1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thì vẫn biết cái tính cách của CON NGƯỜI là lưỡng lự. FW biết KP và Angie đều hiểu đúng cái ý nghĩa của tác phẩm Hamlet, như Angie viết, "Cái BI của chuyện này là làm người mà không ngớt phân vân trên mỗi bước đường mình đi" và như KP viết cụ thể hơn với Hamlet, "Trả thù = cách giết kẻ thù thì quá tầm thường, mà phải khiến cho kẻ thù muốn sống kô được muốn chết cũng kô xong, phải sống để chịu tội, chịu mọi đau khổ sỉ nhục". Không phải FW không hiểu mà cái FW muốn phê phán là cả hai ý kiến trên của hai người và của cả tác phẩm lẫn nhân vật Hamlet.
    Nếu ác phải ác cho đến tận cùng. Nếu thiện hoặc không muốn ác thì tốt nhất đừng nên dây vào những cái xấu xa (quá nhiều). Nói thật, ÁC chính là tự đem kẻ thù đến cho mình, là sống không sợ hậu quả tương lai. Do vậy mà nếu ai đó đã chọn mình làm ÁC thì hắn ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc là hắn phải bị ai đó giết chết, hại chết hoặc là hắn ta phải giết chết, hại chết ai đó (hại chết không chỉ có nghĩa là cướp đi một mạng sống mà có thể là kiện tụng, là âm mưu). Vì lẽ đó, nếu hắn ta đủ sức suy nghĩ thì hắn không khi nào muốn để mình bị giết, bị hại cả. Và nếu hắn đã muốn hại, muốn giết ai thì hãy hoàn tất cái công việc ước muốn của hắn BẤT CỨ khi nào, BẤT CỨ nơi đâu, BẤT CỨ cơ hội nào và BẰNG MỌI GIÁ. Bởi lẽ, cơ hội không đến và ở quá lâu cũng như tình thế thì không bao giờ đứng yên. Đã giết thì phải nhổ cỏ tận gốc, phải đuổi cùng giết tận. Và đã ÁC thì phải thực tế, phải tránh xa tình cảm. Đừng làm chuyện ÁC mà để những tình cảm vụn vặt dây vào. Như thế chỉ dẫn đến con đường chính mình bị hại mà thôi.
    Nghe thì ghê quá, nhưng thực tế thì đời sống đôi khi chúng ta vẫn làm chuyện ÁC. Kẻ nào đó sơn vẽ bậy lên tường nhà ta. Ta bắt quả tang kẻ đó, biết tên tuổi, địa chỉ, hình chụp. Đem đến cảnh sát, cảnh sát bảo: Công việc của tôi là bắt hắn, nay hắn vẫn ở đấy chẳng trốn đi đâu, tôi bắt hắn về cũng chẳng thể giam hắn vì tội vẽ bậy. Thành ra tôi không giúp gì được cho anh. Nhưng mà công lý ở đâu khi ta phải bỏ ra 400 nghìn để cạo đi sơn lại bức tường? Đến tòa án, tòa bảo: anh cần luật sư, không có luật sư chúng tôi không thể nhận sự việc. Nhưng tôi khuyên anh, tiền luật sư mỗi giờ là 400 nghìn đấy, nếu anh kiện thì dù anh thắng anh vẫn phải tốn gấp bộn cho cái khoản nó đền bù. Mà cho dù anh kiện thắng thì chưa chắc hắn đã trả anh ngay. Hắn sẽ câu lưa, không trả. Rồi phải thi hành án. Rồi phải lấy cái gì đó, phát mãi. Trừ đi chi phí phát mãi, thi hành án, anh mới có được cái đền bù. Và chuyện này có thể kéo dài 4-5 năm không chừng. Giờ thì ta đứng giữa ngã ba đường: kiện, phí tổn cao, thời gian chờ đợi dài, tâm lý buồn bực, mệt mỏi và không kiện, bỏ tiền ra sơn lại, rồi chuyện sẽ quên đi theo thời gian. Cái không kiện thì gọi là KHÔNG ÁC và cái kiện gọi là ÁC. Vì ta muốn trả thù, ta muốn ai đó phải trả giá cho cái hành động của hắn. Và nếu đã gọi là ÁC, là đi kiện, thì một khi đã chọn, ta cần phải bất chấp tất cả tiền bạc, thời gian, công sức đòi cho bằng được 400 nghìn phí tổn kia. Bất cứ giá nào, bất cứ cơ hội nào. Đó là một ví dụ. Và thực tế hơn, nếu nói đến bất cứ cơ hội nào thì thực tế nhất vẫn là tìm một thằng nào đó đòi nợ theo kiểu xã hội đen chém cho nó một phát nếu cần, nhanh, gọn, rẻ. Lẽ dĩ nhiên làm như vậy sẽ đầy rắc rối và cái giá ta phải trả là rất cao về mặt pháp luật lẫn tâm lý, không nên như thế.
    Và trong cuộc sống con người luôn phải đứng ở ngã ba đường. Hết ngã ba này lại đến ngã ba khác. Người ta gọi đó là cái tính phân vân, như Angie nói.
