1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc Nhỏ Cho Những Người Vừa Mới Tiếp Cận Nhạc Trịnh Công Sơn.

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Quan_Di_Ngo, 31/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Vô đây tưởng gặp tri âm
    Giật mình, chỉ thấy âm thầm mình thôi.
    Ơi này bác Quản, bác đâu có một mình
    Hàng trăm người đang âm thầm tiếp cận cái góc nhỏ của bác và ?ogiật mình? nhìn lại cái gọi là ?onghe? và ?oyêu? nhạc Trịnh của chính mình.
    Bác càng khiêm tốn thì người như em đây càng cảm thấy xấu hổ nếu dám tự nhận mình là tri âm khi đánh bạo viết đôi dòng cảm xúc sau khi cặm cụi chép bài của bác về và mỗi ngày chỉ dám đọc đi đọc lại một đoạn (mà vẫn chưa dám chắc đã hiểu và cảm nhận được bao nhiêu những ý tưởng bác muốn truyền tải đến người đọc) . So với những gì mà người mới tiếp cận nhạc Trịnh như bác cầm bút ghi lại - cho dù với bác chỉ là ?onhững câu chữ không đáng đồng xu lẻ?- thì gần chục năm nghe nhạc của em xem ra chỉ đáng vứt đi (hic, hic? chục năm mà kể chi. Trong Box Trịnh này còn bao nhiêu thành viên nghe nhạc Trịnh từ nhỏ cơ). Em nói thật đấy, không ngoa chút nào. Thứ âm nhạc ấy tiếp cận với mỗi người từ nhiều nguồn khác nhau, có người từ gia đình, có người qua người yêu, lại có người từ bè bạn? nghe nhẹ nhàng và rồi thấm nhẹ nhàng để rồi một ngày kia bất chợt nhận ra mình đang ngâm nga câu hát? hay bất chợt nhận ra rằng ?o?Chỉ biết lúc này, trái tim tôi đang hát nhạc của ông chứ không phải miệng tôi hay từ bất kì miệng của một ca sĩ nổi danh nào...? . Sự cảm nhận âm nhạc và ca từ sẽ đến với từng cá nhân khác nhau tùy theo môi trường, tính cách và lứa tuổi? em tới giờ cũng chưa biết lúc nào mới biết cách hướng những đam mê lộn xộn của mình thành những tiếp cận một cách sâu sắc và có hệ thống, nhưng khi nghe nhạc Trịnh em cũng đã từng bị hút vào những ngôn từ rất thơ, rất đời và đầy triết lí?chỉ có điều tội nghiệp em, hình như em đã bị nằm trong cái số ?okhông ít người trong lúc quá thỏa thích với dòng sông lớn ấy đã bị cuốn đi...Khi biết mình đã quá xa nơi bến tắm, thì cũng đã là lúc người đó đã dạt về cái nơi biển rộng không phải có riêng một mình Trịnh Công Sơn mà còn muôn trùng bao điều khác?. Thành ra, biết bao giờ mới tìm ra được trong ?otâm thức một hoài vọng tìm hiểu chân lí bí hiểm, nằm sâu dưới đáy mồ nhân thế? kia. Em đang cảm thấy bế tắc khi đi tìm ngôn từ để diễn tả những cảm nhận của chính mình. Chứ nói chi đến chuyện diễn đạt nổi những gì nhìn thấy, hay chạm thấy trong ý nhạc, tình thơ từ trái tim người nhạc sĩ lan tỏa tới tim em dưới lớp vỏ ngôn ngữ đẹp lạ lùng ấy.
    Ừ, thì cũng đành tự an ủi mình. Dù sao thì em cũng có lúc bớt xén được trong cái đám thời gian lùng nhùng của mình (chứ không phải đi vay như bác đâu nhé, sống sờ sờ ra mà cứ coi đời là cõi tạm để ở trọ, đi vay ?) để đọc, nghe, nghiền ngẫm và suy tư về một vài bài hát của Trịnh mà mình yêu - chỉ dám vài bài thôi chứ chưa dám là Nhạc Trịnh chứ kể chi đến cả Trịnh. Em phân vân và lo lắng quá, liệu em có thuộc ?ocái mốt rởm đời chỉ biết và đến với Trịnh theo trào lưu, để được xếp mình vào hàng ngũ những người nghe nhạc trí tuệ nên bài trừ ra khỏi hệ thống những người yêu Trịnh? không nhỉ. Hậu xét, hậu xét?! Đến trút hết cả lòng mình qua bài viết thế này như bác mà còn có lúc phải ?.?oTôi tự hỏi với lòng rằng, mình đang nguỵ biện cho mình đấy ư? Hay toan tính cho sự thấp hèn của đua đòi theo mốt nhạc thời hiện đại??? thì em có nhìn lại mình tí cũng có ăn nhằm gì đâu bác nhỉ.
