1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gốc rễ của khổ ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi alat1977, 01/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Lạ nhỉ , cái này mình cũng có xem xét nhưng ko thể hiểu được .
    Bạn nào giỏi về phật giáo chỉ giúp mình 1 số thứ .
    Thứ nhất là nói đến gốc rễ của sự khổ , theo ý kiến cá nhân mà nói thì nên nhìn điều này theo nhiều lăng kính khác nhau .
    Dưới lăng kính của con người bình thường , chơi lô tô cả tuần ko trúng --> khổ .
    Dưới lăng kính của y học : bị bệnh ko khỏi --> khổ .
    Tâm lý học : đâu có gì là khổ đâu, tự bạn ám thị là bạn đang khổ .
    Thiền : bạn khổ vì tâm bạn dao động .
    Vật lý học : có 1 lực lớn quá sức chịu đựng đang tác động vào bạn --> khổ .
    Phật giáo : Tham sân si chưa hết, túc duyên , định nghiệp vẫn chưa được hoá giải . Duyên xưa đến nay phải trả .
    Tử vi : sát tinh vây hãm ,ko có khoa hoá giải -- > chết chắc .
    Mỗi trường hợp phải dùng 1 lăng kính thì mới tìm ra cách giải quyết , mình nghĩ thế . Tuy nhiên sự kết hợp của nhiều lăng kính đôi khi tìm ra gốc rễ . Thí dụ chữa bệnh mãi ko khỏi , do bẩm sinh tiên thiên yếu , học khí công --> khỏi .
    Mình có nghe 1 bài của phật giáo nói về việc tự hoá giải nghiệp xưa , tuy nhiên nghe xong vẫn thấy chung chung . Nói về tụng kinh , niệm phật , hay đi bố thí , làm việc thiện ngoài việc cải thiện phúc nhưng chủ yếu là để có cái tâm an bình khi trả nghiệp .
    Theo ý kiến của các bạn , có cách nào để trong 1 trường hợp cụ thể có thể tìm ra chính xác cái nhân nó nằm ở đâu ko nhỉ.
  2. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Thực ra người đời không chịu tin thôi, chứ gốc rễ của khổ là do vô minh, dẫn đến lòng tham.
    Bây giờ chơi lô tô cả tuần không trúng, chưa chắc đã khổ, chơi lô tô không trúng chỉ khổ khi bạn muốn trúng mà không trúng được. Người đời cho rằng nghèo là khổ, xấu là khổ, dốt là khổ, bệnh là khổ, thật ra không phải. Nếu bạn đang muốn kiếm lí do để nghỉ việc, xin tiền, kiếm tiền bảo hiểm.. thì khi đó nếu bạn ốm được bạn sẽ rất mừng. Bạn ốm chỉ khổ khi bạn không muốn ốm mà ốm, tức là phải có sự ham muốn đằng sau thì mới khổ.
    Phật định nghĩa: cầu không được là khổ, yêu thích phải xa cách là khổ, oán ghét phải gặp là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ. Cách định nghĩa này mới chính xác, chứ kiểu chơi lô tô không trúng mà khổ là kiểu không biết gì rồi. Kể cả bệnh chết chưa chắc đã khổ, vd bạn muốn trả thù, bạn làm kẻ thù chết còn mình bệnh nằm liệt giường bạn vẫn sướng quá đi chứ, làm gì có chuyện khổ ạ?
    Nhân của khổ trực tiếp là do ham muốn. Cứ có ham muốn là khổ, và không có ham muốn là không khổ. Nhân của ham muốn là vô minh.
    Bạn cứ thử chiêm nghiệm trên chính cuộc sống của mình ấy, chứ cứ nghe lỏm theo kiểu vật lý học, tâm lý học, thiền thiếc thì chỉ là ôm một đống chữ thôi, có hiểu gì đâu? Chẳng lẽ lúc bạn khổ bạn không biết là khổ, phải đợi người khác nói bạn khổ thì bạn mới tin? Lúc bạn sướng mà người khác nói bạn khổ chắc bạn cũng tin luôn nhỉ?
    Điều đầu tiên là cần phải biết khổ, khi khổ thì biết là khổ, khi không khổ phải biết là không khổ. Khổ còn chưa biết là gì thì chỉ toàn nói leo thôi
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Trong một trường hợp cụ thể, muốn biết nhân của khổ thì phải biết được chính xác, mình muốn gì. Người ta nhiều lúc chẳng biết mình muốn gì nữa cơ. VD có cô gái thích một chàng trai, hết phim mới biết hoá ra không phải, mà chỉ là thích chinh phục, đại loại thế, tức là không biết mình muốn gì
  4. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc , bác này lý thuyết khiếp , Bác cứ bỏ 5 triệu vào con 55 ý đánh liên tục cả tuần ko trúng xem , mặt trả dài như cái bơm ý .
