1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là FW chỉ muốn mọi người bỏ chút thời gian để "talk, talk, talk" thôi. Có những điều mình hiểu, nhưng chỉ nhìn được dưới một góc nhìn nào đó thôi. Cho dù những gì mình hiểu có logic đến đâu thì vẫn là phiến diện. Chính vì vậy FW muốn khơi gợi những đề tài để được nghe ý kiến của mọi người, để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Thực sự, nếu không có ý kiến của Angie, FW sẽ không để ý đến chuyện bảo hiểm giấy tờ, không nghĩ đến khía cạnh lo xa "một vợ bốn con". Nếu không có ý kiến của em-be, FW sẽ không hiểu được cảm nhận và hiểu biết của người Việt về bảo hiểm ở mức độ em-be như thế nào. Không có ý kiến của sow, FW cũng không hiểu được một người bình thường cảm nhận gì về bảo hiểm. Và không có ý kiến của Kimi, FW cũng không hiểu được về người Việt quan tâm đến sản phẩm nào, dưới góc nhìn nào về bảo hiểm, cũng như có những thắc mắc nào về một sản phẩm. Tất cả mọi người đều có những ý kiến và vấn đề để FW học hỏi và lưu ý, đó là những điều không có trong sách giáo khoa! Và ngược lại, FW cũng viết những gì FW hiểu về bảo hiểm cũng như giới thiệu góc nhìn của một người "ghét bảo hiểm" để mọi người cùng biết. Mình rất vui khi nhìn thấy một đề tài nào đó được nhiều người tham gia như vậy.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    http://66.102.7.104/search?q=cache:RWZBO-B4JNoJ:www.nhanmonquan.net/vbulletin/showthread.php%3Ft%3D5221+%22L%C3%A3o+T%E1%BB%AD%22&hl=en&gl=us&ct=clnk&cd=5
    http://66.102.7.104/search?q=cache:PkCZJOvENAgJ:www.viendu.com/sach%2520hoc%2520lam%2520nguoi/LaoTu-LamNguDuong.htm+%22L%C3%A3o+T%E1%BB%AD%22&hl=en&gl=us&ct=clnk&cd=8
    Ghi nhanh một lát về 2 cái links của kp:
    - Về mặt nhân sinh quan, cái triết lý ít bộc lộ bản thân, khiêm nhường, trọng kẻ sĩ ghét kẻ thương buôn... theo như Lão Tử và Trang Tử có nhiều điều đúng. Có nhiều điểm rất hay theo Đạo Vô Vi của Lão Tử nếu phân ítch dưới khái niệm tâm lý xã hội.
    - Về mặt lý luận lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp mà nước dập được lửa, dùng Nhu chế cương là rất tiến bộ. Nhất là trong giai đoạn xã hội bị nhà nước đàn áp mạnh mẽ thời Lão Tử.
    - Tuy nhiên có rất nhiều điều bất cập trong Đạo của Lão Tử.
    + Quá đề cao nhu mà kém trọng cái cương. Nhu quá thành nhu nhược, cây mềm quá tất oặt. Trọng nhất ở đây phải là biết cương biết nhu. Biết khi nào nên nhu, khi nào nên cương. Theo FW, đó là một bổ sung quan trọng của Trang Tử vào Đạo của Lão Tử.
    + Lão Tử cho rằng Đạo là bất động trường tồn nhưng thực chất không phải vậy. Bất cứ sự thay đổi nào của hiện tại cũng làm thay đổi tương lai. Cái Đạo chứa những sự vật sự việc luôn vận động trong mình thì bản thân của Đạo không thể đứng yên. Nếu Đạo là đứng yên thì rõ ràng sẽ không có gì làm vật việc vận động và vạn vật cũng phải đứng yên.
    + Vì Lão Tử thiên nhiều về sự ẩn giấu, thiên về vô vi bất động nên có thể hình dung cái lý thuyết của Lão Tử quá âm thịnh. Người Trung Hoa vốn muốn âm dương hòa hợp nhưng Lão Tử đã quá thiên về âm mà thiếu dương. Đó là một mô hình không hoàn hảo. Con người không thể không gây biến. Trong một xã hội tuyệt hảo (nơi không có nhà nước, nhân dân tự điều hành cuộc sống) thì người dân sẽ mất ý chí cầu tiến. Hơn nữa nếu như bất ngờ có biến, thì xã hội lâm nguy ngay vì người dân vốn bị động do quán tính vô vi.
    + Trang Tử đã phát triển lý thuyết bổ sung thêm dương tính vào âm tính trong Đạo. Lý thuyết của ông khá hoàn chỉnh với chữ "biết", tức là biết điều hòa âm dương, biết rỗng biết đặc. Tuy vậy, Trang Tử vẫn là người không thoát khỏi cái âm tính, thiên về khuyên nhủ con người diệt "khí", giấu mình mà thiếu hướng dẫn cương cường.
    + Tuy có tiến bộ với "biết" nhưng lý thuyết của Trang Tử không chỉ rõ thế nào nên gọi là "biết". Ví dụ về biết của Trang Tử là Trương Lương, Phạm Lãi tuy tiêu biểu, nhưng lại là thiên về hướng ẩn dật, tức là mang khí âm.
    Theo ý FW, những giáo dục của đạo Lão một phần là chống lại những hà khắc, can thiệp chi ly của nhà nước vào xã hội, mưu cầu danh lợi là hệ quả của lý thuyết của Khổng Tử.
    Những giáo dục về sự ẩn dật rõ ràng dưới con mắt ngày nay là tiêu cực không có lợi. Nếu xung quanh ta chỉ là ngọa hổ tàng long thì thực chất hiện tại cũng chỉ là mèo và rắn mà thôi. Ngày nào mèo vẫn không là hổ và rắn không thành rồng thì chúng cũng chỉ là mèo và rắn.
