1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gốc rễ của khổ ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi alat1977, 01/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    @ truanang
    Cái gì thật sự là đau khổ và cái gì thật sự là hạnh phúc?
    Một cách thông thường, con người được rèn luyện để nhận thức sai lầm. Vd cứ mỗi lần mình cho bạn nhìn cái hình mặt cười thế này thì lấy kim châm cho bạn một cái. Dần dần bạn sẽ cho rằng cái mặt cười đó là đau khổ, và thoát được cái mặt cười đó là hạnh phúc. Người đời cũng vậy, họ được rèn luyện từ lúc nhỏ để nhận thức sai lầm về đau khổ và hạnh phúc.
    Người ta cho rằng vui vẻ, sung sướng, hưng phấn,.. là hạnh phúc và cho rằng đau đớn, khó chịu là đau khổ. Không phải như thế. Cảm giác vui vẻ chỉ làm họ tạm thời quên đi đau khổ, vì họ luôn sống trong đau khổ. Nói cách khác, cảm giác vui vẻ làm con người tập trung vào nó, và không có ham muốn. Vui vẻ không phải thực sự là hạnh phúc. Có đôi khi bạn đi chơi vui nhưng còn công việc ngày mai, bạn lo lắng và không thoải mái. Nếu bạn cố gắng tập trung vào sự vui vẻ để quên đi việc ngày mai, có thể bạn sẽ quên, và bạn hạnh phúc. Cái thực sự hạnh phúc, đó là sự thoải mái, hài lòng và không mong cầu. Nó xuất hiện khi bạn đạt được mong muốn, khi đó xuất hiện cảm giác gọi là lạc thú, vui mừng,.. nên người ta cho lạc thú là chân hạnh phúc. Đó là sự nhầm lẫn. Sự thoải mái có thể xuất hiện cùng với hỉ lạc, nhưng chỉ có thoải mái mới là hạnh phúc đích thực. Hỉ lạc chỉ có tác dụng đánh lừa, chẳng hạn bạn đang đau chân, bạn xem phim hay thì quên nỗi đau. Không đau bởi vì bạn không để ý đến, phim chỉ có tác dụng thu hút sự chú ý. Bất cứ cái gì không phải phim, âm nhạc, con người,.. mà làm bạn không để ý đến cái chân đau đều có tác dụng như nhau.
    Cũng vậy đối với đau đớn, khó chịu, đói khát,.. nó chỉ đau khổ khi bạn không hài lòng và xuất hiện ham muốn chứ bản chất của nó không phải là đau khổ. Bản chất của đau khổ là sự không hài lòng và ham muốn. Khi bạn làm một việc gì đó, thường là do ham muốn thúc đẩy. Vd khi có người hiểu nhầm bạn, bạn muốn giải thích chẳng hạn. Bạn có hình dung ra cảm giác trước khi giải thích không? Khi đó bạn khó chịu, khó chịu là do ham muốn, khó chịu chính là đau khổ. Đương nhiên nếu bạn để ý trên hành động giải thích, bạn thấy nó chính đáng và đương nhiên, bạn không thể thấy được sự đau khổ ở đó. Bạn thử hình dung nếu bạn càng giải thích người ta càng hiểu nhầm và bạn càng muốn giải thích hơn nữa. Hoặc bạn muốn giải thích nhưng không gặp được, và bạn giữ ý muốn rất lâu, luôn sống trong khó chịu vì bị hiểu nhầm. Cảm giác khó chịu ý, đó là đau khổ đấy. Còn khi bạn giải thích, bạn đi giải thích, trong lúc bạn đang giải thích, lúc đó bạn tập trung trên hành động và không đau khổ, không khó chịu, dù lúc đó bạn vẫn muốn giải thích. Cái ham muốn của mình nói là cái cảm giác khó chịu kia, còn ham muốn của bạn nói đôi khi nó chỉ là một suy nghĩ. Vd bạn có muốn có nhiều tiền như Bill Gate không? Chắc là có, nhưng cái muốn này không khó chịu lắm, bạn gần như chẳng cảm thấy gì. Nếu bạn thực sự muốn giàu như Bill, bạn sẽ khó chịu.
    Khi bạn muốn tranh cãi cũng vậy, trước khi bạn tranh cãi, nếu có ý muốn, bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn muốn tranh cãi, bạn tranh cãi vì trước đó bạn khó chịu, không hài lòng. Và bạn không nhận ra điều đó bởi vì nó thoáng qua rất nhanh. Khi bạn đang cãi, đương nhiên lúc đó bạn thoả mãn vì bạn hành động theo cách bạn cho là đúng. Bạn thử hình dung rằng bạn muốn cãi nhau nhưng mạng của bạn đang hỏng và bạn phải đợi. Trong lúc chờ đợi đó, bạn có khó chịu không? Có khó chịu nếu bạn có ham muốn.
