1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc suy nghĩ

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi xichloqb, 23/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. serenad

    serenad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Em không biết chính xác lương giáo viên hiện giờ là bao nhiêu. Nghe nói sắp tới là tăng lương. Không biết liệu một giáo viên mới ra trường, không dạy thêm thì lương là bao nhiêu? Chắc là không đủ tiền xăng xe.
    Em có một đứa bạn ở Hà Tây, nó có ông chú dạy ở một trường cấp ba bình thường mà dạy thêm một tháng được gần chục triệu, không hiểu là ông ấy dạy kiểu gì. Chắc là mất giọng quá.
    Thu nhập của các giảng viên đại học , nếu là lương cứng, theo như em biết thì cũng không nhiều. Nguồn thu của các thầy chủ yếu là dạy ôn thi đại học hay dạy cho hệ đào tạo từ xa. Còn các khoản thu cho các công trình nghiên cứu( nếu có) thì không thấm vào đâu so với công sức họ bỏ ra.
  2. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đang thảo luận đi chệch cái chủ đề đưa ra ban đầu của bác Xích lô rồi đấy. Tớ post nốt cái này rồi chúng ta quay lại chủ đề chính.
    Vấn đề chế độ tiền lương hiện tại của nhà nước mình có nhiều bất cập lắm các bác, ở đây không ai trong chúng ta có thể phân tích rạch ròi từng li từng tí và cũng không thể có cái nhìn tổng quan được nên việc mọi người đưa ra ví dụ này ví dụ khác chẳng giải quyết được luận điểm nào đâu.
    Nếu mọi người muốn chia sẽ về khoảng thời gian mới vào nghề thì hôm sau mở 1 topic để hàn huyên. Chắc cũng nhiều chuyện đấy (có nhiều kỷ niệm đến đau cả lòng a) nhưng kể lể người ta lại bảo kêu nghèo làm nhụt chí thanh niên
  3. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Dear all,
    Tớ thấy bài báo này khá phù hợp với lứa tuổi của anh em trong box nên mọi người tham gia cho ý kiến nhé. Hy vọng sau một hồi ý kiến ý kò chúng ta tìm được 1 số quan điểm chung. (ít nhất là nhìn ở gốc độ của của người Quảng Bình)
    Bài báo này nếu lên nhiều vấn đề nhưng chốt lại thì mình thảo luận 2 vấn đề chính đó là "Thanh niên Việt Nam nhìn chung chưa có sự chuẩn bị tích cực tham gia hội nhập quốc tế (HNQT), nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn của thanh niên Việt Nam nhìn chung còn thấp so với trình độ tương tự của thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới" và vấn đề thứ hai là Tổ chức công tác đoàn của đoàn thanh niên.
    Dưới đây là trích dẫn cho luận điểm 1:
    - Trước hết nói về trình độ chuyên môn, mặc dù lượng cử nhân và kỷ sư ra trường mấy năm gàn đây khá đông, có khi còn dẫn đến tình trạng thất nghiệp vì có quá nhiều người học cùng một chuyên ngành nhưng tính tỉ lệ mặt bằng thì nước ta không phải đạt ở mức cao. Tiếp theo về số lượng là chất lượng của trình độ chuyên môn. Mọi người thấy thế nào về những bằng cử nhân, kỷ sư mà mình tiếp xúc (học cùng khoá, cùng ngành, cùng trường, ...). Ý kiến của mọi người sẽ phản ánh được 1 phần nào đó nội dung của đoạn trích trên.
    - Vấn đề tiếp theo là Tin học và ngoại ngữ, những điều kiện cần để VN hội nhập cùng thế giới. Chẳng hạn về ngoại ngữ, đến một tỉnh lẻ như tỉnh Quảng Bình chúng ta mà hiện nay giáo viên anh văn cũng thất nghiệp dài dài trong khi đó trình độ ngoại ngữ của thanh niên thì sao (cái này chưa nói đến SV ĐH mà nên bàn rộng ra là thanh niên ở tỉnh). Rồi vấn đề tin học, internet là biển trời tri thức nhưng thanh niên chúng ta đã khai thác được gì từ cái kho dữ liệu khổng lồ đấy??? Một yếu tố cần bàn đến là cơ sở hạ tầng cho Net (ở đây nói đến đường truyền và chi phí tài chính), ...
    Có rất nhiều vấn đề như thế mà mọi người có thể nói tiếp. Tạm thời tớ nêu ra để các thành viên dễ thảo luận. Sau này sẽ tiếp tục quay lại để bổ sung ý kiến của mình. Nếu thảo luận tốt thì cuối cùng sẽ viết báo cáo gửi ra trung ương
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Mọi người nên tập trung thảo luận vào 2 luận điểm mà tớ nêu ra ở trên (các vấn đề không liên quan nhiều thì sẽ thảo luận ở một topic khác).
    - Khi thảo luận có thể nói song song cả hai ý 1 và 2 hoặc tuàn tự từng ý một, nhưng cố gắng tách ra để các thành viên khác dễ theo giỏi bài viết của các bạn.
    - Rất mong mọi người tham gia, các bài viết ít nội dung àm mang tính chát chít sẽ được xoá mà không thông báo
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Chế độ lương - Lỗ hổng làm "chảy máu não" khoa học