    Triết lý vô vi khuyên con người quân tử lập chí phải đợi thời. Nếu đợi thời như Trương Lương gần tuổi năm mươi, sáu mươi mới được trời trao bộ sách quý thì đúng là kiên nhẫn quá mức. Một đòi hỏi của cuộc sống thực tại là phải liên tục vận động không chỉ để nắm bắt cơ hội mà còn để tạo cơ hội nữa. Không thể nằm chờ thời mà phải theo thời để tạo cơ hội biến đổi thời thế. Đó mới đúng là yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
    Trong cuộc sống luôn vận động, có những vận động nhanh, có những vận động chậm. Người thông minh là người biết nương theo cái vận động nhanh mà vận động nhanh, nương theo cái vận động chậm mà vận động chậm, biết lường sức, lượng việc mà vận động. Đấy mới là cái biết.
    Nói nhiều, nghĩ nhiều không bằng một hành động. Cương nhu phải sóng đôi bổ sung theo cái điều khiển của trí.
    Trọng kẻ ngu mà Nguyễn Hiến Lê phân tích có một điều mà ông không nhắc tới là cái thời thế của những nhân vật. Thời loạn hay thời bình? Thời mà kẻ sĩ thối nát bị khinh bỉ hay thời kẻ sĩ được trọng dụng? Đó là điều Nguyễn Hiến Lê không nhắc đến.
    Ngọa hổ tàng long cũng chỉ là dùng cái hư để che cái thật. Giấu đi cái năng lực để tránh bị cạnh tranh, gièm pha. Nó cũng làm giảm đi những cơ hội có thể đến.
    Biết người biết ta là tốt nhất. Kẻ không thể tĩnh thì không nên quá tĩnh, dùng cái động làm lợi thế mà tiến thân, dùng cái tĩnh làm cái khiên. Kẻ không thể động thì không nên quá động, dùng cái tĩnh làm lợi thế tiến thân, dùng cái động làm khiên chống đỡ. Ấy chẳng phải là biết sao?
    Dù lịch sử chạy mau thế nào cách xử thế của con người vẫn ít thay đổi. Nhưng ít thay đổi không có nghĩa là không thay đổi, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa, giao lưu giữa các nền triết học khiến cách xử thế phải thay đổi. Là người hiện đại không thể bám theo cái cổ hủ mà thực hành mà phải biết làm gì trong thực tại. Bởi vậy, chữ BIẾT vẫn là chữ đúng đắn nhất.
    Khôn chết, dại chết, biết sống!
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hì, FW ơi, theo những gì kp đọc/biết thì chính Trang Tử mới tiêu cực hơn Lão Tử á. FW có thể kiếm Sử Trung Quốc - chương V thì phải của cụ Nguyễn Hiến Lê bên VN Thư quán để tham khảo thêm.
    Lão Tử chủ trương ''vô vi, vô bất vi'' (kô biết nhớ đúng kô), nhưng đại loại là ''''kô làm, nhưng kô phải là kô làm gì cả''''.
    Ý tưởng ''Đạo'' của Lão Tử tuy là bất động đấy, nhưng thật chất lại động vô cùng. Bởi vì từ ''Đạo'' đó mới sinh ra Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái.
    Trang Tử thì mới thật sự là tiêu cực, hoàn toàn không làm gì cả. Lão Tử còn làm quan cho nhà Chu, Trang Tử thì kô thèm làm luôn. Trang Chu là ****, hay **** là Trang Chu?
    Tư tưởng Đạo gia, phân chia ra theo từng chủ đề, FW và mọi người có thể tham khảo thêm ở đây.
    http://www.thienlybuutoa.org/Books/tutuongdaogia/tutuongdaogia.htm
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 11/09/2006
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn kp đã chỉ bảo thêm về Trang Tử và Lão Tử. Fw đang đọc trang web kp đưa và sẽ tìm hiểu thêm về Trang Tử, Lão Tử để mở rộng thêm kiến thức có thể luận bàn với kp.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Luận về chữ Tâm f
    - Trong chúng ta, ít nhiều đều có lúc bị mẹ mắng: Vô tâm vô tính, làm việc mà chẳng chú ý gì cả! Nhiều khi cũng ức nhưng lại tự hỏi thế nào mới là không vô tâm vô tính?
    - Dale Carnegie có viết một quyển sách best-seller của mọi thời đại: How to win friends and influence people. Nguyễn Hiến Lê dịch gọn cái tựa là Đắc nhân tâm, theo nghĩa thuần Việt là chiếm được cái ?otâm? con người.
    - Trong lúc đi học ở nhà trường, ít nhiều ta cũng biết đến vài câu thơ Kiều thế này:
    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần
    Ðã mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thiên căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Thế cái chữ tâm kia là gì?
    ***
    Lật giở từ điển Thiều Chửu Online ra thì thấy chữ ?ztâm?o được chú giải thế này:
    1 : Tim, đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm.
    Như vậy, chữ tâm nghĩa hiển ngôn là trái tim, nghĩa hàm ngôn là tư tưởng.
    Đọc tiếp thấy chú giải thế này:
    Nghiên cứu về chỗ hiện tượng của ý thức người gọi là tâm lý học. Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra gọi là phái duy tâm. Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ. Nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất : (1) vọng tâm cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, (2) chân tâm cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (minh tâm) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.
    Nếu bỏ qua những cái mơ hồ trong lý giải của từ điển có thể thấy rằng: tâm con người dường như là một cái thuần khiết từ khi mới sinh, càng lớn lên, con người càng hiểu biết, cái tâm càng dễ bị che khuất.
    Đấy là đọc từ từ điển.
    ***
    Nhưng ta vẫn còn mơ hồ, tâm là gì?
