1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc tản mạn tâm lý .

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 27/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Góc tản mạn tâm lý .

    Bài số 1: Chúng ta có vấn đề về tâm lý không?

    Chúng ta thường được dậy phải trung thực. Thế nhưng tại sao trong cuộc sống ta luôn phải diễn kịch: Trong cơ quan, ta phải khen 1 số người, dù ta có ưa họ hay không.

    Lúc buồn, để làm cho mọi người ta yêu mến vui lòng, ta phải trở nên bình thản hay vui vô cớ.

    Và còn nhiều nữa, nhiều nữa những tình huống mà ta không thể sống thật. Tôi đố ai sống trong XH, được coi là bình thường mà hoàn toàn không diễn kịch.

    Rồi Đắc nhân tâm của ông Dale gì nữa, cũng dậy ta phải khôn khéo, đôi khi đến giả tạo.

    Nó tạo nên sức ép với cuộc sống, làm cho chúng ta mệt mỏi. Chúng ta lại lao vào vui chơi và các trò thư giãn. Và tìm một ai đó để tâm sự, giải toả. Chừng nào cái vòng lặp đó còn hoạt động trơn tru, có lẽ chúng ta sẽ chẳng cần quan tâm đến các rối loạn tâm lý.

    Lý thuyết hiện sinh cho rằng việc chấp thuận vào một nhóm, một tập thể một cách cưỡng ép sẽ là nguyên nhân của trầm cảm, lo âu...

    Thế nhưng, ngay từ nhỏ, chúng ta đã gần như phải bắt buộc đứng trong hàng ngũ tổ chức này hay nhóm nọ. Và tất cả chúng ta đều tự nguyện hay không?

    Hay như việc chúng ta bị ép học những điều chúng ta không thích, đó có phải là buộc chúng ta phải sống khác với minh?

    Rồi chúng ta phải làm hài lòng qúa nhiều người: Bố, mẹ, thầy cô, sếp, và cả muôn vàn các ông không nhìn thấy nữa...Khi viết bài này, tôi cũng thậm chí phải làm hài lòng hoặc không phá vỡ một số nội qui, đó cũng là làm hài lòng các sếp ở diễn đàn này.
    Nhưng để đi hết các vấn đề tâm lý, tôi không thể không viết. Nếu không thì việc làm của tôi ở đây coi như vô nghĩa, và nên giải tán là vừa.

    Những qui tắc,luật lệ và thói quen sống của chúng ta là một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý của chúng ta. Làm thế nào để cân bằng và hài hoà chúng, và để được sống như chính chúng ta. Ý của bạn thế nào?

    Các bạn hãy cùng tôi thảo luận. Tôi rất sợ sự im lặng, dù chỉ là im lặng trên mạng.