    Đừng cho rằng phớt lờ ham muốn hoặc không nhận biết nó thì sẽ không đau khổ, nó vẫn đau khổ như thường dù bạn có ý thức đến hay không. Có điều, nếu bạn ý thức đến, bạn có thể sẽ xuất hiện thêm ý muốn thoát khỏi sự khó chịu. Và càng có ý muốn, bạn càng khó chịu, tức là càng đau khổ. Do vậy thông thường không để ý đến thì sẽ đỡ khổ hơn một chút. Thường thường người ta sống nhưng luôn giữ một vài ý muốn nào đó cho tương lai, do đó họ phải đợi cho đến khi họ đạt được điều mong muốn họ mới hạnh phúc. Sự đau khổ chính là mong muốn mà họ muốn đạt đến.
    Tại sao ham muốn lại là đau khổ, vì ham muốn có nghĩa là ham muốn mà không đạt được, vì trong hiện tại ham muốn đó không thể đạt được.
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 16:20 ngày 25/12/2007
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Khi có ý niệm về bất cứ điều gì, thì chính ý niệm đó có thể là nguồn gốc gây ra đau khổ!
    Giải thích theo Phật học:
    Đối với chúng sinh: chính vì có ý niệm về cái gọi là hạnh phúc (trong khi chúng hết sức hư dối và ko thực, như bài phân tích của lemd), và có ý niệm về dục vọng (có dục vọng, ham muốn), nên họ sẽ bị đau khổ nếu ý niệm đó ko giống như họ ý niệm.
    Đối với các đức Phật: ko hề có ý niệm gì về tất cả các pháp cũng như tất cả các phi pháp! Nên đức Phật hoàn toàn tỉnh giác và hạnh phúc vô cùng, ko thể nghĩ bàn!
    (theo kinh Kim Cương, "sở dĩ các đức Phật có thể gọi là các đức Phật, là bởi vì họ ko có ý niệm gì cả")
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Mình xin có chút ý kiến về giải thích của bạn lemd và LHX_NDD cho nó sôi nổi
    Thứ nhứt: Rất đồng ý với bạn rằng ham muốn đau khổ vì nó không đạt được; mà dù nó có đạt được lại nảy sinh ham muốn mới;quy luật tâm lý tự nhiên của con người là tham không đáy cho nên hết khổ này đến khổ khác do không biết điểm dừng; để chữa được bệnh tham - xin thưa là cũng khó lắm; biết bao nhiêu người bóc lịch ; vào nhà đá; thậm chí lãnh cả án tử hình vì tham; mà chưa cần án hình sự; cái tham đã dày vò người ta cả khi chưa thực hiện hành vi phạm pháp rồi.
    Để làm sao cho con người nhận thức và làm được ''không tham'' cần một nền giáo dục đúng đắn và lâu dài; không chấp vào cái gì là của mình; không cãi cố; không cầm tù vào quan niệm (tiếp)
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    .....................
    Thứ 2 là cách con người đối xử với ham muốn của mình
    Khi con người mong muốn đạt được một điều gì đó rồi đạt được; anh ta coi như đã thỏa mong muốn đó và do đó cũng có thể thấy hạnh phúc; tuy nhiên khi mong muốn này được thỏa mãn lại sinh ra mong muốn khác và thể nào cũng chạm phải mong muốn không được thỏa mãn và anh ta thấy khổ.
    Khi ham muốn không đạt được; người ta có 2 cách xử lý; thay đổi phương thức thỏa mãn dưới một cách khác; ví dụ như bạn đang muốn dùng máy tính mà người thân lại cũng muốn dùng; khi đó bạn ra tiệm cho nhanh; hoặc quần áo người khác mua tặng bạn không vừa ; bạn có thể xắn nó lên cho đẹp ;có nghĩa là không chỉ có một đáp án duy nhất cho cách thỏa mãn. Nếu chấp vào một cách nào đó sẽ dẫn đến khổ đau do không đạt được kết quả
    Cách xử lý thứ 2 là dập tắt ham muốn hay ''''dẹp'''' ham muốn đi; ở đây gặp một mâu thuẫn muôn thuở là ý muốn dẹp ham muốn cũng là một ham muốn khó thực hiện và gây khổ; từ cái này người ta mới cho rằng không những gạt bỏ lòng tham mà cần phải gạt bỏ cả ham muốn dập tắt ham muốn nữa. Ở đây xuất hiện 2 lần phủ định. Đầu tiên là nhận biết rằng chính các ham muốn là nguyên nhân gây khổ; sau đó nhận ra rằng dập tắt ham muốn cũng là một ham muốn gây khổ; nên đi đến kết luận là hãy để nó tự nhiên.
    Vậy sự phủ định lần 2 có quay trở lại với ban đầu không? tức là người ta chấp nhận đau khổ? Như vậy dường như quay lại; nhưng không còn như cách u mê của lúc đầu; mà ngược lại còn sáng suốt hơn nhiều; trên cơ sở hiểu thấu triệt lòng tham của mọi người và mình trong đó có cả ham muốn diệt ham muốn

