1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gốc rễ của khổ ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi alat1977, 01/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bạn có biết khổ là gì không? Đa số mọi người không biết khổ là gì đâu, họ phải đi hỏi mọi người, hỏi bác sĩ, hỏi nhà khoa học, hỏi nhà sư, hoặc là đi hỏi một ai đó..
    Có thực sự bạn không biết khổ là gì không? Nếu quả thật cần phải hỏi mới biết được khổ là gì, thì tôi sẽ không hỏi một ai về khổ cả. Như vậy tôi sẽ không phải biết khổ, và tôi sẽ không khổ.
    Mọi người đều tự họ đã biết khổ, cho đến một con chó, một con mèo, một con thú đều đã tự nó biết khổ. Điều đó đâu cần ai phải dạy, một con thú, (*) tự nó đã cảm nhận sợ hãi, thèm khát,.. hay sợ hãi không phải đau khổ? Bạn thử sống trong sợ hãi một thời gian xem. Đó là trí tuệ tự mọi người đã có, mọi loài đã có, trí tuệ biết rằng khổ. Chân lý thứ nhất của Phật chẳng phải khổ là gì sao? Và bậc Thánh chính là người đã biết như thật chân lý đó sao? Vậy tại sao mọi người lại phải tìm ở nơi người khác phân tích, suy luận, đánh giá nhiều chiều, khách quan, thế nào là khổ? Nếu với cảm giác gì đó, bạn có thấy khổ không? Nếu không thì kệ mẹ mọi người gọi nó là khổ đi, còn nếu nó là khổ thì kệ mẹ mọi người gọi nó là sướng đi. Hay là bạn không cảm nhận được khổ, thế thì bạn sướng quá rồi. Trí tuệ của bạn tự nó đã biết cái gì là khổ hay sướng, sao còn phải đợi đứa nào nữa, đợi Phật à? Phật hiện xuống hỏi, thế con còn muốn gì?
    Trí tuệ tự nó đã biết rõ về đau khổ, chẳng cần ai phải dạy, chẳng cần phải thêm cái gì từ bên ngoài cả. Đau khổ, nó biết là đau khổ, không đau khổ, nó biết là không đau khổ. Nếu cần phải học mới biết đau khổ, tôi xin là người bỏ học đầu tiên. Nhưng tại sao bạn lại không biết? Tại vì bạn bị ham muốn che lấp, bạn luôn muốn tìm kiếm bên ngoài, định nghĩa của những người có uy tín, nhà khoa học, Phật, Thánh, Chúa, đám đông, hoặc ai đó..
    Nhưng dù bạn có biết trên danh nghĩa, trên lời nói, trên định nghĩa hay không, trí tuệ của bạn tự nó vẫn biết rõ đau khổ. Dù loài thú không biết định nghĩa về đau khổ, nó vẫn đau khổ, và bạn cũng vậy. Chính vì vậy mà bạn biết đau khổ, trí tuệ luôn tự có sẵn và hiển hiện, có điều bạn luôn gạt nó đi và không tin tưởng nó. Cũng vậy, trí tuệ tự nó đã biết nguyên nhân của đau khổ rồi. Bạn còn định tìm kiếm ở đâu?
    * Tất nhiên đây hoàn toàn là suy diễn, tôi không phải con thú để biết nó có sợ hãi hay không, hay nó chỉ thể hiện ra bên ngoài như vậy còn bên trong là một cỗ máy trống rỗng.
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Pó tay bạn này . Bạn chỉ biết ôm lý thuyết để nghĩ là mọi người đều tầm thường thôi . Có những người thế này nên mới chẳng thể phát triển được .
    Ham muốn có thể là nguồn gốc của khổ như bạn nói . Nhưng phải để ý 2 điểm .
    Thứ nhất là ham muốn cũng là nguồn gốc của hạnh phúc .
    Thứ hai là sinh ra đã ở Afganistan --> ko khổ mới là lạ . Chẳng nhẽ bảo mấy đứa trẻ rằng mày phải ko có ham muốn ăn , ngủ như những đứa trẻ bình thường àh . Trong nhiều trường hợp , cần thông cảm cho những người đổi tại số phận vì thực tế là như thế , ko phải cái gì cũng thay đổi được đâu .
    Người ko muốn lao động ư , tất nhiên là có rất nhiều rồi . Và nhiều nhất là những người chẳng có tí ham muốn nào ý . Họ chẳng muốn có nghề nghiệp tử tế --> học lên cao để làm gì . Họ chẳng muốn giàu có --- > làm việc nhiều để làm gì . Ai cũng nghĩ cần sống và đủ ăn là được rồi --> xã hội chỉ có đi xuống dốc là nhanh .

