1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2006/12/3B9F188A/
    Bùng phát ngôn ngữ ''vỉa hè''
    Ca ngợi cái đẹp thì ?ođẹp dã man?, khen một cô gái thì ?ohơi bị ngon?; còn câu ?ovụ này có vẻ lục tốn đấy nhỉ? là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc. Đó là vài ví dụ trong vô vàn chuyện về sử dụng ngôn ngữ hiện nay của giới trẻ.
    Sử dụng ngôn ngữ đang gây méo mó cho tiếng Việt. Ảnh : H.H.
    Kiểu ngôn ngữ "vỉa hè" ấy đang trở nên thông dụng khắp hang cùng ngõ hẻm, thậm chí còn lây lan đến các cơ quan, công sở và trở nên thông dụng.
    Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Đại học Thuỷ Lợi, tiếng Việt đang bị sử dụng một cách bừa bãi, nhiều khi trở nên méo mó đáng thương. Chẳng hạn, một số đàn ông dùng từ ?ohàng? để gọi phái nữ cho dù những người con gái ấy rất đàng hoàng, đứng đắn không phải ?odân chơi?.
    Biến tướng hơn cả là những từ hay dùng hằng ngày, như uống bia, rượu thì gọi là ?obú?, hỏi ăn cơm chưa thì ?ođớp chưa?. Có trường hợp một chàng trai hỏi bạn mình đã đưa được người yêu "lên giường" chưa bằng câu ?ochén chưa?.
    Tiếng bồi, tiếng lóng phổ biến nhất trong giới thanh niên, học sinh. Để khen một người nhiều tiền thì ?othầu giầu nhỉ?. Đi xe máy luồn lách trên phố thì ?omày thấy tao xà lách tởm không?.
    Ở công sở, ngôn ngữ vỉa hè, chợ búa âm vang khắp các văn phòng: ?oChào đại ca, chiều nay đội hình mình đi làm tí máu nhỉ (ăn tiết canh)? hay ?oNày, đang ở đâu, lết đến chuồng tao rồi đi hít, bắn mấy bi nhé? (sang cơ quan rồi đi uống nước, hút thuốc). Nhiều chữ bị nói méo đi, chệch đi kiểu "đúng roài", "khoái lém"... khiến người nước ngoài sang Việt Nam chẳng hiểu gì cả.
    Trong khi đó, ngôn ngữ "công sở" lại lan ra chợ búa và được sử dụng theo kiểu "nửa mùa". Ở các chợ cóc, chợ tạm, nhiều bà bán hàng đon đả mời chào khách mua thức ăn: ?oChào thủ trưởng, thủ trưởng ký hợp đồng giải quyết giùm em nốt mấy lạng thịt đi?.
    Việc sử dụng ngoại ngữ theo kiểu tiếng lóng, tiếng bồi nhiều khi cũng gây phản cảm, nào là ?obúc phòng? (đặt phòng), ?ochếch ao, chếch in? (làm thủ tục trả hoặc lấy phòng khách sạn), ?othanh kiu anh?, ?oso ri anh, em pho ghét mất? (xin lỗi anh, em quên mất).
    Anh Phạm Hải, công tác tại một đơn vị viễn thông, không hiểu vì quen miệng hay vô ý hỏi xin một chị công nhân vệ sinh đường phố chiếc ?onêm cạc? khiến chị chẳng hiểu gì và đỏ mặt tưởng anh trêu mình.
    Anh Nguyễn Văn Tuấn, công tác tại một tổng đài bưu điện ở Hà Nội, đã gặp phải một tình huống khó xử khi giới thiệu bạn gái với mẹ mình bằng ngôn ngữ nửa Anh, nửa Việt. Bạn của anh vốn làm nghề quan hệ công chúng (PR, phát âm chuẩn là Pi - a). Do nghe không rõ hoặc không hiểu, bà cụ nghĩ cô gái làm ở quán bi-a. Cho rằng con gái làm ở những nơi đó thì không tốt, cụ đã ngăn cấm Tuấn và cô bé đi lại với nhau.
    Theo tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Văn Ngọ thì tất cả những hiện tượng nói năng, phát ngôn bừa bãi này đã trở thành ?obệnh?. Nó đã làm mất đi những nét đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. ?oSẽ rất khó để chữa được căn bệnh này?, ông khẳng định.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Luận về Tình yêu

    Khi người ta đi trên biển lặng sẽ không thể nào biết được cú tát của cơn cuồng phong. Khi tình yêu trôi đi đều đặn với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và yêu thương, người ta sẽ không thể hiểu được cái cay đắng, tuyệt vọng của những tình yêu đang trong cơn bão tố. Đã lâu mình không viết về tình yêu, vì mình đang may mắn ở trên con thuyền băng đi giữa trời yên bể lặng. Thế nhưng xung quanh mình đang có những thuyền và biển đầy sóng gió.
    I.
