1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kô sao, mai mốt nó sẽ tham gia trò chơi này ấy mà.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Trò chơi may mắn thì lẽ dĩ nhiên không có đứa bé rồi. FW đã viết rõ đấy thôi, nó là kết quả của trò chơi. Trong đó yếu tố để tạo ra sự biến đổi (Zufallsgenerator), nói nôm na là cái máy đánh bạc, là sự tổ hợp các thanh base trong quá trứng thụ tinh. Thông tin đầu vào là thông tin di truyền của trứng và tinh trùng. Người quyết định nhấn nút chơi là bố mẹ đứa bé. Theo mối quan hệ nhân quả, thì những điều mô tả bên trên chỉ là một phần cho cỗ máy tạo sự bất định mà thôi vì cần kể thêm, nếu người bố uống rượu, chất lượng tinh trùng giảm, nếu người mẹ uống rượu, nếu người mẹ đang dùng thuốc, đang điều trị bằng hóa chất hay người bố có nhiệt độ tinh hoàn cao (nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều gây tăng nhiệt độ tinh hoàn)....vv.. thì những yếu tố này đều gây ảnh hưởng đến thông tin đầu vào hoặc gây nhiễu quá trình xử lý thông tin.
    Bố (interfering factor) ---> Thông tin của tinh trùng (determinis) ---> Cause & Effect Relations (interfering factor) --->
    Mẹ (interfering factor) ---> Thông tin của trứng (determinis) ---> Cause & Effect Relations (interfering factor) --->
    ===> Đứa bé (determinis)
  3. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đọc vào nghe sặc cười...
    Rồi lại thấy không vui...Đừng nên lặp lại trò chơi độc ác đó...Angie nhất định không làm cái trò thất nhân đó.
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kp chưa hiểu lắm ý của Angie? Nghĩa là Angie sẽ kô sinh con để Angie kô phải tạo ra 1 sản phẩm của trò chơi may rủi khi Angie chính là nạn nhân?
    Nếu kp hiểu đúng ý Angie, và thiên hạ ai cũng có suy nghĩ như Angie thì:
    1/ Loài người sẽ tuyệt chủng.
    OR
    2/ Có 1 số phụ nữ sẽ phải ''làm việc'' với công suất gấp mấy lần bình thường.
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha, hình như có phim là Hijos de los hombres, Con của những người đàn ông, về vấn đề này. Sci-fi. Khi phụ nữ không sinh con được thì đàn ông phải nhập cuộc. Nói vậy chứ Angie chưa xem phim này.
    Xem ra có khi không phải 1 số phụ nữ mà cả đàn ông cũng phải nhập cuộc sinh đẻ này đó.
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Vậy là Angie không thích chơi trò xổ số à? Biết đâu trúng độc đắc đấy!
  7. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    hì hì, em có đề nghị là chúng ta tranh luận về cái khác đi
    Chủ đề là về NGÔN NGỮ.
    Thế nào là ngôn ngữ? Đó là 1 số kí hiệu mà con người giao ước với nhau để trao đổi tâm tư tình cảm và công việc.
    Có nhiều loại ngôn ngữ: tiếng Hán, tiếng Latin...Ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta là tiếng Việt, còn ngôn ngữ của 1 số nước khác như : Anh, Pháp, Ý, Trung Quốc...
    Chúng ta có thể hiểu 1 số thứ tiếng khác nhau, thông thường thì người Việt trẻ chúng ta thường biết 2 loại ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh.
    Ngôn ngữ @ cũng là 1 loạt các kí hiệu, mà 1 số người thì hiểu, còn 1 số người chưa tiếp xúc thì không hiểu. Mặc dù không chính thống, nhưng nó đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của viễn thông.
    Các anh chị rất phản cảm với những bài post hay chêm vào mấy từ ngữ thuộc ngôn ngữ @ như của em.
