1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thực tình mà nói, nước Mỹ và người Mỹ đối với FW vừa quen vừa lạ. FW không thể nói được chuyện kỳ thị ở Mỹ, bởi lẽ, người Mỹ thì không giống như người Đức. Mà FW thì không ở Mỹ để mà cảm nhận được.
    Tại sao nói người Mỹ và nước Mỹ đối với FW vừa quen vừa lạ? Quen là vì FW coi rất nhiều loại phim của Mỹ (thì phần lớn phim hay là do Mỹ sản xuất), đọc truyện Mỹ và đã từng làm việc với 4 ông thầy người Mỹ trong một thời gian. Lạ là vì phim và truyện thì không lột tả được đời thật, nó chỉ miêu tả những extreme. Những ông thầy người Mỹ mà FW có thời gian làm việc chung chỉ đại diện cho tầng lớp company consultant chứ không đại diện chung người Mỹ. Lạ nữa là vì FW không sống trong nước Mỹ, không tiếp nhận và cảm nhận một cách đời thật văn hóa Mỹ. Có lẽ, để nói về nước Mỹ chính xác cần có những con người sống tại Mỹ một thời gian.
    Tuy nhiên, biết gì nói đấy, FW tạm mở rộng đề tài thay vì chỉ nói về sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ, sẽ nói rộng hơn về đất nước và con người Mỹ. Vấn đề đầu tiên là sự phân biệt đối xử. Những ai đã từng xem phim The Bronx Tales sẽ thấy sự phân biệt đối xử giữa những chủng tộc người ở Mỹ. Và thiết nghĩ, nước Mỹ kỷ niệm quốc khánh của mình chẳng phải là cũng kỷ niệm một cuộc chiến giải phóng nô lệ hay sao. Nô lệ thì rõ ràng là mang đậm sự phân biệt đối xử. Trải qua hàng vài trăm năm, lịch sử nước Mỹ không bao giờ thiếu những câu chuyện phân biệt chủng tộc từ KKK đến Martin Luther King và vừa rồi người ta kỷ niệm vài chục năm ngày một người phụ nữ da màu đã cương quyết phá vỡ quyền ưu tiên ngồi xe bus chung với người da trắng.
    Ngày nay, một khi những câu chửi như You are black! vẫn còn tồn tại thì không có lý gì nước Mỹ mất đi sự phân biệt chủng tộc ăn sâu trong suy nghĩ của mình. Ngày nay, khi xem các phim Mỹ, vẫn thấy rõ sự phân biệt chủng tộc trong đó. Ngày nay, đi vào những nhà giam Mỹ, vẫn thấy người da màu, nhất là da đen đa số hơn là da trắng. Ngày nay, nước MỸ vẫn đầy những phân biệt sắc tộc.
    Lẽ đương nhiên là mức độ phân biệt thì đã giảm đi rất nhiều. Đó là điều đương nhiên vì xã hội Mỹ không thể lớn mạnh nổi nếu vẫn còn những dằng xé giữa các chủng tộc với nhau. Hơn nữa, những phong trào đấu tranh liên tục thập niên 70, 80, sự hỗ trợ của chính phủ trong phá vỡ những mối hiềm thù ngăn cách các chủng tộc với nhau đã và đang giảm đi những mối xung đột sắc tộc như thế.
    Và nhiều người sống ở Mỹ thì cho rằng, sự phân biệt sắc tộc là một phần của cuộc sống nước Mỹ cho dù không một chính trị gia nào ủng hộ, cho dù không một quyển sách, cuốn phim nào ủng hộ cho sự phân biệt đối xử thì nó vẫn tồn tại trong ý thức hệ của người Mỹ.
