1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc tác phẩm văn học Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Sans_souci, 05/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0

    Nghe Ôxmôn nói như vậy, tôi chỉ muốn nói độp vào mặt hắn: "Mi vẫn chưa sao quên được những lời chị ấy nói như tát vào mặt mi ở bã?i cắt cỏ đấy thôi. Bụng dạ mi đểu giả lắm!"
    Có lần tôi ngồi ở nhà, vẽ bức tranh cho tờ báo tường của nhà trường. Mẹ tôi loay hoay bên bếp lò. Bỗng nhiên anh Xađức xồng xộc chạy vào. Mặt tái nhợt, đôi mắt cau có hằn học, anh xấn đến và gí vào mũi tôi 1 tờ giấy:
    -Chính mày vẽ cái này phải không?
    Tôi sững sờ cả người. Đây là bức vẽ đầu tiên của tôi. Hình ảnh Đaniyar và Giamilia sống động lúc ấy đang nhìn tôi:
    -Em vẽ đấy.
    -Thế ai đây? - anh chỉ ngón tay vào tờ giấy.
    -Đaniyar.
    -Quân phản bội! - anh Xađức quát vào mặt tôi.
    Anh xé vụn bức vẽ rồi đi ra, đóng sầm cửa lại.
    Sự yên lặng nặng nề kéo dài hồi lâu, rồi mẹ tôi hỏi:
    -Con biết ư?
    -Vâng, con biết.
    Tựa mình vào bếp lò, mẹ tôi nhìn tôi với bao nhiêu băn khoăn trách móc. Rồi khi tôi nói: "Con sẽ còn vẽ 2 anh chị ấy lần nữa!" thì mẹ tôi lắc đầu đầy vẻ chua xót và chán nản.
    Tôi nhìn những mẩu giấy vụn bừa bộn dưới sàn, và 1 nỗi uất giận ghê gớm khiến tôi nghẹt thở. Mặc cho người ta bảo tôi là kẻ phản bội. Tôi phản bội ai kia chứ? Phản bội gia đình ư? Phản bội dân tộc ư? Nhưng tôi không phản bội chân lý, chân lý của cuộc sống, chân lý của 2 con người đó! Tôi không thể nói với ai điều ấy, ngay cả mẹ tôi cũng sẽ không hiểu tôi.
    Trước mắt tôi, tất cả đều nhoà đi, những mảnh giấy hình như liệng vòng trên sàn như những vật sống. Khoảnh khắc mà Đaniyar và Giamilia trong bức tranh nhìn tôi như người đã? thật ăn sâu vào kí ức tôi đến nỗi tôi tưởng chừng nghe thấy bài ca của Đaniyar, bài ca anh đã? hát trong cái đêm tháng Tám đáng ghi nhớ ấy. Tôi nhớ lại 2 người đã? từ bỏ bản làng ra đi như thế nào, và tôi cũng nôn nóng muốn lên đường ra đi như họ, mạnh bạo và kiên quyết dấn thân vào con đường khó khăn đi tìm hạnh phúc.
    -Con sẽ đi học... Mẹ nói với bố cho con. Con muốn trở thành hoạ sĩ! - tôi cả quyết nói với mẹ tôi.
    Tôi đinh ninh mẹ tôi sẽ trách móc tôi và oà khóc, sẽ nhắc đến mấy anh tôi đã? bỏ mình trong chiến tranh. Nhưng lạ thay, mẹ tôi không khóc, chỉ khẽ nói, giọng buồn rầu:
    -Được con cứ đi đi... Con đã? đủ lông cánh, con muốn bay nhảy thế nào tuỳ ý... Ai mà đoán trước được, biết đâu con lại chẳng bay cao? Chưa biết chừng con nghĩ thế mà phải. Con cứ đi đi... Có thể sau này con sẽ nghĩ lại. Bôi bôi vẽ vẽ đâu phải là 1 nghề... Cứ học đi rồi con sẽ hiểu ra... Nhưng chớ có quên mái nhà mẹ cha...
