1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, em-be hiểu ý Wing, hiểu lời Wing nhắn gởi
    Thật sự em-be rất khâm phục Wing ở khả năng viết dài
  2. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Con người sao khổ quá
    Thấy mình có nhiều sai lầm nhỏ nên ráng làm chuyện lớn đúng
    Chuyện lớn đúng thì "lực bất tòng tâm"
    Cái lớn nhắm thì dễ, nhưng để xô ngã nó thì ko đủ lực
    Còn cái nhỏ quá thì hổng thấy nên hổng làm được
    Thôi đi ngủ
    Được em-be sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 31/10/2006
  3. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Tính Angie không thích vote cái gì cả, hì hì, vì thấy mình mà chẳng đáng được vote thì chẳng ai đáng được vote cả!
    Nên đàng ''khen miệng'' vậy: Bài này hay quá xá!!! Xem ra suýt soát bài của Wing đó chứ!
    Vấn đề hôm nay nè: Một bài có nhiều moral lesson (rất hay nhe!-Angie post bài liền sau đó mà hệ thống không chấp nhận nên mất rồi!) và một bài làm người ta cười thì bài nào HAY hơn?
  4. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    "Bài"?
    Ý Angie muốn nói đến 3,4 dòng cụt ngủn của Kimikamo chăng?
    À mà dạo này nghe nhiều người than post mà bị mất bài quá. Hết em-be rồi đến Angie. Mọi người không có thói quen Ctrl-A Ctrl-C trước khi nhấn nút "Gửi bài" sao?
  5. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hiếm người cẩn thận như Kimi lắm!
    Kinh nghiệm cá nhân của sow cho thấy, ngay khi mình biết bài mình gửi ko được, bị trục trặc, thì nhấn nút "Back" ngay lập tức, nhìu khi sẽ lấy lại được cái bài mình đã viết.
    Sow cũng có mấy lần như thế rồi. Kinh nghiệm
  6. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Chỉ những người đang cố gắng để trở thành người phụ nữ lý tưởng (như SOW) hay từng là người phụ nữ lý tưởng (như Kimikamo) mới có thói quen tốt này thôi, !
    [Đó là lời khen nhá!]
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bàn về chữ Duyên 緣
    Chữ Duyên là chữ làm điêu đứng nhiều người trong thiên hạ. Nhắc đến Duyên, chúng ta hay nghĩ đến chữ "tình duyên", "nhân duyên". Điều ấy có nghĩa là chữ Duyên dù muốn hay không vẫn hay đi kèm với chữ tình, chữ làm nên con người và cũng là hai chữ làm con người xót xa đau khổ thật nhiều trên cõi hồng trần.
    Chữ Duyên được định nghĩa trong tự điển Thiều Chửu Online như sau:
    Duyên: Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên. Như duyên cố 緣.. duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên. Như nhân duyên, duyên phận 緣^?, v.v.
    Hôm trước, mình có đem khái niệm này trao đổi với một người nghiên cứu về Phật giáo thì mình được khái niệm thế này:
    Duyên là cái điều kiện bao xung quanh cái nhân >, khiến cái nhân tạo ra quả zo.
    Mình lại tìm đến nơi mà chữ Duyên bắt nguồn là đạo Phật và tìm thấy lý giải thế này:
    Nhân là năng lực chánh phát sanh ra sự vật; Duyên là năng lực phụ giúp cho năng lực chánh phát sanh. Duyên sanh là chỉ cho sự vật được sanh ra khi có đủ duyên và duyên khởi là chỉ cho sự quan hệ làm khởi sanh ra sự vật. ( Mười hai nhân duyên - Phúc Trung)
    Như vậy là tương tự như lời dẫn của Thiều Chửu, theo đạo Phật, Nhân là cái năng lực chính, Duyên là cái năng lực phụ giúp để tạo ra Quả.
    Một ví dụ thật đơn giản là nếu hai anh chị quen nhau trên xe bus, thì cái nhân đơn giản nhất là hai người đều phải dùng chung một chuyến xe bus. Nhưng trên xe có biết bao nhiêu người. Vì vậy, đôi khi chỉ vì một cái cảm giác quen thuộc thoáng qua trong đầu, một thiện cảm bất chợt xuất hiện và anh chàng tiến đến hỏi bâng quơ làm quen cô nàng. Và cũng vì một thiện cảm nào đấy khi bước lên xe, cô nàng liếc thấy anh chàng và trong lòng cảm thấy "khang khác". Cái cảm giác riêng của mỗi người tuy nhỏ nhưng cũng rất quan trọng để tạo nên cái Quả là mối quan hệ giữa hai người ra đời vậy. Cái ấy có thể gọi là cái Duyên.
