1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    I I. Ðiều kiện hình thành KTTT:

    Trước hết, cần khẳng định rằng, KTTT không phải là một bước nhảy đột biến, hay một sáng tạo của một lý thuyết nào đó, mà là hình thái phát triển cao hơn nữa- có tính tiến hóa- của nền kinh tế hàng hóa tư bản với sự kế thừa các qui luật của nền kinh tế thị trường. Chính sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị đến mức cao độ ở các nước công nghiệp phát triển nhất đã tạo tiền đề cho sự ra đời KTTT.

    Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên vào cuối thế kỷ 18 tại Anh quốc đã đưa nước này lên vị trí lãnh đạo thế giới. Ðồng thời nhận chìm Trung Quốc và Ấn Ðộ- là hai nước vào thế kỷ 17 còn giàu hơn cả Châu Âu- xuống hàng các nước thuộc địa và ngày nay vẫn còn là những nước đang phát triển. 100 năm sau, với ba ngành công nghiệp mới là Ðiện, Hóa chất và Chế tạo động cơ đốt trong, Ðức và Mỹ đã trở thành hai cường quốc hàng đầu của thế giới trong giai đoạn hai của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Cũng đúng 100 năm sau vào cuối thế kỷ 20, chúng ta đang đứng ở trung tâm cuộc cách mạng thứ hai: cuộc cách mạng kinh tế-xã hội-công nghệ, nẩy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Chính cuộc cách mạng công nghệ đã đưa các quốc gia công nghiệp phát triển đến xã hội tin học bằng cuộc cách mạng công nghệ tin học. Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội này tại Mỹ, Ðức và Nhật bản đã tạo được những tiền đề sau đây cho sự hình thành KTTT:

    - Tự động hóa cao độ: Tự động hóa cao độ quá trình sản xuất không những giảm đến mức thấp nhất chi phí cho những yếu tố phi tri thức, mà còn rút ngắn một cách căn bản thời gian từ khi nghiên cứu phát triển đến sản xuất hàng loạt. Và như vậy mới gia tăng một cách đáng kể hàm lượng tri thức trong sản phẩm. Ngoài ra, chỉ có sự tự động hóa cao độ mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất sản phẩm vừa với số lượng lớn, vừa rất linh hoạt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của khách hàng ở những thị trường khác nhau trên thế giới.
    - Công nghệ tin học và thông tin phát triển cao độ. Ðây là một trong những điều kiện căn bản nhất bảo đảm sự phát triển của KTTT. Nó không những là một ngành kinh tế then chốt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tri thức, mà còn là điều kiện bảo đảm hiệu qủa việc tiếp cận, trao đổi, xử lý thông tin, sáng tạo tri thức của các ngành kinh tế-xã hội khác. Trong sản xuất-kinh doanh, sự phát triển công nghệ này đã dẫn đến cái mà chúng ta thường nghe nói: cuộc cách mạng giảm chi phí quản lý-điều hành. Chi phí liên lạc rất thấp cũng góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời cho mọi biến động trên phạm vi tòan cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, công nghệ tin học và thông tin phát triển cao độ có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao tri thức cho người tiêu thụ bình thường, giúp họ nâng cao khả năng sử dụng sản phẩm tri thức.
    - Bảo vệ có hiệu qủa một môi trường an toàn và ổn định cho việc hình thành, sản xuất và tiêu thụ Tri thức. Ðó là một môi trường pháp lý bảo đảm tự do hoàn toàn cho việc tiếp cận, trao đổi và xử lý thông tin, trong đó gía trị Tri thức được bảo vệ bằng luật sở hữu Trí tuệ; sở hữu tư nhân phải được tôn trọng và bảo vệ.
    - Một nền kinh tế thị trường phát triển cao với các thị trường tài chính quốc tế hoạt động hữu hiệu. Như đã nói ở trên, doanh nghiệp trong KTTT vừa cần vốn đầu tư khổng lồ, vừa phải chạy đua với thời gian và đương đầu với những rủi ro lớn, nên hơn bao giờ hết, hoạt động của họ trong KTTT phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp vốn từ các thị trường tài chính. Ngược lại, sự ổn định của thị trường tài chính cũng gắn bó mật thiết với công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo đảm sự hoạt động của một nền kinh tế với những quan hệ đan quyện phức tạp và nhậy cảm như vậy chỉ có thể thành công tại những quốc gia đã có nền kinh tế thị trường vững mạnh.
    - Sau cùng, nhưng quan trọng hơn cả, đó là KTTT chỉ có thể hình thành ở những nhà nước pháp quyền dân chủ, nơi mà doanh nghiệp có thể lường trước được mọi rủi ro trong kinh doanh trên cơ sở những qui luật thị trường trong một khung pháp lý rõ ràng, ổn định không bị thay đổi một cách tùy tiện.
    - Một số học giả cho rằng trình độ đào tạo dân trí cũng có thể được xem như điều kiện tiên quyết hình thành KTTT. Tuy nhiên có những ý kiến khác nhau về vần đề này. Theo tôi, trình độ đào tạo dân trí đóng một vai trò không thể thiếu để hình thành nguồn cung cấp tri thức, và giúp người dân với tư cách người tiêu thụ sử dụng sản phẩm tri thức. Chứ không phải là một điều kiện tiên quyết. Một trong những khác nhau căn bản của KTTT với các hình thái Kinh tế sử dụng tri thức khác là sự gia tăng- có tính chất đột biến- giá trị Tri thức "nguồn" (cũng có tác giả gọi là Tri thức đầu vào) thông qua qúa trình sản xuất KTTT với sự tham gia của các nguồn Tri thức khác. Không có qúa trình sản xuất rất đặc thù này, Tri thức nguồn vẫn chỉ là những thông tin với vai trò quen thuộc trong Kinh tế Hàng hóa.

    I I I. Việt Nam có thể đi tắt đón đầu KTTT được không?

    Như tôi đã trình bày ở trên, KTTT là hình thức phát triển mới, cao hơn của Kinh tế hàng hóa tư bản. Nó là sản phẩm tiến hóa. Thành qủa của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng kinh tế-công nghệ và xã hội là điều kiện cho việc hình thành KTTT. Muốn xây dựng KTTT thì phải tạo được các điều kiện hình thành của nó. Vì vậy không thể đi tắt đón đầu.

    Trên lý thuyết, mỗi quốc gia không có ý định đi tắt, đón đầu, đều có thể xây dựng KTTT. Nhất là hiện nay các nước đang phát triển có thể sử dụng ngay những thành tựu công nghệ mới và tận dụng sự ủng hộ về tài chính của cộng đồng quốc tế, để đẩy nhanh tốc độ phát triển tuần tự cơ sở kinh tế-xã hội của mình. Thế nhưng có 03 lý do khiến cho việc theo đuổi mục tiêu xây dựng KTTT ở Việt Nam sẽ trở thành không tưởng và không mang lại một lợi ích thực tiễn nào cả:

