1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Angie phân tích hay quá, chẳng cần nói gì thêm.
    Mắc cười nhất là chuyện lấy chồng, tại sao mọi người cứ thắc mắc khi thấy con gái muộn chồng? Em-be thì dù prefer một cuộc sống bình thường - có gia đình, công việc, bạn bè - nhưng nếu ko gặp người thích hợp thì thôi, ko nhất định phải lấy chồng cho giống mọi người, cho vừa ý dư luận đâu.
    You should never look for someone to COMPLETE you... a relationship consists of two WHOLE individuals... look for someone complimentary...not supplementary . <-- Hổng thích Oprah nhưng totally agree với câu này
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Mọi người chạy đề tài nhanh quá. FW vừa viết xong cái chủ đề "Con nuôi" đã thấy mọi người chạy mút mùa qua đề tài kế!!
    --------------------------------------------------------------------------------------------
    Con nuôi

    Dàn ý:
    - Đoạn mở đầu giới thiệu hai góc nhìn: vật chất-thể xác và tinh thần.
    - Đoạn thứ nhì đánh giá vấn đề theo góc nhìn vật chất-thể xác với 3 ý lớn:
    (1) Sự sinh tồn duy trì nòi giống
    (2) Tình yêu mẹ con
    (3) Sự sở hữu
    - Đoạn thứ ba đánh giá vấn đề dưới góc nhìn tinh thần với các ý lớn:
    (1) Giáo dục
    (2) Nhân cách ?" Tính cách
    (3) Nhận con nuôi
    - Đoạn kết tóm tắt vấn đề.
    I. Đoạn mở đầu
    Con đẻ hay con ruột của mình là khái niệm chỉ một đứa bé do mình sinh ra và nuôi dưỡng. Con là khái niệm có hai mặt: vật chất và tinh thần. Vật chất là nói về cái vật chất - xác thịt của thực-động vật. Tinh thần là nói về cái nhân cách con người, cái làm con người khác con vật. Vật chất ở chỗ, đứa con ấy là xương thịt do người mẹ tạo ra trong khi mang thai. Vật chất ở chỗ, đứa con ấy ra đời trong sự mang nặng đẻ đau của người mẹ. Và vật chất ở chỗ, đứa con ấy mang vật chất di truyền của người mẹ cũng như của người bố. Ngoài ra mở rộng hơn, cái vật chất còn thể hiện ở chỗ đứa trẻ được chăm sóc thể chất, lớn lên to khỏe hay trở nên ốm yếu, bệnh tật. Tinh thần ở chỗ, đứa con ấy do cha mẹ dạy dỗ. Tinh thần ở chỗ, cha mẹ vui cùng với từng bước chân chập chững, với từng tiếng nói bi bô, với từng nụ cười ánh mắt trẻ thơ. Tinh thần còn ở chỗ, đứa bé ấy mang theo mình tình thương và hoài bão của cha mẹ, học hành đỗ đạt, phát triển nhân cách thành nhân.
    Con nuôi khác với con đẻ ở chỗ, cái xác thịt vật chất không do cha mẹ tạo ra, người mẹ không gắn bó xác thịt với đứa trẻ và cái chất liệu di truyền cũng không phải của cha hay mẹ. Về mặt vật chất, con nuôi chỉ còn gắn bó với bố mẹ nuôi của nó ở cái phát triển thể chất. Nhưng con nuôi vẫn giống con đẻ ở chỗ, nó hưởng thụ gần như toàn bộ sự phát triển tinh thần, nhân cách như đứa con đẻ. Đứa con nuôi cũng lớn lên trong tình thương cha mẹ, cũng mang hoài bão, ước vọng của cha mẹ. Và cha mẹ em vẫn vui với từng bước nhỏ trên đường đời của em.
    Khoan nói đến chuyện xác thịt, vẫn còn sự khác biệt trong phát triển tinh thần, nhân cách giữa đứa con nuôi và đứa con đẻ. Nhận con nuôi từ lúc nào? Nhiều người vẫn thích nhận con nuôi từ lúc đứa bé còn nhỏ, tức là dưới 3-4 tuổi. Vì sao? Bởi vì người ta dễ dang dạy dỗ, hướng dẫn cho sự phát triển đứa bé khi nó còn nhỏ tốt hơn so với khi nó đã lớn. Nhân cách con người được hình thành liên tục từ khi được sinh ra cho đến khi già cỗi. Đứa trẻ càng nhỏ, nhân cách càng chưa được hình thành rõ rệt. Nói cách khác, nhận nuôi một đứa trẻ thật nhỏ, cha mẹ nuôi của nó càng trông chờ hơn vào một sự tẩy não hoàn chỉnh. Một sự tẩy não hay nói cách khác là một sự xóa sạch những tinh thần ngoại lai. Một đứa trẻ mang tinh thần ngoại lai sẽ khiến cho nó suy nghĩ và phát triển không theo định hướng của cha mẹ nuôi. Tinh thần ngoại lai ở đây chính là cái nhân cách đứa trẻ đã hình thành từ khi nó được sinh ra. Hay đảo ngược vấn đề, nhận một đứa trẻ đã 9-10 tuổi về nuôi, cũng có nghĩa là cha mẹ nuôi đã mang về nhà một sự giáo dục, một sự phát triển nhân cách không theo định hướng của họ. Một giá trị ngoại lai có thể tốt, có thể là xấu, nhưng đó là ngoại lai, khác với cái mong muốn của cha mẹ nuôi. Như vậy, rõ ràng là ngoài sự khác biệt về mặt vật chất, sự khác biệt về tinh thần đã tiềm ẩn ở đứa con nuôi.
    Nói về mặt cha mẹ, nhận một đứa trẻ về nuôi, tức là nhận về cái không phải của mình. Ngoài chuyện cái nhân cách, giáo dục không phải của mình, vẫn còn đó nỗi băn khoăn về một cái xác thịt xa lạ. Cái khác biệt về xác thịt không phải là cái có thể dễ dàng duy ý chí cho qua. Nó là một tình cảm, một cảm nhận và cũng là một sự hiện hữu vật chất có thật luôn tồn tại trong cuộc sống gia đình.