    Có nhà khoa học trẻ sau khi đi du học về không chạy nổi các thủ tục hành chính rườm rà để nhập lại hộ khẩu, chứ chưa nói đến tìm được một công việc xứng đáng với chuyên môn; 80% sinh viên của các lớp cử năng đi ra nước ngoài theo những suất học bổng lớn...
    Chế độ lương và đãi ngộ đối với cán bộ khoa học (KH) theo kiểu bao cấp là một trong những nguyên nhân chính làm nguồn nhân lực KHCN của VN ngày càng yếu kém.

    Láng giềng: Lương nhà KH cao hơn lãnh đạo nhà nước

    Giáo sư Noyri - giải thưởng Nobel hoá học và là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Hoá lý Nhật Bản RIKEN - đã kể lại với chúng tôi trong chuyến thăm Viện Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) hạt nhân, năm 2003, rằng sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nước Nhật chỉ là một bãi tro tàn và gạch vụn.
    Với mục tiêu lớn nhất là phục hưng lại đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã có một chính sách nhân lực KH là vừa tạo điều kiện đãi ngộ tốt nhất để chiêu nạp tài năng KH, vừa động viên tối đa lòng yêu nước và tự hào dân tộc của các nhà KH Nhật ở trong và ngoài Nhật Bản.

    Với tâm huyết cao nhất, các nhà bác học Nhật Bản đã trở thành một trong những nhân tố quyết định giúp cho Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới chỉ trong vòng 30-40 năm.
    Các nước khác như Singapore, Hàn Quốc... cũng đang áp dụng rất thành công cách làm này. Trung Quốc, sau nhiều năm thực thi một chế độ đãi ngộ cán bộ KH bao cấp giống VN, hiện đã thay đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý KHCN.

    Các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đều có những chương trình tạo điều kiện đặc biệt cho các nhà KH gốc Trung Quốc từ nước ngoài về nước làm việc. Mức lương cán bộ NCKH có thể lên tới 4000 USD/tháng cho TS và gần 10.000 USD/tháng cho những chuyên gia giỏi đầu ngành. Thu nhập này cao hơn nhiều lần so với mức lương của các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.

    Công cuộc cải cách cơ chế quản lý KHCN của Trung Quốc đã và đang đưa nước bạn đến những bước nhảy vọt trong phát triển KHCN.
    Việt Nam: Vẫn "đến hẹn lại lên"
    Sau gần 20 năm đổi mới, cơ chế lương bổng của cán bộ KH ở ta vẫn là đa thang, đa cấp, dựa vào thâm niên công tác và chức danh công chức là chính. Các nhà KH, không cần biết có thực sự tham gia NCKH hay không, cứ yên tâm "đến hẹn lại lên" 3 năm lên lương một lần.

    Nếu lên đến hết mức của ngạch công chức thì lo chạy thủ tục thi chuyển lên ngạch cao hơn để lại tiếp tục chu trình này cho đến khi về hưu. Mức lương trung bình của cán bộ KH hiện nay vẫn là rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội (đặc biệt là ở các thành phố lớn).
    Ngoài những lời kêu gọi "suông" của một số nhà KH, VN đến nay vẫn không có một cơ chế chiêu nạp nhân tài vào các lĩnh vực KHCN. Có nhà KH trẻ sau khi đi du học về không chạy nổi các thủ tục hành chính rườm rà để nhập lại hộ khẩu, chứ chưa nói đến tìm được một công việc xứng đáng với chuyên môn trong một cơ sở KHCN;