    Lý giải cho vấn đề này, có ý kiến cho rằng chính cái văn hóa chấp nhận đa sắc tộc đã hình thành nên những rào cản như thế. Về bản chất, nước Mỹ luôn là mảnh đất đón chào những người di cư từ những văn hóa khác nhau chứ không phải là mảnh đất mà con người ta từ bỏ. Vì lẽ đó, nước Mỹ hàm chứa sẵn những cơ hội để giúp đỡ những người định cư mới nhưng cũng hàm chứa những kỳ thị của người cũ, e sợ những người mới đến. Đó là tâm lý chung của từng con người và phát triển lên thành tâm lý cộng đồng không khó khăn gì. Thêm nữa, những con người đến từ những vùng văn hóa khác nhau sẽ mang trên mình những giá trị khác nhau về cuộc sống và có xu hướng sống tập trung lại để bảo vệ lẫn nhau. Bản chất loài người là loài khỉ, vốn sống bầy đàn để bảo vệ và cùng nhau phát triển. Trong quá trình tiến hóa, loài người tiến hóa không phải với từng cá thể đơn độc mà luôn tiến hóa theo từng mô hình xã hội. Con người luôn có xu hướng sống trong bầy đàn để tìm thấy sự an toàn và chia sẻ. Hệ quả là trên mảnh đất mới khắc nghiệt, những chủng tộc cùng chung văn hóa tìm cách liên lạc và sống quây quần lại, tạo nên những bức tường văn hóa với những nhóm chủng tộc khác. Cái tâm lý ngại chấp nhận cái mới, nói cách khác, tính ỳ của loài người, là một trong những nguyên nhân khiến các nền văn hóa không thể tiếp xúc với nhau hoàn toàn. Lâu dần, những định kiến, được phóng đại nhiều lần qua sự giáo dục trong gia đình và cả thông qua giới truyền thông như tin tức, phim ảnh đã được ghi nhận và lưu truyền qua các thế hệ. Nỗi sợ những kẻ mới đến chiếm mất phần kinh tế, văn hóa, nỗi lo ngại về bị hiếp đáp bởi các chủng tộc khác, nỗi sợ trước cái mới và sự thay đổi, sự cố chấp, bảo thủ bảo vệ bản sắc riêng của từng nền văn hóa, những ấn tượng xấu, định kiến về những chủng tộc khác đã dần tạo nên những bức tường chắn giữa các cộng đồng.
    Vì sao người ta nói nước Mỹ phân biệt chủng tộc hơn các nước khác? Và vì sao người ta cũng nói nước Mỹ dang rộng tay đón những người mới đến ít phân biệt hơn những nước khác? Hai câu nói tuy trái ngược nhau nhưng không hề thiếu lý lẽ. Người ta thấy nước Mỹ phân biệt chủng tộc hơn những nước khác là vì đơn giản không có nước nào có nhiều chủng tộc như nước Mỹ, không có nước nào các chủng tộc lại sống chung và đụng độ nhau ở mọi khía cạnh như nước Mỹ, không có nước nào số lượng người ở các chủng tộc lớn như nước Mỹ. Chỉ tính số lượng người Việt, một chủng tộc không hề lớn so với dân số Mỹ, nhưng cũng đã đủ tương đương với dân số hai tỉnh lớn của Việt Nam và sinh sống trên những mảnh đất rộng gấp vài lần nước VN. Người ta thấy nước Mỹ phân biệt chủng tộc chính là vì nước Mỹ đón nhận những người nhập cư, gây nên những bất đồng trong văn hóa, kinh tế giữa người nhập cư và người bản địa. Và cũng vì nước Mỹ đón nhận người nhập cư nên người ta cũng thấy nước Mỹ ít phân biệt chủng tộc vì chẳng đất nước nào đón nhận người nhập cư nhiều và dễ như Mỹ. Với lợi thế về những mảnh đất bạt ngàn và tài nguyên trù phú, không đất nước nào có thể thi hành chính sách nhập cư hiệu quả như nước Mỹ. Với nền văn hóa đa sắc tộc, chấp nhận mọi nền văn hóa sống chung với nhau. Đơn cử như nội ở Mỹ người ta có thể thấy Tết quanh năm: tết Dương Lịch, tết Âm lịch, Tết người Nga, Tết của người Ấn Độ, Mã Lai, Phi Châu và cả những cái Tết của người da đỏ. Chấp nhận và tạo điều kiện cho các nền văn hóa sống chung với nhau, đó chẳng phải là nước Mỹ đã hào phóng, ít phân biệt chủng tộc hơn các nước khác hay sao? Chỉ cần sống ở Đức một thời gian, bạn sẽ thấy những kỳ thị, phân biệt đối xử của người Đức đối với người nước ngoài như thế nào. Nó nặng nề hơn so với Mỹ. Thử hỏi ở nước nào mà đủ loại tôn giáo trên thế giới có thể sống chung với nhau như ở Mỹ? Tại sao người Hồi Giáo và người Do Thái gây chiến liên miên ở Trung Đông nhưng chẳng hề ở Mỹ? Và với lợi thế về sức mạnh kinh tế, nước Mỹ có đủ công việc để con người thuộc mọi giai cấp có thể bán sức lao động, mưu cầu hạnh phúc. Nước Mỹ là thế, rất bao dung nhưng cũng rất khắc nghiệt. Trên mảnh đất nước Mỹ, các quốc gia trên thế giới sống chung với nhau và đấu tranh với nhau để phát triển. Sống ở Mỹ là tin vào bản thân, dựa vào cộng đồng, đấu tranh để sinh tồn.