    Có một đứa bé con ngây thơ. Chúng ta bảo gì, nó nghe theo cái ấy. Chúng ta bảo cái này là màu trắng, còn cái kia là màu đen thì đứa bé hiểu cái vật có sự phản chiếu ánh sáng thế này tên ?ztrắng?o còn cái kia có sự phản chiếu ánh sáng thế kia tên ?zđen?o. Lần sau nếu gặp lại, đứa bé sẽ gọi màu trắng là trắng còn gọi màu đen là đen vậy. Nếu ta bảo nó sai, nó sẽ bảo ta lúc trước nó được dạy như thế. Nếu từ trước đến nay nó đều nghe mọi người gọi vật đó là trắng mà chỉ có ta gọi đen, thì nó sẽ cho rằng người sai là ta.
    Ấy là cái tâm. Gặp trắng nói trắng, gặp đen nói đen. Đen không thể là trắng mà trắng không thể nói đen. Cái tư tưởng của ta không cho phép ta đảo ngược thị phi trắng đen.
    Nếu chúng ta bảo đứa bé, nếu gọi cái màu trắng là đen thì sẽ được thưởng kẹo. Đứa bé ngây thơ thích kẹo sẽ gọi ngay màu trắng là đen. Và nếu người ta huấn luyện cho nó cứ gọi như thế, nó sẽ mãi gọi vật có màu trắng là đen cho đến khi được dạy bảo lại. Nếu ta bảo nó vật ấy màu trắng nhưng trước giờ nó đều nghe vật ấy màu đen, nó sẽ lại bảo ta sai.
    Ấy là dùng cái lợi ích mà tác dụng vào nhân tâm. Nghĩ đến cái lợi mà gặp trắng nói đen, gặp đen nói trắng, thị phi điên đảo. Và những gì dối trá lâu ngày người ta lại cho thành sự thật, còn những sự thật bị che dấu quá lâu sẽ là giả dối. Cái tâm con người lúc đầu bị cám dỗ che phủ, rồi dần dần quen với cám dỗ như quen thuốc phiện, đến một ngày cái tâm bị đầu độc, sống không hay biết đâu sai đâu đúng.
    ***
    Người xưa có câu chuyện Khuất Nguyên rằng ông làm quan, dùng lời ngay mà ngăn vua không nên tin lời bọn quan thối nát. Ngờ đâu ông bị chúng dè bỉu, khiến vua không những không nghe lời ông, mà còn cách chức. Thất vọng, ông trầm mình tự vẫn. Trước khi chết vẫn khăng khăng:
    Đời đục cả, một mình ta trong
    Đời say cả, một mình ta tỉnh...
    Cái khó trong đời là không biết ai say ai tỉnh. Cái gì là đúng, cái gì là sai thật khó nói. Sao ta biết ta đúng mà người sai? Sao ta biết ta sai mà người đúng? Ai đúng ai sai, quả là khó nói vô cùng.
    Cái chữ ?zTâm?o vì vậy mà cũng vì thế mà khó hiểu, cái gì là trắng, cái gì là đen? Khi ta học cái ấy là trắng, có thật cái ấy trắng không? Khi ta được bảo cái vật ấy là đen, có thật vật ấy đen không?
    Vậy làm sao có thể tin chính ta được khi mà ta cứ luẩn quẩn trong cái vòng ngu muội!
    ***
    Chữ ?zTâm?o nghĩa gốc là trái tim. Ý hàm ngôn muốn nói, những gì mà tình cảm, suy nghĩ ta cho là lẽ phải thì chúng ta nên làm. Nhưng đã nói ở trên, liệu cái chúng ta cho là đúng có thật sự đúng, liệu cái chúng ta cho là sai, có thật sự sai?
    ***
    Đúng hay sai có xác định theo số đông, số ít không?
    Nếu theo số đông, chưa hẳn số đông đã đúng.
    Nếu bỏ số ít, chưa hẳn số ít là sai.
    Đôi khi chúng ta đi theo số đông, bỏ qua số ít chỉ vì chúng ta không muốn bị thiệt thòi đứng về cái ít. Suy nghĩ ấy chẳng phải cũng giống như cái kẹo ta dụ dỗ đứa bé sao?
    Con người luôn có những nhu cầu căn bản về vật chất và tinh thần. Tóm gọn lại, ngoài chuyện ăn, uống, mặc, ở, an toàn để tồn tại, con người còn có nhu cầu được hòa nhập vào xã hội, được xã hội công nhận, được xã hội tôn vinh và điều khiến xã hội nghe theo (Maslow). Những cái nhu cầu đó hoạt động như những cái kẹo dụ một đứa bé vậy. Ta làm sai, ta không có kẹo. Và nếu nói ngược lại, khi một đứa bé không có kẹo, trong khi những đứa trẻ khác có kẹo, đấy chẳng phải nó bị phạt sao?
    Nói như vậy, không có nghĩa là làm theo chữ ?zTâm?o là làm ngược lại xã hội. Vì sao? Vì chắc gì số đông đã sai mà chắc gì số ít là đúng. Đúng hay sai không xác định theo số đông. Đơn giản là nếu số đông xã hội sống hạnh phúc, số ít đi cướp của giết người, thì rõ ràng số ít sai. Nhưng nếu phần lớn xã hội cho rằng tận dụng vỉa hè để giữ xe gắn máy, xe đạp là chấp nhận được, thì số ít cho rằng dùng vỉa hè như thế khách bộ hành sẽ phải đi xuống lòng đường và gặp nguy hiểm, nên sử dụng đất trống làm bãi giữ xe, thì số ít lại là đúng.
    Đó là chưa kể sự tác động của truyền thông làm thay đổi giá trị được xã hội công nhận. Mà truyền thông cũng chẳng phải là khách quan, đấy là sự phản ánh chủ quan của một nhóm nhỏ lên một nhóm lớn hơn mà thôi. Tác động của truyền thông là cực kỳ ghê gớm, có thể đổi trắng thay đen, có thể tôn một người lên làm anh hùng hôm nay và ngày hôm sau biến anh ta thành tội phạm thế kỷ.