    Có nhà KH, sau khi trở thành chuyên gia tầm cỡ quốc tế với nhiều năm tu nghiệp tại các cơ sở NCKH lớn ở nước ngoài, đã phải chạy chọt hàng năm trời chỉ để được nhận lại vào biên chế cũ của mình với một mức lương kỹ sư rất thấp (vì những năm tham gia NCKH ở nước ngoài không được tính thâm niên công tác!).
    Ngoài sự trì trệ trong phát triển KHCN, hậu quả trầm trọng nhất của cơ chế này là hiện tượng "chảy máu não" ngày càng tăng: Những tài năng KH trẻ, với đa số các tên tuổi đã từng mang các giải thưởng Olympic Toán, Lý, Hoá, Tin Học... quốc tế về cho VN, hiện đang làm việc và cư trú lâu dài ở nước ngoài. Khoảng 80% số sinh viên thuộc hệ đào tạo Cử nhân tài năng ở một số trường đại học (ĐH) của VN đã thôi học ngay từ 2 - 3 năm đầu để đi du học ở các trường ĐH nước ngoài "hào phóng" cấp học bổng cho các tài năng trẻ VN.
    Hiện tại chúng ta có khoảng 21.000 cán bộ KHCN, (Thái Lan: 6400 cán bộ). Nhưng về số lượng và chất lượng công trình KH đã công bố trên các tạp chí quốc tế thì VN đứng sau Thái Lan khoảng 20 năm (tương tự với khoảng cách tụt hậu của VN so với Thái Lan trong thu nhập quốc dân GDP).
    Khoảng cách này đang có khuynh hướng ngày một xa hơn. Với ranh giới giữa các công việc hành chính và NCKH không rõ ràng như hiện nay, ta khó mà xác định được bao nhiêu người trong số 21.000 cán bộ KH trên đang thực sự tham gia NCKH. Do đó, nhiều vị trí NCV chính và NCV cao cấp đang thuộc về những người hoặc không có năng lực NCKH hoặc đã chuyển sang làm công việc hành chính thuần tuý từ lâu.

    Rất tiếc là một cơ chế đánh giá năng lực chuyên môn không theo chuẩn mực quốc tế vẫn đang tiếp tục được thực thi không chỉ trong công tác quản lý nhân lực KHCN mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của đất nước.

    Tri thức và KH nước ta có phát triển, trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội được hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của nó trong tiềm thức chung của con người VN, trong sự tôn vinh và trân trọng của toàn xã hội, với một chế độ đãi ngộ "chất xám" hợp lý.

    Hệ thống lương còn bất hợp lý
    1.Không theo mức độ cống hiến: Nhiều người đã có rất nhiều cống hiến được thừa nhận nhưng không được chuyển ngạch, bậc lương cao hơn.
    2.Không căn cứ vào trình tự đào tạo: Người tốt nghiệp các hệ đào tạo cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ... khi ra trường được xếp lương như người tốt nghiệp đại học.
    3. Không dựa trên cơ sở công việc được đảm nhận: Có những trường hợp không phải làm công việc gì cũng được hưởng lương công việc đó. Ví dụ chuyên viên chính làm việc của chuyên viên cao cấp nhưng không được hưởng lương chuyên viên cao cấp..

    Theo Lao Động

  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Math0 nên có ý kiến gì chứ ai lại copy bài báo dài ngoằng từ bên kia sang rồi để đấy như thế?
    Mà kể cũng lạ cho các bác, muốn có góc suy nghĩ thì phải nói chính kiến của mình chứ như bác gì đấy mở topic để tống vô 1 bài báo rồi ra đi không hẹn ngày tái gặp. Ngay cả khi người khác đã cố tình gợi mở mà cũng không thấy bàn. Các bài báo thì nhan nhãn trên net (VN), ai mà chẳng đọc. Diễn đàn thì phải phân tích, ý kiến gì gì đấy chứ, còn muốn giới thiệu thôi thì chỉ cần cái link là quá đủ.
  7. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế e rằng hơi mang tính chủ quan. Vì tiêu đề là góc suy nghĩ nên chỉ nên đọc và ngẫm nghĩ đúng hơn là bình luận. Hơn nữa nếu thêm link thì có phải mọi người lại mất công vào trang tiếp theo. Nhất là ở VN thì điều này khá quan trọng. Còn nếu bác đề nghị có thêm bình luận thì cũng để ít nhất có người đọc rồi mới bình luận đúng không. Đây chỉ là ý kiến thô thiển chủ quan mong bác đừng chấp

Chia sẻ trang này