    - Trước hết, Việt Nam phải tự hỏi sẽ cần bao nhiêu năm để xây dựng thành công những cơ sở đã nói ở trên của KTTT? Ðể so sánh, cần lưu ý rằng, muốn đạt trình độ phát triển kinh tế-xã hội trung bình như hiện nay của Liên minh Châu AÂu (EU), các nước Ðông AÂu sắp được kết nạp vào EU như Balan, Hungari, Tiệp- là những nước đã xây dựng nhà nước Dân chủ Pháp quyền từ hơn 10 năm nay- phải cần ít nhất là 20 năm nữa với sự giúp đỡ toàn diện của EU. Trong khi đó, KTTT chỉ mới xuất hiện ở Ðức- nước hùng mạnh nhất Châu AÂu. Khi Việt nam xây dựng được cơ sở KTTT, có lẽ trên thế giới đã xuất hiện Kinh Tế Trí tuệ Nhân tạo. Ðiều nguy hiểm là ở chỗ: trong thời đại tòan cầu hóa hiện nay, ai không được hội nhập hoặc không muốn hội nhập vào kinh tế quốc tế, kẻ đó sẽ bị lãng quên, bị bỏ rơi và sẽ mãi mãi tụt hậu.
    - Khi tạo được cơ sở cho KTTT rồi, Việt Nam sẽ phải đương đầu với một vấn đề không thể giải quyết nổi: tập trung vốn khổng lồ cho việc phát triển KTTT. Thị trường tài chính quốc tế lúc bấy giờ đã không còn biết gì đến KTTT, mà có lẽ chỉ còn quan tâm đến nền KT Trí tuệ Nhân tạo mà thôi.
    - Những đặc trưng đầu tiên của KTTT cũng đủ cho thấy rằng nó không là một nền Kinh tế quốc dân, mà sẽ là một nền Kinh tế có tính chất toàn cầu dưới sự dẫn dắt của một vài quốc gia hùng mạnh nhất và sẽ do một số tập đoàn kinh doanh toàn cầu chi phối. Tìm cách xây dựng một nền KTTT quốc dân trong bối cảnh như vậy là một hành động hoàn toàn thiếu suy nghĩ.

    Ngược lại, cũng như bất kỳ nền kinh tế nào, KTTT cũng cần thị trường và sự phân công lao động hợp lý. Làm sao để nước mình trở thành thị trường lao động chuyên biệt đưọc tham gia vào qúa trình sản xuất quốc tế và trở thành thị trường tiêu thụ không thể bỏ qua trong nền KTTT, mới chính là chiến lược phát triển đúng đắn nhất của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ấn Ðộ, Ðài Loan có thể là những tấm gương cho Việt Nam trong vấn đề này.

    Việt Nam trong thời gian gần đây hô hào phát triển nhanh, mạnh Công nghệ tin học và truyền thông, coi nó như một cây cầu, một lá bài mầu nhiệm dẫn đến KTTT. Nhưng thực ra, nó không phải là một cây cầu mà chỉ là một trong những trụ cầu. Và cũng như mọi trụ cầu khác, nó phải được xây dựng trên một nền móng vững chắc. Vai trò then chốt của Công nghê Tin học và Truyền thông là điều không cần bàn cãi. Gần đây người ta đã nói đến cuộc cách mạng sinh học sử dụng công cụ là Công nghệ tin học. Thế nhưng nên lưu ý rằng, cũng như các ngành công nghiệp then chốt khác, Công nghệ này thực chất là một phức hợp của rất nhiều ngành nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh khác nhau. Chúng chỉ phối hợp với nhau một cách có hiệu qủa khi có cùng một trình độ phát triển nhất định và với một cơ sở hạ tầng thích hợp. Vì vậy, việc chỉ chú trọng phát triển công nghệ này như một ngành kinh tế độc lập, hay nhầm lẫn nó là KTTT, sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối nặng nề nền kinh tế quốc dân và hoang phí sức người sức của.

    Thay lời kết:
    Trong cuộc hội thảo Những vấn đề trong tương lai của trật tự Kinh tế thế giới" do trường Ðại học tổng hợp Tự Do và trường Ðại học tổng hợp Humboldt tổ chức hồi tháng 5.2000 tại Berlin, sau khi kết thúc chương trình nghị sự chính thức, đại biểu một nước Nam Âu đề nghị hội nghị bàn về những biện pháp giúp đỡ các nước đang phát triển xây dựng KTTT. Ðại diện Trung Quốc xin phát biểu. Ông nói rất ngắn - đại ý: Chúng tôi sẽ không bao giờ quên bài học của chiến lược ?o Ðại nhẩy vọt". Sau đó, hội nghị đã không bàn tiếp về đề nghị của nước Nam Âu kia nữa.