    Còn bệnh tật thì khỏi tất nhiên là mừng, hết khổ rồi , nhưng mình đang nói lúc bị cơ mà ,làm sao mà bác cứ nhầm nhọt sang trồng trọt .
    Nguyên nhân của khổ là do ham muốn , bác định nghĩa thế mình cứ thấy thế nào ý . Nó chỉ là một trong những nguyên nhân thôi . Như Phật cũng nói là có nghiệp rồi còn gì nữa . Đâu phải là được chọn nơi sinh làm con nhà đại gia đâu .
    Mình đi theo hướng tìm gốc rễ là có ý tìm ra nguyên nhân để nhổ cỏ nhổ tận gốc . Chứ sướng khổ mình nghĩ là do tâm từng người mà ra .
    Giờ bạn đi xe đạp nhưng tất cả mọi người đi xe đạp --> ko khổ . Tất cả đi xe may --> quá đau lòng , tất cả đi bốn bánh --> thôi thì đập đầu vào tường chết quách đi cho rồi .
    Thế nên mặc dù nguyên nhân là cái xe đạp , nhưng từ nguyên nhân đó dẫn đến việc bạn khổ còn do tâm của con người nữa . Ai luôn lạc quan sẽ khổ ít , ai bi quan sẽ khổ nhiều . Thế nhưng lý thuyết của bác đưa ra mà nói là làm hết khổ bằng cách điều chỉnh tâm của con người .
    Còn mình nghĩ phải giải quyết cả 2 mặt , đem cầm đồ cái xe , làm tiếp quả lô tô , trúng đem tiền mua Mẹc :D . Trượt thì chuyển sang cách , ở đời còn nhiều người khổ hơn mình , phải có vô minh .... .
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Làm gì có cái nguyên nhân nào là cuối cùng; các vị cứ cho rằng gốc rễ của khổ là Vô Minh; nói như Phật nói; phán như Thánh phán? Thử hỏi nguyên nhân của Vô Minh là gì?
    Đừng có nói là do không hiểu rõ cái này cái nọ? Thế vì sao lại không hiểu rõ; đừng có nói là do chưa được học hay chưa từng trải... đấy đấy sau cái Vô Minh cuối cùng còn mấy cái nữa đấy! Lắm cái cuối cùng thế!?
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0

    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 10/12/2007
  7. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Thay cho việc tìm gốc rễ của khổ,
    Hãy tìm nguyên nhân của Hạnh Phúc.
    OM MANI PADME HUM
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tìm ở đâu?
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Toàn là những câu hỏi ngớ ngẩn của thế gian, thật là có khiếu hài hước
    Người đời rất buồn cười, buồn cười hết sức. Họ không muốn lao động, lại muốn có kết quả của lao động, không muốn đi học, lại muốn được điểm cao, không muốn làm việc, và muốn thu nhập cao, muốn thành công.. Và nếu họ đau khổ, họ kêu trời, họ đổ cho số phận, định mệnh, đổ cho hoàn cảnh, cho bản thân, cho bất cứ cái gì có thể đổ lỗi được
    Nếu có máy tính trước mặt bạn không hài lòng, không có máy tính trước mặt bạn cũng không hài lòng, nếu thế thì có lẽ tôi là ông trời tôi cũng chẳng thể giúp gì cho bạn được. Bạn có thấy như vậy là mâu thuẫn không? Vậy mà người đời thường mang trong mình những ước muốn mâu thuẫn như vậy. Họ không muốn làm việc và muốn thành công, khi làm việc thì họ muốn nghỉ, còn khi nghỉ thì họ sợ không đạt được kết quả, dù thế nào họ cũng phải đau khổ. Không muốn đi học nhưng lại muốn học giỏi, với những ước muốn ngang trái như thế thì ai có thể giúp được họ? Và mọi người trở nên mệt mỏi, căng thẳng, stress,.. họ chạy trốn bằng cách đi chơi, nghe nhạc, xem phim, shoping, dancing, tiệc tùng,.. bất cứ cái gì giúp họ quên đi, giải thoát gánh nặng. Hồi phục rồi họ lại bắt đầu quay lại cái nhà tù của mình, làm việc trong khi không muốn làm việc, mà chỉ muốn thành công. Đó chính là sự khởi đầu của gian trá, lừa đảo, thủ đoạn.. nhưng vẫn không thoát khỏi được cái vòng đau khổ
    Chỉ có cách gỡ bỏ những mâu thuẫn đó đi thì mới có thể sống yên ổn được. Hoặc là muốn học giỏi thì bỏ ý muốn không đi học đi, hoặc là không muốn đi học thì bỏ ý muốn học giỏi đi, làm sao có thể giữ cả hai được? Nhưng mà con người vẫn luôn chỉ thích làm việc theo ý mình, bởi vì bỏ cái gì thì họ cũng không muốn. Thế đấy, và cần gì đến bói toán, tôi vẫn biết là họ sẽ phải kêu trời lên thôi.