    Từ hôm ấy. Nhà bé tách riêng ra, không làm ăn chung với chúng tôi nữa. ít lâu sau, tôi đi học.
    Tất cả câu chuyện chỉ có thế.
    Học hết trung cấp, tôi được gửi đến trường cao đẳng mỹ thuật. Tại đây, tôi đã? trình bày bài thi tốt nghiệp của tôi: đấy là bức tranh tôi hằng mơ ước vẽ ra từ lâu.
    Dễ đoán được rằng bức tranh ấy vẽ Đaniyar và Giamilia. 2 người đi trên con đường thảo nguyên vào 1 ngày mùa thu. Trước mặt họ là khoàng xa tươi sáng, rộng lớn.
    Mặc dù bức vẽ của tôi chưa phải là hoàn mỹ - tài nghệ đâu có đến ngay 1 lúc được - nhưng tôi quý bức vẽ ấy vô cùng, nó là nỗi khắc khoải có ý thức đầu tiên của tôi trong sự nghiệp sáng tác.
    Ngay cả bây giờ, đôi khi tôi vẫn thất bại, có những phút nặng nề tôi mất lòng tin ở chính mình. Khi ấy tôi bị lôi cuốn đến trước bức tranh ấy, bức tranh vẽ Đaniyar và Giamilia. Tôi nhìn 2 người hồi lâu và lần nào tôi cũng nói chuyện với anh chị.
    Giờ này anh chị ở đâu, anh chị đang sóng bước trên con đường nào? Giờ đây có biết bao nhiêu con đường mới trên thảo nguyên của chúng ta: ở khắp Cadăcxtan cho đến tận Antai và Xibiri! Vô vàn con người dũng cảm đang lao động ở đó. Có lẽ anh chị cũng đã? đến những vùng ấy chăng? Chị đã? ra đi, Giamilia của tôi, chị đi trên thảo nguyên bao la, không hề ngoái nhìn lại. Có thể chị đã? mệt mỏi, có thể chị đã? mất lòng tin ở chính mình chăng? chị hã?y dựa vào Đaniyar. Hã?y để anh hát cho chị nghe bài ca về tình yêu, về đất nước, về cuộc sống. Sao cho thảo nguyên chuyển mình và ngời lên đủ mọi sắc màu! Mong chị hã?y nhớ lại đêm tháng Tám ấy! Cứ đi đi, Giamilia, đừng hồi tiếc gì cả, chị đã? tìm thấy hạnh phúc khó khăn của mình!
    Tôi nhìn 2 người và nghe thấy tiếng nói của Đaniyar. Anh gọi tôi cùng lên đường: vậy là đã? đến lúc sửa soạn hành trang. Tôi sẽ đi trên thảo nguyên về bản làng tôi, và ở đấy tôi sẽ tìm thấy những màu sắc mới.
    Mong sao mỗi nét vẽ của tôi đều vang lên điệu hát của Đaniyar! Mong sao mỗi nét vẽ của tôi đều phập phồng nhịp tim đập của Giamilia!
    Que je suis malheureux !
  2. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    KÌ THI KHÓ KHĂN​
    An-đrây đến trường thi. Nhưng anh không nghĩ về kỳ thi. Anh đã chuẩn bị bài tốt và biết mình sẽ đỗ. An-đrây chỉ nghĩ đến mối tình đầu của mình, nghĩ về Lê-na. Họ cùng học năm thứ hai, Đại học Y. Lê-na mến An-đrây ngay từ năm thứ nhất. Còn An-đrây từ đầu cũng nghĩ anh mến Lê-na.
    Mùa thu năm trước An-đrây được chọn làm lớp trưởng... Bây giờ anh không còn căm ghét ngày người ta bầu anh nữa. Như mọi lớp trưởng khác, anh muốn tất cả sinh viên trong lớp học tốt. Lê-na lại học không khá lắm. Một lần, Lê-na thi trượt. An-đrây cần biết tại sao cô ấy không qua được kỳ thi. Anh gặp Lê-na ở trường và nói với cô:
    - Chúng ta cần nói chuyện. Vấn đề rất quan trọng.