    II. Sự khác biệt vật chất ?" thể xác
    (1) Con người xuất thân từ động vật. Động vật và thực vật có chung một ông tổ là những tế bào sống sơ khai đầu tiên. Và những tế bào sống là những vật chất có cấu tạo hydrocarbon. Những tế bào sống nguyên sơ cũng chỉ có một công việc duy nhất là tiếp thụ thật nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại (ăn để sống), sau đó là nhân bản để sinh sôi trước khi bị tiêu diệt. Thực vật cũng vậy, động vật cũng thế. Chúng sống để tồn tại và sinh sôi phát triển. Không ai chấp nhận cái chết. Vạn vật trong tự nhiên đều mong muốn có sự vĩnh cửu. Các tế bào nguyên sơ cũng thế, nó hướng đến sự tồn tại vĩnh viễn bằng cách phân chia liên tục. Thực vật thì mãi cố gắng ra hoa để sinh sản hữu tính hay trong điều kiện ngặt nghèo, nó cũng cố gắng sinh sản vô tính. Động vật thì có cách riêng của mình bằng cách sinh sản ra những thế hệ mới liên tục trong suốt cuộc đời mình. Nói cách khác, mục đích sống của muôn loài là để tồn tại và mục đích tồn tại là để sinh sôi, phát triển nòi giống. Con người cũng không ngoại lệ. Đơn giản vì con người cũng là một động vật. Khoan hãy tiếp thêm luận đề con người là động vật bậc cao với bộ não phát triển. Chúng ta tạm thời dừng lại tại cái vật chất, di truyền này để chấp nhận một điều, mục đích tự nhiên của con người khi tồn tại là để phát triển giống nòi. Dĩ nhiên nếu nhìn tổng thể thì điều này không đúng vì con người còn suy nghĩ, còn tình cảm và còn có sự hy sinh.... Những điều này chúng ta sẽ xem xét sau. Dĩ nhiên cũng còn có rất nhiều ngoại lệ trong tự nhiên, ví dụ như đàn voi cùng nuôi một con voi con mất mẹ hay chuyện đứa bé rừng xanh được nuôi bởi một con sói mẹ, hay chuyện một cô giao liên đưa bộ đội sang sông đã bóp mũi chết đứa con mình để tránh làm lộ chiếc thuyền chở bộ đội. Dù sao, ngoại lệ cũng là ngoại lệ và cũng có những cách lý giải riêng cho từng trường hợp. Cái cơ bản, chung cuộc trong tự nhiên luôn là tiến hóa sinh tồn. Đó là sự thật.
    Cái ý tưởng sống để tồn tại và sinh sản (sinh tồn) ấy quả thật có tồn tại ở con người. Vậy nó tồn tại ở đâu? Theo phân tâm học, bộ não con người có ý thức và tiềm thức. Cái ý thức là cái khiến ta suy nghĩ, nắm bắt logic, là cái mà ta cảm nhận được. Còn cái tiềm thức dĩ nhiên cũng nằm trong ta nhưng nó là phần ý thức không với đến được nhưng có thể đè nén được. Sự đấu tranh để sinh tồn, những tín hiệu để tồn tại được giải mã và lưu giữ hiệu quả nơi tiềm thức.
    Nhắc lại thuyết tiến hóa, di truyền là để tìm ra căn nguyên của tiềm thức, cái mà thể hiện ra ý thức dưới phát biểu: con đẻ tốt hơn con nuôi. Đó là vì con người tồn tại để phát triển giống nòi. Cái giống nòi của con người là cái gì khác chăng ngoài chuỗi nhiễm sắc thể X-Y mang vật chất di truyền ADN của cha và mẹ. Một đứa con nuôi không có nhiễm sắc thể X, Y của cha và mẹ nó. Một đứa con nuôi cũng không có ADN của cha mẹ. Nó mang trong người vật liệu di truyền của người khác. Nhận một đứa con nuôi về, tức là đã mang theo về một nòi giống của kẻ khác, thực hiện hay hoàn thiện mục đích sinh tồn của kẻ khác chứ không phải của mình. Đem về một đứa con nuôi vừa không hoàn thành mục đích tồn tại của bản thân, lại vừa tốn năng lượng để nuôi dưỡng kẻ khác. Một đứa con đẻ được sinh ra có ý nghĩa như một sự lưu truyền chính bản thân của mình. Đứa bé đấy sẽ được mẹ nó chăm sóc với ý nghĩa như mẹ nó chăm sóc chính bản thân bà vì trong suy nghĩ của người mẹ, đứa bé ấy chẳng khác gì bản thân thứ hai của chính mình. Mục đích nuôi dưỡng đứa bé của người mẹ chẳng khác gì với mục đích sinh tồn của chính bản thân mình (mục đích sinh tồn cá nhân).
    Lúc nãy chúng ta nói đến những trường hợp ngoại lệ của tự nhiên với ví dụ một đàn thú vật sẽ giúp đỡ chăm sóc một con non nếu chẳng may con mẹ của nó qua đời. Nếu nhìn theo khía cạnh tiến hóa, di truyền thì việc giúp đỡ một cá thể cùng loài là cũng tham gia đóng góp vào mục đích sinh tồn của cả loài. Tuy nhiên, để thực sự nuôi dưỡng một kẻ cùng loài (nhận con nuôi), con vật bố mẹ nuôi tất yếu đã chấp nhận sự thiệt thòi tiêu hao nguồn lực (thức ăn, thời gian, sự bảo vệ...) cho một mục đích chung. Vì mục đích sinh tồn của cá nhân thông thường có ưu tiên cao hơn mục đích sinh tồn của cả bầy đoàn hay của loài nên rõ ràng việc hy sinh nguồn lực cho việc nuôi con nuôi đã là một quyết định kém thế, mang trên mình giá trị cơ hội cao và đối với một cá thể thì đó là một quyết định không được khuyến khích so với chuyện nuôi dưỡng một đứa con ruột. Trong tự nhiên ít có con nai nào chấp nhận hy sinh đứng lại cho bầy sư tử làm thịt để cả đoàn chạy thoát. Đó là thực tế sinh động cho chuyện mục đích sinh tồn cá nhân cao hơn mục đích sinh tồn chung.
    (2) Trở lại với chuyện vật chất-xác thịt, trong quá trình mang thai, người mẹ đã có sự ràng buộc về thể xác với đứa bé. Sợi dây rốn truyền chất dinh dưỡng từ người mẹ sang đứa bé. Sợi dây ấy cũng như đứa bé là một phần thân thể của người mẹ. Đứa bé đối với người mẹ như là cánh tay, cái chân, trái tim của chính mình. Và còn hơn thế nữa, với ý nghĩa lưu truyền nòi giống, đứa bé còn được người mẹ coi như là một phần bản thân mình. Đứa bé còn mang trong mình dòng máu của người đàn ông mà bà luôn yêu thương. Do đó, người mẹ yêu thương đứa bé còn hơn cả bản thân mình. Cái tình yêu xác thịt ấy không thể nào xem thường được. Nó không chỉ mang ý nghĩa mang nặng đẻ đau mà nó thật sự là tình yêu. Một thứ tình yêu mẹ con mạnh mẽ, quyết liệt hơn cả tình yêu đôi lứa. Đã có nhiều đức ông chồng ganh tị với đứa con khi bà vợ suốt ngày quấn lấy đứa con mà bỏ quên mình. Và đã gọi là tình yêu thì nó không luôn luôn phù hợp với logic thuần lý. Chính vì yêu quý con đẻ của mình quá mức mà nhiều người dù thấy bất công nhưng vẫn cứ làm, đó là đày ải con nuôi, đày ải con chồng. Vì tình yêu mang trong mình sự mù quáng. Đó là sự thật.