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 13/10/2006
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    ***
    Nói như vậy không có nghĩa là ta đi tìm một giá trị đúng ?" sai bền vững như toán học. Xã hội loài người không hề phân chia đúng sai rõ rệt như thế giới máy tính. Chừng nào thế giới máy tính còn sống trên hai giá trị 1 và 0 thì đừng bao giờ có thể trông chờ một sự thống trị hoàn hảo của máy tính đối với con người và sự thay thế hoàn chỉnh của máy tính đối với con người.
    Ngày trước, mình có thử lập trình một máy đánh bạc trên máy tính. Sử dụng một hàm ngẫu nhiên, cho lặp liên tục nhiều lần và chọn ngẫu nhiên một kết quả từ nhiều lần lặp. Tức là sự lựa chọn lên đến mũ 2 cho 4 con số của máy đánh bạc. Làm như thế hòng tạo ra được sự ngẫu nhiên thật sự. Rất tiếc là sau khoảng vài chục lần chơi thử, máy tính lại cho ra những kết quả lặp lại. Phần mềm chơi nhạc cũng vậy, nếu để ý, ta sẽ thấy có những bài hát máy tính chọn nhiều hơn những bài còn lại nếu ta cài đặt chơi nhạc random. Nói như vậy, đủ có thể tạm dẫn chứng rằng, ngay cả khái niệm random nơi máy tính đã khó có thể xác định, mong chờ chi một sự ?zbắt chước?o những hành động không tiên đoán trước được của con người?
    Máy tính không thể có chữ ?zTâm?o.
    Nói cách khác, chữ ?zTâm?o cao nhất mà máy tính đạt được chỉ là một chuỗi những quy tắc ứng xử đúng sai dựa trên sự thay đổi của môi trường. Những quy tắc ấy có thể biến đổi tùy theo năng lực học hỏi của chương trình được thiết kế. Nhưng chung quy, máy tính buộc phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản được lập trình trước, dùng làm nền tảng cho sự phát triển của trí thông minh nhân tạo.
    Máy tính chưa thể có được những biến số bất kỳ không phụ thuộc môi trường hiện thực tương ứng với sự thay đổi tình cảm, cảm giác và suy nghĩ phi logic của con người. Máy tính không có những giá trị mập mờ giữa 0 và 1. Nói cách khác, máy tính không có khả năng nghĩ đến cái mà nó chưa bao giờ được biết. Không có tôn giáo, tình cảm và cảm giác tâm linh.
    So sánh con người với máy tính để thấy rằng cái chữ ?zTâm?o thật sự xuất phát từ trái tim nhạy cảm của con người chứ nó không phải là những quy tắc ứng xử cứng nhắc.
    ***
    Nói chữ ?zTâm?o không đi từ quá trình học hỏi ra là sai. Chữ ?zTâm?o thật sự là kết quả của những giá trị đạo đức mà con người được học từ bé đến lớn. Tuy nhiên, nó không cứng nhắc như những phép toán có ?" không mà bị ảnh hưởng bởi tình cảm, cảm xúc con người. Chữ ?zTâm?o thật ra phản ánh một phần chữ ?zNhân?o. Chỉ có con người mới có ?zTâm?o
    ***
    Ngày xưa Quan Vân Trường tha chết Tào Tháo dù biết mình sẽ bị chém vì đã lập quân lệnh trạng với Gia Cát Lượng. Vì sao? Vì Vân Trường là người trọng nghĩa khí. Cái ?zTâm?o của ông không cho phép cái kẹo ?zgiữ mạng mình?o mua chuộc. Đấy là cái ?zTâm?o của bậc trọng tiết khí vậy. Chữ ?zTâm?o là sự tín nghĩa ân tình.
    Ngày xưa Đức Phật vì đau nỗi đau chúng sinh nên từ bỏ gấm vóc mà đi tu, ngồi dưới bóng cây bồ đề chiêm nghiệm để mà giác ngộ. Chẳng phải cái ?zTâm?o của ông vốn thương con người lầm than, muốn tìm cách giúp họ thoát khỏi cảnh khổ đã đẩy ông đến bóng cây bồ đề sao? Chữ ?zTâm?o là tình yêu muôn vàn chúng sinh không phân biệt của cải, đẳng cấp.
    Ngày xưa Hòa thượng Thích Quảng Đức châm lửa tự thiêu trong phong trào phản chiến của Phật Giáo. Nếu không vì cái ?zTâm?o trong sáng muốn đánh động nhân dân thế giới ra sức cứu giúp người Việt lầm than vì chiến tranh thì ông đã không hy sinh như thế. Chữ ?zTâm?o là tình yêu dân tộc, đất nước.
    Và còn nhiều nữa, một chữ ?zTâm?o.
    Sau cơn bão, người ta quyên góp để cứu trợ. Vì sao tôi phải cho anh tài sản của tôi? Nếu không giải thích bằng tình thương đồng loại, đồng bào, nếu không đi từ chữ ?zTâm?o mà ra thì không thể nào giải thích được. Chữ ?zTâm?o ấy là tấm lòng yêu thương người trong hoạn nạn.
    Nhiều người nhặt được của rơi nhưng không trả lại. Nhiều người thì trả lại dù bên trong có nhiều tiền đến đâu. Vì sao họ lại trả lại? Vì lương tâm của họ không cho phép. Của cải của người khác gắn liền với công sức của người khác. Họ đã vất vả làm ra được số tiền trên thì nó phải thuộc về họ. Đó là sự công bằng. Chữ ?zTâm?o là ước muốn về sự công bằng.
