qui định những điều kiện yêu đương như sau: "Phải lấy vợ cùng một giai cấp, còn đồng trinh, gia thế tốt, giàu có, trẻ, đẹp, và phải kém ít nhất 3 tuổi". Nếu người đàn ông có ngủ với một người đàn bà, con gái nào thuộc giai cấp thấp hơn, phải coi đó như một sự giải trí thôi. Không được lấy. Do đó, vấn đề nhà thổ, thậm chí đến loại gái làng chơi hạng sang, đĩ quí phái trong xã hội Ấn Ðộ cũng được nhìn qua lăng kính giai cấp, coi như một hình thức để bảo tồn đức tính e thẹn, nết na cho giới vợ hiền, thuộc hàng mệnh phụ phu nhân, con nhà khuê các... Cũng nên biết, ngay trong giới đàn bà, con gái chơi bời trong xã hội Ấn Ðộ cũng chia ra làm 8 hạng, từ hạng con sen, con đòi đến hạng đĩ sang, không thể lẫn lộn được. Vì hạng đĩ sang, nhiều tiền, có thể dùng huê lợi kiếm được bằng thân xác của mình để xây đền, cất miễu, và có người còn đủ sức dâng cả ngàn con bò sữa cho các đạo sĩ Bà La Môn. Ngay như đức Phật thuở sanh tiền cũng đã được một ả chơi bời hạng sang, một đêm ngủ với khách được trả tới 50 đồng tiền cổ (écu), đã cúng dường Phật cả một vườn xoài để ngài dùng làm tu viện (histoire d'Âmrapâli). [ Xem thế, ta đủ biết bọn tu hành, trí thức thời nào vẫn có máu lợi dụng. Họ không tha cả giới đàn bà khổ sở nhất, đến mức phải bán trôn nuôi miệng! Ngoại trừ đức Phật]. Ở VN, đến thời Bảo Ðại, hạng đĩ "có tàn có tán, có bàn hương án thờ vua, có chùa thờ Phật" trong xã hội ta cũng không hiếm gì! Chưa hết, Kâma-Sutra còn là cả một hệ tư tưởng về loại đĩ hạng sang (courtisanes), và đã dành cho hạng người này một địa vị đặc biệt, liệt vào hàng tôi tớ của Thượng Ðế, tiếng Phạn gọi là Devadâsi (servantes du Dieu), và là đối tác của giới đạo sĩ. Những cô ả này là biểu tượng trên thế gian của các đấng thần linh (apsarâs) trên cung trời cao vòi vọi, vừa để cám dỗ những nhà tu khổ hạnh vừa để thưởng công bọn tín đồ sùng đạo. Như vậy, giới đĩ hạng sang trong xã hội Ấn, trong tinh thần của Kâma-Sutra, vừa có tính cách tà dâm vừa có tính cách ân sủng.
    Theo Kâma-Sutra, trong lúc ái ân với vợ, thuộc cùng một đẳng cấp xã hội, người đàn ông Bà La Môn không thể bắt vợ làm những việc có tính cách ô nhục như cô nàng Monica Lewinsky đã hút "xì gà gộc" của TT Bill Clinton. Ngược lại, ngoài xã hội, người đàn ông Bà La Môn có quyền bắt người đàn bà thuộc giai cấp dưới làm việc đó thay cho vợ. Và người đàn bà, con gái thuộc giai cấp thấp hơn có bổn phận phải hoan hỉ phục vụ. Trong gia đình, người đàn ông Bà La Môn cũng không thể đòi hỏi vợ tham gia các cuộc ******** tập thể kiểu Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quí Phi, đời Ðường bên Tàu, đã bày ra "nhục trận" (trận thịt, với cả bầy đàn bà con gái lõa lồ bu quanh), hay bắt chước Stalin, trùm đỏ trong Ðiện Cẩm Linh đã bắt vợ phải tham gia trong những cuộc ******** tập thể cùng với nhiều đàn bà khác (muốn biết rõ hơn, xin xem thêm "STALIN, chính trị và tình ái" của Ðặng Văn Nhâm). Nhưng, ở ngoài xã hội, đối với giới phụ nữ thuộc giai cấp hèn kém hơn, anh ta có quyền làm như thế, và gọi đó là "Cuộc giao hợp với một bầy bò cái!" (L'union avec un troupeau de vaches)! Mặt khác, một người Bà La Môn, hạng sang quí nhất trong xã hội Ấn, khi giao hoan, không được lùa cái lưỡi của mình vào trong chỗ thâm sâu, kín đáo nhất của người vợ. Nhưng, ngược lại hạng nô lệ, hay làm nghề chăn voi có thể làm việc đó với vợ của nó mà không sợ bị xấu hổ. Dù vậy, bọn tôi tớ có thể dùng cái miệng của họ để phục vụ cho bộ phận sinh dục của người chủ, khiến ông, bà chủ được hưởng sướng khoái nhục dục nhiều hơn. Nên nhớ, hành động này chỉ diễn ra trong vòng chủ nhân ông với tôi tớ cả nam lẫn nữ. Còn nữ chủ nhân thì chỉ được phép dùng gia nhân phái nữ vào việc đó. Cấm tiệt các bà chủ không được xài tớ trai vào việc này! Trong lãnh vực dâm dục, dân Ấn coi việc lắp đít (sodomie) là xấu xa, dơ dáy nhất, chỉ riêng dân chúng trong vùng Nam Ấn (dravidiennes) thường hay áp dụng mà thôi. Và những người đồng tính luyến ái (homo***uels), trong xã hội Ấn bị coi như thành phần đã bị thiến, hay như những... hoạn quan VN triều Nguyễn!