    Đứa con nuôi được nhận về không cho người mẹ nuôi của nó cảm giác ruột thịt này. Đối với người mẹ, đó là một đứa trẻ như bao đứa trẻ khác. Trông nó cũng tội nghiệp, cần được nuôi dưỡng. Khoan nói đến tình cảm mẹ con sau này mà giới hạn trong khoảnh khắc người mẹ nuôi nhận đứa bé. Tình cảm gì nảy sinh trong bà? Trước hết là cảm giác tội nghiệp thương hại đứa bé. Giữa một đàn trẻ mồ côi mà tất thảy đều là những số phận nghiệt ngã, sự thương hại, tội nghiệp của một phụ nữ là đương nhiên. Tiếp theo là sự lựa chọn. Chọn ai trong muôn vàn đứa trẻ mồ côi? Chọn đứa đỏ hỏn để nuôi, không sợ sau này nó biết nó là con nuôi. Hay chọn đứa 3-4 tuổi để nuôi, đỡ vất vả nuôi trẻ nhỏ? Hay chọn đứa 9-10 tuổi để nuôi vì nó chí ít đã tự lập? Nên nuôi đứa trẻ mắt sáng long lanh hay chọn đứa trẻ buồn buồn ù lỳ ngồi trong góc? Xin hỏi đó là những tình cảm gì? Xin thưa đó là sự lựa chọn có tính toán. Không ít thì nhiều nó tương tự như chuyện một phụ nữ cầm hai chiếc giỏ xách trên tay mà ngắm nghía, đắn đo. Ngoài ra, ở mỗi phụ nữ đều có tình thương đối với con trẻ. Đó là thiên chức của người phụ nữ và cấu tạo cơ thể cũng như hóa học của họ luôn chuẩn bị cho chức năng này cho dù bản thân họ muốn hay không. Chính tình thương đối với những đứa trẻ là chìa khóa căn bản khiến người phụ nữ yêu mến đứa trẻ mình đem về. Tình thương yêu đối với con trẻ xuất hiện trong cả người phụ nữ lẫn đàn ông. Nếu tình thương yêu này đủ mạnh, nó sẽ lấn lướt những yếu tố tiêu cực khác như chi phí cơ hội, mục đích sinh tồn, tình yêu mẹ con mù quáng.... Bản chất tình thương nay cũng chính là tình yêu mẹ con ruột thịt mà thôi. Nó dù sao cũng chỉ là bản sao: tình thương mẹ con (nhưng không ruột thịt ?" ít ra là tại thời điểm ban đầu khi nhận đúa trẻ về). Đứa trẻ con nuôi vừa nhận về được chào đón như vậy, bằng sự thương hại, tính toán và tình thương mẹ con chứ không phải bằng tình yêu mẹ con ruột thịt vốn đã mãnh liệt và mù quáng ngay từ khi đứa trẻ lọt lòng. Rõ ràng đứa bé con nuôi đã mang trong mình một sự bất công vô ý thức từ cha mẹ.
    Bản thân đứa trẻ cũng có sẵn sự khác biệt tiềm tàng. Đứa trẻ mang vật chất di truyền của người khác. Không ít thì nhiều, tính cách cũng như tính khí của đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi sự di truyền. Một cuộc nghiên cứu cho biết bố mẹ nghiện rượu thường đẻ ra những đứa con có tỉ lệ nghiện rượu cao, cho dù đứa trẻ đã được đưa cho người khác nuôi dưỡng. Sự bí mật của di truyền ảnh hưởng lên sự phát triển của con người là có thật, tuy nhiên người ta vẫn chưa tìm hiểu rõ ràng về vấn đề này. Và rồi khi đứa trẻ lớn lên, nó sẽ cảm thấy nghi ngờ hay mặc cảm gì khi cha mẹ nó đều tóc vàng , mắt xanh còn nó tóc đen, da đen? Có lẽ hơi quá đáng, nhưng chỉ cần một đứa trẻ có khuôn mặt không giống cha lẫn mẹ thôi cũng đã là một vấn đề cần quan tâm để giải thích và giải quyết khi nó lớn lên.
    (3) Như đã nói phần trên, khi sinh ra đứa trẻ người mẹ có cảm giác đứa trẻ như một phần cơ thể mình. Ở trong bà hình thành sự sở hữu và chiếm hữu. Đứa trẻ này là thuộc sở hữu của bà và bà có toàn quyền quyết định nên làm gì và không nên làm gì với nó. Với người mẹ, đi kèm với quyền lực là trách nhiệm. Vì bà coi đứa bé như một vật sở hữu mà bà có quyền nên bà hết sức mình bảo vệ đùm bọc đứa nhỏ. Đó là trách nhiệm của bà. Ngoài chuyện trách nhiệm ấy cũng to lớn như trách nhiệm chúng ta cố gắng bảo vệ bàn tay khi đưa tấm gỗ vào máy cưa, trách nhiệm ấy còn vĩ đại hơn nữa, tương tự như chuyện hoặc ta buộc phải mất bàn tay hoặc ta phải để con ta mất bàn tay thì người mẹ lựa chọn cách thứ nhất thà để mình bị thương tật còn hơn để đứa con mình bị hại. Trách nhiệm và tình thương, tình yêu gắn liền với sự sở hữu. Đó là sức mạnh to lớn của tình mẹ con ruột.
    Đứa trẻ con nuôi nhận về có thể sẽ nhận được tình yêu đó, nhưng không phải tất cả. Đứa bé không do bà mẹ sinh ra, nó không thuộc sở hữu của bà. Bà mẹ nuôi cảm thấy trách nhiệm, nhưng đó là một thứ trách nhiệm hoàn toàn khác với thứ trách nhiệm bên trên. Trách nhiệm của người mẹ nuôi là trách nhiệm bù đắp cho đứa trẻ, là trách nhiệm của một người lớn đối với một đứa bé. Nó không gắn với sự sở hữu. Cả tình thương mẹ con cũng có thể xuất hiện, nhưng cũng không đúng với tất cả các trường hợp nhận con nuôi. Tình thương mẹ con sẽ hình thành sau một thời gian sống chung dưới một mái nhà. Tình thương này sẽ phát triển trên cơ sở tình thương trẻ con vốn có ở mỗi phụ nữ. Nó không xuất phát từ tình yêu ruột thịt như ở con đẻ.
    ( ! ) Tóm lại, có những khác biệt rất rõ rệt về mặt vật chất-thể xác giữa tình cảm người mẹ dành cho đứa con nuôi và tình cảm người mẹ dành cho đứa con ruột. Đứa trẻ khi nhận về càng bé, sự khác biệt này càng kém rõ rệt. Trẻ nhận về nuôi càng lớn, sự khác biệt này càng lớn. Tương tự, thời gian đứa trẻ nhận về nuôi ở trong nhà càng lâu, sợi dây tình cảm càng bền chặt. Có không ít gia đình nhận trẻ về nuôi rồi lại đem trả lại vì không hợp. Đó là một thực tế. Thực tế này phần lớn xuất hiện từ những vấn đề về tinh thần-nhân cách hơn là xuất phát từ vật chất-thể xác.

