1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc rêu phong

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi laterain, 21/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laterain

    laterain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Góc rêu phong

    Ngày cô mất, tôi đang đi một chuyến công tác xa để viết bài. Đêm giữa cao nguyên hun hút gió, tôi giật mình vài lần, rùng mình thấy cái lạnh vây quanh rờn rợn. Đến sáng thì ba tôi gọi điện. Tôi đứng chết trân một lúc lâu. Giọng ba tôi đầu dây bên kia khàn đục và nặng trĩu ?oCon có về ngay không??. Tôi buột miệng nói một câu có vẻ không ăn nhập gì cả ?oSao giọng ba yếu thế??. Thấy lòng đau như cắt mà không khóc nổi.
    Bỏ lại bài viết còn dở dang, tôi đáp chuyến xe đò sớm nhất về quê. Xe băng qua đoạn đèo bềnh bồng sương, và tôi lại nhói lòng khi nhớ cô đã từng mong mỏi được một lần lên cao nguyên ngắm sương mù. Hồi ấy, tôi đã từng không hiểu vì sao cô cứ thích những thứ lạnh lẽo, trầm lặng, hoặc mù mờ hư ảo, như những vách tường rêu xanh xám, như những cơn mưa, hay như khói sương. Cả đời cô hình như chỉ quẩn quanh trong ngôi nhà ấy. Vậy mà tôi đi công tác bao nhiêu nơi rồi, chưa từng một lần ghé lại nhà cô kể chuyện.
    Rồi tôi lại nghĩ đến ba tôi. Chưa bao giờ tôi dám hỏi ba có còn nhớ đến ngôi nhà thâm trầm lặng lẽ ấy không. Chưa bao giờ tôi dám hỏi ông nghĩ gì, nhớ gì, tiếc gì trong những tháng ngày dằng dặc đã qua. Đột nhiên tôi muốn ngay lập tức được áp mặt vào lòng ba mà hỏi ?oBa có buồn không??. Dù rằng câu hỏi ấy thừa thãi quá?
    ***
    Ngôi nhà của cô có cánh cổng sắt lúc nào cũng đóng kín và giàn hoa giấy lòa xòa che khuất ánh nắng trời. Cây hoa giấy già lắm rồi, thân ngoằn ngoèo bám dọc góc tường ẩm ướt loang lổ rêu. Hoa lúc nào cũng đỏ rực quanh năm, loạt soạt rơi vào gió. Tôi thích ngồi lại sau những giờ học, nhặt nhạnh những bông hoa khô đó, tước lấy cánh đặt lên tay rồi đập mạnh, nghe tiếng nổ lốp bốp vang lên khuấy động không gian lúc nào cũng lằng lặng, buồn buồn. Những buổi chiều thỉnh thoảng có thêm cô ngồi nhìn tôi chơi đùa, khóe mắt lấp lánh vài tia nắng nhỏ. Chỉ vậy thôi, tôi vốn trầm tính và chẳng thể nào làm gì hơn được để căn nhà âm u của cô náo nhiệt lên.
    Tôi là một trong năm đứa học trò được cô gọi đến nhà học bồi dưỡng để đi thi học sinh giỏi Văn cấp Huyện. Nói cho đúng ra thì môn nào tôi cũng học đều cả, và trái khoáy hơn là từ trước đến nay tôi chỉ thường đi thi môn Toán. Năm học lớp chín này, tôi có tên trong cả danh sách học bồi dưỡng môn Văn và Toán. Chỉ được chọn một trong hai, và không hiểu sao tôi lại chọn đến học với cô. Vì môn Văn, vì cô hay vì ngôi nhà thâm trầm ấy, tôi chẳng bao giờ trả lời được. Chỉ biết từ lúc học cô, tôi hiểu thêm được nhiều điều về môn học mà từ trước đến nay tôi chỉ cố học cho xong, lấy điểm cho cao là được. Và tôi biết đọc thơ. Trước tôi không thích đọc thơ, mặc dù tôi có trí nhớ rất nhạy, chỉ đọc một hai lần là nhớ như in cả bài thơ dài. Cô hay đọc thơ cho chúng tôi nghe, giảng rất sâu những đoạn thơ mà theo cô là hay nhất, đặc sắc nhất. Cô bảo ?oCô giảng cũng chỉ là thêm vào thôi, điều quan trọng là khi đọc các em cảm bài thơ được đến đâu. Một bài thơ cũng như một con người các em à, người viết ra có ý riêng của mình, mỗi người đọc lại hiểu theo một cách khác nhau. Muốn hiểu thấu không phải dễ đâu, cũng như chẳng ai hiểu được trọn vẹn tâm hồn người khác. Cần nhất là phải biết trân trọng và cảm thông?. Những câu nói của cô ăn sâu vào đầu tôi, và tôi chợt có thói quen đọc thơ như một cách tập sẻ chia những xúc cảm của người khác. Nhưng càng đọc, tôi càng hiểu được tôi sẽ chẳng bao giờ đủ tinh tế để đi sâu vào cái thế giới tâm linh ấy. Tôi thực tế và trần trụi quá!
