1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gốc rễ của khổ ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi alat1977, 01/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy, sợ hãi là do ham muốn. Bạn có bao giờ đi thi không? Có hồi hộp, lo lắng, sợ hãi không? Đó là vì bạn MUỐN thi đỗ.
    Sai bét
    Tại vì bạn chưa có kinh nghiệm, bạn chưa bao giờ quan sát nỗi đau. Có những lúc cơ thể tôi đau đớn kịch liệt, nhưng tôi quan sát nó. Tôi không có thái độ chịu đựng, mà là chấp nhận và quan sát nó, rất đau đớn và tôi vẫn hài lòng, và đơn giản đó chỉ là một cảm giác, cảm giác mang tên là đau đớn, nhưng nó không có gì là khổ cả. Bởi vì tôi không ham muốn, và tôi hài lòng, rất dễ chịu, thậm chí tôi có thể yên lòng mà ngủ ngon được.
    Càng có thái độ chịu đựng hoặc dùng ý chí để đè nén, bạn càng tích trữ đau khổ. Bởi vì ý chí và chịu đựng, xuất phát của nó là ham muốn, bạn muốn đè nén, bạn muốn chịu đựng, cho nên bạn đau khổ.
    Bạn đã bao giờ nhịn ăn dài ngày chưa, đối diện với sự thèm khát của cơ thể, đã bao giờ đứng trên nhà cao tầng để thử thách sự sợ hãi, mồ hôi ướt đẫm ra chưa? Bạn đã bao giờ quan sát được sự giận dữ, ghen tuông, hờn dỗi, khó chịu chưa? Bạn mới chỉ biết tên gọi mà chưa bao giờ thực sự nhìn vào chúng. Bạn đừng có ra cái vẻ ta đây là bố đời cái gì cũng thông hiểu đi, bạn còn thiếu hiểu biết lắm
    Sự đau khổ chỉ xảy ra khi đến một ngưỡng nào đó mà bạn xuất hiện ham muốn, và chỉ khi xuất hiện ham muốn thì đau đớn mới là khổ, khó chịu mới là khổ, sợ hãi, giận dữ mới là khổ. Chỉ khi không hài lòng, lúc đó mới là khổ.
    Sai bét
    Tôi sinh ra được nuông chiều từ nhỏ, nhưng hiện giờ tôi chịu đựng nhiều cái hơn người từng trải nhiều. Nhiều người mang tiếng sống khổ quen nhưng đến lúc gặp chuyện họ lại đau đớn vật vã kinh khủng. Tại vì bạn chỉ suy luận, bạn không có thực chứng. Bạn không biết đau khổ và nguyên nhân của đau khổ, cho nên bạn chẳng hiểu gì cả.
    Bạn có biết gì về ham muốn đâu mà dùng ham muốn như là động lực, bạn chỉ toàn suy luận mà thôi. Ham muốn bất cứ khi nào cũng đem lại đau khổ. Bạn phải thấy tận mặt ham muốn dù chỉ một lần, còn hiện giờ, bạn chỉ suy luận trên sự tưởng tượng của bạn mà thôi.
    Mình đã gặp những người nghèo và họ rất khổ, có những người nghèo nhưng họ không khổ, mình cũng gặp những người giàu, và họ rất khổ, có những người giàu, và họ không khổ.
    Đời là bể khổ, bởi vì ham muốn.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    To bác Lemd: Nh hoàn toàn đồng ý với bác là vô minh là nguyên nhân lẫn gốc rễ của ham muốn và khổ. Nhưng nếu nói tắt là khổ bắt nguồn từ vô minh thì sẽ có nhiều tranh cãi. Thực ra Vô Minh là một cái gì đó ko thể định nghĩa đơn giản đc. Nói theo nghĩa tự thì nó là "không sáng tỏ", nhưng nói như vậy cũng ko đúng hoàn toàn, chỉ là dùng chữ để mà định nghĩa chữ thôi.
    Bác lemd có thể giải thích thêm là Vô Minh từ đâu sinh ra ? Nó là thực có hay là chỉ là một cái gì đó ko tồn tại ?
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bây giờ Nh giả sử có một vị tăng đã tận diệt đc ham muốn nhưng vẫn còn ái - tức là yêu thương chúng sinh. Trong chúng có một đạo hữu mà vị tăng ấy rất kính trọng và quan tâm chăm sóc, rồi đạo hữu ấy chết. Cái cảm giác trong lòng vị tăng ấy là gì ? Vị ấy có khóc không ?
