1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    Cà Rốt, Trứng Và Hạt Cà Phê
    Cậu con trai hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cậu không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cậu đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này. Cha cậu vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con trai than thở, ông dẫn cậu xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng hạt cà phê vào từng nồi riêng rồi lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.
    Người con trai sốt ruột không biết cha cậu đang định làm gì. Lòng cậu đầy phiền muộn mà ông lại có vẻ rất thản nhiên nấu nướng. Nửa giờ sau, người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng cà phê vào từng tô khác nhau.
    Ông bảo con trai dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cậu con trai đáp. Sau đó, ông lại bảo cậu bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cậu cau mày vì cà phê đậm và đắng.
    - Điều này nghĩa là gì vậy cha - cậu con trai hỏi.
    - Ba loại thức ăn này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.
    Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.
    Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.
    Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.
    Người cha quay sang hỏi cậu con trai: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.
    Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?
    Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần thất tình, tan vỡ hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn?
    Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.
    Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Giống như cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
    CHEC
    Được chec sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 10/01/2003
  2. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    Trái tim hoàn hảo
    Có một anh chàng lên box BK () và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông phụ nữ và trẻ em nhi đồng của box BK đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một bô lão BK xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Anh chàng cười nói:
    - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
    - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
    Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già bô lão box BK. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
    (>>copy và có modify chút cho dzui )
    CHEC
  3. khonglaai

    khonglaai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    câu chuyện khá là hay.....bac Chec hay thật.....
    Tim tui cũng nhiều lỗ lắm đó bà con ơi......hic...hic.....
  4. khonglaai

    khonglaai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    đọc bài này thấy mình tự hào là người dân SG wá xá bà con ơi
    [Đằng sau một Sài Gòn phồn hoa, náo động là sự lặng lẽ của cái đẹp. Cái đẹp ấy lặn vào trong, như duyên ngầm của một người con gái, càng chịu khó nhìn, càng thêm thấy tin yêu...