    Ði sâu hơn vào Kâma-Sutra chút nữa, về mặt khoái lạc ái ân thuần túy, ta thấy tác giả đã chia bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới ra làm 3 hạng khác nhau, tùy theo khuôn khổ và tầm vóc. Mỗi hạng đều có đối tác tương xứng. Thí dụ:
    - Nam giới (*********):
    1.- Cỡ bự, gọi là: ngựa giống (étalons)
    2.- Cỡ trung, gọi là: Bò mộng (taureaux)
    3.- Cỡ tiểu, gọi là: Thỏ (lièvres)
    - Nữ giới (âm hộ):
    1.- Cỡ bự, vừa to lại rộng và sâu, gọi là: Voi cái (éléphantes)
    2.- Cỡ trung, gọi là: Ngựa cái (juments)
    3.- Cỡ tiểu, vừa nhỏ lại cạn, gọi là: linh dương nhỏ (gazelles).
    Tóm lại, theo thiển kiến của tôi, về thực chất, Kâma-Sutra chỉ là một tác phẩm hấp dẫn, có khả năng lôi cuốn người đọc vào những hành động cực dâm, với thú hưởng cực lạc khoái cảm trong lúc giao hoan, theo kiểu của Vâtsyâyana. Như vậy, đối với những độc giả bình thường như tôi và các bạn, nếu không phải là đệ tử của Vâtsyâyana, không ai chấp nhận Kâma-Sutra là một tác phẩm có thánh tính, hay một thánh thư, hoặc một kinh tạng.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 06/12/2002
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Trần Tiễn Cao Đăng 31.12.2002
    Ai là kẻ có tư cách nói về Cái Lớn của Con Người Tự Do?
    Nguyễn Hữu Hồng Minh, với tôi, đã có những câu thơ ấn tượng. "Thời đại kinh hoàng được làm bởi những cái tên kinh hoàng".
    Có một câu đại ý: Tôi cảm thấy mạch sống bị chặt đứt khi nhìn thấy những cái tên trong nghĩa trang. Nay tôi có cảm giác như vậy khi nhìn thấy cái tên anh trên một bài viết.
    Tôi định viết một bài đối thoại với Nguyễn Đăng Thường, vì không thể yên ổn với cái cảm giác đó: mạch sống đã bị chặt đứt, khi đọc bài của ông. Nhưng bạn Phạm Công Huy đã nói giúp tôi phần lớn những điều tôi định nói. Nhân đây, tôi muốn tỏ lòng cám ơn và kính trọng bạn, người tri âm mới của tôi.
    Tôi chỉ muốn góp thêm vài ý nhỏ để hầu chuyện ông Nguyễn Đăng Thường; mong ông bỏ quá cho nếu tôi có điều gì thất lễ.
    1.
    Ông đã nói: "Mặt khác, ở một xứ sở không có tự do, còn thiếu nhân quyền, chưa được ấm no, thì sự có mặt của một nhà thơ siêu hình chỉ là một xa xí phẩm, mặc dù Nguyễn Hữu Hồng Minh chỉ là một kẻ lãng mạn muốn khoác chiếc áo siêu hình mà thôi."
    Kính thưa ông!
    Nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực, luôn luôn là xa xỉ phẩm, và nghệ sĩ, một nghệ sĩ đích thực, nghệ sĩ từ trong máu, thì bất luận hắn sống ở đâu, vào thời nào, nhất định hắn không thể là gì khác hơn một thứ xa xỉ khủng khiếp. Và thơ siêu hình, thưa ông, càng là thứ xa xỉ hơn bội phần ; ở đây thì câu ông nói (chứ không phải cái não trạng ông) tình cờ mà đúng, đúng vô cùng, thưa ông.
