1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc suy nghĩ

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi xichloqb, 23/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xichloqb

    xichloqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Góc suy nghĩ

    Thanh niên VN đang "tụt hậu từ A đến Z"?


    "Mù tịt" ngoại ngữ nhưng vẫn được cử đi nước ngoài "hội nhập", kết quả thu về là những báo cáo kinh nghiệm "giống nhau lắm"! Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là thanh niên VN đang "tụt hậu từ A đến Z" so với thanh niên trong khu vực và thế giới... Đó là những lo lắng được đặt ra trong Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa tổ chức.


    "Tụt hậu" từ A đến Z?

    Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Trưởng Ban Quốc tế kiêm Bí thư Trung ương Đoàn, anh Đoàn Văn Thái nhận xét: "Tham gia hội nhập quốc tế là nhu cầu tự nhiên của thanh niên Việt Nam... tuy nhiên, thanh niên Việt Nam nhìn chung chưa có sự chuẩn bị tích cực tham gia hội nhập quốc tế (HNQT), nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn của thanh niên Việt Nam nhìn chung còn thấp so với trình độ tương tự của thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới".

    Ngoài những mặt còn yếu và thiếu này, anh Đoàn Văn Thái còn cho rằng: Thanh niên ta còn quá thụ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chống chiến tranh; tôn giáo, sắc tộc...

    Cùng một nhận định trên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng hợp Trung ương Đoàn, ông Trần Văn Miều phát biểu: "Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta phải giật mình: trí tuệ đạt 2,3/10đ; ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10điểm! Điều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể đến yếu tố sức khoẻ, thể lực".

    Dẫn ví dụ cụ thể từ việc yếu kém ý thức lẫn trình độ ngoại ngữ làm cản trở Hội nhập quốc tế thanh niên, ông Ngô Đức Lý, Trưởng Ban thanh niên Tổng cục An ninh kể lại lần đi Hàn Quốc của mình bằng một nhận xét đầy lo lắng và được lặp đi lặp lại không dưới 3 lần "xấu hổ vô cùng các đồng chí ạ!".

    Những điều khiến ông Lý phải "xấu hổ" đó là cảnh các thành viên trong đoàn cùng đi "chạy như vịt" qua đường phố Hàn Quốc vốn rất trật tự; đó là hành động "kỳ kèo trả giá taxi 2.000đồng/km" trong khi đã có đồng hồ đo đường và mức giá thống nhất ấn định; đó là việc các thành viên trong đoàn "muốn đi chợ Đông Tê Mun để mua sắm nhưng lại bảo lái xe taxi đến chợ ... Đông TiMo?!"...

    Ông Lý kết luận: Mỗi một lần theo đoàn ra nước ngoài là đại diện cho bộ mặt và thể diện quốc gia, dân tộc. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ được quảng bá qua tất cả những hành động, cử chỉ, lối ứng xử của chúng ta nơi đất khách nên trước khi tổ chức "đoàn ra", cần phải có sự tập huấn kỹ lưỡng về mọi mặt cho các thành viên trong đoàn, đặc biệt là văn hoá.

    Đừng "chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức"!

    Để khắc phục tình trạng "tụt hậu" về "tâm" lẫn "trí" nói trên của thanh niên trong trong quá trình hội nhập, Bí thư Đoàn khối I (khối các cơ quan Trung ương) Đỗ Việt Hà đề xuất 3 kiến nghị:

    Thứ nhất: đánh giá, tuyên truyền, bổ nhiệm cán bộ Đoàn phải có yêu cầu về ngoại ngữ; thứ hai: đề nghị Đảng và Nhà nước thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên, giao cho Uỷ ban Quốc gia về thanh niên hoặc Trung ương Đoàn quản lý; tập huấn kỹ cán bộ để tiến hành lựa chọn người đi xứng đáng; thứ ba: tăng cường thông tin đối ngoại về thanh niên vì "hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu và yếu".

    Tán thành kiến nghị thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên của đại biểu Đỗ Việt Hà, ông Nguyễn Xuân Kiên, Phó Chánh Văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng: Nên cải cách thủ tục về "đoàn ra, đoàn vào", đặc biệt với những nước láng giềng gần gũi như Trung Quốc, Lào...) vì hiện nay, "thủ tục còn phiền hà lắm".

    Cho rằng "thanh niên cần phải đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế", Th.sỹ Hoàng Minh Thái, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Văn hoá Thông tin gợi ý: Trong quá trình hội nhâp, quan trọng là giáo dục cho thanh niên nếp sống, trang bị ngoại ngữ và đặc biệt là phải chuẩn bị trình độ để hoà nhập. Hiện nay, vì thiếu và yếu những thứ đó mà thanh niên thiếu tự tin khi hội nhập quốc tế.