    Một góc phố Sài Gòn

    Cái chân chống.- Tôi là người hay lơ đễnh nên thường khi ra đường với chiếc xe máy quên gạt chân chống. Hẳn các bạn đều biết đến tác hại của cái chân chống khi đặt nó vào thời điểm không thích hợp. Nó từng gây ra những tai nạn trầm trọng. Chỉ cần nghiêng xe quẹo cua một chút, tức thì cái chân chống sẽ phản bội lại bạn ngay. Có lẽ chứng kiến quá nhiều tai nạn giao thông xảy ra từ ?ocái chân chống? mà nhân dân Sài Gòn rất quan tâm đến nhau. Tôi còn đang vô tư phăng phăng trên đại lộ thì một xe hộc tốc vượt lên, nhấn còi ầm ĩ. Liếc nhìn qua kiếng chiếu hậu, tôi thấy thằng cha rậm râu, vận đồ rất bụi lấn đường một cách thô bạo. Bất bình nhưng ngó bộ dạng thằng cha hầm hố quá, tôi đâm hoảng. Thôi thì ?otránh xe chẳng xấu mặt nào?, tôi lách xe vào trong, lòng đầy ấm ức. Nhưng gã vẫn chưa chịu buông tha tôi, cho áp chiếc xe kềnh càng như một con quái vật kệch cỡm sát vào tôi, bóp còi ầm ĩ rồi gào tướng lên: ?oEm ơi, chân chống kìa!?. Chỉ cốt nói xong lời nhắc nhở ấy, gã rậm râu ?othấy ghét, bất lịch sự? kia vọt lên, mất hút vào dòng xe cộ cuồn cuộn chảy. Tôi gạt cái chân chống, thở phào nhẹ nhõm vì thoát khỏi sự hiểm nguy luôn như cái bẫy giăng sẵn... Lần khác, một cô gái lòe loẹt son phấn, ăn mặc theo kiểu ?ocon nhà nghèo?, áo dây hở ngực, hở rún, quần lửng, chân tay sơn tím rịm, cỡi trên chiếc xe Wave xanh lè bám riết lấy tôi. ?oCái ngữ này, coi chừng giựt dây chuyền, túi xách!?. Tôi cảnh giác, sờ tay lên cổ, thấy chiếc dây chuyền còn nguyên, có phần yên tâm. Cô gái ?ocon nhà nghèo? kia bấm còi, vượt qua tôi, gào lớn: ?oChị ơi, coi chừng cái chân chống!?. ?oÀ, cám ơn?. Tôi lí nhí nói, lòng thầm hổ thẹn vì những ý nghĩ đầy ?ocảnh giác? của mình. Lần nữa, hộc tốc chạy theo tôi là một nữ sinh trong bộ quần áo dài trắng, đạp chiếc xe đạp. Em hào hển nhắc tôi: ?oChị ơi, cái chân chống!?. Tôi vừa hổ thẹn vì sự lơ đễnh của mình vừa tràn ngập hạnh phúc vì ?ocái chân chống? đã giúp tôi lấy lại lòng tin về con người. Gã rậm râu hầm hố, cô gái giang hồ bụi đời hay một nữ sinh trong trắng..., tất cả đều có chung một ý muốn đẹp, không muốn bất hạnh xảy ra cho một người xa lạ trên đường. ?oCái chân chống? giúp tôi nhìn thấy người Sài Gòn thật thân thiện, thật đáng tin yêu...
    Nhặt của rơi.- Cũng tại tôi là một người đãng trí nên mới sinh nhiều chuyện làm phiền lòng khách đi đường. Túi đồ nghề của một nhà văn quèn chỉ vài ba quyển sách, vài cây viết, xấp giấy, xâu chìa khóa, bóp tiền nho nhỏ. Đêm ấy tôi thức rất khuya, ráng cày cho xong bài báo để kịp hạn nộp bài. Sáng thức dậy vội vã, khoác chiếc túi đồ nghề lên vai, chạy nháo nhào ra cơ quan. Tôi máng chiếc túi vải trước giỏ xe. Chiếc túi có móc gài hẳn hoi nhưng chưa bao giờ tôi sử dụng đến chiếc móc ấy. Tôi phóng xe vun vút, miệng gào lên một bài hát quen thuộc, lòng vui sướng khấp khởi vì mới nghĩ ra một tứ thơ. Tôi phóng nhanh hơn dự định đến cơ quan, sẽ ghi lại bài thơ trong trí tưởng tượng ra giấy. Từ suy nghĩ đến hành động, biến ý tưởng trong đầu ra chữ nghĩa cụ thể trên giấy còn một khoảng cách xa lắm, có khi đi hoài chẳng tới. Tôi mỉm cười tự khen mình một chút, dù trong túi không nhiều tiền nhưng đời vui biết mấy khi ta còn sáng tạo. Lòng đầy hân hoan, tôi phóng xe càng nhanh... Chợt phía sau tôi có tiếng xe đạp lanh canh đuổi theo. Tôi đoán chắc chủ nhân của nó phải gắng sức gấp mấy lần mới đuổi kịp chiếc Angel của tôi. Vậy mà cô nữ sinh trong bộ đồng phục thể dục chạy đuổi kịp tôi. Cô bé trạc mười bốn tuổi, người như cây sào ốm nhom, một tay cầm lấy ghi đông xe, một tay giơ cao chiếc bóp lên: ?oChị ơi, chị làm rơi dọc đường nè...?. Tôi giật mình bừng tỉnh. Thì ra, vì lơ đãng không cài móc túi xách, xe nhảy cà tưng mà xâu chìa khóa, bút, xấp bản thảo... rơi dọc dài trên con đường thiên lý. Tôi cho xe lên lề, dừng lại. Cô bé cũng dừng lại, thở hổn hển: ?oNãy giờ em chạy theo chị quá chừng. May mà em đang tập để đua xe đạp?T?T. Thấy mặt tôi ngẩn ngơ, cô bé nói thêm: ?oChị còn làm rơi mấy thứ, nhưng thấy không quan trọng, mấy bạn em lượm bỏ vô túi, chạy đằng sau kìa, chị chờ chút nghen?. Đằng sau tay chỉ của em là một cặp nữ sinh chở nhau bằng xe đạp. Các em mở to mắt nhìn tôi, đoán ngay ra được tôi là chủ nhân của những thứ rơi rớt dọc đường. Tôi vui mừng nhận lại từ tay các em. Cái bóp tiền giúp tôi có thêm niềm tin vào thế hệ tương lai đầy trong sáng, tự tin và hướng thiện. Nhìn những gương mặt sáng ngời, nụ cười trong trẻo của các em, tôi thấy mình được quyền lạc quan lắm!
