1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc đọc

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Tao_lao, 27/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dunghoitaisao

    dunghoitaisao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.321
    Đã được thích:
    0
    tại sao lại cứ phải hoài niệm và so sánh với quá khứ thế nhỉ ??
    Vì dụ như ngày xưa mẹ chúng mình ao ước có được cái xe đạp TQ để đi học thì chả khác gì bây giờ mình ước có cái dylan đi học thế thôi
    Ngày xưa ....cây cầu khỉ đã được thay thế bằng những cây cầu hiện đại , người ta đã có điện thắp , có tất cả ....những gì phục vụ cho cuộc sống....con người có thờ ơ hay không là do con người thôi , ko thể đổ lỗi cho thế hệ @ , biết bao người thế hệ @ muốn phục vụ đất nước nhưng với đồng lương như thế thì không thể nào mà người ta không tìm đến những côngty nước ngoài được ....bạn là ai , là ai ???

    Nhi.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Quốc Việt
    Ba số đo, đúng đường lối, và @.
    1.
    Một trong 10 sự kiện văn hoá nổi bật được các nhà báo bình chọn cho năm 2002 là việc hoa hậu Việt nam tham gia cuộc thi hoa hậu thế giới (và lọt ngay vào top 20). Thế cũng hả, không thì thế giới ai biết là người Việt nam cũng đẹp. Thế rồi cuối năm thì có chuyện cựu hoa hậu giám đốc công ty kinh doanh điện thoại di động gian lận. Cũng vì mấy sự kiện này mà chuyện hoa hậu Việt nam đi vào trong mâm cơm của gia đình chúng tôi. Hết chuyện hoa hậu xấu, hoa hậu đẹp, đến chuyện hoa hậu giả nai, hoa hậu không thật thà, thành thật. Bỗng nhiên, hình như cả thế giới chỉ còn lại các hoa hậu và đang xoay quanh các hoa hậu.
    Vợ tôi nhất định cho rằng các hoa hậu giả dối [thích học ngoại thương, nhiều tiền, sung sướng thì cứ nói, việc gì mà phải nói muốn nghiên cứu khoa học thuần túy. Muốn lấy chồng có nhiều tiền thì cứ nói, việc gì mà phải tuyên bố rằng chưa bao giờ nghĩ đến một mẫu đàn ông lí tưởng nào cả], rằng làm gì mà phải ồn ào lên thế [có một cuộc thi sắc đẹp thôi mà], rằng ? Thế nhưng cô ấy không để í rằng bằng cách lôi tôi vào tranh luận, chính cô ấy đã "làm ồn ào" lên một chuyện mà lẽ ra tôi chẳng bao giờ để í tới.
    Phụ nữ có những quan tâm mà đàn ông không hiểu nổi. Tôi hi vọng rằng vợ mình không vì các hoa hậu đẹp mà phẫn nộ, cũng như tôi nghĩ rằng tôi bực mình không phải vì tôi không lấy được các hoa hậu.
    Ai đó đã nói: hãy tha thứ cho họ, vì họ đẹp. Mà thực ra thì có gì mà phải tha thứ nhỉ. Những câu họ nói, đều là những câu mọi người muốn nghe. Có thể không phải tất cả mọi người, nhưng ít ra cũng là các ông các bà trong ban giám khảo các cuộc thi hoa hậu, hay các tổng biên tập của các tờ báo mà một trong các nhiệm vụ chính là chăm lo để sao cho nhân dân có một suy nghĩ đúng đắn. Ai mà chấp nhận một hoa hậu chỉ muốn có chồng có nhiều tiền? Ai mà chấp nhận một hoa hậu chỉ chạy theo vật chất. Chân thật là một đức tính đáng vứt vào sọt rác, một khi bạn trở thành người của công chúng, phát biểu cho công chúng, nhất là một công chúng lí tưởng như ở Việt nam. Các hoa hậu, đại diện cho vẻ đẹp không những là về hình thể mà còn muôn ngàn đức tính tuyệt vời nữa, phải phát ngôn cho được tất cả những điều tuyệt vời đó, không thì họ không xứng với danh hiệu hoa hậu. Việc họ có phát biểu thật lòng không là chuyện không nên đặt thành vấn đề. Khi những người nổi tiếng trở nên nổi tiếng, họ còn phải sống vì mọi người hay đại diện cho mọi người. Nói đúng hơn, những phát ngôn của họ là những phát ngôn của xã hội.
    Một chị bạn của tôi kể: khi vô tình kiểm tra bài tập làm văn "Viết về mẹ em" của đứa con trai 10 tuổi, đã phải bối rối mất một lúc. Rõ ràng con tả mình: Từ công việc, tuổi tác,? đến gia cảnh chồng con. Nhưng lại không phải là mình vì bà mẹ trong bài văn chỉ nặng bằng nửa mình, lại xanh xao, gầy yếu? Chị đành phải lựa lời hỏi con và được con cho biết rằng: một bà mẹ sớm hôm tần tảo lo cho chồng con thì không thể béo tốt, lại còn ăn diện, thích may quần áo, thỉng thoảng lại mắng mỏ chồng con từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn được. Con mà viết thế thì hẳn nào cũng bị điểm kém.
