1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc tản mạn về Cà phê...

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi soundless216, 04/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    LỊCH SỬ
    Câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho ?zmùi?o cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như ?zcà phê dãi chồn?o mà dân ghiền người Việt thường kể cho nhau nghe. Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia. Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.
    Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.
    Cà phê vốn dĩ mọc hoang trong vùng Abyssinia và Arabia. Trước thế kỷ thứ 10th, thổ dân thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.
    Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.
    Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê ?z với tên là qahveh khaneh ?z hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn.
    Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các ?zhộp đêm?o cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.
    Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã ?zchịu?o ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.
    Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông.
    Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh ?zđại học một xu?o (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi ?zthuốc lá dư, cà phê hậu?o, có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác, cho chí Việt Nam , quán cà phê vẫn là nơi mà giới sinh viên hay đến để suy tư qua khói thuốc nhiều hơn cả.
    Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.
    Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.
    Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm.
    Bĩ cực thái lai, sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo, cắt ba thủy thủ canh gác ngày đêm. Cho hay trời cũng chiều người nên chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố ?zngư ông đắc lợi?o. Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp.
    Trong hội nghị để phân biện giữa hai bên, Brazil đã gửi một sĩ quan trẻ tuổi tên là Palheta đến làm đặc sứ. Palheta không những điển trai lại còn lanh lợi, khéo nịnh đầm đúng như truyền thống của một nhà quí tộc, chỉ trong ít ngày đã ?ztán?o dính ngay bà vợ của viên Thống sứ (Governor) đảo Guiana thuộc Pháp và bí mật yêu cầu người tình lấy cho mình ít hạt giống ?zlàm kỷ niệm?o. Trong buổi dạ tiệc tiễn đưa vị sứ thần, bà vợ viên Thống sứ đã tặng cho Palheta một bó hoa theo đúng phép lịch sự của Pháp, kèm theo một ám hiệu kín đáo. Nằm giữa bó hoa là những hạt cà phê tươi mà người Brazil đang thèm thuồng. Và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brazil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ thành những đế quốc cà phê lớn vào bậc nhất thế giới.
    Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn, tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê. Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn.
    Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm.
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CHẾ BIẾN
    Mỗi quốc gia có cách thu hoạch riêng và cho đến nay vẫn chưa có cách nào hái trái bằng máy vì cà phê không cùng chín một lượt nên phải hái làm nhiều đợt. Về việc chế biết người ta phân biệt hai cách Ướt và Khô. Cà phê chế biến theo kiểu Ướt thơm ngon hơn cách làm Khô.
    Về cách Ướt người ta rửa trái cà phê, sau đó bỏ vào máy để chà cho hết lớp thịt bên ngoài. Sau đó hột cà phê được ngâm trong nước cho tróc vỏ và để cho lên men trong khoảng 12 đến 24 giờ. Trái cà phê lại được rửa bằng nước sạch cho đến lúc trôi hết lớp vỏ để nước thành trong. Trái cà phê khi đó mới được đem ra phơi dưới nắng hay cho vào máy sấy. Sau cùng được đưa vào máy xay cho tróc lớp vỏ cứng bên ngoài để chỉ còn hạt màu xanh. Những loại cà phê của Columbia, Costa Rica và Kenya làm theo lối Ướt.
    Cách Khô là cách thông dụng hơn và cũng cổ điển hơn. Sáu mươi phần trăm cà phê trên thế giới điều chế theo cách này. Cà phê được rửa rồi trải ra phơi nắng từ 2 đến 3 tuần, hàng ngày phải cào cho khô đều. Sau khi khô hẳn, cà phê được đưa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột ra. Riêng tại Yemen và Ethiopia, trái cà phê để khô trên cây cho tới khi rụng xuống những tấm bạt trải dưới gốc. Cũng có khi vì nóng lòng, người ta rung cây cho mau rụng. Sau đó họ theo phương pháp Khô như ở trên. Người sành điệu chỉ cần nhấp môi là biết cà phê được chế biến theo cách nào.