    Càng viết lại thấy càng lan man. Ấy cũng là cái lỗi của kẻ ứ biết làm sao cho con người của mình biết cách suy nghĩ cho sâu sắc và có hệ thống. Ai bảo em sinh ra là cái nòi ?oda nâu, mắt sáng? trên xứ phóng túng nắng, phóng túng gió kia làm gì. Thôi thì lại tiếp tục để em có thêm thời gian ngụp lặn trong những suy tưởng của bác, như bác đã từng bị ?ongòi bút dụ dỗ lí trí ngụp lặn trong Trịnh như một con Chiên ngoan đạo? .
    Cuối cùng thì cũng xin được trích lại đoạn em thích nhất trong bài, hay nói đúng hơn là đoạn mà em có thể tạm coi là hiểu nhất vì không có câu, từ nào làm em phải tự chất vấn chuỗi suy tư dúm dó của mình? ?oTa vẫn thường hát cho nhau nghe về Một Cõi Đi Về của Trịnh. Nhưng đã bao giờ ta hát cho ta nghe về Một Cõi Trịnh của trái tim mình? Vâng, cái gọi là Cõi Trịnh trong trái tim mỗi người một khác, mang những chiều kích không giống nhau, nhưng tôi tin và dám cá với cuộc đời rằng, cái cõi ấy là một hằng số. Cùng với thời gian, nó sẽ ngày càng nhiệm màu và giúp chúng ta hồi sinh những vết tâm hồn chai lì, vốn đã bị chính cuộc sống này chà xát. Ngay như những chia ly, những mảng vỡ trong Xứ Tình của Trịnh vẫn là một sự tròn trịa và đủ đầy. Thì không có bất cứ một ví dụ nào trong việc ta không định tâm hướng về cái sâu xa trong tâm hồn của Trịnh. Ngay trong thời khắc này, ngòi bút của tôi cũng đang cố dụ dỗ lí trí tôi ngụp lặn trong Trịnh như một con Chiên ngoan đạo. Liệu rồi, những mê lực câu từ trong nhạc của Trịnh Công Sơn, có làm cho tư duy của tôi méo mó đi không? Tôi cũng không dám chắc. Chỉ biết lúc này, trái tim tôi đang hát nhạc của ông chứ không phải miệng tôi hay từ bất kì miệng của một ca sĩ nỗi danh nào...?
    P/S: Em đăng kí xin một chân xách ấm, điếu theo sau mỗi lúc bác đánh trâu ra đồng để ngắm... kiến mà học thêm về lòng nhẫn nại nhé.
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    5/ Tôi không định nghĩ nhiều về cái ngày tôi về với đất để được vấn diện Trịnh Công Sơn, đơn giản chỉ vì tôi tin rằng, tôi đang còn quá trẻ. Người xưa có câu, ngũ niên tri thiên mệnh, mà tôi thì chưa đi hết một phần hai chặng đường ấy. Vì thế, những tư duy lúc này, nếu có được định hình và thể hiện ra đây, e là cũng để cho gió cuốn đi thôi. Song, những tiếng ve đầu mùa hạ, hát vang bản thánh ca buồn dọc con đường Tôn Đức Thắng, sao tôi nghe trong âm điệu có lá thu rơi vội, như muốn khắc khoải tàng âm của Trịnh. Phải chăng, khi ông đã qua cái ngưỡng tri thiên mệnh ấy, ông hiểu được tiếng lòng thiên hạ gói trong những rối ren thuần túy đời thường? Cho hôm nay, những người như tôi, dẫu bàn chân xước bầm vì gió bụi cuộc đời, vẫn vấp phải những giọt thơ lăn trên các dây cung của vòng xoay định mệnh. Mà chính ông đã chắp cho những vần thơ ấy đôi cánh của lòai chim Thiên Di, bay hoài, bay mãi...