    Than ôi, có một mối liên hệ gì giữa bài văn của một đứa trẻ và phát ngôn của những hoa hậu, của những nhân vật đại diện cho vẻ đẹp Việt nam không? Hay là báo, đài, trường, lớp đã quen với việc dạy cho nhau nghe những điều phải đạo, đúng đường lối? Những khuôn mẫu, những hình tượng mà nhiệm vụ duy nhất của việc làm người là làm sao để mình vừa vặn trong những cái khuôn ấy. Nghe đâu, trong một vòng thi hoa hậu, cả năm thí sinh đều trả lời y chang như nhau cho một câu hỏi, hay đúng hơn là y chang đáp án. Chắc là năm thí sinh này bị trượt, không phải vì không thành thật mà vì ban giám khảo không biết chấm ai cao điểm hơn. Lộ đề.
    2.
    Mấy năm trước, nghe đâu một anh chàng giám đốc trẻ của công ty FPT khi trả lời phỏng vấn đã dám tuyên bố ước mơ trở thành thủ tướng và triệu phú khi 40 tuổi. Anh ta liền bị cả xã hội xầm xì lên án, tí nữa thì bị ném cà chua, trứng thối vào mặt nữa. A, thằng này láo. Nó cứ làm như một mình nó giỏi! Nó mới làm được một tí mà đã huênh hoang coi thiên hạ không còn ai! Anh ta lặn một hơi từ đó đến giờ. Anh phóng viên đã làm cuộc phỏng vấn còn bị kiểm điểm chưa biết chừng. Bài học nhãn tiền là đừng có ước mơ! Mà nếu có thì đừng nói ra. Nhất thiết phải là những ước mơ hoặc là nhỏ bé thân thương, hoặc là cao xa trọng đại như đem sức lực và tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, làm nhiều điều có ích cho xã hội. Anh sẽ được quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển, thành hình tượng mẫu. Chưa biết chừng anh sẽ trở thành thủ tướng thật đấy. Đứa trẻ lên mười cũng còn hiểu điều đó, thế mà anh lại dám nói là muốn trở thành triệu phú và thủ tướng, một ước mơ đầy mùi vật chất và biểu hiện một tính cách tự cao, tự đại không phù hợp với văn hoá một tí nào.
    Mấy năm sau, tôi nghe nói một bản tin nội bộ của FPT bị cấm, vì đã dám tự tiện đưa tin, tự tiện bàn các việc ít dính dáng đến chuyện khoa học thuần túy, tự tiện quan tâm đến cuộc sống và xã hội. Tôi chưa đọc các bản tin đó bao giờ, chưa biết những trăn trở của họ trước cuộc sống ra sao. Nhưng dám quả quyết rằng những ước mơ của họ là ngông cuồng, những nhiệt huyết của họ quá sục sôi, những ưu tư của họ quá mẫn cảm. Họ là những cá nhân trệch đường ray. Trong công cuộc trồng người, họ có đầy đủ các khả năng trở thành những cái cây cong queo, không thẳng hàng thẳng lối. Uốn nắn và kìm kẹp là những biện pháp cần thiết để có một hàng cây đúng đường lối.
    3.
    Em trai tôi là một đứa từng bị coi như là hư hỏng. Mươi năm về trước, đôi lần nó bị giam xe máy đợi gia đình mang tiền đến chuộc. Nó học đại học, chỉ có 2 cuốn vở đút túi hay kẹp vào bửng xe máy. Nó làm bài tập một cách quấy quá, tin một cách gần như tuyệt đối rằng học giỏi không có ảnh hưởng gì nhiều lên tương lai và tiền đồ. Nó dành đa phần thời gian vào việc suy nghĩ xem sẽ dùng thời gian và năng lượng tuổi trẻ vào việc gì. Không sinh hoạt, không tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên mà nó cho là nhí nhố, nó gần như đại diện một lớp thanh niên muốn quên xã hội mà chúng biết. May thay, bây giờ nó đã có gia đình, đã gần như trở thành một công chức mẫu mực, biết đến nhà thủ trưởng vào các dịp lễ tết, biết mời thủ trưởng đi uống bia. Và mỗi khi nghe tôi nói về những nỗi băn khoăn "thời thế", nó nhìn tôi bằng một cặp mắt thương hại.
    Tôi rất muốn hỏi Mai Chi một câu mà không yêu cầu trả lời: những ấm áp nào của thế giới đã ra đi để cho những thanh niên bắt đầu hiểu biết, bắt đầu suy nghĩ kia chống lại sự cô đơn bằng cách bám víu vào những tiện nghi vật chất? Hay đó là những cách khác nhau đi tìm một cái Tôi, những hình thức nổi loạn khác nhau để khẳng định một sự tồn tại trong một môi trường không phương hướng và nhiều nghi hoặc, những hình thức chia tay khác nhau với tuổi thơ trong veo một chiều?