    Bởi lẽ, từ truyền thống, nước Mỹ phát triển được là dựa vào những cuộc đấu tranh giữa các sắc tộc. Chính vì luôn mong muốn vươn lên, cạnh tranh với những sắc tộc khác, chính vì mong muốn vươn lên để thành đạt trong môi trường thiếu cạnh tranh khốc liệt mà mỗi con người, mỗi sắc tộc đều cố gắng làm được điều gì đó tốt nhất cho cá nhân và cộng đồng mình. Và những gì tốt cho cá nhân, cho cộng đồng cũng chính là những gì tốt cho nước Mỹ, cho sự phát triển của Mỹ. Điều đó phù hợp với logic đấu tranh sinh tồn và phát triển của thế giới tự nhiên của Darwin, mà trong đó ông cho thấy, nơi nào sự đấu tranh sinh tồn càng khốc liệt, những kẻ sống sót lại càng là những kẻ khỏe mạnh nhất, sống dai nhất và tồn tại tốt nhất. Trong trường hợp này, nơi khắc nghiệt nhất cho cuộc đấu tranh sinh tồn của loài người là nước Mỹ.
    Ngoài ra, nước Mỹ còn phát triển trên các cuộc chiến tranh: cuộc chiến với người da đỏ, , cuộc chiến với Anh, cuộc nội chiến, cuộc chiến với Mexico, chiến tranh Thế giới II, cuộc chiến tranh lạnh, cuộc chiến với Cuba, cuộc chiến Triều Tiên, cuộc chiến Trung Đông, các cuộc chiến ở châu Phi, cuộc chiến ở Đông Âu... Và các số liệu cho thấy, mỗi khi bắt đầu một cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ lại tăng trưởng mạnh. Nói cách khác, các chính trị gia Mỹ tìm thấy ở việc gây chiến một con đường để phát triển đất nước hay nói cách khác mang lại lợi ích ích kỷ cho nước Mỹ.
    Vì lợi ích của mình các chính trị gia Mỹ đã gây ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh đẫm máu trên toàn thế giới. Cũng vì vậy mà người Mỹ bị nhiều dân tộc trên thế giới đánh giá là những kẻ kiêu ngạo, ngang tàng và cả tàn bạo. Nực cười khi thấy người Iraq sống ở Mỹ, người Nam Tư sống ở Mỹ nhưng nước Mỹ vẫn đánh Iraq, vẫn đánh Nam Tư. Đó là cái lẽ, tuy là người Iraq, Nam Tư nhưng họ đang sống ở nước Mỹ, đang đấu tranh cho cái lợi ích của nước Mỹ.
    Nói chung, với xu hướng toàn cầu hóa không thể cưỡng lại như ngày nay, những giá trị Mỹ đang ngày càng bành trướng vì nó đem lại những mô hình phát triển đặt nặng tính hiệu quả và bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thiếu bền vững. Đó là những mô hình kinh tế, xã hội rất tiên tiến và tinh tế mà ít quốc gia nào trên thế giới đạt được. Và vì ít kẻ làm được cái tương tự nên người ta buộc phải học nó từ người Mỹ. Hệ quả, áp dụng những mô hình phát triển Mỹ thì cũng phải chấp nhận những giá trị Mỹ. Nên nhớ: về kinh tế, các lý thuyết gia đặt nền móng cho nền kinh tế công nghiệp, tài chính hiện đại và hiệu quả phần lớn là người Mỹ; về khoa học, kỹ thuật, người Mỹ luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực và thường là kẻ lãnh giải Nobel nhiều nhất; về chính trị: người Mỹ có một nền chính trị dân chủ và chuyên nghiệp. Nền chính trị này đạt trình độ cao trong bịp bợm cho dù có cả đối lập lẫn đồng minh nhưng nói chung người dân bị bịp liên tục mỗi 4 năm trước đủ lời hứa hẹn; về giáo dục: người Mỹ đào tạo nên những doanh nhân thành đạt nhất thế giới, những chính trị gia bậc thầy, những nghệ sĩ lưu danh; về văn hóa: một nền văn hóa đa dạng, phong phú đầy ắp phim ảnh, âm nhạc, tiểu thuyết, sách vở mọi thể loại mà không nền văn hóa nào sánh kịp; về quân sự: nước Mỹ có những công nghệ tối tân nhất thế giới và những vị chỉ huy quân sự năng lực. Trong tất cả các cuộc chiến với những nước khác, tổn thất của binh sĩ Mỹ chỉ như muối bỏ bể so với tổn thất của địch thủ. Nếu đem số lính Mỹ chết ở VN đem chia cho số lính đối phương đã chết trong giai đoạn trước Hiệp định Paris, ta sẽ nhận được một con số gần như bằng không. Với sức mạnh quân sự đó, Mỹ có một tiềm lực vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Với những lợi thế về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự như vậy,nước Mỹ có quá nhiều sức mạnh để khiến người khác phải nghe theo mình trong cơn lốc toàn cầu hóa.