    Các ông bà già toàn nói tiếng thuần Việt thì lại không thích cái lối viết Anh- Việt lẫn lộn như giới trẻ chúng ta thường hay viết, và họ mỉa mai rằng đó là thứ tiếng "Bồi"
    Mặc dù không thể so sánh với tiếng Anh về sự lâu đời, nhưng về bản chất, ngôn ngữ @ hay tiếng Anh cũng đều là ngôn ngữ cả (không hiểu em nghĩ vậy đúng ko?!).
    Nếu như vậy thì việc sử dụng 2 ngôn ngữ theo cái kiểu trên là như nhau (?!)
    Vậy, chúng ta nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay là cởi mở đón nhận mọi thể loại ngôn ngữ đang hiện diện trong đời sống? Hay là "miễn hiểu là được"
    hehhe, hy vọng chủ đề mới của em được mọi người đón nhận nồng nhiệt
    Chúng ta tranh luận nhẹ nhàng thôi nhé
    Được bluesss_mizu_ha sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 15/12/2006
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề Mizu đề cập khá rộng, đi từ ngôn ngữ @ đến sự khác biệt giữa các đối tượng sử dụng ngôn ngữ cho đến chuyện chấp nhận một thế hệ ngôn ngữ. Vì vấn đề rộng như vậy nên để bảo đảm chuyện tranh luận không lâm vào cảnh mâu thuẫn do chuyện ngữ nghĩa, Fw sẽ phác thảo trước một số khái niệm để từ đó phát triển những luận đề. Nói chung, bài viết này sẽ được cấu trúc theo các câu hỏi sau:
    Phần 1 Cơ bản
    - Ngôn ngữ là gì? Chức năng, mục đích, phân loại.
    - Quá trình trao đổi thông tin.
    - Đối tượng tiếp nhận thông tin.
    - Giới hạn vấn đề cần quan tâm: ngôn ngữ thường nhật, ngôn ngữ hàn lâm.
    - Sự mâu thuẫn giữa các đối tượng tiếp nhận thông tin.
    - Khi nào những thành phần của ngôn ngữ được chấp nhận, khi nào nó bị loại bỏ.
    Phần 2 Trọng tâm
    - ?zNgôn ngữ?o @ là gì?
    - So sánh giữa tiếng Việt pha Anh và ngôn ngữ @ và tiếng Anh.
    - Có nên cởi mở đón nhận ngôn ngữ @?
    - Thế nào gọi là "sự trong sáng" của tiếng Việt?
    - Tiếng Việt có thật sự trong sáng [nhìn theo chiều hướng ngôn ngữ]?
    ---------------------------------------------
    Phần 1
    - Ngôn ngữ là gì? Chức năng, mục đích, phân loại.
    - Quá trình trao đổi thông tin.

    Vấn đề đầu tiên khi bàn luận về ngôn ngữ là đi tìm hiểu xem, ngôn ngữ là gì, nó có những đặc điểm nào.
    Xem trên Wikipedia tiếng Việt thấy thế này:
    Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ
    Kết luận: cái khái niệm niệm này không thật sự hữu ích lắm vì:
    - Cấu trúc định nghĩa lộn xộn, mục đích của ngôn ngữ lặp lại hai lần.
    - Ngôn ngữ là hệ thống.... gì?
    Đi tìm Wikipedia tiếng Anh:
    A language is a system, used for communication, comprising a finite set of arbitrary symbols and a set of rules (or grammar) by which the manipulation of these symbols is governed. These symbols can be combined productively to convey new information, distinguishing languages from other forms of communication. The word language (without an article) can also refer to the use of such systems as a phenomenon.
    À há, thì ra là cái tiếng Việt được dịch từ tiếng Anh và bị biến đổi chút đỉnh. Hừm... nói chung cả định nghĩa tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều không làm FW hài lòng, nó không tốt khi dùng để tranh luận trong khuôn khổ bài này vì khía cạnh nó nhấn mạnh không được hữu ích lắm. Thôi thì mình tìm cách làm một cái định nghĩa về ngôn ngữ cho riêng mình vậy, xài hàng may sẵn cảm thấy không vừa vặn lắm, chẳng thà tự may.