    Lấy hình tượng thuyền và biển, mình chợt nhớ đến bản tình ca bất hủ của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, lời của nhà thơ Xuân Quỳnh. Mặc dù mình không phải (và cũng không đủ năng lực) là con người thuộc về thế giới của thơ ca và nhạc họa, nhưng mỗi khi nghĩ đến một giai điệu tình yêu, những lời bài hát "Thuyền và Biển" cứ mãi văng vẳng bên tai:

    Thuyền và Biển
    Thơ: Xuân Quỳnh
    Nhạc Phan Huỳnh Điểu
    Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    Chỉ có biển mới biết
    Thuyền đi đâu về đâu
    Những ngày không gặp nhau
    Biển bạc đầu thương nhớ
    Những ngày không gặp nhau
    Lòng thuyền đau rạn vỡ
    Nếu từ giã thuyền rồi
    Biển chỉ còn sóng gió
    Nếu phải cách xa anh
    Em chỉ còn bão tố
    Nếu phải cách xa anh
    Em chỉ còn bão tố
    Phan Huỳnh Điểu đã chỉ lấy 12 câu cuối, 12 câu độc đáo và mạnh mẽ nhất trong 30 câu thơ của Xuân Quỳnh để phổ nên một bài hát sống mãi với thời gian. 12 câu thơ của nhớ thương và bão tố.
    Tại sao Phan Huỳnh Điểu phải lặp lại 2 lần: Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố? Nếu đúng theo trật tự logic cấu tạo nên bài hát: một câu viết về thuyền sẽ theo sau một câu viết về biển thì đáng lý ra câu cuối phải nên là nỗi nhớ của anh về em mới đúng. Trong nguyên bản, Xuân Quỳnh chỉ viết câu trên 1 lần trong đoạn cuối viết về nỗi nhớ của người phụ nữ đến người yêu. Tại sao Phan Huỳnh Điểu lặp lại 2 lần nỗi nhớ thương da diết của người phụ nữ trong khi ông trong những đoạn trên đã tuân thủ logic về sự đối xứng trong hình tượng?
    Lời lý giải đôi khi đơn giản đến lạ lùng. Có thể vì lý do nhạc lý, nhạc sĩ muốn nâng giai điệu ở cuối bài hát lên và kết thúc bài hát trong nỗi nhớ da diết của người con gái. Đó là một lý giải đầy tính máy móc. Nhạc sĩ có cần thiết lặp lại một câu chỉ vì nguyên tắc nâng giai điệu cuối một bài hát?
    Đọc lại thì thấy không chỉ Phan Huỳnh Điểu làm bài thơ mất đi vẻ đẹp đối xứng mà cả Xuân Quỳnh cũng thế. Nhà thơ đã kết thúc bài thơ bất đối xứng với một đoạn thơ chỉ về nỗi nhớ của người phụ nữ đến người mình yêu. Ở đây thiếu một đoạn thơ nữa tả về nỗi nhớ của người đàn ông đến người yêu dấu. Tại sao?
    Tại sao Xuân Quỳnh và Phan Huỳnh Điểu lại chú trọng đến nỗi nhớ của người phụ nữ nhiều thế mà chỉ dành cho nỗi nhớ của người đàn ông một dòng nhỏ gọn: Lòng thuyền đau rạn vỡ?
    Phải chăng do cấu trúc logic của bài thơ đã bắt đầu bằng lời kể dịu dàng của cô gái: Em sẽ kể anh nghe / Chuyện con thuyền và biển nên nó phải kết thúc bằng cơn bão lòng trong cô gái: Nếu phải cách xa anh / Em chỉ còn bão tố? Đấy là kỹ thuật tương phản trong cấu trúc, điển hình của thơ ca. Một lý do kỹ thuật chính đáng trong xây dựng bố cục một bài thơ. Nhưng còn lý do nào nữa?
    Phải chăng do bài thơ được viết bởi một nhà thơ nữ nên lẽ đương nhiên cảm xúc của người phụ nữ dâng trào trong nhà thơ phải viết nên một bài thơ như vậy, một bài thơ nặng nỗi niềm của người con gái hơn cái "khát vọng" khô khốc của con thuyền? Đấy cũng là một lý do hợp lý.
    Hãy đọc lại trọn bài thơ:
    Thuyền và biển
    Xuân Quỳnh
    Em sẽ kể anh nghe
    Chuyện con thuyền và biển
    "Từ ngày nào chẳng biết
    Thuyền nghe lời biển khơi
    Cánh hải âu, sóng biếc
    Đưa thuyền đi muôn nơi
    Lòng thuyền nhiều khát vọng
    Và tình biển bao la
    Thuyền đi hoài không mỏi
    Biển vẫn xa... vẫn xa
    Những đêm trZng hiền từ
    Biển như cô gái nhỏ
    Thầm thì gửi tâm tư
    Quanh mạn thuyền sóng vỗ
    Cũng có khi vô cớ
    Biển ào ạt xô thuyền
    (Vì tình yêu muôn thuở
    Có bao giờ đứng yên?)
    Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    Chỉ có biển mới biết
    Thuyền đi đâu, về đâu
    Những ngày không gặp nhau
    Biển bạc đầu thương nhớ
    Những ngày không gặp nhau
    Lòng thuyền đau - rạn vỡ
    Nếu từ giã thuyền rồi
    Biển chỉ còn sóng gió"
    Nếu phải cách xa anh
    Em chỉ còn bão tố
    Đọc lại ta chợt nhận ra, đây là bài thơ viết về nỗi nhớ da diết của người phụ nữ, không phải của người đàn ông. Chủ đề bài thơ là nỗi nhớ của người phụ nữ và rất hợp lý, bài thơ chỉ nói về nỗi nhớ của cô gái. Nỗi nhớ của người đàn ông dường như chỉ được Xuân Quỳnh chiếu cố bằng một câu gọn ghẽ: Những ngày không gặp nhau / Lòng thuyền đau - rạn vỡ. Chiếu cố? "Chiếu cố" ư?
    Vâng, chiếu cố thôi. Vì lẽ, cái nguyên nhân chính yếu làm bài thơ, bài nhạc bất đối xứng trong mô tả nỗi nhớ của nam và nữ là vì thực tế, nỗi nhớ giữa nam và nữ nào có cân bằng đâu.
    Nỗi nhớ giữa nam và nữ bất đối xứng. Đó là sự thật.
    Nỗi nhớ không cân bằng.
    Người đàn ông như một con thuyền chỉ biết ra đi, ra đi rồi lại quay về. "Lòng thuyền nhiều khát vọng" - đó là đặc điểm của con thuyền. Và đặc điểm của biển: Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa... vẫn xa
    Biển bao la tình cảm. Biển mênh mông nỗi nhớ mong. Biển dạt dào sự bao dung. Biển phì nhiêu và dịu dàng. Tình cảm trong biển thật lớn, thật mạnh mẽ. Nguồn năng lượng tình cảm vô bờ bến ấy có thể rất dịu dàng với những gợn sóng thầm thì, có khi ào ạt xô thuyền, có khi tung bọt trắng xóa, có khi sóng gió và có khi bùng nổ thành bão tố. Biển dịu dàng nhưng có thể dữ tợn, biển mạnh mẽ nhưng có thể yếu đuối, tình cảm của biển là bao la nhưng cũng rất hẹp hòi và có thể tan biến nhanh như những bọt sóng trắng. Biển luôn mở rộng vòng tay bao bọc lấy thuyền và biển cần thuyền làm bạn trong trời đất cô đơn. Biển là vậy và em cũng là vậy.
    Không thể nào so sánh cái rạn vỡ của thuyền với cái bạc đầu thương nhớ của biển. Không thể nào so sánh nỗi cô đơn trống vắng của thuyền với biển. Không thể nào so sánh cái khát vọng đầy ắp với cái tình biển bao la. So sánh làm chi vì tất cả những sự so sánh là vô nghĩa. Tạo hóa vốn bất công và cũng bất bình đẳng.
    So sánh để làm gì? Để buộc thuyền phải bao la như biển? Hay để biển phải dồn nén bão tố trong lòng để thuyền đi mãi, đi mãi theo những bầy cá. Thuyền trở về đầy ắp cá liệu có thể bù đắp nổi cái sóng bạc đầu, cái cuồng phong giận dữ, cái bão tố nhớ thương? Nhưng biển không thể buộc thuyền giam cái khát vọng, quấn thuyền loanh quanh trong lòng biển mãi. Thuyền là phải ra đi và biển thì mãi cần thuyền ở bên. Cuộc đời sao tréo ngoe, tạo hóa sao bất công và sự bất bình đẳng, bất đối xứng hiện diện khắp nơi.
    Vậy mới hiểu, tình yêu dễ đến, dễ đi nhưng gìn giữ tình yêu thì thật không dễ, không bao giờ là dễ.
    II.
    Cuộc sống con người mãi bận rộn với những toan tính và lo lắng. Thời gian thì vô hạn nhưng với mỗi con người hiện diện trên trái đất này thì thời gian là nguồn tài nguyên có hạn. Và con người lao đầu vào công việc, lao đầu vào cuộc sống mưu cầu tri thức, mưu cầu tài sản, mưu cầu công danh, mưu cầu địa vị, mưu cầu niềm vui, hạnh phúc trong công việc và những toan tính.
    Có ai, có ai trong những người trẻ tuổi sẵn sàng đầu tư tiền bạc, công sức, mồ hôi và nước mắt để mưu cầu cho cái hạnh phúc gia đình. Có, có rất nhiều. Không, và không còn nhiều hơn. Xã hội ngày nay cổ xúy mạnh mẽ cho những giá trị cá nhân, cho sự thành công, cho sự vận động trong công việc và sự nghiệp của người trẻ tuổi. Chưa bao giờ nền kinh tế toàn cầu và trong nước mở cửa phát triển mạnh như hiện nay và chưa bao giờ sự cạnh tranh nghề nghiệp lại gay gắt như hiện nay trong lịch sử. Cơn lốc toàn cầu hóa cuốn văng không chỉ những giá trị truyền thống mà còn cuốn theo những điều kiện cần thiết để duy trì tình yêu.