    Tại sao không lựa chọn, chịu trách nhiệm và kết thúc? Tại sao không thực tế và kết thúc? "Everything that has a beginning has an end" (Matrix). Và đó cũng là cái critic của FW khi viết: Trong cuộc sống, con người ta buộc phải thực tế, nếu không giết kẻ thù thì sẽ bị kẻ thù giết. Và khi Angie criticize lại: "-thứ nhất, cho đến hết trích đoạn đó, Hamlet vẫn chưa xác định rõ tư tưởng của mình" thì FW chợt bật cười, cái Angie nói cũng là cái mình đang muốn chỉ trích. FW muốn chỉ trích cái tính lề mề, phân vân, do dự, nghĩ vẩn vơ mà Shakespeare đã gán cho Hamlet. Có thể lịch sử thời gian ấy con người ta không nghĩ đến sự thực tế, sự hiệu quả mà người ta nghĩ nhiều hơn. Thế nhưng, dưới con mắt của FW, cái dùng dằng hoàn toàn không thực tế, mang lại phí tổn cao. Nhất là khi hắn ta là kẻ không binh, không quyền, kém thế còn đối thủ của hắn lại là vua với binh với lính với tất cả quyền hành.
    Thử làm một chút suy luận khi Hamlet cầm kiếm đứng ở cửa phòng nguyện:
    Sứ mệnh: Trả thù cho cha, đem công lý ra ánh sáng.
    Kết quả: Ông chú buộc phải chết.
    Khả năng: Giết hắn, người khác không thể biết sự thật được. (48% khả năng)
    _________Không giết hắn, khi hắn bình tĩnh lại, hắn sẽ giết ta. (51% khả năng)
    Suy luận tiếp khả năng: Giết hắn, ta làm vua, ta khôi phục lại danh phận cho cha, khi đó chính ta sẽ nắm quyền điều tra cái chết của hắn và vĩnh viễn sẽ không có ai biết được kẻ giết hắn là ai.
    ___________________Không giết hắn, ta chết, không ai thực hiện tiếp sứ mệnh.
    Khả năng khác: Hắn không giết được ta, ta nắm được quyền lực, ta buộc hắn ra trước dân chúng nhận tội lỗi, bắt hắn sống đau khổ (ideal) (!!! lựa chọn của Shakespeare, Angie, KP đấy !!!) (1% khả năng)
    Đánh giá khả năng khác: cơ hội thực hiện cực thấp.
    Lựa chọn một cách logic: Phải giết hắn ngay (lựa chọn của FW).

    Đấy là một suy luận xin thưa là rất con người. Vì lẽ con người nào chẳng muốn sống chẳng không muốn chết. Vì vậy, cái lựa chọn phi logic của Shakespeare mang lại cho nhân loại một vở bi kịch bất hủ, còn cái lựa chọn của FW sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho nhân vật.
    Cái lựa chọn của Shakespeare hay cái phân vân của Hamlet rất là con người, rất vượt trước thời đại như Angie nói: "-thứ hai, tính vượt thời gian của trích đoạn đó là ở chỗ nó thể hiện sự phân vân của Con người, của cái gọi là tình thế của Con người. (Có Người nào sống mà không hoang mang?)". Thế nhưng dưới góc nhìn của cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người chú trọng đến hiệu quả và năng suất một khi các nguồn lực tự nhiên, kỹ thuật lẫn con người đều có hạn, thì cái lựa chọn vượt thời gian ngày xưa đấy cần được xem xét lại.
    Còn để mà trả thù như KP: "Trả thù = cách giết kẻ thù thì quá tầm thường, mà phải khiến cho kẻ thù muốn sống kô được muốn chết cũng kô xong, phải sống để chịu tội, chịu mọi đau khổ sỉ nhục." thì theo góc nhìn của FW là thiếu thực tế. Đồng ý là cái mức độ trả thù như thế cao thật, kẻ bị đau sẽ còn đau hơn chết nhưng cái giá hay nói cách khác cái khả năng để thực hiện được điều đó quá cao. Nó chỉ ở trong tiểu thuyết khi mà mọi điều kiện thực hiện là hoàn hảo. Còn trong cuộc sống thực, để thực hiện được điều KP muốn, thì nó đòi hỏi một cái expense cực lớn, một plan cực phức tạp, một cái đầu cực kỳ khôn ngoan và tinh xảo mà trong điều kiện của Hamlet bị lép vế về quyền, thế, một cái thể xác và tâm lý bạc nhược như vậy thì khó có thể tin là hắn ta làm được.
    Nói tóm lại, cổ ngữ có câu: Khôn chết, dại chết, biết sống. Phải biết người, biết ta, biết thời thế. Dại như Hamlet thì chết là phải.

    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 31/01/2007
  2. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Dear Wing,
    Công nhận đọc bài vừa rồi rõ ý ghê. Mấy lần trước Angie scan mải miết luôn mà nhiều lần phải bỏ dở đó chứ!
    Thứ nhất, đính chính 1 điều nhỏ xíu xiu, Angie nói ''tính vượt thời gian'' chứ không phải là ''vượt trước thời đại'' nhen. Nhưng mà chuyện đó nhỏ xíu, chẳng ảnh hưởng gì mấy đến mấy cái lý luận của 3 người.
    Thứ hai, dear Wing, chẳng dễ gì mà quyết định đâu. Wing ở ngoài nhìn vào thì thấy rõ, chứ người trong cuộc thì có thấy gì đâu, dù hết pros rồi đến cons?