    ***
    Có thể nói, chữ ?zTâm?o mang trong mình chữ ?ztình thương?o. Đó là tình thương của con người dành cho con người. Chữ ?zTâm?o còn mang trong mình đặc trưng thứ hai, đó là thường bỏ qua những thiệt hại có thể xảy ra cho bản thân mình để cưu mang cho người khác. Chữ ?zTâm?o còn gắn kết trong đó một hy vọng về việc mang lại hạnh phúc cho một hoặc nhiều người khác, mong ước về một xã hội tốt đẹp.Chữ ?zTâm?o không phải là sự thương hại, nó là tình thương, là trách nhiệm của một cá nhân đối với xã hội. Đấy là ?ztâm?o tốt, có thể gọi là ?zchính tâm?o. Tức là mưu cầu điều tốt cho nhiều người khác.
    Chữ ?zTâm?o là của riêng mỗi cá nhân, hình thành trong quá trình học tập, giáo dục và trải nghiệm cuộc sống của mỗi con người. Nếu một đứa bé sống với một tên cướp điên khùng suốt đời chỉ làm điều ác, thì cái tâm của nó chỉ thích làm điều ác, chỉ thích hành hạ, giết chóc. Nếu một người vì trả thù hay mưu lợi mà mưu mô ám hại kẻ khác, thì cái tâm của anh ta độc ác vô cùng. Cái đó gọi là ?ztâm?o xấu, hay có thể gọi là ?ztà tâm?o hay đạo Phật dùng khái niệm bên trên ?zvọng tâm?o để miêu tả.
    Người ?zchính tâm?o hay ?ztà tâm?o rồi cũng phải luôn suy nghĩ, luôn không yên ổn. Những người đó lúc nào cũng phải để ?ztâm?o vào cuộc sống, lo lắng cho bản thân hoặc người khác. Những người như vậy sống trong lo toan, mệt mỏi. Tức là ?ztâm động?o, không tĩnh.
    Cuộc sống có những bậc chính tâm để rồi lâu dần bị dụ dỗ trở thành tà tâm. Thực tế trong cuộc sống, có nhiều người vừa có chính tâm, vừa có tà tâm. Họ sống lúc thật, lúc giả không còn rõ trắng đen, tình lý.
    Bậc ?zchân tâm?o là người có ?zchính tâm?o, cương quyết không bao giờ để những cám dỗ ảnh hưởng. Bậc ?zchân tâm?o vì vậy biết rõ sáng tối, nhất nhất một lòng sống thật với bản thân mình, không hối tiếc trước những gì mình đã làm. Bậc ?zminh tâm?o là bậc ?zchân tâm?o nhưng lại có ?ztâm tĩnh?o. Bậc chân tâm có thể để tâm động nhưng bậc ?zminh tâm?o lại có thể giữ tâm trong sạch, không để ngoại cảnh làm dao động, không để tình cảm, lý trí làm vẩn đục tâm tưởng. Người đạt được ?zminh tâm?o có lý trí cực kỳ sáng suốt. Vì khi người ta không bị những viên kẹo cám dỗ ảnh hưởng nữa thì người ta sẽ nhận định và hành động thông suốt theo trí tuệ. Người đạt được ?zminh tâm?o trông sự vật thông suốt đến bản chất, hành xử để tiêu diệt căn nguyên của những xấu xa mà giúp con người sống yên bình, vui vẻ, hạnh phúc. Kỳ diệu thay!
    Nhưng cuộc sống ít người có được ?zminh tâm?o. Trong cuộc đời ngắn ngủi, con người thường sống cho những cám dỗ hơn là sống cho chính tâm của mình. Và con người cứ mải quẩn quanh đi tìm câu hỏi cho trắng và đen. Thế nào là trắng, thế nào là đen?
    ***
    Người phương Tây phân biệt rất rõ trắng đen. Cái gì họ cho là tốt, tức là không bao giờ xấu. Cái gì là xấu thì nhất thiết phải bị loại trừ, trừng phạt. Chính vì vậy mà ở một số dân tộc người dân rất tuân thủ luật pháp. Khi họ cảm thấy thiệt hại, họ quyết đấu tranh đến tận nhà làm luật buộc phải sửa luật. Nếu họ thực sự bị tòa án phán họ sai, họ buộc phải chấp nhận thiệt hại mà tuân thủ luật pháp. Nhưng nói chung, người phương Tây vì nhận thức rõ ràng đâu là tốt, đâu là xấu nên họ tránh tối đa chuyện xấu. Nếu pháp luật đã qui định, họ chấp hành theo vì cái ?ztâm?o của họ biết rõ luật là đúng.
    Người Mỹ có một điểm đặc biệt trong luật pháp. Có những điều không rõ đúng sai, hai bên đều cho mình đúng. Nếu người này đúng, người kia sẽ bị thiệt hại. Nếu người kia đúng, người này sẽ bị thiệt hại. Không phân xử được họ đem nhau ra tòa và phán quyết thuộc về đoàn hội thẩm và thẩm phán. Và khi tòa phán tôi đúng, anh sai, cho dù anh bị thiệt hại thì coi như đó vẫn là công bằng. Không cần biết anh lớn hay bé, mạnh hay yếu, đã ra tòa thì phải nghe theo tòa. Ta cứ lấy vụ kiện cá basa mà VN bị thất bại và lấy vụ kiện Microsoft độc quyền mà phần thắng thuộc về những công ty phần mềm nhỏ hơn làm ví dụ.
    Người Singapore là một dân tộc Á Đông nhưng rất thượng tôn luật pháp. Họ hiểu rõ là xả rác bị phạt rất nặng và họ cũng hiểu rõ là xả rác khiến hủy hoại môi trường sống chính mình. Cái ?ztâm?o của họ không cho phép họ hủy hoại môi trường và luật pháp cũng không. Vì vậy, người Singapore hiểu luật, tôn trọng pháp luật và can ?ztâm?o tuân theo pháp luật.