    Mình ko phủ nhận chuyện mâu thuẫn giữa ham muốn + ko thể đạt được sinh ra đau khổ . Nhưng cần phải hiểu việc chấp nhận đau khổ như là 1 việc hoàn toàn tự nhiên của đời sống , ko thể tránh né nó được . 1 người phải thấu hiểu nỗi khổ tương tư, ngày đêm mong nhớ thì khi gặp lại mới thấy được niềm hạnh phúc lơn lao . Còn ko chịu được chút khổ tương tư mà đi luôn với anh khác thì chẳng bao giờ thấy niềm hạnh phúc này . Một người phải chấp nhận nỗi khổ của việc học hành vất vả, bao ngày lăn lộn thì mới hưởng trọn vẹn niềm vui của thành công .
    Ko phải người nào ngoài đời đi tu cũng đắc đạo . Sở dĩ kẻ nào sinh ra đã mang định mệnh gập ghềnh , cả cuộc đời chỉ gặp nghịch cảnh và chông gai thì thường có ý định nương tựa cửa phật và dễ đắc đạo . Vì thế nên lý thuyết của phật có lẽ ko thể trong bất cứ trường hợp nào cũng áp dụng .Vì như thế sẽ làm cho xã hội khó phát triển khi mà mọi người từ bỏ mất tham ,sân , si .
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Cô bé ơi mình không có ý tranh chấp gì với bạn đâu, tại sao bạn lại muốn thuyết phục mình?
    Mình viết ở đây là chia sẻ với những người đã có một chút hiểu biết rồi cơ bạn ạ, toàn là những người đau khổ bất hạnh chỉ biết có ôm lý thuyết suông mà chê người khác tầm thường thôi. Trình bạn cao bạn lo phát triển xã hội thì mình không với tới được bạn ạ
    À, mình nói ham muốn là khổ chứ không nói ham muốn mà không đạt được mới là khổ, bạn lần sau đọc cho cẩn thận nhé, không hiểu lầm người khác tội nghiệp lắm
  4. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì kết lại chắc là do lựa chọn mỗi người .
    Nếu 1 đứa bé đi qua nhìn thấy 1 cái kem dâu to ngon lành . Chắc nó sẽ muốn ăn lắm . Muốn --> khổ . Đòi mẹ nó thì ko được . Mà ko được ăn thì lại khổ --> lại phải đòi . Đúng là 1 cái vòng luẩn quẩn .
    Trong trường hợp đó thì hoặc là đạt được thì sẽ hạnh phúc ( kem ngon mà , mát lạnh ) . Nếu ko thì phải ngậm ngùi chia tay cái kem trong thương tiếc . Nhưng nếu quên đi, tức là ko có ham muốn nữa -- > hết khổ .
    Như vậy là sẽ có 2 lựa chọn cho con người , hoặc là chiến đấu để dành lấy trong thực tế , hoặc là chiến đấu trong tâm để tiêu diệt ham muốn . Tuỳ từng trường hợp cụ thể thì 1 con đường sẽ dễ dàng hơn .
    Vấn đề nắm bắt cho được con đường nào là phụ thuộc vào nhận thức của cá nhân . Điều này ko hề đơn giản , nhất là ở Vn , mấy ông già sắp chết rồi vẫn còn muốn leo cao .
    Có khi việc cố gắng để dành lấy lại tạo ra hạnh phúc lâu dài về sau , có khi việc từ bỏ ham muốn xoá đi những chuỗi ngày tai hoạ . Điều quan trọng đôi khi lại nằm ở số mệnh, tính cách mỗi cá nhân . Kẻ có nhiều tham vọng ắt sẽ chọn cách thứ nhất dù nó gập ghềnh , kẻ an phận hoặc có cơ duyên cửa phật thường chọn cách thứ 2 dù nó nhàm chán .
    Hi hi, ko phải mình có ý thuyết phục bạn đâu , mà là thấy bạn nghiêng về 1 phía quá , cái con đường thứ 2 ý . Thành ra thiếu tổng quát , nên lanh chanh tí thôi . Ko hiểu biết về phật pháp thành ra nói linh tinh , khi nào biết thêm 1 chút sẽ tranh luận thêm với bạn .
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Mình thừa biết là bạn chả hiểu mình nói cái gì cho nên mình không muốn giải thích với bạn.
    Mình chỉ nêu lên sự thật, ham muốn là đau khổ, còn lại cái gì mà chiến đấu trong tâm để tiêu diệt ham muốn, với cả con đường 1 con đường 2, toàn là bạn tự suy luận ra cả thôi. Bạn tưởng mấy cái suy luận con con của bạn thì không ai biết đến chắc? Ở đây là nghiêm túc, bạn muốn lanh chanh khoe hiểu biết thì mời ra chỗ khác. Thế nhé!!!
    PS: mà mình chẳng nói gì về Phật pháp cả, xin lỗi, kiểu người như bạn có học cả đời cũng chẳng hiểu được đâu
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình ủng hộ tranh luận. Tranh luận tay 3 nhé ?
    Dạo này box vắng hoe, mình thích cùng nhau tranh luận về một vấn đề hơn là nói về nhau.
    Nh thấy 2 bác đều có luận cứ rõ ràng. Tuy là tranh luận nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau.
    @Truanang: theo Nh thì để quên đi cái ham muốn ấy cũng là khổ lắm đấy.
    @Lemd: - Bác thấy ham muốn là gốc của khổ, vậy gốc của ham muốn là đâu ?
  7. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hi hi , đúng là mình cả đời cũng chẳng hiểu bạn nói được cái gì . Cái mình nói là lanh chanh , trẻ con ko đáng để bạn để tâm . Okie .
    Nhưng đấy là nói về con người , phải có luận cứ thì mới phủ nhận được nhau chứ .Thế nó mới mang tính khoa học .