    "Ở một xứ sở không có tự do..." Vâng, thưa ông, xứ sở chúng tôi đang sống không có nhiều tự do như xứ sở ông. Nhưng, thưa ông, xin lưu ý rằng tự do mà ông nói đó là cái tự do nằm BÊN NGOÀI chúng tôi cũng như BÊN NGOÀI ông. Cái tự do mà ông tự đắc rằng có nhiều hơn chúng tôi, đó là cái tự do mà ông, nhờ ngẫu nhiên may mắn của số phận, được ăn theo từ một đất nước khác, một môi trường khác, cái tự do mà ông mặc nhiên thụ hưởng, ăn sẵn, và dựa hơi để hù dọa và miệt thị cái bọn ít may mắn hơn ông là chúng tôi. Đó phải đâu là cái tự do nội tại xuất sinh từ một năng lượng tinh thần gớm ghê của ý chí hướng tới tự do, khát khao tự do? Và, cái năng lượng tinh thần đó, cái ý chí nội tại khủng khiếp đó hướng tới tự do tuyệt đối của tinh thần, chúng tôi, những kẻ thiếu tự do bên ngoài, có thừa, và nhất định là có nhiều hơn ông.
    Ông lấy làm lạ chăng?
    Xin hiến vài ví dụ cho ông ngẫm nghĩ:
    Vladimir Holan, nhà thơ siêu hình Tiệp khắc, từng sống ở một đất nước thiếu tự do, thiếu nhân quyền và chưa được ấm no, chẳng khác gì lắm so với nơi chúng tôi đang ở. Holan là một khối xa xỉ khổng lồ, nhưng có thật, và uyên áo lắm, sang trọng lắm, ông ạ. Nếu ông muốn kiểm chứng, xin cứ hỏi Diễm Châu, bạn ôngi.
    Mikhail Bulgakov, tác giả "Nghệ nhân và Margarita" (The Master and Margarita), một quyển sách hư cấu tưởng tượng và triết lý phi thường, với kỹ thuật tân kỳ mà tới nay phương Tây còn ngưỡng mộ, còn bàn luận, và đem so sánh với "Những vần thơ quỷ" (The Satanic Verses) của Salman Rushdieii, nhưng xuất hiện trước cuốn sau đến mấy chục năm. Ông có biết rằng nhà văn viết cuốn sách này ở Liên Xô trong những năm dưới chế độ Stalin, nghĩa là, ở một xứ sở và một thời kỳ chẳng nhiều tự do hơn chúng tôi bao lăm?
    Imre Kertesz: xin mời đọc lại Diễn từ nhận giải Nobel và các bài viết khác về ông, rất nhiều, rất sẵn trên mạng, để trả lời câu hỏi: nhà văn sống ở xứ sở nào, tự do mà người ta cho ông là bao nhiêu, và bao nhiêu là cái tự do ông tự dành cho mình, ông tìm mọi cách để có lại cho mình, cái tự do của kẻ "bước ra khỏi hàng", kẻ khước từ là một phần tử của một thế giới không có khả năng khao khát tự doiii.
    vân vân...
    Ông gọi họ là gì, những Holan, Bulgakov,... đó, thưa ông? Những xa xỉ phẩm ư? Danh hiệu quá đỗi cao quý ! Nhà văn đích thực là kẻ không tự bán mình hay tự hiến mình cho, không tự trói mình vào bất cứ cái gì: danh vọng, đàn bà, tiền bạc, quyền lực, đức tin, lý tưởng, thù hận. Y không chiếm hữu bất cứ cái gì, và không gì chiếm hữu y được. Quan tâm độc nhất của y, đó là tự do tựu thành chính y. Tôi gọi y là kẻ xa xỉ bậc nhất, trong một quần thể loài người mà tuyệt đại đa số cá thể của nó luôn luôn chiếm hữu và/hoặc bị chiếm hữu.
    Tự Do bên trong những con người đó tuyệt đối lớn hơn sự thiếu tự do bên ngoài họ. Ông không phải là chúng tôi; hiển nhiên, ông tuyệt đối không có tư cách khẳng định về độ lớn của trữ lượng tinh thần tự do trong nội thể chúng tôi. Chúng tôi cần có và phải có nhiều ý hướng tự do hơn ông để tồn tại đường hoàng và mạnh trong cuộc hiện thế của chúng tôi. Ai là kẻ có quyền hơn chúng tôi để nói về cái lớn đích thực của con người tự do? Ai là kẻ có quyền phán rằng những người như chúng tôi có thể hay không thể tìm thấy chính chúng tôi, trên con đường của riêng chúng tôi?
