1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc học tập : Mùa thi đang đến gần.............(chia sẻ thông tin, cảm nhận về những kì thì đã qua..

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi nnkjsc, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Học sinh đạt giải quốc gia không được tuyển thẳng
    Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, trong đó đề cập đến các vấn đề: đối tượng ưu tiên, đề thi, đối tượng được xét tuyển thẳng, đối tượng được ưu tiên xét tuyển, khối thi và môn thi của các trường, ngành năng khiếu.
    Quy chế này được sửa đổi, bổ sung quy chế đã có, áp dụng trong các kỳ thi tuyển sinh từ các năm trước đó và chính thức có hiệu lực tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007.
    Theo đó, học sinh đạt giải quốc gia sẽ không được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ mà chuyển sang thành đối tượng được các trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường với điều kiện dự thi có kết quả thi đạt từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức ra đề thi chung cho các trường ĐH. Đề thi các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học ra theo phương pháp trắc nghiệm, các môn còn lại ra theo phương pháp tự luận. Các môn thi năng khiếu các trường ĐH tự ra đề. Bộ cũng tổ chức ra đề thi cho các trường CĐ có tổ chức thi theo phương pháp trắc nghiệm 4 môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Các môn còn lại do các trường CĐ tự ra đề. Nội dung đề thi bám sát chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là lớp 12, không quá khó, quá phức tạp, không đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh. Đề thi sẽ gồm 2 phần: phần câu hỏi bắt buộc đối với tất cả thí sinh và phần câu hỏi tự chọn theo nội dụng chương trình THPT phân ban và chương trình không phân ban. Thí sinh chỉ được làm 1 lựa chọn. Nếu làm cả 2 lựa chọn (dù làm hết hay không hết) bài thi coi như phạm quy và không được chấm. Thời gian làm bài thi đối với môn tự luận là 180 phút, các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm là 90 phút. Thí sinh dù học theo chương trình nào (THPT phân ban thí điểm hoặc không phân ban) đều được quyền đăng ký dự thi vào một trong các khối A, B, C, D hoặc các khối năng khiếu. Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển, thí sinh cũng cần lưu ý: theo quy chế mới được sửa đổi, lệ phí tuyển sinh sẽ được nộp chung một lần cùng với hồ sơ, không chia thành hai khoản lệ phí đăng ký dự thi nộp cùng hồ sơ và lệ phí dự thi nộp khi đến trường dự thi như trước đây. Đối với hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 và 3, thí sinh cũng phải gửi kèm theo lệ phí xét tuyển luôn theo đường bưu điện thay vì khi trúng tuyển đến nhập học rồi mới phải nộp như các năm trước đây...
    Đáng lưu ý là có sự thay đổi về đối tượng ưu tiên mà các thí sinh cần lưu ý. Đó là: đối tượng 01 (thuộc nhóm ưu tiên 1) được quy định lại là công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thay vì trước đây gọi là công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số. Mặt khác, chậm nhất là ngày 10-8 hàng năm, các trường phải công bố điểm thi của thí sinh trên mạng giáo dục và các phương tiện thông tin đại chúng.
    HNM (Quân đội nhân dân)
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Sẽ chỉ còn một kỳ thi Quốc gia duy nhất?
    Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục vừa đưa ra đề án tổng thể về đổi mới công tác thi và tuyển sinh. Theo đó, sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng riêng rẽ như hiện nay mà thay vào đó là một ?okỳ thi quốc gia? duy nhất.
