1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Góc riêng của các businessman 7X SG

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 26/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bí quyết thành công của những triệu phú trẻ
    Tuần báo kinh tế nổi tiếng của Úc BRW (Business Review Weekly) mới công bố danh sách Young Rich gồm 90 triệu phú trẻ giàu nhất đất nước kangaroo. Khác với các đại gia lão làng giàu có (200 người giàu nhất nước Úc trong danh sách The Rich 200 của BRW), các triệu phú U.40 là những người trẻ phất lên cực kỳ nhanh, sở hữu những công ty có tốc độ phát triển chóng mặt và có những bí quyết phá cách rất độc đáo để đưa tên mình vào hàng ngũ những người giàu nhất.
    1. Bộ máy nhỏ, gọn: Không cần nhiều nhà máy, đất đai, trang thiết bị đồ sộ, các triệu phú trẻ gạt bỏ mọi thứ rườm rà, chỉ chăm chút cho công ty chủ lực - một và chỉ một.
    2. Không tình cảm: Trong khi các bậc tiền bối The Rich 200 xây dựng những công ty để gắn bó cả đời với chúng, những triệu phú U.40 luôn tính sẵn đường... chạy cho những công ty của mình: xây dựng thương hiệu, phát triển lớn mạnh và... bán.
    3. Nhưng cũng rất... tình cảm: Các ông chủ trẻ rất được lòng nhân viên dưới quyền và biết cách đoàn kết nội bộ. Bằng chứng điển hình là khi Mark Fawcett, một Young Rich, chuyển toàn bộ công ty từ Sydney sang Wollongong, cả tập thể 64 nhân viên và toàn thể gia đình họ đã vui vẻ dọn nhà theo anh.
    4. Táo bạo: Trong khi nhiều tập đoàn rút chân khỏi những thị trường kinh tế chật chội ở châu Á, những đại gia trẻ của Young Rich tiến công thẳng vào thị trường này. Tom Potter của Eagle Boys'' đã mạnh dạn khuếch trương sản phẩm pizza của mình tại Malaysia, Hồng Kông và các nước châu Á khác.
    5. Không thèm làm thuê: Những người trẻ giàu có này đều từ chối làm "người làm thuê số 1" cho các tập đoàn lớn mà tự mình gầy dựng những công ty dù rất nhỏ.
    6. Xây dựng thương hiệu: Đây là phương châm hàng đầu của những người giàu trẻ tuổi - phát triển mạnh khâu marketing. Những thương hiệu nổi tiếng luôn đi kèm với doanh thu khổng lồ: Boost Juice, Crazy John''s, Dodo...
    7. Đại học là... chuyện nhỏ: Thậm chí là quá nhỏ, bởi rất nhiều thành viên Young Rich "ra trường sớm" mà "không thèm lấy bằng" nhưng vẫn thành công rực rỡ.
    8. "Gãi trúng chỗ ngứa": Đại gia Kelli Fox thu lợi hàng tỉ đô la từ công nghệ... bói toán, vốn mơ hồ nhưng rất rộng đất dụng võ. Sonia Amoroso hốt bạc trong ngành kinh doanh thuốc bổ, tăng lực còn McEvoys khôn ngoan tấn công thị trường giảm mập và tha hồ đếm tiền!
    9. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đây là bí quyết duy nhất mà các đại gia U.40 của Young Rich còn đang... phấn đấu, vì họ vẫn chưa đạt được. Rất nhiều triệu phú trẻ than phiền rằng họ phải làm việc ngày đêm, không nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè... gì cả. Xét cho cùng, đầy đủ đến mấy mà mất thăng bằng trong cuộc sống đời thường thì vẫn còn thiếu hụt. Nói như nhà biên kịch Neil Simon: "Tiền bạc cũng đem đến niềm vui, nhưng cứ lao vào kiếm tiền suốt ngày thì... vui không nổi!".
    ( St )

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những người không chịu làm thuê
    Từng làm sếp ở những bộ phận chủ chốt của các công ty nước ngoài, lương 1.500-3.000 USD mỗi tháng, đi nước ngoài như cơm bữa, ấy thế mà họ vẫn quyết dứt áo ra đi để căng mình chịu áp lực, có khi không còn lương tháng, nhưng vẫn tự hào: "Tôi làm cho tôi".
    Nhiều người quen đã rất ngạc nhiên bởi khi đang "lên hương" trong công tác thì Trần Anh Tuấn đột nhiên "rút" khỏi vị trí chuyên gia xúc tiến thương mại "đầu vào" cho các doanh nghiệp Australia tại Thương vụ Australia ở Tp.HCM. Hỏi, anh bảo: "Có nhiều cơ hội tự nhiên đến".
    Hóa ra, cơ hội ấy là do một người anh "rủ" mở công ty tư vấn công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Thế là anh "bùng" luôn...
    Giải thích quyết định của mình, anh kể, mặc dù làm thương mại cho các doanh nghiệp Australia khi tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam thì cũng không có điểm nào "sai quấy với đất nước", nhưng đôi khi anh vẫn thấy "sao sao" và tự đặt câu hỏi: "Ủa, mình đang làm cái gì vậy à?". Câu hỏi càng ngày càng lớn theo thời gian, nhất là vào thời điểm anh nhận "đúp" công việc xúc tiến thương mại cho chương trình phát triển Hàng VN chất lượng cao của Tp.HCM. Cảm giác "có lỗi" khiến anh cảm thấy nhẹ nhõm khi "ra riêng" lập công ty để có dịp thực hiện những ước mơ và ý tưởng của mình.
    "Thu nhập chỉ bằng 1/5 so với trước kia, thậm chí có tháng trang trải chi phí công ty xong là "âm", nhưng cơ hội phát triển lại nhiều hơn gấp 10 lần. Quan trọng nhất là có thể khẳng định và nhận biết được giá trị bản thân đang ở mức nào trong tầng nấc kiến thức", Giám đốc phát triển thương mại Công ty Goodland Trần Anh Tuấn bộc bạch.
    Theo anh, khi làm ở công ty nước ngoài, mặc dù công việc rất tốt nhưng cứ bình bình, ngày nào cũng như ngày nào mà không có thêm nhiều cơ hội hay ý tưởng khác được triển khai. Ra ngoài kinh doanh gần 5 năm, anh có thể nhen nhóm, vun đắp cả chục ý tưởng mỗi ngày rồi tìm người hợp tác kinh doanh. "Thai nghén ý tưởng là một chuyện, biến ý tưởng thành hiện thực là cả một quá trình lâu dài mà không phải ý tưởng nào cũng may mắn được triển khai", Tuấn nói.
    Thật khó vẽ nên chân dung của từng người, nhưng có thể ghi nhận vài nét chung của "những người không chịu làm thuê", đó là nhiệt tình, giỏi, có kiến thức về chuyên môn và xã hội, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, đã từng làm việc cho các công ty nước ngoài, ra "đời" lập công ty riêng hoặc thậm chí không cần một công ty "lận lưng" mà chỉ tác chiến độc lập... Thành công hay thất bại đối với họ không quan trọng bằng việc tìm kiếm cơ hội để nhận biết giá trị của bản thân.
