1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Góc riêng của các businessman 7X SG

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 26/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    3 chữ ''P'' trong phỏng vấn
    Buổi phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn quảng cáo bản thân mình một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Để thành công trong các buổi phỏng vấn, bạn cần nhớ 3 chữ "P": Preparation, Practise and Presentation
    1. Preparation
    Các nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi cho họ rằng : "Bạn có khả năng gì để trở thành nguồn lực chính cho công ty?". Để chuẩn bị tốt cho yêu cầu này bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng cho những thông tin sau:
    Thông tin về tổ chức tuyển dụng
    Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tổ chức tuyển dụng. Bạn có thể tìm hiểu thông qua việc đi thăm quan tổ chức này hoặc tìm hiểu trên Website. Hãy tìm hiểu xem: "Họ là ai?", "Họ làm gì và làm như thế nào?" cũng như những kỹ năng họ đang tìm kiếm ở các ứng viên.
    - Lĩnh vực hoạt động chính là gì? Khách hàng chính của họ là ai?
    - Có bao nhiêu người đang làm việc trong công ty và họ có các chi nhánh
    nào khác?
    - Đối thủ cạnh tranh của công ty là ai?
    - Người làm ở vị trí này cần biết gì?
    - Họ sẽ làm việc với ai?
    - Chức năng chính của vị trí này là gì?
    - Người ở vị trí này có ý nghĩa gì đối với công ty?

    Hãy chuẩn bị kỹ những gì mình sẽ nói trước khi buổi phỏng vấn kết thúc, sau khi nhà tuyển dụng nói lời cảm ơn bạn và hẹn lịch thông báo kết quả phỏng vấn thì đây sẽ là lúc bạn có thể thoải mái nói về những suy nghĩ của mình liên quan đến công việc và công ty, nếu bạn cảm thấy điều đó có lợi.
    Thông tin phản hồi những câu hỏi phỏng vấn
    Những gì bạn nói là rất quan trọng song nói như thế nào thì điều đó mới đáng lưu ý. Hãy xem lại bảng miêu tả công việc, bạn sẽ vạch ra được những kỹ năng cần thảo luận. Hãy suy nghĩ kỹ những gì các nhà tuyển dụng muốn biết về bạn và họ đang tìm mẫu người nào. Khả năng thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức bạn có là rất quan trọng.
    Hãy nhớ rằng mỗi câu hỏi trong buổi phỏng vấn là một cơ hội để chứng minh rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng.
    2. Practise
    Một điều rất tự nhiên là bạn luôn luôn cảm thấy lo lắng không biết phải làm gì để thể hiện thành công trong buổi phỏng vấn. Cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và luyện tập trước để loại bỏ những nỗi lo lắng này.
    Hãy luyện trả lời phỏng vấn ở nhà, mặc dù lần đầu tiên hơi khó và bạn sẽ không thích tuy nhiên bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều. Khi bạn đã xác định được các câu hỏi sẽ gặp trong buổi phỏng vấn thì bạn hãy đứng trước gương và trả lời các câu hỏi này đến khi nào cảm thấy hài lòng mới thôi.
    3. Presentation
    Chuẩn bị quần áo cho buổi phỏng vấn: sạch sẽ, gọn gàng và phù hợp. Tốt nhất ăn mặc giống người có cùng vị trí ở công ty thi tuyển. Tốt nhất nên tham khảo cách ăn mặc của nhân viên công ty bạn định dự tuyển.
    Bạn nên đến đúng giờ, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ buổi phỏng vấn diễn ra ở đâu và đi đến đó như thế nào. Tốt nhất bạn nên đi sớm đề phòng ách tắc giao thông.
    Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, 30 giây đầu người phỏng vấn tập trung vào cách ăn mặc, cách chào hỏi, cách bắt tay và sự nhiệt tình của bạn. Do đó hãy tạo ấn tượng bằng ánh mắt trong lần đầu tiên gặp gỡ.