    Để nó tự nhiên... đây không phải là một mệnh lệnh
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 26/12/2007
  5. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    mrking_hoang nói rất chính xác và LHX_NDD rất đồng ý với mrking_hoang! Tiếp tục nếu có thể!
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn LHX_NDD.
    Nhưng mà còn nút thắt nào khó gỡ thì mới post tiếp được chứ?
    Nếu một người đã đắc Đạo thì nói với họ một lời là đủ; với kẻ u mê thì thuyết cả đời chưa hẳn đã xong. tuy nhiên u mê có rất nhiều cấp độ; ai thắc mắc gì mình mới post tiếp; họ không nói thì sao hiểu họ đc?! :)
    Cùng một câu ''hãy để cho nó tự nhiên''; tùy theo cách hiểu của mỗi người mà cũng có thể biết trí huệ của họ đến mức nào rồi.
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    MỤC HẠ VZÔ NHƠN !
  8. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi thía ra bác Bất khả tư nghì và bác LHX_NDD là một à, thế thì các mod lock nick cũng chẳng ăn thua gì. Hi hi
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hix , 2 bên giải thích mãi mà cuối cũng chẳng bên nào nhường bên nào .
    @ Lemd
    Vậy thì mình xin giải thích thêm , vì mình nghĩ rằng bạn cũng có cùng 1 số điểm thống nhất với mình , nhưng còn thiếu xót .
    Ham muốn là đau khổ : đồng ý với bạn , mình cũng nghĩ thế , vì muốn có nghĩa là chưa được thoả mãn , là còn khó chịu . Nhưng ko có mệnh đề ngược lại , đau khổ là ham muốn . Kiểu như con bò là động vật , ko có nghĩa động vật là con bò .
    Thứ nhất việc cần làm là phải thống nhất lại định nghĩa về đau khổ .
    Con người khác các loài vật khác , là có tư duy và ý thức , nên đau khổ phải được hiểu theo 2 phương diện :
    Đau khổ do thực tế sinh ra , và đau khổ do ý niệm sinh ra .
    Đau khổ do thực tế bao gồm các cảm giác thực tế , là cảm giác mà con người cảm nhận được trong cơ thế : sợ hãi , ham muốn , đói , khát , đau đớn , buồn bã , cáu giận , xấu hổ .....
    Đau khổ do ý niệm là tập hợp các ý niệm gợi nên các cảm giác trên . Như 1 kẻ đang bị thất tình , anh ta sẽ nghĩ rằng sống trên đời chẳng có ý nghĩa nào nữa , chết quách đi cho xong .
    Cái cảm giác khó chịu do ham muốn mà bạn đang nói đến cũng chỉ nằm trong cái tập hợp được bao hàm ở trên . Ham muốn khác với sợ hãi , bản chất ham muốn là cảm giác khó chịu , thúc ép người ta phải tìm cách thoả mãn nhu cầu phát sinh . Bản chất sợ hãi là tín hiệu có những thứ có thế gây tổn thương đến bản thân , khiến cho cơ thể phát sinh cảm giác để ý thức có thể cảm nhận . Cũng bằng cách này có thể phân biệt rõ ràng ham muốn với đau đớn , ham muốn với xấu hổ , với giận giữ . Bản chất nó là những hình thái cảm giác khác nhau phát sinh trong cơ thể .
    Cái ham muốn mà bạn nêu ra nó chỉ nằm trong cái khái niệm thứ 2 của mình , có nghĩa là những ý niệm làm cho con người đau khổ . Nhưng kể cả thế vẫn còn thiếu xót rất nhiều .
    Vd : 1 người đói --> thèm ăn --> ăn . Nhưng là con người nên người đó sẽ phải tìm cách giàu có để ăn được cho cả năm , chứ ko phải chỉ ngày nào lo cho ngày đấy .Vì vậy nên buộc phải kiếm tiền để kiếm ăn cho cả năm --> ham muốn kiếm tiền . Và cái ý niệm ham muốn này mặc dù đã xa cái thực tế ban đầu là để lo cho bữa ăn từng ngày , nhưng vẫn tạo cho con người ta cảm giác khó chịu vì chưa đạt được .
    Cái VD trên là cái mà bạn nêu ra , theo ý mình là thế .
    Nhưng mình xin đưa ra VD khác :
    1 người bị 1 kẻ đánh đập , nên tạo ra nỗi sợ hãi trong người .Mặc dù về sau kẻ kia có chết đi , nhưng nỗi sợ tiềm tàng ko mất đi . Cái ý niệm đấy vẫn quanh quẩn trong đầu gây cho họ những nỗi sợ tiềm tàng , chỉ cẩn có cơ hội là có thể đưa họ vào nỗi sợ hãi bất cứ lúc nào . Thậm chí đi trong đêm tối tưởng tượng ra có người đi theo sau mình , nhìn thấy 1 nhóm người cũng sợ họ đánh mình . Đây là ví dụ về cái ý niệm về sợ hãi , cũng như ý niệm về ham muốn của bạn .
    Ngoài ra còn rất nhiều ý niệm khác nữa , và nó sẽ ko đơn thuần là 1 cảm giác mà là một bức tranh pha trộn phức tạp giữa các loại màu . Thế nhưng màu căn bản của bức tranh ko chỉ có 1 màu , mà là nhiều màu .