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bất cứ ở đâu có đau khổ, ở đó có ham muốn. Nếu nói rằng bạn ham muốn vì bạn không hài lòng với hoàn cảnh, nói như vậy thì nghe có vẻ dũng cảm quá, bạn đang đấu tranh với hoàn cảnh cơ đấy, ham muốn của bạn thật chính đáng, đúng vậy. Thật ra thì phải nói, bạn không hài lòng vì bạn muốn một cái gì đó. Vì bạn muốn nên bạn không hài lòng, đó là sự thật
    Tôi không nói rằng ham muốn là đúng hay sai, tốt hay xấu, tôi chỉ nói rằng ở đâu có đau khổ ở đó có ham muốn và ngược lại. Đó là sự thật, bạn có tin hay không thì tuỳ. Hoặc bạn có đọc hết sách ở trên đời, hay cứ đợi nghe mọi người bình luận nhiều chiều, cho nó có vẻ gì đó khách quan và khoa học
    Thực ra đối với mọi người bình thường cũng tương đối khó để nhận ra ham muốn là đau khổ, bởi vì quá trình của tâm diễn ra khá nhanh và phức tạp. Khi bạn muốn một cái gì đó, tức là bạn đang không hài lòng với hiện tại. Bạn muốn có một chiếc ô tô chẳng hạn, bạn sẽ tưởng tượng ra mình ngồi lái, mình đứng cạnh, mọi người sẽ nói về bạn, nghĩ về bạn thế nào, vân vân, bạn đang bay ở trên mây. Thật tuyệt vời!!! Đúng vậy, không ai nói đó là khổ cả, và đó cũng không phải ham muốn, chỉ khi nào ham muốn khởi dậy, lúc đó mới là khổ.
    Trong thực tế quá trình ham muốn luôn gợi lên những vui sướng đi kèm, những thực tại ảo do bạn tự tưởng tượng ra, sống trong đó, cho nên mọi người không nhận ra được nó là đau khổ. Nhưng bản thân ham muốn là đau khổ. Ham muốn và sự hoan hỉ đan xen nhau, nên rất khó để nhận ra, đôi lúc là rất nhanh. Sự vui sướng đó gần như một giấc mơ, có điều nó không mạnh bằng, nhưng nó vẫn tạo ra một thực tại khác, bạn sống với chiếc xe trong tương lai, tiền trong tương lai, danh dự trong tương lai, món ăn ngon trong tương lai, âm nhạc trong tương lai, hay những cảm giác xúc chạm trong tương lai, được tưởng tượng ra trong hiện tại. Và quay lại thực tại là gì, là không có những thứ đó, và bạn muốn, và đó là đau khổ. Tiến trình này khá nhanh và phức tạp, đó là những gì mà tôi cảm nhận được.
    Tham là muốn một cái gì đó có mặt, sân là muốn một cái gì đó biến mất đi, và si là không biết cái gì đang xảy ra. Bản chất của tham lam và sân hận đều là không hài lòng và muốn một cái gì đó, là bất hạnh và đau khổ. Nó bắt nguồn từ ngu si, tức là chẳng biết gì cả Chẳng ai thấy tham lam và sân hận là đau khổ, nếu bạn nhìn trên đối tượng của nó. Khi bạn tức giận một ai, bạn nhìn trên đối tượng, bạn nghĩ bạn đánh họ, trả thù,.. đại loại thế. Ngay khi nghĩ như vậy bạn đã một phần nào thoả mãn với một thực tại khác. Và khi bạn hài lòng với nó, làm sao bạn thấy sân hận là đau khổ được? Bởi vì quá trình của tâm tương đối nhanh và phức tạp, nên bạn không thấy được cái ý muốn, hay là bản chất của đau khổ ở đó. Nó đã bị che lấp bởi những cảm giác khác, nó núp ở đằng sau, thoát ẩn thoát hiện và đổ lỗi cho chúng. Đó là bởi vì tham lam và sân hận bắt nguồn từ si mê, không biết cái gì đang thực sự diễn ra

Chia sẻ trang này