    Địu con về khuya.- Xong việc đã hơn 10 giờ đêm. Tôi nháo nhào phóng xe đến chỗ đón con. Đêm khuya, gió lạnh, mẹ địu con trong lòng. Bé ngủ vùi trong lòng mẹ. Vậy là mẹ một tay lái xe, tay còn lại ôm con chặt vào lòng, vừa căng thần kinh tránh những ổ gà trước mặt, những chiếc xe ngược chiều chạy ẩu, tránh những ?ocơn bão? đua xe về đêm. Qua tấm kiếng chiếu hậu, tôi chợt phát hiện có một chiếc xe bám riết mình. Người ngồi trên xe là một bà sồn sồn ăn mặc diêm dúa, mặt đầy son phấn. Màu son tím rịm trên đôi môi bà ta khiến tôi càng thấy sợ. Tim đập thình thình, tôi không khỏi lái xe cảnh giác hơn, vừa ôm chặt con vào lòng trong tư thế sẵn sàng đương đầu. Tôi chạy nhanh, bà ta cũng chạy nhanh. Tôi chậm, bà ta cũng chậm. Tôi rẽ vào con hẻm, mụ cũng rẽ theo... Tôi cơ hồ gục xuống vì mệt, vì căng thẳng khi về được đến nhà. Đến lúc ấy, tôi đành phó mặc cho số mệnh, chấp nhận sự giúp đỡ của ?onữ quái?. Bà ta vội dựng xe, đỡ lấy mẹ con tôi. Khi tôi đã đưa được xe, được con vào nhà an toàn, bà ta từ biệt tôi. Tôi cám ơn bà ta, mời vào nhà, hỏi tên tuổi. Bà ta mỉm cười nói: ?oChị đừng bận tâm. Nhìn thấy chị một tay lái xe, một tay ôm bé... tôi cảm thấy thật không yên lòng nên mới bám theo xe chị, phòng khi có gì bất trắc cần tôi giúp đỡ. Giờ chị đưa bé về nhà an toàn là mừng rồi. Thôi tôi phải đi?. ?oNữ quái? quay xe, đi ngược con đường về nhà tôi. Tôi ôm chặt con thơ vào lòng, nước mắt trào ra, thì thầm: ?oCon yêu, người Sài Gòn là như vậy đó!?.
    Nghĩa khí Sài Gòn.- Đang chạy xe chầm chậm trên vỉa hè, chợt có tiếng xe máy phân khối lớn rú lên, ép chặt hai công nhân trẻ, độ 18, 20 chở nhau trên một chiếc xe đạp vào lề đường rồi vọt lên, mất hút. Hai người thợ gào lên: ?oCướp, cướp!?. Tôi ngạc nhiên thầm hỏi: ?~?TThường bọn cướp phải nhằm vào những người đeo nữ trang, sang trọng, bóng bẩy. Đằng này...?. Người Sài Gòn vốn hiếu kỳ, trong phút chốc đã vây quanh hai công nhân trẻ. Một cậu mếu máo: ?oBọn cướp giật cái máy khoan em để trong giỏ xe rồi!?. À, thì ra vậy. Cái máy khoan là thứ đắt tiền, đem bán, có khi hơn cả sợi dây chuyền trên cổ các mỹ nhân. Bọn cướp này đúng là hàng cao thủ, chỉ cần loáng cái, đã phân định được đâu là hàng có chất lượng cao. Hai cậu công nhân vẫn còn ngơ ngác trước biến cố xảy ra. Chừng tỉnh lại, một cậu thảng thốt kêu lên: ?oThôi chết rồi, mất máy khoan, tụi con phải đền cho ông chủ. Vậy là phải bị trừ lương cả năm...?. Cậu công nhân nghẹn ngào, không thốt nên lời... Một bà cụ móc túi, lấy ra 20.000 đồng, kêu gọi: ?oBà con ơi, tội nghiệp quá, mình góp kẻ ít người nhiều cho hai cậu mua cái máy khoan trả ông chủ...?. Trong phút chốc, người đi đường ?okẻ ít người nhiều? quyên góp được món tiền kha khá. Cậu công nhân cầm xấp giấy bạc trong tay mà như đang cầm vật gì nặng lắm. Gương mặt tràn ngập nỗi xúc động, cậu vòng tay lễ phép nói: ?oThưa bà con, hai cháu rất cám ơn tấm lòng của bà con dành cho tụi cháu. Nhưng tụi cháu xin trả lại số tiền này. Việc rủi ro này là do lỗi của tụi cháu. Vì vậy, tụi cháu càng thấy có lỗi khi sự bất cẩn của mình trở thành gánh nặng, nỗi bận tâm của những người tốt bụng. Cháu thiết nghĩ, bà con dùng số tiền này cho những trường hợp thật sự bất hạnh sẽ có ý nghĩa hơn. Tụi cháu chịu bị trừ lương, xem như bài học cần phải nhớ?. Từ đám đông, có ai đó thốt lên: ?oThằng nhỏ nói như vậy cũng phải. Công nhân Sài Gòn thiệt là nghĩa khí?...
    (Trầm Hương - Báo Người Lao động TP.HCM)
  5. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hic hic,hay qué đi mất, tớ là tớ phải tu tâm dưỡng tánh lại thui. Hồi nào giờ là
    lượm được của rơi,tạm thời đút túi
    ...Giấu nước mắt ,tôi đưa em đến cuối đường
    Nơi em quay bước đi....!!!
  6. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    Chúng Ta Quyết Định Số Phận Của Chính Mình
    Leonardo DaVinci vẽ bức tranh ?oBữa tiệc ly? mất bảy năm liền. Ðó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Judas phản bội.
    Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ.
    Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ còn có Judas, người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình? Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời khác?
    Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Ðúng, đây là Judas!
    Ðược sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
    Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: ?oCác ngươi đem hắn đi đi??.
    Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci, khóc nức lên: ?oÔi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư??.
    Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: ?oKhông, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma??. Tên tử tù kêu lên: ?oNgài Vinci? Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jesus??
    Câu chuyện này có thật, như bức tranh ?oBữa tiệc ly? là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
    Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình?
    CHEC
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Thứ năm, 16/1/2003, 17:22 GMT+7
    Khoa học công nghệ Việt Nam mất cân đối trầm trọng
    Trong khi kỹ sư CNTT thừa thãi, thì chúng ta lại thiếu nhiều kỹ sư có chất lượng cao trong các ngành như cơ khí, hóa chất, tự động hóa... Nói tóm lại, chúng ta đang có một nền khoa học có vẻ như theo kịp thời đại nhưng thực ra vẫn còn lẹt đẹt như trong thập niên 60.