    Trong tôi, cô giống như một cây hoa giấy cứ nở hết đợt hoa này đến đợt hoa khác chỉ để thả vào gió lao xao. Cô chẳng giữ được gì cho mình, hay đúng hơn, cô chẳng có gì cho mình cả. Cô sống cô độc. Tôi và những đứa bạn vẫn thường thắc mắc vì sao cô không xấu người, không xấu tính mà lại cô độc mãi. Chúng nó dệt lên bao nhiêu ?otruyền thuyết?, trong đó tôi đặc biệt tin vào câu chuyện về một hình bóng nào đó đã đi qua đời cô để lại một vết thương mãi không liền sẹo. Nhưng giả thiết vẫn chỉ là giả thiết mà thôi. Tôi kể cho ba tôi nghe về những giả thiết ấy, và hỏi ?oTheo ba thì sao??. Ba tôi cốc đầu tôi ?oMấy đứa trẻ con như con cứ hay tưởng tượng lung tung! Bao giờ lớn lên con sẽ hiểu, trong cuộc đời có nhiều chuyện mà nguyên nhân của nó đơn giản đến độ chính những người trong cuộc cũng không tin nổi?. Mắt ông đượm buồn. Nguyên nhân sự cô độc của cô có giản đơn đến lạnh lùng như nguyên nhân sự ra đi của mẹ tôi không?
    Cái mà chúng tôi biết chắc được là cô chỉ mê văn chương. Cô có một tủ sách lớn, mà chẳng bao lâu trở thành niềm đam mê của tôi. Tôi không ngồi đập hoa giấy lép bép sau giờ học nữa. Tôi chúi đầu vào tủ sách, đọc hết cuốn này đến cuốn khác, nhiều khi ba tôi đến đón tôi vẫn lừng chừng chưa muốn về. Cô cười độ lượng ?oEm cứ mang về nhà mà đọc!?. Ba tôi lúng túng ?oThôi cô ạ! Nó cẩu thả lắm, nhỡ làm hư sách của cô thì??. Cô chợt đùa ?oThì anh phải đền!?. Trời ơi, lần đầu tiên tôi thấy cô đùa! Đôi bàn tay thô kệch của ba tôi cứ hết siết lại nhả thắng xe, bối rối.
    Hôm đó, tôi ôm cuốn sách ngồi sau yên xe ba tôi, say sưa đọc suốt đường về nhà, không véo von đủ chuyện trên trời dưới đất như mọi khi. Gần đến nhà, ba tôi ho húng hắng ?oMiu con này?? ?oGì hở ba?? ?" tôi vẫn không rời mắt khỏi trang sách. ?oCô giáo con đấy, hồi xưa là bạn học cũ của ba??. Tôi suýt nữa thì ngã khỏi yên xe. Thảo nào thỉnh thoảng cha tôi và cô đứng nói chuyện trong khi tôi đọc sách. Nhưng bạn học thì cũng có sao đâu! ?oỜ thì ba kể cho con nghe thế thôi??. Tôi lại tiếp tục dán mắt vào cuốn sách của cô. Tôi khi ấy trẻ con quá, ngốc nghếch quá và vô tâm quá! Tôi vẫn thường tiếc nuối vì sao mình không hỏi ba ngày xưa cô và ba có thân không, có kỷ niệm gì không. Những kỷ niệm sống lại sau từng ấy thời gian mà có lẽ ba đã muốn kể cho tôi nghe, nhưng rồi tôi đã để mặc cho ba gói ghém chúng lại và cất vào một góc đầy rêu trong lòng như trước.