    Này nhé, mình ko bảo là bạn sai , ko phủ nhận ham muốn là nguồn gốc của đau khổ . Nhưng đơn giản là nó ko tổng quát . Có nghĩa là nó thiếu xót , còn thiếu xót như thế nào thì mình đã trình bày ở trên .
    1 là ngoài ham muốn ra cũng có những nguyên nhân khác làm con người đau khổ . Bạn cũng nói sợ hãi là khổ phải ko . Vậy có kẻ nhốt bạn vào chuồng sư tử bầu bạn với nó .Hay bị bệnh sợ độ cao bắt đứng trên wincom ngắm hà nội .. Ko lẽ là do ham muốn .
    2 là đôi khi ko có ham muốn con người cũng đau khổ chẳng kém đâu

    Bác Nhân pro quá , 1 câu là hiểu đúng bản chất nó nằm ở đâu . :D . Quên đi ham muốn là khổ mà . Thế nên mình mới làm bài toán 2 con đường là vì thế . Cái nào ít khổ hơn thì chọn , làm có chuyện cái gì cũng là bánh bọc đường đâu , bác nhỉ .
    Mình nêu ra 1 chút ý kiến của mình về khổ như sau :

    -- Đau khổ , nghĩa đen là đau , tức là những cảm giác đau đớn mà thân xác nhân được . Vẫn suy rộng từ nghĩa đen ra , nhưng ngoài cảm giác đau ra, còn có cảm giác khác như : giận dữ , khó chịu , ghen tuông , hờn dỗi , chán nản , mệt mỏi, đói , khát ở một mức độ cao cũng được hiểu theo nghĩa này . Tức là những gì negativ mà thân thể nhận được ở 1 ngưỡng nào đấy thì gây ra đau khổ .
    -- Nguyên nhân , cái này khó có thể suy ra tường tận được vì nó quá đa dạng và phức tạp . Nhưng theo mình cái nguyên nhân quan trọng nhất nó nằm ở 3 nguyên nhân chính
    1 là do bản chất của từng cá nhân :
    Ngưỡng chịu đựng của mỗi người là khác nhau , thế nên trong cùng 1 trường hợp với người này là chuyện bé như con tép thì kẻ kia mất cả buổi tối nằm khóc . Nếu bạn là người yếu đuối bị kẻ khác tát --> đau khổ + khóc , ngược lại thì ban tát lại nó 1 phát -- > cũng có tiếng khóc nhưng ko phải của bạn .
    Người nào chịu khổ quen thì dù có rơi vào tình huống xấu , thiếu thốn vật chất hay tinh thần , họ vẫn ko cảm thấy khổ mà vẫn yêu đời như thường .
    Người có ham muốn được 1 cái gì đấy mà ko đạt được , nhưng nếu là kẻ mạnh , họ vẫn có thể tự thoát khỏi đau khổ bằng cách tiêu diệt cái ham muốn đấy .
    Tóm lại là càng mạnh thì càng ít bị hoàn cảnh làm cho khổ , yếu thì thôi đừng cố ra gió kẻo ...