    Sau khi đã có được hột cà phê xanh, lúc ấy người ta mới phân loại và vô bao, đóng dấu nơi trồng, hãng sản xuất và sẵn sàng chở đến những nơi đặt mua trên thế giới.
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CHẾ BIẾN
    Mỗi quốc gia có cách thu hoạch riêng và cho đến nay vẫn chưa có cách nào hái trái bằng máy vì cà phê không cùng chín một lượt nên phải hái làm nhiều đợt. Về việc chế biết người ta phân biệt hai cách Ướt và Khô. Cà phê chế biến theo kiểu Ướt thơm ngon hơn cách làm Khô.
    Về cách Ướt người ta rửa trái cà phê, sau đó bỏ vào máy để chà cho hết lớp thịt bên ngoài. Sau đó hột cà phê được ngâm trong nước cho tróc vỏ và để cho lên men trong khoảng 12 đến 24 giờ. Trái cà phê lại được rửa bằng nước sạch cho đến lúc trôi hết lớp vỏ để nước thành trong. Trái cà phê khi đó mới được đem ra phơi dưới nắng hay cho vào máy sấy. Sau cùng được đưa vào máy xay cho tróc lớp vỏ cứng bên ngoài để chỉ còn hạt màu xanh. Những loại cà phê của Columbia, Costa Rica và Kenya làm theo lối Ướt.
    Cách Khô là cách thông dụng hơn và cũng cổ điển hơn. Sáu mươi phần trăm cà phê trên thế giới điều chế theo cách này. Cà phê được rửa rồi trải ra phơi nắng từ 2 đến 3 tuần, hàng ngày phải cào cho khô đều. Sau khi khô hẳn, cà phê được đưa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột ra. Riêng tại Yemen và Ethiopia, trái cà phê để khô trên cây cho tới khi rụng xuống những tấm bạt trải dưới gốc. Cũng có khi vì nóng lòng, người ta rung cây cho mau rụng. Sau đó họ theo phương pháp Khô như ở trên. Người sành điệu chỉ cần nhấp môi là biết cà phê được chế biến theo cách nào.
    Sau khi đã có được hột cà phê xanh, lúc ấy người ta mới phân loại và vô bao, đóng dấu nơi trồng, hãng sản xuất và sẵn sàng chở đến những nơi đặt mua trên thế giới.
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÁC LOẠI CÀ PHÊ
    Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt ngõ hầu dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.
    Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 2600 C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng computer qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên. mới ra lò.
    Người ta có thể rang sơ sài (light or pale roast) còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.
    Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được (instant coffee). Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.
    Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là decaf).
    Những ai đã trải qua đời sinh viên, ly cà phê hẳn để lại rất nhiều kỷ niệm. Trong vị đắng luôn luôn nồng nàn hương thơm và ẩn chút ngọt ngào. Thế nhưng cũng nhiều đêm mất ngủ.
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÁC LOẠI CÀ PHÊ
    Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt ngõ hầu dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.
    Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 2600 C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng computer qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên. mới ra lò.
    Người ta có thể rang sơ sài (light or pale roast) còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.
    Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được (instant coffee). Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.
    Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là decaf).
    Những ai đã trải qua đời sinh viên, ly cà phê hẳn để lại rất nhiều kỷ niệm. Trong vị đắng luôn luôn nồng nàn hương thơm và ẩn chút ngọt ngào. Thế nhưng cũng nhiều đêm mất ngủ.
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thêm một bài đi lụm về cà phê nè
    Con đường cà phê
    Cà phê có nguồn gốc tại vùng cao nguyên Ethiopia (Abyssinia), trong các vùng rừng núi của vương quốc Kaffa. Ở đó, những người thuộc các bộ lạc du mục đầu tiên nhai hột cà phê xanh. Khoảng chừng vào thế kỷ thứ 9, hoặc là sớm hơn một chút, người ta bắt đầu chế được loại nước uống từ loại cây hoang dại này.
    Rất có thể trong thời gian phôi thai này người ta uống một loại nước lên men pha lỏng từ những hột cà phê chín. Sau này người ta khám phá ra nếu đem giã ra thì chất nước đậm đà và hương vị quyến rũ hơn.