    Vẫn biết tuổi trẻ cần tập trung cho công việc và sự nghiệp, cho đam mê và sở thích, cho niềm tin và hy vọng nhưng một sự vững chãi trong tình cảm nhìn chung không bao giờ là rào cản cho sự thành công mà ngược lại, sự vững vàng trong tình cảm mang lại sự hậu thuẫn tinh thần lớn lao giúp cả nam lẫn nữ vượt qua những khó khăn trong công việc và cuộc sống.
    Có nhiều người thành công khi trẻ tuổi không vướng bận gia đình và tình cảm nhưng thực tế, số người thành đạt khi đã có gia đình thật sự không hề ít. Minh chứng cho điều này rất dễ thấy. Bạn hãy xem lại có bao nhiêu người đã lập gia đình ngay sau khi tốt nghiệp đại học 2-3 năm. 2-3 năm là thời gian rất ngắn, không hề đủ để tạo nên sự nghiệp hoặc một công việc ổn định. Nhưng rất, rất nhiều người yêu khi học ĐH và cưới sau khi tốt nghiệp.
    Lẽ dĩ nhiên, bất cứ hành động, quyết định nào cũng có giá trị cơ hội được thể hiện qua thời gian mất đi, công sức bỏ ra, nước mắt đã khóc, những tình cảm phải mất, những cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống bị bỏ qua. Điều quan trọng trong tình cảm là quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    Gìn giữ tình yêu thật không dễ. Chấp nhận mất đi những cơ hội nghề nghiệp và công việc thật cũng không dễ. Gìn giữ tình yêu vì vậy không dành cho người ích kỷ chỉ yêu bản thân mình. Vì suy cho cùng, những cơ hội mất đi ấy vốn phục vụ cho nhu cầu, quyền lợi và lợi ích của bản thân. Chúng khác với tình yêu, dành những cơ hội tốt đẹp dành cho người mình yêu, dành cho một tập hợp của hai hay ba người mà mình yêu thương nhất. Tình yêu luôn là ích kỷ, nhưng không ích kỷ cho một người mà là ích kỷ cho hai người, cho ba bốn người là sự ích kỷ cần thiết để tạo nên một nền tảng vững chắc cho công việc và cuộc sống, cho gia đình và xã hội.
    Hy sinh cơ hội nghề nghiệp cho gia đình có thể dẫn đến những khó khăn tài chính. Nguyên nhân chủ yếu cho những cuộc cãi vã, nguồn gốc của sự rạn nứt gia đình phần lớn đến từ khó khăn tài chính. Vì lẽ vậy mà những người yêu nhau thật sự không thể chỉ sống trong màu hồng của 4 bức tường mà phải sống với thực tế. Cái ranh giới giữa sự tham công tiếc việc dành lấy sự thành công trong sự nghiệp cho riêng mình và sự hy sinh những ích kỷ tình yêu dành cho yêu cầu thực tế thật sự mỏng manh khó phân biệt.
    Bảo vệ tình yêu bằng sự quản lý tốt những nguồn lực cá nhân và nguồn lực tập thể là một điều cần thiết. Các công trình học thuật tiên tiến về quản lý ngày nay chủ yếu chỉ tập trung cho doanh nghiệp. Không có nhiều lắm những thành tựu về quản lý dành cho tình yêu và gia đình. Tuy nhiên, nếu như có ai đó nghĩ đến chuyện thành lập một ngành học về sử dụng những công cụ quản lý tiên tiến vào hôn nhân gia đình thì không thể bỏ qua những kiến thức về lên kế hoạch và tính toán về quản lý thời gian, quản lý tài chính, xác lập mục đích, giám sát, kiểm toán... vốn là những kiến thức dành riêng cho doanh nghiệp.
    Nói chung, nếu không thể yêu được thì đừng yêu. Khi đã yêu thì hãy luôn nghĩ đến những điều tốt nhất cho cả hai người chứ không nên ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân hoặc chỉ nghĩ đến người mình yêu. Hy sinh công việc cho tình yêu sẽ luôn được đền đáp xét về mọi mặt nhưng cuộc sống đòi hỏi con người phải biết quản lý nguồn lực của mình, chia sẻ hợp lý các nguồn lực sẽ khiến tình yêu đẹp hơn và ít vấn đề hơn.
    Yêu là khổ, nhưng không khổ thì không phải là nhân loại. Vấn đề là nhân loại có đủ tỉnh táo để xoa dịu cái nỗi khổ của mình mà tìm thấy hạnh phúc không hay thôi. Còn thì, (hầu hết) ai cũng khổ (vì tình!)