    Và tôi cũng rất muốn nhắc lại câu hỏi của Mai Chi: có bao nhiêu hi vọng để nghe những giọng nói của chính giới trẻ trên một diễn đàn như thế này? Câu trả lời nằm ở mỗi người. Hãy cho tôi biết giới già nghĩ gì đi, rồi chúng tôi sẽ nói giọng nói của chúng tôi.
    1.3.2003
  3. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Xã hội đang biến đổi, tư duy con người cũng đang biến đổi, nhận thức đương nhiên cũng biến đổi, nhưng tôi có cổ hủ quá không, tôi thích rất nhiều thứ của xã hội Á Đông và một vài thứ cách sống của người Tây phương thôi. Nhưng tôi là một hạt cát nhỏ nhoi của xã hội, của thế giới này, nó vẫn biến đổi mà không cần đến tôi.
    Tao_lao ah, anh thấy em đưa ý kiến của người khác lên, vậy em nghĩ gì về những điều em đưa lên vậy?
    whisper@
  4. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Hi, sao dạo này chú Tao_lao không post cái gì lên cho mọi người nghiền ngẫm cái đi.
    whisper@
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1

    Ðỗ Kh.
    Thế hệ của quần ngáp, quần hở mông và quần xệ
    Tôi có một người bạn sơ giao Việt kiều. Lần đầu quen, ông kể cho tôi nghe về người con trai đã lớn. Anh này cao to, thể thao và khỏe mạnh. Anh tốt nghiệp một trường Ðại học có tiếng (tất nhiên là một trường đại học nước ngoài), có việc làm lợi tức cao (tất nhiên là làm cho một công ty nước ngoài). Anh có một cô bồ (điều này không tất nhiên nhưng) cũng lại là người nước ngoài, và cô con dâu hờ hay tương lai này ông bố thấy vừa ngoan lại vừa đẹp. Nói tóm lại, người cha không những chẳng bất bình về việc con của ông ta: a) dinh dưỡng đầy đủ, cao hơn ông được một cái đầu, thường xuyên đi gym tập tạ và đánh banh khá; b) thu nhập cao hơn ông 100 lần vào lúc ông cùng tuổi và đeo lon trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa; c) sống một cuộc sống tiện nghi gấp ông 1000 lần khi ông đi học tập cải tạo ở Thanh Hóa; d) đã vậy còn hăm hở đi học thêm MBA trong khi bản thân ông bố mới lò dò một năm trường luật đã bị ném vào bộ binh Thủ Ðức; e) có hôn thê uống nhiều sữa lúc bé nên ngày nay bộ phận hô hấp nẩy nở hơn là chính mẹ của thằng bé, có calcium trong ngũ cốc ăn sáng nên bộ phận đi đứng lại được dài.
    Không trách con hay là ghen tức mà ông còn lấy đó làm hãnh diện. Tuy vậy chẳng có gì là toàn hảo ở đời, ông cũng có một điều than thở là "Tôi không hiểu sao, nó lại cứ cạo trọc cả đầu!" Ông bố thì, tóc đã muối tiêu (và muối thì nhiều hơn tiêu) nhưng vẫn còn rất mượt và ông để dài đến cổ áo, che kín 2 tai theo cái kiểu mất dậy của Paul McCartney vào năm 1966.
    Có lẽ vì tôi ở ngoài nước, cho nên tôi không cảm được chuyện (Mai Chi trên talawas) 3.000 sinh viên đi học ở nước ngoài là một biến cố vĩ đại cho dân tộc hay là một bất hạnh thứ nhì sau chiến tranh (có lẽ vì tôi lớn lên trước đây ở miền Nam, nơi từng có trong 3 thập niên liền mấy ngàn vị du học thành tài về nước không làm cho công ty nước ngoài mà làm thánh làm tướng). Chuyện của tôi chỉ là chuyện Việt kiều, và tất nhiên là ai đi học cũng đều học trường nước ngoài hết (nếu không Ðại học thì cũng Trung, Tiểu học, cái này có khi chẳng kém phần quan trọng) và ai đi làm thì cũng tất nhiên làm cho công ty ngoại quốc mà thôi. Nhưng nói đến trong nước, nhận diện thế hệ trẻ ngày nay là thế hệ "@" có lẽ cũng hơi vội khi mới chỉ có 150.000 máy nối mạng tuy 15 năm qua đã có những biến đổi ngỡ ngàng. Một triệu cái điện di động, tám triệu xe máy, tôi không rõ là bao nhiêu triệu TV hay là chảo bắt sóng, nhưng mấy chục triệu (?) đôi giày thể thao không thể nào trở lại với dép râu. Thế hệ Nike, thế hệ VTV, thế hệ 2-thì, 4-thì và có là gì đi chăng nữa, ở cả trong lẫn ngoài nước, giữa ông bạn tôi với những người đã đứng tuổi ở Hà nội và con em của họ ở Sài gòn hay Bolsa, có lẽ vấn đề vẫn (chỉ) là vấn đề "thế hệ" xuông.