    Người ta nói rằng một bác sỹ và cũng là nhà triết học người Ba tư tên lbn Sina (Avicenna) đã khám phá ra tác dụng kích thích của coffein vào năm 1015 và đã sử dụng cà phê làm thuốc chữa bệnh.
    Vào thế kỷ thứ 11 người A-rập đã biết trồng cà phê tại các triền đồi bên vùng biển đỏ. Tại Yemen,lần đầu tiên cà phê được rang trên những phiến đá. Thành phố cảng mocha (Mokka) sau này đại diện cho loại cà phê ả rập đậm đà gọi là mocha.
    Chữ cà phê không phải xuất xứ từ chữ Kaffa (vùng Kaffa) mà từ chữ cổ Ả rập là qahwah. Nguyên thủy,chữ này dùng để diễn tả rượu và bị cấm đối với những người theo Hồi giáo. Người Thổ nhĩ kỳ gọi là Kahweh. Vì tác dụng kích thích của cà phê, thay vì rượu nho thì cà phê đã trở thành một loại ?zrượu của người Hồi giáo?o.
    Tất cả mọi truyền thuyết về cà phê đều đẫn đến một dẫn đến một nội dung có thật: Khởi đầu, người đạo Hồi coi cà phê là một loại thuốc phiện và được pha từ các hột đã rang đen để uống trong những giờ cầu nguyện trong các đề thờ. Cho người hành hương về thánh địa Kaaba (nơi tiên tri Muhammad sanh ra) tại Mecca, người ta đã dựng lên những địa điểm uống cà phê đầu tiên vào thế kỷ 15 và gọi là "Trường phái thông thái". Không bao lâu, những địa điểm này trở nên nổi tiếng là "phóng khoáng" trên vùng thánh địa tại Mecca và Medina. Tại đây các ông đánh cờ tướng, hút sách và buông những lời nói không kìm hãm. Ðiều này đã gây sự khó chịu nơi các nhà thông thái và chất nước quỉ quái này đã bị các nhà thông thái cấm tuyệt cũng như các địa điểm uống cà phê đều bị đóng cửa.
    Tuy nhiên, các nhà thông thái cũng phải công nhận rằng đã quá nhiều người Hồi giáo sử dụng cà phê. Ngay cả Quốc vương của Cairo cũng không tránh khỏi và ông đã bãi bỏ lệnh cấm cà phê.
    Dần dần những tiệm cà phê đã trở thành những nguồn thuế quan trọng.
    Người Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhận lấy tín ngưỡng từ các tiên tri Ả Rập mà họ còn học luôn cách uống cà phê của họ. Vào năm 1554, tại Constantinople (Istanbul ngày nay) một tiệm cà phê lộng lẫy đầu tiên được trang trí với tranh ảnh và thảm quí giá đã được khai trương và tiếp theo đó thêm một tiệm tại Damascus Syria.
    Người Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cách rang và pha chế cà phê trở thành nghệ thuật tuyệt hảo.
    Sự va chạm với Âu Châu
    Những người đến từ Âu Châu đã va chạm mùi vị cà phê trên cơ bản hoàn toàn mới lạ. Ông Leonahard Rauwolf (Augsburg) đã chứng kiến tận mắt và viết lại các bài tường thuật. Trong cuốn sách ?zChuyến đi về miền đông?o được phát hành vào năm 1582 ông đã mô tả cách uống của người Ả rập rất tỉ mỉ.
    Người Ả rập đã xếp cách trồng cà phê vào hàng quốc mật và bảo vệ rất kỹ. Họ cấm xuất tất cả những hạt cà phê có khả năng nảy mầm. Cho dù vậy vào năm 1615 những nhà buôn vẫn đưa được cà phê đến Venedig (trung tâm thương mại với Á châu). Tại quảng trường Marcus đã được khánh thành tiệm cà phê đầu tiên tại Âu Châu vào năm 1640. Ngay cả Giáo Hoàng Clemens VIII cũng muốn thử qua loại nước uống quái dị này.