    Hẹn vào các bài tới.
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Một bức thư tuyệt mệnh
    Ngày 3-4-1995
    Thế là tôi quyết định chọn cái chết cho mình , đó cũng là một giải pháp cuối cùng để giải thoát chính mình để sang thế giới bên kia . Tất cả những quá khứ và tương lai sẽ vứt bỏ hết , chỉ còn lại cái chết là tốt nhất .
    Vĩnh biệt cuộc đời đau khổ . Tôi chịu quá nhiều mất mát rồi . Bé đã sớm phải chứng kiến cảnh cha mẹ mỗi người một đường . Tôi trơ trọi đứng giữa , nhìn mà tuyệt vọng .
    Tôi xin viết vài dòng ngắn ngủi này . Cái chết của tôi chắc phần nào nhẹ bớt đi một gánh nặng . Mà đáng ra tôi không nên sinh ra và lớn lên ở xã hội này . Nhưng tôi vẫn phải tồn tại . Tôi tồn tại mà tâm hồn tôi đã chết . Tôi chỉ mong muốn một điều :
    HÃY ĐỂ TÔI ĐƯỢC CHẾT
    Thanh thản , nhẹ nhàng như bao người đã chọn cho mình một hướng đi . Và đừng cứu tôi . Nếu tôi có sống đi chăng nữa cũng chỉ là cái gai di động trước mắt mọi người . Và hồn đã chết rồi chỉ còn thể xác . Và mọi người lại trách móc tôi đần độn . TÔI ĐẦN ĐỘN , NHƯNG CÁI GÌ ĐÃ LÀM CHO TÔI ĐẦN ĐỘN NHƯ VẬY , CÁI GÌ HẢ ? Có phải cuộc sống này đã làm tôi mất mát lớn như vậy ? Tôi chỉ mong muốn cho mình một cuộc đời hạnh phúc , đầm ấm , sung sướng . Mà cái mơ ước nhỏ nhoi đó cũng ko có được . Thôi tôi dừng bút tại đây . Tôi mong rằng mọi người đều hạnh phúc .
    Vĩnh biệt
    Q.T
    Vĩnh biệt xã hội , ngôi nhà thế giới này .
    Mong rằng kiếp sau gặp lại
    Cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn phải ko ?
    -------
    Theo lời kể của thân nhân
    Lúc 16h30 cùng ngày ( sách , vở cặp còn để trên bàn ) , mẹ gọi con ko thấy trả lời , vội mở chăn ra thì thấy chân tay lạnh toát , nước tiểu ướt đẫm quần áo , không thở , mắt cứng đờ vội mang đi bệnh viện nhưng ko cứu được .
    Được biết , bữa trưa hôm đó ( 3-4-1995) , nạn nhân ăn cơm với bà ngoại ( vốn ít quan tâm đến cháu ) , nhưng ăn ít . Sau đó về buồng riêng ( có lẽ uống thuốc diệt chuột Trung Quốc ) .
    Lá thư kể trên được tìm thấy trên mặt bàn , cạnh giường nằm , chắc là được viết ra ngay trước lúc có hành vi tự sát .
    Q.T là một thiếu nữ tuổi 16 , không thi vào được lớp 8 , mới xin vào học một trường trung cấp tài chính do một người chị họ của mẹ đang làm ở ngành này xin cho . Bố mẹ ly dị từ lúc được một năm tuổi .
    Mẹ là công nhân , học hết lớp 7 , tự nguyện kết hôn với người chồng , hơn 7-8 tuổi , vốn là một cán bộ phiên dịch trung cấp tiếng Nga , đã có lần đi theo một đoàn cán bộ sang Nga làm phiên dịch , bị đuổi về nước vì có quan hệ bất chính với một người con gái Nga . Trở về nước ko có việc làm , bố mẹ ở quê là nông dân nghèo . Tuy nghèo , nhưng vẫn cố làm ra vẻ sang trọng : mượn quần áo mới , giày mới . Tình cờ một lần nói chuyện với người Nga trên đường phố , được vợ ( chưa cưới ) chứng kiến ; vả lại bảnh trai , có sức hấp dẫn ... rồi hai người kết hôn . Sau khi kết hôn , hai người chỉ thuê được một căn nhà rất tồi tàn . Cảnh nghèo túng ko thể che dấu được , người vợ vỡ mộng và quyết định ly dị chồng khi đứa con vừa tròn một tuổi .
    Từ khi cha mẹ ly dị , Q.T ở với mẹ và ông bà ngoại . Mẹ ở vậy nuôi con nhưng vẫn có nhu cầu gần gũi với nhiều người đàn ông khác , thường tự nguyện "đi lại " với một người đàn ông , ngay cạnh nhà , là một kĩ sư , đã bỏ vợ , sống độc thân , có lần đánh ghen với một người phụ nữ khác là " bồ " của người đàn ông này .
    Mẹ ít có thì giờ và ít để tâm chăm sóc con , lại hay mắng " Sao mày đần thế , sao mày hãm thế , không có bạn bè gì cả ( ý nói bạn trai )...", chỉ có ông ngoại quan tâm , nhưng ông đã chết cách đó hai năm .
    Một tháng trước đây , Q.T đã rủ một bạn gái đi mua thuốc diệt chuột Trung Quốc , nhưng bạn ngăn lại ( lời bạn kể ) .
    Lời bàn :
    Lá thư có lẽ đã phản ánh khá trung thực tâm trạng cô gái . Nỗi tuyệt vọng bắt nguồn trước hết từ cuộc tan vỡ hôn nhân của hai bố mẹ . Từ khi ly dị , bố Q.T vào ở hẳn Sài Gòn không một lần gặp lại con : cuộc chia ly là vĩnh viễn ( thậm chí khi nhận tin con chết cũng ko ra thăm ) . Càng lớn lên , Q.T càng cảm thấy đau khổ vì gia đình tan vỡ "...bé đã sớm phải chứng kiến cảnh cha mẹ mổi người một đường . Tôi trơ trọi đứng giữa , nhìn mà tuyệt vọng ".
    Trong tâm thức người Việt Nam , ko có cha , hay mất cha là một tổn thất rất lớn : thiếu một chỗ dựa , một sự nâng đỡ " con ko cha như nhà ko nóc " , thiếu một tình thương và một lòng tin .
    Tuy sống với mẹ , nhưng Q.T lại không được hưởng tình yêu thương chăm sóc của mẹ . Dường như đối tượng đầu tư cảm xúc của người mẹ này không phải là đứa con côi cút đáng thương mà là những người đàn ông đủ loại nhằm đáp ứng một nhu cầu ******** ko thể kiềm chế . Nguồn lực nâng đỡ duy nhất còn lại là ông ngoại , nhưng tình yêu thương cuối cùng này cũng ko còn nữa "... Tôi trơ trọi đứng giữa , nhìn mà tuyệt vọng " .