    Cái răng cái tóc là gốc con người và búi tó củ hành hẳn phải là anh thiên hạ nhưng khi lật những album sử cũ, tôi thấy Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đội nón nỉ Mossant lệch đúng 10( về một phía và ông cố vấn Ngô Ðình Nhu chải đầu tém kiểu tổ chim cẩn thận với hình như là brillantine Thượng Hải. Các ông này không có ai đóng khăn và đến đời tôi cũng vậy, tóc tai lại càng thêm rũ rượi, dài đến lưng và phải nói coi rất là dơ. Lật album riêng tôi thấy phải là tự thẹn cái thời chưa đua đòi thuốc gội đầu Paul Mitchell, cớ gì tôi dám trách những thanh niên ngày nay tóc miếng vàng miếng nâu. Hai mươi năm trước là thời kỳ tóc punk dựng ngược, miếng xanh miếng đỏ, các thiếu nữ ngày nay óng ánh màu trà (xuất phát từ phong trào chapati Nhật bản) tôi thấy lại càng kiều diễm ("Làm thân con gái em vẫn kiêu sa/ Vẫn chapati những chiều buồn tênh"). Ðông du thì có gì là lạ và mặc áo hở rốn là truyền thống ...Ấn độ mấy ngàn năm nhưng về đến Việt Nam phải len qua ải MTV hay là truyền hình Hàn quốc để cho người đi đường mát con mắt. Ở tư cách một người bàng quan (hay một người tham quan), thế hệ của tôi đã có cái may mắn váy ngắn, 20 phân cách đầu gối nói một cách chính xác hay tượng hình là lơ lửng sát bờ mông. Bờ mông đây là bờ mông dưới và bọn trẻ ngày nay đảo lộn cả thẩm mỹ lẫn luân thường của cha ông, bằng chứng là chúng nó không mặc váy ngắn mà bận quần "ngáp".
    Mô đen quần ngáp, nhập từ Brazil, tức là len lỏi theo chủ nghĩa ngoại lai bóng đá, tiếng Anh gọi là "low cut" tức là quần "tai bát" (taille basse) theo lối nói của các cụ đời Tây. Ở đám con trai, nó phải rộng, tụt xuống ngang hông, đũng ngang đầu gối, và để lòi ra cái quần lót ở bên trong, loại "boxer" tức là võ sĩ quyền Anh. Cái quần lót này, ngày xưa các cụ chỉ mặc để trang nghiêm rung đùi trên tràng kỷ (đời Tây gọi là ghế "salon" cho nên chắc vậy nó trở thành cái quần xà lỏn, và mặc loại quần này lòi cái gì thì tôi sợ phạm thượng không dám nói). Ở đám con gái ngày nay, nó khít khao hơn, vải bó ("stretch") nhưng vẫn cách dưới rốn 10 phân và lúc ngồi xuống vẫn phải xệ, và lòi ra cái quần lót phía sau lưng, ở đây là loại "thong" (hay "string") và vẫn lại Brazil.
    Ðiều quan trọng, là ngáp phải hở rộng để tận đến cái bờ mông trên, có đứa chữ nghĩa còn xâm cả một chữ nho ở ngay đốt chót của cột sống mà bố nó Tây học nên không đọc được là chữ gì. Tiên sư nhân bọn nó, láo, mẹ chúng mày ngày xưa tao đưa về (dưới mưa) cũng chỉ dám đứng thẹn thùng mà đong đưa mini cắt ngang đít dưới mà giờ chúng mày lại dám ngồi mà xệ quần cho tỏ cả đít trên, thế còn ra gì thể thống, nhất là (trời nắng) còn lất phất mấy sợi lông mịn nõn nà. Và nếu chỉ một việc mông trên và mông dưới hai thế hệ trước sau đã không đồng cảm thì vội vã bàn làm gì đến những a khởi nghĩa với lại a còng.
    Mười lăm năm trước, ở Sài gòn áo thun quần bò giầy thể thao là để đi ăn đám cưới, giờ giầy thể thao đã về đến nông thôn (trong khi chờ đợi internet cao tốc?) Chuyện thế hệ ở Việt nam có lẽ không nên quên 30% người trẻ thất nghiệp, hệ thống giáo dục không những không đáp ứng được những biến đổi mới mà còn xuống cấp, sự kiện đô thị hóa vô tổ chức, tệ nạn xã hội theo đó mà gia tăng v.v... và là mẫu số quá quen thuộc của các nước đang (nhầm hướng) phát triển ở thế giới thứ ba. Toàn cầu hóa không phải là cầu toàn hóa và không chừa một ai cả, muốn đoán tương lai Vũng Tàu chỉ cần nhìn Pattaya, Baguio và chẳng bao lâu nữa Việt nam sẽ có được những núi rác to như ở Philipin để con nít từng đàn tha hồ đi lục đồ tái tạo cho thỏa chí học hỏi của tuổi trẻ. Ba ngàn sinh viên đi Tây du học ngày hôm nay, trong lúc vắng nhà đã có ba vạn người từ nông thôn lên đứng ở chợ người thay chỗ.