    Người ta đem Giáo Hoàng một ly cà phê đầy ắp hương vị và bốc khói nghi ngút. Sau khi uống xong Giáo Hoàng nói:?o Loại thức uống này quả là quá ngon, nếu chỉ để cho người không có tín ngưỡng uống thì đó mới là một điều có tội. Nếu chúng ta muốn trừ ma, thì hãy rửa tội cho loại thức uống này và biến chúng thành một thức uống của người có tín ngưỡng?o. Cà phê bắt đầu được công nhận chính thức và lan dần, lan rộng ra khắp các quốc gia tại Âu Châu ?

  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thêm một bài đi lụm về cà phê nè
    Con đường cà phê
    Cà phê có nguồn gốc tại vùng cao nguyên Ethiopia (Abyssinia), trong các vùng rừng núi của vương quốc Kaffa. Ở đó, những người thuộc các bộ lạc du mục đầu tiên nhai hột cà phê xanh. Khoảng chừng vào thế kỷ thứ 9, hoặc là sớm hơn một chút, người ta bắt đầu chế được loại nước uống từ loại cây hoang dại này.
    Rất có thể trong thời gian phôi thai này người ta uống một loại nước lên men pha lỏng từ những hột cà phê chín. Sau này người ta khám phá ra nếu đem giã ra thì chất nước đậm đà và hương vị quyến rũ hơn.
    Người ta nói rằng một bác sỹ và cũng là nhà triết học người Ba tư tên lbn Sina (Avicenna) đã khám phá ra tác dụng kích thích của coffein vào năm 1015 và đã sử dụng cà phê làm thuốc chữa bệnh.
    Vào thế kỷ thứ 11 người A-rập đã biết trồng cà phê tại các triền đồi bên vùng biển đỏ. Tại Yemen,lần đầu tiên cà phê được rang trên những phiến đá. Thành phố cảng mocha (Mokka) sau này đại diện cho loại cà phê ả rập đậm đà gọi là mocha.
    Chữ cà phê không phải xuất xứ từ chữ Kaffa (vùng Kaffa) mà từ chữ cổ Ả rập là qahwah. Nguyên thủy,chữ này dùng để diễn tả rượu và bị cấm đối với những người theo Hồi giáo. Người Thổ nhĩ kỳ gọi là Kahweh. Vì tác dụng kích thích của cà phê, thay vì rượu nho thì cà phê đã trở thành một loại ?zrượu của người Hồi giáo?o.
    Tất cả mọi truyền thuyết về cà phê đều đẫn đến một dẫn đến một nội dung có thật: Khởi đầu, người đạo Hồi coi cà phê là một loại thuốc phiện và được pha từ các hột đã rang đen để uống trong những giờ cầu nguyện trong các đề thờ. Cho người hành hương về thánh địa Kaaba (nơi tiên tri Muhammad sanh ra) tại Mecca, người ta đã dựng lên những địa điểm uống cà phê đầu tiên vào thế kỷ 15 và gọi là "Trường phái thông thái". Không bao lâu, những địa điểm này trở nên nổi tiếng là "phóng khoáng" trên vùng thánh địa tại Mecca và Medina. Tại đây các ông đánh cờ tướng, hút sách và buông những lời nói không kìm hãm. Ðiều này đã gây sự khó chịu nơi các nhà thông thái và chất nước quỉ quái này đã bị các nhà thông thái cấm tuyệt cũng như các địa điểm uống cà phê đều bị đóng cửa.
    Tuy nhiên, các nhà thông thái cũng phải công nhận rằng đã quá nhiều người Hồi giáo sử dụng cà phê. Ngay cả Quốc vương của Cairo cũng không tránh khỏi và ông đã bãi bỏ lệnh cấm cà phê.
    Dần dần những tiệm cà phê đã trở thành những nguồn thuế quan trọng.
    Người Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhận lấy tín ngưỡng từ các tiên tri Ả Rập mà họ còn học luôn cách uống cà phê của họ. Vào năm 1554, tại Constantinople (Istanbul ngày nay) một tiệm cà phê lộng lẫy đầu tiên được trang trí với tranh ảnh và thảm quí giá đã được khai trương và tiếp theo đó thêm một tiệm tại Damascus Syria.