    01.08.2001

    Nguyễn Ngọc Thành

  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cũng đã lâu tao_lao ít khi tranh luận với mấy anh bạn trên mạng ttvn, có lẽ bị ngán với chế độ kiểm duyệt, con người, văn cách và kiến thức của họ. Những bài viết đầy lỗi chính tả, bố cục yếu kém, kiến thức nông cạn làm tui thấy ngán...Sai chính tả làm mình phải đoán chữ, bố cục yếu kém làm mình phải đoán ý (hổng biết mấy cha này nói gì mà),còn nói tầm bậy tầm bạ thì phải nói là làm mình rất bực.Nổi bật hơn hết chắc là chuyện kiểm duyệt,nào là kiểm duyệt tự động,kiểm duyệt qua ban quản trị (BQT). Chế độ kiểm duyệt kể cũng vui.Chưa biết người ta viết gì mà bài viết đã không được hiện ra,chỉ căn cứ vào một số từ khoá chẳng hạn (đúng là thánh thật,mà nghĩ kĩ thì thấy xàm quá..hihihi). Rồi có khi cũng chẳng buồn đọc mà coi người ta viết gì, đọc chưa hiểu thì đã vội phán xét (kiến thức cán bộ làm tui thấy cũng ngán).....Nói chuyện lòng vòng vậy để thấy cái nản,cái chán với chuyện tranh luận nghiêm túc trên mạng ttvn của tao_lao.
    Bài viết của Saladin, theo tui, chứa nhiều thiện ý. Thiện ý bỏ công đọc bài, suy nghĩ trả lời, thảo luận về một đề tài khá tế nhị. Tế nhị mà tui nói ở đây theo tui là cái chuyện CNTT vì đa số các anh chị em ở đây chắc là dân CNTT. Tự nhiên có cha nội nào đó phê phán nào là quí vị chạy theo phong trào (gần như chửi vô mặt người ta hổng biết suy nghĩ trong chọn lựa nghề nghiệp, chạy theo tiền bạc rồi còn gì), rồi chất lượng ngành CNTT (so sánh đại học vn cỡ cao đẳng bên tây, có khác nào chê người ta dở), suy nghĩ thiếu thiện ý hơn nữa là chửi mấy cha làm quản lí (cái vụ này coi bộ bị quy kết là nói xấu, chửi bới cán bộ lắm à, bị khoá nick chứ chẳng chơi,chửi cán bộ ngu mà tội đâu có nhẹ hihihi...). Vậy nên chuyện anh bạn Saladin phản đối quyết liệt kể cũng có thể hiểu và thông cảm...
    Đọc bài viết của Saladin tui có nhiều chỗ khó hiểu vì lối hành văn,bố cục (nên hổng hiểu chính xác ý Sal muốn nói gì, cũng như quan điểm của Sal). Mở đầu là cái chuyện đồng ý và hổng đồng ý của Sal (về sự mất cân đối): Sal đồng ý cái gì, hổng đồng ý cái gì và tới mức độ nào? Rồi cái nhảy vô cái chuyện tự hào? "Tự hào có cơ sở", cơ sở gì vậy? Rồi "không phải bất cứ quốc gia nào cũng có quyền tự hào như chúng ta"...tự hào lắm. Hai tiếng tự hào nghe sao mà cao quí quá...hic... Còn tui, tui chỉ thấy nhục thôi. Tôi nhớ ông Nguyễn Huy Thiệp trong Tướng về hưu có nói một ý như vầy :làm kẻ sĩ có ý chí thì luôn thấy nhục,chí càng lớn thì chỉ càng thấy nhục mà thôi.
    Tiếp theo là anh Sal kể ra một loạt các vấn đề lịch sử, nào là hoàn cảnh chiến tranh, ủng hộ tài chính của tư bản để giải thích cho cái chuyện vn sao mà cũng còn nghèo (hổng hiểu là cái chuyện mất cân đối có liên quan hôn ta?). Đọc mà tui có cảm tưởng là anh đang "gõ đầu dạy bảo"( thì anh cũng thú nhận là tuyên truyền đó thôi). Chuyện lịch sử thì cho tôi xin miễn bàn thêm nhiều ( sợ đụng chạm, bị cái Phiên thiên ấn giáng thì chỉ có nước đi móc bộc thôi). Hết lịch sử rồi Sal lại bàn đến khoa học kĩ thuật với nhiều câu phán nghe thấy nổi da gà. Những con số 10, 20 năm hay những năm 60 mà anh bạn đề cập có lẽ hơi bị lạc quan. Nói vn có trình đô khoa học công nghệ của thế giới những năm 60 chắc là anh bạn đã châm chước, nói theo kiểu lấy cảm tình (súng AK là một ví dụ, ví dụ như vậy là để bôi bác nhưng cũng hổng có qúa đáng lắm đâu). Chứ theo hiểu biết nữa mùa của tôi về nền sản xuất hiện đại phương Tây thì con số 60 vẫn là quá đáng lắm rồi nếu so sánh trình độ của vn hiện tại với thế giới. Còn bao nhiêu năm để vn bắt kịp thế giới? Tôi hơi bi quan để cho một con số. 10 hay 20 năm? Dạ thưa,chắc chắn là không. Năm 2020 thì vn chỉ mới có thể đạt được một số chỉ số kinh tế của Thái Lan hiện tại ( thu nhập bình quân đầu người chẳng hạn). Nhìn vào thực tế phát triển của vn mà lấy cái ý "phát triển hàng ngày, hàng giờ" để lạc quan thì đúng là hơi mắc cười, trẻ con quá (mình phát triển chắc là người khác ngồi chơi chắc, chưa nghe đến chuyện "khoảng cách càng ngày càng lớn" sao?). Những thống kê, những chỉ số cũng như dự đoán không hề ủng hộ chuyện vn phát triển nhanh và mạnh được (cũng xin mở ngoặc là kiến thức cũng như thông tin của tôi về kinh tế chắc là hổng được rõ ràng,chính xác như Sal nên những lời võ đoán như vậy có thể bị coi là hủ lậu thiếu kiến thức cũng nên)....So với Thái là vậy, còn mấy con rồng châu Á chắc là còn lâu, rồi từ mấy con rồng đi đến thế giới thứ nhất chắc là chuyện....khỏi cần bàn xa mất thời giờ.
    Chuyện đào tạo kĩ sư ở vn và nước ngoài thì anh bạn Sal có nhiều phán quyết nghe thấy nóng lạnh quá. Dám nói kĩ sư vn được trang bị một lí thuyết hoàn chỉnh ,nếu không muốn nói là cao cấp thì chỉ có anh Sal dám nói thui, chứ tao_lao tui thì chịu. Hoàn chỉnh và cao cấp ,hai từ nghe rất kêu...nhưng cái gì cứ kêu càng to thì càng rỗng. Bản thân tui thì chưa hề tốt nghiệp qua đại học ở vn bao giờ cho nên tui có được trang bị được như Sal nói không thì chắc là không, còn chuyện tây nó có dạy phiến diện không thì tui cũng hổng chắc...Chưa học qua hay tìm hiểu kỹ mà dám nói thì chỉ mang tiếng nói xàm. Nên thôi,cho tui xin.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 22/01/2003
  3. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Bài của Tao_lao Sal đã đọc từ lúc vừa post chưa lâu tức là khoảng gần 2h30 cơ. So giờ ra thì Việt Nam và Sing cũng không cách nhau là mấy múi giờ. Nói cho chính xác hơn chút là thời gian chưa lệch quá nửa múi giờ. Hông biết Sing có lấy giờ theo múi Hanoi-Jakarta-BangCoc (chả biết viết đúng không) không!? Chỉ biết lúc đó chỗ Tao_lao có vẻ cũng đang khuya. Đọc kĩ rồi nhưng phải đi ngủ nên hông viết tiếp được. Giờ vô thì thấy Tao_lao vừa sửa lại bài. Sửa lại có khác, không như hôm qua, hôm nay đọc bài của Tao_lao thấy thiện ý hơn nhiều... Mặc dù vẫn cái ý chính là thế nhưng chỉ cần sửa vài chỗ thì cách cảm nhận bài viết cũng khác... Tại lúc đọc lần đầu đọc 3 lần nên nhớ dai lắm.