    Trở lại nước ngoài, ngày 5.03 vừa qua là ngày sinh viên học sinh toàn thế giới tại Úc, tại Âu, bãi học để dự đám tang Phan Bội Châu, xin lỗi cho tôi nói lại, để chống chiến tranh sắp sửa xảy ra tại Iraq. Và ngay tại Mỹ tuy kém rầm rộ hơn nhưng cũng có trên 400 trường, sinh viên và học sinh (có người chỉ mới cấp 2), trèo ra khỏi cổng để dõng dạc xuống đường. Tóc nhuộm và quần ngáp, họ vẫn biết chiến tranh chẳng có gì là hay ho cả, là tiền nên để mua sách hơn là mua súng, là giọt máu đào vẫn hơn ao dầu hỏa. Tôi không rõ là trong số người này, có bao nhiêu đại diện của mấy ngàn sinh viên Việt Nam đang du học và bao nhiêu đại diện của mấy trăm ngàn sinh viên Việt kiều đang sinh sống tại đây hay là họ còn đang bận tập tành trong dàn nhạc giao hưởng (như là Mai Chi chờ đợi). Nhưng tôi chắc là cũng có (tuy trong bài viết tạp nham này của tôi chỉ có được 2 con số là chính xác, số 20 phân trên đầu gối và số 10 phân ở dưới rốn). Học thầy không tầy học bạn, ở Tây phương chắc chẳng chỉ có những bằng tiến sĩ hay lời khuyên của Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế là đáng giá, đáng bưng về khệ nệ đặt trên bàn thờ tổ. Vừa rồi, trong khi các đấng "chúa tể của vũ trụ" (masters of the universe) như họ từng tự gọi, Chủ tịch công ty và Tổng Giám Ðốc, giờ họp nhau ở Davos mà mặt mày nhợt nhạt, thì (cũng lại) tại Brazil, Tập họp Xã hội Thế giới (World Social Forum) lại có vẻ tấn tới với những người trẻ ở khắp nơi, ừ thì tóc nhuộm và quần xệ lại càng vui, hở mông ra và chổng mông lên mà tìm 1 tương lai khác hay đúng hơn là 1 lối thoát cho toàn nhân loại.
    Chuyện thế hệ là chuyện muôn đời (khi mặc áo dài có nên mặc quần đồng màu?) và trở về phần chúng ta, thực trạng của đất nước ngày nay thiết nghĩ không cho phép cái thế hệ trước đằng hắng giọng mà lớn lối. Nếu thế hệ còng chữ a ngày nay có cần phải dẫn giắt, ắt không phải cha anh họ, những người từng bị kềm cặp trong cái còng số tám của chiến tranh và nghèo đói, lại là những người xứng đáng.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    Life is the ocean of miserable, how lucky i can swim..
  6. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc được một mẩu chuyện trên báo TTCN, cảm thấy thật hay, viết lên cho mọi người cùng thử đọc:
    Cách giải quyết của người Nhật​
    Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu, người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa.
    Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông ngay trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. Tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt được nhiều hơn.
    Tuy nhiên, vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt và nhốt cá vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lữ nhưng vẫn còn sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất vị tươi ngon.
    Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này?
    Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ.
    Sau đây là lời bình của chính người viết, còn bạn, bạn cảm nhận điều gì từ đoạn truyện ngắn trên nhỉ ?
    Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì tránh né chúng, hãy nhảy vào cuộc và đối mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy sắp xếp lại, kết thành một khối, huy động tối đa các nguồn lực và không chịu đầu hàng.
    Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn đã đáp ứng được nhu cầu bản thân, của gia đình mình, hãy chuyển hướng sang nhóm của bạn, cho xã hội và cho loài người. Đừng tạo thành công và và ru mình trong đó. Bạn có nội lực, kỹ năng và hoàn toàn có khả năng có khả năng để tạo nên điều khác biệt.
    Hãy thả cá mập vào bể nước của bạn và xem bạn thật sự có thể bơi xa đến đâu.
  7. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Nhớ biển​
    Truyện ngắn của Huỳnh Việt Hà
    Có người đứng trước biển mà lòng nhớ biển khôn nguôi.
    Ấy vì vẫn buổi chiều nhạt nắng này, vẫn mênh mông thẳm kia, vẫn gió, vẫn sóng ? mà thiếu một người. Một người ngỡ đã đi xa từ lâu lắm, giờ mới biết chỉ vừa đi đấy thôi. Một tình yêu ngỡ đã ngủ yên từ lâu lắm, giờ mới biết bao năm, bao tháng qua tình yêu ấy vẫn như một đốm lửa láp lánh sáng không bao giờ tắt.
    Ấy là vì câu chuyện Nhiên kể cho má chiều nay.