    Bốn kỳ thi cho cùng một đối tượng
    Hiện nay, hàng năm trên cả nước ngành giáo dục có tới bốn kỳ thi lớn được tổ chức để xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ và THCN. Trong đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT và BT THPT có khoảng 1 triệu thí sinh với 6 môn bắt buộc. Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm ra đề thi, các khâu coi thi, chấm thi, xét tốt nghiệp do các sở GD-ĐT thực hiện. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào đầu tháng 7 gồm hai đợt thi tách biệt với tổng số khoảng hơn 1.5 triệu lượt thí sinh đăng ký. Bộ GD-ĐT sẽ ra đề cho 2 đợt, các trường ĐH chịu trách nhiệm coi thi, chấm thi, trừ một số trường ĐH, CĐ xét tuyển dựa vào kết quả thi chung. Đợt thi cuối cùng là đợt tuyển sinh TCCN. Các trường tự ra đề hoặc hợp đồng với đơn vị khác ra đề; hoàn toàn dưới dạng tự luận; khâu còn lại trong kỳ thi do từng trường thực hiện.
    Việc hằng năm liên tục tổ chức nhiều kỳ thi đồng loạt và có quy mô lớn trên cả nước cho cùng một đối tượng dự thi đã tiêu tốn không ít thời gian, công sức, tiền bạc của cả xã hội. Sau 5 năm thực hiện phương thức thi ba chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả), bên cạnh một số kết quả ban đầu, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn quá nặng nề, căng thẳng. Mỗi khi có kỳ thi là xảy ra tình trạng ?ocon thi, cả nhà cùng thi?. Chưa kể, tình trạng ?othí sinh ảo? vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp gây khó khăn cho tất cả các trường ĐH, CĐ.
    Giải pháp ?okỳ thi quốc gia sau THPT?
    Việc xây dựng một đề án đổi mới triệt để các kỳ thi để trở nên gọn nhẹ hơn, nhưng đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục và công bằng, vì thế được xã hội hết sức quan tâm. Theo đề án, từ năm 2008 sẽ chỉ còn một kỳ thi quốc gia với tên gọi ?oKỳ thi quốc gia sau THPT?. Kết quả kỳ thi sẽ vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN. Dự kiến kỳ thi này sẽ được tổ chức vào tháng 7 hằng năm. Kỳ thi quốc gia sau THPT sẽ thi tất cả 8 môn trong chương trình THPT, bao gồm toán, ngữ văn (gồm phần ngôn ngữ và văn học), ngoại ngữ, vật lý, hoá học, sinh học, lịch sử và địa lý. Trong các kỳ thi sau THPT sẽ chỉ có một đề thi chung, không phân biệt hệ THPT và bổ túc THPT. Mặc dầu tăng số môn trong kỳ thi nhưng không phải thí sinh sẽ thi cả 8 môn. Để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT, thí sinh vẫn chỉ thi sáu môn như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Trong đó có ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, một môn bắt buộc do Bộ GD-ĐT quy định hằng năm, bảo đảm để học sinh toàn diện. Hai môn còn lại thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại. Thí sinh không được học ngoại ngữ hoặc học không đủ thời gian quy định sẽ được thi thay thế ngoại ngữ bằng môn khác.
    Để sử dụng kết quả trong kỳ thi này xét tuyển vào ĐH, CĐ hay TCCN, trước kỳ thi, các trường ĐH, CĐ và TCCN phải công bố các môn thi theo yêu cầu tuyển chọn vào các ngành đào tạo của trường mình, kể cả môn năng khiếu nếu có, không nhất thiết phải theo các khối thi như hiện nay. Thí sinh dự định đăng ký xét tuyển vào trường nào sẽ chọn môn thi phù hợp để lấy kết quả dự tuyển vào trường đó và những trường có cùng môn thi, khối thi khác. Riêng các môn năng khiếu sẽ tổ chức thi riêng. Theo dự kiến, học sinh được đăng ký môn thi trong tháng 6. Lịch thi sẽ được sắp xếp lần lượt liên tục để nếu thí sinh có nhu cầu, nguyện vọng có thể dự thi tối đa đủ cả tám môn, lấy kết quả xét tuyển vào nhiều trường ĐH khác nhau. Kỳ thi này hoàn toàn không nặng hơn so với hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện nay. Mỗi môn thi đều ra theo chương trình THPT, có phần đề thi theo chương trình chuẩn để có điểm sàn xét tuyển tốt nghiệp và phần đề thi theo chương trình nâng cao, phân hoá tương ứng với điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ. Phương thức thi cũng thay đổi: chuyển toàn bộ sang thi trắc nghiệm với thời lượng thi rút ngắn còn một nửa và thí sinh được chủ động lựa chọn những môn thi phù hợp. Việc tổ chức thi bằng phương pháp trắc nghiệm sẽ góp phần hạn chế đến mức tối thiểu sự gian lận, tiêu cực, nhất là những tiêu cực mang tính tổ chức. Chưa kể, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục sẽ thực hiện những biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát, hạn chế tiêu cực, giảm sự can thiệp của con người vào quá trình thi cử giúp cuộc thi có chất lượng cao hơn, khách quan hơn?