    (Theo hanu.edu.vn)
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những lỗi CV thường gặp
    Để chọn một nghề nghiệp như mơ ước thì trước tiên bạn cần lưu ý đến CV của mình, nếu một CV phạm quá nhiều lỗi nó sẽ làm cho ước mơ của bạn tan thành mây khói.
    Các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp cho biết rằng có 7 lỗi mà bạn cần phải tránh khi tiến hành soạn thảo một CV, các lỗi đó bao gồm:
    Một số thông tin tối kị
    Không cần phải đính kèm những hình ảnh ?oquá đẹp? như cái cách mà bạn thường chụp chân dung nghệ thuật nếu bạn thật sự không phải người mẫu hay diễn viên?một số lỗi nhỏ khác như nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thông tin về lương bổng?những thứ này bạn có thể phản hồi trong thư xin việc chứ không nhất thiết phải đề cập đến trong CV.
    Thông tin về trọng lượng, chiều cao, tình trạng sức khỏe, hôn nhân ?hãy đưa vào trong thư xin việc, đừng để chúng trong CV kẻo nó lại biến bạn thành một kẻ dở hơi.
    Lý do bạn từ bỏ công việc cũ, điều này bạn cũng không cần phải nêu trong CV vì nếu muốn biết thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi trực tiếp bạn.
    Đề cập đến một số hoạt động và sở thích cá nhân như xem TV và đi quán bar là những điều không nên có trong CV.
    Phê bình hay nói xấu những người chủ cũ lại là điều tối kị.
    Không bao giờ giải thích về những thất bạn trong nghề nghiệp cũ và đây là cơ hội duy nhất mà các nhà tuyển dụng sẽ tấn công bạn bằng hàng loạt câu hỏi hóc búa.
    Nếu bạn được hỗ trợ từ một số nguồn đặc biệt thì cũng đừng bao giờ nêu ra trong CV của bạn vì đôi khi các nhà tuyển dụng sẽ ?oquan tâm đặc biệt? đến nó và gây khó khăn cho bạn.
    Một vài thứ không cần thiết
    Một mẫu CV quá lộng lẫy, nhiều người cho rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và mời họ phỏng vấn khi họ dùng những mẫu CV dạng này.
    Ngày sinh, nhiều người cho rằng nhà tuyển dụng sẽ xem họ quá già chăng? Nhưng nếu xem xét ở một khía cạnh vấn đề khác thì đôi khi biết đâu nhà tuyển dụng lại đánh giá cao bạn về tuổi tác, do đó, tùy tình huống mà bạn nên hoặc không nên đưa ngày sinh mình vào CV.
    Có rất nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng CV chỉ bao gồm mô tả công việc, bổn phận nghề nghiệp và tính chất nghề nghiệp của bạn mà không nói đến những tác động hay lợi ích mà bạn mang đến cho công ty.
    Thổi phồng sự thật một cách quá đáng, đôi khi bạn làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy họ như một ?otên ngố? trước mắt bạn, liệu có nên chăng?
    Cư xử như một tên hề
    Chỉ sử dụng óc khôi hài của bạn khi bạn chắc chắn rằng người đọc cũng muốn như vậy và họ sẽ cảm thấy thích thú khi bạn làm điều đó, còn nếu không thì hãy cư xử cho phải phép bạn nhé, đừng tự biến mình thành một tên hề. Một CV gây được ấn tượng tốt sẽ mang đến cho bạn nhiều ưu thế hơn hẳn so với các đồng nghiệp ngay từ thuở ban đầu.
    Nhiều người chỉ lo mô tả công việc, nghề nghiệp quá nhiều mà không hề đề cập đến những lợi ích mà bạn mang đến cho doanh nghiệp. Hãy chứng minh cho họ thấy rằng bạn có thể mang đến cho công ty của họ nhiều lợi ích với những hành động cụ thể như thế này? thế này?Hãy dựa vào yếu tố sau và cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự chuyên nghiệp trong công việc: FAB
    Feature: Những công việc tiêu biểu mà bạn đã làm
    Analysis: Nó thuộc phạm vi nào? Ví dụ như: miêu tả về nhóm làm việc của bạn, ngân quỹ được sử dụng như thế nào và ai là người lãnh đạo cả nhóm và họ có lãnh đạo thành công hay không?