    Cái lối rẽ cuộc đời trong nhạc của ông hiện lên từng thớ vân, hiện lên từng gam màu trong nhạc. Ta nghe như một cuộc trở mình đầy vật vả. Chính cái lối rẽ không cần toan tính ấy, đã thai nghén cho một tài năng con đường đi tới những vì sao, mà không cần bất cứ một phương tiện hào nhoáng nào đưa đón. Ông âm thầm trong một cái tôi cá nhân đã được định hình bởi chiến tranh và thực tiễn xã hội. Tất nhiên điều đó làm cho ông có được cái không thể sao chép trong thế giới quan của ông. Người đọc, người nghe thấu hiểu được lí do tại sao một số nhạc sĩ cùng thời với ông, có những ảnh hưởng nhất định bởi âm nhạc quốc tế hay âm nhạc cổ điển Việt Nam. Còn với ông thì không. Trịnh Công Sơn khai thác đề tài ngay tại trái tim mình, nói một cách khác, ông đã khai quật trái tim mình từ đống vỡ nát của cuộc đời, tìm ra thứ nhạc cho riêng mình. Thứ nhạc ấy là kết quả của những vật lộn nội tâm ghê gớm, cũng như đau thương cho kiếp người thống khổ. Vì thế, nó sẽ không đến với trái tim người nghe bằng con đường đã sinh ra nó, mà đi bằng con đường nhận thức nghiêm túc từ phía thính giả.
    Đồng nghĩa với việc tiếp cận nhạc Trịnh Công Sơn, là quá trình cảm thụ từ từ, có tinh lọc dựa trên cơ sở những rũa gọt thực tế. Bởi đơn giản là, không phải bài hát nào của Trịnh Công Sơn cũng hay đối với cảm nhận của một người. Có những bài thật khó hiểu và khó tìm ra cái hay của nó, lại có những bài chỉ cần nghe và cảm là đủ để khẳng định đó là tác phẩm vượt thời đại. Người tiếp cận không chỉ cần có một lòng Nhân thuần túy, mà phải có cả chữ Nhẫn trong mối quan hệ giằng co giữa các ý nghĩ hỗn độn, mới mong tiếp cận triệt để. Nếu như điều vừa nói không sai, thì có lẽ 46 giờ đồng hồ vừa qua, tôi không cảm thấy mình đang sống thừa và sống phí. Bởi chí ít, đã đẻ vội được một vài hạt cát tật nguyền, thả nó ra mặt đường bỏng rát khi mặt trời chiếu rạng...
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    CHƯƠNG IV
    Tiếp cận Trịnh Công Sơn dưới góc độ Xã Hội học.
    Cuộc sống muôn màu và luôn thánh thiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cảm nhận và phương thức tồn tại của mỗi con người mà cuộc sống trở nên đầy hoa hồng hay cát bụi. Tính chất chắp vá trong tâm hồn con người bao đời đã được khẳng định dưới cái nhìn khoa học, song không vì thế mà những khoảng trống tâm hồn không có cái để khỏa lấp. Con người - với những tính năng vượt trội hơn bất kì lòai động vật nào khác trên hành tinh xanh nhỏ bé này, luôn biết tìm đến những giao thoa, cộng hưởng, để từ đó tự điều chỉnh cho phần thiếu sót của họ trong tâm hồn.
    1/ Âm nhạc là một thứ tuyệt âm được lựa chọn để phục vụ cho như cầu nói trên trong xã hội. Đến với nhạc Trịnh Công Sơn, người nghe nhận thức sâu sắc sự ảnh hưởng của ý nghĩa ngôn từ trong nhạc. Vô hình trung, thiên chức khởi nguyên chưa hẳn Trịnh Công Sơn đã muốn như thế. Nhưng khi nhạc của mình đến với độc giả, nó không còn chịu sự kìm hãm của ý tưởng Trịnh. Thành ra, ở một chừng mực nào đó trong một số bài, không còn đơn thuần là nhạc nữa, mà giống như một bản Kinh, một bản Thánh Ca hay một bài Giáo Dục Công Dân về vấn đề sống như thế nào? Sống để làm gì? và tư duy để tồn tại với ý nghĩa ra sao? v.v...