    Câu chuyện bắt đầu từ buổi chiều Nhiên gặp ba lần đầu tiên; khi Nhiên mới chỉ là một cô bé mười tuổi vừa theo má từ Nha Trang về sống trong ngôi nhà cũ của ngoại ở thị trấn Ninh Hoà. Buổi chiều ấy cũng giống như buổi chiều này, nắng rất nhạt. Nhiên bưng một rổ đậu phộng luộc to ra bán ở biển Dốc Lết. Cô bé đang ghé mắt coi một đám thanh niên chơi bài thì nghe tiếng gọi :
    - Nhiên ơi, Nhiên.
    Nhiên quay lại, thấy hai người đàn ông. Một người quá quen là quen, đó là bác Sáu, bạn thân của má. Nhà bác trong Ninh Đa. Hôm má con Nhiên về, bác Sáu và mấy anh con trai bác ra phụ lợp lại mái nhà, sửa sang lại hàng rào và làm cỏ trong vườn. Bác Sáu đỡ rổ đậu trên tay Nhiên, vừa đi ngược lại quán nước gần đó vừa nói:
    - Bác tìm con nãy giờ.
    Nhiên lũn cũn chạy theo hỏi:
    - Có gì vậy bác?
    Bác Sáu đặt rổ đậu trên bàn nước, ấn Nhiên ngồi xuống một cái ghế, chỉ người đàn ông ngồi bên cạnh:
    - Nhiên, đây là ba của con - rồi bác nói tiếp luôn như thể cái điều bác vừa thông báo chẳng có gì lạ - Giờ bác mắc công chuyện, con ngồi đây nói chuyện với ba con nghen.
    Nhiên ngồi lặng thinh, nghĩ sao mà kỳ. Nhiên là đứa trẻ lớn lên trên gánh rau của má. Hồi đó má bị ông ngoại ép gả cho ba, về làm dâu nhà nội chưa được bao lâu thì ba đi nhậu trúng gió chết. Má sợ ông bà nội bắt mất Nhiên nên bỏ trốn, cũng không dám về với ngoại. Má ở lại Nha Trang mướn nhà, bán rau muống nuôi Nhiên. Mãi mới đây ông ngoại mất má mới đưa Nhiên về. Đó là Nhiên nghe má kể như vậy, trước giờ Nhiên cũng tin vậy. Tự dưng ở đâu lại có một người bảo là ba, hiển hiện trước mắt Nhiên, cao lớn và ? còn sống. Người ấy ngồi xuống cái ghế đối diện Nhiên, cố kềm nỗi xúc động trong giọng nói:
    - Ba tìm má con con từ lâu.
    Nhiên cũng cố nhè nhẹ thở ra:
    - Ba con chết lâu rồi.
    Người đàn ông nhìn Nhiên dịu dàng:
    - Ba biết má nói vậy vì má giận ba.
    Nhiên lại ngồi lặng thinh, lòng đầy nghi ngờ, má có bao giờ nhắc tới ba đâu. Mãi nó mới lại thốt ra một câu bướng bỉnh:
    - Tại sao má lại phải giận ba?
    - Ba nghèo, ba không lo được cho má con con, lúc ba trở lại thì má con con đã đi rồi.
    Nhiên nhìn chăm chăm người đàn ông như tìm kiếm xem có gì thân quen trên gương mặt đó không. Người đối diện nó có một đôi mắt buồn thăm thẳm, đôi mắt đó đang nhìn nó, chờ đợi. Nhiên lắc đầu:
    - Dù sao ba con cũng chết rồi.
  8. Congchuaphale

    Congchuaphale Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    512
    Đã được thích:
    0
    Xã hội biến đổi , tư duy của con người cũng biến đổi. người ta thích những cái gì hiện đại, nâng cao giá trị của bản thân mình.Và người ta chỉ nghĩ đến giá trị vật chất. VN vốn là một nước NN đang phát triển, với một nền văn minh lúa nước thì có thứ đồ truyền thống nào có giá trị vật chất đây ? Em chỉ xin đưa ra 1 chuyện nhỏ về thời trang.
    Ngày nay người ta ăn mặc theo phong cách phương tây, rất thoải mái và ... thoáng , tiện lợi . Công nhận kiểu cách đó làm cho người ta đẹp lên rất nhiều, đặc biệt là những cô gái . Họ không chỉ làm cho những người khác giới mà thậm chí cả cùng giới cũng phải ngẩn ngơ. Em không ít lần phải ngoái nhìn : ?oôi sao mà chị ấy xinh thế ?o. Em chẳng có thành kiến gì, khắt khe gì với những người ăn mặc quá ?o thoáng ?o cả. Nếu họ đẹp, họ tôn vinh cái đẹp của mình thì có gì sai trái đâu. Nhưng cả em và cô bạn thân đều cho rằng : Con gái VN thì mặc áo dài VN là đẹp nhất . Ngoài tà áo trắng nữ sinh , còn rất nhiều kiểu áo dài đẹp mê hồn, rất kiểu cách mà vẫn đúng theo mẫu truyền thống chứ không phải cách tân. KHi khoác lên bộ áo dài VN, người ta mang theo cả niềm tự hào dân tộc, mang theo những nét đẹp hình thể và tâm hồn của người phụ nữ VN từ ngàn đời. Mặc áo dài VN, các cô gái không thể không giữ gìn tiếng nói, cử chỉ và đi đứng sao cho êm ái , thướt tha. Nhìn nét mặt phải dịu dàng, thanh thoát. Đứng trước khách nước ngoài, khoác lên bộ áo dài là thấy mình đại diện cho cả một dân tộc, cả một nền văn hoá truyền thống và thấy mình tự tin hơn bao giờ hết
    Văn hoá phương Đông chú trọng đến những cái đẹp kín đáo mà vẫn quyến rũ, khơi gợi sự tò mò . Như sườn xám ( xường xám) Thượng Hải Trung Quốc, không ai dám nói là ?o***y? nhưng vẫn gợi cảm khủng khiếp, dài đến quá đầu gối nhưng hơi bó và đưòng xẻ cao tôn dáng ,khơi gợi một nét đẹp bí ẩn. Có thể dùng vải thô cứng đơn giản đến trăm nghìn loại vải đẹp đẽ bây giờ đều có thể may những bộ sườn xám rất đẹp (áo dài VN thì không thể dùng loại vải cứng để may ).
