1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Well, kp thật sự kô biết phải bình luận ntn về mệnh đề Tình Yêu có kèm Lý Trí của FW. Có mấy cái này Wing suy nghĩ thử xem nhé (phần sau kô dành cho Angie)
    Nói thật thì FW muốn đọc tiểu thuyết của Kim Dung lắm nhưng chưa được đọc vì tủ sách nhà FW không có quyển kiếm hiệp nào, chỉ toàn dã sử của Trung Quốc. Và ước muốn duy nhất từ lúc sang Đức đến nay chỉ là có một thời gian không làm gì cả chỉ để in và đọc truyện của KD thôi, nhưng vẫn chưa bao giờ làm được. Tuy nhiên, phim thì FW đã coi qua. Dù không thể nắm được nguyên tác nhưng có lẽ cái hồn của tác phẩm chắc cũng không có nhiều lệch lạc so với nguyên bản, cho nên mạn phép biết gì, FW trả lời nấy.
    + Dư Ngư Đồng biết Lạc Băng là vợ của Văn Thái Lai - người anh em người bằng hữu - vậy tại sao vẫn KHÔNG THỂ dứt tình yêu với nàng? Well, Wing sẽ nói họ Dứ chỉ say mê Lạc Băng nhưng thử hỏi có tình yêu nào kô BẮT ĐẦU bằng sự say mê?
    Các nhân vật này FW không biết. Nhưng nếu tóm tắt là yêu vợ của bạn thì FW đủ để hiểu rồi. Yêu vợ của bạn, trên nguyên tắc là vô trách nhiệm và vô nghĩa nhưng có thật là như vậy hay không? Vì không đọc truyện này nên FW không thể trả lời đích xác nên FW sẽ xét một số trường hợp để biện luận.
    Trường hợp thứ nhất, gia đình của người bạn rất hạnh phúc (chồng rất yêu thương và chìu chuộng vợ cũng như ngược lại). Nhưng người vợ và anh chàng khách kia lại động lòng yêu mến và người vợ dứt lòng mình với chồng. Trong trường hợp này rõ ràng cả hai người đều đáng để phê phán.
    Trường hợp thứ hai, nếu người vợ của bạn không cảm thấy hạnh phúc trong hôn nhân (do không yêu chồng khi cưới, do chồng bỏ bê lạnh nhạt...) thì đó là một cuộc hôn nhân không có tình yêu hoặc tình yêu đã nguội lạnh. Chưa kể nếu khi cưới mà cô này không yêu chồng thì đó là một quyết định hôn nhân sai lầm (sai lầm dựa trên nguyên tắc về Tình Yêu và Hôn Nhân của FW chứ không phải nguyên tắc của phong kiến ngày xưa). Và trong thời xưa thì không có chuyện ly dị. Do đó, số phận của người phụ nữ rất bi thương. Cho nên chuyện ngoại tình là không thể tránh khỏi.
    Lại nói về nhân vật chính. Tại sao anh ta không dứt bỏ được tình yêu với vợ người bạn? Có 2 trường hợp: trường hợp thứ nhất là cô vợ là người bất hạnh trong hôn nhân. Trong trường hợp này, anh chàng thương cảm cho người phụ nữ kia và yêu nàng. Trong trường hợp này khó có thể trách anh ta, vì anh ta đến để giải cứu số phận của một con người. Mặc dù vậy, trên căn bản anh ta vẫn hành động dựa trên những tình cảm ích kỷ của mình.
    Nhưng trong trường hợp thứ hai, khi cô vợ người bạn đang là người hạnh phúc trong hôn nhân mà anh chàng lại tìm cách lôi kéo thì đấy là những rung động tình cảm của cá nhân anh ta và anh ta đã hành xử thiếu lý trí lẫn trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây chính là trách nhiệm với người bạn của mình, với người vợ của bạn và với sự hạnh phúc của gia đình đấy.
    Yêu, hay những rung động tình cảm là của riêng mỗi con người. Quan trọng là anh ta sẽ dùng lý trí và trách nhiệm để cư xử như thế nào. Liệu anh ta có đủ lý trí và trách nhiệm để kiềm chế những cảm xúc và ham muốn ích kỷ của mình hay không, đó mới thể hiện bản lĩnh của anh ta.
    Nói tóm lại, những rung động tình cảm thì không thể gọi là yêu. Yêu là mong muốn hạnh phúc cho người mình yêu chứ không phải là ích kỷ chiếm hữu người mình yêu.
    + Dương Khang là kẻ xấu xa, tại sao Mục Niệm Từ vẫn nhất dạ chung tình? <--- Well, Wing đừng nói đó chỉ là tiểu thuyết.
    Cả phim lẫn truyện Anh Hùng Xạ Điêu FW đều chưa xem qua. Nhưng nội dung tác phẩm FW có thể nắm được thông qua các bài tóm tắt. Dương Khang ác là ác với ai? Không phải là ác với Mục Niệm Từ vì trong đáy lòng của Dương Khang vẫn biết chỉ có Mục Niệm Từ là người duy nhất trên cõi đời có thể yêu hắn. Và Mục Niệm Từ hiểu như vậy. Cô ấy cũng hiểu và cảm thông cho mục đích bá vương của Dương Khang. Mục Niệm Từ hành động theo tình cảm của cô ấy, bảo vệ tình yêu của cô ấy bỏ mặc xã hội thì có gì là sai? Cô ấy có trách nhiệm, có lý trí và hành động vì tình cảm yêu thương, với FW đó là một tình yêu chân chính.
    Nhân đây FW cũng có hai chỉ trích đến những tác phẩm của Kim Dung. Với Kim Dung, những người mưu sự bá vương đều vì mục đích của mình mà bỏ mặc những giá trị nhân nghĩa, trở nên độc ác và luôn có những kết thúc rất bi thảm. Và trong tác phẩm của Kim Dung, ông quá đề cao vai trò của những triết lý Phật giáo vốn mong muốn con người sống thiện, sống có nhân nghĩa. Chỉ trích là, không phải kẻ mưu nghiệp bá vương không có trái tim, không có sự nhân nghĩa. Cái mà Kim Dung mô tả là những kẻ mù quáng trong giấc mơ quyền lực, đã sai lại còn dấn sâu vào sự bất nhân, bất nghĩa chỉ vì cái mù quáng của mình. Nhưng trong thực tế, không phải ai làm chính trị đều đi theo mục đích của mình một cách mù quáng mà không phân biệt phải trái đúng sai. Những nhân vật tham vọng quyền lực của Kim Dung chỉ xoay vòng trong cái luẩn quẩn của sự độc tài mất dân chủ. Đó là đương nhiên thôi, vì xã hội mà KD mô tả là xã hội phong kiến, cái xã hội mà KD sống trong đó là xã hội Trung Quốc. Nhưng với FW, KD đã không thể nào giải quyết được sự hòa hợp giữa những ước vọng quyền lực với một cuộc sống có ích cho con người, cho nhân dân. Ở một khía cạnh nào đó, KD đã để Quách Tĩnh trấn giữ thành giúp nhân dân chống giặc xâm lược (Thần Điêu Đại Hiệp) nhưng ông không để Quách Tĩnh làm quan. Điều đó chứng tỏ ông không thể nào dung hòa được cái chốn quan trường với cái chốn giang hồ vậy. Mà cuộc sống ngày nay thì khác rồi. Với một xã hội dâ n chủ mà mỗi người dân có một lá phiếu cho nhiều đản g chí nh trị thì quyền lực tất sẽ không còn quá mất cân đối nữa. Điều chỉ trích thứ hai là về tư tưởng đạo Phật trong tác phẩm KD. Đạo Phật và những triết lý sống là một tư tưởng tuyệt vời, ít nhất với từng cá nhân. Thế nhưng cái ước mơ về một xã hội chúng sinh thái bình, ai cũng ăn ở hiền đức theo ý FW là một điều xa xỉ cho loài người. Khi bản chất của con người vẫn là mưu cầu lợi ích ích kỷ của bản thân thì những người theo đạo Phật dù nhiều vẫn chỉ là một số rất nhỏ trong dân số. Bởi lẽ, không mấy người sẵn sàng diệt dục cả, nhất là cái dục vọng về của cải, về quyền lực. Đạo Phật đề ra những lý tưởng đẹp nhưng nó cần những chỉnh sửa để phù hợp với cuộc sống các thời đại, nhất là trong các mô hình quản lý xã hội sao cho bảo đảm được sự công bằng và thịnh vượng.