    Quay trở lại với những kinh nghiệm cá nhân. Khi làm việc với các người Mỹ, vốn là những company consultant, FW cảm nhận được sự thân thiện và phóng khoáng nơi họ. Họ rất thẳng tính, không ngại nói thẳng, va chạm nhưng rõ ràng có những vấn đề họ cư xử rất ngoại giao và cũng rất sâu sắc trong suy nghĩ. Có lẽ sâu sắc trong suy nghĩ hay nói cách khác, uốn lưỡi vài lần khi nói là đặc điểm chung của lớp người consultant, không phải chung của người Mỹ.
    Một đặc điểm khác của người Mỹ là họ luôn tin vào bản thân mình. Họ tin rất chắc chắn vào những gì họ nói ra và cho là đúng. Trừ phi bạn có thể dùng lập luận logic để bẻ được ý của họ, còn không thì họ sẽ chỉ tin tưởng vào những điều họ tin. Thậm chí, có thể nói người Mỹ là những con người rất cứng đầu và bảo thủ.
    Một đặc điểm nữa của người Mỹ là tin vào chúa. Câu cửa miệng nhiều người là Oh my God. Theo một số thống kê, người Mỹ là những người sùng đạo. Điều đó cũng có thể hiểu được vì trong cuộc đấu tranh khốc liệt trong môi trường cạnh tranh để sinh tồn, con người cần một chỗ dựa an toàn về tinh thần. Đó chính là vai trò của tôn giáo. cho nên tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Tôn giáo là một phần không thể tách rời của văn hóa và lịch sử phát triển của nước Mỹ.
    Những người Mỹ FW từng gặp mang lại cho FW một cảm giác thân thiện, cởi mở hơn người Đức. Tuy nhiên khi làm việc, họ cũng yêu cầu chúng ta làm việc năng nổ hơn. Khác với người Đức thường gò con người vào những quy tắc, làm việc với người Mỹ bạn sẽ thấy khuynh hướng chấp nhận mọi giải pháp ngoài quy tắc, miễn là công việc được hoàn tất. Đó là một trong những điều khiến FW cảm thấy mến phục tác phong làm việc của Mỹ.
    Nói tóm lại, tuy không ưa gì những kẻ hiếu chiến ở Mỹ, tuy không ưa lắm những lạnh lùng, nhẫn tâm chỉ quan tâm đến hiệu quả của người Mỹ, FW rất ấn tượng những gì mà nền văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật Mỹ đã đạt được.
    Còn riêng về vấn đề phân biệt chủng tộc, sở dĩ ở VN chúng ta không thấy rõ là vì 80 đến 90% dân số VN là cùng dân tộc Kinh rồi. Còn gì mà phân biệt nữa vì ra đường có mấy khi thấy người dân tộc thiểu số! Có phân biệt chăng vẫn có thể thấy rõ sự phân biệt giữa người Nam, người Bắc, người Trung. Có phân biệt chăng là người TP người ở quê. Bấy nhiêu đó đủ thấy, chúng ta cũng phân biệt và phân biệt còn hơn người Mỹ. Phân biệt chủng tộc hay không còn thể hiện qua cư xử hằng ngày: nếu ta gọi một người tên John đang sống ở TP HCM là anh John hoặc cậu John sẽ khác hoàn toàn khi ta gọi thằng John, thằng Mỹ ở lớp ta hay nó. Không đâu xa lạ, những phân biệt đối xử được thể hiện qua ngôn ngữ hằng ngày.