    Người Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cách rang và pha chế cà phê trở thành nghệ thuật tuyệt hảo.
    Sự va chạm với Âu Châu
    Những người đến từ Âu Châu đã va chạm mùi vị cà phê trên cơ bản hoàn toàn mới lạ. Ông Leonahard Rauwolf (Augsburg) đã chứng kiến tận mắt và viết lại các bài tường thuật. Trong cuốn sách ?zChuyến đi về miền đông?o được phát hành vào năm 1582 ông đã mô tả cách uống của người Ả rập rất tỉ mỉ.
    Người Ả rập đã xếp cách trồng cà phê vào hàng quốc mật và bảo vệ rất kỹ. Họ cấm xuất tất cả những hạt cà phê có khả năng nảy mầm. Cho dù vậy vào năm 1615 những nhà buôn vẫn đưa được cà phê đến Venedig (trung tâm thương mại với Á châu). Tại quảng trường Marcus đã được khánh thành tiệm cà phê đầu tiên tại Âu Châu vào năm 1640. Ngay cả Giáo Hoàng Clemens VIII cũng muốn thử qua loại nước uống quái dị này.
    Người ta đem Giáo Hoàng một ly cà phê đầy ắp hương vị và bốc khói nghi ngút. Sau khi uống xong Giáo Hoàng nói:?o Loại thức uống này quả là quá ngon, nếu chỉ để cho người không có tín ngưỡng uống thì đó mới là một điều có tội. Nếu chúng ta muốn trừ ma, thì hãy rửa tội cho loại thức uống này và biến chúng thành một thức uống của người có tín ngưỡng?o. Cà phê bắt đầu được công nhận chính thức và lan dần, lan rộng ra khắp các quốc gia tại Âu Châu ?

  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Các giống và thương hiệu cà phê (cà phê xay): French roast, dark roast, Arabica, Mocha, Sumatra, Java, Brazilian, Santos, Rio, Guatemalan, decaffeinated (decaf), Maracaibo, Arabian, Costa Rican, Royal Kona (trademark), Bogotá, Medellín, Colombian.

    Cà phê pha chế gồm: Turkish, Armenian, Irish, drip, percolated, vacuum, freeze-dried, instant, French roast, demitasse, café noir (cà phê đen), café au lait (cà phê sữa), café crème, café filtre (kiểu Pháp), Kaffee Wien, Kaffee mit Schlag (kiểu Đức), caffé lattè (cà phê sữa), cappuccino, espresso (cà phê hơi kiểu Ý), turska kava (Slavic), turetskoe kofe (kiểu Nga) cà phê phin (kiểu Việt nam )

    espresso.arabVSrobusta
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Các giống và thương hiệu cà phê (cà phê xay): French roast, dark roast, Arabica, Mocha, Sumatra, Java, Brazilian, Santos, Rio, Guatemalan, decaffeinated (decaf), Maracaibo, Arabian, Costa Rican, Royal Kona (trademark), Bogotá, Medellín, Colombian.

    Cà phê pha chế gồm: Turkish, Armenian, Irish, drip, percolated, vacuum, freeze-dried, instant, French roast, demitasse, café noir (cà phê đen), café au lait (cà phê sữa), café crème, café filtre (kiểu Pháp), Kaffee Wien, Kaffee mit Schlag (kiểu Đức), caffé lattè (cà phê sữa), cappuccino, espresso (cà phê hơi kiểu Ý), turska kava (Slavic), turetskoe kofe (kiểu Nga) cà phê phin (kiểu Việt nam )

    espresso.arabVSrobusta
  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÁC LOẠI CẤY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM: Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê: Arabica, Robusta, Cheri
    1.Robusta
    Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3?). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
    2. Arabica
    Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor
    a) Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta ?" vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này.
    b) Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta ?" nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung ?" nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
    3. Cheri ( café mít)
    Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình ?

Chia sẻ trang này