    Nghề "thời thượng" được những người lao động có thể gọi cao cấp này lựa chọn và cũng trở thành thế mạnh của họ khi đã qua đào tạo chuyên nghiệp là tư vấn về thương hiệu, marketing, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại... Họ là những người lao động mà các công ty săn đầu người ráo riết "rình", mời gọi với các mức lương cao vòi vọi, nhưng như Trần Anh Tuấn cho biết: "Đến giờ này đáng tự hào là không một người đồng chí hướng nào với tôi chịu đầu hàng H.H (Head Hunter), mà cứ thua keo này bày keo khác".
    Một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng không dễ dàng quyết định đối với nhiều người là "lao động cho chính mình dù cực khổ vẫn thích hơn làm cho nước ngoài", một Tuấn khác - Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Việt Văn - nói. Vũ Quốc Tuấn là người từng "tách" ra từ tập đoàn Keppel Land đầu tư địa ốc của Singapore để lập công ty riêng, chuyên nghiên cứu sản xuất các loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
    "Đó là những người dũng cảm", họ nói về nhau như vậy mà quên mất là đang nhận xét về chính mình. Giám đốc Công ty SME kể, anh đã phải chịu nhiều áp lực khi quyết định "từ bỏ" vị trí luật sư tư vấn cho Công ty Akzo Nobel với mức lương 1.500 Đôla/tháng để về mở công ty riêng. Áp lực từ cạnh tranh trong công việc, áp lực cả về phía "nội tướng" gia đình khi thu nhập giảm nhiều, thậm chí "thâm lỗ" vào ngân sách.
    "Có đêm suy nghĩ bạc cả tóc để tính toán làm sao sáng hôm sau phải kiếm ra tiền đủ trả lương nhân viên và chi phí công ty", anh tâm sự.
    Bà nội trợ Thu Thủy, vợ của chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực Vũ Quốc Đại - một chuyên gia làm việc độc lập theo từng dự án của doanh nghiệp - thì than vì sự không chịu ổn định công việc của ông xã đã làm kinh tế gia đình bấp bênh. "Thế nhưng vẫn phải tôn trọng quyết định của các ông mà gồng mình lên để gánh kinh tế gia đình", suy nghĩ này của chị Thu Thủy được nhiều hậu phương có cùng hoàn cảnh chia sẻ.
    Trả lời câu hỏi rằng, liệu có một lúc nào đó họ mong muốn quay trở lại làm việc cho các công ty nước ngoài hay không, hầu hết họ đều thú nhận: "Cũng có những lúc tư tưởng bị lung lay khi phải chịu nhiều áp lực cuộc sống, nhưng công ty nước ngoài chỉ là phương án dự bị trong trường hợp "bí" nhất".
    (St- VNE)

  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phải biết làm việc với người giỏi hơn mình!
    Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có.
    Trước đây, nhiều doanh nhân thường rất tự hào với sự thật là dù cho học vấn của họ khiêm tốn, nhưng họ đã đạt được những thành công đáng kể nhờ vào kinh nghiệm ở trường đời.
    Thế nhưng, tôi cho rằng một doanh nhân hiện đại đang phải đối mặt với một thế giới phức tạp cần được học hành bài bản để có kiến thức vững vàng. Mỗi khi nói chuyện với những người trẻ tuổi, tôi cố gắng chuyển cho họ thông điệp: Đừng rời khỏi trường học nếu bạn muốn thành công trên thương trường!
    Thái Lan hồi những năm 1960 là mảnh đất của cơ hội kinh doanh. Vì vậy, tôi không thể bỏ ra 4 - 5 năm theo học đại học để rồi phải bắt đầu lại từ đầu. Khi cha mẹ tôi nhắc tôi chuyện trở về Mỹ học đại học, tôi đã trả lời rằng tôi không muốn làm việc cho người khác, khi tôi cần ai đó thông minh hơn tôi thì tôi sẽ đi thuê và một khi tôi trở thành triệu phú thì chẳng ai quan tâm đến chuyện tôi từng học trường nào. Bây giờ tôi cũng khuyên hai con trai của mình giống như những gì cha mẹ tôi từng khuyên tôi và may mắn là chúng đã nghe lời khuyên của tôi.
    Tôi khởi nghiệp bằng công việc của người bán quảng cáo cho tờ Bangkok World. Lúc đó, chuyện tiếp cận người đứng đầu của một công ty đa quốc gia không phải là quá khó và bạn có thể nhận được câu trả lời của ông ta: "Được thôi, anh sẽ có một mẫu quảng cáo".
    Cuộc sống bây giờ không đơn giản như thế. Nếu vào thời điểm hiện nay mà khởi nghiệp ở Thái Lan, tôi không nghĩ là mình lại làm được như thế. Ngày đó, tôi chỉ cần 1.200 USD, bây giờ bạn phải cần gấp một trăm lần hơn thế.
    Những gì tôi học về ngành quảng cáo là từ David Ogilvy, một trong những bậc thầy về sáng tạo trong thế giới quảng cáo. Lời khuyên của Ogilvy mà tôi không bao giờ quên là "Luôn tuyển những người giỏi hơn". Tôi bị ảnh hưởng rất lớn bởi triết lý kinh doanh của ông.
    Đúng là có nhiều người giỏi hơn tôi trong nhiều lĩnh vực: giỏi viết bài phát biểu, giỏi xây dựng một nhóm làm việc, biết cách kiên nhẫn để huấn luyện một thành viên khác trong nhóm về một kỹ năng mới. Nếu bạn luôn thuê những người giỏi hơn bạn trong lĩnh vực quan trọng, bạn sẽ xây dựng được một tổ chức rất mạnh. Vì vậy, hãy thuê những người giỏi và để họ làm việc với bạn, dù phải tốn nhiều tiền.
    Khi tuyển người, tôi không quá chú ý vào lý lịch của họ mà đánh giá cơ bản của tôi là dựa vào năng lực của người đó. Tôi tìm những người mà tôi tin là họ có thể giúp cho công việc kinh doanh phát triển, những người thể hiện sự nhiệt tình, những người biết cách cư xử tốt với nhân viên.
    Kiến thức chuyên sâu là điều mà các doanh nghiệp châu Á đang cần, nhưng cũng đừng để "quá nhiều kiến thức xóa sạch lửa sáng tạo". Hãy tưởng tượng nhà khởi nghiệp là người sáng tác nhạc thì một người có bằng MBA là người điều khiển dàn nhạc.
    Họ tập trung vào sự việc và tính hệ thống của nó, vào những chuyện tiêu cực, những điều chưa tốt để biến chúng thành có ích chứ không tập trung vào những chuyện lạc quan như mở rộng thị trường hay tìm cách mới để phục vụ khách hàng và cơ hội bán hàng mới. Vì vậy, hãy đón chào họ, nhưng phải giữ cho mạch sáng tạo của bạn luôn chảy.