    Khi Sal đọc bài của anh bạn Jon Nguyen gì đó mà Tao_lao trích dẫn đăng lên thì có nhiều cảm nhận khác nhau. Mới đọc lần đầu thì thấy rằng đây là một người rất tâm huyết với nền khoa học công nghệ Việt Nam, một người biết lo lắng cho tương lai của nền khoa học công nghệ Việt Nam. Thế nhưng đọc sang lần thứ 2, thứ 3 thì thấy cái cẩm nhận ban đầu nó cũng phôi pha đi nhiều. Càng đọc nhiều lần càng cảm thấy người đó có một cái nhìn thiếu khách quan. Chủ đề của bài viết là "Đôi điều suy nghĩ về khoa học công nghệ Việt Nam", còn câu "Khoa học công nghệ VN mất cân đối nghiêm trọng" thì Sal nghĩ là chủ đề của Tao_lao cho bài viết Tao_lao đăng. Và vì bàn tới "đôi điều suy nghĩ" nên Sal mới dẫn chứng bằng cả một mớ lịch sử phức tạp... Tất cả chỉ mong muốn chỉ ra rằng không phải Việt Nam lạc hậu hoàn toàn là do người Việt Nam. Hông biết sao cứ nói tới chuyện lịch sử thì lại nhớ. Cứ hễ ai mà đem lịch sử ra rêu rao là bị coi là tuyên truyền. Mọi nguời vào TTVN này vui chơi thư giãn là nhiều (cái này thì dám chắc) nên ở đây không phải chỗ cho những bài tuyên truyền. Bài nào mang tính tuyên truyền một tí là bị người ta cười vào mặt. Sal biết thế nhưng vẫn cứ phải post lên, vẫn cứ phải đem nó ra, vẫn cứ phải chấp nhận người ta cười vào mặt... Nếu không viết bài phản hồi đó thì chả ai biết được có một tên hủ lậu chuyên mang cái mớ lịch sử ra hù người ta. Sal đã chấp nhận cái thiệt thòi đó chỉ vì thấy bài viết của anh Jon Nguyen có một chút tâm huyết đặt vào trong đó.
    Về chuyện kiểm duyệt thì nhân đây cũng bày tỏ ý kiến bằng vài dòng. Trên đời cái gì mà chả phải chọn lọc. Cứ để nó theo một xu hướng tự nhiên thì loạn cả lên. Những người quản trị TTVN không phải là những người rỗi hơi ngồi không thất nghiệp mà cứ bài nào cũng kiểm duyệt. Có những từ ngữ nó chỉ có thể xuất hiện trong một số trường hợp nhất định thì sao lại không thể dùng nó mà hạn chế bớt những bài viết có nội dung xấu. Tất nhiên đôi khi cũng có thiếu sót, thì trên đời có gì là hoàn thiện đâu, làm người này người kia mích lòng... À, trích nguyên văn một câu của Tao_lao nhe: "Rồi có khi cũng chẳng buồn đọc mà coi người ta viết gì, đọc chưa hiểu thì đã vội phán xét (kiến thức cán bộ làm tui thấy cũng ngán)....." Đâu phải người kiểm duyệt nào cũng uyên thâm như người viết đâu. Họ chỉ giỏi ở một lĩnh vực nào đó thôi chứ, ngán làm gì.
    Trong bài viết của anh Jon Nguyen thì chẳng có xâm phạm tới Sal một tí nào cả. Không như Tao_lao nghĩ là khi có ai đó phê phán mình, bảo mình là chạy theo thời thế thì người ta sẽ phản pháo lại đâu. Có lẽ Sal đây thuộc dạng lắm chuyện nên chuyện không phải của mình cũng nhảy vô đâm thọc. Sal có học CNTT đâu, trình độ đâu có được như một số anh chị em trên này. Cũng tèn tèn đủ điểm thi vào BK mà lại vào một ngành điểm gọi là không cao không thấp. Nói ra để thấy rằng những gì Sal nói không phải để bênh mình, những gì Sal nói có sự khách quan trong đó.... (Chà, bữa nay mình nói hay ghê!)
    Giờ bắt đầu vào chuyện he. Đi lòng vòng nãy giờ dám chắc mấy người không đọc 2 bài trước khó mà hiểu được. Đầu tiên là chuyện câu nói gì đó của ông tướng gì đó. Tao_lao hình như quên xem xét kĩ rồi. Ông tướng đó nói kẻ sĩ có ý chí càng cao thì càng phải biết nhục nhiều (đúng hông ta, nhớ mang máng à!). Đó là khi đang bị xâm lược, giặc chiếm đất. Kẻ có chí lớn là kẻ biết nhục cho nỗi nhục quốc gia, nỗi nhục càng nhiều thì lòng quyết tâm, ý chí đấu tranh càng cao. Câu nói đó đâu thể áp dụng trong mọi trường hợp được. Chẳng lẽ khi đất nước giải phóng mà cũng lấy đó làm nhục... Rồi thì không lẽ lúc nào cũng thấy nhục, kẻ sĩ thi đậu nhưng điểm không thủ khoa cũng nhục... Hơi bị bi quan đấy!
    Sang chuyện bàn về chất lượng đào tạo kĩ sư CNTT ở Việt Nam. Hình như Sal nói kĩ sư chung chung chứ không phải CNTT (mình lại quên mất rồi). Sal đâu có phê phán chất lượng đào tạo ở nước ngoài, ở tây ở Mỹ đâu, nếu không muốn nói là khen hết lời nữa kìa Tao_lao đọc lại bài Sal viết có chỗ nào chê cứ trích nguyên xi đăng lên xem. Sal cũng đâu có bảo nó đào tạo phiến diện. Sal khen nó đào tạo ra những người đi sát với công việc, những người có thể tiếp cận công việc nhanh hơn sinh viên đào tạo tại Việt Nam nhiều. Về sinh viên Việt Nam thì đúng là có nói được trang bị kiến thức hoàn chỉnh, cao cấp. Chẳng đúng sao!? Từ lúc học toán A1 người ta đã cho làm những bài toán tích phân kinh khủng. Thầy cũng bảo rằng mấy em làm chơi thôi, bài này trong thực tế chẳng bao giờ nó khủng khiếp tới vậy. Rồi những phương trình vi phân... Mấy cái đó chẳng gọi cao cấp chứ gọi là gì? Nước ngoài thực tế hơn mình nhiều, cũng do họ có điều kiện còn mình thì không. Chẳng thế mà ai cũng mơ uớc được sang một nước tiên tiến học. Sal cũng có cái mong muốn đó nhưng đâu có được như Tao_lao. Một tên Saladin trình độ tèn tèn, ngoại nhữ thì hạng bét mà cứ mơ cho nhiều có mà điên.
    Giờ thì sang chuyện tự hào. Cái chữ mà Tao_lao bảo nhục. Như cái chuyện từ thời chiến tranh (khổ lắm, lại mang chiến tranh ra!) Khi Mĩ dùng B52 đánh Hà Nội. Trước đó Mĩ đã gây sức ép buộc Liên Xô không cung cấp tên lửa SAM3 cho VIệt Nam. Việt Nam chỉ có một ít SAM2 bắn ở tầm cao 7km, B52 bay ở tầm cao 10km. Không có SAM3 có nước mà ăn cháo. B52 lại có bộ phá sóng rada trong các dải tần của tên lửa SAM. Nhìn đi nhìn lại thấy có giỏi bằng trời cũng chẳng hạ được chiếc nào. Vậy mà có phải Việt Nam không bắn được chiếc nào đâu. Khi trước thì "bắn 99 quả thì may ra rơi một chiếc B52". Sau này khi Mĩ ào ạt ném bom Hà Nội thì phòng không Việt Nam nhắm tới B52 là chính. Gần như "1 ăn 1". Nguyên do là đâu, chỉ đơn giản cải tiến SAM2 nâng tầm bắn lên 12km, rồi nghiên cứu công nghệ của Mĩ. Lúc đó chính Mĩ đã thừa nhận, cứ tốc độ bắn B52 như thế thì chỉ trong hơn 1 tháng cả lực lượng không quân hùng mạnh của Mĩ sẽ tiêu sạch. Có quốc gia nào làm được như thế không? Cái đó có đáng tự hào không?
    Có lẽ tôi là người hơi lạc quan. Nhưng nếu sống mà cứ nhìn mọi việc một cách u tối, chỉ biết nhục và nhục thì không thể có cuộc sống tốt đẹp được. Sal biết những gì anh Jon Nguyen viết là những bức xúc mong muốn có một sự thay đổi trong bộ mặt thực tế của khoa học công nghệ Việt Nam. Cũng có lẽ do hơi lạc quan nên Sal thấy anh Jon Nguyen hơi bi quan, thiếu khách quan.
    Tôi không phải là người thích tranh luận trên mạng. Vì rằng những điều người ta nói trên mạng người ta không chịu trách nhiệm về nó. Nhất là trên TTVN này, khi bị người ta phê phán chỉ cần đổi nick khác thì sẽ biến thành một người hoàn toàn mới...
    Có vài dòng nói cùng Tao_lao là vậy. Tôi phân biệt rất rõ chuyện này chuyện khác. Tranh luận thì là tranh luận, còn thì mình vẫn là người cùng xuất thân từ BK nên ít nhiều cũng chung một cái gì đó. Sal không hề có ác ý hay muốn xúc xiểm gì Tao_lao, có chăng khi viết bài, khi thể hiện cái suy nghĩ trong đầu có hơi thô thiển. Thì đã nói Sal thuộc dạng trình độ tèn tèn mà... Đâu có được như Tao_lao, hiểu biết về lĩnh vực văn chương của Sal lại càng thê thảm, đọc những điều tâm đắc mà Tao_lao viết về văn chương mà thắc mắc không hiểu sao có người vừa giỏi tự nhiên lại có thể biết về xã hội nhiều tới vậy!