    Ví dụ tí xíu nhé: 1 cô bạn của Angie định đổi job từ lâu (vi đi làm lâu quá rồi), rồi có job offer mới. Cô này hỏi Angie là liệu Angie có nhận xét gì không vì cả 2 job đang ngang ngửa nhau. Angie nghe chuyện một hồi, hỏi chuyện một hồi, nói một hồi thì tự nhiên nhận ra 1 điều và cười nói, Ê, tao thấy là mày đã quyết định bỏ cái job kia rất rõ ràng rồi, chỉ có điều là job mới chưa làm mày thấy it feels just right thôi. Cho nên, vấn đề cân nhắc giữa 2 job là giả vấn đề, vấn đề đúng là liệu có nên nhận job mới hay không. Khi hai đứa cùng nhìn ra vấn đề là gì thì mọi sự có thể dễ dàng hơn rất nhiều: không phải là chọn A hay B mà là có nên chọn A hay không.
    Hamlet ở trong tình huống đó nên khó nghĩ là dễ hiểu mà.
    Tại vì Angie nhiều lần ở trong những tình huống mình loay hoay mãi, nên thấy thông cảm cho Hamlet nhà ta ấy mà.
    Phân tích kiểu toán học kiểu Đức của Wing thì chắc chẳng áp dụng cho Angie nổi. Hay nói chính xác là đã áp dụng nhiều lần nhưng không có tác dụng.
    Tức cảnh (Hamlet) sinh tình nên Angie viết tí ấy mà, .
    Thứ ba, còn vụ Shakespeare không để cho Hamlet dứt khoát trong cảnh đó, thì, như Angie đã nói, chắc vì Shakespeare muốn nhấn đến cái lưỡng lự của con người. Chắc thế.
    Thứ tư, chúc Wing lúc nào cũng may mắn có thể đưa ra những quyết định thật dứt khoát trong cuộc sống.
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0

    Wing à, Wing đang nhầm lẫn giữa MỤC ĐÍCH và PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐỘNG rồi đấy, hoặc là Wing đang đánh đồng 2 cái trên làm 1. Xin thưa chúng hoàn toàn khác nhau.
    Làm đại sự phải bất chấp tiểu tiết, câu đấy hoàn toàn chính xác. Kẻ làm đại sự kô thể có lòng nhân của đàn bà, cũng chính xác luôn.
    Nhưng trước hết phải xem kĩ mục đích là gì đã.
    + Với Wing, MỤC ĐÍCH trả thù là GIẾT kẻ gây ra tội lỗi = bất cứ giá nào. Vì vậy Wing ủng hộ việc cho lão vua 1 nhát kiếm. Dĩ nhiên nếu mục đích chỉ là thế thì đơn giản lắm. Lúc đó thì kp tin Shakespeare sẽ có thể chế ra hàng tá cơ hội để Hamlet dễ dàng hạ thủ.
    + Nhưng MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG của việc trả thù kô phải chỉ là giết mà là như kp nói, làm cho kẻ thù muốn sống kô được muốn chết cũng chẳng xong. Vì thế PHƯƠNG THỨC TRẢ THÙ phải khác với Wing rồi.
    E hèm, khoan bàn đến chuyện MỤC ĐÍCH nào khả thi hơn, nhưng rõ ràng 2 mục đích hoàn toàn khác nhau, cho nên cách thực hiện cũng phải khác nhau.
    Vì thế kp mới đưa ra thêm VD về Bao Thanh Thiên và Triển Chiêu. Rõ ràng nếu chỉ cần hành hiệp trượng nghĩa thì con đường Triển Chiêu đi dễ dàng hơn nhiều. Ngược lại con đường của Bao Thanh Thiên cực kỳ chông gai, bởi vì vừa phải hành thiện lại vừa phải phát dương thiện tâm, công lý. Đấy quả là 1 ĐẠI SỰ, cần phải có những con người PHI THƯỜNG đi làm. THIỆN hay ÁC gì cũng thế cả.
    Hamlet có là người phi thường hay kô, kp kô bàn tới. Nhưng chỉ cần Hamlet có suy nghĩ như thế thì kp đã khen hắn rất biết cách TRẢ THÙ. Chứ còn nói như Wing thì thôi chả cần phải bàn nữa. Cách của Wing làm là cách của 1 SÁT THỦ, mà thế thì việc gì cần phải đích thân mình làm sát thủ? Ngoài ra, Wing lưu ý thêm về vấn đề tôn giáo trong con người Hamlet. Việc linh hồn được rửa sạch tội lỗi trước khi chết rất quan trọng với người phương Tây theo Thiên Chúa giáo. Cho nên nếu kô lưỡng lự như Wing thì mới gọi là phi logic. Dĩ nhiên người vô thần thì chẳng cần quan tâm làm gì cho mệt.