    Sử dụng bộ não của người khác là một niềm vui thật sự nếu bạn thích có nhiều người cùng chơi dàn nhạc của mình. Điều quan trọng là bạn thích họ. Nếu làm việc với ai mà bạn không thích thì chỉ mang lại sự căng thẳng mà thôi, dù cho họ có giỏi đến đâu chăng nữa.
    Bạn có thể trả nhiều tiền để thuê người giỏi nhưng những người sáng tạo thường làm việc do họ yêu thích công việc, chứ không phải là vì tiền. Họ có quyền khó tính và chọn lựa, nhưng bạn sẽ không thể nào quên được thời gian mà bạn cùng làm việc và trưởng thành bên cạnh những tài năng lớn, những người giúp bạn trở thành một doanh nhân thành công hơn.
    ( St - Doanh nhân SG)

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    8 nghề bị cắt giảm trong tương lai
    Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ XVI, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ mới ngày nay đang đe doạ sẽ làm cho một số nghề quen thuộc không còn chỗ đứng trong tương lai.
    Tất nhiên, việc mất hẳn một số nghề còn phải chờ nhiều thời gian nữa. Song những dấu hiệu gần đây cho thấy đã có sự đi xuống của một số nghề truyền thống do sự thay đổi của công nghệ và quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại.
    Sau đây là 8 nghề có xu hướng ngày càng bị cắt giảm trên phạm vi toàn cầu trong thời gian từ nay tới năm 2012, theo tính toán và phân tích của Cục Thống kê lao động Mỹ.
    Làm vườn
    Đây được coi là nghề sẽ bị cắt giảm ồ ạt trong thời gian tới. Sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại đang ngày càng tiết kiệm nhân công trong ngành này. Ngoài ra, cơ chế sản xuất tập trung hơn ở các nước đang phát triển, các nước nghèo ở châu Phi thay cho sản xuất cá thể, nhỏ lẻ cũng làm giảm số người hoạt động trong ngành này. Chưa kể, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đặc biệt ở vùng Đông Á, cũng làm giảm cơ học lượng nhân công theo đuổi nghề này trong tương lai.
    Thợ may
    Cũng như ở thời cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 16 với sự ra đời của các máy may công nghiệp, những người làm nghề may mặc phải chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ cuộc cách mạng công nghệ mới ngày nay. Công việc của họ đang bị đe doạ và rõ ràng, máy móc sẽ tranh dần chỗ đứng của họ tại các nhà xưởng trong tương lai. Xu thế đó đã bắt đầu từ nhiều năm qua và sẽ vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
    Thư ký
    Các máy móc và thiết bị văn phòng đã trang bị cho mỗi doanh nhân tới mức hoàn hảo nhất. Chúng chính là những thư ký, trợ lý đắc lực, làm nhiều và nói ít hơn bất kỳ một thư ký bình thường nào khác. Từ điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi cho tới các phần mềm thông minh đang làm cuộc sống mỗi doanh nhân tiện lợi hơn bao giờ hết. Họ đã có thể đặt niềm tin lớn lao cho những thiết bị mới đó thay cho những thư ký thông thường.
    Nhân viên đánh máy và nhập dữ liệu
    Việc số lượng người làm nghề này sẽ giảm đã được dự báo từ lâu và chắc chắn sẽ tiếp tục và có mức độ suy giảm nhanh chóng nhất. Nguyên nhân là sự ra đời của hàng loạt phương tiện hữu ích, các thế hệ máy tính cá nhân mới liên tiếp xuất hiện. Bên cạnh những cỗ máy có tốc độ xử lý ngày càng cao ấy là hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm phần mềm hỗ trợ đắc lực, mang lại công suất làm việc cao hơn quá nhiều lần so với trước đây, khi nhân công chiếm vai trò quan trọng.
    Thu ngân
    Cũng như nghề đánh máy và nhập dữ liệu, nghề thu ngân sẽ được giao phó ngày càng nhiều cho những chiếc máy tính mới và những phần mềm thông minh. Các công ty hoạt động trong các ngành cần đến kỹ năng này đều đang ngày càng tin tưởng vào công nghệ mới. Những chiếc máy thu tiền tự động, những phần mềm lọc đơn hàng của khách... sẽ thay thế dần những cô gái xinh đẹp cặm cụi ngồi cạnh chiếc bàn với chiếc máy tính điện tử cổ điển.
    Thợ lắp ráp linh kiện điện tử
    Các nhà chế tạo muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo chính xác và an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.
    Trực tổng đài
    Công nghệ viễn thông đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, chẳng kém gì công nghệ thông tin. Những chiếc máy biết nhận giọng nói, những bộ chuyển cuộc gọi tự động theo phần mềm lập trình sẵn... đang thay thế dần những nhân viên trực tổng đài. Ngoài ra, các phương tiện liên lạc tiện lợi khác như email hay điện thoại internet cũng đang làm cho những người làm nghề trực tổng đài ngày càng rỗi việc.
    Đại lý du lịch lữ hành
    Khách du lịch ngày càng dựa vào Internet để chuẩn bị cho mình trước mỗi chuyến đi. Họ có thể xem trước phong cảnh, in bản đồ, đăng ký khách sạn, đặt vé máy bay và mua các trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi chỉ bằng những cái nhắp chuột giản đơn thay vì phó mặc cho các đại lý du lịch. Ngoài ra, du khách ngày nay thích khám phá hơn, có đủ điều kiện và trang thiết bị để tự đi một mình thay vì phải bó mình trong các tour cố định theo ý các đại lý. Do vậy, nghề này chắc chắn sẽ sút giảm nghiêm trọng trong tương lai, bất chấp những nỗ lực tự đổi mới mình của những người làm nghề này.
    (theo VNN)


  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vì sao giới trẻ Việt Nam vẫn ngại kinh doanh?
    Bước chân vào đại học, nhiều sinh viên mơ tới một ngày mai tươi sáng. Một trong những "giấc mơ" tươi sáng nhất với họ là được làm "người nhà nước". Có rất ít người nghĩ mình sẽ khởi nghiệp từ một quán "cơm bụi"!
    Một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệp được điều tra.

    Nếu giới trẻ ngại kinh doanh, ai sẽ giúp doanh nhân VN vươn tới tầm cao mới?
    Số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi của chủ doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là, dưới 30 tuổi chiếm 7,28%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 25,67%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,71%; trên 50 tuổi chiếm 19,29%...
    Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác và cần phải khơi dậy tinh thần kinh doanh trong giới trẻ thông qua các chương trình đào tạo và khuyến khích họ lập nghiệp.
    Vậy, vì sao giới trẻ Việt Nam ngại kinh doanh, dẫu vẫn biết "phi thương bất phú"?