    Tuy nhiên, một điều khiến không ít nhà giá dục trường ĐH lo ngại là tính khách quan, trung thực của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thực tế cho thấy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tiêu cực, gian lận, vi phạm quy chế thi nhiều hơn nhưng số bị xử lý kỷ luật lại ít hơn hẳn kỳ thi tuyển sinh ĐH. Việc ra đề thi phải thật chuẩn, những người tham gia làm đề phải rất chuyên nghiệp để không xảy ra tình trạng đề dễ, đề khó, khiến kết quả đánh giá sẽ không chuẩn? Khâu in sao đề trắc nghiệm tốn nhiều vật liệu, thời gian, công sức và đòi hỏi phương tiện, kỹ thuật cáo. Do các trường ĐH chỉ tuyển sau khi đã có điểm thi, khâu tuyển sẽ khó hơn việc thi tuyển hiện nay. Hiện nay, điểm thi là căn cứ duy nhất, cứ đủ điểm thì trúng tuyển. Khi kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển ĐH, việc xử lý hồ sơ sẽ phức tạp hơn. Vì thế, các trường phải có đội ngũ cán bộ làm tuyển sinh chuyên nghiệp để có đủ khả năng chọn đúng thí sinh có chất lượng. Bên cạnh đó, giáo dục ĐH cũng phải nhanh chóng chuyển sang mô hình đào tạo theo phương thức ?ovào lỏng, ra chặt? để bảo đảm chất lượng đầu ra. Người học sẽ được sàng lọc, thải loại trong quá trình đạo tạo miễn sao khi tốt nghiệp phải bảo đảm yêu cầu chất lượng./.
    Theo Nhân dân

  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Bộ GD-ĐT điều chỉnh hướng dẫn ôn thi môn Ngữ văn
    Ngày 16/4/2007. Cập nhật lúc 9h 6''
    Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Lê Quán Tần vừa ký công văn điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn gửi các Sở GD-ĐT; các trường THPT trực thuộc Bộ; các trường, khối THPT chuyên của các cơ sở giáo dục ĐH.
    Theo đó, đối với chương trình và sách giáo khoa không phân ban, thực hiện như văn bản Hướng dẫn ôn tập đã gửi.
    Riêng đối với chương trình và sách giáo khoa phân ban thí điểm, phần Hạn chế chương trình thi, thực hiện như hướng dẫn đã gửi; phần Số lượng và dạng thức đề thi, từ dòng 15 trang 28, đến dòng 15 dưới lên trang 33 bổ sung một đoạn vào từ dòng 16 trang 28 như sau:
    ?oVề hình thức đề thi: Đề thi dùng cho ban Khoa học tự nhiên và đề thi dùng cho ban Khoa học xã hội và Nhân văn là đề thi tự luận. Mỗi đề thi sẽ gồm nhiều câu hỏi, nhằm kiểm tra kiến thức trong phạm vi rộng và kiểm tra tính sáng tạo cũng như kỹ năng thực hành của học sinh.
    Có thể sử dụng nội dung kiến thức nêu trong các đề thi trắc nghiệm của tài liệu Hướng dẫn đã ban hành để tham khảo nhằm ôn tập kiến thức cho học sinh?.
    Trước đó Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga.