    Saladin

  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    "...Tôi bảo: "Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?" Cha tôi bảo: "Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục.. Tâm càng lớn, càng nhục"..."

    Đó là đoạn trích từ truyện Tướng về hưu của ông Nguyễn Huy Thiệp mà tôi được đọc.Đặt nó trong ngữ cảnh của truyện thì hoàn toàn có phải là câu này chỉ áp dụng cho thời chiến đâu? Việc mượn lời cũng chỉ để dễ dàng hơn trong diễn đạt ý kiến của tôi vậy thôi. Quan trọng hơn đó cũng là ý kiến của tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã cho đất nước,cho dân tộc nhưng không có nghĩa là tôi không tự hào. Tự hào về những cái đáng tự hào biết nhục nhã với những cái đáng xấu hổ. Tự hào về vn thắng Mỹ? Không ai dám nói chuyện đó là không đáng tự hào, nhưng người ta phải đánh đổi cái gì để có tự hào đó? Quốc gia nào mà không có những điều đáng tự hào: những thành tựu, những kì tích mà chỉ họ đạt được? Theo tôi cứ ngồi mà nhắc hoài cái điệp khúc "tự hào" chán phèo đó thì cũng chẳng có ai thèm nghe đâu. Nó không đáng một cái cười. Chẳng khác nào con nít cứ ngồi khoe khoang nhà nó là nhất. (tôi cũng xin mở ngoặc là với tinh thần cởi mở nội bộ, chuyện tự hào đó chẳng khác nào mèo khen mèo dài đuôi cả, với người ngoài đương nhiên sẽ có cách nói cũng như cách thể hiện khác). Người quân tử chẳng lấy những thành công của mình làm tự hào, để rồi tự mình chết trong vinh quang tưởng tượng của chính mình.
    Việc đào tạo đại học thì tôi xin có mấy ý như vầy. Tôi không nhắc đến chất lượng ở đây. Tôi chỉ xin nêu vài ý để quí vị tham khảo. Sal tự hào với việc được trang bị kiến thức hoàn chỉnh của SVVN, không nói đâu xa chỉ nói trong nội bộ trường BK. Ở BK có chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao hợp tác với Pháp. Theo tôi hiểu thì chương trình đại cương được bê nguyên si từ một trường của Pháp và xin được so sánh thế này. Về môn toán thì học sinh phải học 7 môn toán:4 giải tích,2 đại số,1 hình học so với 5 môn của chương trình thường của ĐHBK. Nếu ai có xem qua bộ giáo trình của Pháp thì hiểu là trình độ, kiến thức khác nhau như thế nào giữa hai chương trình. Pháp là nước rất chú trọng toán học nên so sánh như vậy có lẽ hơi thiếu công bằng. Môn vật lí (môn cơ bản nhất cho một trường kĩ thuật) thì tình hình cũng không khác hơn bao nhiêu. SVBK tự hào được đào tạo hoàn chỉnh, than phiền là bị dạy những cái dư thừa ư?
    Xin được nói thêm trong chương trình học của tôi hiện tại. Khi tôi học môn hoá học ở vn phải học 3 quyển sách,thấy rất là ngán ngẫm, thừa thải. Còn ở đây tôi phải học gấp đôi như vậy (vừa học vô cơ lẫn hữu cơ và nhiều kiến thức là ở vn tôi chưa hề được học) cùng một thời gian 1 học kì. Môn vật lí tôi phải học gần bằng 3 lần ở vn cũng trong một học kì (một quyển sách giáo khoa gần 1500 trang, bao gồm hầu như tất cả 3 môn vật lí A1,A2,A3) . Bên cạnh đó còn phải học môn Tĩnh học, Đông lực học là những môn mà trong chương trình đại cương của vn hầu như chẳng dạy tới. Một số môn chuyên ngành trong chương trình đại cương mà mọi sinh viên kĩ thuật đều phải học (chứ không phải chỉ giới hạn cho chuyên ngành như ở vn) như Sức bền vật liệu (chuyên nhành XD ở vn,và cơ ứng dụng cho những ngành khác), điện tử, mạch điện(chuyên ngành điện),cơ lưu chất (cơ khí,môi trường...), nhiệt động lực học, sinh học vân vân.Nói theo Sal thì ở đây tôi chỉ toàn học các thứ thừa thải chẳng bao giờ dùng đến?
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồi tui chẳng viết gì, mấy ngày hôm nay thì viết lại. Viết như để nhớ bạn, để trả nợ những gì mà tôi đã nợ anh. Những vần đề cũng như những bài viết nằm trong chủ đề này là những vấn đề mà chúng tôi đã thảo luận không ít thì nhiều bên CLB tiếng anh Sài Gòn.
    Như trên thì tôi đã đề cập đến chuyện kiểm duyệt, nó là một trong những nguyên nhân làm chúng tôi thấy nản. Rồi thêm chuyện mạng bị nhưng hoạt động nên từ đó đến nay chúng tôi chẳng gặp lại nhau nữa. Chúng tôi biết nhau qua CLB tiếng anh Sài gòn (SEC). Qua các bài viết chúng tôi trao đổi các điều tâm đắc, cảm nhận được sự đồng hội đồng thuyền,chúng tôi cảm thông nhau, động viên nhau. Một chủ đề mà chúng tôi trao đổi khá nhiều là something to ponder được anh (TDHung) gửi lên. Mở đầu là câu chuyện về mấy chuyện hạt cà phê,carrot mà anh chec đã gửi lên và hỏi thẳng tôi nghĩ gì qua câu chuyện đó. Tôi cũng không biết là tôi đã nghĩ gì, tôi chỉ mơ hồ thấy cách cư xử của mấy vật đó vậy thôi. Chữ cư xử (tôi nhớ là tôi dùng chữ behaviors) gợi tôi nhớ lại chuyện cây đại thụ và một loại cỏ dại trong Đạo Đức Kinh (trong thơ ngụ ngôn của Pháp cũng có chi tiết này mới thú vị làm sao), tôi chỉ nói là tôi nhớ lại chuyện đó vậy thôi.