    Giấc mơ làm người nhà nước
    Ngay từ khi bước chân vào Đại học, rất nhiều sinh viên mơ tới một ngày mai tươi sáng. Và một trong những giấc mơ tươi sáng nhất với đa số họ là được làm người nhà nước. Với họ, mọi kỳ thi không thể nào quan trọng bằng kỳ thi công chức. Có đỗ cao trong kỳ tốt nghiệp, nhưng ra trường trượt thi công chức coi như vỡ mộng. Và lại ôn tập cho kỳ thi công chức năm sau. Có đi làm chỉ là chờ đợi cơ hội.
    Thứ nhất, các bậc phụ huynh nuôi con ăn học đã luôn cấy vào đầu con mình tư tưởng được làm "người nhà nước". Theo đó, làm nhà nước là để đảm bảo chắc chân lâu dài, không sợ mất việc. Vào nhà nước là để "ăn về sau", tức là được hưởng trợ cấp, lương hưu lâu dài và thậm chí mỗi năm đến ngày lễ, ngày hội ngành... được một vài món quà có giá trị.
    Thứ hai là, thực chất, "người nhà nước" theo như hiểu biết của những người trẻ tuổi là những người luôn an toàn trước mọi biến cố kinh tế. Chẳng hạn, khi giá tăng, chính sách lương sẽ được điều chỉnh để phù hợp với giá cả. Còn những người bình thường sẽ phải gánh chịu tất cả những biến cố đó mà không thể vịn vào ai.
    Và còn nhiều những "đặc quyền" khác mà người trẻ tuổi cảm thấy muốn được hưởng. Đó cũng chính là những rào cản ngăn họ thoát ra khỏi luồng suy nghĩ bình thường để trở thành một ông chủ doanh nghiệp thực thụ.
    Quan niệm của xã hội
    Quan niệm của những người sống quanh ta quả là không nhỏ. Nếu bạn đang chinh phục một cô gái "con nhà lành", điều cần thiết nhất để chứng minh tính nghiêm túc trong tình yêu của mình với phụ huynh cô ta là bạn phải khẳng định được mình đang có một công ăn việc làm ổn định.

    Phần lớn cử nhân sau khi tốt nghiệp muốn làm "người nhà nước" hoặc làm thuê, khiến cho số ít doanh nhân có trình độ từ cử nhân trở lên
    Và với họ, chỉ có làm trong cơ quan nhà nước mới có thể nói là ổn định! Hỏi thế nào là ổn định bạn sẽ được giải thích như điều thứ nhất vừa nói. Nếu nói đang làm cho một doanh nghiệp tư nhân hoặc đang lập nghiệp với một công ty riêng nho nhỏ, sẽ xuất hiện vài tiếng thở dài và ánh mắt nghi ngại.
    Đó là chưa kể tới quan niệm "con buôn", dù mấy năm gần đây đã "nhạt phai" theo dòng chảy của cơ chế thị trường, vẫn còn hiển hiện. Đi buôn là đi đánh quả, là làm lậu, là trục lợi trên mồ hôi người khác!!!
    Và vô số những quan niệm hết sức lệch lạc, cũ kỹ mà điểm tựa cho nó là những lý giải hết sức ngây thơ và duy ý chí.
    Tự bó mình trong những vòng vây khó
    Thế nhưng, bản thân những chàng trai cô gái trẻ ở Việt Nam ngày nay cũng đang tự làm khó cho mình, tự chùn tay trước khi chọn hướng khởi nghiệp. Nhiều người quan niệm, trước tuổi 30 cần có một sự nghiệp vững chắc. Và với đại đa số nhiều người, sự nghiệp thường là một công ăn việc làm có thu nhập khá ở một đơn vị nào đó tương đối lớn và có triển vọng. Đúng, nhưng chưa đủ.
    Ít người coi sự nghiệp của mình là một công ty, một cửa hàng do chính mình lập ra. Sự nghiệp không thể chỉ là một quán "cơm bụi" được, tầm thường quá. Sự nghiệp lại càng không thể là một cái gì đó chứa đựng nhiều rủi ro, nhỡ thua lỗ là hỏng cả sự nghiệp thì sao... Vô số những cái que nhỏ lẻ ấy đã tạo thành một rào cản cực lớn ngăn cản không ít người trẻ gia nhập thương trường.
    Thế nhưng, ngay cả khi đã quyết chọn sự nghiệp cho mình là khởi nghiệp với một công ty riêng hay cửa hàng độc lập, vẫn còn vố số vòng kim cô khác thít chặt lấy tư duy của những người trẻ tuổi. Một người học khoa quản lý nhân lực nhất định tìm cách lập một doanh nghiệp có liên quan tới ngành đó, bất chấp địa phương mình hoạt động chưa có nhu cầu cao, trong khi lại bỏ lỡ cơ hội khởi nghiệp trong một ngành tuy trái với chuyên môn nhưng lại nằm trong khả năng xoay xở của mình. Người khác cho rằng khởi nghiệp trong ngành phần mềm thì sang trọng hơn khởi nghiệp trong ngành thức ăn gia súc... Đó là những chiếc vòng vẫn ngày ngày thít chặt tư duy các cô cử và kỹ sư trẻ tuổi!
    Thiếu tư duy và khát vọng làm chủ
    Tất cả các trở ngại trên, sở dĩ nhiều người trẻ ở Việt Nam không vượt qua nổi, chung quy lại là do thiếu tư duy và khát vọng làm chủ.
    Rất nhiều sinh viên đang học một lúc 2 - 3 trường đại học. Vô số những người khác tranh thủ kiếm thêm cái bằng tin học, ngoại ngữ... ngoài giờ học chính khoá. Điều đó là nên làm. Song vấn đề lại ở chỗ mục tiêu học của họ thường chỉ là: để sau này nhiều người muốn thuê mình, để không xin được việc ở chuyên môn này thì làm cho hãng khác với chuyên ngành kia...
    Rất ít người khẳng định mình học nhiều như thế để sau này tự làm cho chính mình trong khi nhân công còn thiếu hụt lúc vừa khởi nghiệp. Đa số vẫn thiếu tư duy làm chủ mà chỉ thiên về tư duy làm thuê! Tư duy ấy không có lợi cho những ai đủ điều kiện và cơ hội lập nghiệp riêng, ít nhất là như vậy.
    Cũng rất ít những người trẻ ở Việt Nam mang trên mình khát vọng làm giàu cháy bỏng. Ai cũng muốn giàu có, song chỉ một chút trở ngại, chỉ vài thứ quyến rũ đâu đó bên ngoài, khát vọng ấy đã tắt rụi. Không dám đánh đổi những gì mình đang có để đạt được cái lớn hơn phía trước thì không thể là một doanh nhân được, đó là quy luật. Một việc làm với thu nhập tương đối cao và các khoản trợ cấp hậu hĩnh cộng với những khoản thu "ngoài sổ sách" hấp dẫn hơn hay là một việc làm với nguồn thu cao thấp bất thường hấp dẫn hơn?
    Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp mà vì nó, rất nhiều người trẻ ở Việt Nam đang bỏ phí những cơ hội làm giàu từ chính năng lực của mình. Vì những nguyên nhân như vậy mà tới ngày nay, số người dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệp được điều tra.
    Hy vọng, giới trẻ Việt Nam sẽ nhanh chóng thay đổi tư duy, sửa đổi cách nghĩ và làm, để qua đó tự bổ sung mình vào đội ngũ doanh nhân Việt Nam khoảng trên 1 triệu doanh nhân đang ở tuổi thanh niên chủ doanh nghiệp trẻ, năng động vào năm 2010.

    ( St )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    9 bí quyết thành công

    Nhà tài phiệt, ông vua bất động sản Mỹ Donald Trump vốn đi lên từ hai bàn tay trắng sẽ giúp bạn những nguyên tắc để làm việc hiệu quả hơn.
    Hành động đúng lúc. Phải biết khi nào nên bày tỏ ý kiến và khi nào nên im lặng quan sát, nhất là đối với vấn đề mình chưa nắm rõ hoặc còn do dự.
    Tác phong chuyên nghiệp. Phong thái đĩnh đạc và thái độ làm việc nghiêm túc chứng tỏ năng lực cao của bạn.
    Cống hiến hết sức mình. Bạn hãy làm việc chăm chỉ, may mắn sẽ mỉm cười với bạn. Bạn đừng lo rằng công sức của mình không được đền bù xứng đáng. Lãnh đạo vẫn luôn ghi nhận cố gắng của bạn đấy.
    Nắm bắt kịp thời mọi thông tin. Đối với những công việc mà thông tin là yếu tố quyết định như chứng khoán, nhà đất, quảng cáo, kinh doanh... bạn càng phải phát huy tối đa nguyên tắc này. Đọc báo, truy cập Internet, xem thời sự... bạn đừng quên nhé.
    Dự trù tình huống xấu nhất. Đối với dân kinh doanh, chuyên hôm nay "lên voi", ngày mai "xuống chó" là bình thường. Chuẩn bị tinh thần và giải pháp khi "đụng chuyện".
    Làm việc đúng chuyên môn. Như vậy bạn mới phát huy được toàn bộ kiến thức của mình. Làm việc trái nghề sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả và hứng thú trong công việc.
    Trình bày ý kiến rõ ràng, tự tin. Ý tưởng mới, đề xuất cho kế hoạch của công ty, bạn hãy mạnh dạn phát biểu và kiên định với lập trường của mình. Đừng "gió ngả chiều nào theo chiều ấy" hay "lững lờ nước đôi".
    Thực hiện công việc được giao thật cẩn thận và đầy trách nhiệm. Đây là cách "ghi điểm" rất hiệu quả đối với lãnh đạo cơ quan. Bên cạnh những bằng cấp, chứng chỉ, họ còn muốn xem thái độ làm việc của bạn nữa.
    Tổng kết công việc mỗi ngày (hay mỗi tuần, mỗi tháng): bạn đã làm được những gì? Gặp phải khó khăn gì, mắc sai lầm ra sao? Kinh nghiệm rút ra là gì?
    ( St )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Để chóng thành đạt
    Các ?orào cản? trên đường công danh sẽ nhanh chóng bị dẹp bỏ, nếu bạn tuân thủ 10 nguyên tắc sau:
    1. Luôn tham công tiếc việc
    Đừng do dự, hãy luôn yêu cầu sếp giao nhiều công việc hơn nữa cho bạn và hoàn thành chúng một cách xuất sắc. Như vậy sẽ tạo được ấn tượng rằng bạn là người nỗ lực không ngừng với trách nhiệm cao. Đương nhiên sếp sẽ nhớ đến bạn khi cần bổ nhiệm chức danh cần thiết nào đó.
    2. Làm chủ những tri thức mới nhất
    Bạn nên học thêm ngoại ngữ để có thể vận dụng thành thạo những công nghệ mới mà giới chuyên gia tin học tung ra, trở thành một ?osư tổ? trong lĩnh vực Internet tại cơ quan. Sẽ không thừa nếu như bạn thường xuyên cập nhật lượng thông tin đa dạng mới hàng ngày.
    3. Sẵn lòng làm người ?ogiám hộ? cho đồng nghiệp mới
    Một trong những cách chứng tỏ khả năng lãnh đạo tiềm ẩn của bạn là không e dè công việc hướng dẫn chuyên môn cho đồng nghiệp trẻ. Điều này sẽ khiến sếp đặc biệt lưu ý đến bạn.
    4. Tham gia công việc mạo hiểm
    Nên đề xuất những ý tưởng mang tính sáng tạo mới với sếp và sẵn lòng thực thi chúng, cho dù có thể ảnh hưởng tới vai trò cố hữu mà bạn đang có. Thật ra, trong mắt sếp, bất cứ sự dấn thân nào vì công việc chung cũng đều được coi trọng, khiến bạn càng ?ocó giá? hơn.
    5. Trở thành linh hồn của tập thể
    Sự chủ động tích cực trong các hoạt động ngoài giờ làm việc như đứng ra tổ chức các kỳ nghỉ dã ngoại hay buổi tiệc chào mừng đồng nghiệp mới luôn được sếp ủng hộ. Nghiễm nhiên bạn đã thể hiện bản tính năng nổ, sẵn sàng gánh vác những trọng trách mới ở cơ quan dưới sự cổ vũ của mọi người.
    6. Biết ?ovượt? thời gian
    Nên tạo thói quen hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn đã định. Điều này ắt làm sếp rất hài lòng.
    7. Duy trì mối quan hệ rộng rãi
    Những mối quan hệ sâu rộng - cả trong lẫn ngoài nơi làm việc - sẽ giúp bạn nắm được lượng thông tin mang tính đa chiều, góp phần củng cố vị trí bạn đang đảm trách cũng như đề phòng những biến cố bất lợi khác.
    8. Thường xuyên trao đổi trực diện với sếp
    Nên tận dụng mọi cơ hội có thể để gặp sếp. Tốt nhất là chủ động tiếp xúc trực tiếp đều đặn hàng tuần, vừa báo cáo công việc, vừa lưu ý lãnh đạo về những việc quan trọng mà bạn đã hoàn tất trước thời hạn. Chớ quên một điều: sếp không có bổn phận phải biết mà bạn phải tự chứng minh rằng mình chính là ?ongười của công việc?.
    9. Luôn biết tự vươn lên
    Thường xuyên so sánh mình với các đồng nghiệp nổi trội nhất nhằm lĩnh hội những tinh túy ở họ đồng thời cố gắng vượt ai đó về một lĩnh vực nào đấy. Giới quản lý nhân sự đặc biệt ưu ái hiện tượng này bởi nó giúp thúc đẩy hiệu suất công việc chung.