    Ngoài ra còn nhiều thứ khác nữa .Nói chung, sự khác biệt về văn hoá giữa phương đông - tây tạo nên nhiều điều thú vị cho cả 2 và mới xảy ra sự ?olấn sân? thế, em tin rằng sẽ có một lúc nào đó, người ta chán với cái hiện đại phương tây và lại thấy yêu quý những gì của văn hoá phương Đông thôi. Ở trường ĐHKHXHNV có một khoa gọi là ?oĐÔNG PHƯƠNG HỌC ?o ....hihi hi
    Uhm hừm... hình như topic này không dành cho ?otrẻ con ?o nên nếu CC suy nghĩ có hơi... đơn giản hay vớ vẩn thì đừng ai trách nha .Hihi..
    To live is to fight
    To love is to fight , too !!!! Heeeee
  9. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Nhớ biển (tt)
    Nhiên cảm thấy đôi mắt buồn thẳm kia đang ngấn nước, hay vì nắng chiều ngược sang nên Nhiên không nhìn rõ. Thường thuờng coi phim mà gặp mấy cảnh như vầy nó lại hay mủi lòng, sống mũi lại cay cay, mắt lại loè nhoè. Người đàn ông tháo ra từ dưới cổ áo một sợi dây chuyền đưa Nhiên hỏi:
    - Con đã bao giờ thấy cái này chưa?
    Sợi dây bằng len đã cũ, cái mặt bằng bạc có hai chữ T ***g vào nhau. Má Nhiên cũng có một sợi y chang.
    Đứa trẻ mười tuổi chưa bao giờ được ở trong vòng tay cha, chồm qua bàn ôm cổ người đàn ông. Ba nhấc bổng Nhiên lên siết chặt. Nhiên thấy mình có nhiều cảm giác lẫn lộn, không biết đang tủi thân hay đang hạnh phúc, có chút gì giận dỗi nhưng lại ấm áp và vui sướng. Nhiên cố không khóc nhưng giọng nói vẫn nghèn nghẹn:
    - Ba, con giận ba lắm.
    - Ba biết, ba xin lỗi con.
    Suốt chiều, Nhiên ngồi trong lòng ba. Hai ba con vừa nói chuyện vừa ăn đậu phộng luộc. Trước mặt là biển mênh mông, giống như hạnh phúc đang ngập ứ trong lòng mà cả đời Nhiên không thể quên.
    Cuối ngày, ba chở Nhiên về thị trấn, ba dừng xe gần nhà đưa Nhiên một ít tiền dặn:
    - Con về đưa cho má.
    Nhiên lắc:
    - Con lấy bằng tiền bán đậu phộng thôi, còn con về hỏi má.
    Ba nắm nhẹ vai Nhiên:
    - Con đừng nói má con gặp ba.
    - Sao vậy ba - Niềm hân hoan mong được chạy về khoe má của Nhiên đột ngột bị chặn lại.
    - Má giận ba lắm, nếu má biết má sẽ không cho ba gặp con.
    Nhiên gật gật, thấy ba có lý. Nhiên cũng hơi giận má vì bấy lâu cứ bảo là ba chết rồi. Nếu nói là ba còn sống mà sống ở đâu đó mà không biết thì Nhiên cũng được an ủi là mình có ba, được hy vọng là sẽ gặp ba. Vì vậy Nhiên cũng quyết lòng giữ bí mật này cho hai ba con thôi.
    Lần thứ hai gặp Nhiên, ba nói Nhiên thôi đừng đi bán đậu phộng nữa, ba vuốt tóc Nhiên xót xa:
    - Con bé bỏng thế này.
    Nhiên cười:
    - Ba nói y như má, má nói là để má lo nhưng dạo này má đau hoài, không đi lại được nhiều, má ngồi ngoài ngã ba bán thuốc lá là đã đau hết mình mẩy rồi, còn phải đóng tiền cho con.