    - Được thôi, An-đrây, Lê-na nói.
    Buổi chiều họ sẽ về cùng nhau và nói chuyện.
    Buổi chiều ấy, họ cùng nhau đi dạo ở công viên. Trời lạnh nhưng An-đrây hồi hộp và chẳng cảm nhận được cái lạnh đó.
    - Lê-na, tôi muốn nói với bạn...- An-đrây bắt đầu.
    - Tôi nghe đây, Lê-na khẽ khàng trả lời.
    - Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào... Tôi thấy khó nói quá, nhưng bạn đừng giận nhé...
    - Tôi sẽ không giận đâu, An-đrây, hãy nói đi.
    An-đrây quyết định bắt đầu.
    - Lê-na, tôi muốn hỏi bạn, tại sao bạn thi trượt. Bạn cũng biết môn hoá...
    - Anh chỉ muốn nói điều đó sao? Thật ngạc nhiên,- Lê-na giận dữ nói. Anh sẽ không bao giờ quên được mình là lớp trưởng!
    Thậm chí cô không nói lời tạm biệt với An-đrây và đi nhanh lên trước. An-đrây đứng ngây người ở công viên và buồn bã nghĩ về cuộc nói chuyện vừa rồi, về tình yêu mãnh liệt của anh dành cho Lê-na, về tình yêu anh không thể nói cho cô biết.
    Khi Lê-na nhận điểm 3 môn thi cuối, An-đrây nói với cô:
    - Lê-na, tôi muốn giúp bạn, chúng ta sẽ cùng nhau ôn thi.
    Nhưng Lê-na giận dữ trả lời:
    - Tôi không cần sự giúp đỡ của anh, lớp trưởng ạ. Tôi sẽ học một mình.
    Một năm trôi qua như thế. Khi Lê-na và An-đrây nói chuyện, họ chỉ cãi nhau. An-đrây nghĩ Lê-na căm ghét anh, và vì thế đành im lặng. Thậm chí An-đrây không thể nói với bạn mình: ?o Tớ yêu một cô gái, nhưng cô ấy căm ghét tớ vì tớ muốn cô ấy học tốt?.
    Kỳ thi đến, An-đrây chỉ quanh quẩn nghĩ về điều đó. Hôm nay, họ phải thi môn cuối.
    An-đrây thấy cả lớp ở trường. Lê-na đứng một mình và nhìn ra cửa sổ. Giáo sư đã tới. Môn thi bắt đầu. An-đrây trả lời đầu tiên. Anh được 5 điểm và chờ đến lượt Lê-na. An-đrây nghe thấy vị giáo sư nói với Lê-na: ?oEm đừng lo lắng quá, thầy nghe đây?. Cuối cùng cô cũng trả lời câu hỏi trong phiếu thi. Giáo sư ra câu hỏi. Cô trả lời. Lại hỏi. Lại trả lời. Lê-na trả lời được tất cả các câu hỏi và được 5 điểm.
    Sau kỳ thi, An-đrây nói với Lê-na:
    - Tôi vui lắm, em trả lời thật tốt.
    Lê-na buồn bã trả lời:
    - Tôi chỉ muốn chứng minh cho anh thấy tôi không ngốc như anh tưởng.
    An-đrây không thể im lặng được nữa:
    - Lê-na, tôi yêu em!
    - An-đrây, - Lê-na khẽ nói ?" Em cũng yêu anh từ lâu rồi.
    An-đrây và Lê-na đều thấy hạnh phúc. Phía trước họ là cả mùa hè, là cả kỳ nghỉ. Phía trước họ là năm học thứ ba, rồi năm thứ tư, phía trước họ là cả tương lai.
    ----------vusonviet (st)----------

Chia sẻ trang này