    Kết luận là, sau khi viết xong, FW cảm thấy mình chẳng hiểu biết gì về nước Mỹ cả!

  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    À, đọc xong lại tự nhiên lại nghĩ lại một câu chuyện thực tế và thấy đúng y chang. Bởi vậy, mạn phép các cô trong box, FW không hề ám chỉ một cô cụ thể nào mà viết ra một nhận xét chung chung rằng không biết các cô sinh trước 83 ra sao nhưng với các cô càng sinh sau 83 thì càng dễ "cua". Con gái sinh từ năm 85 đến 90 dễ trải lòng hơn, thoải mái hơn và vì thế đối với bọn con trai cũng dễ là đối tượng thâm nhập hơn. Nhưng đổi lại, họ cũng là những con người hời hợt hơn, non nớt trong suy nghĩ hơn những cô già tuổi, già kinh nghiệm sống. Phải mở ngoặc thêm lần nữa là đấy chỉ là phát biểu chung thôi vì FW đã gặp những cô 83, 85 rất thông minh và rất chín chắn trong suy nghĩ, cho phép đóng ngoặc. Có lẽ nguyên do cho nhận xét trên là FW ngày càng già đi nên thấy thế. Nhưng suy nghĩ sâu xa thì đấy là do sự thay đổi thời đại.
    Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có được nhiều tự do hơn, tư tưởng và giá trị phương Tây tấn công mạnh mẽ qua phim ảnh, báo chí và âm nhạc (nên: "Con gái sinh từ năm 85 đến 90 dễ trải lòng hơn, thoải mái hơn và vì thế đối với bọn con trai cũng dễ là đối tượng thâm nhập hơn. Nhưng đổi lại, họ cũng là những con người hời hợt hơn, non nớt trong suy nghĩ hơn những cô già tuổi, già kinh nghiệm sống.")đã đẩy lùi những khắt khe nhưng rất ý tứ, sâu sắc của tư tưởng và giá trị Đông phương(là: suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, yêu thương, thấu hiểu).
    => Đoạn này bổ nghĩa cho nhận xét highlight của FW, không hề liên quan đến:

  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cho nên kp mới nói là KÔ HIỂU ý của Wing.
    Những tư tưởng giá trị cởi mở thông thoáng của phương Tây hay những truyền thống sâu xa của phương Đông (ngay bản thân cái ngữ này cũng có nhiều vấn đề cần bàn) thì LIÊN QUAN gì đến chuyện HỜI HỢT, NON NỚT, THIẾU KINH NGHIỆM SỐNG cơ chứ?
    Tỷ như Wing đây, so với các bậc cha chú dĩ nhiên vẫn còn non nớt, thiếu kinh nghiệm sống, nhưng bảo Wing HOÀN TOÀN cởi mở thông thoáng như người Tây phương, e rằng đã có sai lầm.
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ đến phiên FW không hiểu ý KP muốn biết gì! FW sẽ trình bày bài viết này thành 2 phần: Phần 1, phân tích logic đoạn văn trên; Phần 2, giải thích về từ ngữ FW dùng khi nói về giá trị văn hóa, tư tưởng phương Đông.
    Phần 1. Đoạn văn trên có những vấn đề trình bày theo logic là như thế này:
    Vế 1
    Nguyên nhân:
    Văn hóa xem trọng những gái trị tự do, cá nhân của phương Tây (thông qua sách báo, phim ảnh) tác động vào giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ sinh sau 83.
    Hệ quả:
    1- Họ cởi mở hơn, dễ trải lòng hơn : hệ quả: dễ bị lợi dụng hơn.
    2- Họ đánh giá thấp những rủi ro do sự trải lòng đó : hệ quả: bị đánh giá là non nớt trong suy nghĩ (nhìn theo cách đánh giá của phương Đông).
    3- Họ mau thích mau chán, không chuộng những giá trị tinh thần, tình cảm bền vững: hệ quả: hời hợt trong tình cảm (nhìn theo cách đánh giá của phương Đông)
    So sánh với:
    Vế 2:
    Nguyên nhân:
    Văn hóa xem trọng những giá trị đạo đức, nhân phẩm có phần khắt khe của phương Đông tác dụng lên những người sinh trước năm 83.
    Hệ quả:
    1- Họ kỹ lưỡng và cẩn thận trong các mối quan hệ khác giới: tương phản với hệ quả 1 và 2 bên trên.