    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 01/08/2006
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    III. Sự khác biệt về tinh thần-nhân cách
    (1) Mỗi gia đình có một cách giáo dục khác nhau. Và ở mỗi gia đình cũng có những định hướng rất khác nhau cho con trẻ. Những đứa trẻ mồ côi đã nhận được sự giáo dục trước đó từ gia đình chúng. Hãy nhìn sự đa số tồn tại trong thực tế. Ngoại trừ những trẻ có cha mẹ qua đời do bệnh tật hoặc tai nạn, phần lớn những đứa trẻ phải vào viện mồ côi là do gia đình không kham nổi việc nuôi dưỡng. Đó là chưa kể những trẻ em phải lang thang đường phố để tìm cái ăn trước khi chúng tìm được đến viện cô nhi. Những ai từng đọc Oliver Twist thì có thể ít nhiều hình dung được sự tiêu biểu trong suy nghĩ và tính cách của trẻ em mồ côi. Và nhìn vào thực tế của những gia đình quá nghèo không nuôi nổi con cái ấy, người ta có thể hình dung được gì? Nghèo không phải là cái tội, nhưng thường nghèo đi liền với kém văn hóa, kém kiến thức nuôi dạy trẻ của cha mẹ. Những đứa trẻ xuất thân như vậy rõ ràng đã phát triển hoặc không tương xứng với những gì chúng đáng nhận được từ cha mẹ hoặc đã phát triển lệch lạc, nhiễm những thói đời chụp giựt đường phố. Ai dám bảo đảm những đứa trẻ ấy sẽ từ bỏ hoàn toàn những điều chúng được bố mẹ chúng dạy trước kia hoặc những điều chúng học được trên đường phố? Ngoài ra còn kể thêm môi trường giáo dục trong cô nhi viện như thế nào. Nếu trong đó có những đứa trẻ ma lanh, những đứa khác cũng sẽ học lây cái tính cách như vậy. Do vậy, đối với một người nhận con nuôi đã tương đối lớn cỡ trên 5 tuổi, ông ta đã chấp nhận rủi ro về sự giáo dục trước đây của đứa nhỏ.
    Việc lựa chọn những đứa bé để nuôi cũng là một vấn đề. Còn nhớ Thành Cát Tư Hãn đặt tên cho con trai cả của mình là Juchi, nghĩa là người lạ. (Một số nguồn dịch là Joci, hay Truật Xích). Đó là vì thời gian vợ ông mang thai đứa con này, bà đã bị bộ tộc kẻ thù là Merkit cầm giữ. Sau khi cứu được vợ từ bộ tộc đối thủ, Thành Cát Tư Hãn không tin tưởng lắm rằng đứa con này có phải là con mình hay là con của kẻ thù, dù đã được chính mẹ và vợ bảo đảm, và ông đã đặt tên con như vậy. Khi đứa con lớn lên, ông đối xử rất lạnh nhạt với nó. Đứa bé hiểu mọi chuyện đã cố gắng luyện tập kỹ năng chiến đấu và trở thành vị mãnh tướng tiên phong của Đại Hãn. Dù vậy, Thành Cát Tư Hãn vẫn không tin dùng con trai của mình, không muốn truyền ngôi cho ông. Juchi là người cầm quân đánh sang tận La Mã và mất ở châu Âu vì dịch bệnh. Biết tin ông mất, Thành Cát Tư Hãn vẫn không đau buồn cho đến khi nhận được lời nhắn cuối cùng của đứa con, luôn sống và chiến đấu xứng đáng là con của Đại Hãn. Nhắc lại chuyện xưa để thấy lòng người hẹp hòi như thế nào.
    Ngay đến con mình, ít nhất cũng do vợ ông sinh ra, TCTH vẫn không tin tưởng và đối xử thiên vị. Thử hỏi những người nhận con nuôi sẽ ứng xử như thế nào khi họ nhận về một đứa trẻ mang trong mình không chỉ một dòng máu khác mà còn là một sự giáo dục khác. Đó là một thử thách. Nơi người phụ nữ vốn có sẵn tình thương yêu con trẻ, sự thử thách này xem chừng không quá lớn. Nhưng với người đàn ông châu Á vốn coi trọng phong kiến, dòng giống, họ tộc (nhất là con trai trưởng) thì suy nghĩ của ông ta ra sao, dằn vặt thế nào. Đó còn là chưa kể những người đàn ông hoặc phụ nữ vì không thể có con được phải xin con nuôi. Dằn vặt và khổ sở rất nhiều.
    Những gia đình xin con nuôi thường là những gia đình khá giả, có học thức. Họ rõ ràng có cuộc sống và nền giáo dục khác rất xa so với những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình nghèo khó hoặc đường phố. Chính vì hai nền giáo dục đó đối chọi nhau, sự khó chịu của họ đối với những đứa trẻ là khó tránh khỏi. Nếu những người trên có kiên nhẫn và nhất quán, họ sẽ giúp đứa trẻ dần dần quen với lối sống mới, giáo dục mới. Nhưng ngược lại, nếu họ mất kiên nhẫn, không thành tâm, họ sẽ hình thành nên ác cảm với đứa trẻ và rồi mọi chuyện dần trở thành địa ngục. Trẻ con mà, ai ác cảm với nó, nó sẽ ác cảm lại, chọc phá lại. Và cuộc sống hai bên đều không được thoải mái.
    Nếu khéo léo trong giáo dục con ruột là một thì sự khéo léo trong giáo dục con nuôi là gấp đôi, gấp ba. Trong giáo dục con nuôi, các gia đình phải thật tế nhị trước các vấn đề gốc gác, gia tộc tránh những môi trường xấu có thể gợi lại những chuyện này ở trẻ.
    (2) Hơn nữa nhân cách của những đứa trẻ đã tương đối lớn thường phức tạp. Trong chúng đã hình thành nên tính cách tương đối rõ rệt. Chúng luôn có trong đầu sự lẫn lộn giữa cái giáo dục mới và cái cũ, giữa những mối quan hệ mới và những mối quan hệ cũ. Nhân cách của đứa trẻ càng trở nên khó đoán khi chúng đến tuổi dậy thì. Vào thời điểm này diễn ra sự thay đổi nhân cách trong cuộc đời trẻ. Nếu những vấn đề tâm lý, tinh thần trước đây khi chúng còn nhỏ không được giải quyết triệt để, ắt hẳn sẽ ảnh hưởng lên quá trình trưởng thành của bọn trẻ và có thể để lại những hậu quả xấu lâu dài. Do vậy, nhận một đứa trẻ về nuôi là một vấn đề, nhất là khi nhận về một đứa trẻ tương đối lớn (9-10 tuổi). Nó đòi hỏi người nhận về phải khéo léo nắm vững tâm lý trẻ em và cư xử hết sức tế nhị. Ở nước ngoài, khi nhận trẻ em về nuôi, các gia đình thường xuyên được các chuyên gia tâm lý viếng thăm và tư vấn, đôi khi cho đến khi đứa nhỏ trưởng thành.