    Ông không thấy rằng chính trong cái nếp nghĩ hóa đá đó, ông đang rất ít tự do hay sao?
    Chúng tôi xứng đáng hơn ông với danh hiệu những Con Người Tự Do.
    2.
    Ông muốn ám chỉ cái lãng mạn nào ở đây, thưa ông? Nếu ông muốn nói cái lãng mạn của Thơ Mới, của những "cây liễu rủ", tôi rất lấy làm tiếc cho cách nghĩ của ông, của một não trạng đã chết. Ông không thấy rằng người trẻ chúng tôi không hề chia sẻ với ông cái não trạng đó sao, thưa ông? Ông không biết rằng não trạng của chúng tôi rướn về tương lai xa hơn ông rất nhiều hay sao? Có phải ông không đủ sức chấp nhận rằng chúng tôi có thế giới của chúng tôi, và trong đó, nếu có cái lãng mạn, hay cái siêu hình, thì đó là cái lãng mạn và siêu hình của chúng tôi, thuộc về chúng tôi, nghĩa là, thuộc về tương lai? Và, khi nói về "lãng mạn, siêu hình" với cái lối nhạo báng, bề trên đó, há ông không biết rằng chính phương Tây - nơi ông ở - đang ráo riết tìm lại cái lãng mạn sao?
    Ông chưa hiểu tôi nói gì, phải không? Chúa tể những chiếc nhẫn (Lord of the Rings), Harry Potter, vân vân và vân vân... Chẳng phải phương Tây, thừa mứa khoa học và vật chất, chính những ngày này đang lên cơn sốt khao khát những cái phi thường, kỳ diệu, "phi khoa học", "phi thực tế" đến độ "xa xỉ" nhường đó sao? Ông có bao giờ suy ngẫm về điều đó không? Một động thái tự nhiên để tìm sự cân bằng; đơn giản thế thôi, thưa ông. Và nỗi khao khát cái phi thường, kỳ diệu trong đời thường, chẳng phải chúng rất gần, hay thậm chí, về mặt nào đó, cũng chính là khao khát cái lãng mạn hay sao, thưa ông? Không lúc nào hơn trong chính thời đại này, nhân loại cần học lại sự lãng mạn, làm mới cái lãng mạn, tạo ra cái lãng mạn mới. Và nhận định của ông về Nguyễn Hữu Hồng Minh, "một kẻ lãng mạn muốn khoác chiếc áo siêu hình", có khi là một lời khen, tuy chưa đúng lắm, và với ý đồ ngược lại, cũng đủ để nhận từ đối tượng một lời cám ơn, thưa ông.
    3.
    Là một nhà văn có tên tuổi thuộc thế hệ đàn anh, và đang sống ở nước ngoài, theo lẽ thường, ông là một nhân vật đáng cho chúng tôi kính trọng. Nhưng, ông đã làm chúng tôi quá thất vọng. Lẽ ra ông phải cẩn thận hơn khi nói về chúng tôi. Bài viết của ông khiến những người cầm bút trẻ, trong nước như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm. Và cảm giác bị xúc phạm của chúng tôi, liệu ông có khả năng hiểu rằng nó hợp lẽ và chính đáng? Chúng tôi rất tiếc, bởi từ xưa đến nay chúng tôi chưa bao giờ có ý định làm điều gì xúc phạm ông.
    Ông vẫn tin rằng ông khác biệt về bản chất so với các vị chức sắc trong Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng tôi e rằng ông với họ có nhiều cái chung hơn ông tưởng. Thế hệ chúng tôi không cần các ông. Không có nhiều những người đi trước đáng tin cậy, chúng tôi tin cậy vào chúng tôi. Chúng tôi tự tìm đường cho mình, không cùng các ông, xa hơn các ông, và chúng tôi có thừa sức làm việc đó, thưa ông.
    © Talawas 2002
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1] Xem Tập thơ Vladimir Holan, Dịch giả Diễm Châu, NXB Trình Bày năm 1992
    [2] Xem: a) 'Healthy Blasphemy: Dissenting Discourses in Rushdie and Bulgakov', http://chuma.cas.usf.edu/~lucas/hb.html
    b) 'The myth of Goethe's Faust in The Master and Margarita by Bulgakov', http://www.unisa.ac.za/dept/press/myth/295/mccrew.html
    c) 'Mikhail Bulgakov's 'The Master and Margarita: a Literary Mystification', http://bulgakov.stormloader.com/
    d) 'The Bacchae' and 'The Master and Margarita', http://cr.middlebury.edu/public/russian/bulgakov/public_html/MaskingRLJ.pdf
    [3] Xem 'Imre Kertész - Nobel Lecture', http://www.nobel.se/literature/laureates/2002/kertesz-lecture.html
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
  7. khonglaai

    khonglaai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nghi gì về vấn đề này????Một thưc trạng đáng báo động..........