    FW cho rằng:
    Ngôn ngữ là một hệ thống các hành vi, tín hiệu, ký hiệu được tạo nên bởi vật chất hữu hình cũng như vô hình (được gọi là từ vựng) có kết cấu và cấu trúc được quy định thống nhất (được gọi là ngữ pháp) dùng để mã hóa, truyền đạt và giải mã thông tin từ đối tượng phát đến đối tượng nhận. Ngôn ngữ đảm bảo thông tin được mã hóa và diễn giải chính xác giữa đối tượng trao và nhận khi cả hai cùng sử dụng một hệ thống ngôn ngữ.
    Khái niệm trên bao gồm những phân loại về ngôn ngữ như sau:
    - Hành vi: ngôn ngữ hình thể như nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ người câm...
    - Tín hiệu: chia làm nhiều loại:
    + Tín hiệu âm thanh: ngôn ngữ nói.
    + Tín hiệu điện từ: ngôn ngữ tín hiệu điện analog.
    + Tín hiệu số: ngôn ngữ tín hiệu digital, ngôn ngữ máy tính.
    + Tín hiệu hình ảnh: ngôn ngữ tranh ảnh, các cột khói
    + Tín hiệu hóa học: ngôn ngữ của côn trùng, ngôn ngữ mùi,..
    + ...
    - Ký hiệu: ngôn ngữ viết, ngôn ngữ lập trình
    Chức năng của ngôn ngữ là:
    - Mã hóa thông tin.
    - Truyền đạt thông tin.
    - Giải mã thông tin.
    Quá trình mã hóa, truyền đạt và giải mã thông tin:
    Ngôn ngữ đầu tiên mã hóa thông tin thành những hành vi, tín hiệu, ký hiệu có cấu trúc, được quy định thống nhất, sau đó phát tín hiệu thông qua những hành vi, tín hiệu, ký hiệu đến đối tượng nhận và đối tượng nhận tiếp nhận những hành vi, tín hiệu, ký hiệu đó, giải mã chúng để tiếp thu thông tin.
    Như vậy, về cơ bản, FW đã tạo ra được một khái niệm về thế nào là ngôn ngữ làm nền tảng để chúng ta nói chuyện tiếp các vấn đề tiếp theo.
    Đối tượng tiếp nhận thông tin
    Tiếp theo, FW muốn nói đến đối tượng tiếp nhận thông tin.
    Đối tượng tiếp nhận thông tin không chỉ là con người mà còn là các loài động, thực vật, máy móc,... Có thể chia làm 2 loại là nhân tạo và phi nhân tạo. Nếu bỏ qua những đối tượng tự nhiên như động thực vật, ta có con người và những thứ máy móc do con người tạo ra thuộc vào nhóm nhân tạo. Bỏ qua máy móc và những thứ khác, trong bài này chúng ta chỉ nói đến con người và những loại ngôn ngữ con người dùng để giao tiếp trực tiếp với nhau.
    Vậy con người là gì? Ngôn ngữ con người dùng để giao tiếp trực tiếp với nhau là gì?
    Một khái niệm về con người: Con người là một động vật thuộc họ khỉ, sống theo bầy đàn (nên có nhu cầu giao tiếp cao), có bộ não phát triển và hình thành cho mình một hệ thống ngôn ngữ cấu trúc có tính phức tạp cao.
    Một khái niệm yêu thích của FW về con người: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội dựa trên căn bản của tổng hòa các mối quan hệ sinh lý học và các mối quan hệ với tự nhiên. Tức là, con người trước tiên là một cơ thể sống (các quan hệ sinh lý học), chịu sự tác động của môi trường (mối quan hệ với tự nhiên) nhưng lại sống phụ thuộc vào nhau nhiều hơn (tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Chính vì vậy mà đối với con người, ngôn ngữ là điều thiết yếu không thể thiếu, vì thiếu đi ngôn ngữ, các quan hệ xã hội sẽ không còn bền vững.