    Tính cách những đứa trẻ là một điều đáng nói. Những đứa trẻ khi mới về nhà thường rụt rè, ít cởi mở. Dưới mắt cha mẹ nuôi, đứa trẻ có thể quá bướng bỉnh, khó chịu, nói không nghe, không hợp tác. Ngoài ra, sự xa lạ trước môi trường mới, hoàn cảnh mới có thể tạo cho đứa bé phản ứng tự vệ mạnh hơn nữa. Đứa trẻ có thể có những hành vi kỳ quặc hoặc phá hoại trong gia đình mới. Một vấn đề khác nữa có thể xảy ra là ngựa quen đường cũ. Những đứa trẻ đã có những thói quen xấu, những mối quan hệ xấu trước đây có thể quay trở lại những thói xấu ấy một khi ra khỏi cô nhi viện, hội nhập lại xã hội quen thuộc mà chúng từng sống trước đây.
    Một vấn đề khác trong chuyện xin con nuôi là chuyện liên lạc với gia đình cũ của đứa nhỏ. Có rất nhiều chuyện không hay kể về những đứa con nuôi liên lạc với anh chị em cũ của mình, trộm cắp hoặc thậm chí cướp của gia đình cha mẹn nuôi. Do vậy, một trong những suy nghĩ của người nhận con nuôi là mong muốn đứa nhỏ hoàn toàn không biết gì về nguồn cội hoặc cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người thân. Việc làm này một mặt có lý do chính đáng nhưng mặt khác càng làm đứa nhỏ thêm khó chịu. Vì là con người, ai chẳng có mong muốn tìm hiểu xem những người ruột thịt, thân thích của mình là ai, đang làm gì, sống ra sao. Dù đứa nhỏ có thể đè nén khi nó còn nhỏ, nhưng càng lớn, càng độc lập, đôi khi chỉ cần một kích thích nào đó, cái mong ước ấy lại bùng nổ.
    Trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn trong gia đình. Và khi người ta nóng giận, thường đôi khi người ta không kiềm chế nổi mình. Những lời nói buột ra lúc nóng giận có thể để lại những hậu quả rất xấu trong tư tưởng trẻ em. Và nếu những lời lẽ đó có liên quan đến xuất thân của đứa trẻ, nó lại càng gây tổn thương lớn hơn nữa. Với đứa con ruột của mình, đôi khi vì tình thương yêu ruột thịt, người bố mẹ nuôi có thể nương tay khi trừng phạt bé hoặc có thể kềm chế lời ăn tiếng nói tốt hơn. Nhưng với đứa con nuôi, vì mối dây liên hệ không phải là bền chặt mà khả năng kiềm chế cũng trở nên kém hơn. Với những đứa trẻ được nhận về nuôi, rồi lại bị gửi trả lại, sự tổn thương trong tâm lý là rất lớn. Trong những trường hợp như vậy, trẻ em càng cảm thấy chán nản, mất tin tưởng vào người lớn, càng ngày ước muốn có một cha mẹ tốt càng xa rời tầm tay. Và dần dần với những em này, sự phát triển tiêu cực trong nhân cách là khó tránh khỏi.
    Ngoài ra, còn có những trẻ em bị mất cha mẹ trong tai nạn hay bệnh tật. Ở những em này, chấn thương tâm lý là rất lớn. Những nhớ mong, buồn thương lại càng quyện chặt với cô đơn, chán nản. Ở những trẻ em này, vì tinh thần đã bị chấn thương nên rất nhạy cảm, dễ bị thương tổn tâm lý nếu gặp vấn đề với cha mẹ nuôi. Nhận nuôi những em bé này thật sự không dễ, nhất là khi đứa bé đã tương đối lớn và nhớ rõ môi trường ngày xưa của mình.
    (3) Vấn đề lựa chọn đứa con nuôi như thế nào để thuận tiện cho việc phát triển tính cách, nhân cách của trẻ cũng quả lắm nhiêu khê. Có người lựa chọn kỹ càng nhưng vẫn thất bại. Có người sống với con nuôi yên ổn nhiều năm bất chợt lại gặp tai họa khi đứa con ấy giở quẻ. Do vậy theo kinh nghiệm dân gian mà có những yếu tố sau cần xem xét khi nhận con nuôi để tránh những xung đột tính cách có thể xảy ra. Thứ nhất là chọn đứa bé càng nhỏ càng tốt. Rất nhiều người thích nhận những đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nó đòi hỏi ở người nuôi nhiều sức lực, thời gian và công sức. Với những cặp vợ chồng đã tương đối lớn tuổi, việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thật sự là một vấn đề lớn. Không phải trẻ càng lớn tuổi càng khó dạy bảo. Những cặp vợ chồng lớn tuổi có lợi thế khi nhận những em lớn tuổi, bởi vì họ là những người có nhiều kinh nghiệm sống, khá điềm tĩnh và tế nhị trong nói chuyện, uốn nắn những trẻ đã có thể tự nhận thức. Thứ nhì là hỏi rõ về gia cảnh của đứa trẻ. Những đứa trẻ đã trải qua những mất mát gia đình, những trẻ đã từng lang thang đường phố hay những trẻ đã bị trả về... đều là những trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt kỹ lưỡng về tâm lý. Thứ ba là chọn bằng trái tim. Cũng giống như tình yêu, hãy để trái tim bạn mách bảo đâu là đứa bé phù hợp nhất với bạn.
    IV. Đoạn kết
    Tóm lại, việc nuôi một đứa trẻ không phải con mình thật sự là một vấn đề lớn chứ không đơn giản duy ý chí là được. Nó đòi hỏi người nhận con nuôi một sự hiểu biết về tâm lý trẻ em, một sự kiên nhẫn và kềm chế tốt. Đó là cả một nghệ thuật. Và nghệ thuật ấy càng khó hơn khi nó không dành cho một người. Nó là sự cố gắng của cả vợ lẫn chồng trong việc kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực trong bản thân và trong người bạn đời, đồng thời đó là sự phấn đấu cho cả hai. Rủi ro rất lớn, rủi ro lớn nhất là đứa trẻ được nhận về không những không phát triển tốt được mà còn bị tổn thương nhân cách vì cư xử của người lớn. Khi đó, người nhận con nuôi không những đã không giúp gì được cho xã hội mà còn làm thiệt hại chính mình và hơn hết là làm thiệt hại đến một con người cần được xã hội thương yêu, giúp đỡ.
    01/08/06

  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    @FW: Công nhận FW có khả năng liên tưởng thú vị thật.
    Về nội dung Trio X, hầu như các ý kiến phản đối đều cho rằng nó sẽ dẫn đến những hành dộng kô tốt.
    Vấn đề của kp nói rằng tốt - xấu do bản thân.
    Kiếm vô tình, nhân hữu tình. Người sử kiếm chứ kô phải kiếm sử người.