    ------------------
    Cái VD về vụ bôi bẩn tường của Wing buồn cười quá. Kp kô hiểu Wing đang nói đến nơi nào trên thế giới này. Chứ ở Sing thì chuyện đơn giản hơn nhiều nhỉ. VD của Wing kô thuyết phục bởi vì nó kô phải là universal truth. (kể cả ở Đức chắc kô có chuyện vô lí như thế chứ nhỉ)
    Ở trên là bàn tới MỤC ĐÍCH, giờ nói thêm về TÍNH KHẢ THI của mục đích. Mấy cái khả năng Wing nêu ra kp kô phân tích tới, vì tác phẩm thì kô nói tới chữ NẾU. Kô thì nhà Thục đã có thể thống nhất Trung Nguyên NẾU Gia Cát nghe lời Ngụy Diên. À, nói tới đây thì thấy chữ PHÍ TỔN của Wing. Nếu THẬT SỰ muốn TRẢ THÙ thì Wing sẽ kô nghĩ đến 3 cái đấy đâu. Sự khác biệt ở đây là Wing và kp kô gặp nhau chung ở quan điểm TRẢ THÙ. Wing bảo chuyện kp nói thiếu thực tế, thì kp cũng phải nói rằng chuyện có thể dễ dàng cầm kiếm đứng quyết định có nên đâm xuống hay kô THỜI ĐẠI NÀY cũng rất thiếu thực tế. Còn Hamlet ư, nếu Shakespeare muốn TRẢ THÙ theo kiểu kp nói thì ông ta cũng sẽ nặn ra được tình huống hợp lí cho mà xem.
    Nói cho cùng, nếu Hamlet kô đổi kiếm thì làm gì bị chết. Hà, Wing đọc Tuyết Sơn Phi Hồ, thấy cái chết của Hồ Nhất Đao giống Hamlet kô? Đấy là vì tác giả MUỐN thế. Chứ còn nếu đem chuyện THỰC TẾ mà nói, thì chả thằng nào điên mà đi đổi vũ khí cho kẻ khác cả. Cổ Long mà đọc phải thì sẽ cười khẩy bảo Hamlet chết là đáng, vì thằng ngu này mang kiếm mà kô hiểu gì về kiếm. Dĩ nhiên cái ngu Cổ Long nhắc tới kô giống với cái ngu của Wing nói đâu.
    Tóm lại chúng ta đang nói tới tiểu thuyết thì mấy cái lập luận khả năng của Wing phải để dành cho dịp khác.
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Hoặc là Angie quá trần tục quá nên không hiểu được những kiểu yêu như thế là những kiểu yêu gì.
    Hoặc là Miao là người ngoài nên không được biết những lời hai người kia hứa hẹn với nhau.
    Hoặc là hai người kia tránh né việc hứa hẹn vì đang tìm cách giũ bỏ các mối quan hệ 7 năm chán ngắt kia.
    Hoặc là hai người kia đang có các nguyện vọng 2, 3, 4 nên tội gì mà mở miệng hứa hẹn gì với nhau.
    Hoặc là hai người kia dù chẳng có nguyện vọng 2, 3, 4 cũng mong là sẽ có nên cố tìm cách giữ cho mình cái status officially available để dễ bề...kiếm ăn chăng?
    Hoặc là nếu những điều trên kia sai hết thì hai người này vẫn có thể lấy nhau sau 2 năm nữa, kết thúc mối tình 9 năm, khi không tìm được ai thích hợp hơn mà chịu bỏ thời gian ra cho mình.
    Hoặc là, có thể là hai người kia còn đang rảnh rang, chưa chịu áp lực của thời gian nên cứ tà tà tìm hiểu nhau được đến đâu thì đến chăng?
    Anyway, thật tình là không bao giờ nên lấy người đầu tiên mình ''yêu'' vì mình không có cơ hội biết được nhiều người nên hay nhầm lẫn tưởng rằng đó là tình yêu. Kiến thức thì lấy trong sách vở được, chứ kinh nghiệm thì chỉ có thể có từ chính trải nghiệm của mình mà thôi.
    Dĩ nhiên quan niệm ''Tây phương'' này khác với quan niệm ''Đông phương'' kiểu: Yêu người đầu tiên và lấy người ấy, thế là hoàn hảo!
    Nếu ai có đầu óc duy lý một chút thì hợp với kiểu ''Tây phương'', còn đầu óc ''duy tâm'' hay ''duy mỹ'' hay ''duy niềm tin'' gì đấy thì theo cách ''Đông phương.'' Cách thứ nhất thì phải biết suy nghĩ và cân nhắc. Cách thứ hai thì phải biết vẽ và cân nhắc. Cách thứ nhất thì xem xét đến khả năng ly dị trước cả khi kết hôn. Cách thứ hai thì thậm chí không thèm xem xét đến khả năng đó ngay khi cuộc hôn nhân đã tan vỡ về mặt thực chất. Cả hai cách đều có thể vẫn ly dị về mặt luật pháp cả thôi.
    Nói lan man, từ LHP couples đến hôn nhân rồi lại đến ly dị, lạc đề rồi, nhỉ?
    Chúc cuối tuần vui!
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 18:13 ngày 02/02/2007
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    FW cho rằng khả năng highlight này là cao nhất. Bởi lẽ, tình yêu mỗi người một khác. Chẳng ai yêu như ai đâu. Vả lại tình yêu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, làm sao có chuyện hiểu được hai người đang yêu nhau kiểu nào nếu không tận tai, tận mắt chứng kiến.
    Hơn nữa, những người yêu nhau thật lòng, chỉ mong muốn điều tốt nhất cho người yêu, cho cả hai, thường có những ý chí và mục tiêu chung rất cụ thể để hoàn thành ước nguyện về một hạnh phúc lứa đôi. Đó là những người có trái tim ấm áp và cái đầu lạnh. Họ thuộc tuýp người yêu vừa là người bạn, người đồng chí hướng và người yêu. Tuýp người này không nhiều.
    Còn tuýp người yêu chỉ để thỏa mãn nhu cầu tình cảm thì có nhiều lắm.