    + Dẫu biết Dương Quá đã có Tiểu Long Nữ nhưng sao hết Quách Phù, Lục Vô Song, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, cho đến sau này Quách Tương vẫn KHÔNG THỂ dứt tình với gã? Đặc biệt là Quách Phù, suốt đời thống hận Dương Quá, đi lấy Gia Luật Tề, có 1 gia đình mà Wing và Miao chắc chắn bảo là hạnh phúc (đầy đủ Tình Cảm, Lý Trí, Trách Nhiệm, Niềm Tin, Hy Vọng), rốt lại đến giây phút sinh tử của đời người mới nhận ra người mình CHÂN CHÍNH YÊU là Dương Quá <--- Well, Kim Dung viết kô phải chỉ để viết cho có Wing nhỉ?
    Tình cảm thì ai cũng có quyền rung động tình cảm cả. Trong những cái tên KP kể, FW nhớ không hết, nhưng nói chung về căn bản là thế này. Tình cảm của các cô gái rung động trước Dương Quá là dễ hiểu thôi, cho dù anh này đã có người yêu. Họ yêu anh ta và họ làm tất cả để bảo vệ tình yêu của mình. Mặc dù trong khía cạnh nào đó có thể thấy họ hành động như vậy có phần vì cái ích kỷ của mình chứ không vì cái hạnh phúc của người mình yêu. Dù sao trong một sự nhún nhường thì điều đó chấp nhận được vì tình yêu vốn bản chất là ích kỷ, vì Dương Quá những khi đó xa người yêu, vì những cô gái đang trong giai đoạn tấn công. Chấp nhận nhưng không thể bỏ qua sự ích kỷ đó vì nó dính dáng một ít đến trách nhiệm, trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Nói tóm lại, các cô gái có quyền yêu, có thể yêu và họ yêu, thế thôi. Và cái tình yêu của họ, relative có thể nói là ít phần trách nhiệm. Có khác chăng, họ đã không biết kiềm chế tình cảm của mình mà thôi (nhận xét trên không đúng với Trình Anh, Lục Vô Song, Công Tôn Lục Ngạc, chỉ đúng với chị em nhà họ Quách thôi - 2 chị em này mang đặc điểm của những cô gái trẻ tuổi (<20) không chỉ yêu mà còn thần tượng, nói như Angie, không phải là yêu người yêu mà là yêu chính cái tình yêu.)
    Quan trọng vẫn là hình ảnh Dương Quá. Anh ta yêu TLN hết tấm lòng, anh có trách nhiệm với quyết định của mình kiên nhẫn chờ 16 năm mới nhảy xuống vực. Và anh hành động với lý trí để khước từ những đón chào khác của tình yêu. Nếu nói đến một tình yêu đích thực thì không ai có thể hiểu rõ hơn KD. Chính cái tình yêu mặn nồng, dai dẳng, bền bỉ và đầy trách nhiệm của Dương Quá đã là một ví dụ khẳng định cho quan điểm của FW.
    + Nhạc Linh San đã có Lâm Bình Chi, dẫu bị gã giết chết vẫn yêu cầu Lệnh Hồ Xung chiếu cố cho họ Lâm, nhưng rốt cuộc Lệnh Hồ Xung có quên được TÌNH YÊU của mình đối với cô tiểu sư muội này kô? Suốt đời Lệnh Hồ Xung phải chăng luôn luôn HY VỌNG được quay trở lại phái Hoa Sơn nên duyên cầm sắt với Nhạc Linh San hay sao? <--- Well, Wing đừng bảo rằng Wing có thể yêu gf hiện giờ của Wing như cái cách mà Lệnh Hồ Xung yêu Nhạc Linh San nhé. Nếu quả là thế thì gud for ur gf.
    Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ FW quên gần sạch, chỉ còn nhớ được hai bộ đầu thôi! Nhưng với thông tin được KP cung cấp và FW phải đọc lại tóm tắt và tra cứu thì FW vẫn có thể hiểu tại sao Nhạc Linh San muốn Lệnh Hồ Xung chiếu cố cho gã. Nhạc Linh San thật sự yêu Lâm Bình Chi. Đã gọi là yêu thì không thể hỏi tại sao yêu được Và bởi vì yêu LBC nên Nhạc Linh San thông cảm tất cả. Hãy đọc lại Hồi 199:
    - Ðại sư ca ơi! Bình đệ... thật tình không muốn giết... tiểu muội đâu... gã sợ gia gia của tiểu muội... mà phải đi nương nhờ Tả Lãnh Thiền hắn mới... đâm... tiểu muội một kiếm mà thôi.
    - Không phải gã... muốn giết tiểu muội đâu... bất quá gã... lỡ tay mà thôi. Ðại sư ca ơi!... Tiểu muội thỉnh cầu đại sư ca, năn nỉ đại sư ca chiếu cố cho gã....
    Vậy đấy. Nhạc Linh San yêu chân thật, yêu hết lòng. Chỉ là người nàng yêu không yêu nàng mà thôi. Với trường hợp của Nhạc Linh San, FW gọi đấy là tình yêu mù quáng. Yêu mà chỉ có Tình Cảm, không có Lý Trí. Và nếu nói đúng theo khái niệm Tình Yêu của FW, thì đó không là Tình Yêu Chân Chính vì nó thiếu đi Lý Trí. Nó là Tình Yêu của sự mù quáng.
    Về phần Lệnh Hồ Xung, có gì cần nói đây? Chàng yêu nàng và bất ngờ sóng gió đã đẩy chàng ra xa nàng. Chẳng ai có lỗi cả. NLS đã lựa chọn và LHX cũng đã tôn trọng lựa chọn của nàng không can thiệp vì chàng mong nàng hạnh phúc(Lý Trí). Và chàng đơn phương chịu đựng cái nỗi thất tình trong men rượu. Trong tình yêu, LHX có tất cả những yếu tố: Tình cảm, Lý trí, Trách Nhiệm. Tình cảm yêu thương chàng có. Trách nhiệm chàng cũng có. Chàng cũng không phải bị NLS đá đít là xoay ngay sang Nhậm Doanh Doanh mà phải mãi đến sau này. Vậy đó là một người yêu thật lòng, yêu chân thật và hy vọng cứu người mình yêu khỏi mối hôn nhân bất hạnh của cô ấy. Thử hỏi những gì LHX thể hiện để yêu và bảo vệ tình yêu có gì là sai? Và chàng đến điều khổ ải nhất trong tâm cang cũng phải hứa để người mình yêu cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc:
    Nghe lời cầu khẩn cực kỳ tha thiết lần tối hậu, Lệnh Hồ Xung cầm lòng không đậu. Bầu máu nóng trong trái tim chàng trào ngực lên. Chàng biết là nếu mình ưng thuận lời yêu cầu của Nhạc Linh San thì từ đây chẵng những phiền lụy vô cùng mà nó còn là một điều cưỡng bách, chàng không muốn làm chút nào.
