1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc kỹ thuật

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ducpt85, 26/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducpt85

    ducpt85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Góc kỹ thuật

    Các bác cho tui hỏi một chút với :
    1-- Khi mà trong sách đã hướng dẫn dùng ngón nào để gảy thì mình có thể thay đổi được không, hay là phải tập theo cách gảy đó?
    2--Lúc tập có cần dậm chân đánh nhịp không?
    3--Nếu nó không hướng dẫn đánh bằng ngón nào thì có một phương pháp nào để chọn ngón không, hay là cứ dây nào thì đánh ngón đó?
  2. Gozzila

    Gozzila Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/06/2001
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Bạn mới tập thì nên đánh đúng theo những gì sách đã chỉ dẫn ko thì nếu có tập sai sau này sửa lại khó lắm. Với lại đánh đàn quan trọng nhất là nhịp phách (cứ như tôi đập nhịp trai hết cả chân đây này). Theo tôi bạn cứ tập từ từ theo đúng sự hướng dẫn của sách đã. Sau này tập vào tác phẩm rồi thì nó quen tay, quen chân việc chọn các ngón ko khó khăn với lại ở các tác phẩm thường cũng ghi hết là ngón nào dây nào mà. Hic bỏ lâu rồi nên cũng quên nhiều chỉ biết gì thì nói lại cho bạn thế thôi. Chúc vui ve.

    L'amour est une rose plein d'epines.
    L'amitie est une rose sans epines.
  3. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì bác muốn gảy, muốn bấm ngón nào tuỳ bác, cái ghi trong sách chỉ là hướng dẫn cách bấm mà người viết sách cho là hợp lý, dễ dàng nhất mà thôi.
    Còn việc nhịp phách thì rất quan trọng, bắt buộc phải "đạp nhịp" bằng chân cho quen, vì càng về sau tiết tấu bản nhạc càng khó nếu nhịp phách không quen thì đầu hàng là chắc.
    Có điều nếu đánh nhuyễn một bản rồi, khi biểu diễn thì lại chả ai "đạp nhịp" cả.
    -------------------------------------------------------
    Vào một ngày đẹp trời, anh sẽ....
  4. classicguitar

    classicguitar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Đúng là những gì ghi trong sách chỉ là tư tưởng chủ quan của người chơi đàn và soạn ra quyển sách đó thôi. Nhưng nhìn chung những người sắp ngón tay trong bản nhạc đều là những "cao thủ" và 99% đều rất hợp lý. Tốt nhất bạn nên theo sự sắp xếp đó. Tất nhiên nếu bạn tìm ra được một cách khác dễ dàng hơn thì vẫn OK. Nhưng cần phải chú ý đến sắc thái biểu cảm của nốt nhạc đó nữa. Ví dụ như bạn có thể chơi nốt Mi theo 3 cách: dây buông số 1, ngăn 5 dây 2, ngăn 9 dây 3. Mỗi nốt nhạc tuy có cùng cao độ nhưng có sắc thái khác nhau. Bạn nên chú ý tới điều này khi quyết định đổi thế tay.
    Một máy đập nhịp sẽ giúp bạn đỡ phải "đạp nhịp" bằng chân và luôn luôn bảo đảm đúng nhịp. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên mua một chiếc (khoảng 10$) bạn có thể tìm thấy ở cửa hàng Yamaha. Còn nếu không thì vẫn nên đập nhịp bằng chân, nhớ phải đập cho thật đều nhé.
    Guitar
  5. ducpt85

    ducpt85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Bác nào bảo em cách dậm chân nhịp 3/8, 7/8 với.
    Ai rảnh thì viết một bài về cách dậm nhịp đi. Mấy quyển sách của em chả có quyên nào dạy cả.