    Về phân loại và triết lý của Nhân và Duyên thì Phật học thực sự làm rất tốt. Đó là triết lý cao sâu mà không phải đọc qua là có thể nắm bắt được.
    Dù vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ta có thể giải thích chữ Duyên dưới góc độ khoa học, toán học hiện đại hay không?
    Nếu như nhìn sự vật, sự việc dưới góc độ xác suất thống kê, sẽ thấy có một số khả năng để hai người quen nhau trên xe bus. Nếu hai người kia cùng đi làm lúc 8 giờ để đến công ty lúc 08:30, thì khả năng họ gặp nhau trên cùng chuyến xe bus xuất phát lúc 08:05 là rất cao. Tuy nhiên nếu xe bus chạy 10 phút một chuyến, thì khả năng họ gặp nhau ở chuyến xe bus 07:55 và 08:15 cũng khá cao. Nếu đặt giả thuyết sẽ không ai đi xe bus trước 07:55 và sau 08:15 thì ta chỉ còn 3 khả năng là 07:55, 08:05 và 08:15. Tuy nhiên, trong 3 chuyến xe ấy, khả năng lựa chọn chuyến 08:05 là cao nhất vì người đi xe sẽ đến sở làm on time, chứ không early (07:55) và cũng không in time (08:15). Nếu như ta làm một bảng thống kê từng người đi xe bus hoặc bảng thống kê hai nhân vật của chúng ta, chúng ta sẽ được một kết quả về tần suất họ đi xe bus. Giả dụ khả năng đi xe bus được distribute như sau: 07:55 (10%) - 08:05 (80%) - 08:15 (10%). Vì lẽ mỗi người sẽ có khả năng đi xe bus 08:05, nên việc hai người cùng gặp nhau trên chuyến xe bus này là 0,8*0,8=0,64 (64%).
    Tiếp tục, nếu ta nhận thấy trên chuyến xe bus có hai người đi có 31 người thì ta sẽ tính ra xác suất gặp nhau giữa hai người là bao nhiêu. Nếu bạn nói khả năng anh chàng này để ý làm quen cô nàng là 1/30 thì hãy xem lại. Anh chàng sẽ chẳng cần thiết làm quen với một anh chàng khác. Như vậy, ta cần xem lại tỉ lệ nam nữ trên xe. Nếu như có 20 nữ và 11 nam thì rõ ràng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cũng đừng vội kết luận tỉ lệ 1/20 cho anh chàng. Vì biết đâu trên xe còn vài đứa con nít đi học và vài bà già đi chợ. Nếu như kết luận trên xe chỉ còn có 10 cô nàng thật sự làm chàng quan tâm, thì bây giờ ta mới có thể tạm chấp nhận gọi khả năng lựa chọn của chàng là 1/10 (10%). Và tương tự, nếu ta xem lại nam giới và trừ đi những người mà cô gái không bao giờ chọn (tỉ lệ chọn = 0%) thì số người còn lại là 5 và khả năng chọn của cô là 1/5 (20%).
    Nhưng cũng đừng vội nhân 1/10 với 1/5 để đạt tỉ lệ chọn trên xe bus. Rõ ràng cuộc sống của chúng ta rất ít có tuyến tính. Sự lựa chọn của chúng ta không đơn giản chỉ là phân bố đều 20% khả năng lựa chọn cho từng người mà là có sự bất công.