    Nhưng chàng thấy giọng nói cùng vẻ mặt cực kỳ bi ai thống thiết chàng đành gật đầu đáp:
    - Ðược rồi! Tiểu huynh nhận lời sư muội là xong. Sư muội cứ yên tâm đừng lo lắng điều chi nữa.
    Doanh Doanh đứng bên nghe không thể nhịn được liền xen vào:
    - Xung lang! Sao Xung lang lại hứa chịu điều này?
    Nhạc Linh San nắm chặt tay lấy tay Lệnh Hồ Xung nói:
    - Ðại sư ca!... Ða tạ... đại sư ca... tiểu muội yên tâm rồi...
    Với FW, LHX đã yêu với tất cả trái tim của mình, một tình yêu đích thực. Đấy, Kp thấy đấy nhé, quan điểm về tình yêu đẹp, đích thực của Kim Dung cũng không khác với FW đâu!
    Một điểm nữa có thể KP nhầm lẫn. Hy Vọng là hy vọng về một sự tốt đẹp cho người mình yêu, là mong muốn hạnh phúc đến với người mình yêu và đến với cả hai người đang yêu nhau. Hy vọng không là sự mong muốn cho những lợi ích để thỏa mãn những tình cảm, ham muốn một chiều hay ích kỷ của bản thân.
    + Trong mắt Vương Ngữ Yên chỉ có Mộ Dung Phục, cớ sao Đoàn Dự vẫn giữ mãi mối TÌNH SI? <--- Well, Wing nghĩ mình có thể làm 1 ÁI GIẢ như Đoàn Dự hay kô?
    Cũng may là FW vừa coi bộ Thiên Long Bát Bộ năm ngoái, nếu không thật cũng không biết Vương Ngữ Yên là cô nào (hì hì là Lý Nhược Đồng - Carmen Lee !!!!). Giống như bên trên thôi, ban đầu Vương Ngữ Yên yêu Mộ Dung Phục nhưng Đoàn Dự nhận thấy cô nàng không được Mộ Dung Phục đáp trả thích đáng, không có hạnh phúc. Bản thân chàng có thể mang lại hạnh phúc cho nàng mà. Hơn nữa yêu là chuyện của Đoàn Dự, chàng đã quyết định yêu Vương Ngữ Yên thì phải có trách nhiệm và quyết tâm khiến Vương Ngữ Yên yêu mình. Bởi vì những gì chàng làm không hề phá hoại hạnh phúc gì của nàng Vương Ngữ Yên cả. Chàng có làm Mộ Dung Phục bất hạnh không? Không. Chàng có làm Vương Ngữ Yên đau khổ không? Cũng không. Vậy thì tình yêu của Đoàn Dự có gì là sai? Khi nhìn nhận vấn đề tình cảm thì cũng tương tự phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm, ta phải xét đến tất cả những mặt liên quan như các nhân vật, sự hạnh phúc của các nhân vật, mục đích của từng nhân vật, các ràng buộc và hoàn cảnh. Và nếu tình yêu cá nhân của Đoàn Dự không phá hoại bất cứ mối quan hệ nào, thậm chí còn đem lại hạnh phúc cho người mình yêu - điều quan trọng nhất - thì có thể nói mối tình đó là chính đáng.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    + Kỷ Hiểu Phù bị Dương Tiêu CƯỠNG HIẾP, sinh ra 1 đứa con gái, tiền đồ bao gồm việc chấp chưởng ngôi chưởng môn phái Nga Mi + lấy được 1 đại hiệp danh tiếng lẫy lừng như Ân Lê Đình (LÝ TRÍ, NIỀM TIN, HY VỌNG của Wing đấy) coi như mất hết, nhưng đứa con gái của nàng tên là gì? BẤT HỐI, nàng đến chết vẫn kô HỐI HẬN! <--- Well, Wing à, kp kô biết cái TƯƠNG LAI Wing vạch ra cho gf của Wing so với cái tiền đồ hứa hẹn của Kỷ Hiểu Phù, có đủ để gf của Wing yêu Wing KHÔNG HỐI HẬN hay kô? Hy vọng là có!
    À, bây giờ lại đến Cô Gái Đồ Long - Ỷ Thiên Đồ Long Ký đây. Cũng lại may mắn là FW cũng vừa coi bộ này năm ngoái, do cái tên gì đấy đóng vai Ngũ A Ca ngày xưa đóng Trương Vô Kỵ. Trở lại vấn đề, đây là mối tình kỳ lạ nhất trong tác phẩm của KD. FW search mãi mới được đoạn truyện tả cảnh này:
    Kỷ Hiểu Phù nói:
    - Đệ tử trăm phương nghìn kế trốn tránh y, nhưng không cách nào thoát khỏi tay y, sau cùng bị y bắt được. Oại, đệ tử bất hạnh, gặp phải cái oan nghiệt kiếp trước ...
    Nàng nói tới đây, âm thanh càng lúc càng nhỏ. Diệt Tuyệt sư thái hỏi:
    - Rồi sau ra sao?
    Kỷ Hiểu Phù nói nhỏ:
    - Đệ tử chống cự không nổi, thất thân với y. Y giám thị con cực kỳ nghiêm nhặt, khiến cho con muốn chết cũng không xong. Cứ như thế suốt mấy tháng trường, bỗng có kẻ địch đến tìm y, đệ tử thừa cơ trốn thoát, chẳng bao lâu biết ra là đã có mang, không dám thưa cùng sư phụ, chỉ còn nước lén sinh ra một đứa con.
    Vừa gần đây có một chuyện tương tự: một cô gái bị bắt cóc mười mấy năm ở Thụy Sĩ, bị giam giữ trong một căn nhà và khi được giải thoát, cũng đã có tình cảm với kẻ bắt cóc mình.
    Các nhà khoa học nhắc đến chuyện này với một hội chứng tinh thần mà ở đó người bị bắt cảm thông với kẻ bắt mình. Đúng là tình yêu muôn hình vạn trạng. Nhưng khi Kỷ Hiểu Phù đã yêu người đàn ông kia, cô ấy đã chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Cô ấy đặt tên con là Bất Hối, đủ để chứng tỏ cái Trách Nhiệm của cô ta lớn đến nhường nào. Hơn nữa, cô ta yêu Dương Tiêu bằng cả tấm lòng. Cô không muốn hại Dương Tiêu khi từ chối yêu sách cuối cùng của Diệt Tuyệt Sư Thái. Thử hỏi cô ấy yêu có Lý Trí hay không? Là có. Vì sao? Vì cô ấy đã không đồng ý với những cảnh chém giết vô cớ của sư phụ mình, đủ thấy qua hành động cô ta bảo vệ tha chết cho Bành Hòa Thượng. Cô ấy biết cô ấy yêu một người có tình cảm là Dương Tiêu. Vậy thử hỏi tình yêu của cô Kỷ Hiểu Phù có gì không đúng? Cô yêu với tất cả tình thương, với tất cả lý trí và trách nhiệm. Một tình yêu chân thành như vậy, không thể không khiến người khác động lòng.