    Nhấn mạnh đến phương tiện thích ứng để thanh niên có thể "đi trên con đường hội nhập", đại diện của Ban thường vụ Thành Đoàn Hà Nội cho rằng: Ngoại ngữ và Tin học chỉ là một phần rất quan trọng trong hội nhập chứ không phải là tất cả. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền để thanh niên tự trang bị kỹ năng toàn diện chuẩn bị hội nhập, đồng thời, phải tính toán một cách hiệu quả, hợp lý để giảm bớt chi phí "đoàn ra", tăng cường thu hút "đoàn vào".

    Theo đại diện của Thành Đoàn Hà Nội, không phải cứ đi ra nước ngoài mới là hội nhập. Ở ngay trong nước, thanh niên chúng ta vẫn có thể hội nhập bằng nhiều cách và một trong những cách đó là "mời thanh niên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tham gia phong trào tình nguyện và học hỏi kinh nghiệm của họ qua quá trình hoạt động tình nguyện này".

    Cùng một quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: Chúng ta nên nghĩ đến phương thức hội nhập. Nhờ kinh tế, tri thức giúp con người phá bỏ được khoảng cách biên giới, không gian, ta ngồi tại đây vẫn có thể hội nhập được. Vấn đề là ta có được hội nhập hay không và hội nhập bằng phương tiện gì? Ngoài cách hội nhập bằng "đoàn ra, đoàn vào", thanh niên nước ta vẫn có thể hội nhập bằng văn hoá, bằng các phương tiện hiện đại khác.

    Theo ông, yếu tố cơ bản nhất để giúp thanh niên hội nhâp quốc tế hiện nay chính là học. Nhưng ông cũng cảnh báo về nguy cơ "thanh niên có thể chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức" do thiếu định hướng. "Nếu ví hội nhập là thả thanh niên vào biển cả thì không phải cứ thả vào là xong, muốn biển cả thông tin đó trở thành tri thức của mình thì thông tin đó phải được xử lý có định hướng" - ông nhấn mạnh.

    Nguyệt Minh
    VietNamNet
  2. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù bài viết trên rất dài nhưng cũng chưa nói hết cái gọi là "từ A đến Z", tuy nhiên cũng đã đưa ra được nhiều luận điểm hay. Mong các thành viên bỏ chút thời gian đọc và cho ý kiến vì chúng ta ai cũng nằm trong cụm từ "Thanh niên" ở trên. Trước hết là ý kiến bác xichloqb (Quảng Bình cũng có xích lô hả bác, tớ cứ tưởng chỉ có xe ba gác thôi chơ). Tớ đọc bài viết trên khá lâu rồi, cũng có vài ý kiến ý cò nhưng giờ bận chút, ngày mai quay lại tham gia với mọi người.
    Hy vọng có có nhiều ý kiến để cái Thread này trở thành góc suy nghĩ đúng như mong muốn của bác XichLo.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Híc híc híc bác nói vậy là chơi hay thiệt. Thâm niên 6 năm+ cái Doctor mà không bằng 2/3 lương của tụi nó mới vào làm. Hơn vậy còn nghe nói một câu tụi nó chê ỉ chê eo cái lương đó nữa. Nói vậy mà không buồn thì cũng hơi lạ với phong cách của bác luôn đó. Nói như bác đi làm thêm ngoài cũng hợp lý thôi. Nhưng làm thêm ngoài nhiều thế lấy đâu ra thời gian đầu tư cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học!!!! Chả trách nền GD đại học nước mình tụt hậu so với thế giới cả trăm năm. Bây giờ math0 mới thấm thía câu nói Tiền nào của nấy. Ngẫm mà buồn
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Về cái khoản lương thì không so sánh được, lương 1 triệu mà anh nói ở trên được tính rất rõ ràng và ổn định vì có hệ số và mức lương do nhà nước đưa ra. Còn lương 1,5 triệu mà mọi người chê ít là thu nhập hàng tháng được trả theo năng lực, mức này chỉ áp dụng tại thời điểm đó còn 1 năm sau thì có trời mới biết là bao nhiêu. Nếu so sánh thì nên so với 1 ngành khác ngoài giáo dục. Mà cái này thì thôi không bàn nữa vì nói thế nào được khi cái này đang được thực hiện ở mọi ngành được quản lý bởi nhà nước.
    - Việc làm khoa học và kinh tế cũng là bài toán khó để giải quyết một cách rạch ròi. Cái này chỉ nói được khi anh em ngồi uống rượu (say) với nhau thôi.
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Vậy ý Anh nói là GV không có năng lực à. Hay chất xám của họ bỏ ra ít hay là vì ngành giáo dục không tạo ra sản phẩm có giá trị!!!
    Anh lại không ngẫm ý Em rồi. Em không nói đến cá nhân từng người đâu. Cái mà Anh nói Khoa học đó có vẻ đơn thuần chỉ là khoa học của một nhà quá. Cái Em muốn nói là khoa học của một quốc gia đó. Nhật bản hay Ấn độ vì sao họ phát triển ghê vậy!!! Không phải vì Khoa học của họ đang ở đỉnh cao sao??? Ai cũng biết và cũng nói được đầu tư cho con người là quan trọng nhất. Nhưng làm như thế nào thì...
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Chú Math chết cười chưa, anh đã nói gì mà chú kết luận GV có năng lực với chất xám. Không lẽ anh không hiểu điêu chú nói, anh có phải thằng đi buôn đâu nào.
  7. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác so sánh như rứa là không đúng. Lương của mấy bác là 1 triệu nhưng tổng thu nhập của mấy bác là bao nhiêu? theo em được biết, một người bạn em đang dạy ở HVNH, sinh năm 76 (bằng tuổi bác Rec) thì thu nhập bình quân của bác ấy là hơn 5 tr/ 1 tháng. Và theo bác ấy thì chưa phải là nhiều so với một số người cùng lứa. Tuy nhiên, lương của bác ấy chưa được 2 tr.
    Nếu so sánh như bác Math0, mấy bác phải làm thêm ko có thời gian để học hành thêm. Nhưng thực sự,các bác ko làm hết thời gian hành chính mấy bác làm để có được lương. Còn nếu bọn em nhận được số tiền lương trên, bọn em phải hết thời gian hành chính, thậm chí đi công tác xa, dài ngày mới có tiền công tác cộng vào tổng thu nhập 2.400.000. Ngoài ra, các bác về hưu còn có lương hưu cao, bọn em thì lương hưu đào đâu ra?
    Hôm trước em đọc một quyển sách của các nhà kinh tế Trung Quốc viết về kinh nghiệm của Singapore trong quản lý nhà nước và kinh tế, có một phần phân tích rất sâu sắc về chế độ lương bổng trong khu vực nhà nước và quản lý hành chính. Nhờ chế độ lương hợp lý mà người công chức vừa có quyền lợi, vừa có trách nhiệm, tránh được tình trạng tham nhũng. Bao giờ VN làm được như thế thì các bác hết buồn nhé. Bây giờ thì phải chịu khó vừa cày (kiến thức) vừa bừa (thu nhập ) thôi Em chỉ mong có được 1/4 vị trí và học vấn như mấy bác đó
  8. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0