    Ba nhìn ra biển mà mắt ba xa xăm như hướng về cái gì đó ở ngoài biển nữa. Nhiên nhắc tay ba an ủi:
    - Không sao đâu ba, con khoẻ lắm mà.
    Ba cười, lùa tay gỡ tóc rối của Nhiên:
    - Được rồi, cứ để ba tính.
    Chẳng biết ba tính sao mà tuần sau bác Sáu qua nói chuyện với má. Rồi má nói với Nhiên: ?oBác Sáu muốn mướn mặt bằng nhà mình mở quán nước, nhờ má phụ trông coi luôn. Má tính tiền công và tiền mướn nhà cũng đủ cho má con mình sống mà con khỏi phải đi bán nữa?.
    Quán ở ngay thị trấn nên dần dần đông khách. Nhiên một buổi đi học, một buổi ở nhà phụ má bưng bê, rửa ly tách. Ba ở Nha Trang, mỗi khi ra thăm Nhiên lai nhờ con bác Sáu chạy qua nhắn. Hai ba con lại ra biển, ba nói : ?oHồi ba quen má, ba má hay ngồi chỗ này nè. Hồi đó nghèo quá ba chẳng mua được gì cho má, dành dụm mãi mới đánh được hai cái mặt dây chuyền giống nhau, ba một cái, má một cái; mà sao con gái ba càng lớn càng giống má vậy không biết?. Nhiên cười trong gió: ?oVậy hồi đó má đẹp như con hả?.
  10. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Nhớ biển (tt)
    Thời gian sau, bác Sáu sang lại quán cho má, má mướn thêm người làm. Nhiên lên cấp III nên chỉ tập trung vào việc học. Khi lớn và biết nghĩ, Nhiên nói với ba hãy gặp má đi, lâu như vậy má không còn giận đâu. Ba bảo thôi, ba nhìn xa xa thấy má con khoẻ là ba vui rồi. Lòng má đã yên bình, không nên khuấy động lên làm gì. Ba nói vậy là Nhiên biết ba thương má lắm, hiểu má lắm. Nhiên biết ngày trước má hay buồn, hay nhìn cái mặt dây chuyền mà khóc. Bây giờ lòng má đã như mặt hồ lặng gió. Nhiên vòng tay ôm cổ ba: ?oBa ơi, con thương ba quá chừng?.
    Đó cũng là buổi chiều khác những buổi chiều ba con Nhiên gặp nhau. Trời xám và nặng sũng, chỉ còn một vạt nắng cuối ngày hắt sáng lên đám mây xa phía chân trời. Biển ầm ào sóng. Ba nhìn Nhiên cũng lạ, thương yêu và thẳm sâu:
    - Tới đây ba mắc công chuyện phải vô Sài Gòn, chắc cũng lâu. Con sắp thi đại học mà không biết ba có về kịp không. Nếu ba chưa kịp về, con vô Nha Trang thi thì ghé thăm nội.
    Lời hứa thăm nội hôm qua Nhiên mới thực hiện được. Vì bữa Nhiên thi, má đưa đi nên Nhiên không tiện ghé. Mới rồi Nhiên nhận được giấy báo đậu đại học, lòng náo nức vui mừng muốn báo cho ba và nội hay. Nhiên xin phép má vô Nha Trang chơi một ngày.
    Mở cổng cho Nhiên là một bà cụ có lẽ đã gần tám mươi. Nhiên vòng tay thưa:
    - Con chào nội.
    Nhiên nghe giọng nội run run:
    - Nhiên phải không, vô đây con.
    Nhiên theo nội ngang nữa sân đã dừng lại. Bởi vì đó nhìn vào trong nhà Nhiên thấy bàn thờ của ba, khăn điếu còn mới, nhang đèn còn mới. Nội đi vô đến nhà không thấy Nhiên đâu lại trở ra.
    - Ba con bị xơ gan, mới biết bệnh mấy tháng đã đi rồi, hôm ba con đau nặng nội nói nhắn con nhưng ba con không cho, sợ con buồn mà thi không được.
    Chuyện đó chiều nay Nhiên kể má nghe, Nhiên nói thêm: ?oMai mốt đi học con vô ở với nội, nội có một mình?. Má không nói gì, lẳng lặng bỏ đi.
    Cuối ngày Nhiên hốt hoảng đi tìm má, qua bác Sáu rồi ra biển. Nhiên thấy má ngồi trên cát, tay cầm sợi dây chuyền. Giữa mênh mông chiều Nhiên thấy sao mà nhỏ bé.
    Người đàn bà ngồi đó, chốn cũ cảnh cũ ? khắc khoải nghĩ về một người. Một người đã cho đứa con gái bé nhỏ của mình tình yêu thương của một người cha, cho con lớn lên yên bình và hạnh phúc, đầy đủ và kiêu hãnh. Người đó kỳ thực không là ba của Nhiên, mà chỉ là người thương của má. Hồi đó má còn quá trẻ và vì sợ ông ngoại má đã phụ lòng người thương.
    Bởi vậy chiều nay có một người đứng trước biển mà lòng nhớ biển khôn nguôi.

Chia sẻ trang này