    Và nói đến tiền đồ, hãy xem cô Kỷ Hiểu Phù kia có yêu thích cái tiền đồ hay không? Cô có thích tiếp bước sư phụ đi giết chóc hay không? Theo FW nhận xét, Kỷ Hiểu Phù là người không màng đến danh lợi, chém giết. Cô muốn một sự yên bình với người chồng và đứa con.
    Vấn đề lớn nhất trong cuộc sống là ta phải suy nghĩ để quyết định. Sau khi quyết định rồi thì đừng nghĩ đến chuyện đúng hay sai nữa mà hãy có trách nhiệm với những quyết định của mình. Bởi lẽ, đúng hay sai chỉ là những khái niệm rất mong manh. Nhất là không ai có thể nói đúng hay sai cho chuyện tình cảm. Vì lẽ đó mà không phải vô lý khi FW hay nhắc lại cái sự Trách Nhiệm là vậy.

    Tình yêu nó muôn hình vạn trạng lắm Wing à. Nó có thể bắt đầu = mọi phương thức, mọi khả năng, kể cả bị cưỡng hiếp như trường hợp của Kỷ Hiểu Phù. Tình yêu cũng không có bất cứ một công thức nào cả. Nếu kô thì sao lại có chuyện Theo tình tình phớt, Trốn tình tình theo?
    Tình Yêu bắt đầu như thế nào thì không ai thống kê hết được đâu. Và từ đầu chí cuối, FW đâu bắt buộc ai phải yêu như thế nào? FW chỉ muốn chỉ ra rằng Tình Yêu đích thực có những đặc điểm cố định. Tình Yêu thì luôn có những thành tố cấu thành không thay đổi. Đó là Tình Cảm Yêu Thương, là Trách Nhiệm với những quyết định yêu, là Trách nhiệm với tình yêu và người yêu, là Lý Trí để phân biệt sự logic và để khiến Tình Yêu phù hợp với thực tế, là Niềm Tin vào người mình yêu và Niềm Tin vào cuộc sống chung, là Hy Vọng vào một ngày mai hạnh phúc cho đôi lứa, là sự Trung Thực và Chân Thành, là sự Hy Sinh những lợi ích cá nhân để đạt lấy những hạnh phúc chung, là sự hành động và suy nghĩ với mục đích cuối cùng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người mình yêu thương. Không một tình yêu chân chính nào có thể bền vững nếu thiếu những yếu tố trên. Không có đâu.
    Và một hôn nhân bền vững chỉ có thể được xây dựng nên trên căn bản của một tình yêu chân thành như trên.
    Kp biết Wing có đọc và yêu thích Kim Dung nên lấy thẳng luôn những VD từ truyện ra cho Wing thấy. Kim Dung là 1 đại hành gia về tâm lý học chứ chẳng phải đùa. Hy vọng Wing kô chuyển qua chỉ trích Kim Dung chả biết cóc khô gì về tình yêu cả.
    Ồ nãy giờ FW đã chỉ ra rằng Kim Dung cùng phe với FW trong quan điểm về một tình yêu đích thực đấy chứ!
    (Phần tiếp sau Angie có thể đọc được)
    Về những câu kp viết thì Angie đã giải thích rõ ràng rồi, kp thấy cũng kô cần bình luận gì thêm.
    Dẫu sao thì Wing cũng sẽ kiên trì với triết lý của mình mà, cho nên kp xin chúc Wing có một cuộc HÔN NHÂN MỸ MÃN + GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.
    Hy vọng là vậy và FW cũng mong muốn như vậy. Nhưng mà FW chưa có lấy vợ năm nay và cũng chưa năm sau và cũng có thể chưa lấy vợ tiếp năm sau nữa. Hì, dù sao thì chúc sớm cũng tốt mà.

  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bổ sung của KP về vấn đề này! Tuy nhiên anh chàng ở trong Nếu Còn Có Ngày Mai thì ký hợp đồng không vì sĩ diện. Anh ta yêu cô gái triệu phú kia trong hoàn cảnh anh đã chán cuộc sống trôi nổi của một gánh xiếc, mong muốn một mái ấm hạnh phúc với một người vợ và một đứa con. Còn cô gái kia buộc anh ta ký bởi vì cô ấy đã chuẩn bị trước cho mình ngày chia tay, vì cô ấy biết rằng cô ấy với cái thói lăng loàn ắt sẽ bỏ anh chàng một ngay không xa. Theo FW hiểu trong chuyện là thế. Tiếc là anh chàng này yêu trong ảo mộng còn cô nàng thì yêu với xác thịt, không có trách nhiệm chỉ thích thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và ******** mà thôi.
    Về căn bản những gì KP nói hoàn toàn đúng. Nhưng FW cũng muốn KP nghĩ lại rằng nó không chỉ có thế hay nói cách khác, không dừng lại như thế.
    FW đã từng làm việc ở những xưởng thợ tay chân và đồng ý hoàn toàn với những gì KP nói. Nhưng đã có lần FW làm việc qua ở văn phòng, mọi thứ lại khác hẳn. Trong lý thuyết về nhân sự và trong thực tế thống kê, việc kích thích nhân viên làm việc bằng tiền lương hay đe dọa đến sự an toàn chỗ làm mang lại hiệu quả rất thấp. Hiệu quả cao nhất trong kích thích năng suất làm việc cho nhân viên là tạo ra một môi trường làm việc thông thoáng, thoải mái nhưng có trách nhiệm cho người làm việc. Và trong một môi trường làm việc như vậy, người nhân viên sẽ không so đo đồng lương với công việc nữa mà họ sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình đối với công ty. Nói cách khác, lý thuyết nhân sự hiện đại tìm mọi cách hòa nhập những mục đích cá nhân với mục đích của công ty, trong đó công ty và cá nhân buộc phải mỗi bên nhường nhịn một ít. Và những điều FW kể không phải là lý thuyết mà chính tự thân FW trong một số lần làm việc ở văn phòng đã cảm nhận được.
    Vì lẽ vậy, vì sao FW viết cái công ty là chung. Bởi lẽ, kẻ làm chủ cũng đã phải có nhượng bộ cho nhân viên, cho khách hàng khi hắn bỏ tiền bỏ vốn ra mưu cầu lợi nhuận. Mục đích của công ty không hoàn toàn là mục đích của shareholder. Với tư tưởng ngày nay, mục đích của công ty đã chuyển rất nhiều từ mục tiêu lợi nhuận sang mục tiêu phát triển bền vững và chuyển từ mục tiêu của shareholder thành một hỗn hợp các mục tiêu của stakeholder. Kp sẽ hiểu hơn những gì FW đề cập nếu liên hệ với Corporate Governance.
    Và người làm công cũng vậy. Người làm công họ cũng đã phải chịu nhượng bộ và cũng đã đấu tranh thông qua công đoàn để đòi hỏi quyền lợi của mình. Mở ngoặc một chút là công đoàn tại Đức là rất mạnh và luật pháp của Đức bảo vệ người lao động. Chính vì vậy mà công ty không thể đơn thuần công ty để tăng lợi nhuận thì sa thải được và cũng không thể đơn thuần công ty có thể sa thải một nhân viên chỉ vì anh ta làm việc kém hơn người khác (luật lao động Đức). Vì lẽ vậy, mà trong những kế hoạch phát triển và hành động của công ty, nó thể hiện không chỉ nguyện vọng và mục đích của giới chủ mà nó còn thể hiện rất rõ nguyện vọng của giới làm công.