    Hệ quả là kết cấu quan hệ xã hội chặt chẽ phân tầng phân lớp đã tạo nên nhu cầu giao tiếp xã hội rất cao ở con người và với năng lực tư duy con người đã cho ra đời ngôn ngữ ở cấp độ phức tạp và cực kỳ tinh xảo. Ngôn ngữ đã được con người sáng tạo đầu tiên từ ngôn ngữ nói (ngôn ngữ được thể hiện dưới hình thức phát ra âm thanh từ cổ họng con người) sau đó trừu tượng hóa ngôn ngữ nói, ký hiệu ngôn ngữ nói lại thành ngôn ngữ viết (ngôn ngữ được thể hiện dưới hình thức ký hiệu do bàn tay con người viết, vẽ, đánh máy...). Nói chính xác hơn, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chỉ là hai hình thức thể hiện của một hệ thống ngôn ngữ với từ vựng và ngữ pháp giống hệt nhau. Và trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến hai loại hình thức ngôn ngữ trên.
    Ngôn ngữ của loài người đã vượt xa những ngôn ngữ đơn giản của loài tinh tinh, voi, mèo, chó, cá heo, cá voi... những loài vật có mức độ ngôn ngữ phức tạp cao sau con người trong tự nhiên.
    Ngôn ngữ thường nhật và ngôn ngữ hàn lâm
    Vấn đề là con người đã phát triển nhiều loại ngôn ngữ khác nhau do điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau. Nên trong bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi tiếng Việt. Và để rõ ràng, FW giới hạn tiếp bài viết trong phạm vi ngôn ngữ thường nhật và ngôn ngữ hàm lâm.
    Trước hết, ngôn ngữ thường nhật và ngôn ngữ hàn lâm là gì? Đó đều là ngôn ngữ, dùng để giao tiếp giữa người với người.
    Về căn bản, ngôn ngữ thường nhật có những tính chất sau đây:
    - Ngôn ngữ thường nhật có tính thực tiễn cao, chú ý nhiều đến sự hiệu quả của việc trao đổi hơn là tính cấu trúc, tức là diễn đạt thông tin nhanh, gọn đơn giản và dễ hiểu.
    - Ngôn ngữ thường nhật rất linh hoạt, phát triển rất nhanh, xuất phát thường xuyên từ vựng mới từ cuộc sống thường nhật hằng ngày.
    Về ngôn ngữ hàn lâm có những tính chất thế này:
    - Ngôn ngữ hàn lâm có tính cấu trúc cao, ngữ pháp (cấu trúc của ngôn ngữ) được quy định chặt chẽ. Ngôn ngữ hàn lâm có xu hướng tích hợp thông tin. Ngôn ngữ hàn lâm chủ đích diễn đạt chính xác thông tin, giảm thiểu tối đa những hiệu ứng làm nhiễu quá trình trao đổi thông tin.
    - Ngôn ngữ hàn lâm được hình thành từ vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp được chấp nhận lâu đời và rộng rãi của ngôn ngữ thường nhật, đã khẳng định được vị trí của mình trong lịch sử, kém linh hoạt và cập nhật từ mới thông qua ngôn ngữ thường nhật.
    - Điểm khác biệt nữa của ngôn ngữ hàn lâm với ngôn ngữ viết còn ở vấn đề những sắc thái tình cảm. Ngôn ngữ hàn lâm thiên về cách diễn đạt khách quan, phi tình cảm, diễn tả chính xác và chừng mực, không có tính phô trương và tránh thể hiện những sắc thái chủ quan quá mức của người viết.