    Phụ nữ bị quấy rối ******** - ''thiệt đơn thiệt kép''?
    10:27', 7/1/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Chị T., nhân viên một văn phòng nước ngoài tại Hà Nội là một trong số hiếm hoi những phụ nữ Việt Nam đầu tiên dám dũng cảm nói lên ''niềm đau chôn dấu'' của mình, bằng một lá thư rất dài gửi nhiều hiệp hội và cơ quan ngôn luận mà chúng tôi sẽ trích đăng dưới đây.
    Theo yêu cầu của người bị hại, VietNamNet viết tắt tên người, tên tổ chức trong câu chuyện. Những danh tính sẽ được công khai khi cần thiết.
    ''Nếu anh nhận em, em đi chơi với anh nhé?''
    Li dị chồng gần 10 năm, tự mình nuôi hai đứa con, chị T. không thể tiếp tục công tác xa nhà. Tháng 12/2001, chị nộp đơn xin việc vào vị trí kế toán kiêm hành chính của một văn phòng đại diện của tổ chức I. Song, niềm vui được đánh giá cao qua buổi phỏng vấn chưa kéo dài được bao lâu thì sự hoài nghi đã ập tới khi ngay cuối buổi phỏng vấn đó, ông C. - một trong hai người vừa phỏng vấn chị, đã thẳng thắn đặt vấn đề: ''Nếu anh nhận em, em đi chơi với anh nhé?''.
    Sau này, chị T. đã kể rõ trong đơn kêu cứu của mình: ...''Lúc ấy, quá ngạc nhiên và bất ngờ, tôi trả lời: Em không hiểu ý anh nói gì nhưng thật sự em rất bận nên xin lỗi không thể nhận lời. Ngay sau buổi phỏng vấn, tôi gặp một người bạn thân (tên là D., người Mỹ) kể lại chuyện này. Theo người bạn của tôi, ông C. có dấu hiệu lạm dụng chức vụ để đưa ra những yêu cầu khiếm nhã với người đến xin việc. Người bạn của tôi định phản ánh ngay việc này với người phụ trách văn phòng nơi tôi xin vào, nhưng khi đó ông này đang đi vắng.
    Đầu tháng 3/2002, tôi nhận được điện thoại của ông C. báo đã được tuyển dụng. Theo quy định, tôi phải qua hai tháng thử việc. Sau đó, tôi đã được đánh giá tốt và được người phụ trách Văn phòng chính thức ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 22/5/2002.
    Tuy nhiên, ngay trong thời gian thử việc, tôi đã thành nạn nhân việc quấy rối ******** của ông C... Tuần đầu tiên làm kế toán, ông C yêu cầu tôi ngồi cạnh ông ta để học phần mềm quản lý tài chính của văn phòng. Trong lúc học, ông C. đụng chạm tay của ông ta lên người tôi. Thoạt nhiên, tôi nghĩ ông ta không có chủ ý, tuy rất khó chịu nhưng cố bỏ qua. Nhưng sau, tôi nhận thấy ông ta chủ tâm... Những ngày sau đó, sự việc tái diễn... Tôi luôn trong tâm trạng hoang mang và căng thẳng... Không dừng ở việc sờ soạng, khi thấy tôi phản ứng lại, ông C. cảnh cáo: ''Anh là người đã đấu tranh để nhận em. Bọn họ (Giám đốc và Quản lý dự án) đã kịch liệt phản đối việc nhận em. Họ muốn nhận người khác, nhưng anh đã đấu tranh bảo vệ em, em nên biết ơn anh mới phải''. (!?)
    Tôi nói với ông C. tôi thực sự cám ơn ông đã tạo điều kiện cho tôi được làm việc... rằng một phụ nữ hoàn cảnh như tôi gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là dư luận xã hội, thứ nữa là rất nhiều cám dỗ cho một phụ nữ độc thân như tôi. Gần 10 năm nay tôi gắng sống trong sạch để làm gương cho các con. Tôi bỏ qua nhiều cơ hội tốt có thể tạo dựng hạnh phúc mới cho riêng mình... Tôi những tưởng sau buổi nói chuyện thẳng thắn, có lý có tình ấy, ông C. sẽ thay đổi. Nhưng tôi đã lầm. Ông ta hiểu được tôi cần việc làm, tôi sợ mất việc. Lợi dụng điều đó và lấy quyền phụ trách trực tiếp của mình, ông ta không giao việc kế toán cho tôi mà tự làm thủ quỹ kiêm luôn kế toán. Ông ta cố tình vi phạm nguyên tắc, mục đích tiếp cận tôi nhiều hơn, và hễ có cơ hội (khi không có ai ở xung quanh) là ông ta sờ soạng vào người tôi. Tiến xa hơn, ông ta đề nghị tôi ngủ với ông ngay tại văn phòng.