    Và trên bình diện tổng quát, người lao động bỏ sức lao động để muốn công ty phát triển. Công ty có phát triển thì học mới có được cơ hội làm việc lâu dài, cơ hội thăng tiên. Người bỏ tiền đầu tư thì mong muốn công ty phát triển thì họ mới có lợi nhuận. Những công ty giao hàng thì mong muốn công ty phát triển để họ còn có bạn hàng mà bán. Người mua hàng thì cũng muốn công ty phát triển để cung cấp cho họ những sản phẩm đa dạng, chất lượng hơn. Cũng như các chính trị gia cũng muốn công ty phát triển để có được một nền kinh tế tăng trưởng. Chẳng phải trong ngữ cảnh như vậy, công ty không phải là một tập hợp của tiền của, công sức và thời gian của tất cả những người có liên quan hay sao? Và nó vẫn chạy tốt không cần tình cảm.
    Và một cái gia đình rồi cũng sẽ trở thành một cái công ty khi mà mỗi người một mục đích cá nhân mà không có một chút tình yêu nào còn sót lại. Đó là thảm họa, cho những đứa con và cho xã hội.
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với tất cả những gì Angie viết! Và.... nếu đặt trường hợp của FW vào cái 0,1% của Angie, có lẽ lý lẽ cũng sẽ trôi tuột mất vậy! Nhưng mà, vì theo cái chủ nghĩa thống kê, nên FW hy vọng là cái 0,1% kia không có mình. Đơn giản là vì FW không muốn làm ai khổ cả, nhất là người quá yêu thương mình.
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Well, Angie vẽ ra cái bức tranh tương đối cực đoan ấy để Wing dễ nhận sự viện mà thôi, chứ nói thực lòng thì theo những gì Angie biết về tính cách Wing thì Wing gần như chẳng có cơ hội rơi vào cái 0,1% may mắn đó đâu.
    Còn nữa, việc Wing không muốn làm người quá yêu mình khổ (chà, RẤT chứ QUÁ thì xem ra không hay, nhỉ?) cũng không chắc là làm họ hạnh phúc đâu.
    Nếu họ nhận ra là Wing có đầy đủ trách nhiệm và tình yêu thương với họ chỉ vì Wing may mắn không rơi vào số 0,1% may mắn kia chứ không phải vì họ là Tình yêu đích thực của họ thì liệu họ có 100% hạnh phúc không?
    Liệu Wing đã đọc hay xem The Age Of Innocence chưa nhỉ? Cô vợ May của nhân vật chính, bằng một vài tiểu xảo đã nhắc cho chồng nhớ đến trách nhiệm của mình và ở lại với mình cùng các con thay vì đến với người tình. Đó sẽ không phải chỉ là hành động phản bội lại vợ mà là một sự vượt qua sự đàm tiếu của xã hội lúc bấy giờ.
    25 năm sau, khi con trai cả của Newland tình cờ cho cha biết rằng mẹ đã biết rõ lòng cha thế nào (mãi yêu người tình ra sao, có trách nhiệm ra sao với gia đình), Newland chỉ lặng lẽ suy nghĩ là làm sao mà vợ mình lại có thể khéo léo đến vậy cũng như có sức chịu đựng đến vậy.
    Con trai cả của Newland sắp xếp cho cha gặp lại người tình cũ. Nhưng, đoạn này Angie không hiểu lắm Newland nghĩ gì, ông suy nghĩ và không gặp lại người tình cũ.
    Newland hoàn thành đầy đủ trách nhiệm với gia đình và không thể nói là không yêu vợ. Nhưng mà, ờ, Newland sống với tình yêu với người tình nhiều hơn là sống với vợ con 25 năm đó mà.
    May, phải, cô May khôn ngoan ấy quyết định rằng chồng cô có quyền sống với mối tình trong tâm tưởng ấy, nhưng phải có trách nhiệm ở bên cạnh gia đình.
    Không thể nói May bất hạnh. Nhưng liệu ta có thể nói May hạnh phúc?
    Định nghĩa về Tình yêu, về Hôn nhân và về Hạnh phúc là khác nhau với mỗi người.
    Và Định nghĩa của mỗi người thì cũng có khác với Cảm nhận thật sự của họ.

    Chúc vui.
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 06/02/2007
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Vừa tìm được bài này trên Tuổi Trẻ Cười. Đọc xong thật không cười được. Lại suy nghĩ.....
    ---------------------------------

    Con heo đẹt
    TTC - Tên nó là Đẹt - Út Đẹt - mẹ sinh ra nó ở trại chăn nuôi lợn giống ở tỉnh, có lý lịch ghi vào sổ rõ ràng. Út Đẹt lớn nhanh như thổi, dài đòn, nở mông bóng lưởng hai quả cà - Tiêu chuẩn tuyển chọn họ nhà ?oHợi? chỉ có hai danh hiệu là Nái và Đực giống - tên gọi Út Đẹt xưa rồi - Trại chăn nuôi gọi nó bằng cái tên bình dân đầy ý nghĩa ?onghề nghiệp? là ?oHeo Nọc?.
    Sau 3 năm tự nguyện phục vụ hết mình cho việc truyền giống, giờ đây nó đã là bố, là ông của bao nhiêu heo con trong vùng, nào ai đếm xuể được. Bằng phương pháp khoa học, người ta nuôi tinh của nó trong dung dịch sữa tươi ướp lạnh đem phân bố ra cả vùng. Thời hiện đại, thay đổi thói quen sinh sản tự nhiên của loài heo, heo con không biết mặt bố, heo mẹ không biết mặt người tình. Sau 3 năm, nó có thể đã có cháu gọi bằng ông mấy thế hệ rồi.
    Ông Nọc chỉ biết chồm lên đồng loại khác giới bằng gỗ mít, đẽo gọt nôm na kích cỡ, có ống dẫn lưu như thật bằng ống cao su. Thời gian ấy, Út Đẹt cao to đỏm dáng lắm, rất oai phong lẫm liệt, hoang dã một chút nhưng ai cũng phải nhìn - Hai cái nanh cong mọc ra ngoài mõm, lượt lông từ gáy ra đến lưng sừng hóa tua tủa lên như bàn chải - Cả làng biết mặt nó vì định kỳ nó được đi dạo quanh đường làng để tăng cường hưng phấn.
    Nhưng qui luật thời gian đâu có miễn trừ với bất cứ ai. Nó cứ tưởng mình vẫn còn trẻ khi người ta báo tin nó đã quá tuổi ra sân, phân công nhiệm sở mới là lò mổ thịt. Thịt heo nọc dai nhách lại hôi, ai mua? Nếu không đình chỉ ham muốn để vỗ béo. Nhưng công đoạn này tốn kém nhiêu khê, tốn thời gian, lại phải chuyển giao chuồng trại lại cho chàng trư kế nhiệm.
    Trại chăn nuôi bèn gọi bán rẻ, còn hứa sẽ dùng thuốc mê để hoạn không biết đau. Hộ chăn nuôi trong làng có ông Năm Đần là lão nông tri điền. Ông nhẩm tính: Trại chăn nuôi kêu giá rẻ bằng nửa giá heo hơi, nếu hoạn xong vỗ béo không bao lâu, thịt thà của nó bị cạn kiệt teo tóp bấy lâu nay - vì cái tật của giống đực từ thời hoang dã - sẽ được hồi phục, nó sẽ mập ú lên, tăng trọng gấp một phần ba nữa lãi là cầm chắc. Ông đem tiền đến thanh toán, dắt Út Đẹt về.