    Nếu dùng các phát hiện mới đây của khoa học để giải thích cho sự bất công trên, ví dụ như hormon trong mùi cơ thể, khả năng phân tích của tiềm thức về vóc dáng, sự hấp dẫn của màu mắt và màu tóc, cấu tạo khuôn mặt chàng trai và tính cách của cô gái, sự giống nhau về các đặc điểm hình thể của chàng trai với cha của cô gái. Và ngược lại tất cả các điều trên đều có ảnh hưởng đến chàng trai. Đó là chưa kể mùi nước hoa của cô gái có thể giống với mùi nước hoa của một cô nàng trong mộng nào đấy của chàng. Tất cả những điều trên đều làm tăng khả năng lựa chọn của chàng và của nàng. Chỉ có điều, khoa học hiện tại chưa tìm ra hết những yếu tố tác động đến quá trình lựa chọn và mức độ tác động đến sự lựa chọn của các yếu tố trên. Nếu đúng theo chữ Duyên, thì tổng hợp các tích số của mức độ tác động với các nhân tố tác động sẽ tạo ra mặt định lượng (quantity) và sự liên hệ giữa các yếu tố (correlation) sẽ tạo ra mặt định tính (quality) cho chữ Duyên. Nếu có thể tính mức correlation cũng như mức độ tác động, việc xác định chữ Duyên không phải nằm ngoài tầm tay.
    Nếu tiếp tục trong ví dụ của chúng ta, ta cho rằng sự tác động của các yếu tố sẽ làm tăng khả năng lựa chọn của chàng lên gấp ba và sự khả năng của nàng lên gấp đôi, thì ta sẽ có: khả năng chàng lựa chọn nàng là: 30%, 9 cô gái còn lại chia nhau 70% còn khả năng nàng lựa chọn chàng là: 40%, 4 chàng còn lại chia nhau 60%. Như vậy, ta xác định giá trị cho chữ Duyên: 0,3*0,4=0,12 (12%).
    Nếu như chữ Nhân có giá trị là 64% và chữ Duyên có giá trị là 12%, thì khả năng hình thành nên Quả sẽ là: 0,64 * 0,12 = 0, 0768 (7,68%).
    Kết luận: khả năng để Nhân này xuất hiện Quả kia không hoàn toàn là 100% cho dù có sự tác động của Duyên. Khả năng để hai người gặp và làm quen nhau trên một chuyến xe bus có thể tính toán được.
    Định nghĩa mới của mình cho chữ Duyên là:
    Duyên là sự tương quan giữa các yêu tố Nhân để tạo nên Quả.
    Fate is the correlation of causes to make effect.
    Tại sao ta không thể định lượng được Nhân Quả nhỉ. Có thể lắm chứ! Chỉ có điều những nhân duyên theo nhà Phật nói đến có liên quan đến kiếp trước. Đó là điều chưa thể nghiên cứu tới của khoa học vậy.

    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 04/11/2006
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Bàn tiếp về chữ DUYÊN, về DUYÊN TIỀN ĐỊNH
    Wing có nhắc đến kiếp trước, hị hị, thì Angie nghĩ ta có một từ là TIỀN ĐỊNH, rất là hay, DUYÊN định sẵn từ kiếp trước.
    Hị hị hị, thế THỰC ra duyên TIỀN ĐỊNH là CÁI GÌ định đoạt nó từ kiếp trước, có ai biết không?
    Là cái duyên gặp gỡ giữa 2 anh chị do TIỂN nó định đoạt đó!
    Ví dụ Angie vẫn nghĩ mình sẽ kết hôn với cái người mà một ngày nọ Angie tự thấy mình phải tiến đến anh chàng, cầm tay anh chàng và nọi: Anh ơi, em vừa thấy anh là biết mình có duyên TIỀN định, ta lấy nhau, anh nhé?
    hị hị hị...cái này Angie lần đầu tiên nghe cô Trinh-dạy-tiếng-Đức nói nhá! Angie register cái ý tưởng này cho cô!
  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đã lâu không viết được cái gì khiến mình thật sự hài lòng. Hôm nay, FW thử ngọ ngoạy lại mấy ngón tay, hy vọng tìm được ít cảm hứng về đề tài cuộc sống. Và cũng như trước đây, mời mọi người tham gia bàn luận đóng góp ý kiến để không khí thêm phần nhộn nhịp!
    ---------------------------------------------------------------------------------------

    Sinh - Lão - Bệnh - Tử
    Phần 1: Sinh


    Con người luôn có bốn giai đoạn chính trong cuộc đời: sinh ra, lớn lên, bệnh tật và chết (sinh, lão, bệnh, tử). Với bài tiểu luận nhỏ sau đây, mình sẽ viết nên những lý lẽ, những nhận xét về cuộc đời một con người dựa trên cảm hứng về 4 giai đoạn cuộc đời này vậy.