    Con người có thể tính toán xem ngày mai mình nên mua cá hay thịt cho bữa trưa nhưng người nào tính xem có nên ký hợp đồng hôn nhân dọn đường cho ly dị sau này hay không, thì không thể nào tìm được cái hạnh phúc của một tổ ấm. Cái mà họ nhận được sau hôn nhân chỉ là sự thỏa mãn cho những đòi hỏi cá nhân và hạnh phúc họ nhận được cũng chỉ là hạnh phúc ích kỷ của bản thân. Vì sao? Vì họ không tin người kia, không muốn người kia chạm đến những vật chất của mình, không muốn chia sẻ. Và cái họ nhận được cũng chính là những cái họ không muốn. Bền hay không những cuộc hôn nhân như thế? Những cái hợp đồng hôn nhân, những tính toán đến ly dị trước hôn nhân như thế tồn tại được bao lâu? FW ước chừng trung bình tồn tại không quá 5 năm.
    Ý tưởng và lý thuyết thì bao giờ cũng hay cả, chỉ có điều tình cảm và con người thì không bao giờ logic. Xử sự logic chăng chỉ là khi con người thực hiện một mục đích xác định, không để tình cảm dây vào. Còn thì một khi đã có nhân tố tình cảm, nó sẽ chi phối tất cả logic, nguyên tắc và sự logic nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
    Tại sao lại không nên cưới người yêu đầu tiên? Tại sao lại cần biết nhiều người? Theo FW đó là quan điểm sai lầm. Yêu nhiều người chỉ dẫn đến những rắc rối tình cảm, chỉ mang lại sự khó chịu. Chỉ cần nghe và chọn theo trái tim mà thôi. Tình cảm có lý lẽ và logic riêng. Tình yêu đến không bao giờ báo trước cả. Duy tâm hay duy lý đều không có nghĩa lý gì trong tình yêu. Biết bao nhiêu đôi trai gái cưới vì mai mối của bố mẹ và họ vẫn sống với nhau bình thường mà chưa một lần nếm trải cái mặn nồng, bay bổng của tình yêu. Duy Tâm, Duy Lý chỉ giúp tình yêu phù hợp với cái thực tế cuộc sống chứ không làm cho người ta yêu. Yêu hay không là do những rung động tình cảm. Vì lẽ đó, yêu người nào thì không hề dính dáng đến chuyện người đó là người đầu tiên hay cuối cùng.

    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 06:47 ngày 03/02/2007
  6. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thích (chứ chưa đạt đến mức "tâm đắc" khúc này nên vote cho bài viết của FW:
    Quá đúng!
    Khi yêu, mọi cái logic bỗng trở thành phi logic, còn những thứ phi logic thì trở thành hiện thực.
    Khi yêu, người ta làm những việc mà trước khi yêu ko bao giờ tưởng tượng ra được là mình có thể làm như thế. Thậm chí là những việc mà ko bao giờ nghĩ đến, cũng làm tuốt. Một kinh nghiệm rút ra: Đừng cười chê mà cũng đừng phán xét, đừng buông ra những lời nhận định, đừng đánh giá ai vì những hành động của họ, một khi bản thân mình chưa trải qua.
    Yêu xong, nhìn những cặp đang yêu nhau bằng con mắt thông cảm hơn, đồng cảm hơn.
    Hoàn toàn đồng ý. FW nói hay quá, hoan hô!
    Càng tham gia box này lâu càng nhận thấy 1 điều: khả năng dùng ngôn ngữ để diễn tả những cảm nghĩ của mình còn tệ quá!
    Hay nói một cách khác, mình còn kém cõi trong việc đào sâu các suy nghĩ, nói năng hợp lý và logic, nêu ra những dẫn chứng cụ thể hoặc những phản biện logic.
    Nói chung là: cần phải rèn luyện thêm!
  7. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Dear Wing,
    Thứ nhất, Angie đợi Wing chỉnh lại format bài rồi Angie scan lại sau nhé.
    Thứ hai, chỉ là ý đầu tiên Wing nhắc thôi, đoạn bôi vàng vàng đó.
    Angie dùng phép uyển ngữ chút ấy mà, , chứ thật lòng mà nói thì chẳng nhẹ nhàng vậy được đâu.
    Wing dear, Wing đang đứng ở góc độ người đàn ông đòi hỏi người phụ nữ của mình phải thông cảm cho mình và tự giác hiểu là mối quan hệ đang ở giai đoạn nào và tự nhận thức là tương lại đang có những possibilities nào.
    Giờ Wing đặt mình vào vị trí của bạn gái của Wing đi. Cô bé chắc chẳng đòi hỏi lời hứa hẹn Wing phải cưới trong 2-3 năm nữa. Cũng không phải là lời bảo đảm là Wing sẽ mua nổi 1 căn nhà có hồ bơi cho cô. Không, cô không đòi hỏi những lời hứa hẹn và bảo đảm mang tính ''vật chất'' ấy (có cả tinh thần trong ấy nữa, chứ chả riêng gì là vật chất đâu.)
    Điều cô bé cần Wing hứa hẹn và bảo đảm, chắc để Wing tự nghĩ ra và nói ra với cô bé. Angie xin rút đây.
    Nghĩ một chút cho người con gái của mình, Wing nhé!

    Làm ngược với tôn chỉ của chính mình. Rất tiếc! Nuốt xuống, Angie à. Flexible lên một tí! Đời mà...Nuốt xuống...