    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 14/01/2007
  3. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa có một con sóng phải lòng một tảng đá nổi lên bên một bờ biển nào đấy?cứ cho là bên bờ vịnh Capri. Mình phủ bọt trắng, con sóng ấy quay cuồng không ngớt quanh tảng đá, đêm ngày hôn nó hàng ngàn lần, ôm nó trong đôi cánh tay trắng muốn, khóc lóc, van xin tảng đá đến với mình. Tình yêu và những sự mơn trớn ngày đêm của ngọn sóng dân dân đục lở tảng đá, rồi một ngày kia nó đã đáp lại tiếng gọi của tình yêu, ngả vào tay con sóng.
    -------------
    Muốn xí xọn post bài về Tình yêu đua tranh với Wing, nên phải...ráng scan hết bài mới dám post bài tiếp.
    Đại khái phần đầu ý Wing nói là Biển (người phụ nữ) bị...dạt dào (yêu, ) quá mức với mức Thuyền (người đàn ông)...chịu đựng nổi, . Mà đó là sự khác biệt giữa 2 giới tính. (Ừm, nói trại đi và thậm xưng lên cho dễ hiểu tí.)
    Còn Angie thì lại từng thấy một cách so sánh khác về một sự việc khác, cũng có sử dụng hình tượng Sóng biển-người phụ nữ. Nhưng mà trường hợp này thì Sóng có tính hay thay đổi (bạn trai/chồng.) Khè khè...
    Từng post rồi, giờ post lần nữa...
    -------------
    Jeanne đặt ngay cái cốc xuống bàn.
    - Thật là ngu xuẩn! Không đời nào em lại bỏ anh. Hay anh muốn xúi bẩy gì em?
    Chao, đôi mắt! - Ravic nghĩ. Như có một ánh chớp rực lên trong đáy sâu của nó.
    - Anh chẳng muốn xúi bẩy gì em đâu, Jeanne ạ. Anh chỉ muốn kể cho em nghe chuyện làn sóng và tảng đá. Đó là một câu chuyện cũ, tuổi nó già hơn chúng ta không biết bao nhiêu mà kể nữa. Em nghe nhé! Ngày xưa có một con sóng phải lòng một tảng đá nổi lên bên một bờ biển nào đấy?cứ cho là bên bờ vịnh Capri. Mình phủ bọt trắng, con sóng ấy quay cuồng không ngớt quanh tảng đá, đêm ngày hôn nó hàng ngàn lần, ôm nó trong đôi cánh tay trắng muốn, khóc lóc, van xin tảng đá đến với mình. Tình yêu và những sự mơn trớn ngày đêm của ngọn sóng dân dân đục lở tảng đá, rồi một ngày kia nó đã đáp lại tiếng gọi của tình yêu, ngả vào tay con sóng.
    Anh uống một ngụm calvados.
    - Thế rồi sao? - Jeanne hỏi.
    - Thế rồi sau khi nó đã chìm xuống, nó không còn là một tảng đá mà con sóng có thể nô đùa, có thể yêu, có thể mơ ước. Bây giờ tảng đá chỉ còn là một khối khoáng vật nằm im dưới đáy biển, bị sóng chôn sâu, đã chết đuối trong lòng sóng. Con sóng cảm thấy thất vọng, nó thấy mình đã bị lừa, và bắt đầu đi tìm một tảng đá khác.
    - Như thế nghĩa là thế nào? - Jeanne hỏi. - Là thà nó cứ làm tảng đá còn hơn chứ gì?
    - Con sóng thì nó nghĩ thế đấy. Nhưng biết làm thế nào được, cái gì chuyển động bao giờ cũng mạnh hơn cái gì bất động. Nước mạnh hơn đá.
    Jeanne phác một cử chỉ sốt ruột.
    - Cái đó không có liên quan gì đến anh và em hết. Đó là một câu chuyện chẳng có nghĩa l?Zý gì. Hoặc giả anh lại bày trò chế giễu em thôi. Em chỉ biết chắc có một điều: nếu cái ngày ấy có đến chăng, thì chính anh sẽ bỏ em.
    - Câu đó sẽ là lời sau chót của em nói vào ngày em bỏ đi, - Ravic vừa cười vừa nói. - Em sẽ giảng giải cho anh hiểu rằng chính anh bỏ em. Em sẽ tìm ra cho mình những lý?Z do?những lý do mà em cũng sẽ tin là thật?Em sẽ trình bày những l?Zý do ấy trước cái toà án xưa nhất trên cõi đời này: Thiên nhiên.
    (Trích L '''' arc de tromphe của Remarque, bản dịch CHX)
    -------------
    Hừ, mình muốn được làm sóng. Cả đời mình muốn được làm sóng. Trời ạ, cái tính mình nó vậy, không đứng yên nổi. Làm sóng, hay làm tảng đá thì hạnh phúc hơn?
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 04:31 ngày 15/01/2007
  4. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thật sự muốn làm đá hơn, nhưng bản tính của mình đã vậy, có lẽ muôn đời chỉ có thể làm sóng. Thôi chờ kiếp sau vậy. Nhất định kiếp sau mình sẽ là một chàng trai lạnh lùng tài hoa làm cho con gái.. chết hết
  5. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Đây là một câu chuyện cổ tích? Cổ tích thì có bao giờ thành hiện thực?