    Theo Tiền phong
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Nhập 2 kỳ thi làm 1: Được 1, mất 4
    Ngày 15/4/2007. Cập nhật lúc 11h 28''


    Hình thức thi này không phải chuyện ?ođược ăn cả, ngã về không? như một kỳ thi tuyển sinh hiện nay nữa là mà là được thì chỉ ăn 1 mà ngã thì mất 4 thứ liền: Trượt ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp (THCN) và trượt luôn cả tốt nghiệp THPT.
    Nhập 2 kỳ thi làm 1, như các nhà thiết kế đặt ra là đạt được mục tiêu tiết kiệm, sẽ làm nảy sinh 2 vấn đề lớn.
    Thứ nhất, nhập 2 kỳ thi sẽ gây lên một áp lực rất lớn: Một học sinh muốn thi vào đại học phải thi tối thiểu 6 môn, thậm chí 8 môn mới có thể vào được ĐH.
    Hơn thế nữa, hình thức thi này không phải chuyện ?ođược ăn cả, ngã về không? như một kỳ thi tuyển sinh hiện nay nữa là mà là được thì chỉ ăn 1 mà ngã thì mất 4 thứ liền: Trượt ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp (THCN) và trượt luôn cả tốt nghiệp THPT.
    Được 1 mất 4 như thế thì áp lực cuối cùng sẽ được đặt lên vai những người coi thi khiến họ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Bao vây, ném bài, đánh giám thị, tiêu cực... là những chuyện hoàn toàn có thể giải thích được.
    Rồi thầy trông thi sẽ rất có thể buông xuôi để HS cứ việc chép để bảo vệ tính mạng cho bản thân. Cuối cùng, điểm đạt được có thể chỉ là kết quả rởm. Vấn đề thứ hai nằm ở đây.
    Tổ chức thi như thế, áp lực tăng như thế, độ tin cậy giảm như thế chỉ để tiết kiệm được số lần thi nhưng chưa chắc đã đạt được mục tiêu là chọn đúng người vào học.
    Theo cá nhân tôi, ý tưởng có 1 kỳ thi để tuyển vào ĐH, CĐ, THCN là hết sức đúng đắn nhưng chúng ta cần phải nghiên cứu xem thế giới làm thế nào và dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, điều kiện văn hoá xã hội và dân trí của Việt Nam để chọn một mô hình phù hợp cho mình.
    Một mô hình tôi thấy rất gần với chúng ta là học sinh (HS) học hết THPT được xét tốt nghiệp căn cứ vào kết quả học tập của 3 năm học. HS nào không đủ điều kiện thì học lại. Việc tốt nghiệp THPT chỉ có ý nghĩa như có một giấy thông hành tối thiểu để HS vào đời.
    Nhưng HS nào muốn đi học nghề, muốn học cao hơn thì phải qua một kỳ thi tuyển, một kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào ĐH, CĐ và THCN. Chính sách tuyển vào từng trường do các trường tự đề xuất.
    Chẳng hạn, theo tôi được biết, ĐH Harvard lấy 2.700 điểm của kỳ thi quốc gia SAT, kèm theo các điều kiện khác như: Kết quả học phổ thông, giải thưởng...
    Vì vậy, chúng ta cũng nên cấp một chứng chỉ chứng nhận HS đã học hết trình độ 12 năm học (bằng tốt nghiệp THPT) dựa trên kết quả kiểm tra của từng học kỳ một.
    Có thể sẽ có người đặt vấn đề rằng kết quả kiểm tra ở trường phổ thông có thể được ?olàm hàng?, không chính xác thì chúng ta có thể tăng cường chất lượng và tính khách quan, chính xác của các kỳ kiểm tra, đánh giá định kỳ, một cách nghiêm chỉnh liên tục trong 3 năm.
    HS chỉ cần đạt 5 điểm trở lên cho tất cả các môn học được nhận bằng tốt nghiệp, nợ môn nào học lại môn đó. Như thế vừa tiết kiệm vừa không còn bệnh thành tích mà lại có chất lượng đảm bảo.