    ducpt
  6. classicguitar

    classicguitar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Nhịp thường được viết dưới dạng a/b. a biểu thị cho số phách có trong 1 ô nhịp, b biểu thị cho trường độ của phách so với nốt tròn (giá trị bằng nốt tròn/b) Ví dụ như nhịp 4/4 thì có 4 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng nốt tròn/4 tức là bằng 1 đen. Nhịp 3/8 có 3 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách sẽ có giá trị bằng nốt tròn/8 tức là nốt móc đơn. Có các loại nhịp thông thường là 3/8, 6/8, 2/4, 4/4, 2/2....
    Bạn đạp nhịp theo đúng số phách của ô nhịp. Nhưng nhiều khi cũng phải biết linh hoạt trong cách đạp nhịp. Ví dụ như nhịp 3/8 nếu chơi ở tốc độ Allegro mà đạp đủ 3 nhịp chắc gãy chân mất. Thế cho nên khi chơi ở tốc độ nhanh chỉ cần đập nhịp vào phách đầu tiên (đập gộp 3 phách luôn) Hoặc như chơi các nhịp ở tốc độ quá chậm, nếu đập đúng thì khó giữ đều được nhịp do thời gian giữa 2 phách quá dài, trong trường hợp này lại đập nhanh lên (ví dụ như nhịp 4/4 có thể đập đến 8 lần (gấp đôi) trong 1 ô nhịp, mỗi đập chỉ tương đương với 1 đơn chứ không phải là 1 đen như lý thuyết nữa.
    Tóm lại, đập nhịp thế nào để giữ được khoảng cách thời gian tương đối giữa các nốt nhạc. Vì chúng ta không phải chỉ huy dàn nhạc nên không cần quan tâm tới chi tiết theo kiểu có bao nhiêu phách phải đạp đủ bấy nhiêu cái.
    Guitar
  7. thai_dung

    thai_dung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi! cho tôi hỏi đánh đàn dây sắt so với dây nylon co khác nhau nhiều không? nên đánh loại nao? tôi đánh dây nylon thi tiếng nghe yếu lắm, như muỗi kêu í, cũng tại tôi không dùng móng để gảy đàn. có cách nào đánh cho tiếng to lên được không, chứ đánh nhỏ thế này thì chán quá.
  8. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Chơi guitar cổ điển bắt buộc phải dùng dây nilon. Lúc đầu em cũng thấy tiếng hơi nhỏ và câm câm thế nào nhưng đó là do kỹ thuật gảy k0 đúng và tay còn yếu. Thực ra tiếng dây nilon rất ấm và trong. Khi gẩy đàn phải dùng cả phần móng lẫn phần thịt để gẩy.
    -------------------------------------------------------
    Vào một ngày đẹp trời, anh sẽ....
  9. classicguitar

    classicguitar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm của dây sắt là phát ra âm thanh rất sắc tiếng, thời gian dao động của dây kéo dài. Dây nilon có đường kính to hơn và do làm bằng chất dẻo nên thời gian dao động của dây tương đối ngắn, nhưng âm lượng của dây nilon tốt hơn dây kim loại. Vì lý do này người ta thường dùng dây nilon để chơi classic. Tiếng của dây nilon cũng trong và tròn tiếng hơn so với dây kim loại
    Có thể do cách gảy của bạn chưa đúng cách, bạn cần phải chú ý đến cách phát lực của tay phải làm sao để tạo ra tiếng đàn kêu tốt nhưng vẫn phải thả lỏng được bàn tay. Nhìn chung, đánh to không đồng nghĩa với việc phải lên gân mà chủ yếu là do thời gian tiếp xúc của đầu ngón tay và lực phát ra của đầu ngón tay. Lực phát ra càng mạnh trong một khoảng thời gian ngắn thì tiếng đàn càng to. Bạn cần phải chú ý đến tiếp điểm của đầu ngón tay khi chạm vào dây đàn nữa.
    Cũng có rất nhiều cao thủ chơi guitar không có móng tay, nhưng như vậy thì sẽ phải tập vất vả hơn so với người chơi đàn bằng móng. Sau một quá trình tập đàn, bạn sẽ tìm ra "gu" của chính bạn: thích chơi không móng hay chơi với móng tay dài, hoặc là móng ngắn. Tôi chỉ đưa ra ví dụ về A.Segovia, ông chơi với móng tay trung bình, và do kỹ thuật gảy của ông, chúng ta nghe thấy có những lúc là tiếng móng hoàn toàn, có những lúc ông lại sử dụng phần thịt của đầu ngón tay, có những lúc kết hợp cả hai.
    Trong trường hợp của bạn tốt nhất nên tập chạy gam theo lối ép dây, chú ý đến sự vận động của các ngón tay. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
    Guitar
  10. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Chơi cổ điển bằng dây sắt vừa không hay vừa dễ bị bệnh tim,Y học chứng minh rồi.Cẩn thận đấy
    Oromi

Chia sẻ trang này