    Láng giềng có ông Sáu Khoái, hay tin lập tức sang chơi. - Con đực này đem thiến, tôi e thất đức đó anh Năm! Cả đời nó tự nguyện phục vụ thụ tinh nhân tạo, heo con lớn nhỏ cả vùng này đều mang huyết thống của nó. Nếu chúc phúc cho con đàn cháu đống, bảo đảm không được như nó. Công lao thành tích của nó như vậy, nỡ nào để nó đến lúc làm nghĩa vụ cuối đời của con cháu Trư Bát Giới mà phải tức tưởi vì tất cả tuổi xuân chỉ biết có người yêu là cái mô hình bằng gỗ giả tạo, chà giấy nhám đánh véc-ni thất đức lắm nghe anh Năm...
    - Vậy tôi biết phải làm sao bây giờ?
    - Dễ thôi! Nhà tôi có con nái tơ tới ngày động hớn rồi, nếu anh đồng ý, tôi dắt sang gả cho nó để nó biết sướng một lần.
    - Được thôi! Miễn phí!
    - Nhưng anh phải xách theo vài chai rượu đế để mời em út lối xóm đến tham quan ?ophục hồi vốn cổ, tình yêu từ thuở sơ khai?.
    - Còn mồi nhậu, để tôi lo!

  7. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp hôm nay Mizu mới dám mon men vào đây đọc từ đầu đến cuối xem các anh chị đang ngồi bàn tròn uống cafe tán những chuyện gì hic hic chẹp chẹp
    Đọc bài anh FW , thấy hay quá , đúng quá, nhòm xuống chị Angie phản pháo thấy cũng hay cũng đúng, anh KP xí xọn vào cũng hay nốt hic hic. Em hết nhìn bên này gật gù lại quay qua bên kia gật gù, hic hic, chóng mặt quá
    Rốt cuộc thì ai cũng giữ nguyên quan điểm của người ấy, vững chắc, ko có gì suy suyển đc Vui ghê
    Nên em thấy chị Angie nói đúng đó người ta thường ko hiểu cái mà người ta ko muốn hiểu chẹp chẹp Nên tranh luận là vô ích, mà sao người ta cứ hay tranh luận thế nhờ Mà ko có tranh luận thì diễn đàn cũng sập tiệm hihi
    Ngưỡng mộ mấy anh chị quá Em đọc thôi mà cũng muốn nhức đầu Mấy anh chị mất bao nhiêu thời gian mà chiêm nghiệm ra được nhiều thứ thế Không thấy suy nghĩ cặn kẽ chi li thế mệt mỏi lắm sao hix hix Ngưỡng mộ thiệt
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đang nghỉ trưa ở sở, bất chợt FW nhớ đến cuộc đối thoại hôm qua giữa mình với một cậu cũng đang du học. Có một đoạn liên quan đến chuyện học xong nên ở lại hay đi về VN.
    Sáng nay ngồi đọc báo mạng, chợt thấy tin lao động Thái Lan bị lừa gạt sang Mỹ để đi làm nhưng thực chất là qua đấy bị bóc lột lao động. Mà để được đi, có người đã cầm cố tất cả vườn tược, ruộng đồng. Chợt nghĩ đến những chuyện tương tự ở VN.
    Vừa đọc xong một tin khác về chuyện đưa lao động VN đi lao động nước ngoài, dưới cái từ mỹ miều: xuất khẩu lao động.
    Lại nhớ đến lời nói của một số người quen, khuyên nếu đã đi được thì hãy đi và định cư nơi đất tốt, không nên quay về.
    Hôm trước có một cô sau hơn 15 năm mới trở về VN lần đầu. Khi trở về, mình hỏi thăm, cô ấy bảo, cuộc sống ở VN khó sống quá. Không thoải mái, dễ sống hơn ở đây. Và khi nghe mình bảo có lắm người ở VN làm giàu và có cuộc sống sung túc, tưởng chừng cô ấy không tin.
    Lại chợt nhớ đến cô giáo dạy tiếng Đức ở KHXHNV ngày xưa. Cô ở đấy sống và học đến trên 10 năm rồi về. Học trò hỏi sao cô không ở lại mà về, cô cười không đáp, cũng có thể chính cô cũng không trả lời được tại sao.
    Vậy đâu là cái lý để đi hay về? Ai nên đi, ai nên về, về khi nào? Một loạt câu hỏi cứ nảy trong suy nghĩ người viết.
    Theo một cuộc thống kê bỏ túi của mình, thì phần lớn nhưng sinh viên mình gặp đều có chung ý tưởng: học xong ráng tìm một công việc ở nước ngoài, sau năm bảy năm làm việc thì mới về.
    Số này lại chia làm hai. Số đông bảo, khi về tớ lại đi làm công, tìm một công ty nước ngoài nào đó mà nộp đơn vào. Với kỹ năng và kinh nghiệm ở nước ngoài của tớ thì chắc cũng không đến nỗi phải làm nhân viên quèn.
    Số còn lại bảo, tớ về nước tớ lập nghiệp ngay. Khi tớ về nước, tớ có ít vốn, tớ có quan hệ với nước ngoài, tớ có kinh nghiệm và công nghệ vậy tớ có thể ra riêng.
    Giữa hai nhóm này thì có một nhóm nhẹ nhàng hơn, bảo rằng, cứ làm dăm năm rồi về làm công thêm dăm năm, sau đó nếu ra được thì ra.
    Nhưng phần lớn đều muốn về.
    Tiếc là thực tế không hẳn như thế.
    Xem lại số sinh viên sang Đức học khoảng vài chục năm trước, phần lớn chọn con đường ở lại.
    Xem lại số sinh viên đã học ở các nước Đông Âu trước khi bức tường Berlin sụp đổ và chạy sang Đức sau đó, rất rất nhiều người chọn con đường chịu đấm ăn xôi, quyết tâm ở lại.
    Bởi vậy mà mới có chuyện tốt nghiệp tiến sĩ đi làm đầu bếp quán ăn. Đó là chuyện không hiếm ở đây.
    Đâu là con đường đúng?
    Xem đi xem lại, số người ở lại lẫn số người trở về không khác nhau lắm về trình độ học thức. Có người học cao, có người không học, có tiến sĩ, có cử nhân, có trung học.
    Xem đi xem lại, số người ở lại lẫn đi về đều không khác nhau lắm về tiền bạc. Có người rất nghèo, có người rất giàu, có người trung trung. Và có người thì về VN làm giàu tốt dù bên đây lận đận và cũng có người thất bại ở VN, chạy sang đây chăm chỉ cũng kiếm được tiền.
    Đâu là con đường đúng?
    Ở nước ngoài cũng có rất nhiều trở ngại, khó khăn. Ở trong nước cũng không kém khó khăn trở ngại. Không hẳn ở trong nước là sống tốt nhưng ra nước ngoài thì chưa hẳn có thể sống tốt hơn.
    Đâu là đâu?
    Câu trả lời nằm ở con người. Mà con người không bao giờ đứng một mình, nó đứng trong hoàn cảnh. Con người trong hoàn cảnh thì có thể nhìn theo hướng suy nghĩ, cảm nhận bản thân, trình độ học thức, trải nghiệm cuộc sống, năng lực, tính cách, gia đình, tôn giáo, văn hóa, dân tộc, giới tính, tuổi tác.... Nhiều yếu tố đến mức không một nhà toán học và một siêu máy tính nào tính được nghiệm đúng là người kia sẽ đi về hay sẽ ở lại.