    From: Jon Nguyen
    Sent: Monday, January 13, 2003 10:25 AM
    Subject: Doi dieu suy nghi ve nen khoa hoc - cong nghe VN
    Đó là những gì tôi nghe được, một phần thấy được về nền khoa học và công nghệ Việt nam. Tất nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân và rất hy vọng có những ý kiến đóng góp của nhiều người. Trước tiên, cũng xin nói luôn, trong đây có cả những ý kiến của những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam.
    Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đều không ngạc nhiên lắm với câu nhận xét như sau về nền khoa học và công nghệ Việt Nam: "Một nền khoa học và công nghệ thiếu đồng bộ và mất cân đối sâu sắc".
    Trước tiên, hãy ngược dòng lịch sử xem chúng ta đã làm được những gì. Chúng ta đã trải qua rất nhiều năm đấu tranh vì độc lập dân tộc. Trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, chúng ta cũng đã có những cán bộ khoa học có tiếng. Nhưng trên thực tế, nền khoa học công nghệ của chúng ta không có móng vững chắc. Giai đoạn 1945-1980 có thể nói là thời kỳ hoàng kim của ngành toán học (khoa học cơ bản) và ngành cơ khí (công nghệ, nhưng có sự giúp đỡ của Liên Xô cũ). Chúng ta đã sản sinh ra một thế hệ vàng những tài năng toán học, làm sửng sốt thế giới trong kỳ thi Olympic toán quốc tế lần đầu tiên chúng ta tham dự. Kể thì cũng không quá khó hiểu. Việc giảng dạy và nghiên cứu toán không cần những phòng thí nghiệm đắt tiền, chỉ cần bảng đen, giấy trắng, những viên phấn và các thầy giáo giỏi. Tiếp đến là một nền cơ khí hùng mạnh. Bách khoa Hà Nội nổi tiếng một thời với nền cơ khí số một Việt Nam. Được Liên Xô cũ giúp đỡ, chúng ta đã xây dựng được những phòng thí nghiệm và thực nghiệm về ngành cơ khí, có thể nói hiện đại vào loại nhất thời kỳ đó (Cũng cần nói thêm, biểu tượng của Bách khoa Hà Nội là biểu tượng của ngành cơ khí). Nhưng bây giờ thì sao, khoa cơ khí bây giờ thiếu nhân tài trầm trọng. Trong nước, người ta gọi đây là khoa "vào cửa tự do". Thật không thể hiểu nổi.
    Nếu như trước kia, chúng ta tạo ra một thế hệ vàng toán học thì nay, chúng ta đang sinh ra một thế hệ vàng công nghệ thông tin. Đâu đâu cũng thấy công nghệ thông tin, trường nào cũng có khoa công nghệ thông tin. Một số liệu cho thấy, chất lượng kỹ sư CNTT của chúng ta chỉ tương đương kỹ sư CNTT cao đẳng ở một số nước tiên tiến (thậm chí chưa bằng). Kể ra cũng không quá khó lý giải, một chiếc máy tính PII (4.300.000 đồng) cũng giúp cho một sinh viên CNTT học tập tốt ở Việt Nam. Hãy nghĩ xem, CNTT có ích gì khi họ không biết ứng dụng chuyên ngành của mình vào những ngành khác.
    Tôi từng được tiếp xúc với một ông giám đốc đang tuyển kỹ sư CNTT làm trong lĩnh vực tự động hóa bằng máy tính dây chuyền sản xuất bánh, kẹo. Ông cho rằng, nếu thuê một kỹ sư CNTT thuần túy, ông phải tốn chi phí thuê 3 kỹ sư, đó là: kỹ sư CNTT, kỹ sư tự động hóa, kỹ sư hóa thực phẩm. Thay vì bỏ tiền ra thuê 3 kỹ sư, ông có thể thuê 2 kỹ sư (1 tự động hóa và 1 hóa thực phẩm) vì thực ra nhiều kỹ sư các ngành như thế đều có khả năng lập trình trong những môi trường không quá phức tạp. Xét cho cùng, Việt Nam luôn chạy theo một cái mốt mà chính cái "sành điệu" này đã gây nên một sự mất cân đối trầm trọng trong nền khoa học công nghệ của Việt Nam.
    Trong khi kỹ sư CNTT thừa thãi, chúng ta lại đang thiếu các kỹ sư có chất lượng cao trong các ngành như cơ khí, hóa (thực phẩm, dầu khí...), tự động hóa... Nói tóm lại chúng ta đang có một nền khoa học có vẻ như theo kịp thời đại nhưng thực ra vẫn còn lẹt đẹt như trong thập niên 60. Điều đó thật đáng tiếc.
    Hãy xét về phương diện công nghệ. Có ai đó cho tôi biết, chúng ta đã có những dây chuyền sản xuất các con bọ máy tính chưa? Công nghệ gò, hàn ... của chúng ta bây giờ như thế nào. Nếu ai đó qua đường Đê La Thành ở Hà Nội thì có thể thấy, công nghệ của chúng ta vẫn là của thập niên 60. Có người phản bác rằng, đâu có, chúng ta cũng đã có những dây chuyền sản xuất qui mô lớn, hiện đại! Tôi chỉ nói một cách khái quát thế này. Trong khi chúng ta bán dầu thô với giá 1 USD (giả sử) thì chúng ta phải mua các sản phẩm dẫn xuất từ dầu với giá 5 USD. Hay đơn giản hơn, trong ngành điện tử, chúng ta mới chỉ sản xuất được điện trở, tụ điện và cuộn cảm còn những linh kiện siêu vi khác thì... nhập khẩu. Hay trong ngành kỹ thuật quân sự, tôi rất biết ơn ai đó cho tôi biết, chúng ta đã sản xuất được súng AK, tên lửa vác vai hay chưa?
    Những gì tôi giới thiệu trên chỉ là những suy nghĩ bức xúc của mình về nền khoa học công nghệ nước nhà. Tôi rất mong có được những bài hồi âm từ các bạn. Có thể, chúng ta không thể thay đổi được nhưng chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau để tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với thời đại. Người ta nói "Thời thế tạo anh hùng" quả không sai.