    Chính vì điểm khác biệt này mà ngôn ngữ hàn lâm đã lưu giữ và hình thành một vốn từ vựng cũng như ngữ pháp khác với vốn từ vựng, ngữ pháp thường dùng của ngôn ngữ thường nhật. Vì có vốn từ vựng, ngữ pháp khác nhau nên hai hệ thống này có thể tách thành hai loại ngôn ngữ nhưng vì sự khác biệt nhau không nhiều, ngôn ngữ hàn lâm được hình thành và phát triển dựa trên ngôn ngữ thường nhật, hệ thống từ vựng, ngữ pháp cùng phát triển trên cùng một hệ thống ký hiệu, tín hiệu và cấu trúc định hướng nên 2 loại ngôn ngữ này về thực chất chỉ là 2 dạng phát triển song song và bổ sung của cùng một hệ thống ngôn ngữ.
    Đôi khi người ta đánh đồng hai khái niệm này với khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Theo như khái niệm về ngôn ngữ đã xây dựng ở đầu bài, thì rõ ràng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết diễn đạt cho một thông tin chỉ là 2 cách diễn đạt khác nhau cho cùng một loại thông tin, một cách thông qua tín hiệu âm thanh, một cách thông qua ký hiệu chữ viết. Và trên nguyên tắc, dù qua tín hiệu âm thanh hay qua chữ viết thì tín hiệu phải giữ nguyên, tức là bạn nói hay viết chữ "Anh yêu em" thì người tiếp nhận buộc phải tiếp thu chính xác, chứ không thể có chuyện phát âm "Anh thích em" mà lại viết thành "Anh yêu em" được. Do vậy, ngôn ngữ nói và viết không hề dính dáng gì đến ngôn ngữ thường nhật và ngôn ngữ hàn lâm. Cũng trong ví dụ trên, nếu với ngôn ngữ thường nhật ta có thể nói ?zAnh ấy nói: Anh yêu em?o thì trong ngôn ngữ hàn lâm, người ta sẽ sửa lại thế này: ?zngười con trai đã bày tỏ tình yêu của mình với người con gái?o. Vì sao? Vì ngôn ngữ này cần bảo đảm tính phi tình cảm, tính khách quan và tính chừng mực và tính chuẩn xác (trong truyền đạt thông tin). Thế đâu là sự khác biệt? Bạn hãy so sánh: ?zđứa bé trai đã bày tỏ tình yêu của mình với đứa bé gái?o hoặc ?zngười con trai đã bày tỏ tình yêu của mình với cô gái hàng xóm?o Tức là, cùng với một cách viết hoặc nói ?zAnh ấy nói: Anh yêu em?o thì người nghe có thể hiểu và cảm được tình cảm nhiều cách cho dù có văn cảnh hay không, cái năng lực cảm, nghĩ ấy tùy thuộc vào năng lực của người nghe, đọc. Nhưng với ngôn ngữ hàn lâm, thì người nghe chỉ có một cách hiểu duy nhất, cách hiểu đó không phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của người nghe, vì nó không cho phép những cách diễn đạt thiếu chính xác và gây hiệu ứng tình cảm.
    Một ví dụ khác: ?zAnh thích em?o. Với ngôn ngữ thường nhật đôi khi người ta hiểu sang ý tưởng, à, anh ấy không chỉ thích thôi mà còn yêu nữa. Hoặc người ta có thể hiểu thêm, ừm bây giờ thích, tức là về sau còn có thể thích hơn, hoặc yêu. Nhưng với ngôn ngữ hàn lâm, thích và yêu là hai sắc thái xác định, không pha trộn.