    Người Việt Nam lại có quan niệm khác. Luật chưa hẳn đã luôn đúng. Luật cấm người dân buôn bán nơi vỉa hè. Nhưng cấm như vậy cuộc sống người dân nghèo buôn gánh bán bưng sẽ lâm vào cảnh cùng quẫn. Luật bảo cấm đậu xe trên lề và không làm đường dẫn từ lòng đường lên lề. Nhưng hàng nghìn gia đình có xe gắn máy để trong nhà không biết làm cách nào để đưa xe máy của mình từ đường vào nhà. Vì dân cho rằng luật không đúng nên dân không can ?ztâm?o làm theo. Vì thế, cái ?ztâm?o của người dân không trùng với cái chuẩn của luật.
    Nói những dẫn chứng trên để thấy rằng, cái ?ztâm?o con người phức tạp lắm thay. Đúng hay sai cũng thật phức tạp.
    Mà xã hội ngày càng phát triển thì con người buộc phải thay đổi suy nghĩ. Không thể có chuyện trong đúng có sai, trong sai có đúng nữa. Cái lý luận huyễn hoặc đó xem ra không phù hợp với một xã hội mong muốn phát triển đi lên. Chính yếu vẫn phải làm sao khiến mỗi người dân đều thấy luật là đúng, đều can tâm làm theo luật. Đó mới là chìa khóa.
    Khi đi tìm đúng sai, con người ngày càng mê muội. Vì dù rằng cái lý luận trong đúng có sai, trong sai có đúng tuy huyễn hoặc với đạo trị nước nhưng lại vô cùng chí lý với đạo xử thế của con người. Một người không thể có đủ kiến thức để tìm ra đâu là đúng hoàn toàn, đâu là sai hoàn toàn. Việc tìm ra ranh giới giữa những điều đó không có nghĩa gì cả. Vì sự thật thì có gì đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn đâu. Tất cả đều là nhân quả hòa quyện, đúng sai chỉ mang tính xét đoán từ suy nghĩ của con người mà thôi.
    Cuộc sống vì thế ta chỉ nên chấp nhận cái gì có thể mang lại hạnh phúc lớn nhất cho tất cả và từ bỏ đi những gì mang lại xấu xa lớn nhất. Một hạnh phúc nhỏ nhoi có thể lớn hơn một cái xấu nhỏ nhoi. Nhưng cũng ngược lại, từ bỏ một cái xấu nhỏ nhoi đôi khi mang lại một hạnh phúc to lớn. Quyết định như thế nào là ở cái trí của con người cả. Giữ tâm thật tĩnh, giữ trí thật sáng, con người sẽ có thể tìm ra con đường cho lương tâm.
    ***
    Con người nên làm gì?
    Con người sống thường bị cám dỗ che mắt. Đôi khi vì nặng tình nơi này, nặng nghĩa nơi khác, lo lắng cuộc sống con người làm những chuyện trái lương tâm.
    Đã làm những chuyện trái lương tâm thì tất tâm bất an. Tâm đã động thì trí không sáng. Trí không sáng thì thất bại là đương nhiên.
    Nếu đã quyết sống tốt thì nhất thiết phải để tâm trong sạch, không để tà ý vẩn đục. Rèn luyện chính tâm khiến con người sống mạnh mẽ, cao thượng.
    Tiếp theo, con người cần kiềm hãm những tham, sân, si tránh những cám dỗ vật chất, tình, nghĩa làm mất đi lý trí, vẩn đục lương tâm. Cần kiên định dùng trí tuệ mà nhận định đâu là tốt, xấu. Cần dùng cái tình để tôn trọng hạnh phúc chung. Có hạnh phúc chung mới tìm thấy được hạnh phúc riêng. Giữ tâm thật tĩnh, quyết định mới sáng suốt. Quyết định có sáng suốt thì mới có hạnh phúc cho cả riêng lẫn chung. Như vậy, thì tuy chưa tìm thấy được minh tâm nhưng cũng xem như đã có được sự thanh tịnh trong tâm hồn.
    ***
    Bàn về chữ ?zTâm?o thật còn nhiều rất nhiều điều để nói.
    Một cán bộ làm việc ở lãnh sự quán Việt Nam ở Bonn tại Đức hách dịch, cửa quyền với người dân đến liên lạc. Ấy là cán bộ ấy không có một chữ tâm, không hiểu công việc của mình, không có trách nhiệm với việc mình làm, không hiểu những sự suy nghĩ của nhân dân.
    Một nhân viên văn phòng Quản lý Sinh viên trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM đối xử với sinh viên đến liên lạc với thái độ trịch thượng, kẻ cả chứng tỏ nhân viên đó không có cái tâm, không có trách nhiệm với công việc, không hiểu phép xử thế.
    Một nhân viên bảo vệ ở Maxi-markt đường 3 tháng 2, tò tò đi theo khách hàng như canh ăn trộm vừa chứng tỏ sự thiếu lương tâm, vừa thể hiện sự thiếu tế nhị.
    Tất cả xuất phát từ đâu? Là vì con người không có tình thương, không có sự cao thượng. Ngày nay con người ngày càng lo sợ về nhau, không còn tin tưởng nhau nữa, không còn yêu thương nhau nữa. Dân không tin dân, dân không tin quan, quan cũng chẳng tin quan, chẳng ai tin tưởng gì nhau nữa. Ai cũng lo cho cái sự an toàn của cá nhân mình. Một xã hội như vậy chỉ chứng tỏ sự xuống cấp về đạo đức mà thôi. Đó là dấu hiệu cho sự suy đồi và suy sụp mà kinh thánh đã từng đề cập đến khi nói về Jerusalem (Cựu Ước). Đó là dấu hiệu sụp đổ cho một xã hội mà lịch sử từng chứng minh cho sự sụp đổ của nhiều vương triều phong kiến từ La Mã đến Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam.