    2 là do nhận thức :
    Vấp phải thất bại , ko ít kẻ đau , ko đau--> ko bình thường , hi hi . Nhưng đau 1 chút xong thôi , đứng dậy làm lại ngay là kẻ hiểu được :" thất bại là mẹ thành công " , "mỗi lần thất bại là 1 lần tiến đến gần thành công hơn " . Ko hiểu được nguyên tắc này sẽ khó khăn hơn rất nhiều .
    Hay như chuyện Tái ông mất ngựa , ông hiểu được chuyện hoạ phúc ở đời nên có cái tâm bình thản trước tất cả mọi chuyện hoạ phúc .Ko vui mừng khi có chuyện may , ko đau khổ khi có mất mát . Quả là chuyện hiếm thấy ở đời .
    Kẻ có nhận thức tốt sẽ hiểu được việc dùng ham muốn như là động lực trong cuộc sống để đạt được mục tiêu . Còn khi nó đem lại đau khổ thì phải tiêu diệt nó .
    Đây là đẳng cấp cao hơn nguyên nhân thứ nhất . Có nghĩa là phải đạt được cái 1 thì mới có cái 2 .

    Cuối cùng là do nguyên nhân khách quan :
    Chúng ta ko có quyền chọn chỗ sinh ra , ai cũng hiểu điều này . Ko ai có quyền chọn bố mẹ , đất nước , thân thể , hoạ phúc cho mình cả .Tất cả chỉ là con súc xắc của trời đất , may mắn thì được độc đắc ( ăn cả đời ) , ko may thì phải đi cày cuốc kiếm sống qua ngày .
    Rất nhiều kẻ ở vào hoàn cảnh ko thể khổ hơn được , nhưng cũng phải chấp nhận và sống chứ làm thế nào .Chẳng lẽ là do ham muốn có cuộc sống tốt hơn nên mới cảm thấy khổ .
    Con người vẫn quá nhỏ bé so với thế giới tự nhiên , 1 cá nhân lại chẳng là gì cả . Sức con người nhiều khi quá nhỏ bé để thay đổi tình cảnh , số phận của chính cá nhân mình .
    "Đời là bể khổ " --> gốc rễ là vì 1 lần vui vẻ
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy dục vọng là đau khổ, thi mổi con người thỏa mãn cái dục thì lại muốn thêm , muốn tiếp đó là Vọng, là muốn. không chối cải gì cả, còn về vấn đề phát triển xã hội như bạn lem nói theo kiểu phương tây đó , là đi xuống , các nước phát triển thực sự đang ôm những quả boom trong mình , va đang chờ đợi bùng nổ bằng một thế chiến thứ 3. rồi xóa sạch tất cả và làm lại.
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bác dungwind muốn tôi công nhận là bác đúng à? Cứ việc thoải mái đi nhé. Hay bác muốn thuyết phục tôi đã sai?
    Nói một chút về chính trị đi, tôi cho rằng mỗi mô hình có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, tôi không vơ đũa cả nắm mô hình phương Tây là xấu, mô hình khác là tốt. Tôi cho rằng mô hình phương Tây có những điểm tốt, những điểm sau là tốt, tôn trọng quyền tự do cá nhân, tôn trọng thiểu số, tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do chính trị, tôn trọng pháp luật, đối thoại chứ không đối đầu, đó là những điểm tốt. Còn điểm xấu thì bác dungwind có thể nói lên không? Tại sao các nước phát triển đang ôm những quả bom, đó là bom gì vậy?
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Gốc của ham muốn là vô minh, tức là nhận thấy mọi thứ là thật. Nếu bác đang mơ thấy mình có rất nhiều tiền, và bác tỉnh dậy, thì bác có còn ham muốn tiền trong mơ đó không? Hoặc bác nhìn thấy một cục tiền trong gương, bác có lao vào không? Hoặc bác xem trên tivi thấy người ta bắn nhau, bác có sợ không?
    Vì bác thấy mọi thứ là thật nên bác ham muốn, nếu bác không thấy mọi thứ là thật thì bác không ham muốn nữa. Đó là quan điểm của tôi.

Chia sẻ trang này