    Sự mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng ngôn ngữ
    Con người là đối tượng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, con người thì không phải ai cũng giống ai. Xét trong một nước, mỗi con người phát triển ngôn ngữ dựa trên nền tảng giáo dục, văn hóa, môi trường sống, công việc của riêng mình. Một nhân viên ngân hàng sẽ có loại ngôn ngữ riêng, nhã nhặn, mềm dẻo, tế nhị và mang một số thuật ngữ tài chính ngân hàng cũng như một số nếp nghĩ thiên về kinh tế, tài chính. Ngược lại, một nhân viên hành chính sẽ phát triển cho mình một loại ngôn ngữ có tính uy quyền, nguyên tắc, cứng rắn và thẳng thắn cũng như mang một số ngôn ngữ hành chính, luật pháp. Cũng như một người được tiếp nhận nền giáo dục của Sài Gòn trước năm 1975 sẽ có một loại ngôn ngữ khác với người tiếp nhận nền giáo dục đó trước năm 1990 và sau 1990 cũng như sau 2000. Đó là chưa kể sự khác nhau của ngôn ngữ trên nền tảng giáo dục do sự khác nhau địa lý, chính trị như hệ thống giáo dục miền Nam, miền Bắc. Lấy một ví dụ đơn giản là thủ đô nước Nga. Ngày nay, FW vẫn còn nghe có người gọi đó là Mạc Tư Khoa. Khi FW học, người ta dạy là Mátx-cơ-va. Còn hiện nay nhan nhản, người ta viết là Moscow.
    Khoa học nghiên cứu về não bộ (neurology) cho rằng: Con người trong quá trình tiếp thu kiến thức thường đặt cho mình những điểm đối chiếu trong nhận thức. Và những điểm đối chiếu này là cơ sở để con người tiếp thu cái mới. Trong quá trình tiếp thu cái mới, những điểm đối chiếu này đến lượt lại tạo nên sức ì, ngăn cản sự tiếp thu điều mới. Và nếu những điểm đối chiếu này càng được xác định vững chắc trong bộ não thì sức ì càng lớn, quá trình tiếp thu cái mới càng giảm và người ta gọi đó là tính bảo thủ. Ví dụ như nếu FW quen với cách đọc Moscow, FW sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đọc đâu đó chữ Mátx-cơ-va vì cảm thấy nó quá kém cỏi, tầm thường, dành cho người không đọc được tiếng Anh. Còn nghe Mạc Tư Khoa, nghe hay hay, nhưng mà cái này có lẽ chỉ để biết nó là cái gì khi nghe nhạc Trần Hoàn thôi, còn ngày nay chả ai dùng nữa. Đấy là vì trong quá trình nhận thức của FW, cách đọc Moscow đã tạo nên một điểm đối chiếu vững chắc, ngăn cản mình tiếp thu cái mới.
    Tuy nhiên, ngôn ngữ luôn được phát triển. Theo dòng thời gian, người ta phải tìm những từ ngữ mới để chỉ những sự vật sự việc mới. Cách đây vài chục năm, tiếng Việt hoàn toàn không có những từ ngữ như: máy vi tính (dịch từ: micro computer), máy tính cá nhân (PC: Personal computer), máy tính xách tay (laptop), vật liệu siêu dẫn (super conductive material), cơ điện tử (dịch từ automation), véc-tơ (vector), tập hợp số (set) và ngày nay, FW vẫn thấy có rất nhiều người lúng túng tìm cách dịch chữ logistics, khi người ta để nguyên cả chữ, hoặc dịch ?zhậu cần?o cho nó. Không biết từ điển dịch như thế nào nhưng FW sẽ dịch đấy là ?zkho vận?o. Kho vân thể hiện hai nhiệm vụ chính của logistics nguyên thủy là quản lý kho bãi và vận chuyển. Vì nguyên gốc của logistics bắt nguồn từ những năm 70 tại Hoa Kỳ là một ngành kỹ thuật và quản lý, nghiên cứu các phương pháp quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho và các phương thức vận chuyển nhanh chóng, hữu hiệu. Nơi bắt nguồn của nó chính là từ quân đội Mỹ trong công tác hậu cần để cung cấp thuốc men, vũ khí, đạn dược cho binh sĩ, cho nên mới có người dịch nó hậu cần. Ngày nay với sự phát triển của các phần mềm, nó lại mang thêm trên mình chức năng đặt hàng, giao hàng, cung cấp vật liệu, hàng hóa đúng lúc và đầy đủ. Cho nên chữ hậu cần, lẫn chữ kho vận đều không phù hợp nữa vì không thể hiện chính xác chức năng này. Vì vậy, liệu nên dịch là kho vận hay hậu cần hay giữ nguyên tiếng Anh thì nó vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
    Vậy với những người ngày trước chưa từng biết những khái niệm trên thì nay nghe chắc sẽ rất bỡ ngỡ và khó chấp nhận được. Họ cần thời gian để update và chấp nhận.