    Song , một tác nhân nữa càng làm cho stress gia tăng là sự mắng nhiếc của người mẹ : " Sao mày đần thế , sao mày hãm thế " , giống như những trái bom làm sập đổ hoàn toàn lòng tự tin ( self-esteem ) vốn rất mong manh vì đã ko có tình yêu thương nào . Lòng tự trọng đã bị thương tổn nặng ; những lời mắng nhiếc hàng ngày của người mẹ đã tạo ra một mặc cảm tội lỗi "...và đừng cứu tôi . Nếu tôi có sống đi chăng nữa cũng chỉ là cái gai di động trước mắt mọi người ..."
    Q.T đã hình thành ý tưởng tự sát từ lâu , ít ra là một tháng trước ( hôm rủ bạn đi mua thuốc bả chuột ) . Song , điều bất hạnh là hành vi này đã ko được phát giác và cảnh giác .
    Rõ ràng sự tan vỡ gia đình , tình yêu thương bị tước đoạt , sự mất lòng tin và lòng tự trọng đã tạo ra một stress mãn tính và dẫn tới hành vi tự sát : đó là một bằng chứng của ứng phó tiêu cực ( negative coping ) , tìm đến cái chết , một hành vi tự hủy hoại , để trốn thoát .
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 27/05/2005
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Tản mạn tâm lý học
    Một đứa trẻ bị một con gà mổ rụt tay lại, rồi khóc...
    Một đứa trẻ bị vậy, giơ tay đánh con gà...
    Một đứa trẻ nhìn thấy con gà mổ đã sợ, không dám đến gần...
    Tương lai những đứa trẻ đó có khác nhau không.?
    Di truyền qui định tính khí của chúng, nhưng không qui định số phận của chúng. Bằng cách học đương đầu với những trở ngại từ khi nhỏ, một đứa trẻ với tính khí nhút nhát có thể trở nên can đảm trong những tình huống cơ bản của đời sống
    Một người chịu những chấn thương nặng nề, và những suy nghĩ đi kèm với cảm xúc đã được ghi lại trong cấu trúc não, có thể gạt đi những ám ảnh, để sống bình thường?
    Trước đây, người ta phải can thiệp bằng cách phẫu thuật, để làm tê liệt những xúc cảm đau đớn, do đó bệnh nhân cũng phục hồi, nhưng khô lạnh hơn và gần như tê liệt.
    Giờ đây, với những lý giải tâm lý học hiện đại về tính uyển chuyển của các cấu trúc thần kinh, ta biết rằng, khi một kịch bản bị hỏng, vẫn còn một kịch bản khác làm sơ cua (xem bài Hai nhân cách cùng tồn tại trong một con người...). Cũng vậy, với kiến giải về việc có tính định hướng trong tổ chức thần kinh, nhiều khi một số phận bị thất bại theo một hướng bị cướng chế, người ta vẫn có thể gượng lại dậy được, và đặt mình trở lại tại cái điểm xảy ra bi kịch...
    Một người luôn nhìn đời một cách bi quan, luôn phản ứng tiêu cực trước mỗi biến cố, anh ta dường như sẽ đeo tính khí đó suốt đời?
    Tâm lý học hiện đại, dựa vào những tiến bộ y học, đã phát hiện rằng việc cảm nhận những tình huống bình thuờng với tâm trạng tiêu cực, là do thuỳ trán phải, nơi phản ứng trước những xúc cảm tiêu cực lấn át thuỳ trán trái, nới xử lý những xúc cảm tích cực. Và trí nhớ tích cực làm việc tốt hơn khi thuỳ trán trái hoạt động, và việc hoạt động của thuỳ trán này liên quan đến các dẫn chất thần kinh là serotonin, một hoá chất quan trọng điều trị trầm cảm. Từ đó, mở ra hy vọng trong việc ngăn ngừa và điều trị trầm cảm...cũng như giúp nhiều trường hợp học hành kém không do IQ.
    Một đứa trẻ, có thể kìm chế bản năng để trì hoãn việc ăn kẹo ngay lập tức, đợi 15 phút sau đó để được tưởng thưởng, theo lời hứa của người lớn, sẽ có tương lai sáng sủa hơn đứa trẻ không kìm chế được bản năng, dù IQ ngang nhau...
    Và tư duy thị giác cũng quan trọng không kém tư duy lô gic ..
    Hay tại sao phụ nữ có thể nhìn thấy khuôn mặt người khác mà biết được tâm trạng giỏi hơn nam giới, năng lực đó là gì?
    Lại nữa, tại sao cuộc sống hiện đại làm nẩy sinh vô số những xu hướng như vô cảm, bạo lực...Đâu là con đường trở lại tính người cho những trường hợp đó...
    Một vài suy nghĩ sau khi đọc xong cuốn sách của Daniel Goleman và một vài cuốn sách tâm lý khác, muốn chia sẻ với các bạn
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Câu truyện tâm lý.
    Họ đứng đó. Họ cãi nhau. Họ chửi nhau thậm tệ.
    Họ, một người đàn ông trên tư tứ tuần và người đàn bà cũng chừng đó. Những chuyến xe đường dài là công việc của họ. Một công việc hầu như chỉ có hai người làm gần chục năm. Người đàn ông thì lái, người đàn bà lo thu gom hàng. Nếu bảo đó là gia đình, thì đấy. Nếu bảo phải có cãi nhau để giải toả vô thức, thì đấy. Xa chồng, xa vợ lâu, giữ một nếp luân lý thường trực, đâm đôi lúc họ chửi nhau như trẻ con. Nhưng không thiếu được. Vì chỉ có hai người.
    Ở đây, ông Freud đúng.
