1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc Nhỏ Cho Những Người Vừa Mới Tiếp Cận Nhạc Trịnh Công Sơn.

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Quan_Di_Ngo, 31/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Làm sao lại đi mãn nguyện về một cái gi bên ngoài mình?Tôi chỉ mãn nguyện khi nốc một tách cafe sau một hồi nhịn khát. Vả lại tôi là một vết đen nên không có bóng. tôi mượn lời và âm hưởng người khác để nối tay vào kẻ khác, rồi sẽ mặc nhiên ngoảnh mặt...
    Điều duy nhất làm xao động mặt sông đó là một chiếc là rơi.
    Những điều Beenagirl nói thật hoằng viễn (tôi không đóng ngoặc kép) tuy nhiên một chữ "thời đại " bạn đưa vào đã dìu cái bạn khả dĩ khiến tôi có thể "mỉm cười" về một nơi tôi không nhìn thấy nữa. bởi vì sao? vì rằng nếu không có chữ" thời đại" thì hẳn nhiên mọi "vấn đề" sẽ được (hoặc bị) huỷ diệt ngay cùng một lúc và một cách tức khắc. Có nghĩa là, khi đề cập và "chịu chơi" đối với những "vấn đề " trên, ta hẳn nhiên công nhận sự vận hành "nhục nhã" của cái gọi là "thời đại". Đã như thế tại sao lại còn đứng dậm một chân trên việc "công nhận" cái "thời đại" nào đó để mà bảo rằng "ta phải biết ta sống ở thời đại nào". THỜI ĐẠI NÀO? vả chăng, liệu chúng ta có thể phân chia một cách lịch sử những vấn đề không thuộc về thời gian chăng? Ô hay, ngôn ngữ chỉ đưọc khai sinh, được phát lên và được chịu đựng trong một thời đại duy nhất. chỉ một thời đại duy nhất mà thôi. Thời nhân loại.
    TCS chỉ là một tiếng nói chân tình. và điều đó cần phải được nghe bằng một thái độ chân tình. ngoài ra khong còn gì khác.
    "Nghĩa là ?otất cả từ ngàn xưa cho đến ngàn sau? sẽ không tìm ra cái tấm lòng đó. Mịt mùng tối om thì tìm đâu ra ???"
    Mỗi người là một kẻ tư tưởng. Một cuộc chơi không ở chỗ nó tìm thấy "một cái gì",chỉ nên là cuộc chơi khi cái "mịt mù tối om" mỗi lúc mỗi dày đặc...Tất cả chỉ vì một cái "Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận" mà thôi.
    "Nên nhân gian vẫn đau thương dài dài, sự tử tế hôm kia đây lại bị đánh mất, biết là đáng tiếc nhưng sao cứ miệt mài trong cuộc đáng tiếc kia ?"
    Nếu đây là một câu hỏi tự thân, nghiã là nó không đòi hỏi câu trả lời hoặc là để xác đinh một thái độ nào đó thì nó đó thể là một dấu chấm khôn lường: Biết là huyẽn mộng ảo ảnh nhưng sao ta vẫn cứ yêu em.
    Haha.
    Tôi không cười. Đó chỉ là tiếng vọng của kẻ vừa mới cười mà thôi.
  2. nguoiyeucodon

    nguoiyeucodon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    0
    HIểu chưa đúng rồi cô nhóc bee ạ.
    Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng
    người đi tìm mãi suốt con đường tấm lòng kia

    Có nghĩa là đi tìm suốt đời một tâm hồn cùng nhịp đập hay là suốt đời đi tìm cho mình một lẽ sống đẹp .
    Mình góp ý một tí : đọc nhiều thì tốt nhưng phải có cái chính kiến của mình chứ đừng để chữ nghĩa nó chi phối từng câu chữ .
  3. nguoiyeucodon

    nguoiyeucodon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    0
    Em không thể hiểu ? Em thì dốt thật nhưng anh viết cho mọi người thì ít ra cũng phải có cái gì luận được chứ ?
  4. yeutrinh

    yeutrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    thưa bác Quan Di Ngo cùng toàn thể các bác trong box, ngay từ khi bác post những chương đầu tiên thì tôi đã viết bài ấy với 1 nỗi bức xúc khó tả. tuy nhiên sau đó vì thi cử mà tôi ko viết tiếp được nữa và cũng ko có thời gian để đọc cho kì hết những gì bác đã viết nữa. tôi là một người nghe nhạc Trịnh theo bản năng. vì thế phải khẳng định rằng tuy đọc Trịnh và nghe trịnh đã khá nhiều, tuy nhiên tôi chưa bao giờ có lối tư duy Trịnh theo 1 kiểu khá là Khoa học như bác. tôi thật sự không hiểu tại sao người ta lại cố tình hiểu cho bằng được Trịnh trong khi có thể chính ông khi viết ra những bản nhạc ấy cũng ko hề có những suy nghĩ " sâu sắc" như vậy? đã đành nghe Trịnh hầu hết vì yêu thick ca từ, song ca từ của Trịnh ai có thể hiểu thấu? tôi ko thick cụm từ " tư duy Trịnh" vì Trịnh được biết đến nhiều nhất dưới danh hiệu nhạc sỹ!
    tôi cũng đồng ý ở trong box này là những tâm hồn đồng điệu bởi biết rằng ai cũng nghe Trịnh. nhưng phải nói thật là ko phải ai cũng nghe Trịnh theo 1 cách giống nhau. nếu như bài viết của bác Quan Di Ngo để dành cho những người mới tiếp cận nhạc Trịnh thì tôi cho rằng nó hơi nặng nề và to tát.
    là thế hệ hậu sinh, yeutrinh cũng chỉ thấy " gai gai" mà vào góp ý kiến thế thôi, chứ thực sự là yeutrinh yêu Trịnh với 1 tình yêu giản dị và hình như là có thật. nhưng cũng bởi quá yêu mà có khi ko muốn " tư duy" hay cố tình " ko hiểu" để được yêu một cách trọn vẹn hơn chăng?
    cảm ơn ai đó vì đã quan tâm, yeutrinh thi xong rồi và sáng nay ấm ức vì Pháp xách vali về nước trước Hy Lạp! hic!
  5. tieulotu

    tieulotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình lang thang Box Nhạc Trịnh đã lâu ( Từ lúc mới tham gia diễn đàn này , ko biết đã đủ lâu chưa ) , do đang tìm hiểu về nhạc Trịnh ,mà nói đúng hơn là tìm hiểu cách mọi người cảm thụ nhạc Trịnh .Nay thấy mọi người nói về Trịnh cũng xin có đôi lời thiển cận ...
    Mình thích những làn điệu dân ca ,những bài ca cổ về con người và cuộc sống ,và , nhạc Trịnh .Lần đầu tiếp xúc nhạc Trịnh mình cũng chẳng ấn tượng gì ...vì từ nhỏ mình đã nghe nào Nhật Trường ,Phạm Duy ,TCS ...qua sở thích của ba mình.
    Lần đầu mình đón nhận nhạc Trịnh cũng là lần mình bị vấp ngã ,mình chỉ đơn giản thấy nó phù hợp với tâm trạng lúc đó ,gần gũi và thân thuộc... nhưng dần dần mình thấy dường như TCS muốn nói nhiều hơn thế ....có lẽ chính điều đó đã đưa mình đến đây .Những gì Quan_Di_Ngo viết khiến cho mình mở mang kiến thức rất nhiều ,nhưng mà chắc mình cũng cần một thời gian dài mới có thể lãnh hội được .... Theo mình người mới tiếp cận NT ko thể nào có những cảm thụ cao siêu đến thế ,những điều mà ko biết TCS , nếu có một người bạn tri kỷ , đã có thể hiểu hết chưa ,chứ đừng nói tới người mới biết nghe như mình .Mình muốn nói nhiều hơn ...nhưng bạn yeutrinh đã nói thay mình rồi .
    nhắn yeutrinh :bạn có những suy nghĩ rất giống mình ,ủng hộ 5* .Hic....thẫn thờ,thất dzọng ===>bùn ...đó là những gì mình trải qua khi chứng kiến PHÁP xách dzali dzề nước ,thế mà mình đặt hết niềm tin khi cá dzới thằng bạn PHÁP sẽ dzô địch .... xin được cụng ly chia buồn với bạn yeutrinh và những fan hâm mộ đội PHÁP
  6. TageOniR