    Sinh:
    Sinh ra một đứa bé là mang lại niềm vui cho cả một gia đình. Vui nhất là cha mẹ, ông bà, anh chị em của đứa bé, rồi đến họ hàng, cô bác gần xa. Một đứa trẻ ra đời đem đến một sự hạnh phúc vô bờ bến cho người mẹ, người mang nặng đẻ đau, người cha, người mong mỏi được nghe tiếng khóc chào đời của một sinh linh nhỏ nhoi, một sản phẩm của sự hạnh phúc của cả cha và mẹ. Một đứa bé ra đời có thể là chìa khóa chấm dứt những tháng ngày chán chường, mệt mỏi của đôi vợ chồng trong một ngôi nhà im ắng. Tiếng khóc, tiếng cười của đứa bé khơi nên những tình cảm sâu lắng trong những tâm hồn chai sạn, làm mềm đi những cái gân guốc lo toan của cuộc sống. Một đứa bé ra đời là một món quà hoàn hảo của đấng tạo hóa, nối kết hai gia đình, mang trên mình những hoài bão, mong ước của cha mẹ, gia đình.
    Một đứa bé ra đời cũng mang lại nhiều nỗi lo lắng. Những gia đình không khá giả lắm sẽ cảm thấy khi một đứa trẻ của họ cất tiếng khóc đồng nghĩa với gánh nặng chạy ăn trên đôi vai gầy guộc của người mẹ, người cha. Một đứa bé chào đời sẽ đòi hỏi thật nhiều tiền, thời gian, sức lực của cho sữa, tã lót, chi phí y tế, sự chăm sóc, sự dạy dỗ... Một đứa bé chào đời mang lại cái nỗi phiền muộn cho vóc dáng người mẹ, sự mệt mỏi cho nhu cầu tình cảm, ******** không được thỏa mãn của người cha, mang lại sự ganh tỵ của anh chị em mình. Có những đứa bé khi chào đời đã phải mang trên mình sự ghẻ lạnh của gia đình nội hoặc ngoại, mang trên mình sự căm ghét của chính cha mẹ ruột, mang trên mình sự hối hận, đau buồn của đấng sinh thành. Đứa bé ra đời còn có thể là giọt nước làm tràn ly khiến một gia đình tan vỡ.
    Sinh ra một đứa bé cũng là một trò chơi may mắn. Đứa bé được sinh ra nào có được lựa chọn sẽ được sinh ra trong một gia đình giàu có hay một gia đình nghèo nàn. Nó cũng không có quyền lựa chọn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc hay bất hạnh. Đứa bé cũng không thể lựa chọn cho mình một bà mẹ giàu lòng nhân ái hay một bà mẹ vô tâm vô tính suốt ngày ăn diện cho cái vóc dáng của mình. Đứa bé ấy cũng không thể lựa chọn xem nó sẽ mang màu da vàng, đỏ, trắng hay đen. Nó cũng không thể lựa chọn xem nó sẽ là người Việt Nam, người Pháp, người Trung Quốc, người Angola hay người Mỹ. Và cuối cùng, đứa bé ấy không có quyền quyết định xem nó nên là con trai hay con gái. Nó không thể tạo cho mình một số phận suông sẻ của đứa bé trai cũng như một số phận bĩ cực của đứa bé gái trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Nói ngược lại, đứa bé ấy sẽ khó có thể biết được nếu nó là con trai nó sẽ gặp những chuyện phiền toái với các phong trào nữ quyền đang có phần trở nên cực đoan ở phương Tây hay không. Việc một đứa bé ra đời là kết quả của một trò chơi may mắn của số phận. Nó sinh ra để được nhận sự chăm sóc đầy đủ của một xã hội phát triển, của một gia đình hạnh phúc hoặc để nhận được sự phân biệt đối xử của xã hội, sự bỏ rơi để lớn lên như cây cỏ của gia đình. Và đứa bé ấy chào đời với tiếng khóc vang chỉ để nói lên một điều: tôi đã sẵn sàng cho cái cuộc sống hỉ nộ ái ố này.