    Benefit : Những lợi ích mà bạn mang đến cho tổ chức của bạn?
    Cách trình bày nghèo nàn
    Đừng bỏ CV vào một phong bì quá màu mè, sặc sỡ hay là sử dụng một bìa kẹp quá hài hước chẳng hạn.
    Đừng bao giờ gửi những mẫu CV đã bị photo lại với chất lượng giấy quá kém. Nó sẽ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá thấp con người của bạn và bạn sẽ đánh mất cơ hội của chính mình.
    Đừng sử dụng những câu danh ngôn hay một cái gì đó đại loại như thế có thể khiến cho nhà tuyển dụng khó hiểu, một CV hoàn hảo là một CV mà nhà tuyển dụng chỉ cần khỏang 30 giây để đọc nó, nếu dài hơn họ sẽ không quan tâm tới.
    Lỗi chính tả
    Dù chỉ một lỗi thôi cũng sẽ khiến cho bạn trắng tay, hãy kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả trước khi gửi nó đến tay nhà tuyển dụng và phải đảm bảo rằng cách hành văn của bạn thật mạch lạc nhằm tạo cảm giác cho người đọc cảm thấy thoải mái khi đọc nó.
    (Theo HRVietnam)
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chiến lược đầu tư chứng khoán
    Liên tục, liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thị trường xáo động không ngừng: thu thập thông tin, đánh giá phân tích, tổng hợp, hình thành nên những xung đột diễn biến bất tận... Dù là thị trường vốn, thị trường nợ, thị trường hàng hóa hay thị trường tiền tệ, luôn luôn phải có kẻ thua người thắng.
    Với thị trường chứng khoán càng có nhiều những xung đột hơn. Ở đó không có quy định, hạn ngạch, không có những chỉ định trước cho ai thắng hoặc thua bao nhiêu. Thị trường không cần biết đến người thuộc đẳng cấp, chủng tộc hay màu da nào và càng không biết ?odung tha? cho bất cứ ai. Đã bước chân vào là phải có chiến thuật, chiến lược để hạ gục "đối phương", giống như các tướng lĩnh cầm quân nơi chiến trường.
    Trên thị trường đầu tư, mỗi nhà đầu tư có cho mình một phong cách, chiến lược và cách áp dụng riêng phù hợp nhất với họ, do vậy thành công hay thất bại - tất cả đều xuất phát từ việc đánh giá tình hình trên bình diện chiến lược đó.
    Với những nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường, việc tìm hiểu thông tin ban đầu là điều quan trọng nhất. Bài viết sau đây sẽ góp phần giúp nhà đầu tư trong quá trình nhận định chiến lược đầu tư.
    Thông thường, một chiến lược tổng hợp bao gồm 3 bước cơ bản sau:
    Thu thập thông tin
    Ban đầu bất cứ ai cũng bỏ ngỏ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, do vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tìm thông tin từ nhiều cách: đọc sách, ấn phẩm về kinh doanh, các trang tin trên báo đài hoặc qua các webside của các công ty đó.
    Sau khi tìm được các ấn phẩm và các sản phẩm bạn ưa thích, chúng ta có thể lưu chúng lại để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể bàn bạc với các chuyên gia của công ty chứng khoán hoặc với các nhà đầu tư khác trên thị trường để có nhiều thông tin hơn.
    Bước đầu tiên khi chúng ta xác định lựa chọn cổ phiếu mà mình ưa thích, sau đó tìm hiểu thông tin về công ty đó... Việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau.
    Các bản báo cáo của công ty này chúng ta có thể tìm ở đâu? Chúng ta có thể tìm thông qua các trang web của công ty hoặc qua các cơ quan quan hệ đầu tư. Chúng ta có thể vào trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (http://www.ssc.gov.vn/) và các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (http://www.hastc.org.vn/), hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (http://www.vse.org.vn/) hoặc các dịch vụ dữ liệu đi kèm.