    Khi viết về chương này, tôi chợt nghĩ về những nơi mà ca nhạc trở thành mục đích kinh doanh, hoặc chạy theo công nghệ lăng-xê để bán rẻ nhạc mua danh. Bán Xì-căng-đan lấy sự ân huệ để ý của độc giả về nhạc sĩ cũng như ca sĩ. Hóa ra, Trịnh viết Người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm có cái lí sâu xa của nó. Đứng trên góc nhìn của xã hội, thì bao quát hầu khắp các nền tảng đã và đang hình thành trong tư duy nhân lọai, chắc chắn không phải là những thứ rẻ tiền hay những đứa con tinh thần đẻ vội. Điều đó hiển nhiên đúng và luôn tuân thủ với thời gian. Cái khác là, tương lai, người nghe nhạc ở Việt Nam còn chạy theo những trào lưu nào khác? Nhạc Trịnh sẽ xếp vào đâu trong biển nhạc xô bồ, mà ngay hôm nay nó không còn có thể định lượng được cà về chất lượng và số lượng? Với một ánh nến trong đêm thì chẳng thể sáng cả bầu trời, tuy nhiên, ánh nến ấy vẫn sáng trung thực giữa trời đêm, dù chung quanh nó chỉ là những quầng sáng giả tạo và cũ rích...
    Tôi may mắn được sống giữa tình thương và sự cảm thông sâu sắc của bạn bè. Điều đó giúp nhiều cho tôi có những ân huệ về tình cảm. Và đương nhiên tôi sẽ có được cái quý giá vô cùng, đó là dễ cảm hơn về điều bất hạnh và nỗi cô đơn. Chợt nghe có vẻ như câu nói vừa rồi mâu thuẫn, nhưng đúng là như thế. Nếu bạn nghe hết các tác phẩm của Trịnh, bạn sẽ thấy nỗi cô đơn trong nhạc của ông như một vệt dài, dải dọc khắp cuộc hành trình trên cõi tạm của Trịnh Công Sơn. Nỗi cô đơn trong nhạc Trịnh hiện hữu cả trong sướng vui và hạnh phúc. Có cảm thực sự được điều ấy, mới thấm thía câu chuyện được ngựa của Trung Quốc ngày xưa, để thấu hết cái lẽ vô thường quẩn quanh vây chặt mỗi kiếp người.
    Như một bông hoa nồng nàn cả hương và sắc, thì chẳng cần đến ong **** nhởn nhơ bông hoa ấy vẫn đẹp và tỏa ngát hương thơm. Tuy nhiên, tôi không thể dừng lại trong khi nghĩ về Trịnh cũng như nhạc của ông. Thôi thì cứ tiếp tục, và coi mình như lòai **** ong nhởn nhơ vô duyên kia vậy...
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 11/06/2004
  4. nguoiyeucodon

    nguoiyeucodon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    0
    Trịnh là một Le-Petit Prince đích thực: dám nói và dám viết ... mình không dám chắc chắn rằng: những ca từ thật phù thủy đó, xuất phát điểm đều là từ trái tim, nhưng nó đã hoàn toàn chinh phục được bao tâm hồn đa cảm biết yêu thương, biết thù hận và biết tha thứ lẫn cho nhau !
    Em thích đoạn này lắm ... tuy có nhiều quan điểm không tương đồng nhưng vào box để đọc một bài như vậy thú hơn là vào spam ...
    Mong rằng mọi ngưòi tiếp tục được đọc bài của bác dài dài.