    10. Vạch đường thăng tiến cho mình
    Bạn nên tự lập một ?obiểu đồ? trên đường công danh, với một vị trí nhắm tới qua một thời gian nhất định. Đừng đổ tội cho lãnh đạo về sự bổ nhiệm chậm trễ mà trước hết nên tự trách mình sao chưa xứng đáng. Sự nghiệp của bạn là ở trong tay bạn!
    ( St )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhập khẩu nụ cười?
    Một doanh nhân nổi tiếng của nước Mỹ đã tiết lộ rằng, sản phẩm của ông chiếm lĩnh được thị trường nhiều nước chính là nhờ việc ông chỉ tuyển những nhân viên bán hàng biết cười với khách.
    Một cô bạn từ Đà Nẵng tên Trâm ra thăm Hà Nội tuần trước cứ nhất quyết bắt người khác phải thừa nhận rằng người Hà Nội "rất dữ". Bằng chứng là sau khi ở lại thành phố này 1 tuần, cô và gia đình luôn gặp hết thất vọng này đến thất vọng khác về người Thủ đô.
    Gia đình cô đến Hà Nội vào lúc 11h đêm, anh tài xế đưa vào một khách sạn tư nhân trên đường Hoàng Quốc Việt. Giá phòng đâu có rẻ gì, 250.000 đồng/ngày đêm, chủ quán hứa là có điều hoà. Khi khách đã thu dọn hết đồ đạc lên phòng, chủ khách sạn điềm nhiên tuyên bố 7h sáng mai phải trả phòng. Phản đối, họ nói: "Nếu không ở thì đi chỗ khác mà nghỉ". Đành ở lại vì khuya rồi, đến đúng 12h đêm, điều hoà bị tắt ngóm không được kèm theo lời giải thích nào của chủ nhà mà quạt thì không có... Chưa hết, có lẽ do là người miền Nam ra, nói giọng miền trong nên đi đâu cả nhà cô cũng phải chịu đựng các mức giá dịch vụ cắt cổ. Bún mọc: 15.000 đồng/tô, phở Hà Nội (một vài người nhất định đòi ăn thử vì nghe nói nó ngon nổi tiếng): 15.000 đồng/bát, bún chả: 20.000 đồng/tô...
    Nghe Trâm kể chuyện, tôi mới nhớ tới 1 lần sinh nhật chị cả, cả gia đình vào một quán Ngan nổi tiếng cuối đường Hai Bà Trưng. Vừa ngồi xuống ghế cô nhân viên phục vụ mặc áo in hình ''''ông 30'''' tới tiếp thị cho hãng Tiger, thấy ông anh rể lắc đầu từ chối cô quay ngoắt đi ngoây ngoẩy không để cho ai kịp gọi món. Đợi mãi thấy một cô khác đi ngang qua mới đăng ký được món ăn, nhưng một lúc lâu sau vẫn chưa thấy ai mang thức ăn tới, một người mới hỏi cô bán bia đang phục vụ bàn bên cạnh: "Chị ơi sao mãi chưa ai mang thức ăn lên". Cô đáp luôn: ''''Không đợi được thì đi đi''''.
    Chưa hết, ở nhiều chợ của Hà Nội, trót hỏi cái quần, cái áo ở hàng nào mà không mua nổi vì chủ nhân hét giá cao quá mà bỏ đi không mua bạn sẽ được nghe những câu đại loại như ''''Lần sau đã không có tiền thì đừng hỏi đồ xịn em nhé'''' hoặc ''''Mới sáng ra đã gặp con dở người'''', hay mát mẻ như: "Mua hàng như thế thì đến mai cũng không mua được đâu em ạ...''''.
    "Càu nhàu" với người sử dụng dịch vụ có vẻ như là việc bình thường của nhiều người Việt Nam. Tôi nhớ lại lời tâm sự bức bối của một cựu chiến binh hơn 50 năm tuổi Đảng ở cạnh nhà. Chả là một lần đi làm giấy khai sinh cho cháu ngoại, cụ bị cô nhân viên (còn rất trẻ) ở UNND Phường Thanh Xuân Bắc mắng đi mắng lại trước mặt bao nhiêu người chỉ vì ký không hết những chỗ cần ký trong quyển "sổ Cái" to gần bằng cái mẹt cô đưa, trong khi cô ấy không hề chỉ rõ phải ký chỗ nào. "Tôi sợ nhất đế các cơ quan Nhà nước vì tôi không những bị bọn trẻ coi thường mà còn có cảm giác của người đi xin xỏ. Không hiểu sao bộ mặt tất cả những nhân viên ở chốn này đều lạnh như băng'''', cụ tâm sự.
    Ít khi lắm, khi vào những nhà hàng tại Việt Nam, nếu giục họ làm nhanh bạn nhận lại được nụ cười ''''Sẽ có ngay, thưa quý khách" mặc dù bạn vẫn phải chờ. ''''Lời nói không mất tiền mua'''', câu ca dao các cụ dạy chính là nguyên tắc vàng trong kinh doanh nhưng không phải người Việt Nam nào cũng biết. Nụ cười chính là phong cách kinh doanh của những doanh nhân giỏi, những thương hiệu lớn.
    Một doanh nhân nổi tiếng của nước Mỹ đã tiết lộ rằng sản phẩm của ông chiếm lĩnh được thị trường nhiều nước chính là nhờ việc ông chỉ tuyển những nhân viên bán hàng biết cười với khách. ''''Sau khi phát hiện ra nguyên tắc rất giản đơn này, tôi đã thay lại hầu hết các nhân viên bán hàng và kết quả thật bất ngờ, bây giờ ai cũng biết đến Mc'' Donald'''' - ông nói. Người Trung Hoa quả là khôn nhất thế giới với câu phương ngôn: ''''Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm''''.
    Lại nhớ tới lời một anh bạn, một lần tôi xuống sân bay BangKok, vừa đi ra cửa máy bay đã thấy có người cười với mình, "Tôi ngỡ ngàng tưởng gặp người quen". Cái đầu ấu trĩ một lúc sau mới hiểu ra rằng đó là thái độ thân thiện của các nhân viên nước này với khách. Không những thế, đi đến đâu trên mảnh đất ấy tôi cũng được nhận những nụ cười khiến như thấy mình hoàn toàn đúng đắn khi bỏ tiền ra đến đây du lịch. Còn ở Malaysia, khẩu hiệu ''''Phục vụ khách với nụ cười'''' đã trở thành một cam kết của ngành du lịch. Ông Eric Loh Kam Pew - Giám đốc Malaysia Airlines Bang Johor đã tiết lộ: ''''Yêu cầu bắt buộc đối với các tiếp viên hàng không là phải luôn tươi cười''''.. Đến người khó tính nhất cũng phải hài lòng vì hải quan Malaysia rất nhẹ nhàng và niềm nở. Câu khẩu hiệu "Phục vụ khách với nụ cười" gắn ngay trên ve áo. Đến nước bạn, tôi mơ đến ngày nào du lịch Việt Nam sẽ bội thu và đất nước sẽ bớt nghèo khó bắt đầu từ việc "nhập khẩu" những nụ cười. (Mỗi năm Kuala Lumpur đón tới 25 triệu lượt khách)
    Nói đến chuyện này, tôi chợt nhớ đến cậu bé 4 tuổi con chị bạn. Nó được bà hàng xóm mỗi năm cho tới 2 bộ quần áo và mừng tuổi rất nhiều chỉ vì mỗi ''''tội'''' cứ lúc nào gặp bà ấy là nó lại cười và nói: ''''Cháu chào bà ạ''''.