    Thiệt thòi vẫn thể thiệt thòi...
    ''Ông C. không từ bỏ một trò trơ trẽn nào với tôi. Có lúc tôi đã phải bỏ chạy về phòng mình ngồi khóc vì thấy bị xúc phạm. Trong lúc tôi khóc, người quản lý dự án lên phòng để nối mạng Internet. Anh ta hỏi lý do, tôi kể lại việc ông C. Anh ta phẫn nộ nhưng nói việc rất khó vì không có bằng chứng. Thời gian sau, người quản lý này rất nhiều lần gặp tôi khóc. Có lần anh ta lên phòng tôi, thấy tôi đang khóc rất to còn ông C. thì chạy ra. Người quản lý hỏi có phải ông C. đã xúc phạm tôi không? Tôi xác nhận đúng. Việc này, người quản lý dự án sẵn sàng làm chứng.
    ... Một lần, khi phải sang phòng ông C. làm kế toán, tôi thấy một lá thư lẫn trong đống hoá đơn. Tôi đặt ngay lại bàn ông C., kèm lời xin lỗi trước sự sợ hãi của ông ta. Không cố ý đọc thư, nhưng chỉ một giây lướt qua, tôi biết được: Ông C. từng quan hệ bất chính với nữ nhân viên kế toán trước tôi. Đêm đó, tôi trằn trọc thao thức, và đi đến quyết định: Tôi phải có được những bức thư đó. Chúng in trên giấy trắng mực đen, có thể xem là bằng chứng cho cái tính trăng hoa của ông C. Tôi ý thức được việc đọc trộm, lưu giữ trộm thư của người khác là sai. Song nếu tôi tiếp tục chống cự ông C., rất có thể tôi sẽ bị đuổi việc (cuối cùng điều ấy đã xảy ra), mà không có bằng chứng để tố cáo ông ta, và rồi một phụ nữ khác sẽ thay tôi là nạn nhân của người đàn ông này.
    Hành vi đồi bại của ông C. khiến tôi phản ứng ngày càng quyết liệt hơn. Trong một lần bị ông ta sàm sỡ, tôi dùng tay mình chém vào tay ông ta mạnh đến nỗi vài ngày sau, tay tôi vẫn còn đau. Tôi kể việc này cho người phụ trách văn phòng, người quản lý dự án và một nữ đồng nghiệp cùng phòng. Sau đó, quan hệ của tôi với ông C. cực kỳ căng thẳng. Ông ta gọi tôi vào phòng và nói: ''Tôi đã nhận cô vào đây. Nhưng cô cố tình từ chối đặc ân của tôi. Từ nay, cô sẽ thấy hậu quả. Tôi sẽ đuổi việc cô''.
    Tôi biết ông C. đang tìm cơ hội đổ lỗi cho tôi và sa thải tôi. Tôi quyết định phải làm cái việc mở hộp thư của ông ta để tìm bằng chứng. Và tôi đã có được bằng chứng về việc ông C. từng dụ dỗ, cưỡng ép nữ nhân viên trước đây, như đã cưỡng ép tôi... Đó là cô H., kế toán cũ của văn phòng, kém ông C. 30 tuổi... Những lá thư trong hộp thư điện tử đã nhắc đến những gì họ từng làm với nhau vào các cuối tuần, ngay tại văn phòng, khi chỉ có họ với nhau. Họ kể lại cả việc sau khi làm những hành vi đồi bại, họ vứt bao cao su vào nhà vệ sinh làm tắc cống thoát nước như thế nào... và tỏ ra khoái chí vì không bị ai phát hiện. (Tôi xin gửi kèm những lá thư ấy để toà soạn tham khảo).