    Nội dung Trio X có độc hại hay kô kô cần biết, chỉ biết người ta sẽ kô làm chuyện xằng bậy nếu
    1/ Chế tài nghiêm khắc. VD bất cứ ai ''hấp diêm'' là đem thiến ngay, trước bàn dân thiên hạ, khỏi oong đơ gì ráo. Sau đó là 20 năm khổ sai.
    2/ Giáo dục. Nếu bất kì đấng mày râu nào đều có suy nghĩ ''hấp diêm'', dùng bạo lực đối với phái nữ chỉ tỏ rõ sự thấp kém hèn yếu của đàn ông trước phụ nữ thì ít ra trước khi sử dụng vũ lực, đàn ông cũng phải suy nghĩ lại về giá trị của mình + điều 1.
    Ngoài dùng pháp trị, trong lấy đức vỗ về.
    Mỹ người ta có cả Adult Entertainment Industry 1 năm làm ra 6 tỷ USD cơ mà, có thấy ai than phiền về chuyện hiếp dâm đâu? Kp coi Trio X, nhìn gái hot đi qua cũng chỉ đành nuốt nước bọt ừng ực chứ nào dám làm gì. Tựu trung cũng là 2 thứ trên.
    VN mình thiếu cả 2, hỏi sao kô bảo nó ''độc hại''!
    Ngoài lề: Lúc trà dư tửu hậu kp nghe kể tù nhân Mỹ cũng rất khinh thường những kẻ phạm tội hiếp dâm. Phạm tội mà bị bỏ vào tù là bị mần hội đồng ngay
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    1/ Con nuôi
    Kô ý kiến vì bản thân đến con mình chưa chắc đã chăm vì lười. Cũng chưa nghĩ đến chuyện sẽ có con cũng vì... lười (kô phải lười chuyện kia, à mà cũng chưa biết chừng).
    Tuy nhiên có lời khuyên:
    Nếu có khả năng có con ruột + định có con ruột thì tuyệt đối kô nhận con nuôi.
    Trích Đông Chu Liệt Quốc
    Thời Chiến quốc, Tề Hoàn công dựng nên nghiệp bá, về già có 3 kẻ hầu hạ thân tín, rất là thương yêu tin tưởng. 1 người (quên tên, ai đọc Đông Chu confirm giùm) 1 hôm làm thịt đứa con dâng cho Hoàn công ăn.
    Quản Trọng bảo Hoàn công chém đầu 3 kẻ kia, bảo họ là nịnh thần. Hoàn công đem chuyện người đó dâng thịt con, tin tưởng hắn rất thương yêu mình. Quản Trọng nói:
    - Đến con mình còn có thể làm thịt thì còn có thể thương ai?

    Quả nhiên sau khi Quản Trọng mất, 3 kẻ kia làm loạn, nhốt Hoàn công cho đến đói chết.
    2/ Lập gia đình
    Người Mỹ ngoài husband-wife, họ còn dùng 1 từ khác để chỉ mối quan hệ này: partner.
    Những cuộc tình lý tưởng trong tiểu thuyết, nam nữ đều trạc tuổi nhau, và đa số đều chỉ yêu 1 lần.
    Còn có gì để nói nữa?
    3/ Vai trò của phụ nữ trong sự bình đẳng nam-nữ
    Nam nữ hoàn toàn kô thể có bình đẳng.
    Nữ nhân sinh ra là để nam nhân nâng niu, yêu thương, chở che. Nếu kô thế thì nam nhân tồn tại để làm gì?
    Nữ nhân sinh ra để làm cho nam nhân cảm thấy họ vĩ đại, ít ra là trong mắt nữ nhân. Nếu kô thế thì nữ nhân tồn tại để làm gì?
    Thế thì làm gì có sự bình đẳng?
    @Angie:
    Mạn phép nhờ Angie mời mẹ Angie 1 ly rượu giùm kp. Kô rượu thì trà! Bác nói rất hay, rất đúng bản chất!
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Khặc khặc... đọc cái kp viết về triple x cười muốn chết. Nói chung là trúng ý FW, không bàn cãi gì thêm. Vấn đề ở nước mình thì lâu này ai cũng biết là cái gì không quản lý được thì đem cấm phắt đi. Đúng là FW còn đang tiếc hùi hụi cái chuyện kinh doanh ấn phẩm x ở VN đem lại bao nhiêu là tiền thế mà cấm! Cấm phim ảnh, sách báo chớ còn cấm cả toys, thiệt hại bao nhiêu tiền cho quốc dân! Cái quan trọng là ở con người cơ, sống biết có luật pháp, sống biết sợ luật pháp. Cứ đụng vào là phạt nặng (nhưng cũng không đến nỗi bị hoạn và 20 năm) chừng 10-15 năm thôi, tức là 1/8 đến 1/6 cuộc đời 80 năm là vừa, chứ lên 1/4 thì nhiều quá! Mà vấn đề lớn nhất là người ta cứ nói nó độc hại mà không chỉ ra được ngoài độc hại cho con nít thì với người lớn độc hại chỗ nào!???! Nói với người lớn độc hại vậy hóa ra chuyện mọi người vẫn làm mỗi tối đều độc hại à??? Ngộ thiệt!!
  7. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hic, bài của Angie hình như toàn hiểu lầm hết ráo. Chán quá! Viết lại! (hay là sow hiểu lầm???)
    Cái này ko có ý nghĩa là như vậy. Vấn đề là tại sao họ lại lấy nhau? Nếu hai người lấy nhau không vì tình yêu thì hôn nhân còn ý nghĩa quái gì nữa, dẹp luôn cho rồi. Còn nếu hai người đã lấy nhau vì tình yêu, thì vụ "chênh lệch giá cả", hay là "kinh nghiệm lựa chọn", liệu có còn quan trọng nữa hay không? Phải là rất quan trọng hay sao? Tại sao phải quan trọng hóa mọi việc đến như vậy? Quá đề cao và chăm lo cho cái TÔI của chính mình, lúc nào cũng muốn leo lên trên đỉnh, ở trên đầu thiên hạ, điều đó có quan trọng lắm không?
    Sow không cần biết mình giá bao nhiêu cả. Giá trị của một ai đó ko do chính họ quyết định mà là do người khác đánh giá. Và việc họ đã "mua" sow với giá bao nhiêu là điều không thể, vì nếu nói là "mua" và "bán" thì sow có giá là... vô giá. Sow chỉ "cho" chứ không "bán". Đó là sự lựa chọn của sow, và sow trao mình cho lựa chọn đó. Hạnh phúc hay không cũng là do mình quyết định, nếu mình muốn hạnh phúc, mình sẽ có hạnh phúc, còn nếu mình muốn hạnh phúc mà người kia (sự lựa chọn sai lầm) không thể cho mình hạnh phúc (vì quá tồi tệ) thì bỏ đi, lựa chọn lại. Dù sao, sow không nghĩ ly dị là một cái gì đó xấu xa, và thiên hạ nói gì cũng hoàn toàn là điều không quan trọng.
    Vậy thôi! Hạnh phúc với sự lựa chọn của chính mình. Sống sao cho hạnh phúc là được, dù người khác không thấy thế đi chăng nữa.