    Cũng vị ấy, nhưng trong làng có ng khác chết mà vị này ko hề quen biết, vị tăng cũng nghe tin và có giống cảm giác bạn hữu mình chết ko ?
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Khó nhỉ càng tìm càng không thấy đâu. Càng bàn càng rối. Càng suy nghĩ càng đi vào những thế khó giải.
  5. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Mới đầu đọc con thấy bạn viết hay , về sau thấy cùn kinh khủng .
    Như đã nói bạn giỏi phật pháp , cái ham muốn bạn nói tuy có thể ko dùng ngôn ngữ của phật pháp nhưng cũng từ đấy mà suy ra . Mà mình thì chẳng có hiểu biết nên ko thể dùng ngôn ngữ của nó để đôi co với bạn . Mà dùng ngôn ngữ khác thì bạn cứ dãy nảy lên như đỉa phải vôi . Như kiểu tà ma ngoại đạo : vớ vẩn , suy luận , sai bét .
    Nói thật mình thấy bạn phản bác kiểu cố chấp dã man .
    Tại sao con người cố chấp ư, tại vì họ cứ khư khư dữ lấy cái mà họ cho là đúng .Cái người khác nói nhất định phải sai , ko thể đúng được . Cái lý thuyết họ nêu lên phải là tuyệt đối . Họ luôn cố gắng dùng cái lý thuyết đó để giải thích cho mọi chuyện trên đời .
    Bạn nói câu này làm mình phát buồn . Mâu thuẫn ex thể tả . Đã ko có ham muốn rồi thì thì làm gì còn muốn phải khác đi nữa .Bạn đã gặp những người bị bệnh tâm lý chưa . Họ chẳng thiết cái gì trên đời , cho họ tiền họ chẳng cần , Thức ăn ngon chẳng muốn . Chẳng tận hưởng được tí nào . Vậy thì bảo là họ đang hạnh phúc vì ko có ham muốn àh .

    Mình đã nói là đau hiểu theo nghĩa đen , vậy mà cứ cố cãi cùn .
    Tại sao lại là vớ vẩn . Bạn nói là bạn có thể quan sát nỗi đau để cảm nhận cái cảm giác mang tên là đau nhưng ko khổ . Chẳng lẽ người khác ko làm được thế .Sự tu luyện của một nhà sư chẳng phải cũng là để mất đi nhiều cái ham muốn đó sao .

    Câu nói này cho thấy bạn quá nông cạn . Kể cả dùng lý thuyết của bạn cũng thấy bạn nông cạn . Chán .
    Nghèo mà khổ --> khổ vì ko có tiền okie.
    Nghèo mà ko khổ . Ai bảo bạn thế . Đúng là .... tự ngồi suy luận 1 mình .Họ bảo bạn là họ ko khổ vì cái nghèo đó thì bạn cũng tin là đúng àh .
    Ngày nào họ cũng phải đi làm quần quật , ăn uống khổ sở, bệnh tật thì ko có tiền đi chữa -- > là sướng àh .
    Chẳng qua cái không khổ mà bạn suy luận ra là vì họ an phận , chấp nhận 1 cuộc sống nghèo khổ như thế . Về mặt ham muốn giàu có , họ ko có nên ko bị khổ vì muốn thôi. Chứ ko phải họ ko bị khổ vì cái nghèo . Phải phân biệt rõ ràng là như thế .
    Giàu thì sẽ khổ vì cái khác , chẳng có gì để bàn cả .
    Tóm lại là bạn Lemd ơi , bạn cố mà đọc hiểu , tiếp thu , phân biệt cái gì đúng sai . Đừng có vì nó ko giống với cái bạn nêu ra mà như đỉa phải vôi , mình giống bac Nhân nói, thích tranh luận . Còn nếu bạn vẫn cho mình là bố đời thì mình cũng chịu , chẳng có hứng để giải thích cho bạn nữa đâu . Vì bạn chẳng có khả năng tiếp thu .
  6. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hi hi , đôi co với bác Nhân 1 tí . Ko biêt giả thuyết của mình có đúng ko ?
    1 vị tăng tu luyện nhằm thoát ra khỏi khổ -- > diệt dục . Tức là ko để cái cảm giác như muốn , giận dữ .. nó tồn tại , chi phối mình như thường nhân nữa.
    Nhưng mặt khác họ lại cố phát triển , nâng cao lòng từ bi , yêu thương của mình với chúng sinh . Nên kết quả là được như thế , chứ ko phải họ tu xong thành gỗ thành đá .