    TageOniR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    ... Ngồi nghe và rùng mình, giá mà mình được gặp tất những người trên đây. Cá nhân mình ớn lạnh trước luận điệu của anh Ngô và thấy sợ lối văn của anh ấy. Anh ấy chắc hẳn đã đọc rất nhiều...
    Đã gặp, nói chuyện với một số trong họ, chợt nhận ra, net hóa ra là ảo quá rồi. Mình quá quý cái gọi là trải nghiệm như ai đó trên đây đã dùng. Cũng giá mà ai cũng sống đưọc với chỉ những cái mình đang có nhưng có dăm ba sống dựa hoàn toàn vào những cái người ta nhìn về mình. Ôi, trải nghiệm mới quý làm sao. Già đâu phải ở tuổi tác và nếu cứ ngồi yên một chỗ, đọc vài ngàn cuốn sách thì, đôi khi, dẫu 50 năm sau, trong đầu vẫn có thể là thanh, thiếu niên xuân xanh. Hoang tưởng lắm. Trẻ cũng ích gì. Nhưng sao cứ mong mải luận điệu người già. Cũng biết là mật rất đắng. Cũng biết là attiso lúc đầu rất đắng, uống nhiều rồi sẽ thấy ngọt. Nhưng ai đã uống, đã tình cờ uống, đã phải uống, hay là uống nhưng đã bỏ qua xúc giác của lưỡi mà cho nó xuống thẳng cổ. Lúc ấy, đắng làm sao được. Ai cũng mong đưọc người ta hiểu mình, chia sẻ cùng mình, nhưng tiếc thay...
    ?oCon không sợ như lời phân, bày thống thiết của câu thơ: ?oỞ chỗ nhân gian không thể hiểu? vì con không ở...chỗ đó. Nhưng thưa cô, con sợ, rất sợ họ hiểu theo...cách của họ.?
    (Trích Tùy bút Du Tử Lê)
    Bản thân mình rất yêu đoạn này, nó làm mình yêu hơn về một thời, cũng chẳng là bao, được sống với rất nhiều mức độ của cảm giác. Bản thân mình cũng quá yêu nhạc, bởi cảm giác gì trong mình, ở bất cứ lúc nào, các nhạc sĩ cũng đã đi qua và đã diễn đạt rất hay, rất thật, và nơi đó, mình luôn có sự chia sẻ. Nhạc Trịnh Công Sơn là một phần trong đó. Đã và sẽ chia sẻ cùng mình.
    Đi hẹp, đường dài mới thấy khó làm sao.
  7. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Thiên hạ xuôi xuôi ngược ngược, khệnh khạng kềnh càng
    Còn ta, ta hồn hồn ngạc ngạc ca hát như trẻ thơ
    Hãy để cho trẻ thơ tới bên ta, chim chóc tới bên ta
    Các ngươi hãy gột rửa cái thói học đòi bác học điCác người hãy mù loà đi và các ngươi sẽ không còn tội lỗi