    Cái này thực sự rất gượng ép .
    Ho* , mình nhớ bạn nói là đau chân ko phải là đau khổ cơ mà nhỉ . Vậy thì xem phim quên đi nỗi đau , là giảm được gánh nặng về mặt tinh thần , lẽ nào lại ko tốt . Chẳng lẽ cứ ngồi quan sát nỗi đau , chịu đựng nó mới là hào kiệt chăng ?
    Tóm lại là bạn nếu cứ cố chấp vào các cái mà bạn tin vào , thì chẳng thể nhìn thấy được những cái khác . Nên tổng quát hoá mọi việc hơn thay vì tuyệt đối hoá những khái niệm thì có lẽ sẽ ro ràng hơn rất nhiều .

  10. ka_wa_sa_ki_R150

    ka_wa_sa_ki_R150 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2004
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Hư vô nối tiếp hư vô............
    Ảo ảnh ............
    ............
    ...........
    ...........
    Khổ(Tâm trạng ) ..tôi đang ở đâu ............Oe Oe (Tiếng khóc chào đời )
    .............Hư vô không nối tiếp hư vô ...........
    .............Không phải là hư vô , là vô tận vô cùng...........
    Là ánh sáng , hơi thở , lời ru...........
    Tôi không ở Hư vô .......
    Tôi ở đây giữa cái vô tận vô cùng
    Tôi ở đây giữa cái không bắt đầu và chẳng kết thúc
    .................
    ................
    Sao lại mang tôi đi khỏi hư vô
    Sao lại mang tôi đến vô tận vô cùng này .............
    ...................
    Sao tôi lại biết tôi đang ở đây
    Sao mắt tôi lại nhìn được ánh sáng , tai tôi lại nghe thấy lời ru ...........
    ...............
    ..............
    Vì tôi là sự sống , là sự tồn tại , là một sinh vật ????
    Vì tôi được sống
    Vì tôi đã rời bỏ hư vô .......
    ..............
    ..............
    .............
    Khổ ( tâm trạng ) ..... Tôi khổ ............Khổ (Tâm trạng )

    Tôi sống .....Tôi khổ ...............

    Hư vô không có khổ
    Vô tận vô cùng có khổ
    ......................
    ......................
    ......................

    Hư vô không là khổ

    Vô tận vô cùng là khổ

    .....................
    .....................
    .....................

    Sống là khổ ???
    Tôi sống tôi khổ

    Khổ vì được sống
    ........................
    ........................
    .......................

    Khỏ vì phải sống
    .........................
    Hay là tìm về với hư vô ???
    Hay là quay lại với hư vô ???

Chia sẻ trang này