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tất cả chỉ là vọng tưởng; đời nó không đơn giản như thế đâu. Chẳng hạn; đố bác diệt được ham muốn ******** đấy. Nếu mà không có ham muốn ******** thì là kẻ không bình thường.
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Theo quan điểm của tôi, nói vô minh tồn tại cũng không phải, mà nói vô minh không tồn tại cũng không phải. Nói vô minh có tồn tại thì ví như nói cái máy tính có tồn tại, cái xe máy có tồn tại, còn nói vô minh không có tồn tại, thì nói như cái máy tính không tồn tại, cái xe máy không tồn tại.
    Bởi vì bản chất của tồn tại là duyên khởi, dựa vào nhau mà tồn tại, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, còn sự vật tự nó không có bản chất đích thực. Sự thay đổi, tức là bản chất của nó thay đổi, vì thay đổi, nên bản chất của nó không thống nhất, tức là nó đã trở thành một cái khác rồi. Nếu một cái gì mà có bản chất là đích thực, tức là một cái tự nó quy định nó là nó, vì tự nó là nó, thì nó sẽ không thay đổi.
    Vô minh từ đâu sinh ra? Vô minh tức là các ảo tưởng sai lầm, nó gồm rất nhiều cái cứ nương vào nhau sinh rồi diệt. Lúc đầu cái máy tính ở cơ quan ko phải của bác, rồi cơ quan phân cho bác, bác xuất hiện tưởng rằng cái máy tính của tôi, rồi bác lên net, bác xuất hiện tưởng, nick của tôi, bài viết của tôi, rồi những cái tưởng đó cũng đến lúc diệt, vd lúc diễn đàn không còn hoạt động, bác không còn có cái nick của bác, rồi máy tính của bác hỏng, bác không còn có cái tưởng, cái máy tính của tôi. Nhưng lúc đó sẽ có cái khác xuất hiện, cứ như vậy, tất cả những cái ảo tưởng sai lầm liên hệ đến tôi và của tôi là vô minh. Tức là cái ảo tưởng sau dựa trên cái trước, cái trước dựa trên cái trước nữa, cứ thế lần ngược lại quá khứ. Có những lúc tạm thời không xuất hiện các ảo tưởng như vậy, trong trường hợp một em bé mới sinh, hoặc trong định, nhưng nó có thể xuất hiện trong tương lai, khi đủ điều kiện. Giống như câu hỏi khởi nguồn của thế giới, khởi nguồn của vũ trụ, theo quan điểm của tôi là không có điểm khởi đầu. Bất cứ một lúc nào cũng tìm được nguyên nhân trước đó, và thời điểm trước đó. Biết làm thế nào được, nếu sự thực quả đúng là như vậy?
    Vô minh không có khởi đầu, nhưng vô minh có thể đi đến đoạn diệt hoàn toàn, đó là niềm tin của tôi
    Và con đường để tận diệt vô minh, con đường bát chánh đạo, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó là 8 phần của một con đường duy nhất
    Cho đến như nào là vô minh diệt, cho đến khi nào, với bất cứ một cái gì, không có xuất hiện quan điểm, cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi. Và sự tận diệt để quan điểm đó không còn có thể xuất hiện được trong tương lai nữa
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 17/12/2007
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Quan điểm của tôi, người giác ngộ có 4 đức tính, từ, bi, hỉ, xả.
    Khi người ta giúp đỡ người khác, rất có thể giúp đỡ vì sự ích kỉ của mình. VD khi tôi thấy người khác ốm, tôi sợ mọi người nói tôi không tốt nên tôi đưa người đó đi chữa, đó chẳng qua chỉ vì lòng ích kỉ, tức là xuất phát từ ham muốn. Tình thương thật sự không xuất phát từ ham muốn. Biểu hiện của ham muốn là khó chịu, nó có thể rất tinh vi, bất cứ khi nào mình giúp người khác mà vì mình thấy khó chịu trước khi giúp đỡ, tức là xuất phát từ ham muốn chứ không phải tình thương thật sự. Tôi xin vd, mẹ tôi thấy cháu tôi còn nhỏ bị cô nó la mắng, mẹ tôi cứ kêu nó xin lỗi cô đi, xin lỗi cô đi, bởi vì mẹ tôi thấy xót ruột. Mẹ tôi kêu là mẹ nói thế chỉ vì thương nó, nhưng thực ra không phải, mẹ tôi chỉ vì ham muốn mà thôi. Ham muốn tức là sự không chấp nhận được thực tại, hành động vì không thoải mái, không hạnh phúc, đó là ham muốn. Còn khi giúp đỡ vì tình thương thật sự, thì người giúp đỡ luôn thoải mái, luôn hạnh phúc, bởi vì nó không phải xuất phát từ sự khó chịu. Đó là điểm cơ bản để phân biệt. Điều mà tôi luôn kiểm tra khi giúp đỡ người khác, đó có phải là mình làm vì mình khó chịu, không chịu được hoàn cảnh hay không? VD bác thấy một người lớn bắt nạt một đứa trẻ, bác muốn can thiệp, giúp đỡ, nếu xuất phát từ ham muốn, bác có thể sẽ đánh người lớn, còn nếu xuất phát từ tình thương thật sự, có thể bác sẽ không làm gì.