    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
  8. Sieubui

    Sieubui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tầng 80
    Có hai anh em sống trên tầng 80 của một chung cư cao ngất.Một ngày kia khi về nhà sau giờ làm việc,họ choáng váng khi nhận ra thang máy của chung cư bị hư;họ buộc phải leo bộ lên căn hộ của mình.
    Sau khi vất vả lên đến tầng 20,thở hổn hển và mệt mỏi,họ quyết định đẻ những túi xách của mình lại đó và sẽ quay lại lấy vào ngày hôm sau.Khi lên đến tầng 40,người em bắt đầu lầm bầm và sau đó cả hai cãi nhau.HỌ vừa tiếp tục những bước chân nặng nề của mình ,vừa cãi nhau cho đến tầng 60.
    Bỗng họ nhận ra rằng mình chỉ còn có 20 tầngnữa thôi .Họ quyết định ngừng cãi và tiếp tục leo lên trong sự bình an .Họ yên lặng leo lên và cuối cùng cũng đến được căn hộ của mình.Đến nơi họ mới phát hiện ra đã để chìa khoá nhà trong những túi xách đã để lại ở tầng 20.
    Câu chuyện này cũng tựa như cuộc đời của chúng ta..Nhiều người trong chúng ta sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ,thầy cô và bạn bè khicòn bé.CHúng ta hiếm khi thực hiện những gì mình thật sự muốn ,luôn ở dưới rất nhiều áp lực và sự căng thẳng đến nổi đến năm 20 tuổi ,chúng ta mệt mỏi va quyết định vứt bỏ gánh nặng ấy đi.
    Chúng ta sống một cách năngnổ và có những ước mơ lớn.Nhưng khi đến 40 tuổi ,chúng ta bắt đầu đánh mất tầm nhìn và những giấc mơ của mình ,cảm thấy không còn thảo mãn và bắt đầu phầnnfn,chỉ trích.Đến tuổi 60,chúng ta nhận ra mình không còn nhiều thì giờ nữa để phàn nàn và chúng ta bước đi trong sự bình an,thanh thản.Chúng ta nghĩ ko còn điều gì làm cho mình thất vọng nữa.Và rồi chợt nhận ra rằng ko thể nào ngơi nghỉ trong sự bình an vì chúng ta còn những giấc mơ chưa thực hiện được-những giấc mơ mà chúng ta đã vứt bỏ cách đây 60 năm.
    Vậy ước mơ của bạn là gì?
    Hãy đi theo những ước mơ của mình để không phải sống trong sự tiếc nuối.