    Bạn hãy dừng đọc, bấm đồng hồ và tìm chữ tương đương tiếng Việt với "update". Lời giải nằm ở 4 dòng sau.
    Lẽ dĩ nhiên là thế nhưng vẫn có những lạm dụng thật chẳng ra làm sao.
    Ví dụ: ?zNgày mai u có đi học không? Nếu có bring me vài bịch me nhé!?o hoặc "Buồn ngủ rồi, I đi sleep đây."
    =>Thử hỏi, có nên chấp nhận cách nói như vậy hay không?
    Là chữ cập nhật bạn ạ. Thử hỏi ngày nay trong giới trẻ có bao nhiêu người lúng túng khi tìm chữ tương đương với chữ update?
    (còn tiếp).
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 15/12/2006
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đính chính 1 chút về tiếng ''Bồi''. Tiếng bồi hoàn toàn kô phải là đang nói tiếng Việt xen vào vài chữ tiếng Tây hay tiếng Anh. Tiếng bồi là tiếng của các waiter/waitress thời xưa, làm trong các nhà hàng Tây, tiếng Tây chỉ võ vẽ dăm 3 chữ, khi nói chuyện với các me-xừ thì cứ dùng loạn cả lên, dịch trực tiếp từ tiếng Việt, kô theo đúng ngữ pháp gì cả. Chứ đang dùng tiếng Việt lại chen vô tiếng Anh thì kp kô biết nó là tiếng gì, chỉ biết chắc chắn kô phải tiếng bồi.
    Đọc bài FW hoa cả mắt. Kp góp ý với FW 1 chút, FW nếu viết về ngôn ngữ thì cố gắng hạn chế mở rộng chủ đề chừng nào tốt chừng đó. Chứ đằng này FW lại còn chêm thêm vô cả cái định nghĩa về CON NGƯỜI nữa thì dễ bôi ra lắm thứ tranh luận lắm.
    Tiếp theo ý của bạn Blue, kp có 3 câu hỏi nhỏ:
    1/ Chúng ta [chỉ người VN] có hoàn toàn chối bỏ ngôn ngữ @ hay kô?
    2/ Thế nào gọi là ''sự trong sáng'' của tiếng Việt?
    3/ Tiếng Việt có thật sự trong sáng [nhìn theo chiều hướng ngôn ngữ]?
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    FW hiểu ý Kp nhưng thật sự nếu FW không định nghĩa rõ những khái niệm như ngôn ngữ, ký hiệu, tín hiệu, quá trình trao đổi thông tin mà nhảy vào làm một trận với ngôn ngữ @ hoặc tiếng Việt pha Anh thì sẽ bị hổng chân vì người đọc không biết FW dựa vào cái căn bản nào để mà nói chuyện. Thành ra tốt nhất FW giới thiệu cái căn bản cho nó rõ ràng, tránh chuyện nói tới nói lui thành ra nói ngược. Cái khái niệm về con người trên cơ bản không cần nói đến, có thể xoá đi, nhưng FW vẫn chêm vào là vì muốn nhấn mạnh đến ngôn ngữ của loài người đã phát triển rất tinh vi do nhu cầu giao tiếp xã hội rất cao của loài người. Chính cấu trúc xã hội rất chặt chẽ (phân công lao động, vị trí xã hội, bảo vệ bầy đàn...) mà nhu cầu giao tiếp xã hội đã phát triển. Do vậy mà FW muốn nhấn đến ý này trong việc đề cập đến đối tượng của ngôn ngữ vậy.

Chia sẻ trang này