    Tên của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể tìm được thông qua các dịch vụ nghiên cứu chứng khoán, hay trang web của các bộ - ngành. Ngoài ra, còn vô số các trang web cung cấp các thông tin liên quan về dịch vụ đầu tư, kiến thức cơ bản về chứng khoán.
    Để hiểu thêm về cơ cấu thông tin giúp cho việc nghiên cứu chứng khoán tốt hơn, bạn có thể tham khảo qua trang web của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (http://www.vafi.org.vn/), hay trang web của Công ty Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (http://www.vcbs.com.vn/). Các trang web này cũng giới thiệu cả các phần mềm máy tính có khả năng rà soát giá cổ phiếu và đánh giá về chỉ số giá so sách, ROE, ROA, Ebit... của các loạt cổ phiếu.
    Đánh giá thông tin
    Đây là một bước vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, bởi vì việc xác định chất lượng của một cổ phiếu giống như chúng ta lựa chọn một nhà hàng để ăn uống. Chúng ta có thể đoán là nhà hàng đó không thể hoàn hảo tới mức 100% nhưng ta luôn mong muốn nó đạt được chất lượng tối ưu, do vậy trước khi mua cổ phiếu, bạn nên đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho riêng mình.
    Để kiểm tra các thông tin của cổ phiếu mà mình lựa chọn thì thứ nhất phải bắt tay vào việc tìm hiểu các công ty và ban quản lý của công ty đó về các vấn đề như: công việc kinh doanh của họ có dễ hiểu không? Mục tiêu kinh doanh của họ là gì? Công việc kinh doanh đó có những gì rủi ro? Các báo cáo về công việc quản lý công ty đưa ra cho các cổ đông có thật không?...
    Chúng ta nên đọc các nhận xét của ban quản lý về mục tiêu kinh doanh, doanh số, lãi và các con số hoạt động khác của công ty trong các bản báo cáo 5 năm gần nhất hoặc có thể là nhiều hơn. Sau đó so sánh các nhận xét này với kết quả hoạt động thực tế của công ty, để chúng ta có một đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động, về đội ngũ quản lý có năng động, chuyên nghiệp và say mê?
    Thứ hai là chúng ta hãy nghiên cứu kỹ cách quản lý, chính sách và sản phẩm của công ty; Liệu công ty có đội ngũ quản lý mạnh không? Liệu công ty có giữ uy tín với khách hàng? Sản phẩm có duy trì được sự trung thành với khách hàng?
    Những câu hỏi đặt ra như trên về chất lượng quản lý của công ty có vẻ hơi chủ quan. Tuy nhiên nếu bạn có chiến lược mua bán cổ phiếu của một công ty nhất định bạn nên tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo của công ty càng nhiều càng tốt. Một số nhà đầu tư nổi tiếng thường cho rằng ?onên mua cổ phiếu như thể anh có thể trở thành đối tác làm ăn với công ty đó?.
    Thứ ba là xem xét các con số tài chính của công ty; Ta phải tìm hiểu xem công ty có lịch sử lâu dài về việc tăng doanh số và lãi với mức tăng trưởng cao hay không? Mức nọ của công ty có hợp lý? Công ty có lịch sử trả lãi cổ đông đều đặn hay không?.. Hãy so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh về các con số tài chính, chất lượng quản lý, sản phẩm và dịch vụ.
    Thứ tư là đánh giá xem xét giá cổ phiếu của công ty có hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường hay không? Để trả lời câu hỏi này bạn có thể hỏi các trung tâm dịch vụ chứng khoán, tham khảo nguồn thông tin trên thị trường hoặc tính toán các hệ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty.
    Tất cả các nghiên cứu đánh giá thông tin này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta. Hiện nay với sự trợ giúp của Internet, thông qua các webside của các công ty việc tìm kiếm các câu trả lời để đưa đến các quyết định đầu tư không còn là khó.
    Ra quyết định đầu tư
    Trước khi ra quyết định, chúng ta hãy đánh giá cả rủi ro lẫn lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu đó, hãy so sánh việc đầu tư vào cổ phiếu có lợi hay không và các chứng khoán khác có lợi hơn loại chứng khoán mình đã chọn?