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 05:12 ngày 03/02/2007
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Angie đã lo xa cho FW nhưng vấn đề đó đã được FW giải quyết chỉ khoảng 1,5 năm sau ngày FW quyết định yêu. Thực tế, một cái plan cụ thể những gì cần làm cho FW và bạn đã được vạch ra cụ thể cho 5 năm nữa. Nó là một kế hoạch do cả hai cùng thực hiện, đúng nguyên tắc dân chủ. Và cái plan ấy không phải là một lời hứa hẹn mà là một Trách Nhiệm, được Lý Trí giúp đỡ hoàn thiện dựa trên căn bản Tình Cảm.
    Như FW luôn tin tưởng, Tình Yêu = Tình Cảm + Lý Trí + Trách Nhiệm, tất cả đều phải đi chung với nhau mà Tình Cảm luôn là kẻ quan trọng nhất. Hắn quan trọng nhất nhưng hắn phải chia sẻ quyền lực của mình với Lý Trí vì Lý Trí quyết định sự tồn tại của Tình Cảm trong thực tế. Và Trách Nhiệm là trợ lực cho cả hai đi đúng hướng. Chính Tình Cảm và Trách Nhiệm đã khiến Lý Trí của FW thay đổi những kế hoạch cá nhân. Và thay đổi rất nhiều so với định hướng ban đầu.
    Nói thêm về cái topic Hợp đồng hôn nhân.
    Và điều gì sẽ xảy ra nếu một Tình Yêu mà Lý Trí quá lớn? Nó sẽ tiêu diệt tình cảm hoặc khiến tình cảm trở nên lệch, tức là một bên chấp nhận thiệt thòi. Đó là điều sẽ xảy ra nếu FW không chấp nhận cái kế hoạch tình cảm.
    Và cũng là điều xảy ra với phần lớn những hợp đồng hôn nhân. Nếu Angie còn nhớ chuyện Nếu Còn Có Ngày Mai của Sidney Sheldon, Angie tất còn nhớ lý do vì sao anh chàng nhân vật chính bỏ cô vợ giàu có (nói đúng hơn là nàng bỏ chàng). Đó là sự thiếu tin tưởng vì cô nàng triệu phú đã gần như không có gì gắn bó về vật chất và mục đích với anh chàng khi cô nàng buộc anh ký hợp đồng hôn nhân. Chính quyết định Lý Trí đã dẫn đến sự thiếu các mối quan hệ phi tình cảm và hệ quả là thiếu Trách Nhiệm. Chỉ thuần Tình Cảm và Lý Trí (lý trí về lợi ích ích kỷ, không phải lý trí về lợi ích chung) mà thiếu Trách Nhiệm. Vì lẽ đó mà một khi Tình Cảm, kẻ mạnh nhất nhưng thất thường nhất, trở nên yếu đi (căn bản trong truyện nó dựa trên Sự Ham Muốn thể xác nhiều hơn là Tình Thương), nó không còn được Trách Nhiệm hỗ trợ và sụp đổ. Từ ví dụ trên mà có thể hiểu được vì sao FW chỉ trích những chuyện lý trí chuẩn bị một đường thoát trước khi bước vào hôn nhân. Những chuẩn bị Lý Trí như vậy là sự lo lắng cho lợi ích ích kỷ của bản thân, nó thể hiện sự không tin tưởng vào người mình sắp cưới, không tin tưởng vào khả năng chung sức xây dựng tương lại và nó là căn bản của một hôn nhân không bền vững. Lieber là trước khi cưới, đừng để những suy nghĩ như vậy dây vào mà hãy để suy nghĩ về những nước hậu cho những chuyện làm ăn.
    Vì lẽ vậy, những ai đang yêu cần xác định rất rõ những ranh giới. Khi yêu, hãy yêu bằng trái tim và nghe lý lẽ của trái tim, cái đầu chỉ dùng để thực hiện những gì trái tim muốn và khi làm việc hãy làm việc bằng cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Đừng để Công Việc và Gia Đình trộn lẫn không phân biệt.
    Cái khó khăn nhất của mọi người đàn ông luôn là đứng trước những chọn lựa giữa Tình Yêu và Sự Nghiệp. Và cái khó của phụ nữ là đứng giữa chọn lựa Tình Yêu và Gia Đình. Đứng trước những vấn đề quan trọng và phức tạp ấy, con người chỉ có thể quyết định mà không có sự giúp đỡ của bất cứ lý thuyết nào. Chỉ là, khi đã quyết định, hãy có Trách Nhiệm với quyết định của mình, không bao giờ hối tiếc.
    Chỉ là chút chia sẻ của FW vậy. Có thể quá nhiều lý thuyết, nhưng về bản chất FW không phải là con người lý thuyết mà là một con người của thực tế. Những cái lý thuyết mà FW vẽ nên chỉ để dùng lý giải một điều duy nhất: Tình Yêu và Hôn Nhân không đơn thuần là một cuộc phiêu lưu tình cảm. Nó là một sự kết dính của nhiều mặt từ quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, công việc, tiền bạc, sự nghiệp tương lai, ước vọng, sở thích, thói quen và nhiều nhiều lắm.... rất nhiều vấn đề rất phức tạp mà người chưa thật sự yêu không thể hiểu nổi.