    thích câu này lắm, nó chằng dính dáng gì đến triết học, Bồ Tát, Jesus hay Heidegger và cả Du Tử Lê gì hết. Tất cả đều là
    Zero với Zero, anh vì câu này nên khá hơn, Zero rưỡi
    Thân mến, cái Thời đại mà con người thốt ra chỉ là những tiếng vang đày đoạ ...>>> "Đi ra ngoài ngôn ngữ, Thi Nhạc TCS là một thứ rác " Ra ngoài ngôn ngữ đã là vô ngôn, vậy còn mặc sức luận lý gạt gẫm người ta làm gì, nên mới có kẻ như em nhảy vào vòng luận lý đó mà đú đỡn hơn thua
    À Mua vui vài ba quyển sách Khổng Tử Lão Tử Trang Tử mà Ích gì, ngồi đọc Tuỳ bút của Du Tử là đủ, ngẫm lại mấy cuộc Cách mạng Văn hoá của thằng Tàu hay bọn học đòi An Nam nhà mình thế mà hay Tageonir nhỉ, đem đốt hết đi haha
  8. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    "Tất cả đều là Zero với Zero, anh vì câu này nên khá hơn, Zero rưỡi "
    Bạn đủ thông minh để biết rằng bạn đang mắng tôi. điều đó cũng có làm tôi khó chịu nhưng không đến mức độ trầm trọng, vi ít ra là tôi chưa bao giò đối với bạn như thế, từ trưoc đến sau. Có điều mượn lời người ta để mắng mỏ kẻ khác, tôi không thich, vi như thế thì đương nhiên là làm hại cho người mình vừa trích dẫn, như thế đâu có thể nói là người có trách nhiệm được. bạn đọc BG và cảm khái BG, lẽ nào không hiểu được điều nguy hại đó? Những người đó, họ là thánh nhân, minh đâu có đưọc cái cốt cách đó, vậy thi cũng đừng nên bắt chước ho mà ăn nói nguy hại. Nietzsche nói "Chúa đã chết" nhưng chúng ta phải biết nghe ra là Chúa vẫn sống. nếu không biết nghe ra như thé chúng ta khong sơm thì muộn cũng là những kẻ loạn luân thôi. Sự lựa chọn, tuỳ chúng ta.
    Tôi dễ dàng thấy ra giọng nói của bạn. điều đó đã trở nên "quan trọng".
    Can đảm là một đức tính không thể bắt chước được. Cũng vậy, trong bàn rượu không phải ai cũng biết uống rượu. Bạn có thực sự là người có thể uống tử tế cho hết một ly rượu không?
    Tôi không chắc, noi nang nhu bạn luc này, đốt sách đi thì lấy gì mà sống.
    Về TCS.
    "Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được Nietzscche chừng nào chúng ta chưa khởi sự suy tư" (M.Heidegger), măc dù những tác phẩm quang trọng nhất của Nietzsche đều là những vần thơ.
    Bởi chỉ có một ngọn lửa khả dĩ đốt cháy được sách vở, đó là ngọn lửa suy tư trong tư tưởng, chứ không phải là Thiền - một thứ ảo ảnh của ngọn lửa mà thôi.
    Câu nói trên của M.H cũng có thể nói về TCS. Không có gì là khập khiễng, nếu Nz dịch chuyển về TCS va nhưng Kẻ tsuy tư dịch chuyển về chúng ta.
  9. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Một ngày như mọi ngày, đau nặng từng lời nói ..
    Tôi thích con Zero và con Zero rưỡi của BG, nhưng BG không phải mắng mỏ ai khác hay cái sự tưởng bị mắng mà tôi dành cho anh. Ngược lại tôi luôn rất trân trọng.
    Anh đã xuất phát rằng "Đi ra ngoài ngôn ngữ, Thi Nhạc TCS là một thứ rác " , điều tôi băn khoăn mãi anh biết không. Ai đó không hiểu, tôi không hiểu và tệ hơn nếu anh không hiểu anh đang nói gì. Đó là con Zero thứ nhất
    Nếu bàn ra khỏi ngôn ngữ, tuyệt nhiên là anh chỉ có chết hoặc anh là một sơ sinh, vậy lúc đó, nhạc Trịnh Jesus Như Lai Nietzche, rác đều như nhau cả, tất nhiên cả lời tôi và anh . Nhưng vì không phải thế, anh và tôi vẫn đối diện và hai ta không thể đi ra ngoài ngôn ngữ. Anh đã tuyên bố trái với quy luật, đó là con Zero thứ hai
    Nguy hại ? Anh không thấy tuyên bố trên của anh là một cái Tát hay sao. Có thể bây giờ đạo hạnh người ta không đủ để hiểu những gì anh nói, vậy ẩn số mà anh nói nghìn năm sau sẽ tìm ra chăng ? Tôi chắc chắn là không? Điều tôi cần là sự giải thích về bài khởi sự của anh, nếu không nó sẽ thành một thứ lộng ngôn nhưng vô hồn.
    Và tôi ý thức mình cũng là 2,3 con Zero cọng lại
    Còn nữa, Chúa chết rồi, tôi tin ông ta là người kế nhiệm haha