    Bạn nên xem xét có nên sở hữu chứng khoán trong thời gian dài hay không? Khi mà các dấu hiệu cảnh báo về một thị trường cạnh tranh khốc liệt của cổ phiếu và các thay đổi tiêu cực trong quản lý của công ty?
    Mặc dầu trên thực tế đầu tư cũng có những yếu tố may mắn nhưng để trở thành nhà đầu tư thành đạt về lâu dài thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn, kỷ luật, kiến thức và kỹ năng. Phải có những yếu tố đó thì chúng ta mới dự đoán được lãi, giá cổ phiếu và những nguồn thu tiềm năng. Điều lưu ý hơn cả là chúng ta có thể dự tính được tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoặc lãi trong vòng 5 năm đến 10 năm tới.
    Nhận định chiến lược đầu tư, trang bị cho mình kiến thức về cổ phiếu của công ty mình dự định mua, kiên nhẫn, cân nhắc kỹ càng, tính toán hệ số tài chính, dự đoán lãi và giá cổ phiếu gần với giá thực tế trong tương lai nhất, chắc chắn bạn sẽ là người thành công nhất.
    (Theo Vneconomy)
  4. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0

    Ủng hộ bác H một tay , đồng thời khóc than cho kiếp businessman của mình
    Tài liệu tiếp thị cho mọi công ty nhỏ
    Thời gian trôi đi, bạn sẽ muốn cung cấp các thông tin khác nhau về công ty bạn cho nhiều đối tượng khác nhau, từ các nhân viên, nhà đầu tư, giới truyền thông, các khách hàng hiện tại và tiềm năng... Vậy những dữ liệu cần thiết của bạn là gì? Thành công của công ty bạn phụ thuộc phần lớn vào kết quả truyền tải các thông tin này tới mọi người, còn kết quả đó lại phụ thuộc khá nhiều cách thức bạn chuẩn bị các dữ liệu đó, từ hồ sơ công ty, sản phẩm, tới tiểu sử của các nhân viên chủ chốt.
    Bạn nên có sẵn 8 loại dữ liệu tiếp thị dưới đây để có thể phân phát bất cứ lúc nào. Đó là:
    1. Tài liệu giới thiệu về công ty: Đây là tài liệu sẽ cung cấp các thông tin quan trọng, tổng hợp và đa dạng về công ty bạn cho các nhân viên, nhà đầu tư tiềm năng, các nhà phân tích và giới truyền thông? Bộ hồ sơ giới thiệu về công ty nên bao gồm những thông tin sau:
    - Ngày thành lập công ty,
    - Địa chỉ trụ sở chính và các chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc,
    - Tên và lý lịch vắn tắt của các thành viên sáng lập, các nhà quản lý cấp cao trong công ty,
    - Địa chỉ liên lạc,
    - Bản thông báo tóm tắt nhiệm vụ
    2. Tài liệu giới thiệu về sản phẩm:Hãy đảm bảo rằng mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ của bạn đều có riêng một bản giới thiệu chi tiết, trong đó bao gồm các thông tin như:
    - Tính năng của sản phẩm,
    - Các đặc tính riêng biệt,
    - So sánh với các sản phẩm tương tự trên thị trường,
    - Mức độ chất lượng,
    - Độ tin cậy,
    - Giá thành
    3. Tiểu sử các thành viên sáng lập và nhà quản lý cấp cao: Bạn hãy chuẩn bị sẵn tiểu sử của mỗi thành viên sáng lập của công ty, các nhà quản lý cấp cao và thành viên trong hội đồng quản trị. Tiểu sử đó nên bao gồm các thông tin về trình độ, kinh nghiệm làm việc, phần thưởng, chức danh, cũng như các xuất bản phẩm của họ.