    Tôi quyết định viết thư cho cô kế toán cũ, kể hết những khó khăn mà tôi đang gặp phải, mong muốn cô ấy dũng cảm cùng tôi đứng lên tố cáo ông C. Tôi nhận được lá thư trả lời trong nước mắt của cô ấy, rằng thực ra cô ấy đã buông xuôi trước sức ép của ông C vì sợ bị mất việc, hơn nữa khi ấy đang làm thủ tục đi du học (hiện nay cô ấy đang ở Anh) nên đành chấp nhận... Đến lúc này, tôi không thể giữ im lặng. Tôi đến gặp Giám đốc và trình bày mọi chuyện. Giám đốc nói trong việc này tôi không có bằng chứng việc bị ông C. quấy rối ********. Tôi được biết, sau đó Giám đốc đã gặp ông C. yêu cầu không được tiếp tục xâm hại tôi. Ông C. thì vô cùng hằn học, cho rằng tôi vu cáo ông ta... Tôi linh cảm thấy ngày tôi bị đuổi việc đang đến gần.
    Người nữ đồng nghiệp cùng văn phòng khuyên tôi nên nói chuyện với anh Điều phối viên dự án tại Huế bởi theo chị, đó là một người tốt, đáng tin cậy. Thế là tôi đã kể hết với anh ta mà không giấu diếm điều gì, cả việc tôi đã in trộm những bức thư trong hộp thư của ông C. để làm bằng chứng. Kết quả cho lòng tin của tôi: Tôi nhận được quyết định đuổi việc bất ngờ, không thông qua bất kỳ Hội đồng kỷ luật nào, không được làm bản tự kiểm điểm. Quyết định ấy do chính tay anh bạn Điều phối viên dự án ký, với lý do tôi đã thú nhận với cán bộ chủ chốt việc đánh cắp mật khẩu của ông C''.

  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đọc chuyện trên tôi nhớ đến câu chuyện tương tự mà một lần tôi được xem trên truyền hình , phim công ty luật (law firm) của Hàn Quốc. Một phụ nữ li dị chồng, phải tự đi làm kiếm tiền nuôi con. Cấp trên lợi dụng chức quyền quấy rối ********...Khó chịu,nhục nhã..nhưng biết làm sao hơn. Lên tiếng thì mất việc, mình đói thì còn chịu được chứ con thì biết làm sao...Đành cắn răng chịu nhục. Lên tiếng còn không dám huống hồ gì là thưa kiện. Mà ngay cả có luật sư đứng ra lo từ A đến Z chuyện thưa kiện cũng hổng dám.

    Nhưng rồi cũng mất việc, đi làm tiếp viên nhà hàng bị người ta khinh bỉ. Khổ quá, nhục quá muốn tự sát. Nhưng rồi con thì biết để cho ai? Tình mẹ thiêng liêng, đánh đổi bằng công việc nhục nhã. Thiêng liêng và nhục nhã, hai phạm trù tưởng như lửa với nước nhưng lại đi chung. Mỉa may thay!

    Tao_lao chỉ theo dõi đến đó, con tiếp theo thế nào thì đành chịu. Chuyện lạm dụng ******** của kẻ có chức quyền với cấp dưới chẳng phải là cá biệt (được đưa lên phim thì chẳng có cá biệt nổi rùi). Ở một nước tiến bộ như Hàn Quốc mà hầu như còn chưa có luật lệ nào qui định cụ thể về chuyện lạm dụng ******** như thế nào là lạm dụng ********, nếu lạm dụng thì xử lí như thế nào? (nếu mà trách móc kỉ luật, phạt hành chính chơi chơi thì ngu gì hổng làm..) (theo như phim thì thế còn thực tế thì hổng biết sao). Nhưng âu đó cũng là cái tệ (nếu mà để vậy hoài thì chắc là cũng thành nạn thôi).
    Còn cụ thể ở Việt Nam có luật lệ nào đại loại như vậy chưa thì tao_lao hổng chắc. Huynh tỉ nào có đi làm kinh nghiệm về chuyện lạm dụng này thì làm ơn lên tiếng giùm.

    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
  9. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    ( Tên Cowboyhat này post bài lung tung quá, iu đương quá nên loạn chăng, coi bói tùm lum. Tự nhiên vô phòng tiếp khách A5 post cái này...tui phải chuyển qua đây đó. )
    Cowboyhat:
    Đọc trên báo HHT có mục bói toán thấy hay hay, mình cũng biết được ngày sinh tháng đẻ của vài người trong box, hihiih, post lên cho mọi người đọc thử xem thấy đúng không nhé!!!
    chichchoexixon : thuộc cung Cự Giải ( con cua)
    Đây là người được nhiều người coi trọng vì có năng lực và tự tin, dù hơi cố chấp. Trong tình yêu, bạn yêu ghét rõ ràng và đố ai ko minh bạch với bạn cho được !