    Thử chưa chắc được, Không thử chắc chắn không được
  9. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tôi muốn bày tỏ quan điểm chung với bạn là khoa học công nghệ Việt Nam mất cân đối. Theo tôi thì chỉ mất cân đối chứ chưa thực sự trầm trọng như bạn nói. Chẳng lẽ chỉ mỗi việc nhiều người theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin thì bạn cho đó là sự mất cân đối trầm trọng. Ý kiến của bạn có cái lý của nó, tôi không phủ nhận cách bạn nghĩ! Trong bài của bạn cũng chỉ nêu sự việc xoay quanh CNTT nên tôi có ý kiến như vậy.
    Qua những gì bạn nói tôi, bạn, mọi người đều thừa nhận rằng Việt Nam có một tiềm năng tri thức. Chỉ nói riêng về tri thức chứ không nói về khoa học công nghệ. Đối với những ngành không có yêu cầu cao về những khoản đầu tư đắt tiền, những thiết bị hiện đại thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào. Không phải bất cứ quốc gia nào cũng có quyền được tự hào như chúng ta. Chúng ta tự hào là hoàn toàn có cơ sở.
    Giờ thì chuyển sang vấn đề công nghệ. Có phải bạn mong muốn Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ vượt qua các nước trên thế giới hoặc ít ra cũng ngang bằng hay theo kịp họ? Trước khi nghĩ tới điều đó bạn hãy nhìn vào những gì mà Việt Nam đã gặp. Không kể tới những cuộc chiến tranh từ thời phong kiến xa xưa, chỉ nói riêng về hai cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mĩ gần đây nhất. Không như nước Mĩ có một sự hậu thuẫn khổng lồ về tài chính, không như nước Đức có một nền công nghệ mạnh còn lại từ thời Đức quốc xã, không như nước Anh có truyền thống công nghiệp từ cuộc cách mạng năm 1870 (nếu tôi nhớ không lầm) thì Việt Nam có cái gì? Việt Nam có bom có đạn của kẻ thù trút lên đầu. Bạn đang cười tôi vì tôi nói giống như một người đang tuyên truyền, đang nói về chính trị với bạn. Bạn có quyền cười nhưng đó là sự thật. Một quốc gia nghèo nàn bị các cuộc chiến tranh liên miên tàn khốc, tự lực xây dựng đất nước khi giành được độc lập hoàn toàn. Tính từ 1975 tới nay thì được bao nhiêu năm? Cứ làm tròn lên là 30 năm! Nếu so ra ai cũng thấy chúng ta bắt đầu sau các nước khác cả trăm năm.
    Người Mĩ thì không nói thêm làm gì, một quốc gia không bị chiến tranh tàn phá, có nguồn tài nguyên dồi dào, có tiềm lực kinh tế khổng lồ. Các cường quốc kinh tế, khoa học kĩ thuật châu Âu cũng không nói thêm. Tôi muốn nói về người Nhật. Bạn cho rằng người Nhật cũng có chiến tranh, cũng tàn khốc như chúng ta? Nếu bạn nói người Nhật có một sự quyết tâm, một tinh thần cầu tiến thì tôi đồng ý còn nếu nói tất cả những gì nước Nhật có bây giờ hoàn toàn (tôi muốn nói chữ hoàn toàn) do sự quyết tâm, do tinh thần cầu tiến đó thì tôi không đồng ý. Chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản đã đầu hàng. Đầu hàng vì bom nguyên tử! Nhưng đâu phải toàn bộ nước Nhật bị bom nguyên tử. Trước đó Nhật (tối muốn nói tới nước Nhật thời phát xít, không đả động nước Nhật hiện tại, nói rõ để lỡ có người kiểm duyệt lại bảo tôi bàn chuyện chính trị) đã chiếm đóng và khai thác bao nhiêu thuộc địa. Nền khoa học công nghệ của Nhật và hai thế lực phát xít liên minh có sự tương hỗ nhau. Về tài chính và cả khoa học nước Nhật lúc đó đều khá mạnh, chưa bàn về quân sự. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tuy bị thua và thiệt hại nặng do bom nguyên tử nhưng tiềm lực khoa học công nghệ và tri thức vẫn còn ít nhiều. Ít ra người Nhật cũng tái thiết phát triển từ sau chiến tranh, tức năm 1945. Tới nay cũng đã 60 năm (làm tròn lên cho công bằng).
    Giờ tôi muốn nói itếp về Hàn quốc, cũng chiến tranh, cũng chia cắt với CHDCND Triều Tiên. Thế nhưng sự hậu thuẫn của Mĩ đã giúp nước này khôi phục rất nhanh. Tất cả những gì mà những quốc gia có hoàn cảnh như chúng ta (chiến tranh) có được đều có sự trợ giúp lớn về tài chính và kĩ thuật của Mĩ và các nước tư bản. Nói trợ giúp đơn thuần thì cũng không đúng như cũng không sai đâu! Các nước này đều xây dựng lại đất nước sớm hơn chúng ta hàng mấy chục năm.
    Tôi bàn dài dòng về vấn đề lịch sử chỉ để nói lên rằng hoàn cảnh chúng ta khác họ. Chúng ta bất đầu (xây dựng lại từ 1975) chậm hơn, dựa trên một nền tảng mong manh, tự lực là chính thì làm sao có thể ngang bằng với những quốc gia khác được. Đất nước mà tôi nể phục nhất đó là Trung Quốc. Cũng một quốc gia tự lực là chính nhưng họ có một tốc độ phát triển chóng mặt. Cái quan trọng thứ 2 là sự phát triển đó khá ổn định, cái mà các cường quốc tư bản luôn mong muốn.
    Đi về quá khứ đã nhiều, giờ bàn về hiện tại. Biết chắc rằng khoa học công nghệ Việt Nam không thể bắt kịp thế giới trong khoảng thời gian ngắn được. Có lẽ phải mất 10, 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa nhưng không có nghĩa là khoa học công nghệ Việt Nam mãi ở những năm 60. Nó vẫn phát triển từng ngày, từng giờ. Chẳng qua là những thành tựu nó đạt được bị lu mờ dưới hào quang của khoa học công nghệ thế giới mà thôi. Những gì Việt Nam đạt được tuy khiêm tốn nhưng cũng không đến mức khiến người Việt Nam phải cúi đầu. Bạn là một người am hiểu đời, am hiểu tình thế. Vậy chắc bạn phải hiểu được ý nghĩa của câu: "khi xem xét một sự vật hay hiện tượng phải đặt nó trong hoàn cảnh và các mối quan hệ của nó". Tôi chỉ muốn nói rằng nếu xuất phát điểm của tất cả các quốc gia đều bằng nhau, về kinh tế và cả về khoa học công nghệ thì Việt Nam hoàn toàn không đi sau bất cứ quốc gia nào!
    Bàn về lý thuyết quá nhiều rồi. Bạn đọc cũng chán rồi. Chuyển sang vấn đề bạn nói về thực tế khoa học công nghệ tại Việt Nam. Bạn cho rằng kĩ sư CNTT đào tạo tại Việt Nam có thể trình độ chưa bằng cả cao đẳng ở các nước tiên tiến. Ừ, có thể. Tôi cũng chỉ ngồi tại Việt Nam, không có điều kiện đi nơi này nơi khác như bạn nên tôi không biết được. Nhưng có phải như vậy có nghĩa là kĩ sư CNTT VN hoàn toàn thua kém. Đồng ý rằng người ta được đào tạo ra là để làm việc. Ở các nước tiên tiến các kĩ sư (nói chung cho tất cả kĩ sư) của họ được đào tạo sát với công việc họ sẽ làm. Do đó trong công việc họ sẽ giỏi hơn là đuơng nhiên. Chúng ta không có điều kiện được như họ nên không thể làm gì hơn được. Nhưng cái mà kĩ sư Việt Nam có được là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nếu không muốn nói là cao cấp. Bạn có biết những môn lý thuyết cơ bản và cả chuyên ngành sinh viên Việt Nam được đào tạo rất sâu. Có lẽ là chả bao giờ dùng tới nhưng lý thuyết đó nhưng nó giúp rất nhiều nếu bạn muốn đi vào nghiên cứu, muốn hiểu một vấn đề gì đó. Thực tế của Việt Nam là vậy (theo thiển ý của tôi): lý thuyết thì trang bị rất tốt còn thực tế thì rất ít (vì không có điều kiện).
    Rất tiếc tôi phải ngừng tại đây. Tôi có chuyện phải làm chứ không phải dòng này viết ta để kết thúc cho văn vẻ đâu. Tôi vẫn còn muốn nói tiếp nhiều, muốn cùng trao đổi với bạn để làm sáng tỏ cái đầu của tôi về vấn đề này.
    Không biết những dòng này có tới được với bạn không! Tôi đã đọc bài của bạn mấy lần mặc dù nó không ngắn chút nào và tôi viết lại cho bạn. (Mong Tao_lao chuyển giúp tới cho người đã viết bài trên. hoặc đưa cái link cho người đó, cám ơn Tao_lao nhiều!)