    Kỳ thi càng ngày càng đến gần và những buổi tôi nán lại nhà cô cũng muộn hơn. Cô dành nhiều chăm sóc cho nhóm chúng tôi, như người mẹ chăm sóc đàn con sắp sửa rời mái ấm để bay vào cuộc sống. Những buổi học có thêm mấy ly sữa cô pha, những chiếc bánh ngọt giòn tan cô làm. Chúng tôi nhận lấy, vô tư coi đó là một việc cần phải có. Mải học, tôi không chú ý dạo này ba tôi nói chuyện với cô nhiều hơn. Những vết nhăn li ti trên khóe mắt cô dãn ra. Và một lần tôi sửng sốt thấy ba tôi mang về nhà một tập thơ, ngồi gói ghém cẩn thận. Ba giải thích với tôi, vẻ ngượng ngùng: ?oCô giáo con bảo cô tìm mua mãi mà không được, ba thấy gần chỗ làm của ba có bán nên mua dùm cô thôi!?. Ba nhè nhẹ đặt lên bàn tôi ?oCon gửi cho cô giúp ba nhé!?. Tôi cười toe toét ?oĐược mà ba!?. Trong lòng tự hỏi không biết có nên kể cho ba nghe chuyện hôm trước cô vá giùm tôi góc cặp sách bị rách không.
    Sáng hôm sau đi học, nhỏ bạn thân của tôi kéo tôi ra một góc, thì thầm ?oTụi nó nói cô thiên vị mày?. ?oSao cơ?? ?" tôi tròn mắt. ?oTụi nó nói do ba mày ?odụ? cô nên cô thương mày hơn, cho điểm mày cao hơn, lại còn may quần áo cho mày nữa!?. Trời ạ! Cái góc cặp bị rách của tôi qua miệng những kẻ rỗi mồm đã hóa thành ?oquần áo? đàng hoàng. Cay đắng và giận dữ, suốt buổi học ấy tôi chẳng nhét vào đầu được chữ nào. Ngổn ngang trong tôi là những điều mà tôi dự định sẽ nói với ba, với cô, rằng tôi không muốn họ làm cho người khác hiểu lầm như thế, tôi không muốn cô đối xử với tôi đặc biệt hơn những đứa khác. Nhỏ bạn nhìn khuôn mặt lầm lầm lỳ lỳ của tôi, phát hoảng ?oBỏ đi mà!?. Tôi quát lên ?oMặc kệ tao!? khiến cả lớp quay lại nhìn.
    Buổi chiều hôm ấy, tôi ngồi học ở nhà cô mà im như thóc, làm bài nguệch ngoạc. Cô ái ngại nhìn tôi ?oEm mệt à??. Tôi thấy đắng chát cổ họng. Và nhận ra tôi yêu cô nhiều lắm! Những tình cảm, những chăm sóc ân cần của cô dành cho tôi, tôi không muốn và cũng không bao giờ tin rằng nó có một động cơ nào khác. Nhưng trái tim tôi lại bé nhỏ quá. Tôi biết yêu mà không biết cảm thông, mà cái tình yêu không có sự cảm thông dễ biến thành ích kỷ. Tôi không nói gì với cô cả, nhưng âm thầm vạch ra kế hoạch trong đầu. Tôi sẽ tách rời ba tôi và cô ra, để cho lũ bạn tôi không còn cớ gì mà đâm chọc nữa.