    Vì lẽ vậy mà những ai thật sự nghiêm túc trong tình yêu sẽ tốn rất nhiều công sức và suy nghĩ, sẽ cân nhắc và rất cẩn thận trong mỗi hành động, mỗi nước cờ sẽ đi để bảo đảm sự tế nhị, sự hài hòa của cả ván cờ cuộc sống. Bởi lẽ, những quyết định của Tình Cảm thường không bình thường và Lý Trí phải căng người ra để hoàn thành những quyết định của nó. Luôn là như vậy, chứ không phải là ngược lại, để Lý Trí dọn sẵn một con đường cho Tình Cảm. Làm ngược lại là tự chuốc lấy sự không bền vững và sự bất hạnh cho không chỉ người khác mà còn cho chính bản thân, cho kẻ chưa chào đời.
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 06:48 ngày 03/02/2007
  9. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Chỉ reply 2 ý của Wing thôi nhé!
    Thứ zero, Angie KHÔNG HỀ lo xa cho Wing, Wing đọc lại kỹ đi. Angie chỉ xem xét đến quyền lợi cho bạn gái của Wing thôi.
    Thứ nhất, xem đoạn vàng vàng í!
    Trời ạ! Mất 5 năm trời mới quyết định yêu con người ta, rồi sau khi quyết định yêu thì mất đến 1,5 năm nữa để đưa ra một cái...plan!
    Phục bạn gái Wing!
    Angie thì Angie không đi lấy chồng mất thì cũng có chồng...lấy mất rồi chứ chẳng chờ lâu đến vậy. Ba bảy hăm mốt ngày...
    Nhân tiện, plan này là do Wing tự thấy mình có trách nhiệm nên đề nghị hay là cô nàng ''ép uổng'' Wing? Nếu là TH2 thì thật đáng buồn là cô bé phải nói ra đến thành lời điều này.
    Thứ hai, nghĩ đến ly hôn không phải là cầu mong nó xảy ra, mà Angie xem đó là một thái độ vô cùng tích cực: Sẵn sàng xây dựng gia đình với một người bằng hết sức của mình, nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận những gì cuộc sống đem lại-những thứ mà một cá nhân có thể chẳng lường trước được, nhưng vẫn chấp nhận cố gắng.
    Angie nghĩ nó tương tự như Tận nhân tâm, tri thiên mệnh vậy. Cố gắng hết sức nhưng cũng đối mặt với thất bại một cách, ừm, chữ không chỉnh lắm, hiểu biết.
    Có thể ví dụ này không chỉnh lắm, nhưng tạm lấy làm ví dụ vậy. Angie ngày xưa học 2 đại học. Trong khi gồng mình lên học ''cho xong'' thì Angie luôn có một ''lối thoát cuối cùng'' là nghỉ 1 trong 2 trường nếu cảm thấy quá đuối sức. Chính vì biết rằng mình luôn có ''lối thoát cuối cùng'' đó mà Angie đã hoàn thành việc giành (giật ) bằng TN của 2 trường, hoàn thành việc nhồi nhét 1 số kiến thức vào đầu mình, hoàn thành 5/8 chương trình của 1 đại học thứ ba, hoàn thành trình độ tiếng Đức và Ý và Pháp từ upper-intermediate đến pre-advanced. Chính cái ''lối thoát cuối cùng'' đó đã giải phóng áp lực tâm lý cho Angie.
    Ví dụ khác: Nhân vật Ravic trong Khải Hoàn Môn là một bác sĩ rất giỏi người Đức. Vì chống Hitler nên phải lưu vong. Ông hành nghề thầy thuốc chui tại Paris để sinh sống. Ravic vốn không tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn của châu Âu nhưng luôn giúp đỡ những ai mà ông có thể, theo đúng lương tâm của một cá nhân và một thầy thuốc. Ngày xảy ra chiến tranh, Pháp tập hợp tất cả những người sống lưu vong không giấy tờ trên đất Pháp lại vào các trại tập trung. Cảnh cuối trong truyện: Ravic ngồi trên xe tải chở mọi người đến trại tập trung. Ông vẫn luôn giữ được chính mình là mình và giúp đỡ được người khác chính là nhờ niềm tin rằng vào lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, khi không chịu đựng nổi nữa, thì ông đã có chút thuốc độc giấu trong mặt dây chuyền cho chính mình.
    Ly dị, ''lối thoái cuối cùng'' hay chút thuốc độc kia lại chính là điều giữ cho một người có cách xử sự thật tích cực. Thậm chí Angie nghĩ là nhiều khi còn tích cực hơn cả người có ảo tưởng là tương lai rất tươi sáng nữa ấy chứ!
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ! Mất 5 năm trời mới quyết định yêu con người ta, rồi sau khi Angie quyết định như vậy còn anh nào yêu Angie không? Angie à, cái con số 5 năm này từ trong Vodka hay trong Whiskey ra vậy? Mới sáng sớm Angie à, Chí nó còn đợi đến trưa mới uống mà!! FW nhớ đâu có bao giờ nói mất 5 năm FW mới quyết định yêu đâu! Chỉ vài tháng thôi.
    Với FW thì vài tháng để lý trí tìm hiểu tính cách, gia thế, vài tháng để trái tim tìm nhịp đập chung đã đủ lắm rồi. Có thể không phải là nhanh lắm nhưng với một người hơn hai mươi mấy năm không yêu ai và không muốn yêu ai, yêu thích sự tự do và chỉ mơ ước những hoài bão trong sự nghiệp sau này, thì vài tháng ấy đã là quá đủ cho FW nói tiếng yêu.