    Được nguoiyeucodon sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 12/06/2004
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    2/ Nhìn từ góc độ xã hội tất yếu phải đề cập đến vấn đề con người, cùng mối quan hệ của con người trong xã hội. Bất cứ một khoa học nào cũng nhằm phục vụ và tôn vinh cho quyền lợi cũng như vẻ đẹp của con người. Riêng trong khung nhạc của Trịnh, chỉ xin lạm bàn tới vẻ đẹp thiêng liêng của con người trong nhạc của ông, được cấu thành và hun đúc bởi một tài năng giàu tâm sức. Nói như ý của nhà phê bình văn học Nga Belenxki, thì con người là vẻ đẹp hùng vĩ nhất của trái đất. Ca ngợi vẻ đẹp ấy cũng chính là ca ngợi cái nền tảng làm nên mọi giá trị vật chất cũng như tinh thần của lịch sử loài người. Với Trịnh Công Sơn, ông không quá hoa mỹ trong chuyện chọn lựa từ ngữ trong những lúc đề cập tới con người hay những vấn đề liên quan như các học thuyết nói về Cõi Người trong trời đất. Con Người trong ca từ của Trịnh Công Sơn rất cụ thể, rất gần gũi với người Việt, bởi đó chính là những Con Người Việt Nam - Máu đỏ da vàng, sừng sững đứng trong vòm trời Việt mấy ngàn năm văn hiến. Vì thế, dù có lúc, tưởng như dòng chảy của ngôn ngữ trong nhạc của ông sa vào những huệ luỵ thương đau, nhưng ngẫm kĩ lại thì thực ra bản chất của vấn đề vẫn là cái đẹp. Vì nói như các nhà Mỹ Học thường nói, Cái Đẹp Vĩnh Hằng trong mọi thái cực âm dương của cả không gian lẫn thời gian. Và như thế, đương nhiên là khi xuất hiện trong nhạc của Trịnh Công Sơn, vẻ đẹp của Con Người Việt hiện lên ở bản chất người đậm đà đức hạnh. Những vết tích của nỗi thống khổ cần lao, những chịu đựng hằn sâu trong bom đạn, như những câu thơ cháy xém trong ***g ngực người dân nước Việt. Mà đâu chỉ mới xuất hiện lần đầu trong nhạc của Trịnh. Những điều ấy có từ thuở mà người lao động biết hát lên những khúc ca dao, để dỗ ngọt những lo toan vất vả...
    Người ta thường ví rằng, đời một con người giống như một cuốn tiểu thuyết. Cần khi đi hết chặng đường gắn bó với dương gian thì trang cuối mới đồng thời khép lại. Cứ cho là như vậy, thì Trịnh Công Sơn đã viết lên đời của mình một chương cuối cho cuốn tiểu thuyết ấy bằng máu của Tinh Thần Việt. Để chẳng có một sức mạnh vật chất nào có thể xóa được vết đời chói lòa hằn sâu trong trái tim độc giả. Như một Đoá hoa vô thường không có câu chữ nào định định nghĩa, Trịnh đã cháy bùng lên trong chính bụi vô thường ấy một cách thầm lặng đến kì lạ. Có lẽ, những điều vừa nói, là một sự chuẩn bị công phu của ý trời. Tuy nhiên, nếu nói như vậy ở chương này thì thật là lố bịch và phi khoa học. Cho nên, tôi muốn mượn đường đi của nhạc Trịnh Công Sơn, vẽ lại những nét vẽ về con người xã hội - con người của chằng chịt những mối bòng bong khó thể gỡ ra bằng sức mạnh cơ bắp, mà phải giải thoát nhờ sức mạnh của Siêu Lí Trí. Đi sâu vào tư tưởng Trịnh ta thấy rất rõ điều vừa nói, và có lẽ, chúng ta cũng nên ngầm chấp nhận với nhau một điều rằng, bất cứ một môn nghệ thuật nào, nếu xa rời lợi ích của con người thì sớm muộn nó cũng xa luôn khỏi sự chấp nhận của cộng đồng. Tất nhiên là với Trịnh và nhạc của ông, tính chất Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật hay Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh thế nào, chúng ta đều biết rõ...
    Trong những suy luận được định dạng một cách tự nhiên, tôi không giám chắc mình đã không lập lại một số ý nào đó khi tiếp cận về Trịnh Công Sơn. Vì thế, trong chương này, vấn đề tiếp cận rất rộng và không có chuẩn mực hay khuôn mẫu. Kính mong được sự góp ý và chỉ giáo. Hẹn gặp mọi người trong bài viết mới...
  6. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1

    Tặng Nhà Quản một đoạn trong Khúc Tự Tình nhạc sĩ: Hà Dũng. Những đêm mơ, nhìn dòng xe qua lại, mưa rơi, tiếng chuông gió rung lên mỗi khi có cơn gió vừa thoáng qua:

    Một chiếc nắng lung linh còn vướng bên thềm, một
    chiếc lá thoáng rơi theo làn gió nhẹ, và vấn vương một
    ánh mắt buồn gợi nhớ người xa.