    Ông Gerry Power, Tổng giám đốc TNT Worldwide Vietnam, tập đoàn cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và kho vận toàn cầu, cho rằng, văn hoá dịch vụ được hiểu là sự mang lại lợi ích cho khách hàng bằng việc cung cấp những dịch vụ đáng tin cậy nhất và hiệu quả nhất. Và quan trọng nhất của mọi dịch vụ, đó là yếu tố con người.
    Theo thoả thuận song phương giữa liên minh châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết sẽ mở rộng hơn nữa lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả vận chuyển, bưu điện, chuyển phát, phân phối hàng hoá, bán lẻ dịch vụ... và các hình thức kinh doanh khác. Như vậy, có thể hiểu rằng, chẳng bao lâu nữa, các tập đoàn kinh doanh lớn sẽ "nhập khẩu" nụ cười và cái gọi là "văn hoá dịch vụ" vào Việt Nam.
    Chẳng biết, đã có DN, những cơ quan công quyền nào của chúng ta bắt tay vào xây dựng những chiến dịch về nụ cười cho các nhân viên hay chưa. Bởi, nụ cười là thái độ làm việc, là tinh thần cầu thị, là nét văn hóa, hiếu khách, sự chân thành của con người, đất nước Việt Nam. Và nếu bạn định mở tiệm, hãy tuyển những nhân viên biết cười.
    Hồng Phúc

  9. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào bác votrungh, được biết bác vừa lập gia đình, xin chúc mừng bác!
    Chủ đề này của bác rất hay, tôi rất tâm đắc với bài sưu tầm về việc lập nghiệp. Tôi có một vài suy nghĩ về các cơ hội lập nghiệp, xin phép bác cho tôi chia xẻ trong chủ đề của bác.
    Có lẽ tôi liệt kê những lĩnh vực cơ hội rồi bàn tán sau.
    Thị trường Việtnam mới và tăng trưởng tạo nhiều cơ hội cho những người kinh doanh tư nhân. Không lạc quan quá nhưng có thể nói ở đâu cũng nhìn thấy tiền và các cơ hội kiếm tiền; một số lĩnh vực dịch vụ đã có thì cần cạnh tranh và thay thế, một số khác nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Cách đây vài năm, tìm mua một cây lăn bụi áo vest rất khó nhưng bây giờ đã có sản phẩm nhãn hiệu Việtnam bày bán, nó tạo ra cơ hội cho cả nhà nhập khẩu và sản xuất tư nhân có vốn nhỏ trong loại hình mặt hàng tiêu dùng dân dụng. Một ví dụ nữa là công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số tạo ra các cơ hội dịch vụ cho những người có số vốn nhỏ chỉ đủ trang bị máy tính và máy in màu, mà không cần nhũng thiết bị đắt tiền, để khởi nghiệp.
    Xu hướng chuyển dịch qua nền kinh tế tri thức cũng tạo nhiều cơ hội cho những người bình thường thay đổi cuộc đời. Những cơ hội tốt không cần có gia sản ông bà để lại hay con ông cháu cha, mà là các kỹ năng hay trình độ tri thức chuyên môn. Nổi trội của khía cạnh này là những người bỏ tiền ra đi học nước ngoài, hay ít nhất cũng đầu tư cỡ chục ngàn đô để học một chương trình MBA ở trong nước chẳng hạn. Có thể thấy sự khan hiếm của nhân công tri thức trong nhiều lĩnh vực nóng của Việtnam hiện nay, đặt biệt cho những cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm trong thị trường mục tiêu của cong ty tuyển dụng. Về căn bản thì đây là việc tạo cơ hội để nắm bắt cơ hội, nó là yếu tố cần cho những sự nghiệp riêng còn nếu họ có ý thích tạo lập sự nghiệp riêng thì thêm vài chi tiết nhỏ nữa là đủ.
    Nhiều 7x cũng hoạt động trong lĩnh vực hành chính hay kinh doanh nhà nước. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời, vào Đảng là một cơ hội tốt dọn đường cho một sự nghiệp không cần vốn. Ngoài ra khối hành chính và kinh doanh nhà nước cũng là một khối khách hàng lớn, nó tạo lập nhiều cơ hội cho tất cả mọi người. Nhiều người thừa hưởng những lợi ích về mạng lưới quan hệ, cơ chế khi ra làm riêng; nhiều người bình thường trở thành ông bà chủ khi cổ phần công ty họ đang làm có lời trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đang là mốt hiện nay.
    Thật ra có vô số các cơ hội nhưng cho tôi dùng lại 3 cơ hội ảnh hưởng lớn trong thòi điểm này và tương lai gần, đến những 7 x chúng ta. Những cơ hội nào chúng ta có thể có hiệu quả nhất nếu muốn có một sự nghiệp riêng?
    Thật ra ai cũng có cơ hội trở thành một ông chủ nhỏ. Kinh tế thị trường bung ra những cơ hội mà chẳng ai cấm cản những 7 x dấn thân vào. Kinh nghiệm bồi bán những năm tháng sinh viên có lẽ đủ để mở một quán ăn nhỏ, dù chỉ có vài triệu đồng cũng tổ chức một tập đoàn hay cơ sở dịch vụ, nhiều dịch vụ tưởng như xa lạ mà lại gần gũi như dịch vụ cung ứng hàng trăm xe xích lô một lúc phục vụ khách du lịch, dịch vụ giặt ủi một nhân viên đồng thời là ông chủ cũng có cơ sở phát triển thành một mạng lưới nếu được tổ chức bài bản.
    Trở thành chuyên nghiệp phục vụ tập trung cho nhiều nhóm khách hàng đòi hỏi một số thòi gian đèn sách trong những trường đào tạo chuyên nghiệp, hay có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp của lĩnh vực đó. Việc tạo ra các cơ hội bằng cách tự trang bị những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp là cách đầu tư khôn ngoan nhưng tốn thời gian. Sức bật tốt và khả năng làm chủ công việc nhanh là lợi điểm của những 7 x, và nếu họ có ý chí lập nghiệp thì tuyệt vời, chỉ còn mong đợi sự may mắn ông trời ban cho nữa mà thôi.