    Trong năm 2003, "chú cua" này có thể sẽ ko làm việc năng suất bằng bằng năm 2002, nhưng tình hình tài chính và tình cảm đều được cải thiện đáng kể. Nhưng để có 1 tình iu hoàn chỉnh, bạn có thể sẽ phải đợi đến tháng 12. Do đó, hãy dành nhiều tg hoạch định tương lai và dần dần thực hiện nhé - đó cũng chính là nền tảng cho một tình iu bền vững mà!
    Riêng tháng 1: Những trách nhiệm và công việc gia đình sẽ lấp đầy lịch làm việc tháng này của bạn. Nhưng đây cũng là 1 tháng hoàng kim để bạn thể hiện mình. Lập danh sách những việc cần làm, kiểm tra lại vài ba lần, hoàn thành chúng. Tình cảm của bạn tháng này ko nở hoa nhưng ai cũng thừa nhận rằng bạn là người rất có trách nhiệm và năng lực cho mà xem!
    ------------------------------------------------
    vikings
    Người này có giác quan thứ 6 cực nhạy .bạn có ý tưởng lớn và trí tưởng tượng tuyệt vời nhưng nhìu khi lại trở thành hơi "hoang tưởng" và áp đặt!
    ----------------------------------------------
    saladin , whisper
    Thân thiện, dễ gần nên có nhiều bạn tốt. Trong tình yêu , bạn muốn là người kiểm soát nhưng lại không được dứt khoát lắm. Hơi mất thời gian!
    -----------------------------------------------
    , fool again, sea_wolf (cùng sinh ngày 14!)
    Tốt bụng và biết quan tâm đến người khác nhưng vẫn luôn đặt cái "tôi" lên hàng đầu. Từ lùi bước không hề có trong từ điển của bạn
    --------------------------------------------------
    vikings, saladin, starry, shogun: thuộc cung Xử nử
    Tháng 4/2003 là tháng tuyệt vời nhất cho tình iu. Ngày trở nên dài hơn và tình cảm cũng nồng nhiệt hơn. Hãy nghĩ đến năm 2003 và quên đi những không may bạn đã phải gặp phải vào cuối năm 2002 đi. Mùa xuân 2003 là khi bạn cần làm mới mình , với nhiều hy vọng và tự tin hơn. Những người thuộc cung Xử nử là những người cẩn thận, chi tiết, nên hãy đặt lịch làm việc chu đáo, bạn sẽ không phải tiếc tg bỏ ra cho việc đó đâu!
    Riêng tháng 1: Bạn sẽ là 1 người rất có ích trong tháng này vì bạn luôn giúp đỡ mọi người . Chính điều đó mang lại niềm vui cho bạn. Quan hệ gia đình, bạn bè, thậm chí...hàng xóm đều tốt. Bạn cũng có thể chia sẻ sự giúp đỡ của mình cho các tổ chức xã hội nữa, để đem niềm vui đến cho nhiều người hơn. Chính trong những hoạt động như vậy , bạn có thể tìm được người mà bạn chờ đợi đấy! Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn có những giây phút nghỉ ngơi riêng tư vào cuối tháng.
    -----------------------------
    sea_wolf ; thuộc cung Thiên Bình
    Sao Kim là hành tinh thống trị cung Thiên Bình, đó là lý do tại sao những người thuộc cung này rất dễ thương và được nhiều người iu mến. trong 2 tháng cuối năm 2002, tình yêu của bạn gặp một vài trắc trở, nhưng mọi chuyện sẽ ổn vào năm 2003. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng đẹp nhất cho tình yêu. Từ 16/9 đến 10/10 cũng là thời điểm lãng mạn của bạn
    Riêng tháng 1: Tiền bạc dồi dào đây! Đó là lý do tại sao bạn "tự nhiên" thích tặng quà cho người khác. Những người bạn của bạn thật là may mắn! Bạn cũng có 1 số hoạt động cộng đồng trong tháng này , và có 1 số quyết định cần tới sự dứt khoát của bạn. Tình cảm ổn định.
    -------------------------------------
    (còn tiếp....mỏi tay wé!)
    CHEC
  10. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    >> Góp ý chút:
    Theo mình được biết thì trong mọi người có 2 cách đọc bài khác nhau:
    1. Connect => copy bài rồi disconnect từ từ đọc sau để tiết kiệm đường truyền.
    2. Online đọc bài luôn ( ví dụ tại chỗ làm or dịch vụ internet..).
    Đối với trường hợp 2 thì những bài dài quá sẽ không thể đọc được.
    Các bạn hãy chọn những bài viết nào cô đọng và đừng quá dài để post lên nha, để cho nhiều người đọc bài theo kiểu 2 có thể đọc được.
    Xin cảm ơn
    CHEC
    Được chec sửa chữa / chuyển vào 09:58 ngày 10/01/2003

Chia sẻ trang này