    ***
    Kết luận có thể nói thế này. Chữ ?zTâm?o là từ chữ ?oNhân?o và ?zTình?o mà ra. Con người cần sống tin tưởng nhau, yêu thương nhau thì mới có một tâm trong sáng. Tâm có trong sáng mới mong có thể tĩnh tâm để đạt đến ?zminh tâm?o. Tâm có trong thì trí tuệ mới sáng, mới đạt được thành tựu. Và cuối cùng, một lần nữa lặp lại rằng: chúng ta cần sống tin tưởng và yêu thương nhau thật lòng. Dù có vấp ngã, bị lừa gạt đi nữa thì cũng cần sống tin tưởng và yêu thương con người. Cuộc sống con người dài không quá trăm năm....

  7. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Phù...có lướt qua hết mấy link của KP và mấy bài của Wing rồi mới dám viết...
    Đầu tiên, nói trước là câu chữ Angie không chính xác lắm, nên dám chừng gây ra sự hiểu lầm ở đây.
    (Đã từ lâu lắm rồi, Angie quen chỉ giao tiếp với cái cộng đồng khá bó hẹp của mình, nói rất ít mà đều hiểu đúng ý nhau-dù 90% những câu nói, kèm theo một cái nhăn mặt và lúc lắc cái đầu, là "Mày hiểu ý tao mà, phải không?")
    Theo Angie cảm, thì cái lý luận của Khổng tử là khá logic nên dễ đem giảng cho bàn dân thiên hạ rồi mong/ép họ tuân theo. Cái lý luận của Lão tử không chỉ cần được hiểu mà cần được "nghiệm" nữa nên ít người cảm.
    Lấy ví dụ tàm tạm thế này: Khổng giáo như Đại thừa ấy, là bánh xe lớn chở được nhiều người, và giảng thứ đạo lý rất dễ hiểu: "Cứ sống thiện, tất được lên Niết bàn-cái cõi mà nhà nhà đều có ADSL và cable TV, người người đều có McDonald và Pepsi. Sướng nhé!" Còn Lão giáo thì như Tiểu thừa, bánh xe ấy chỉ chuyên được ít người vì thứ "đạo" Tiểu thừa giảng lại "khó" hơn: "Sống sao cho ngay trong cuộc sống đạt đến cõi Niết bàn-cái cõi mà không có cả khổ lẫn sướng ấy."
    (Nếu không nhớ lầm môn Lịch sử văn minh phương Đông thì chuyện tàm tạm là vậy.)
    Trẻ nhỏ, thanh niên, người lớn thì thấy Khổng giáo hay ho. Về già lại đâm ưa Lão giáo hơn.
    Nhưng, túm lại, các bạn KP và Wing đang nói về cái quái gì vậy cà? Angie dang lạc đề...
    Về bươm ****...
    Ý tưởng "Ta là Trang tử mơ mình là **** hay ta là **** mơ mình là Trang tử?" là một ý tưởng tuyệt đẹp...Đẹp vì nó chẳng có lời đáp, nhưng ai đã từng một lần tự hỏi điều đó thì nhận thức mọi chuyện quanh mình đã khác hẳn đi...Jasper cũng tự hỏi như vậy, lòng vòng hơn 1 lần nữa. Alice cũng tự hỏi như vậy, lòng vòng hơn tới mấy lần...
    Angie vẫn còn nhớ một lần nọ, đang tắm dưới vòi sen , Angie tự nhiên gọi tên mình và giật mình không dám tin đó là tên mình, ai có thể ngay lúc ấy đứng ra xác nhận Angie là Angie hay Angie là cái con người mang tên là "Angie"? Và tại sao Angie là Angie hay tại sao Angie lại là con người mang tên là "Angie"? Lúc đó mọi trật tự đảo lộn hết và thế giới của Angie không còn bao giờ có được niềm xác tín thuở xưa nữa.
    Nhắc đến đây, Angie lại nhớ đến lời nhân vật Ravic trong Khải Hoàn Môn nhắc lại cái kinh nghiệm một lần anh nằm ngủ trên cánh đồng, khi tỉnh giấc thì thấy mấy chòm sao đã dời vị trí và cảm thấy hụt hẫng và "từ đó mặt đất chưa bao giờ vững vàng trở lại với anh nữa."
    Thực là chẳng biết mọi người đang nói chuyện gì nữa, thấy mấy key word Lão tử, Trang tử, bươm **** thì vào đây góp mấy lời, nhưng thấy hình như đang trật track...
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thật sự là KP và FW cũng chỉ tìm hiểu về Đạo của Lão Tử và lý thuyết của Trang Tử. Vấn đề tạm thời dừng ở chỗ FW cần đọc thêm tài liệu xem lại 2 điểm là Đạo theo Lão Tử tinh thông như thế nào và đọc lại xem Trang Tử từng nói gì, quan niệm thế nào về vũ trụ. Tạm thời là dừng lại ở đấy. FW cũng chưa có ý định khơi tiếp lên bây giờ vì vẫn còn bận rộn nhiều. Chắc chắn sẽ còn quay lại nhưng phải đợi một thời gian để FW có thể nghiền ngẫm về 2 vị triết gia này.
    Còn bài viết mới nhất về chữ Tâm là những suy nghĩ của FW sau chuyến đi Bonn về, nhìn thấy dù đều là người trong một nước mà một nhân viên sứ quán lại đối xử với người dân đến liên hệ ghẻ lạnh, vô trách nhiệm, vô tâm, vô tình chỉ chực vòi vĩnh mà chợt đau lòng cho nước mình, ngày nào còn những công chức nhà nước như vậy ngày ấy không thể nào ngóc đầu lên mà phát triển. Ngày nào mà còn những vị công chức như thế, ngày ấy nước ta còn mãi tụt hậu. Forever and ever. Từ cái thực tế phũ phàng đó mà FW chợt nhớ đến Jerusalem trong Cựu Ước và tình thương trong đạo Phật cũng như đạo Thiên Chúa. Vô tình có nghĩa là đã đánh mất tình thương.