    Câu trả lời nằm ở con người và thể hiện qua quyết định của con người. Chỉ có con người đó mới có thể cảm nhận và hiểu được mình sẽ lựa chọn điều gì dựa trên năng lực và ý thích của mình.
    Đường đời có đầy ngã rẽ và cuộc đời con người là tập hợp những quyết định xem mình sẽ đi đâu.
    Đó là cuộc sống của mỗi người, không ai giống ai, cho dù cùng mang một bộ gen.
    Chỉ là mình đã quyết định rồi thì hãy đi theo quyết định của mình. Đừng nên nửa đường bỏ cuộc.
    Cuộc sống sẽ là một sự lãng phí lớn nếu ta bỏ cuộc.
    Sống thì phải cố gắng, cố gắng thì sẽ sống.
    Sống phải có ý nghĩa, không ý nghĩa thì phí cả một kiếp làm người.
    Sống trên đời này thật không dễ!
  9. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người ở VN muốn sang nước ngoài sống vì phúc lợi xã hội của họ tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn.
    Em thấy sống ở đâu cũng vậy.
    Làm 1 phép so sánh sẽ thấy nếu ra nước ngoài kiếm được nhiều tiền hơn thì giá cả đời sống cũng đắt đỏ hơn. Chẹp, cũng vậy à.
    Sống ở đâu mình có thể thích nghi được, và sống hạnh phúc. Tiền cũng chưa hẳn là hạnh phúc, ngoài tiền ra cần có gia đình bạn bè.. vân vân. Đúng như anh FW nói, đó là lựa chọn của mỗi người.
    Em rất thích 1 đoạn trong blog của 1 anh chàng sinh viên Canada tên Joe hiện đang học KHXHNV HN, khá nổi với trình độ tiếng Việt gần như người bản xứ: " Một hôm mình ngồi ăn bún chả cá ở một con phố cổ của HN. Mình chợt nghĩ :" Sống ở đây cũng được. Thế là mình ở lại HN..."
    hê hê
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bài trả lời của Mizu làm FW nghĩ đến một số điều thú vị. Có lẽ nhân tiện đây post luôn bài trả lời là hợp lúc nhất.
    Nhiều người VN nhìn thấy hệ thống xã hội ở các nước châu Âu cũng như phương Tây tốt hơn VN nên mong muốn rời VN sang đây. Đó là sự thật.
    Sự thật là hệ thống phúc lợi xã hội ở các nước châu Âu tốt hơn VN rất nhiều. Người không có nhà ở có thể làm đơn để xã hội cung cấp cho chỗ ở. Người không có việc làm có thể nhận được tiền xã hội để sống. Người mất việc thì có trợ cấp việc làm. Kẻ không có quần áo, thức ăn vẫn có thể được xã hội chu cấp thức ăn, quần áo. Nói chung, về cả lý thuyết lẫn thực tế, những kẻ lười biếng không thích làm việc lẫn người bất hạnh yếu đuối đều được xã hội cưu mang, mà đại diện cho xã hội chính là nhà nước, nên nói cách khác, được nhà nước trợ cấp rất nhiều cho cuộc sống. Một hệ thống trợ cấp, phúc lợi xã hội toàn diện như thế quả thực là rất tiên tiến và hơn hẳn hệ thống xã hội VN. Đó là điều không thể chối cãi.
    Và nhiều người VN mơ ước được sống trong một xã hội như thế.
    Đó là điều hiển nhiên khi cuộc sống nhiều người quá khó khăn, mưu toan kiếm tấm cơm manh áo đầy vất vả hằng ngày trên đường phố. Hãy nghĩ đến những con người bán hàng rong, những người bốc vác, những người chạy xe xích lô, những người vất vả nơi chợ búa bán từ xấp phong bao lì xì đến con cá, ký thịt, củ hành, trái ớt... Đó là những con người có cuộc sống cực khổ nhất của xã hội và đó là những con người chiếm số đông trong xã hội VN, những người lao động cơ bản làm thuê và những người buôn bán nhỏ. Vậy có thật sự là hiển nhiên hay không, khi mà những con người đã trải qua cuộc sống cơ cực như vậy tìm thấy hệ thống phúc lợi xã hội phương Tây một thiên đường hứa hẹn.
    Xã hội phương Tây có thực sự là một thiên đường hứa hẹn?
    Lẽ dĩ nhiên là người phương Tây không phải là những người ngốc nghếch khi họ đem tiền của người dân này đi cho kẻ khác. Ý nghĩa đằng sau cái sự tái phân phối của cải xã hội này rất sâu sắc. Một mặt, nó mang ý nghĩa nhân văn, tương trợ lẫn nhau. Nếu có ai đó giàu có trong cái xã hội này thì anh cũng phải có nhiều trách nhiệm hơn giúp đỡ xã hội phát triển. Người ta gọi đó là solidarity, sự tương trợ. Mặt khác, ngoài ý nghĩa về nhân văn, tương trợ nhau cùng sống tốt, xét về mặt xã hội, việc tương trợ mang lại một xã hội ổn định. Khi trong xã hội mỗi người dân đều có cuộc sống ổn định thì tỉ lệ tội phạm giảm đi, con người lo chăm chút cho chất lượng của cuộc sống hơn khi họ giảm đi mối lo bươn chải để tồn tại. Và khi con người chăm chút cho chất lượng cuộc sống hơn, họ sẽ giáo dục con cái tốt hơn, mua sắm nhiều hơn và cả xã hội lẫn kinh tế cũng đều ổn định hơn. Đó là những ý nghĩa tồn tại đằng sau những chính sách xã hội tiên tiến của phương Tây. Về thực chất, chính phủ Tây phương không có tiền bạc, không có nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước, không có nguồn thu tài chính riêng. Chính phủ Tây phương chỉ có một nguồn thu chủ yếu là thuế và họ dùng công cụ này để thu tiền người giàu mà trả cho người nghèo. Ở đây, người giàu có thể bị đánh thuế đến 55% thu nhập.
    Quả là một thiên đường hứa hẹn cho những người khó khăn, nếu nhìn theo góc nhìn của những người suốt đời bươn chải xứ ta. Thế nhưng, người dân những nước phương Tây này nghĩ gì?
    Người ta lạm dụng. Có một tầng lớp người ở Đức kiên quyết lười biếng không đi làm. Đó là những người đặt lên bàn tính 2 con số. Con số thứ nhất là trợ cấp xã hội mà họ nhận được từ chính phủ. Những trợ cấp này là tuy là cơ bản nhưng cung cấp cho họ những nhu cầu cơ bản về ăn uống, quần áo, chỗ ở lẫn giáo dục cho con cái họ (có lẽ nên miễn bàn đến giáo dục vì giáo dục là ưu đãi của xã hội cho con cái họ, chứ không phải họ). Con số thứ hai là số tiền họ nhận được khi đi làm. Có những công việc nhỏ mà thu nhập người làm công nhận được chỉ vừa ngang với số tiền mà trợ cấp xã hội cung cấp. Tức là, nếu không làm gì cả mà vẫn được những mức phúc lợi tương đương với chuyện đi làm, cho dù đi làm thì phải trần mình ra làm, đóng thuế, đóng phúc lợi xã hội để rồi cuối cùng cũng chẳng dư dả gì hơn so với ở nhà ăn trợ cấp. Và lớp người này quyết định ở nhà ăn trợ cấp. Người ta lạm dụng tối đa nguồn trợ cấp xã hội trong thời điểm cách đây 2-5 năm, dưới thời chính phủ Schroeder khi nền kinh tế suy thoái, công việc khó kiếm, hãng xưởng thải người nhiều. Kết quả của sự lạm dụng hệ thống phúc lợi là chính phủ Schroeder bị khủng hoảng tài chính, không còn tiền thuế để chi dùng. Năm 2005 ông thủ tướng Schroeder buộc phải ra đi trong ê chề.