    Ở hiện thực, sẽ là: sóng không với được đến tảng đá kia, vì tảng đá... bỏ chạy sâu vào trong đất liền quá. Bởi vậy dù sóng có gào, có thét, có rướn mình hết cỡ thì cũng chỉ chạm vào đến... chân tảng đá là cùng. Cuối cùng, tảng đá bị mòn... mấy cái móng chân, còn thì vẫn là tảng đá đứng đó kiên gan sừng sững.
    Cổ tích có bao giờ thành hiện thực?
    Hoặc là...
    Ta còn có khả năng / cơ hội nào để thử làm theo cổ tích được hay không?
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Angie kể kô phải là 1 truyện cổ tích. Nó chính là bi kịch của nhân loại, kô phải chỉ là bi kịch của chuyện tình yêu.
    Đã biết là bi kịch nhưng vẫn kô thể nào tránh được, đó mới chính là chân chính bi kịch.
  7. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Chà, KP ơi, . Cám ơn bài reply nhen. Cổ tích gì mà cổ tích. Có chữ nào trong bài nhắc đến cổ tích đâu? Chỉ là hình tượng Ravic đặt ra mà thôi. Hay chính xác hơn là Remarque đặt ra. Cổ tích không bao giờ mang nhiều nội dung đủ bằng tiểu thuyết cả. Cổ tích là điểm dừng, tiểu thuyết thì đi cùng con người qua thời gian.
    Ravic nhìn thấy trước rằng, với tính cách của Jeanne, Jeanne sẽ sớm bỏ mình ra đi, mà không có cách nào giữ cô lại được.
    Jeanne, lúc đầu thì...lý sự rằng mình yêu Ravic lắm. Nhưng cô đi, rồi trở về, rồi lại đi, rồi lại về. Đến khi Ravic không chịu đựng nổi nữa và không chấp nhận cô lần nữa (để ngừng làm chính mình đau khổ). Jeanne cũng khổ sở chẳng kém vì biết rằng nếu Ravic có chấp nhận cô lần nữa, cô rồi lại cũng sẽ ra đi. Mà thực tình tại sao cô lại ra đi, vì cô yêu Ravic mà? Cô sẽ lại ra đi, vì tính cách? Vì thói quen? Vì còn quá trẻ? Vì điều gì đi nữa, thì cô cũng sẽ lại ra đi, cô là sóng mà.
    ''Có những khi tình yêu chẳng vui vẻ gì nhỉ?''
    Có lẽ Ravic khổ nhất là khi nhận thức ra điều đó. Còn sau đó chỉ là sự chấp nhận, chịu đựng và chờ đợi thời gian đem đến cái kết cuộc mà anh đã biết trước.
    Có lẽ Jeanne khổ nhất là khi nhận ra mình là sóng, rằng mình sẽ ra đi nhiều lần, sẽ van xin lúc quay về, sẽ làm Ravic khổ. Cô biết mình sẽ làm tất cả những điều đó, dù mình yêu Ravic.
    Có những khi tình yêu chẳng vui vẻ gì nhỉ?
    Trước hết là phải sống độc lập. Những mối lệ thuộc nho nhỏ kia là sự khởi đầu của tất cả. Ban đầu người ta không mấy để ý đến những cái đó. Nhưng rồi người ta chợt nhận thấy mình bị vướng víu trong một mạng lưới rắc rối của những thói quen?mà tình yêu chỉ là một trong những tên gọi những thói quen đó. Phải đừng quen một cái gì hết.
    http://www.vinabook.com/product/product_detail.php?product_id=15827
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 15/01/2007
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 15/01/2007
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Là con sóng vô tư lang thang chân trời góc bể theo gió theo mưa hay là con sóng vỗ về trong một vũng biển nhỏ thì tất cả cũng chỉ là một con sóng mà thôi. Bản thân sóng có thể tự quyết định cho mình nên ở đâu và nên đi đâu mà không một hòn đá nào giữ được. Khác chăng, ở chỗ sóng có trách nhiệm với quyết định của mình hay không mà thôi. Khó có hòn đá nào nhận quá 2 lần xin lỗi. Gương vỡ làm sao lành, bát nước đổ đi sao có thể hốt đầy lại.
    Sóng có thể là người đàn ông và cũng có thể là người phụ nữ.
    Hòn đá cũng có thể là người phụ nữ và cũng có thể là người đàn ông.
    Trong tình yêu, sự lãng mạn của tình cảm làm tăng hương vị hạnh phúc trong ngắn hạn, tình yêu gìn giữ hạnh phúc trong trung hạn và trách nhiệm gìn giữ mọi thứ trong dài hạn.
    Nói về trách nhiệm trong cuộc sống, trong tình yêu là nói về chữ tín.
    Nói về chữ tín trong cuộc sống, người xưa có câu ca dao:
    Nói lời phải giữ lấy lời
    Đừng như con **** đậu rồi lại bay
    Tình yêu, hôn nhân và gia đình là các mặt của cuộc sống. Đừng bay đừng nhảy để rồi đánh mất hạnh phúc chính mình và làm tổn thương người khác.