    Hôm sau đó thì trong lúc đi đường cứ nghĩ về chuyện đó, chính con số 3 và những hoàn cảnh tương tự của các vật gợi tôi nhớ đến nước Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Chẳng phải là cả 3 nước đều bị chia cắt, chiến tranh? Hai miền theo 2 chế độ khác nhau và đều có sự nhúng tay của người Mỹ? Cùng một hoàn cảnh như vậy nhưng chẳng phải là cả 3 nước ngày nay đều khác nhau xa sao?Cà phê thì vẫn là cà phê,carrot thì cũng chỉ là carrot mà thôi. Bản chất của chúng không giống nhau. Thế nên so sánh như thế có lẽ hơi khập khiểng. Dù chiến tranh tàn phá nhưng nước Đức có nguồn nhân lực và dân trí hạng nhất không thể so sánh với VN và Nam Hàn được. Nhưng nếu so với Nam Hàn thì sao? Họ khác chúng ta chỗ nào?
    Rồi lại so sánh với Trung Quốc, một nước có gì đó rất giống với VN. Về văn hoá,văn học, kinh tế thì VN đều tỏ ra thua sút người ta. Tối nhấn mạnh là tôi chỉ so sánh với những cái mà cả 2 nuớc có cùng hoàn cảnh nhưng VN đã tỏ ra thua sút người ta. Cùng điểm xuất phát mà về đích sau thì chúng ta nói được gì? Nhục nhã hay tự hào? Tôi tiếc là vì những lí do tế nhị mà tôi xin phép không được dẫn ra đây những vấn đề cụ thể mà tôi quan sát. Nhưng tôi nghĩ chỉ cẩn để ý thì ai cũng có suy nghĩ và quan điểm giống tôi.
    Nói chuyện giống nhau thì tôi lại nổi hứng nói về chữ viết của Triều Tiên ,Nhật Bản và VN. Cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc văn tự Trung Quốc nhưng hiện tại thì VN đã la tinh hoá tiếng Việt còn 2 nước kia vẫn sử dụng chữ tượng hình. Có phải là chúng ta thông minh xuất sắc hơn người ta, khôn ngoan hơn khi lựa chọn một hướng đi chính xác cho mình? Có phải tiếng Việt ngày nay thực sự ưu việt hơn tiếng Nôm ngày xưa? Ông Cao Xuân Hạo đã không hoàn toàn nghĩ như vậy. Và ông Nguyễn Trường Tộ cũng đã nêu ra vấn đề này trong bản điều trần của ông trước triều đình nhà Nguyễn. Những hiểu biết mới mẻ này như đánh vào lòng tự tôn của tôi vốn nghĩ tiếng Việt rất ưu việt, tốt hơn nhiều so với tiếng Nôm. Học nhiều về tiếng Việt thì quả thật tôi không còn tin lắm vào những điều mà trước kia tôi nghĩ.
    Rồi thì chuyện lãnh đạo tập thể (một truyền thống của văn hoá VN), tham nhũng cũng được chúng tôi bàn đến. Đặc biệt chuyện phát triển của VN khiến chúng tôi bi quan. Suốt gần 20 năm VN gần như dậm chân tại chổ (tại sao vậy thưa quí vị nếu không phải tại con người ngu xuẩn và dốt nát?), mọi chuyện chỉ thật sự khởi sắc từ năm 95. Nhưng tỉ lệ phát triển của KTVN cao nhất cũng chỉ là khoảng 10%, sau năm khủng hoảng 97 thì chỉ hơn 5%. Trong khi chỉ số tăng trưởng của Đài Loan, Singapore... trong thời kì phát triển cao độ là xấp xỉ 20% và kéo dài khoảng 20 năm như vậy. Cứ tính theo cấp số nhân thì ai cũng biết là sự chênh lệch đó lớn như thế nào. Những chỉ số khác cũng thật là tồi tệ. Ví dụ như Sing là một nước nhỏ gấp 500 lần VN mà có GDP là hơn 60 tỉ USD so với 20 tỉ của VN, thu nhập bình quân đầu người cao gấp vài chục lần....Phải mất bao lâu nữa để VN bắt kịp các nước này?
    Ngày nay trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì khoảng cách khủng khiếp đó sẽ ngày càng được nhân ra..chuyên bắt kịp gần như là vô vọng. Tôi không có tinh thần lạc quan AQ nên chẳng thể nào lạc quan như Sal nổi. Tôi chỉ thấy là chết tới nơi rồi mà thôi.
    Câu chuyện của chúng tôi còn kéo dài (chúng tôi thảo luận gần một tháng, mỗi ngày 1,2 bài) nên nhất thời khó mà dẫn ra hết ở đây. Nhưng dù nói về những bi quan cho tình hình đất nước nhưng chúng tôi vẫn tìn tưởng vào con người Việt Nam. Và chúng tôi hiểu chúng tôi có cùng chí hướng, cùng một đích đến.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 24/01/2003
  6. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Thật sự mà nói thì Sal đây chả biết tí gì về chương trình người ta dạy sinh viên ở các nước tiên tiến nên không có gì để mà tranh luận cả. Sal cũng chưa bao giờ có ý kiến rằng chương trình dạy ở Việt Nam là tốt hơn ở nước ngoài. Sal chỉ nói mình dạy nhiều thứ, có nhiều thứ chẳng cần dùng tới... Mà cũng đâu biết chừng một lúc nào đó mình sẽ dùng tới nhưng hiện tại mình chưa đụng chạm nên nghĩ rằng nó không cần. Bàn về việc học nhiều hơn thì không biết được. Nếu chỉ tính theo sống trang của những tài liệu mình phải học thì cũng không chính xác lắm đâu. Sal không biết những ngành khác người ta dạy sao chứ Sal cũng phải học đủ thứ trên trời dưới đất... Nếu tính theo trang sách thì cũng không phải là nhỏ. Thật ra thì cũng tuỳ môn. Nhiều môn giáo viên cho nguyên một bản danh sách tài liệu rồi yêu cầu tìm đọc, mỗi cuốn cũng vài trăm trang. Không đọc thì cũng không sao, có ai bắt được, thi cho tên nào chết cứ chết, tên nào đọc thì sống... Bởi vậy nếu tính khối lượng học thì không thể dựa trên mấy cuốn sách hay bao nhiêu trang được. Nhà xa trường rồi thêm cái tật làm biếng nên thường chả bao giờ Sal mò vô thư viện. Đầu kì nào cũng nhịn ăn nhịn uống dành tiền mua sách. Nhiều cuốn mắc quá thì mấy thằng hùn lại mua rồi photo, sau đó tù xì thằng nào thắng thì được bản chính. Xài toàn sách photo mà mỗi đầu kì cũng mất toi đâu 5-6 trăm tiền sách. Bởi vậy có môn tuần chỉ 4 tiết mà tính ra số trang sách phải đọc lên tới vài ngàn trang. Nhưng mà sinh viên học về kĩ thuật thì hơi đâu học thuộc cái mớ đó. Không biết nước ngoài người ta sao chứ ở đây Tao_lao cũng biết rồi. Đọc chỉ là hiểu rồi nhớ nó nằm chỗ nào. Khi đụng tới thì nhớ cuốn nào khoảng nào mà lật rồi làm... Đi thi hay có đồ án, tiểu luận là cứ mang sách ra chồng một đống đó rồi làm.