    Một đứa bé ra đời mang lại một nguồn tài nguyên to lớn cho quốc gia. Đứa bé ấy đóng góp vào nguồn nhân lực trẻ trung năng động trong tương lai, tiếp tục xây dựng một xã hội phát triển công bằng, bình đẳng, nhân văn và hiện đại. Đứa bé ấy góp phần vào cái dân số tiêu thụ của một nền kinh tế từ lúc chào đời, thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc một đứa bé không ra đời mang lại sự lo lắng cho toàn xã hội. Có những xã hội già nua mà số sinh ra hằng năm không bù được số chết đi, có những xã hội mà tháp phát triển dân số phình ra ở cái bụng 40-50 và sẽ trở nên dài hơn theo hướng trên 100 cũng như trở nên thẳng đuột như một thanh kẹo chewing gum trong tương lai. Những xã hội ấy đang lo lắng xem ai sẽ nuôi những người già lụ khụ bám riết vào cuộc sống không chịu chết đi nhờ những cái máy lọc máu, bơm máu, trợ thở, những ống nhựa bơm dinh dưỡng thẳng vào dạ dày trong thì tương lai, tức là những kẻ thích hưởng thụ, ích kỷ, lười biếng sinh đẻ ở thì hiện tại. Và ở những xã hội này người ta cần những đứa bé ra đời càng nhiều càng tốt, cung cấp những trợ cấp, những dịch vụ cao cấp cho những gia đình chịu sinh nở. Dù vậy, một đứa bé ra đời mang lại sự lo lắng cho xã hội khi người ta lo rằng chúng có thể sẽ trở nên những tên cướp khát máu, những kẻ bài ngoại cực đoan, những tay buôn ma túy tinh ranh, những kẻ giết mướn lạnh lùng hay những kẻ điên loạn giết người chỉ vì chán chường cuộc sống. Chẳng phải con người ta luôn chào đón những đứa trẻ sinh ra ở những khu vực giàu có nồng nhiệt hơn những đứa trẻ sinh ra ở những khu ổ chuột trong cùng một thành phố hay sao?
    Nói đến sinh đẻ nhiều phụ nữ lắc đầu. Đau đớn, nặng nhọc, sinh ra lại phải chăm sóc này kia, nghe sao mệt mỏi. Có người chán ghét con nít, căm thù tiếng khóc trẻ con. May mà trong thế giới này, số người ấy không nhiều. May mắn cho cuộc sống này, phụ nữ dù Âu hay Á, dù Ấn hay Phi vẫn là những người yêu thích trẻ thơ, vẫn là những người muốn được tạo hóa ban cho mình một món quà diệu kỳ có thể làm nảy lên niềm vui từ mảnh bom viên đạn, có thể làm sống lại niềm tin yêu cuộc sống từ đất đen sình lầy, có thể làm những mảnh hồn hóa đá dần ấm áp tình thương.
    Một đứa trẻ ra đời, điều diệu kỳ lắm thay!
    Để một đứa trẻ được sinh ra tốt đẹp, trọn vẹn, loài người đã tốn bao nhiêu công sức. Những bác sĩ phải học 7 năm căn bản rồi lại học tiếp 3-4 năm chuyên ngành sản khoa nữa mới có thể được công nhận là bác sĩ phụ sản và không phải bác sĩ phụ sản nào cũng có thể cầm dao, kéo để mà giúp người mẹ đưa một đứa bé ra. Trong một phòng mổ trợ đẻ, người ta cần cả chục người từ gây mê hồi sức, y tá trợ lý, bác sĩ chính, bác sĩ phụ cho đến hộ lý chỉ để giúp một đứa bé ra đời. Người ta xây cả những bệnh viện to lớn, bề thế chỉ để giúp một đứa trẻ ra đời. Người ta xây dựng một hệ thống y tế từ trung ương đến từng phường xã cũng là một phần giúp người mẹ có được sự trợ giúp y tế khi sinh nở. Và xã hội cũng xây dựng cả một hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em, tiêm chủng, kiểm tra định kỳ, giáo dục miễn phí cũng chỉ để phục vụ những đứa trẻ vừa ra đời. Cũng như cũng không ít người nắm được tâm lý muốn được mẹ tròn con vuông, nắm được cái thực trạng yếu kém, quá tải của nền y tế công mở ra những bệnh viện tư nhân nhận hàng nghìn đô la chỉ để phụ sản mà vẫn còn làm việc tắc trách khiến đứa trẻ sinh ra lại chết. Và cũng vì những cái định kiến xã hội khắc nghiệt, những bà mẹ trẻ thiếu suy nghĩ, vô tâm mà bọn cò tại bệnh viện Từ Dũ chào mời đon đả: "Phá thai không em?"