  10. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Không lẽ bạn lại muốn tôi nói một cách thô thiên như vầy :
    Thế nào là "Đi ra ngoài ngôn ngữ"? "Chết" chăng? chưa chắc thế, vì khối kẻ "vừa chết xong" thì đã chui ngay vào cõi gầm thét hơn của ngôn ngữ. "Sơ sinh" chăng? chỉ là luận điệu "học làm con trẻ", "sơ sinh" chỉ là tiếng ú ớ bắt đầu của ngôn ngữ, Chết chỉ là tai nạncủa ngôn ngữ. "Sơ sinh" chi là sự đói khát của ngôn ngữ. đó cũng là cái chúng ta chưa nghe ra được ở lời của Lão vậy và như thế tự đánh lừa mình. Chỉ có một bước chân duy nhất khả dĩ có thể "đi ra ngoài ngôn ngữ" đó là bước chân "khởi sự suy tư". hãy thử xem.
    "Đi ra ngoài ngôn ngữ", có nghĩa là ngôn ngữ vẫn còn đó, đi ra ngoài để vẫn sẽ làm cuộc hợp tấu với ngôn ngữ. trong cuộc hợp tấu, người ta vẫn luôn nghe ra mỗi bước sóng riêng biệt nhạc cụ, trong cái điều kỳ là là: âm thanh ở đó nghe ra như là duy nhất. Như thế, ngôn ngữ chỉ có lý do tồn tại nếu nó đang hợp tấu vói suy tư.
    Tôi không thần thánh để dám nói tới hai chữ "vô ngôn". Bạn có thấy điều đó?
    Trong sự tràn bờ của suy tư,lời trịnh trở nên "nhỏ nhoi". Trong cơn tư tưởng, "triết lý" (TCS) cũng trở nên "vô nghĩa" Vậy thì sự suy tư trở lại về cái vô nghĩa cũng không có nghĩa gì cả. thế nhưng tại sao lại phải cứ "suy tư"? đó là bổn phận tái lập cảu kẻ tư tưởng, ở đây là của người nghe nhạc TCS. Bổn phận của người nghe nhạc đọc thơ đó là phải sống lại cái suy tư của kẻ trước đó, qua ngôn ngữ, cũng như TCS đã sống lại suy tư cảu kẻ khác. Nếu không tất cả sẽ im bặc như "một chiếc lá rơi". có thể đó là một cảnh giới nào đó của "Thiền". Nhưng, Thiền lại là một cảnh tượng chết chóc của văn chương và thi ca.
    "Đi ra ngoài ngôn ngữ" là đi vào suy tư. Tôi không nói tới "vô ngôn".
    Đi ra là để trở lại. không giải thoát, đó cũng là tối hậu của
    Đạo vậy.
    mấy cái thứ rác tôi xả ra, có nhiều thứ để chọn nên tôi gọi nó là ẩn số. Rác nào mà không là rác? nhưng cũng chính vì thế, tại sao khong chon một thứ rác tử tế? "Tử tế " lại không hẳn là một cái thái độ chết cứng, không phải hễ nói tử tế là đã tử tế. xét cho cùng tử tế cũng lại là một cơn suy tư tiếp tục. "Tử tế" là một con đường chứ không phải một cái đích để người ta dừng lại và nói: tôi đã tử tế.
    về sự "cưỡng bức":
    Nơi đau có ngôn ngữ ở đó đã có sự cưỡng bức. nói cách khác, cưỡng bức là mọt đặc tính của ngôn ngữ. Vậy thì vẫn đề không phải là,một cách vô ích, không cưỡng bức. mà phải làm sao để sự cưỡng bức đừng là một sự cưỡng hiếp.
    (hãy đọc lại những lời yeutrinh viết để xem đó có phải là một sự cưỡng bức hay không? và hãy đặt nó bên cạnh sự cưỡng bức của Quan-di-ngo....để thấy rõ hơn những điều khó thấy...Tôi cũng đã có trích ra một đoạn cưỡng bức , nếu không muốn nói là khủng bố, của yeutrinh, nhưng đã bị xoá mất...Tôi không gây hấn với Yeutrinh, chỉ là đối diện một tí với Beenagirl)
    Đau nặng từng lời nói. Thấy Biết được như thế cũng là một sự can đảm.
    Viet cung la dể uống cho hết ly rượu của một bữa tiệc người ta bày dở dang. Nhưng kẻ uốngrượu "tử tế" không đưọc phép tự mình nốc cạn một cách quyết định. Rượu vẫn rót, đó là nỗi chết của kẻ uống rượu vậy.

Chia sẻ trang này