    CÒn chuyện mấy môn học mới mắc cười. Cái ngành của Sal nó đòi hỏi cao quá (hay tự Sal cho là cao). Ngành gì mà lãnh vực nào cũng đòi mình phải biết. Người ta đi về một lãnh vực còn chết lên chết xuống mình lại bao sô. Nào là Tự động, điện - điện tử. Rồi thì cơ sở dữ liệu, kết cấu công trình, kiến trúc, chết tạo thiết bị (còn nhiều nhưng nêu mấy cái Sal thấy có vấn đề thui)... Chả có ngành nào trong trường mà ngành Sal không có môn của ngành đó. Nói ra thế để thấy rằng học nhiều. Nhưng mà cuối cùng nhìn lại chả chuyên cái gì... Cái gì cũng học nửa vời, cái gì cũng biết nhưng thật ra chỉ biết đó, không nắm được chút gì gọi là chuyên sâu. Nói cái chuyện này ra chẳng khác thừa vì trong này toàn anh chị em BK. Tao_lao cũng dân BK nên cũng biết thừa. Nhưng mà Sal nói ra để thấy rằng không phải cứ học nhiều là giỏi. Cái Sal thích là không hiểu sao nước ngoài người ta dạy rất hiệu quả... Thế thôi!
    Về chuyện Nam Hàn thì Sal cũng nêu rồi. Mặc dù giống nhau là cùng bị chiến tranh chia cắt nhưng vẫn khác Việt Nam nhiều thứ. Việt Nam thì thống nhất còn Nam Hàn hiện vẫn còn đang bị chia cắt với CHDCND Triều Tiên. Rồi thì chiến tranh tại Hàn Quốc cũng kết thúc sớm hơn Việt Nam, tức người ta xây dựng lại trước Việt Nam hàng chục năm. Rồi Mĩ lại viện trợ để duy trì chính quyền thân Mĩ ở Hàn Quốc. Kết quả là 37000 quân Mĩ đóng trên đất Hàn. Mới đây nổi lên cái dzụ 2 binh lính Mĩ lái xe cán chết 2 nữ sinh viên Hàn Quốc mà vẫn được trắng án, tha bổng. Rồi thì Hàn Quốc đâu chỉ có vẻ bề ngoài đẹp đẽ như vậy, những món nợ hàng chục tỉ $ (hình như khoảng 40 tỉ $), những sự phụ thuộc về kinh tế chính trị vào Mĩ... Nhiêu đó chắc cũng thấy cái khác nhau cơ bản với nước mình... Nói tượng trưng cho vui. Nếu ai bảo tôi làm một kẻ núp dưới bóng người ta để được giàu sang, để được người ta "che chở" thì tôi thà là một kẻ nghèo nhưng được tự do, được tự quyết định những cái mình đáng được quyết định. Chỉ nghĩ một cách đơn giản. Nếu Việt Nam vẫn còn chính quyền nguỵ và bị chia cắt làm 2 miền thì bộ mặt Việt Nam có "đẹp đẽ" không? Hàn Quốc liệu có bằng một góc đó không? Nhưng người Việt Nam chẳng thèm cái vỏ ngoài hào nhoáng đó, cái người Việt Nam cần là cái quyền của chính mình!
    Nói về Trung Quốc. Thử hỏi Trung Quốc giành được độc lập năm nào? Họ xây dựng đất nước khi mình còn đang tơi bời khói lửa. Trung Quốc có phải đánh một đế quốc Mĩ siêu mạnh về kinh tế và quân sự? Trung Quốc có phải gánh hàng bao nhiêu tấn bom như Mĩ đã từng muốn "đưa Việt Nam về thời đồ đá". Trung Quốc lại có một lực lượng dân số khổng lồ, diện tích thì lớn, tài nguyên càng không thiếu... Sao càng nói thì lại càng liên quan tới chính trị... Có lẽ nói thêm mình lại bị khoá nick như chơi!
    Tất nhiên không thể phủ nhận được những thành tựu mà Hàn Quốc và Trung Quốc đạt được. Trong đó Trung quốc là nước đáng để chúng ta xem xét. Về Sing thì chả có gì để nói. Một đảo quốc nho nhỏ nhưng "GDP hơn 60 tỉ $ so với hơn 20 tỉ của Việt Nam". Cái nho nhỏ đó cũng chính là cái lợi khi tính GDP đấy... Nếu Việt Nam chỉ tính Hà Nội và Tp HCM thì cũng chiếm quá nửa rồi. GDP là tính trên bình quân đầu người. Người Việt Nam thì đông như kiến. Cũng đâu trong top à nhe... Diện tính thì cũng chưa phải gọi là lớn tương ứng so với dân số. Hoàn cảnh của Sing lại khác xa Việt Nam. Tách ra từ Malaixia và có thể nói Sing là nước chẳng hề có chiến tranh... Cái quan trọng nhất nó nằm chỗ đó... Như Tao_lao nói người ta thì tăng trưởng trên cấp số cộng cấp số nhân. Thử hỏi như anh làm kinh doanh. VỚi vốn ban đầu như nhau thì hơn kém nhau không nhiều. Khi hai bên đã lớn mạnh thì một anh bị băm nát ra còn anh kia cứ vẫn tiếp tục phát triển... Anh bị băm nát phải bắt đầu lại từ đầu với những tàn tích thê thảm... Sao mà so sánh được đây!
    Tôi là người bắt đầu cho cuộc tranh luận này và tôi phải là người kết thúc nó. Càng tranh luận thì cái nội dung càng xa rời chủ đề ban đầu. Cứ thế này thì loạn cả cái topic đầy ý nghĩa do Tao_lao mở. Đúng như Tao_lao nói đây là góc đọc, không phải góc để xem ai đúng ai sai. Mỗi người có cái lý của họ mà...
    Về chuyện đào tạo sinh viên thì đúng thật tôi không dám nói thêm. Nói ra người ta sẽ cười vào mặt. Một tên Saladin học tại Việt Nam mà dám nói về chuyện đào tạo với một Tao_lao đã từng học tại BK và đang học tại một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và chất lượng đào tạo thuộc loại tốt nhất. Một tên dám mang những kiến thức học tại Việt Nam ra loè một người nắm trong tay những kiến thức tiên tiến nhất, mới nhất! Saladin thì cũng chỉ là Saladin, Bách Khoa cũng chỉ là Bách Khoa TpHCM và Việt Nam vẫn là Việt Nam thôi! Có lẽ người ta vẫn luôn bảo vệ cái mà người ta thuộc về nó mà...
    Sal sẽ không chen chân vào làm loạn cái topic của Tao_lao nữa.... Mong rằng nó sẽ tiếp tục với những bài viết xuất sắc như lúc trước, lúc mà chưa từng có Saladin chen chân vào!