    Và chính phủ thì không ngu ngốc. Họ cải tổ lại hệ thống phúc lợi xã hội. Về cơ bản, chính phủ không thể cắt giảm nhiều những phúc lợi được. Họ cố gắng cắt giảm rất nhiều, nhưng không thể nhiều hơn được nữa vì nếu không, họ sẽ vi phạm nguyên tắc tương trợ, bảo đảm cho mỗi người dân trong xã hội một cuộc sống ổn định. Chính phủ mới nghĩ ra cách đày ải những kẻ ăn tiền xã hội bằng cách tuyên bố, ai ăn tiền xã hội thì phải làm những công việc xã hội yêu cầu. Thế là người ta thấy một đội quân lao động của những con người lành lặn, mặt mày sáng sủa đi cạo rửa, sửa chữa những bức tường của bảo tàng, nhà hát, di tích lịch sử, dọn dẹp lá cây rơi ở công viên, đi phụ việc ở những công sở.... đó là đội quân nhận tiền xã hội. Chính phủ buộc họ phải làm cái gì đó có ích thì mới nhận được tiền phúc lợi, mà đồng tiền này thì do cải tổ, đã kém hơn xưa rất nhiều.
    Những người bình thường đi làm đóng thuế rất không ưa những kẻ nhận trợ cấp. Có lẽ chỉ có cái tinh thần tương trợ là đứng về phía những người trợ cấp. Còn phần lớn các giai cấp trong xã hội đều chẳng ưa thích gì chuyện đi làm mà phải đóng đến 40% lương bổng cho bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội. Vì lẽ đó những kẻ ăn tiền xã hội thường không bao giờ để lộ ra chuyện đó nếu như không muốn hàng xóm, người xung quanh nhìn bằng con mắt không mấy thiện cảm. Có thể nói đó là những người mà không ai muốn nhìn thấy. Lẽ đương nhiên, không thể liệt vào trong nhóm này những người tàn tật, những người phụ nữ có con nhỏ, những người già cả, những người ốm yếu, bệnh tật mất sức lao động. Những người mà ở xã hội phương Tây này khinh bỉ nhất chính là những kẻ có chân có tay khỏe mạnh mà không thích đi làm, cứ ở nhà ăn trợ cấp phúc lợi xã hội.
    Và khinh bỉ hơn nữa là một loại người khai thất nghiệp, đời sống khó khăn để ăn trợ cấp xã hội nhưng lại đi làm chui (làm không khai báo) để nhận thêm tiền. Đã có những kẻ trở nên giàu có nhờ làm chui và ăn trợ cấp. Lẽ dĩ nhiên, nhà nước không ngốc nghếch đến mức không biết điều đấy. Lâu lâu bất ngờ, có một lực lượng công an ập vào những nhà hàng, quán ăn, những xưởng lắp ráp để kiểm tra lao động làm chui. Một lần phạt thôi, có thể làm kẻ nào thuê mướn lao động phải méo mặt xin chừa và cũng một lần phạt thôi, kẻ khai báo gian dối ăn thất nghiệp sẽ tiếp hai điều tra viên của sở xã hội đến tận nhà kiểm kê tài sản và đem đi phát mãi những thứ giá trị để bù lại số tiền đã gian dối. Nhà nước có một đội quân nhân viên nho nhỏ, không nhiều lắm để đi phát hiện sự gian dối, nhưng có cả một hệ thống phạt và cưỡng chế rất hiệu quả làm chùn tay những kẻ lạm dụng.
    Tất cả đều là sự thật ở cái xã hội Đức này.
    Và nói thật mình đôi khi cũng thấy nhục lắm khi nhìn đi nhìn lại thì có không ít gia đình người Việt chỉ thích khai khó khăn nhận trợ cấp để đi làm chui. Có người đã làm như thế hơn 10 năm, xây được cả nhà và hí hửng khoe. Có đáng để tự hào hay không những chuyện bịp bợm như thế? Và có không ít gia đình người Việt định cư như thế. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là phần lớn vì phần lớn con người Việt Nam sang đây đều lao động để sinh sống. Nhưng vẫn có và có không ít những con người lạm dụng lòng tốt của xã hội để trục lợi. Ngay trong cộng đồng người Việt thôi, cái ánh mắt khinh bỉ đã có thể nhận thấy rồi, nói chi là những người Đức!
    Sinh viên du học là những người không được nhận bất cứ trợ cấp nào của chính phủ. Và có những người vừa học, vừa làm hằng nhiều năm trời để sinh sống và học tập. Vậy mà họ vẫn sống được. Vậy mà họ vẫn sống không cần trợ cấp tài chính của gia đình. Liệu có nhục nhã hay không những người không những không phải tốn thời gian, công sức cho chuyện học hành, mà còn lười biếng không đi làm chỉ để nhận tiền của chính phủ?
    Có thể lại có ai đó bảo, mặc kệ thiên hạ nghĩ gì, nói gì, tớ có tiền là được. Cái kiểu suy nghĩ ấy chỉ đúng khi anh không có gì dính dáng đến thiên hạ thôi, đằng này anh nhận tiền nhà nước là nhận tiền thuế của dân, là nhận tiền của thiên hạ, anh nghĩ thế thì sao thiên hạ không tức. Vì lẽ vậy mà có không ít chuyện đồng nghiệp, hàng xóm tố nhau đi làm chui cho cảnh sát bắt, cả ở người nước ngoài lẫn trong cộng đồng người Việt đều có. Khổ! Âu cũng là cái giá phải trả.
    Nói tóm lại, FW chẳng có ý mỉa mai gì, chỉ là nói lên cho ai chưa biết thì bây giờ biết thêm cái gọi là hệ thống phúc lợi xã hội tiến bộ của phương Tây là gì và sự vinh quang của những người nhận thứ tiền này, một thứ tiền chỉ vừa đủ để con người ta không chết đói, một thứ tiền chỉ vừa đủ để mua ít quần áo loại rẻ tiền nhất (tiền thuê nhà cơ quan xã hội trả tiền trực tiếp cho chủ nhà, không thông qua người nhận trợ cấp). Chẳng qua là vì con người xứ ta cứ thấy đem ít tiền trợ cấp ấy nhân cho 20 000 (tỉ giá euro) hay nhân cho 16 000 (tỉ giá đô la Mỹ) thì được đến 8 triệu hay 6,5 triệu cho không mỗi tháng thì thích. Nói một câu thực tế là, với 300-500 euro trợ cấp xã hội mỗi tháng, con người ta không thể nghĩ đến chuyện mua cho mình một cái quần cho ra hồn nếu còn nghĩ đến đồ ăn, thức uống, điện nước, vé xe di chuyển cho cả tháng.
    Nói tóm lại, ai mơ thì cứ tiếp tục mơ, FW sống ở đây tuy không là lâu nhưng cũng không phải là mới nữa nên FW đã hiểu cái mùi vị của trợ cấp xã hội nó béo bở như thế nào rồi. Nó chỉ béo bở cho những con ruồi chết đói mà thôi.

Chia sẻ trang này