1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gốc rễ của khổ ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi alat1977, 01/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    O* , bậc cao nhân ko bỏ đi àh , vậy mà mình cứ tưởng .
    Thôi bạn đã cho cơ hội thì mình đành phải cãi nhau tiếp vậy , thua thì thôi , thắng thì được thoả mãn lòng hiếu thắng mình cũng thấy vinh dự rồi .
    Mấy bài trước mình cũng đả động đến hoàn cảnh khách quan , cũng chính là động đến trường nghiệp , phúc của mỗi người này :D . Vậy nó cũng là nguyên nhân gây ra đau khổ đấy chứ , đâu phải chỉ do ham muốn đâu .
    Hi hi, bây giờ bạn cũng công nhận rằng sợ hãi , ham muốn là 2 cảm giác khác nhau , chứ cứ ghép vào nhau làm cho nó lằng nhà lằng nhằng . Còn nếu bạn bảo ham muốn là bao gồm tẩt cả các cảm giác thì mình cũng chịu .Vì đúng là khó có thể phân biệt rõ ngọn ngành , nếu nó chồng chất lên nhau .Có lẽ việc rút từng cây đũa trong bó ra để bẻ làm cho mọi việc rõ ràng hơn.
    Mình vốn ưa thích lập trình , nên có thể mình so sánh thế này . Cảm giác con người vốn có hướng đối tượng . Bạn cảm thấy sợ hãi , nhưng phải có đối tượng gây cho bạn cái sợ hãi đó . Kiểu như có 1 kẻ đánh đập , chứi mắng bạn nhìn thấy cũng đủ khóc thét . Nghĩ đến kẻ đó là thấy sợ . Hay là bạn thích 1 cái bánh , tưởng tượng đến là thèm nhỏ dãi . Vậy là tâm trạng của bạn thay đổi là tuỳ đối tượng tác động vào ý thức thế nào . Nếu bạn nhìn thấy kẻ đáng sợ kia cầm cái bánh -- > vừa sợ vừa thèm
    Thế nhưng con người chúng ta ko phải bị động vào môi trường , mà là có sự chủ động của bản thân . Thế nên chúng ta cảm thấy buồn thì gọi điện cho bạn bè nói chuyện , vậy là quên mất cơn buồn đi . Cảm thấy tức giận thì về đập chén đập bát , đập luôn con plasma cho vơi bớt nỗi giận. Cảm thấy sợ thì dừng lại ko dám đi tiếp , cố quên đi cơn sợ hãi . Vì thế mà mới có chuyện kẻ nghèo ko cảm thấy nghèo là khổ , kẻ giàu ko cảm thấy giàu đã là sướng . Là vì hoàn cảnh thực tế tuy tác động vào tâm trạng họ , nhưng họ lại chủ động vượt qua được cái tâm trạng đấy . Cũng là phụ thuộc vào khả năng mỗi người .
    [/QUOTE]
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Trong Kinh Nikaya có kể lại chuyện, đại ý như vầy:
    Có một ng trong làng tới chất vấn Đức Phật là ông ta ko tin Phật nói Ái là nguyên nhân của khổ.
    Đức Phật mới hỏi ông ta "Nếu trong làng có ng chết, mà ng ấy ko có quan hệ nào với ông thì ông có khổ ko ?"
    Ông kia suy nghĩ và nói "không, nếu là kẻ thù thì con còn vui nữa !"
    Đức Phật hỏi tiếp: " vậy nếu là ng mà ông thương yêu thì ông có đau khổ không ?"
    Ông kia xác nhận là đúng.
    Cũng vậy, cứ 1 phút là có biết bao nhiêu ng trên trái đất này chết, mà ta ko khởi lên sự đau khổ nào, nhưng nếu ng mà ta thương yêu mất đi thì ta rất đau khổ, đó là lẽ thường tình.
    Vì ta còn thương yêu, nên ta còn khổ, còn có được và mất.
    Lão Tử nói "Vì ta có thân này nên ta có khổ, nếu ko có thân thì ko có khổ" điều này rất đúng với đa số chúng ta.
  3. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    , bạn quá khen , mình chẳng qua thích cãi nhau thôi .Nhưng đọc đi đọc lại mình vẫn chưa hiểu ý tứ bạn thế nào . Nhận lới khen của bạn mà lòng cứ thấy bồi hồi . Ai trước khi vào tranh luận mà chẳng cho rằng mình nghĩ thế là đúng, đủ hết rồi , nhưng sau đó thì thấy ko thiếu nọ cũng thiếu kia . Thành ra lắng nghe quan trọng hơn là việc bắt người khác phải hiểu mình .
    Được truanang sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 22/12/2007
    [/QUOTE]
    Hi ý của mình là chắc bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về cái khổ do đâu mà có, thế thôi. Các nội dung bạn viết làm cho mình thấy nó đúng theo triết lý của đạo phật là mọi thứ đều tuỳ duyên mà xuất hiện hay biến đi, khổ cũng chỉ là một trường hợp cụ thể. Theo mình, nói thế thì có vẻ là tổng quát hơn.