    Saladin

  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ngay từ đầu tôi đã tránh phải nói đến đề tài chính của bài báo:sự mất cân đối của nền kĩ thuật VN. Tôi đã không làm những gì mà tôi đã từng làm theo cách của tôi: đưa ra các số liệu,các nguồn thông tin,các bình luận...Tôi đã ngại, và ngại về cái gì thì tôi nghĩ là tôi cũng đã nói khá rõ. Thế nên tôi nói mà không cần chủ đề, nói tới đâu hay tới đó. Nào là giáo dục, vài so sánh lịch sử (chủ đề này quá nhạy cảm) và kể chuyện lan man giữa bạn tôi và tôi.
    Về cuộc chiến VN tôi xin miễn phải nói thêm. Ai đúng ,ai sai thì cũng đã là quá khứ. Dù là VNCH hay VNCS thì cũng đều là VN, huynh đệ tương tàn thì cũng chả có ai đẹp mặt. Quan trọng là chúng ta còn được gì sau trận chiến đó. Hàng triệu người đã bỏ nước mà đi , hàng triệu người đã chết trong bụng cá hay bị hải tặc Thái giết chết. Người ra đi thì vậy, còn người ở lại? Nào là đói rét, bịnh tật,nghèo đói...Thù oán vẫn còn chất cao như núi dù là cuộc chiến đã kết thúc 27 năm. Sao người ta không đoàn kết lại? Ở hải ngoại hơn 300.000 có trình độ đại học và sau đại học,nhiều người làm giáo sư giảng dạy trong các trường đại học lớn trên thế giới,các cơ quan quan trọng của nhiều nước,một lực lượng trí thức tiềm năng...Nếu chúng ta đoàn kết thì lo gì không thoát khỏi cái nhục nghèo đói hôm nay? Tôi đã từng bảy tỏ ý này với vài người bạn sống nhiều năm ở hải ngoại và họ rất đồng tình.
    Có lẽ từ lúc qua Sing,tiếp xúc với người nước ngoài,báo chí ngoại quốc tôi mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vần đề của VN hôm nay. Tôi hiểu thế nào là nỗi nhục của nghèo đói, hiểu đúng hơn về người Việt (có phải người Việt giỏi như trước đây tôi tưởng đâu,người nước khác cũng giỏi và quan trong là họ đoàn kết hơn đấy chứ). Người ta quá thổi phồng về sự tài giỏi của người Việt (như học lực của du hoc sinh chẳng hạn). Tôi quan tâm nhiều hơn tới những con số. Năm nay VN phát triển bao nhiêu phần trăm,bình quân thu nhập là bao nhiêu,lũ lụt người ta chết bao nhiêu,bao nhiêu tội phạm,tham nhũng bao nhiêu....những con số mang nhiều ý nghĩa mà trước đây tôi cũng chẳng mấy khi bận tâm. Hay với những sự kiện tôi cũng thường chú ý như nước này tổ chức thế vận hội này nọ, người này đạt giải Nobel,người khác đạt giải thưởng Field...Tại sao trong đó không có một cái tên VN nào? Buồn chứ.
    Nói ra đây có lẽ cũng chẳng làm thay đổi được gì. Nhưng ngồi tán dóc những điều to lớn như vậy để thấy mính lớn hơn chút đỉnh, đỡ phải cảm thấy mình quá nhỏ bé trước cuộc sống đời thường vậy thôi. Có lẽ vậy mà tôi đã chọn cái nick này vậy thôi. Thấy, biết, hiểu, nói ra...để không làm gì hết. Đó chỉ là chuyện tào lao vậy thôi.
    Không hiểu Sal nghĩ sao mà cứ nhắc hoài cái chuyện học và sinh sống ỡ chỗ này hay chỗ khác. Tôi hơi bị kỵ khi người ta đề cập chuyện này. Tôi nhục nhã ,xấu hổ cho chuyện đi tha hương cầu thực của mình nên nói thế không khác nào mĩa mai tôi.
    Là học sinh của trường BK mà bị Sal xem như kẻ ngoài cuộc (theo cách hiểu từ ngữ của tôi vậy) thì thật là hơi mĩa mai. Tôi phỉ báng trường BK, chê nơi đã từng đào tạo tôi? Tôi chỉ xin nói là tôi luôn nhớ là mình đã từng là học sinh của trường BK. Tôi thích nói thẳng, nói thực, không tự ti cũng không tự cao dù là tôi có đang đối thoại với ai hay bất cứ đề tài gì. Vậy thôi.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
  8. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hơ, thực sự thì mỗi bên đều có cái hay riêng của nó,nhưng dù có tranh cãi nhau thì 2 bên cũng đều là vì lo lắng cho dân tộc VN cả thôi.
    B-H(tôi phải viết tắt tên để tránh bị chặn) nói : giành được chính quyền đã khó,giữ được chính quyền càng khó hơn.
    Chỉ trích người khác thì quá dễ dàng,nhưng khi bắt tay vào việc thì mới thấy hoa mắt.Cũng như ngày xưa miền Bắc phá miền Nam vậy thôi.Xây dựng thì khó,chứ phá hoại thì mấy hồi.Anh xây 1 cái cầu lên ròng rã 7-8 tháng trời,dzzị mà chỉ cần đặt 20kg thuốc nổ là banh xác pháo trong vài giây.Bởi dzzị bi giờ người ta đâu có còn dám nhắc tới chuyện chính phủ miền Nam ngày xưa quản lý tồi như thế nào đâu,hay huênh hoang ta sẽ đại nhảy vọt về công nghiệp nặng,....
    Tham nhũng thời nào cũng có,nước nào cũng có,đọc báo nhiều sẽ biết.Nói theo kiểu B-H "chức lớn tham nhũng lớn,tùy theo sức của mình " ham nhũng thuộc về bản chất con người,không phân biệt màu da giới tính,chẳng qua vì mình không có điều kiện tham nhũng nên la ó vậy thôi.Tèng tèng như như ông gom rác thì đòi tiền lì xì Tết,to to như tổng thống Pháp thì du lịch bằng tiền chính phủ theo kiểucông du.
    Tham nhũng biến tướng nhiều dạng lém
    Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại
    Quả thực nước ta kô trọng dụng nhân tài,nhưng nước khác cũng dzzị mà.Thủ tướng Lý Quang Diệu của Sing từng la ó rầm trời về việc các nhà khoa học chạyqua Mỹ hết trơn.Nói chung thì đó là vấn đề chung của quốc tế.Qan trọng là thái độ cầu thị nhân tài kìa.
    Hì,Pa thấy nước mình quá coi trọng cái lý lịch nên sinh ra rắc rối,cứ coi trí thức là tiểu tư sản nên nghi ngờ này nọ,đặt toàn người vô dụng vào sai chỗ.Ông kia đi rừng mấy năm về làm giám đốc xí nghiệp ,quanh năm cầm súng ,ổng có biết ất giáp gì về cung cầu đâu,hậu quả là phá sản.Còn cha giám đốc đời trước bị cho đi làm lao công ,hòa mình với quần chúng vô sản.Bi giờ mới thấy nhận thức đổi mới được 1 chút.Cũng mừng...
    Thôi ,nói toàn chuyện vĩ mô không hà, bây giờ trở lại chuyện vi mô đi.
    ...Đưa người yêu ngang nhà người yêu cũ
    Giữa cơn mưa ban trưa
    Thấy hồn mình chia thành hai nửa
    Nửa ướt bây giờ ,nửa ướt xa xưa...

  9. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Để thay đổi không khí chiến tranh Iraq ,ta đọc cái này 1 chút nha.Pa rảnh rỗi buồn tình đọc lại mấy tờ báo cũ ,thấy cái này được được post lên cho mọi người đọc chơi .
    Ngẫm nghĩ
    Có những người con....
    # Có những người con chỉ luôn trách cha mẹ thiếu quan tâm đến mình mà không bao giờ tự hỏi mình đã biết quan tâm đến cha mẹ hay chưa
    #Có những người con có thể ngồi hàng giờ để bàn chuyện phiếm với bạn bè nhưng lại sợ mất thời gian mỗi khi cha mẹ nói chuyện
    #Bạn bè thì có nhiều trong khi cha mẹ chỉ có một,thế nhưng có những người con có thể nhớ sinh nhật của tất cả bạn bè nhưng lại quên mất ngày sinh của cha mẹ mình
    #Có những người con luôn tính toán những điều cỏn con mà mình làm được cho cha mẹ nhưng lại không bao giờ nhớ đến những điều vĩ đại mà cha mẹ đã ban tặng cho mình
    #Có những người con luôn vui vẻ giúp đỡ .." những người xa lạ " nhưng lại thường cằn nhằn mỗi khi cha mẹ nhờ vả điều gì
    Phương Quỳnh
    ...Đưa người yêu ngang nhà người yêu cũ
    Giữa cơn mưa ban trưa
    Thấy hồn mình chia thành hai nửa
    Nửa ướt bây giờ ,nửa ướt xa xưa...

  10. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Sau một giấc ngủ 1 tiếng rưỡi dậy tỉnh táo hơn nhiều. Lúc trưa vừa ở trường cả buổi sáng về nên nó láo ngáo. Cũng chính vì láo ngáo mà mất sáng suốt...
    Trước hết là nói về chuyện GDP. Hông biết cả Sal với Tao_lao đều nhớ lộn hay mình Sal lộn cái chuyện GDP. Sal nhớ GDP là tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người mà ta... Còn cái mính đáng nói tới là những con số 20 tỉ $, 60 tỉ... Cái đó có vẻ như hông đúng. Tiếng Anh Sal kém nên đừng cười, nó viết tắt của chữ gì hông có nhớ!
    Rồi thì cái chuyện chiến tranh, người mất nhà, kẻ ly tán, trí thức bỏ đi đâu có ai muốn. Trong số những người bỏ ra nước ngoài có những người sợ bị liên luỵ sau chiến tranh thật nhưng cũng có người sợ khổ, sợ nghèo... Rồi cũng có người tài cao nhưng không chịu đồng tình với cách quản lí nhà nước đã thay đổi, nếu cho họ vào làm có chắc họ sẽ không phá hoại... Trí thức mà phá là kinh khủng lắm. Nói chung cái đó là chuyện của chính quyền, của thời thế, không phán xét ai đúng ai sai!
    Cuối cùng là chuyện quan trọng nhất nè. Sal xin được chính thức xin lỗi Tao_lao trên diễn đàn. Quả thật khi sáng suốt đọc lại toàn bộ những gì mình viết Sal mới thấy mình dùng từ quá thô thiển. Cũng có thể không có cái nhìn toàn cục lúc buồn ngủ mà cách Sal diễn đạt đã làm Tao_lao nghĩ rằng Sal đang mỉa mai, xúc xiểm...
    Chắc chắn đây là bài cuối cùng của Sal trong topic này! Mong là sẽ không có gì thay đổi nữa!

    Saladin

Chia sẻ trang này