    Trầm kiếp sống ru êm một chiều biển lặng,
    có tiếng khóc hoa Phù Dung một đời lạc loài, và đến sao
    những u phiền có một niềm vui.
    Ta nghe có tiếng ca cỏ cây, cuối cuộc gì phiêu bạc
    đó đây. Cuối đường đời nhng một vừng trăng khuyết
    lặng dưới kỷ niệm một thời.
    Ta nghe trong những buồn vui, cuối cuộc đời lặng lẽ
    đi qua. Lỡ bước không với tới tình đây nên bàng hoàng chạy
    trốn cô đơn.
    Ta nghe trong những buồn vui, có cuộc đời lặng lẽ đi
    qua. Lỡ bước không với tới tình đây nên bàng hoàng chạy trốn
    cô đơn.
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  8. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Không cần biết luồng tư tưởng trên từ đâu và đi về đâu nhưng, nếu không có những khúc độc thoại kiểu này Box Trịnh chỉ là một đống rác những giả nguỵ. Một đống rác mà người ta mang lên trang điểm trên một đám đông những con mắt ranh mãnh.
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác vetlantram nói ác quá. Nhưng đúng...
  10. yeutrinh

    yeutrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    tư duy Trịnh đâu có nặng nề, đâu có lập loè như thế này! ở đây tôi cảm thấy người viết đang cố gồng mình lên mà viết lấy viết để, cố tình Già hoá bản thân mình bằng những từ Hán Việt vay mượn. tuy đôi chỗ có tỏ vẻ ngờ nghệch nhưng là 1 sự ngờ nghệch giả vờ. nhiều lúc tỏ vẻ khôn ngoan nhưng ko tế nhị. cái Tôi lớn quá át hết cả ý nghĩa của bài viết. to tát quá, mà những cái gì giản dị mới thực là Trịnh, ấy mới là ?o hồn Trịnh?!
    Cái nền tảng cho sự đam mê có lẽ xuất thân từ đấy và định hình trong tâm thức một hoài vọng tìm hiểu chân lí bí hiểm, nằm sâu dưới đáy mồ nhân thế bao nhiêu năm chợt bừng thức bởi một thứ ánh sáng diệu kì nơi lòng mình.
    Trịnh ko phải là Đankô, lấy trái tim mình làm ngọn đuốc dẫn đường tìm đến ngọn nguồn triết lí. Trịnh cũng không phải là người có sức mạnh ghê gớm ?o làm bừng tỉnh? người ta bằng 1 thứ ánh sáng diệu kì. bởi thế cũng ko thể có chuyện: Như Một Cõi Đi Về đầy những dấu chân, tôi phải lạng lách để không bước lại những dấu đời đã từng in dấu. làm gì có vết xe đổ khi mỗi người có riêng cho mình 1 cõi đi về?
    Những câu chữ thể hiện cốt cách một trái tim lớn, một nhân sinh quan hình thành bởi pha lê và cát bụi...
    riêng tôi ko đồng ý với quan điểm này! nhân sinh quan trong ca từ của Trịnh Công Sơn trong cả 3 giai đoạn sáng tác không thể được hình thành từ pha lê và cát bụi được! phalê (được làm từ cát) tượng trưng cho sự trong sáng, ngây thơ, và cát bụi tượng trưng cho phù du, mơ hồ, bé nhỏ. những ca khúc của Trịnh, ngay cả những ca khúc víêt cho thiếu nhi, nhi đồng, đều thể hiện 1 sự trải nghiệm cuộc sống đến cực cùng của nỗi đau khổ và đỉnh điểm của hạnh phúc.