    Hai ví dụ Angie viết rất chính xác. FW hiểu Angie muốn nói gì, nói tóm lại là thế này: Khi con người chỉ có một đường thoát cuối cùng là tự kết liễu mạng sống, ước mơ chính mình hay nói cách khác, đường thoát cuối cùng chính là bức tường ngăn giữa có tất cả hoặc mất tất cả thì con người ta như bị dồn vào chân tường và phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để được tất cả. Cái con đường thoát cuối cùng ấy không hề là đường thoát, nó là bức tường chặn mọi đường thoát buộc con người phải chiến đấu. Còn nhớ binh pháp Trung Quốc có một ý thế này: đừng dồn ai vào đường cùng, nếu họ không còn đường thoát, họ sẽ không còn biết sợ nữa và sẽ chiến đấu đến cùng. Nó cũng sẽ tương tự như trong kinh doanh, khi một người nợ ngập đầu ngập cổ, người đó thường đem số tiền cuối cùng đi đánh bạc hoặc cá đua ngựa với hy vọng tìm được cơ may. Và khi nếu họ thất bại, nhiều người dễ dàng treo cổ hoặc nhảy lầu tự vẫn.
    Ví dụ của Angie rất đúng. Và chỉ đúng đối với những hoàn cảnh mà con người ta buộc phải chiến đấu. Lẽ dĩ nhiên là đôi khi dắt nhau ra tòa người ta thường chiến đấu để giành từng tí chút tài sản. Và ai mà biết được khi ấy, người mà mình yêu thương sẽ như con hổ đói tranh giành từng tí chút cho sự ích kỷ của cá nhân. Lý Trí nơi đây rõ ràng là đúng. Thế nhưng biện lý có nghĩa là gì trong tình cảm? Trong Tình Yêu, Tình Cảm sẽ là kẻ quyết định cái logic nào tồn tại, ngược lại, logic sẽ giết chết tình cảm. Cái Tình Yêu, cái hôn nhân ấy sẽ ra sao khi một người trước ngày cưới đã nghi ngờ và đề phòng người mình cưới? Cuộc hôn nhân đó sẽ ra sao khi người ta đã có một giải pháp cho mọi khó khăn từ lúc ban đầu? Hôn nhân ấy sẽ ra sao khi mà con người ta đã có một thỏa thuận Trách Nhiệm cho sự đổ vỡ trước khi Trách Nhiệm cho sự xây dựng được mang hình hài đầu tiên? Hôn nhân không phải là bãi chiến trường để mà chiến đấu với nhau đến hơi thở cuối cùng. Hôn nhân là giai đoạn tuyệt đẹp của Tình Yêu mà hai người muốn mãi gắn bó bên nhau. Hôn nhân là giai đoạn hai người tiếp tục Yêu Thương, tiếp tục cùng hành động để đạt được mục đích chung. Hôn Nhân là giai đoạn hai người bước vào cuộc đời chung, sống với toàn bộ Niềm Tin lẫn nhau cũng như Niềm Tin vào cuộc sống. Hôn nhân là sự bắt đầu cho những Trách Nhiệm Chung và tiếp nối của những Trách Nhiệm Riêng. Trước hôn nhân người ta cảm thấy hạnh phúc chứ không nghi ngờ, người ta muốn chia sẻ chứ không đòi hỏi, muốn tin tưởng chứ không muốn đề phòng. Đấy mới là hôn nhân của sự hạnh phúc, là hôn nhân của niềm tin yêu và hy vọng. FW đã viết phía trên khi nói về những tính toán trong hôn nhân: "đừng để những suy nghĩ như vậy dây vào mà hãy để suy nghĩ về những nước hậu cho những chuyện làm ăn." và "Đừng để Công Việc và Gia Đình trộn lẫn không phân biệt." Thế đấy, Hôn Nhân không phải là một tình trạng khiến con người phải chiến đấu như ở thương trường, chiến trường đến mức cần một bước đường cùng cho sự vùng lên. Hôn Nhân là kết quả của tình yêu và lý lẽ của tình yêu sẽ quyết định số phận của hôn nhân. Do vậy Hãy để tên robot Lý Trí là kẻ thi hành cho những quyết định nàng Tình Yêu đỏng đảnh và hãy đặt Trách Nhiệm làm vệ sĩ, cũng như quân sư cho nàng, ngăn nàng ra những quyết định khờ dại.
    Nói tóm lại, yêu như thế nào là tùy mỗi người thôi. Với FW, Tình Yêu và Hôn Nhân có một nơi rất trang trọng. Nó là trong trắng và tinh khiết. Nếu nó có thất bại thì đó là thất bại do trái tim quyết định. Lý Trí không thể can dự vào. FW không đặt Tình Yêu chung với cuộc sống lo toan, với những tính toán và những mệt mỏi, chán chường, nghi ngờ, giận dữ. Không biết có nên tiếc thay hay không, nhưng FW cảm thấy tiếc cho những ai có được mà lại từ đánh mất, tiếc cho những ai cứ mãi ngộ nhận, tiếc cho những ai cứ mãi chần chừ và tiếc cho những ai đã đến quá nhanh mà không cẩn thận. Dù sao thì FW cũng có thể mỉm cười nhìn lại mà nói rằng: Tôi hạnh phúc.
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 03/02/2007

Chia sẻ trang này