    Tất nhiên sự giúp đỡ từ ham muốn cũng có ích, nhưng nó cũng có thể gây hại, còn sự giúp đỡ từ tình thương thì khác, nó không gây đau khổ cho bản thân người giúp đỡ
    Khi thật sự xuất phát từ tình thương yêu thật sự, tức là đức tính từ bi, bác không bao giờ làm hại ai, sống tuỳ thuận, dễ chịu, không chống đối, không từ chối. Nếu người khác làm hại bác, thật sự bác không cảm thấy khó chịu, không ức chế, không tức giận, không làm hại, không suy nghĩ đến làm hại. Bác thậm chí còn thấy thương họ, bởi vì họ đang đau khổ và tức giận, không vừa lòng, không hạnh phúc. Đức tính từ bi này không phải là cái có thể đạt được đến, bởi chúng đã luôn hiển hiện, chỉ vì bị ham muốn che lấp đi thôi.
    Trước đây tôi tập thương yêu người khác, có lúc thấy mình có vẻ thương yêu họ thật, mình tha thứ, nhưng rồi đến lúc mình vẫn tức giận họ. Mà lúc tức giận lại càng bùng phát mạnh hơn, bởi vì trước đây nó chỉ bị che đậy, bị ngăn cản, càng làm tăng thêm ức chế mà thôi. Đó chẳng qua chỉ là sự trốn tránh và đè nèn. Về sau tôi nhìn vào những nguyên nhân khiến tôi tức giận, tôi để cơn giận thực sự tiếp diễn để cảm nhận nó, cảm nhận sự khó chịu, sự dễ chịu trong đó, và tôi biết được tại sao tôi tức giận, tôi gỡ nó ra từ nguyên nhân, đó là một kĩ năng cần thực chứng chứ không phải nói lí thuyết. Tôi không bằng mọi cách phải thương yêu người khác, hoặc tỏ ra là người tốt, bởi nếu sự nhận thức bên trong vẫn là người này đáng ghét, thì sự thương yêu chỉ là nhất thời mà thôi. Khi những quan điểm sai lầm được gỡ bỏ, thì tình thương thật sự tự nó sẽ hiện ra, bởi nó luôn ở đó. Đừng bao giờ tìm cách đạt đến tình thương, mà hãy gỡ bỏ những nguyên nhân của hận thù. Khi đó tự khắc tình thương sẽ có mặt. Đó là bài học của tôi.
    Tôi lại xin kể chuyện khác, có lần tôi có ảnh đẹp, xong rồi chẳng hiểu lúc đó ai xoá mất. Bỗng nhiên mình cảm nhận, cái này thật là vô thường, có ai giữ được đâu, nó đã đi rồi.. Thế là tôi để nó ra đi, tôi không tức giận, mặc dù trước đó tôi rất thích những bức ảnh đó, rất quí giá. Nếu trước chắc tôi sẽ tìm cho ra xong rồi chửi cho nó hả, tôi còn căm thù, tức giận người đó lâu dài, nhưng bây giờ tôi biết chẳng thể làm gì được nữa. Thế đấy, lúc nào bác thật sự cảm nhận sự vô thường, thì dù cái gì xảy đến cũng thế mà thôi, dù là người thân yêu, cha, mẹ, vợ, con, anh, em, thầy, bạn, đều như nhau cả thôi. Tất nhiên trước đó mình vẫn đối xử tốt với họ hết mình, nhưng cái gì đã ra đi, không bao giờ than vãn cả. Cho nên đối với người đã tận diệt ham muốn, tôi nghĩ dù ai ra đi cũng thế mà thôi, vị tăng đó không khóc đâu
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 17/12/2007
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Mình bắt đầu nghi ngờ trunang rồi đấy. Mình không trả lời bạn đâu nhé, tại vì bạn giỏi hơn mình mà

Chia sẻ trang này