    Tuy nhiên, chẳng hiểu sao trong cuộc sống FW đã gặp không ít "**** vàng" như vậy. Những phụ nữ sống rất vô tư theo cảm xúc nhưng ít trách nhiệm (nhưng không hề ngây thơ). Họ đôi khi là những người bạn tốt, rất thú vị, rất vui vẻ, nói chuyện rất hợp gu nhưng đôi khi cũng là một hiểm họa cho những người quen biết vì cái tính cách "lơ lửng con cá vàng" của mình. Và từ kinh nghiệm của mình, FW cảm thấy họ gặp khá nhiều vấn đề về tình cảm, về công việc và về mối quan hệ với những người xung quanh. Nói chung, FW cũng rất thích kết bạn với tất cả, miễn là FW cảm thấy muốn và có thể kết bạn được, bất kể tính cách của họ có giống "**** vàng" hay không. Trong quan hệ, quan trọng nhất là mình tôn trọng người khác và tính cách của họ, đồng thời luôn biết bản thân mình là ai, đang muốn gì, đang cần gì, đang ở trong hoàn cảnh nào, nên ứng xử thế nào thì có bạn để tâm sự và chia sẻ luôn mang lại niềm vui và là một điều hạnh phúc của cuộc sống.
  9. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Wing, nói như Wing thì có nghĩa là...à. hừm...thôi, không nói nữa...
    Angie yêu cả nhân vật Ravic suốt ngày chống lại Tình yêu, vì anh luôn cho rằng Tình yêu mang tính hủy diệt quá lớn, và Angie cũng yêu cả nhân vật Jeanne, vì cô sống hết mình vì Tình yêu-tình yêu với Ravic và tình yêu với những ham muốn của chính mình.
    Ai khổ sở hơn, Ravic hay Jeanne? Jeanne. À, là Ravic. Mà không, là Jeanne. Ờ, chẳng biết nữa.
    Nếu Wing không mang cả tính cách của Jeanne trong tim và suy nghĩ của Ravic trong đầu thì Wing có thể lý luận nhiều lắm.
    Cuộc sống là để sống, hay để nghĩ, hả Angie?
    Nghĩ thì đỡ đau hơn là sống, Angie. Nghĩ thật kỹ đi, nên bỏ thời gian ra để nghĩ, hay để sống. T nói gì? Lúc nào cũng tiếc tuổi mười tám để quên sống tuổi hai mươi là sai lầm trầm trọng. Nhưng mà T, bé à, Angie vẫn hay bỏ thời gian ra để nghĩ, để tiếc, hơn là để sống. Chắc tại tính vậy rồi, khó bỏ được.
    Anyway, cuộc sống, càng sống, càng thấy hay. Mình cảm nhận được vì sao người này hay người kia lại làm vậy, dù lý luận và luận lý thì ai cũng có thừa như nhau.
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    ///Mình cảm nhận được vì sao người này hay người kia lại làm vậy, dù lý luận và luận lý thì ai cũng có thừa như nhau.///
    Rất đồng cảm với Angie. Nếu nói về triết lý sống ai cũng có và đôi khi rất giống nhau nhưng cuộc đời thì không ai sống như nhau. Đó là điểm khác biệt rất lớn vì nếu đúng logic mà nói, những triết gia, những nhà đạo đức sẽ là những người sống hạnh phúc nhất vì họ hiểu những quy luật của cuộc sống và sống chừng mực, điều độ. Thế nhưng cuộc đời không phải thế vì ngay cả một gia đình lao động nghèo khó đôi khi lại đầm ấm hạnh phúc hơn cả những gia đình học cao, hiểu rộng, giàu sang và danh giá...
    Suy nghĩ ai cũng có thể làm được. Sống thì không phải ai cũng sống tốt được. Mặc dù có thể viết lách chút đỉnh nhưng FW không chuộng chuyện viết lách, lý lẽ lắm. Với FW, cuộc sống không bao giờ có thể được lý luận, cân đong đo đếm được. Nhưng lý luận khiến con người tìm ra được con đường để đi và khi con người tin vào lý luận, họ sẽ có hướng phấn đấu để đạt được những mục đích cuộc sống. Rất ủng hộ quan điểm này của Angie: "Nghĩ thật kỹ đi, nên bỏ thời gian ra để nghĩ," Thế nhưng không chỉ có thế: nghĩ kỹ, lên kế hoạch, hành động và kiểm tra, sửa chữa. Đó mới có thể là như thế. Dù vậy, quan trọng của cuộc sống vẫn là sống. Sống với cơm ăn, áo mặc, no đủ, hạnh phúc và tạo điều kiện thực hiện mơ ước thì tốt hơn là để nghĩ. Có thực mới vực được đạo. Vô thực thì bao nhiêu người theo được đạo?