    Cô gái bắt đầu cuộc mưu sinh từ cuộc thất tình. Cô nhất quyết cho thiên hạ và kẻ phụ bạc cô mở mắt về một hình ảnh bà chủ trẻ đẹp, giàu có trên đất Hà thành phồn hoa. Cô cao giọng, quát tháo những người xung quanh. Cô mang từ quê ra một con chó. Đêm, cô ngủ với nó, hai chị em ôm nhau khóc(cô gọi nó là em). Cô xa quê, nó một mình bơ vơ nơi xa lạ. Nhưng giấc mơ bà chủ của cô cơ mà, cô phải trở nên ghê ghớm, uy quyền.
    Hai người làm cùng cô không nói gì. Họ lặng lẽ nghe cô mắng. Và chiều cô. Đó là hai thanh niên trai trẻ. cả ba cùng thuê một nhà, và họ vừa làm, vừa mắng nhau như cơm bữa. Họ không yêu nhau được. Người yêu cô phải khác, phải cao to, đẹp trai , phải nam tính như cha cô. Họ ngủ cùng một phòng, không ***.
    Trong giấc mơ của cô, Hà nội có những cụm đèn rực rỡ, những đại lộ mênh mang chờ đón cô. Cô mới 20 tuổi, và những lúc một mình, cô ước muốn về quê, chơi trong một nhà trẻ, có những nhà bóng và những đoàn tàu điện tuổi thơ...
    Họ bấu víu nhau mà sống. Họ vô tư, tức thì mắng nhau, vui thì ân cần. Họ đâu có vô thức, họ cũng không cần biết đến chủ nghĩa hiện sinh. Họ đầm ấm, chăm sóc cho nhau trong một thành phố lạ, tộn trọng và dần thích nghi với những quy ước và hình thức của một lối sống mới, vốn xa lạ với bản chất của họ
    Tôi, chứng kiến lần chở cô gái đi chơi, cô bám vào lưng tôi, những ngón tay víu chặt vào xương sườn, hệt như trên một đoạn phim quảng cáo, nhưng có điều , sau lưng tôi là một cô gái 20 tuổi gầy dơ xương, thì thầm khóc.
    Là một nhà nghiên cứu tâm lý đẳng cấp ttvnol.com, tôi bất lực, không gọi tên được cảm xúc của mình.
  5. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Dạo này tớ ôn thi bận quá, bây giờ mới có thời gian để viết bài. Tớ thấy bài đầu tiên của anh dumb đưa ra chủ đề bàn luận rất hay, nhưng những bài sau có vẻ làm cho chủ đề loãng ra, có lẽ nên chuyển những bài đó sang một chủ đề khác thì hơn.
    Đã lâu lắm rồi tớ không tự hỏi mình câu này nữa: tại sao không được sống thật với mình?
    Đối với tớ thì đó là Sự LỰA CHỌN. Chúng ta đều đã quá cái tuổi để tin rằng cuộc sống là hoàn hảo. Chỉ có những cố gắng của con người để làm cho nó tốt đẹp hơn lên mà thôi.
    Không biết mọi người xem phim Yêu 24h (50 first dates- Adam Sandler và Drew Barrymore đóng) chưa nhỉ? Tớ rất thích phim ấy, bởi vì kết thúc của phim, thay vì một cái kết muôn thuở, "nàng khỏi bệnh mất trí nhớ vì tình yêu của chàng", hai người cuối cùng đã học được cách chung sống với cái bệnh mất trí nhớ ấy, và tạo nên một cuộc sống không kém phần tươi đẹp. Tại sao chúng ta phải khổ sở vì những thứ mà chúng ta biết không thể thay đổi? Thay vào đó, tại sao lại không học cách hoà hợp với những khiếm khuyết ấy của cuộc sống?
    Và ở đây, khiếm khuyết của cuộc sống ấy là: con người không thể cùng lúc sống thật 100% với chính mình và cùng lúc làm hài lòng tất cả mọi người, điều ấy chẳng bao giờ có thể được.
    Tớ nói rằng đó là sự lựa chọn, bởi vì trong mọi hành động chúng ta làm, mọi quyết định chúng ta đưa ra, không có cái nào là hoàn hảo cả, chỉ có thể chọn cái ít xấu nhất tuỳ theo nhận định và mối quan tâm, thứ tự ưu tiên trong cuộc sống của mỗi người. Và mỗi lựa chọn ấy đều có lý do...
    Khi còn ít tuổi, nhân cách con người còn chưa hoàn thiện, giáo dục góp phần rất lớn vào sự hình thành nhân cách ấy. Không ai có thể chọn lựa bố mẹ, cũng như chọn cách mình được giáo dục như thế nào, nhưng khi trưởng thành, mọi quyết định, lựa chọn đều nằm trong tay bạn.
    Làm sao để cân bằng hai thứ: sống thật với con người mình và được chấp nhận trong xã hội. Với tớ thì thường tớ phân chia ra hai trường hợp: bạn bè, gia đình -> với những người ấy không cần phải luôn cố gắng tỏ ra lịch sự, che giấu cảm xúc thật; nơi công sở, đồng nghiệp -> nếu được thì nên tỏ ra điềm đạm và lịch sự, nhưng chẳng ai đóng kịch mãi được. Dù sao đi nữa đồng nghiệp cũng có thể trở thành bạn bè của mình, và nếu có những mâu thuẫn không thể giải quyết nổi thì nên chuyển chỗ làm khác. Trong nhiều trường hợp, khi ý kiến của tớ không tương đồng với mọi người xung quanh, tớ vẫn làm theo ý mình. Tớ được sống với mơ ước của mình, được làm những điều mình muốn, nhưng trong mắt một số người thì tớ quá ích kỷ, quá tự do. Làm sao được, bạn thân và bố mẹ tớ hiểu là được. Đáng tiếc là trong số những người nghĩ xấu về tớ, có cả chính tớ, không thể tha thứ dễ dàng cho những gì mà quyết định của tớ đã gây ra, đó là một trong số nhiều cái giá tớ phải trả cho sự lựa chọn của mình, nhưng không bao giờ hối hận.
    Vả lại, có bao giờ bạn nghĩ rằng, nếu như cuộc sống quá tròn trịa và bằng phẳng, có bao giờ nó có thể dạy cho bạn điều gì? có bao giờ bạn có thể thấy nó đẹp được không?
  6. dunghahn

    dunghahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    - Khi sống ai cũng muốn được tự do làm những điều mình thích, giờ đây giới trẻ đã có được nhiều hơn quyền mà họ cần. và.....1
    - Ai cũng muốn mặc hai dây, ba lỗ ra đường cho mát, và.....2
    - Ai cũng muốn ngủ cho đã, hết buồn ngủ thì thôi và....3
    - Ai cũng muốn mọi người quan tâm tới mình nhiều hơn người khác và....4
    1.cái họ nhận được chỉ là quá khứ.
    2. ngoài đường họ chẳng cần biết ai đang nhìn họ nữa.
    3. họ vẫn cảm thấy buồn ngủ.
    4. họ chẳng thèm quan tâm tới ai cả.
  7. thoughtless

    thoughtless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    1. Tôi không hiểu mục 1 này lắm. Hoặc chính xác hơn nó là câu vô nghĩa. Cái nhận được bao giờ cũng là quá khứ.
    Thế nhé, viết giản dị thôi. Không phải ai cũng có khả năng làm rối vấn đề giản dị và làm giản dị vấn đề rối.
    Những 2), 3), 4) có thể liên quan đến vấn đề lối sống và lựa chọn lối sống. Nếu đào sâu thêm trên góc độ tâm lý sẽ có thể có nhiều điều hay.
    Được thoughtless sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 28/06/2005

Chia sẻ trang này