    Saladin

    Được Saladin sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 21/01/2003
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bài viết được đăng trong mục Bạn đọc viết trên tờ tin nhanh vnexpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2003/01/3B9C458E/
    Nếu anh bạn muốn góp ý thì viết bài gửi về, nếu ban biên tạp thấy được thì người ta sẽ đưa lên thui.
    Tản mạn về một đề tài thời thượng: Kinh tế Tri thức

    Nguyễn Ngọc Thành


    I. Kinh tế tri thức là gì?

    Có người dẫn lời Các Mác nói rằng, khi hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học. Và cho rằng điều đó đang được chứng minh trong nền Kinh tế Tri thức (KTTT). Thực ra, không cần phải đến KTTT mới xuất hiện giai cấp công nhân khoa học của Mác. Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại được tự động hóa hoàn toàn như sản xuất xe ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hóa chất... hàm lượng cơ bắp đã được giảm đến mức thấp nhất ngay từ khi chưa xuất hiện khái niệm KTTT. Cũng có những ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tế thường được gọi là ngành kinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học và truyền thông, để từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó kinh tế Internet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vào tri thức và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinh doanh, tuy đóng một vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trở thành một ngành kinh doanh độc lập mang tính quyết định cho một nền kinh tế được. Sự sụp đổ của hàng loạt công ty kinh doanh Internet (cả của các công ty kinh doanh Tin học và Truyền thông) hiện nay có thể sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm và vai trò của các ngành kinh doanh với một nền kinh tế.

    Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệp then chốt của tương lai là: công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụ mới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môi trường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của một nền kinh tế hoạt động theo một công thức khác hẳn về bản chất so với công thức của nền kinh tế hàng hóa mà loài người từng biết. Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù đó là kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch- đều tuân theo công thức nổi tiếng: Tiền - Hàng - Tiền. Trong khi đó, nền kinh tế mới xuất hiện lại hoạt động theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền.
    Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngày nay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ, Ðức và Nhật bản. Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay một công thức xác định thế nào là KTTT. Thông qua việc nghiên cứu sáu ngành công nghiệp then chốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một số đặc trưng cơ bản nhất- cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới này như sau:

    - Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông. Sản phẩm của những xí nghiệp này là những sản phẩm "thông minh". Ðó là những sản phẩm không chỉ chứa một hàm lượng thông tin cao, mà còn cả một hàm lượng tri thức cao hơn hẳn sản phẩm công nghiệp cổ điển, khiến cho nó có khả năng sử dụng, chế biến thông tin, đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng. Trong năm 2000, những sản phẩm thông minh (ví dụ: hệ thống dẫn đường cá nhân) đã tạo ra tới 30% giá trị của một chiếc xe ô tô loại sang trọng và ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh quyết định trong ngành sản xuất xe ô tô.
    - Các công nghệ mới đang làm thay đổi triệt để qúa trình sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Chẳng hạn, kỹ thuật Gen bắt đầu thay đổi một cách căn bản qúa trình sản xuất, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp hóa chất. Tương tự như vậy, công nghệ sản xuất vật liệu mới cũng thay đổi một cách sâu sắc sản phẩm của công nghiệp sản xuất vật liệu cổ điển. Ví dụ: Sứ có tính năng đặc biệt đã được dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô. Trong tương lai không xa sẽ xuất hiện động cơ bằng sứ chịu được nhiệt độ cao hơn hẳn thế hệ động cơ hiện tại và vì vậy sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn. Hay những vật liệu siêu tinh khiết mới cho công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử, v.v...
    - Lý thuyết của Ricardo về lợi thế đối chiếu (so sánh) vùng không còn giá trị nữa đối với sáu ngành công nghiệp then chốt. Theo Ricardo (đầu thế kỷ 19), mỗi nước do diều kiện tự nhiên đều có sẵn những thuận lợi đặc biệt cho việc sản xuất những hàng hóa nhất định so với nước khác. Chẳng hạn nước Bồ đào nha đầy ánh nắng mặt trời sẽ có lợi thế vùng lớn hơn Anh quốc trong việc sản xuất rượu vang; ngược lại, Anh quốc được lợi thế hơn trong sản xuất vật liệu. Lợi thế vùng theo thuyết Ricardo hiện đại được đánh giá qua ba yếu tố sản xuất quen thuộc là: đất, vốn tư bản, sức lao động. Rõ ràng các yếu tố này có trở thành lợi thế cho sản xuất hay không là rất khác nhau đối với mỗi quốc gia. Trong nền KTTT, lợi thế vùng này không tồn tại vì phần đóng góp của giá đất, sức lao động là hết sức nhỏ bé khi so với phần của tri thức trong qúa trình sản xuất. Với thị trường tài chính có tính chất tòan cầu, việc gọi vốn không còn phụ thuộc vào biên giới quốc gia nữa và do số vốn đầu tư trong KTTT rất lớn, lại phải huy động trong khoảng thời gian ngắn nên- nói chung- nó cũng nằm ngoài khả năng một quốc gia. Vì vậy, những lợi thế sản xuất trong KTTT chỉ có thể do chính các doanh nghiệp tạo ra. Ðể so sánh, nên lưu ý là thuyết Ricardo hiện vẫn còn nguyên giá trị trong qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế hàng hóa hiện đại. Nhiều nước đang phát triển thậm chí coi việc phát huy lợi thế về sức lao động, giá đất là chiến lược hấp dẫn đầu tư.
    - Vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như xây dựng nhà máy sản xuất trong nền KTTT là hết sức lớn. Ðể có thể hoàn vốn đầu tư, sản phẩm phải được sản xuất với số lượng lớn tối đa. Không những thế, doanh nghiệp trong KTTT phải bằng mọi cách hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất trước khi sản phẩm thế hệ mới của công ty khác được tung ra thị trường, đây là điều xẩy ra rất nhanh trong KTTT. Thị trường của các doanh nghiệp trong nền KTTT vì vậy phải là thị trường toàn cầu. Rõ ràng là chỉ có không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện cạnh tranh gay gắt này. Và cũng sẽ chỉ có một vài quốc gia đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn kinh doanh tòan cầu, cũng như giữ ổn định môi trường luật pháp-xã hội-chính trị để các công ty này không chuyển trụ sở sang nước khác.