    Dưới góc độ sinh học và di truyền, một đứa trẻ ra đời là điều kiện cấp thiết để duy trì nòi giống. Giống loài nào tồn tại trên tinh cầu Trái đất này cũng đều như nhau, đều mong muốn duy trì nòi giống của mình để tồn tại. Cho dù đó chỉ là những mảnh protein chắp lại của một con virus cho đến những trùng, khuẩn, những nấm, tảo, men cho đến đười ươi, tinh tinh hay con người thì tất cả đều có chung một mục đích mà thôi. Dưới con mắt di truyền học, việc một đứa bé được sinh ra là kết quả của sự tổ hợp gen giữa cha và mẹ, tổ hợp của 4 loại phân tử hữu cơ đơn giản trong chuỗi DNA ký hiệu bởi 4 ký tự A, T, C, G. Dưới góc độ quần thể, giống, loài thì việc một đứa trẻ ra đời mang ý nghĩa là một sự tiếp nối và đa dạng hóa của một quần thể người mang những đặc trưng riêng. Dưới sự phát triển của tự nhiên, thì một đứa trẻ ra đời là một bước nhỏ nhoi trong chuỗi tiến hóa với các quá trình di truyền và biến dị liên tục. Và nếu vất bỏ đi cái vỏ Ego và Super Ego để quan sát cái Id, nói cách khác, vất đi những lớp áo xã hội học, nhân văn, quan hệ người-người, lễ nghĩa, tôn giáo để nhìn đâu đó ở cái góc độ của bản năng, thì việc một đứa trẻ ra đời là trách nhiệm, nghĩa vụ và mục đích tồn tại của con người. Đó là nghĩa vụ mà một người phải làm để duy trì nòi giống của mình, đơn giản vì con người về bản chất cũng là một động vật thuộc nhóm thú. May mắn là con người đã xây dựng được những mối quan hệ cộng đồng Super Ego rất chặt chẽ, rất cặn kẽ nên giờ đây chúng ta mới có cơ hội ngồi đây mà ngẫm nghĩ đến cái mục đích duy nhất và cuối cùng này! Tóm lại, dưới góc độ xã hội, sinh học, di truyền và cả tâm lý học thì việc tạo nên một đứa trẻ là hành động tối quan trọng, là mục đích và nghĩa vụ của mỗi cá nhân để bảo đảm cho giống loài được tiếp tục lưu truyền, để đảm bảo ưu thế sinh học trong quá trình tiến hóa tránh bị diệt vong.
    Kết luận là việc sinh một đứa trẻ không hề đơn giản cả theo nghĩa sinh lý lẫn cái nghĩa xã hội. Đừng chỉ vì những nông nổi nhất thời mà để rồi có những sinh linh chưa ra đời đã chịu phải số phận bất hạnh. Đừng chỉ vì những toan tính thực dụng mà làm cho những con người chưa phải là con người kia trở nên những kẻ ăn bám, những kẻ thù của xã hội sau này. Với đấng sinh thành, xin hãy nghĩ đến một sự chuẩn bị chu đáo cho đứa trẻ sắp ra đời kia. Hay bảo đảm cho nó có một sự phát triển tốt nhất về mặt thể chất lẫn tâm lý sau này. Và quan trọng nhất, tưởng chừng cơ bản nhưng không hề đương nhiên, hãy yêu thương đứa con của mình.

    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 05:31 ngày 11/12/2006
  10. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Trích cả đoạn thì để cả câu cuối, chứ Angie không đồng ý với câu cuối.
    Cho thêm 1 ý tưởng: Con người đó cũng không thể lựa chọn rằng những suy nghĩ nào sẽ đến trong đầu óc mình, kiểu như Blue hay suy ngẫm.
    Nhân tiện hỏi Wing về trò chơi may mắn. Ai chơi trò đó vậy? Ba mẹ đứa nhỏ hay là chính nó? Không, đứa bé không được phép tham gia trò chơi mà phải gánh lấy mọi consequences.

Chia sẻ trang này