    Tuy nhiên nói huỵch mỗi một câu "sướng khổ tuỳ duyên" như thế thì cũng chẳng biết làm thế nào để mọi người có thể trao đổi được với nhau. Đâm ra phương pháp dùng tranh cãi để mổ xẻ vấn đề có vẻ hiệu quả hơn.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Gốc rễ của khổ là muốn cãi nhau để giải quyết vấn đề nhưng lại làm tệ hại thêm vấn đề (chémgió)
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Hị hị, nói chính xác hơn thì khổ do nhân duyên, nhưng mà không có ai khổ cả
    Tức là có khổ nhưng không có ai khổ cả, ơ???
    Truanang có hiểu không?
    Mô Phật!!!
  6. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu gì cả . Bạn giải thích đầu đũa 1 chút , mình đã thuộc dạng chậm hiểu đừng có đánh đố mình thế chứ . Chơi khó nhau quá !
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Có chứ; vẫn có người khổ chứ! Nhiều người khổ là đằng khác.Thậm chí cả 99% nhân loại khổ không nhiều thì ít. Đời là biển khổ; ta đảo mắt nhìn ta đọc ta nghe ta cảm nhận ta chứng kiến ta nghiệm ra đau khổ ở khắp mọi nơi... lý do cũng muôn hình vạn trạng nhưng các nguyên nhân căn bản thì là do những cái mà những người theo phái Phật đã nói.
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    "Khổ" là do không biết chính mình. Khi con người ta "biết mình" thì những gì đến và đi/chuyện đươc và mất sẽ không thể chi phối họ được.
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    "Nâu nắm" mới thấy "đại sư" daiviet ba con 9 vzô Box cho mấy nhời "phế phủ" ! He he he !
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bạn truanang, bất cứ khi nào sợ hãi, nếu để ý bạn cũng thấy rằng mình đang muốn gì đó. Vd bạn gặp con hổ, bạn sợ hãi vì bạn không muốn chết, không muốn cơ thể bị tổn thương, không muốn đau đớn. Tức là bạn muốn cái chết, tổn thương và đau đớn không xảy ra với mình. Nếu bạn không có ý muốn đó, giữ cho cơ thể không chết, tổn thương hoặc đau đớn, bạn gặp hổ hay gặp con gì bạn cũng không sợ. Bạn sợ vì bạn muốn không mất một cái gì đó, bất cứ lúc nào bạn sợ, ham muốn luôn có mặt.
    Bạn đổ cho nguyên nhân khách quan nghe hơi buồn cười. Giả sử có một cành hoa có gai, hoa hồng nhé. Mình nắm chặt lấy cành hoa đó xong rồi mình kêu lên, ối giời ơi tôi đau quá, ai cứu tôi với, cầu xin thượng đế, thần, thánh, phật, mọi người ai cũng được cứu tôi với. Xong rồi mình đổ đau khổ là tại nguyên nhân khách quan, tại người làm vườn đã trồng hoa hồng, nếu ông ta không trồng hoa hồng thì tôi không khổ, tại số phận của mình như vậy.. Nếu bạn thích đổ lỗi như vậy thì cứ việc đập đầu vào tường và đổ lỗi cho thợ xây, nằm chắn ngang đường tàu và đổ lỗi cho xe lửa.. Thực ra nguyên nhân của đau khổ bắt nguồn từ trước khi mình nắm lấy cành hoa, nó giống như một hạt giống, chỉ đợi đủ điều kiện là sẽ phát triển. Yếu tố bên ngoài chỉ là phụ trợ, như đất, nước, ánh sáng, để hạt cây phát triển. Nếu không có đất, nước, ánh sáng, hạt không nảy mầm, nhưng nó sẽ đợi cho đến khi có đủ điều kiện, còn nếu không có hạt giống, thì dù đất, nước và ánh sáng có đợi bao lâu cũng không có cái cây nào cả. Điều kiện ngoại cảnh chỉ là yếu tố làm cho ham muốn xuất hiện, nếu không có ham muốn, dù ngoại cảnh có thế nào bạn cũng không đau khổ
    Cách thức thông thường là bạn có thể dùng ý chí để đè nén đau khổ, luyện tập để tăng khả năng chịu đựng, đạt đến một cái gì nó để tạm thời trốn chạy đau khổ, quên nó đi, giải trí,.. Nhưng nó chỉ tạm thời không có mặt, trong khi nguyên nhân của nó vẫn còn, khi hội đủ, bạn vẫn sẽ lại đau khổ. Vì mọi người thường quan niệm chết là hết, nên họ chỉ tìm cách thoát khỏi đau khổ trong quãng đời trước mắt là đủ, họ kiếm tiền, nghề nghiệp, công việc, quan hệ, nơi ở,.. đảm bảo tương lai họ, con cái họ, thế là xong

Chia sẻ trang này