    Như vậy, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ nhất để trả lời câu hỏi "KTTT là gì?" như sau: KTTT là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây:

    - Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải chiếm phần quyết định. Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ít nhất là từ 60 đến 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản phẩm. (Các con số này trong một số ngành công nghiệp then chốt ở Ðức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là 62 và 35%). Hàng hóa trong KTTT là Tri thức.
    - Trong KTTT, Tri thức vừa được sử dụng để quản lý, điều khiển, tham gia vào qúa trình sản xuất như công cụ sản xuất, vừa trực tiếp là thành tố trong sản phẩm như nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, ngoài vai trò là hàng hóa trong KTTT, Tri thức- khác với hàng hóa trong kinh tế hàng hóa- cũng là tư liệu sản xuất. Trí thức để xử lý tri thức, để làm ra tri thức, tri thức quản lý điều hành... cũng trở thành hàng hóa và đó là những thứ hàng hóa được sản xuất không theo qúa trình sản xuất quen thuộc trong nền Kinh tế Hàng hóa. Chưa bao giờ Hàng hóa của một nền Kinh tế lại đồng thời giữ nhiều vai trò quyết định khác nhau đến vậy trong cả phương thức sản xuất lẫn quan hệ sản xuất như Hàng hóa Tri thức trong nền Kinh tế Tri thức. Còn qúa sớm để dự báo những thay đổi quan hệ xã hội trong tương lai. Nhưng chắc chắn KTTT sẽ dẫn đến những thay đổi triệt để và hết sức sâu rộng trong xã hội hơn tất cả những thay đổi do các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ thuật và xã hội mà loài người từng trải qua. Người ta đã bắt đầu nói đến Xã hội Tri thức.
    - Sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học và truyền thông rút ngắn càng ngày càng nhanh thời gian chọn lọc, đánh giá, sử dụng và sáng tạo thông tin, khiến cho giá trị sử dụng tri thức cũng bị rút ngắn lại nhanh chóng. Một tri thức hôm nay có giá trị hàng tỷ Dollars, ngày mai đã có thể vô giá trị. Vì vậy, việc tiếp cận và trao đổi Tri thức ở phạm vi toàn cầu trong KTTT có ý nghĩa sống còn. Cạnh tranh trong KTTT trước hết là cạnh tranh với thời gian. Ðể bảo đảm sự phát triển bình thường của mình, KTTT sẽ dẫn đến việc xóa bỏ biên giới quốc gia, ít nhất và trước mắt là trong lĩnh vực thông tin.
    - Do tích chất đặc biệt của hàng hóa Tri thức, không những các ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học mà cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị cũng phụ thuộc và đan quyện vào nhau một cách chặt chẽ hơn bao giờ hết trong KTTT. KTTT- với sản phẩm là Tri thức- sẽ dẫn đến tái cấu trúc kinh tế-xã hội và chính trị trên phạm vi toàn cầu. Trước mắt, cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước (các nước công nghiệp phát triển) trong tư cách các hệ thống kinh tế- xã hội- chính trị với những lợi thế khác nhau về luật lệ, về thuế, về tiêu chuẩn an sinh xã hội... đã bắt đầu trở nên gay gắt để thu hút đầu tư. Ai tái cấu trúc nhanh, người đó sẽ thắng.

Chia sẻ trang này