    Nếu ta cho bé một mái ấm, một tình thương, một sự chăm sóc đầy đủ, tại sao bé lại không mong là con của ta?
    Nếu ta cần có một người thủ thỉ khi về già, ta xin con nuôi, đó hoàn toàn không phải là một việc làm có lỗi phải gì cả.
    Điều này, Angie đã sai rồi!
    Angie nghĩ, một đứa con nuôi bị ngược đãi, khi ta già, nó vẫn chịu sống với ta sao?
    Nghĩ sao vậy?
    Ngay với con ruột cũng vậy thôi, nếu ta không thương yêu chăm sóc nó, ta không có quyền đòi hỏi từ nó điều tương tự. Ngược lại, nếu ta đã chăm sóc nó hết mình và yêu nó với tất cả tấm lòng người mẹ, mà khi ta già nó ruồng rẫy ta, thì con cái nó sẽ chứng kiến, và sow hoàn toàn tin vào luật nhân quả, khi chính bản thân nó về già, nó sẽ nhận lãnh cái điều mà nó đã làm cho ta.
    Vấn đề là hãy phân tích tình huống đi. Một người mẹ độc thân.
    Đối với một người mẹ độc thân, có thể nói là "thiếu thốn tình cảm" (vì ít ra cũng có mặt gì đó mất cân bằng), thì lẽ thường, tất cả tình cảm "dư thừa" đó, "thiếu thốn" đó, sẽ dành cho đứa con, dù là con nuôi hay con ruột. Ta thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ nó, tại sao nó lại không thích làm con ta? Chẳng có lý do gì cả. Ta mong khi ta già, nó sẽ ở bên thủ thỉ với ta, đó không phải là điều gì sai trái cả! Sow luôn quan niệm: gieo nhân nào, gặt quả đó. Tại sao ta đã yêu thương nó thật lòng, hết mình (thì ngoài nó ra ta có còn người thân nào khác nữa đâu, tại sao lại không yêu), đến khi ta già ta chỉ mong nó thủ thỉ cho ta nghe, lại không được? Thật phi lý!
    Mà thật ra, đó chỉ là một cách diễn đạt thôi.
    Đời sống độc thân thường buồn. Nếu sow sống độc thân, sow sẽ có con, hai mẹ con thủ thỉ với nhau, cũng đủ vui vầy hạnh phúc. Tại sao mong muốn này sai trái? Sai điểm nào?
    Cảm ơn, tôi cũng vậy!
    Sow cũng đã rơi vào tình cảnh tương tự mà, mẹ bảo với sow rằng sow là "ngoài kế hoạch", nhưng vì là con đầu lòng, không dám phá, nên mới phải sinh sow ra, quá sớm sủa so với mong muốn của mẹ. Chẳng biết mẹ nói thật hay đùa, nhưng điều đó có gì là quan trọng? Mẹ đã yêu thương ta như thế nào, nuôi lớn ta như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Đứa trẻ xuất phát từ sai lầm không chắc 100% sẽ là đứa trẻ bất hạnh. Đứa trẻ kết tinh từ tình yêu chân chính cũng không chắc được 100% sẽ là đứa trẻ hạnh phúc. Nguyên nhân không quan trọng, quan trọng là quá trình. Đã làm sai vẫn có thể sửa. Cực đoan thế, người lỡ một lần làm sai thì không có cơ hội để phục hồi lại hay sao? Không xét đến những cố gắng của người ta hay sao?
    Xin lỗi nghen, trong bài sow hoàn toàn không có đề cập đến việc "quá cần có đứa con nên xin con". Ý đó tự Angie suy ra thôi, và khi viết bài trả lời đó trong đầu sow cũng không có ý đó. Sow ghét nhất là các bậc, à không, không đáng để được dùng từ "bậc", ghét nhất là những cha mẹ vô trách nhiệm, chỉ biết đẻ, đẻ, và đẻ mà không biết là mình có thể, có khả năng để nuôi con cho tốt hay không. Chính vì vậy, nói thật, sow rất ghét nhân vật chị Dậu. Nếu là sow trong tác phẩm đó, sow thà bán mình, quyết không bán con đi ở đợ như thế, còn không thì mặc xác cái ông chồng kia đi, vì đằng nào năm sau, lại thiếu thuế, cũng lại bị bắt vậy thôi, cũng chẳng thay đổi gì được. Còn đứa nhỏ, nó vô tội mà. Đã sinh nó ra thì phải nuôi nấng nó cho đàng hoàng chứ, tại sao lại bán nó để chuộc chồng, còn thân mình thì cứ giữ bo bo như thế? Ghét, ghét, rất ghét! Thế mà phải làm bài văn ca tụng chị Dậu, căm không chịu được mà vẫn phải làm. Đúng là "nhà báo nói láo ăn tiền".
    Do vậy, ai bảo sow sẽ xin con khi ko có khả năng nuôi? Nuôi con chỉ vì mong "có người thủ thỉ"??? Sai lầm!
    Mà thường, người phụ nữ độc thân, là người thành đạt. Thành đạt, độc lập, mạnh mẽ, mới có thể sống độc thân. Vậy tại sao lại không đủ điều kiện nuôi con chứ?
    Sow hoàn toàn không có ý này. Tự Angie nghĩ và tự Angie chửi thôi!
    Sow hoàn toàn ko biết gì về cái "làng" này. Có bài báo đó không? Post cho sow... chửi ké với!
    Còn về thương con.. Quan niệm của sow là: hạnh phúc cùng chia sẻ. Và sow không quan trọng mục đích, quan trọng là quá trình. Nếu muốn có con vì là muốn có con, muốn có người tâm sự, muốn có người chia sẻ, muốn có người thủ thỉ về già, thì đã sao chứ? Quan trọng là ta đã nuôi nấng nó như thế nào, có xứng đáng để đòi hỏi được điều đó hay không? Nếu không xứng, tự khắc đứa trẻ, đứa con sẽ phán quyết ta. Cuộc đời sòng phẳng mà, lo chi mệt thế?
  8. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Angie đi mà dạy mẹ chồng ấy! Mấy người phụ nữ suy nghĩ được như Angie?
    Có thì nói có, không thì nói không, thẳng thắn mà phán xét, không có gì là phân biệt giới tính ở đây cả!
    Thực tế mà nói, phụ nữ là một sinh vật đáng sợ, nhỏ nhen, ghen tuông, ích kỉ. Từ nhỏ đến lớn, sow vẫn luôn "được" một vài bạn nữ, không bạn này thì bạn kia ghen ghét! Mặc dù mình không hề gây sự gì với họ cả, chỉ vì có vài cái nổi trội hơn họ. Quá biết rồi! Quá chán rồi! Quá mệt rồi.