    4. Bản bố cáo nhiệm vụ kinh doanh: Bản thông báo này sẽ động viên và định hướng cho các nhân viên cua công ty, cũng như đem lại cho những nhân viên mới một vài nhận thức khái quát về hoạt động của công ty. Bạn cũng có thể giới thiệu bản thông báo này cho các nhà đầu tư tiềm năng, các chủ nợ và giới truyền thông.
    5. Tài liệu giới thiệu năng lực công ty: Những thông tin này sẽ cụ thể hoá bản giới thiệu chung về công ty, được viết chi tiết thành các đoạn văn với những dẫn chứng cụ thể. Tài liệu này nên bao gồm kinh nghiệm của công ty, năng lực sản xuất, doanh thu, tốc độ tăng trưởng, phần thưởng, danh hiệu.....
    6. Danh sách các khách hàng, đối tác hiện tại: Những thông tin này có thể rất thú vị đối với các nhà đầu tư hay các khách hàng tiềm năng, bởi qua đó họ biết được khách hàng của công ty bạn là ai, năng lực của công ty bạn đến đâu, bạn có thể đáp ứng đòi hỏi của các công ty lớn hay không?
    7. Bộ tài liệu truyền thông báo chí: Khi bạn thành lập một công ty mới hay tung ra thị trường một sản phẩm mới, hãy gửi đi thật nhiều bộ tài liệu cho giới truyền thông. Đây là những tài liệu ngắn được sử dụng để thu hút sự chú ý của báo giới đối với một sự kiện hay một vấn đề nào đó trong công ty của bạn. Bộ tài liệu này cũng có thể được sử dụng, nếu bạn quyết định quảng bá hoạt động kinh doanh tại các hội chợ, triển lãm thương mại. Bộ tài liệu của bạn nên bao gồm:
    - Cặp, giấy in có biểu trưng của công ty,
    - Các lá thư cá nhân quảng bá công ty hay sản phẩm, dịch vụ của công ty,
    - Tài liệu giới thiệu sơ lược về công ty,
    - Tài liệu giới thiệu về sản phẩm công ty đang cung cấp,
    - Bản thông cáo báo chí,
    - Các bài viết về công ty bạn,
    - Danh thiếp kinh doanh,
    - Tài liệu giới thiệu năng lực công ty.
    Mặc dù bạn có thể muốn giữ một vài bộ tài liệu để sử dụng khi cần thiết, nhưng bạn đừng chuẩn bị tất cả cùng một lúc, bởi bạn sẽ có thể sẽ phân phát các thông tin đã quá lạc hậu. Thay vào đó, hãy lưu từng phần của bộ tài liệu truyền thông trong ổ cứng máy tính, và cập nhập thông tin ngay khi cần thiết. Như vậy, bạn sẽ luôn có trong tay những bộ tài liệu truyền thông mới nhất.
    8. Kẹp file: Bạn hãy phân công một ai đó chịu trách nhiệm về việc thu thập và bảo quản bất cứ bài viết nào về công ty bạn. Chú ý rằng: Nếu bạn suy nghĩ về kế hoạch PR, hãy nghĩ tới việc nhờ một công ty PR xác định xem các dữ liệu tiếp thị của bạn nên gửi tới các địa chỉ nào, sau đó hãy kiểm tra xem mọi người đã nhận được chưa, đồng thời thu thập tất cả các phản hồi.
    Có thể nói, mọi người, mọi công ty, mọi nơi, mọi chỗ và mọi thành công đều cần đến những phương thức xây dựng tiếng tăm theo một cách riêng nào đó, nhưng tất cả đều cần đều cần đến một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Và bộ dữ liệu tiếp thị được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng chính là đòn bẩy cho chiến lược đó.
    Source : Allbusiness
  5. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật truyền đạt thông tin cần thiết đến khách hàng và khai thác thông tin từ khách hàng qua những cuộc nói chuyện trực tiếp hay qua điện thoại.
    Chào các bạn mình đang nằm trong hoàn cảnh này. Mong các bạn đã và đang làm công việc này share cho mình vài lời học hỏi ạ. Rất mong các bạn góp ý cho mình.
    Cảm ơn nhiều và đợi tin

Chia sẻ trang này