    Chiều, tôi xếp tập vở sớm và thay vì tìm một cuốn sách đọc như thường lệ, tôi tót ra cổng chờ ba. Cô cũng thấy lạ, nhưng tưởng tôi mệt. Ba tôi đến, tôi leo lên xe, giục hối hả ?oVề nhanh nhanh đi ba!?. Ba tôi chỉ kịp để lại một cái nhìn về phía cô đang lo lắng trông theo. Cô lo cho tôi, nhưng điều đó càng làm tôi thấy khó xử hơn. Tôi nói với ba ?oCon không học bồi dưỡng Văn nữa!?. ?oSao thế hở con?? ?" đôi chân đang đạp xe đều đặn của ba tôi khựng lại. ?oKhông có gì??. ?oKhông có gì làm sao được! À mà con gửi cho cô tập thơ chưa??. Bao nhiêu thứ ngổn ngang trong tôi vỡ vụn ra thành những mảnh buốt rát. Giờ này mà ba tôi còn nhớ đến điều ấy. Nếu tôi đưa món quà ấy cho cô, bọn bạn tôi sẽ nói thế nào đây? Tôi úp mặt vào lưng ba, nức nở kể chuyện lũ bạn đã xuyên tạc thế nào. Ba tôi lặng đi, rất lâu. Tấm lưng rộng của ông còng xuống. Rồi ông nói, giọng xót xa và mệt mỏi ?oBa sẽ không nói chuyện với cô con nữa, con cứ đi học được không? Nếu con bỏ học, cô giáo con sẽ buồn lắm!?. Tôi hiểu, ba tôi đã chọn điều tốt hơn cho tôi và cho cô. Nhưng sao lúc đó cả tôi và ông đều không hiểu rằng có những lúc người ta phải biết giữ lại điều gì đó cho mình! Ba tôi đã không giữ lại, ông để cho nó trôi tuột đi chỉ vì cái nhìn nhẫn tâm và vô tình của cuộc sống.
    Ba tôi làm đúng lời hứa, ông tránh không nói chuyện với cô nữa. Và tôi thấy cô hụt hẫng rút lui về không gian cô độc của mình. Chỉ có cây hoa giấy vẫn vô tư thả những cánh hoa khô vương vãi đầy sân, đầy lối đi, lăn tròn tròn theo gió. Cô ôn bài lại cho chúng tôi, giọng da diết ?oCác em cố gắng nhé, vì trường mình??. Sao cô không dám nói ?oVì cô??? Riêng tôi, cô thở dài ?oCô chỉ sợ người ta cho phân tích thơ. Nếu gặp đề phân tích văn, chắc chắn em sẽ làm rất khá?. Cô nói đúng, năm ấy ra tôi được giải cao nhất. Đề thi của chúng tôi là một truyện ngắn. Nhận được tin, cô khóc vì sung sướng.
    Tôi đến nhà cảm ơn cô, một mình. Rồi thôi. Từ lúc ấy đến cuối năm, tôi không ghé lại căn nhà thâm u đó nữa. Các thầy cô trong lớp vẫn hay bảo chúng tôi kéo đến nhà chơi, liên hoan, đùa nghịch. Chỉ có cô, không biết có phải vì tính cô trầm lặng quá hay căn nhà của cô thiếu những tiện nghi thích hợp mà chúng tôi không tụ họp ở đó bao giờ.
    Cuối năm, trước khi chia tay, tôi bỗng muốn đến thăm cô. Sang năm tôi sẽ chuyển lên trọ học ở thành phố. Ba tôi sẽ ở lại một mình. Đến bây giờ, tôi mới đột ngột nhận ra ông cô đơn quá, cả cô cũng cô đơn quá! Tôi nhận ra sự vô tình của mình. Lẽ ra, hai người đã có thể làm bạn với nhau, một tình bạn trong veo và thuần khiết hơn bất cứ tình bạn nào.
    Tập thơ mà ba tôi mua cho cô vẫn nằm yên trong tủ. Ba tôi đã không chạm đến nó, thậm chí không mở lớp giấy gói. Ông cứ để nguyên ở đó, trân trọng, và buồn bã. Tôi viết một bức thư, đại loại là xin lỗi cô vì tôi đã không đến nhà thăm cô thường xuyên, rằng nếu cô cho phép, tôi và ba tôi sẽ đến chơi, hoặc mời cô đến nhà chúng tôi chơi. Chỉ có một câu xin lỗi quan trọng nhất thì tôi lại không dám nói, nhưng tôi hy vọng cô sẽ hiểu. Tôi kẹp lá thư vào trang cuối cuốn sách, gói ghém lại cẩn thận, rồi đến tìm cô.