    Sow không biết mình có thoát ra được khỏi cái vòng đó hay không, nhưng đó là sự thật. Không có người phụ nữ nào là không ích kỉ cả, không ít thì nhiều. Không có người phụ nữ nào là không ghen tuông cả, có điều họ ghen như thế nào, có văn hóa hay không, khéo léo hay không, và nhiều hay ít, vậy thôi! Không có người phụ nữ nào mà không so đo cả. Chắc chắn là như thế! Chán!
    Đàn ông không phải không có tính cách như vậy, nhưng sow không phải là đàn ông, "không nằm trong chăn nên không biết chăn có rận". Về đàn ông, hãy để đàn ông thẳng thắn tự phán xét. Sow chỉ biết về phụ nữ.
    Sow không quơ đũa cả nắm, hoàn toàn không. Nhưng, mỗi người phụ nữ có một "chỉ số", một "mức độ" riêng về các "đức tính" đó. Thẳng thắn thừa nhận đi, vấn đề chỉ là "mức độ" mà thôi.
    Do đó, sow không "nói xấu" gì cả, chỉ là nói thật.
    Bản thân sow cũng ích kỉ, nhất là trong tình yêu.
    Vậy thôi!
    Đúng, mẹ sow dạy như vậy.
    Mẹ sow dạy rằng "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân". Đừng có đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người khác để mình phơi phới vô trách nhiệm như thế. Trước khi phán quyết về sai lầm của người khác, hãy tự xét lại sai lầm của bản thân cái đã.
    Mẹ chồng là người lớn. Người lớn có cách suy nghĩ cổ hủ của họ, mà có thể lớp người trẻ tuổi của mình khó mà hiểu được (cũng như bà rất khó có thể hiểu được suy nghĩ và quan niệm của lớp trẻ chúng mình), nhưng mình phải cố gắng để mà có thể thông cảm được.
    Mẹ chồng, (có thể) cũng đã trải qua giai đoạn làm dâu, cũng khổ nhiều rồi, và có thể là bà đã "quen nếp". Tại sao phải bắt người lớn khéo léo với mình trước? Nghe cứ y như là người lớn cần và nên "lễ phép" với mình vậy! Dù sao đó cũng là mẹ của chồng mình cơ mà? Người đã nuôi dạy chồng mình. Hãy cho bà một lòng biết ơn nhất định, và một sự kính nhường nhất định. Nhưng, người không phải là thánh, sự nhẫn nhịn nào cũng có giới hạn của nó, miễn mẹ chồng đó đừng quá đáng (nhất là không được đụng chạm đến ba mẹ mình), thì mình là người nhường trước, có sao đâu? "Kính lão đắc thọ" mà? Âu cũng là "phải đạo".
    Còn nữa, nếu mẹ đã khổ sở vì làm dâu, sao không cho mẹ thời gian để từ từ mẹ nhớ lại, nhận ra và thay đổi quan điểm. Là người phải khéo léo trước, có gì sai đâu?
    Còn chồng hả? Cảm ơn! Đàn ông là chúa vụng về, không gây thêm xung đột thì thôi. Vì thế nên phải hợp tác chặt chẽ với chồng nữa, "dụ dỗ" chồng hãy quan tâm hơn đến mẹ, và thể hiện "sự bình đẳng tình yêu" (thậm chí là yêu mẹ hơn) trước mặt mẹ. Cụ già rồi, còn được bao năm. Tại sao phải tranh đua với cụ từng miếng từng miếng một như thế chứ? Người ta bảo, "người già như trẻ nhỏ", phải hiểu được tâm lý của cụ, thì mới có thể có được sự cảm thông của cụ.
    Hy sinh một chút vì hạnh phúc gia đình, vì tình yêu thương thật sự giữa các thành viên. Bộ khó lắm sao?
    Sow xem phim và thấy, sự chịu đựng của các nàng dâu phương Tây không bằng 1/10 của phương Đông, điều đó chưa chắc đã là cái gì tốt đẹp hơn, khi cứ nâng mình lên quá cao như thế. "Chịu đựng", sẽ là một sự "chịu đựng" khi ta nghĩ đó là cái "sự" mà ta phải "chịu đựng". Còn nếu ta không nghĩ thế, cứ nghĩ nó là đương nhiên, không phải chính bản thân ta cũng được giải thoát hay sao?
    Khó khăn làm gì cho mệt!
    Mẹ Angie dạy rất hay, nhưng "bài" này sow cũng đã tự học xong cách đây khá lâu rồi! (^_^) Nhưng, vấn đề là, Angie đọc lại xem, thử xem cuối cùng, những gì sow làm là vì chính bản thân sow hay là chỉ vì mấy cái "khẩu hiệu lừa bịp" mà Angie nói? Có phải cuối cùng, người hưởng thành quả, hưởng hạnh phúc cũng chỉ là sow thôi không? Tại sao cứ cố chấp làm gì cho mệt? "Lập địa thành phật", tu tâm như thế tốt hơn. Cứ xem như gió thoảng qua tai, sao phải "ghim", "găm" làm gì mệt thế?
    Đúng, quan trọng là mình, vì thế sow không nghĩ "ly dị" là một cái gì đó xấu xa. Sow nghĩ đó là sự giải thoát, khi ko còn có thể cứu vãn được nữa.
    Nhưng chồng cũng quan trọng. Và để xây dựng nên một tòa nhà to, cần có một nền móng quan trọng, đó là mối quan hệ với những người trong gia đình. Hai người đã khó khăn, lại thêm chồng thêm khó khăn do gia đình chồng / vợ, như vậy dễ "sụp" lắm. Chẳng thà nhân lúc mới cưới, tình cảm còn nồng nàn thắm thiết, tranh thủ lo "xây dựng", "đổ bê tông" một nền móng vững chắc đi. Nhà có sụp vẫn còn có móng, nhiều khi còn có thể xây dựng lại. Sow không thích xây nhà trên cát, chỉ một cơn sóng nhỏ cũng đủ xóa tan đi...
    Nhưng ông bà ngày xưa vẫn hay lo lắng như vậy ("có con gái trong nhà như bom nổ chậm"). Hãy chấp nhận và xem nó như là một "tư tưởng lịch sử", đưa vào viện bảo tàng, miễn mình biết nó ko đúng và đừng lặp lại với con cái là được rồi. Sao Angie cứ thích phán xét đời trước thế?
    u?c spirit_of_wind s?a vo 00:15 ngy 02/08/2006
  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    hì hì topic này ngày càng nhiều bài trên 100 chữ, đạt yêu cầu chất lượng, đúng nghĩa "Suy nghĩ - Suy ngẫm". Thích thật!!!
  10. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Ủa, sao dẫn chứng của kp nó hổng dính nhiều đến luận điểm vậy??? Hổng hiểu gì hết! Cứ tưởng trong câu chuyện có con ruột vs con nuôi cơ!
    hê hê, sao nghe giống "đại công tử nho gia" nào đang nói quá vậy? Kp có thích đọc và nghiên cứu đạo Khổng, Mạnh, đạo Nho hay không? (sow có một anh bạn khoái mấy cái này lắm đó, có gì giới thiệu cho kp hen, tiếc là hổng phải con gái )

Chia sẻ trang này