    Nhìn vào những người làm trong môi trường của nhà nước, ít ai không khỏi kêu ca phàn nàn cái gì đó, thậm chí ngay chính những người ở trong môi trường này. Thế nhưng những cơ hội thì lại rõ rệt, nếu nhìn những công ty đang ăn lên làm ra trong ngành công nghệ thông tin thì thấy là những ông chủ đều là những người lâu năm trong văn phòng của họ, họ trải qua những năm tháng buồn tẻ đọc báo uống tra chờ cơ hội. Vừa rồi có tin Bộ Thương Mại sẽ chọn 10 tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn để làm hạt nhân cạnh tranh trong điều kiện VN vào WTO, vậy câu trả lời trơ nên đơn giản cho ai sẽ là người được tạo cơ chế và ưu đãi cơ hội! Cũng với trào lưu tư nhân hoá và cổ phần hoá, những người giàu sẽ là những người có quan hệ tốt với chính phủ và có thâm niên đọc báo uống trà.
    Trở lại với chủ đề này và các cơ hội mà những 7 x chúng ta quan tâm, bên cạnh tìm cho mình một mái ấm gia đình việc tạo lập một sự nghiệp riêng có lẽ các business men ít nhiều nghĩ tới. Nhièu người nhìn và để những cơ hội qua đi, nhiều người nhún nhảy lòng vòng bên ngoài, nhiều người khác nhảy vào và bị lửa thử thách thiêu đốt không thương tiếc. Vậy chúng ta nên nhìn nhận các cơ hội thế nào nếu muốn trở thành ông chủ của chính mình đây?
    Chúc các bạn mọt ngày vui.
    Than
    Oskasea
  10. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Cái tuổi 7x thì không già nhưng cũng chẳng trẻ nữa, có thể lập sự nghiệp riêng được rồi. Nhưng mà thật ra chúng ta đã đủ tự tin chưa?
    Bạn bè tôi mở công ty nhiều đến nỗi mà tôi cảm thấy không còn hứng khởi nhiều mỗi khi đi dự khai trương công ty nữa. Có đứa đứng tên pháp nhân công ty này còn góp vốn bên kia, giám đốc điều hành bên này và giám đốc kinh doanh bên kia, bán từ cái bàn tre đến các bản mạch trong các thiết bị mạng thông minh. Có đứa làm những thứ chẳng liên quan đến nhau, cũng có đứa mở công ty ra làm cho hết dự án thì giải tán để "bùng" hết trách nhiệm, giải tán công ty.
    Thú thực, tôi hứng khởi với những cơ hội nhưng cũng cảm thấy suy nghĩ rất nhiều về những cơ hội nếu tôi muốn có một tổ chức của riêng tôi.
    Một điều rõ ràng là ông chủ mới sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề khi nó là một công ty của riêng. Nhiều thứ sẽ không phai theo ý thích hay lẽ phải mà sẽ theo các xu hướng, luật lệ và có tính lợi nhuận. Tôi không đi sâu vào khía cạnh này.
    Ý của tôi nhấn mạnh là nhiều cơ hội như vậy nhưng mỗi chúng ta nên chộp lấy thế nào đây? Tôi thấy không ổn cho một vài người tôi biết khi họ tham gia kinh doanh nhiều nơi như thế. Đơn giản như cá có nhiều nơi trên biển nhưng không thể câu tất cả cá trên biển được.
    Nhưng cũng không thể câu hoài một chỗ, di chuyển hay khả năng hút cá tới cũng là những bản lĩnh lấy cơ hội.
    Một thời gian tôi tham gia làm một dự án ở toà nhà Sunwa trên đường Nguyễn Huệ, mỗi buổi trưa tôi thấy rất khó khăn khi tìm một tiệm cơm để ăn ngon một cách đơn giản và nói chuyện công việc với các đồng sự đa quốc tịch. Thật lòng thì cơ hội mở ra một cafe-restaurant, tiệm cơm nhắm vào dân văn phòng vào giờ ăn và biến thành tiệm cafe giữa giờ là hoàn toàn khả thi. Nếu nhìn nhận môi trường cung ứng dịch vụ này ở khu vực thì tôi thấy cơ hội này rất tiềm năng, hầu hết các nhu cầu ăn trưa vạ vật ở các vỉa hè, người cầu kỳ thì ghé cơm Bà Cả với nền nhà trơn trợt và phục vụ không tương xứng với giá tiền, các menu trưa của các quán cafe còn rất đơn điệu. Tôi thấy nhận định của tôi đúng khi một quán mới mở ngay sau toà nhà có dịch vụ khá tốt gần đây rất đông khách.
    Ông xếp của tôi luôn nói với tôi phải tập thật nhiều trước khi làm cái gì đó thật sự. Tôi bị ảnh hưởng khá nhiều bởi ông xếp cúa tôi, tuy nhiên tôi biết là những cơ hội sẽ vèo vèo đi qua như vậy nếu tôi không chụp lấy một "cái".
    Tôi luôn nói với ông về những ý định của tôi, ông lại nói với tôi về việc nuôi những ý định. Ông hay nói ngụ ý với tôi nghĩ về những mục tiêu và tăng hiệu quả của các phương tiện đi đến mục tiêu. Cơ quan của tôi ở gần sân bay, một hôm có việc gấp phải đi lên quận 1, thay vì nhảy vào xe như thường lệ ông ấy bảo tôi cùng đi xe ôm, tôi nhận ra lúc đó đang kẹt xe trên Nguyễn Văn Trỗi. Nhưng chỉ đi qua Lý Chính Thắng thì ông ấy lại nói dừng lại và kêu một cái taxi. Tôi cần nhiều thời gian để hiểu về những hoàn cảnh như thế.
    Thật ra nắm lấy các cơ hội và làm kinh doanh không giống như việc đi từ sân bay lên quận 1, nhưng các phương tiện và hiệu quả của các phương tiện, cơ hội về thời gian và khả năng di chuyển từ phương tiện này qua phương tiện khác, hình thức này qua hình thức khác thì có thể hiểu được. Thật ra trường kinh doanh chỉ dạy cho cách suy nghĩ chư không dạy cho một người học phải làm gì cụ thể, cũng như cách lấy cơ hội thế nào.
    Giống như người đi săn, phải ngửi thấy mùi con mồi. Nói thật tôi chưa cảm thấy tôi biết "ngửi" nên chưa cảm thấy gì.
    Thật khôi hài, vì tôi đã học để tổ chức một cơ sở kinh doanh, tôi biết rành rẽ cách hoạch định và định hướng một tổ chức, tôi tư vấn cho xếp của tôi về các cơ hội, vậy mà các cơ hội của tôi thì để ruồi bâu!
    Tôi suy nghĩ rất nhiều về cái mũi của tôi, bữa sau tôi viết tiếp sau, bữa nay nó bị nghẹt rồi.
    Chúc các bạn một ngày vui.
    Osakasea
    Được osakasea sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 18/02/2006

Chia sẻ trang này