    Hơ, mình vào lộn chuồng, toàn nói chuyện bạc triệu k0 thế này. Mà các bác quả là ngớ ngẩn. Đầu tiên TH nghe thằng bạn bóc phét là lương từng này từng nọ, chê ít nên k0 thèm làm, TH tin thật rồi bộc bạch trong nhật ký, nhưng TH này, đâu cần phải nói ra con số cụ thể về lương người ta như thế làm gì nhỉ? Bác Math0 chưa chi đã tin thế, rồi lại đâm ra cám cảnh cho mình, bác Rec an ủi, rồi tranh luận, cuối cùng để cho Goals tui đây vào mượn cớ câu được 1 bài. Sướng. Lại thêm gold rồi, nghĩa là tăng thu nhập. Các bác thấy đó, cứ mỗi lần tui vào TTVNOL thì được 1 khoản thu nhập cố định 5 golds, cứ mỗi lần câu được 1 bài như thế này thì trong tài khoản lại được tăng thêm 1 gold.... Thế nên, sau này các bác khi đi làm thì ngoài khoản gold cố định cho mỗi lần đăng nhập(lương) các bác sẽ tự khắc biết cách "câu bài" để tăng gold thôi, bác nào chăm "câu bài" thì càng sớm có đủ tiền để mua được hộp thư ( mua nhà..v.v.) mang tên mình và làm được thêm các chuyện khác..v.v...v.. Chứ mong chờ vào lượng gold cố định do mỗi lần đăng nhập thì biết đến bao giờ đủ 300 golds để mua 1 hộp mail ở TTVN. Hì.
  9. xichloqb

    xichloqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    tác giả bài viết này đang nói 1 cách toan diện về bộ mặt của "thanh niên việt nam", còn về những cá nhân xuất sắc thì thiếu gì hả bác
    ở qb bình có XL nhưng mà chỉ chở gà vịt và vật liệu xây dựng thôi. chứ chở người thì chưa có. sau ni về quê thất nghiệp em đang đinh tập hợp lại để thành 1 đội XL đây bác
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác Rec và mad0, tự nhiên mình nhớ đến chương trình "đoán giá cả" hay là gì đại khái thế. Hôm trước chạy vào coi được 1 lúc, thấy hai khán giả trả lời những câu rất đơn giản ( miềng cũng nói được), thế mà nhận được các phần thưởng là 10 triệu và 16 triệu. Kể ra thì cũng có lý, vì đó là tiền trả quảng cáo của các doanh nghiệp, nhưng nghĩ mà thương cho các nhà khoa học... Học bao nhiêu năm, nghiên cứu bao nhiêu năm, đổ ra bao nhiêu công sưc, mà có khi 1 năm làm việc cũng chỉ kiếm được chừng đó tiền...Nhớ đến câu đứa bạn nói "đừng có đòi hỏi cuộc đời công bằng" . Hồi đó còn trẻ mà bà cụ non ghê.

Chia sẻ trang này