    Sự Sống và Sư Chết hình như đã Vô Thường qua tình thơ và ý nhạc. Người nghe tận hưởng được sự minh bạch triết học Đông Phương và dẫn lối họ ra khỏi cái gọi là Cõi Tạm. Những điều mà Trịnh tâm niệm cũng là những điều hiển nhiên trong cuộc sống xã hội, sao nghe vẫn vang vọng ý tình...
    tôi thì lại nghĩ khác. sự sống và cái chết vốn dĩ tồn tại 1 cách vô thường. mọi sự vật và hiện tượng đều luôn luôn xoay vần, luôn luôn thay đổi theo cái chu trình gọi là Sinh - Trụ - Dị - Diệt ấy. những gì mà Trịnh đã viết ko nhằm dẫn lối cho con người ta ra khỏi cõi tạm mà khiến cho cái cõi tạm mà chúng ta đang sống, đang tồn tại đó trở nên tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn và khiến cho sự sống trở nên có ý nghĩa hơn. ai chả biết Trịnh Công Sơn là 1 Phật tử. tuy nhiên, theo suy nghĩ non trẻ và có phần nông cạn của tôi, những người nghe và yêu nhạc Trịnh ko cần thiết phải cứ cho rằng âm nhạc của ông mang nặng ảnh hưởng của triết học Phương Đông hay giáo lí Phật Giáo. người ta yêu là yêu cái mộc mạc, giản đơn mà sâu sắc, mà tận thấu tâm can người ta của Trịnh, người ta nhìn vào cuộc đời trong nhạc Trịnh với con m ắt của 1 người phàm trần, một con người bằng da, bằng thịt. người ta nhìn thấy tình yêu của người ta, nhìn thấy cái chết của đồng loại người ta, thấy giọt nước mắt của những người thân của người ta. thực đến từng milimet!

    Những khúc nhạc đê mê làm cho hồn người trở nên lay động như những ngày trở mùa trở gió. Những tiếng nhạc xuyên vào lòng đêm làm bừng tỉnh các loài hoa dại. Những tiếng nhạc rên xiết bên xác chết mà vẫn ấm những hơi người nồng nàn. Những tiếng nhạc oằn đau trên nếp nhăn của mẹ vẫn da diết như điệu ca dao...
    Ca dao mẹ, Phôi Pha, Da Vàng... có phải chăng là những tiếng nhạc rên xiết, oằn đau?
    những người mẹ, những người chị, những người anh em trong nhạc Trịnh kiên cường lắm! họ đích thực là những chiến sỹ vô danh, họ là những người anh hùng! nhìn những xác chết ko đơn thuần chỉ là rên xiết xót thương, nhìn những nếp nhăn của mẹ ko thể nào là oằn đau được! thế thì tầm thường quá! đó rõ ràng là những bản hùng ca về sự hi sinh, sự đấu tranh đòi lại độc lập tự do cho cả dân tộc, và cho những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của những con người cụ thể. chính vì thế ko thể có 1 chút yếu mềm hay 1 chút tự thông cảm!
    dừng lại ở đây thôi ko thì mình cũng lại trở nên triết lí mất, hay là kẻ đi soi mói người khác!
    mỗi người đến với Trịnh 1 cách khác nhau, tất nhiên ko ít người nghe Trịnh theo phong trào. và có ai dám khẳng định mình ko nằm trong số đó? có thể lắm chứ khi người ta nghe nhạc ko chỉ đơn thuần là để cảm nhận âm nhạc. tôi thấy thương cho Trịnh khi âm nhạc của ông bị đưa ra mổ xẻ quá nhiều và cũng bị suy diễn quá nhiều. hỡi ôi, như người ta cố cất công đi tìm nguyên cớ của nụ cười bí hiểm của nàng Monalisa hàng bao nhiêu năm trời qua. cuối cùng nhờ 1 cái kính LÚP, xoay môi nàng 1 góc 90 độ, nhìn thấy 1 tấm lưng hiện ra! điên rồ! chính những Khám Phá nực cười đấy làm mất đi giá trị đích thực của nghệ thuật. thế tại sao chúng ta lại ko để cho Trịnh cùng những ca khúc của ông được yên trong tim mỗi người? ai nghe thì cứ nghe, ai yêu thì vẫn yêu và ai ko ưa thì cứ việc nghe nhạc của người khác. chỉ thế thôi. hãy sắm cho mình 1 cái headphone!
    (yeutrinh xin tạ lỗi cùng mọi người vì trẻ con mà hơi lắm lời. lâu lắm rồi ko vào box nhớ mọi người lắm, nhưng thông cảm cái, em đang thi học kì chuyên ngành! hì! chúc mọi người vui vẻ!)

Chia sẻ trang này