    Ngồi lại chiếc bàn cũ, ngắm lại mảnh sân rêu và nhìn cô thật gần trước mặt mình, tôi bỗng phát hiện cô già đi nhiều. Những vết nhăn lấp ló nơi đuôi mắt, nơi khóe miệng. Cô không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ ngồi lắng nghe tôi kể về mình. Tôi đang phân vân xem vào lớp mười nên chọn khối A hay khối C. Cô cười ?oCô tin rằng em học khối nào cũng giỏi cả, nhưng dù sao từ bây giờ em cũng nên chọn cho mình một hướng đi. Nếu em học khối C, mai này em nên theo ngành báo chí, đừng theo khoa văn. Em học báo chí hợp hơn!?. Cô vẫn thế! Nếu cô nói ?oEm chọn khối C đi!? thì chắc tôi sẽ nghe theo. Nhưng cô chẳng bao giờ yêu cầu người khác một điều gì. Tôi quả quyết ?oEm sẽ thi khối C?. Cô cười, mắt quầng thâm mệt mỏi ?oHọc báo chí cực mà nghèo lắm, em chịu nổi không??. Tôi không dám gật đầu. Tôi còn phải lo cho cha tôi, còn phải kiếm tiền. Liệu tôi có đủ can đảm chọn một nghề phiêu lưu đến thế hay không?
    Tôi trao gói quà bên trong có tập thơ cho cô, giải thích ?oBa em nói khi trước cô tìm mua tập thơ này không được, nhân tiện mua tặng cô?. Rồi nhìn sâu vào mắt cô mong nhìn thấy một nét cười. Đôi mắt ấy xa xăm quá đỗi...
    Những ngày sau, tôi chờ đợi một phản hồi gì đó từ cô, một cử chỉ thân mật, một lời mời đến chơi, hay ... Nhưng cô vẫn lặng lẽ. Và tôi cũng không nói gì, không làm gì nữa. Hết mùa hè, tôi lên thành phố học trung học.
    ***
    Bọn bạn tôi rủ đi chung với nhau đến viếng cô. Tôi ngại ngần. Vì nếu đi với bạn tôi mà đưa ba tôi đi chung sẽ kỳ cục lắm! Ba tôi như đoán biết được. Và dù đã chờ tôi suốt một ngày ròng, ông lại bảo ?oCon cứ đi với bạn đi, ba sẽ đi thăm cô sau?. Tôi nghe chữ ?othăm? của ba mà đau lòng. Kiểu nói chuyện của ông cứ như là cô vẫn còn đang sống, đang làm bạn với ba tôi.
    Thắp hương cho cô xong, chúng tôi ngồi chơi một lúc nơi bàn học cũ. Kế bên bàn là tủ sách. Theo thói quen, tôi nhìn lướt qua các tựa sách và thấy tập thơ cha tôi mua cho cô. Tiện tay, tôi rút nó ra, lật vài trang. Ngay trang đầu tiên có dòng chữ ghi tên cô và ngày tháng. Một ngày nằm giữa ngày mà cha tôi mua tập thơ và ngày tôi mang tặng cô. Vậy thì?
    Món quà của ba tôi, có lẽ cô đã cất cẩn thận ở một nơi nào đó. Biết đâu cô chưa từng mở lớp bọc ngoài cũng nên, vì đó là một kỷ niệm buồn mà cô không muốn giở lại cho cồn cào sóng, vì ? cô đã tìm mua được cho mình tập thơ này trước đó rồi.
    Và cô cũng chưa nhận được lời xin lỗi của tôi, dù chỉ là một lời xin lỗi muộn mằn. Tôi ứa nước mắt. Ngoài sân, cây hoa giấy - uốn mình trong cái góc rêu phong của nó - vẫn đang thả những đóa hoa khô vào gió lao xao. Nghe như những tiếng thở dài thật khẽ.

    4-10-99



    Được laterain sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 21/08/2004

Chia sẻ trang này