    Sự suy đồi đạo đức của con người ngày nay đều là vì con người dần đánh mất tình thương đồng loại, không còn tin nhau, dần đánh mất cái lương tâm của mình, tha hóa lòng tự trọng chạy theo những viên kẹo vật chất. Xót xa lắm, xót xa cho dân mình, cho nước mình! Người dân còn nghèo, còn khổ sở, hiểu biết kém bị gian thương, quan chức tha hóa lợi dụng, ép uổng. Vì xót xa thế nên FW mới suy nghĩ và viết nên những suy nghĩ của mình, đơn giản chỉ vì cái tâm của FW muốn mình phải chia sẻ những ý nghĩ ấy cho mọi người. Còn chuyện đánh giá xem chữ "tâm" là gì, như thế nào, tất mọi người sẽ tự tìm thấy.
    Chỉ tiếc là suy nghĩ thì nhiều, viết không hết được, mà mới loáng một cái đã thấy 7 trang A4 nên phải dừng lại. Viết nhiều quá sẽ không ai đọc, không ai hay biết, hiệu quả bài viết giảm.
    Thôi thì, ai cảm thấy bức xúc về cái chữ "Tâm" xin cứ bày tỏ để cùng thảo luận.
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 05:39 ngày 15/10/2006
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thú thật là đọc bài về chữ TÂM của FW kp cũng kô hiểu rõ lắm ý của FW. Tuy là viết về TÂM, trong bài có 1 số ý rút từ Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo, lại lấn sân sang cả Pháp gia. Tóm lại Tam giáo Cửu lưu mà FW chơi hết 4 thứ rồi thì 7 trang A4 làm sao mà đủ.
    Khoanh vùng lại 1 chút, về cái vụ FW nhắc tới ở ĐSQ, kp thấy đó kô hẳn là vì chữ TÂM, hay ít ra là chữ ''tâm'' theo ý nghĩa cao đẹp của nó. Đó chỉ là sự yếu kém cá nhân OR sự yếu kém của 1 hệ thống mà ở nơi đó, những sai phạm, vô trách nhiệm cá nhân đều được cho qua vì quyền lợi và nghĩa vụ kô thật sự rõ ràng. Những CQNN của tụi Mỹ, nhân viên của nó nhiều khi cũng trời ơi đất hỡi lắm, nhưng dĩ nhiên kô thể tỏ vẻ khinh thường hay ghẻ lạnh gì với người dân, nếu kô sẽ bị kiện ra tòa ngay. Bọn nó kô hẳn là bản chất là như thế, đấy là NN + XH đã dùng quyền lợinghĩa vụ, thông qua luật pháp, bắt buộc họ phải như thế.
    Có lần kp phải extend passport. Cũng lên mạng coi thông tin đầy đủ. Hơi lo lắng vì đọc trên TTVN thấy nhiều vụ than phiền ĐSQ VN bên Mỹ lắm. Mọi người dặn dò phải làm bản copy giữ lại những thứ quan trọng, v.v... Kp gọi lên LSQ hỏi, định làm renew luôn để có 5 năm, nhân viên ở đó còn tư vấn kp lợi ích của việc extend so với renew: chỉ tốn $20 mà được 3 năm, so với tốn $50 mà chỉ có 5 năm, chả chênh lệch là bao. Rồi hướng dẫn kp phải làm những gì. Kp cẩn thận copy mọi thứ, ra bưu điện gửi đảm bảo lên LSQ. Chỉ khoảng từ 1 tuần tới 10 ngày, cái passport đã được extend và nằm chình ình trong nhà kp. Nói thiệt là lúc đó kp vô cùng bất ngờ, kô tin nổi là LSQ VN có thể làm nhanh như thế!
    Tóm lại ý của kp là, người trách nhiệm với công việc chưa hẳn là đã có ''tâm'' theo cái ý nghĩa trong sáng của nó. ''Tâm'' của họ đôi khi cũng chỉ vì chén cơm miếng áo, nếu làm kô tốt thì sẽ bị mất, đơn giản là thế. Cho nên ở đời kô thể lấy chữ TÂM để giáo hóa, mà phải lấy LỢI ra làm mồi nhử. Có LỢI tự nhiên sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ. Người nông dân trong lịch sử biết bao lần đứng lên khởi nghĩa, chẳng phải vì cái khẩu hiệu ''dân nghèo có ruộng cày'' đó hay sao?
    Như vậy thì nói tới chữ TÂM làm gì? Chữ TÂM nói cho cùng, là 1 thứ hàng hóa xa xỉ phẩm, mà chỉ có những người có chút học vấn trở lên, kô bị miếng cơm manh áo làm cho quá bức xúc (nghĩa là chưa bị chết đói), mới dám sử dụng mà thôi. Tỷ như Lão Tử năm xưa mà đói rét phải xin ăn ngoài đường thì có khi cũng chưa chắc đã ngồi đó mà viết ra Đạo Đức Kinh được.
    Lan man 1 chút về cái luật cấm buôn bán trên lòng lề đường. Luật đó xin khẳng định là kô có gì sai. Nó chỉ kô hợp tình hợp lý vì NN chỉ biết cấm nhưng lại kô biết làm gì để tạo ra công ăn việc làm cho dân nghèo. Cái khúc mắc là chỗ đó!
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Định viết trả lời kp nhưng 2 mắt đã mỏi vì ngồi làm việc quá lâu tước màn hình rồi. Thôi hẹn kp cuối tuần vậy.

Chia sẻ trang này