    ///Cuộc sống là để sống, hay để nghĩ...///
    Trả lời bên trên rồi đấy, sống là để sống, nhưng không phải sống để tồn tại mà là sống có mục đích. Muốn sống có mục đích thì phải nghĩ. Do vậy, nghĩ là một công cụ giúp ta sống có mục đích. Mục đích của sống có thể là nghĩ nhưng với phần lớn nhân loại thì không phải là nghĩ mà là nhiều mục đích khác. Vẫn có người sống để nghĩ, họ hoặc tạo ra được những lý thuyết, những suy nghĩ, những lý thuyết vật lý, khoa học, những áng văn, bài thơ, vở kịch, chương trình truyền hình... hết sức độc đáo, hết sức sáng tạo hoặc họ sẽ là những con người phi thực tế, sống trong bức tường của bộ não của mình mà không thể hiểu được thế giới. Và, hoặc họ có cả hai tính chất trên, hoặc họ không thuộc về thế giới những người sống để nghĩ. Thế giới được tái tạo thông qua quá trình tư duy vào trong bộ não con người nhưng thế giới không phải và không bao giờ là bộ não con người. Sống để nghĩ tức là tự trói mình vào những suy nghĩ của chính mình vậy và khó có thể học hỏi được nhiều điều mới lạ của cuộc sống. Nếu từ trước đến nay ta ăn canh chua mà chỉ thích vị chua của canh thì làm sao ta ăn được loại canh chua cay bỏng lưỡi? Chỉ có mở rộng suy nghĩ thì mới có thể biết rằng có những vùng ăn canh chua cay xé. Và chỉ có thực sự nếm loại canh chua cay của miền Trung thì mới biết được người miền Trung nấu canh chua như thế nào.
    ///Nếu Wing không mang cả tính cách của Jeanne trong tim và suy nghĩ của Ravic trong đầu thì Wing có thể lý luận nhiều lắm. ///
    Tiếc là FW chưa đọc chuyện này nên không thể hình dung được cũng như không thể suy nghĩ được ai khổ hơn. Và tiếc hơn nữa là FW muốn đọc nhưng không có truyện này đăng online. Nhưng đọc Angie miêu tả, "Ravic suốt ngày chống lại Tình yêu, vì anh luôn cho rằng Tình yêu mang tính hủy diệt quá lớn" và "Jeanne, vì cô sống hết mình vì Tình yêu-tình yêu với Ravic và tình yêu với những ham muốn của chính mình" thì FW có cảm giác như 2 người này là 2 cực của âm và dương. Thưa với Angie là cuộc sống chúng ta thực tế và phần lớn là ở giữa chứ rất ít người ở cực. Đã gọi là cực, tất sẽ có cái cực hay và sẽ có cái cực dở. Chính vì cực hay và cực dở mà tiểu thuyết mới hấp dẫn. Nếu tiểu thuyết gia nào cũng miêu tả cái cuộc sống 24h thực tế mỗi ngày của con người thực thì liệu quyển tiểu thuyết đó có hấp dẫn người đọc hay không? Điều này Angie biết rõ mà, truyện không bao giờ là thật và thật thì không bao giờ có thể tóm gọn lại và đủ khách quan để được miêu tả trong tiểu thuyết. Nhưng nói chung, FW có thể sai vì chưa đọc qua quyển tiểu thuyết trên của Remarque, một quyển tiểu thuyết nổi tiếng của một nhà văn nổi tiếng với khuynh hướng tố cáo và phê phán xã hội cũng như miêu tả sự hủy hoại của chiến tranh, người làm nên tên tuổi với tiểu thuyết Phía Tây Không Có Gì Lạ về Chiến tranh Thế giới I. Có lẽ khác với Angie, FW tuy có thể tận hưởng một cái hay của một tác phẩm văn chương, điện ảnh nhưng không thể đem tác phẩm vào cuộc sống của mình, hay nói cách khác, sống cùng tác phẩm trong thời gian thực. Remarque có thể tố cáo và phê phán xã hội nhưng FW sẽ không vì thế mà nhìn xã hội dưới con mắt của Remarque.
    ///Wing, nói như Wing thì có nghĩa là...à. hừm...thôi, không nói nữa...///
    Trong bài viết phía trên, FW không ám chỉ bất kỳ cá nhân ai hoặc nhân vật nào trong tiểu thuyết của Angie cả, hy vọng Angie không hiểu lầm. Mình chỉ nói những điều thực thấy thực nghe từ thực tế của những người mà mình đã gặp trong đời. Và nói lên quan điểm về chuyện yêu đương và tình cảm của mình thôi. FW không hề bảo thủ như các bậc cha mẹ chúng ta (nói chung) nhưng cũng không phải là người đủ tiến bộ để tiếp nhận những tình yêu .... không biết dùng khái niệm gì để gọi loại tình yêu mà chỉ có tình cảm và ham muốn mà thiếu đi sự cân nhắc của lý trí. Và, nhắc lại là FW không có ám chỉ ai đâu, (vì FW có biết mọi người mặt mũi ra sao đâu!!), thành ra đừng có ai hiểu lầm mà tội nghiệp mình!!!

Chia sẻ trang này