    Những HS muốn học cao hơn chỉ phải vượt qua một rào chung là ?oKỳ thi quốc gia sau THPT? đáp ứng mục tiêu kiểm tra năng lực cần thiết để HS vào học các ngành nghề. Có 2 phương án trước mắt và lâu dài cho mô hình này.
    Trước mắt, Bộ GD&ĐT giao cho các trường ĐH tổ chức kỳ thi duy nhất này và kết quả đó được các trường ĐH, CĐ và THCN lấy để xét tuyển (trừ những môn năng khiếu).
    Các trường ĐH, CĐ, THCN ra một chính sách tuyển sinh riêng thông báo trước khi thi về việc lấy kết quả thi của những môn nào, điểm bao nhiêu, kèm theo các điều kiện về học lực, kết quả phổ thông, giải thưởng... để HS có thể đăng ký xét tuyển.
    Về lâu dài, chúng ta nên thành lập các trung tâm khảo thí (TTKT) do Cục Khảo thí quản lý. Các trường ĐH sẽ lấy điểm của các TTKT và không phải tự tổ chức thi nữa. TTKT làm nhiệm vụ kiểm tra năng lực, các ĐH sẽ được quyền định ra chính sách xét tuyển và công nhận trúng tuyển.
    Để giảm áp lực thì một năm các TTKT có thể tổ chức thi kiểm tra năng lực vài lần và HS có thể tham gia vào một trong những kỳ thi này. Như vậy việc thi và tuyển tách rời nhau và sẽ đảm bảo yếu tố khách quan.
    Mai Trọng Nhuận
    Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Sẽ có thêm một kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007
    Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Năm 2007, cả nước sẽ tổ chức thêm một kỳ thi tốt nghiệp THPT thứ hai, dự kiến vào khoảng cuối tháng 8-2007, tiếp theo kỳ thi bình thường như các năm trước vào ngày 31-5 đến 2-6-2007. Kỳ thi này dành cho các thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi đầu, có cơ hội nhận được tấm bằng tốt nghiệp THPT sau 3 tháng hè tiếp tục ôn tập để đạt những kiến thức chuẩn của chương trình THPT.
    Đây là Kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT đầu tiên cả nước thực hiện cuộc vận động ?oHai không?(không tiêu cực trong thi cử và không bệnh thành tích trong giáo dục) nên ngành giáo dục đặt mục tiêu là bảo đảm nghiêm túc, khách quan, trung thực lên hàng đầu. Do đó mọi công việc liên quan đến kỳ thi đều được đổi mới: Thi theo phương thức trắc nghiệm, do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn đề chung trong toàn quốc, chấp nhận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp hơn mọi năm nhưng phản ánh đúng thực chất. Những học sinh trượt trong kỳ thi đầu tiên còn cơ hội tham gia tiếp kỳ thi thứ hai sau đó 3 tháng.
    Dự kiến có khoảng 5,5 vạn cán bộ, giáo viên tham gia coi thi trong toàn quốc, trong đó lần đầu tiên có hơn 10.400 là giảng viên các trường đại học tham gia giám sát viên bên ngoài. Trung bình một điểm thi có 2 giám sát viên. Đây là kỳ thi có số người tham gia lớn nhất từ trước tới nay.
    Khắc phục nhược điểm của các kỳ thi trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngành giáo dục không chỉ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như: an ninh (bảo mật đề thi), điện lực (ưu tiên có đủ điện thắp sáng trong suốt thời gian thi), viễn thông,... mà còn đề nghị chính quyền các địa phương cùng tham gia tổ chức thi. Nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài khu vực thi sẽ do chính quyền sở tại đảm nhận vì ngành giáo dục không đủ sức lo. Lời đề nghị này được gửi đến tất cả Hội đồng nhân dân các xã và phường trước kỳ thi. Ngành giáo dục cũng khuyến khích các lực lượng xã hội như: Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học,... cùng tham gia giám sát để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đạt kết quả khách quan./.
    Hoàng Hoa

Chia sẻ trang này