    2- Họ đánh giá cao tình cảm chân thành, chung thủy. hệ quả: tương phản với hệ quả 3 bên trên và được đánh giá là chín chắn và sâu sắc (nhìn theo cách đánh giá của phương Đông)
    3- Hệ quả của 2: họ sống không hời hợt mà sâu sắc, có khả năng hiểu và thông cảm tốt hơn so với trên.(nhìn theo cách đánh giá của phương Đông)
    Bên trên là cấu trúc logic chia nhỏ của đoạn viết của FW. Cơ bản nó support cho nhận xét của FW là đoạn highlight, không support cho chủ đề chính. Đoạn highlight của FW là đoạn mở rộng thêm ý tưởng của FW đối với suy nghĩ của cô khongthe. Bài viết có một nền tảng cơ bản là góc nhìn của một người chịu ảnh hưởng văn hóa phương Đông.
    Phần 2. Còn nếu KP muốn bắt giò đoạn giá trị truyền thống phương Đông tuy khắt khe nhưng ý tứ và sâu sắc thì FW trả lời thế này:
    - Khắt khe: Những giá trị về cách cư xử của người phụ nữ phải luôn giữ ý tứ trong ăn nói, đi đứng, trong quan hệ bạn bè khác giới của phương Đông nếu so với phương Tây thì rõ ràng là khắt khe.
    - Ý tứ: Đứng dưới góc nhìn người phương Đông, việc tuân thủ những cách ứng xử như vậy mang lại sự duyên dáng, hiểu biết và quyến rũ đặc trưng cho người phụ nữ phương Đông. Với người phương Đông những ý tứ như vậy là điều đáng trân trọng.
    - Sâu sắc: Cũng đứng dưới góc nhìn của người phương Đông, việc kỹ lưỡng, ý tứ trong quan hệ với người khác giới mang lại sự an toàn cho người phụ nữ, là sự cẩn thận bảo vệ cho mối quan hệ về sau, bảo vệ cho người phụ nữ không bị dư luận đàm tiếu. Những ứng xử đó tuy theo suy nghĩ phương Tây là khắt khe nhưng theo góc nhìn của người phương Đông, nó mang lại những lợi ích lâu dài cho người phụ nữ và vì vậy, từ ngữ nên dùng ở đây là sâu sắc.
    Còn nếu KP muốn có một định nghĩa và chú giải thế nào là văn hóa, truyền thống phương Đông hay thế nào là những giá trị của nền văn hóa đó thì FW không thể giải thích cặn kẽ như các cuốn sách nghiên cứu về Đông phương học được nhưng FW có thể tạm nói bao quát thế này: Đó là những giá trị văn hóa coi trọng mối quan hệ có thứ tự trên dưới, coi trọng sự hài hòa trong quan hệ xã hội, chịu nhiều ảnh hưởng và cũng một phần xuất phát từ Khổng Tử cùng các môn đệ.
    Không biết lý giải như vậy có làm KP hài lòng chưa?
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Wing có để ý là KP lúc nào cũng ngắn xỉn trong khi Wing thì cứ spam không?
    Nói thực nhé, Angie có cảm giác nếu đúng trọng tâm vấn đề thì, với những câu hỏi kiểu của KP, chỉ cần một 2 đoạn ngắn là đủ.
    Angie hay viết dài những khi quote và cắt nát bài của người khác ra mà trà lời, vì ít ra cái format cũng đỡ ngợp hơn, chứ viết quá dài thì chính mình đọc mà còn nản.
    Wing viết ngắn ngắn như cái bài vừa viết để reply lại bài của Miao trong Nhật ký mà Angie thấy ý cô đọng và chất lượng hơn mấy bài khai triển này đấy.
    @KP: KP có soi mọi bài của Wing từng chữ không? Nếu có, cho Angie bái phục!
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Nope, nope, kp kô phải bắt bẻ vụ lý giải văn hóa phương Đông thế nào đâu. Mà chính Wing vừa chỉ ra chỗ kp đã nêu, chỉ là Wing chưa nhận ra. Cùng đọc lại bài Wing vừa viết nhé
    Vế 1
    Nguyên nhân:
    Văn hóa xem trọng những gái trị tự do, cá nhân của phương Tây (thông qua sách báo, phim ảnh) tác động vào giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ sinh sau 83.
    Hệ quả:
    1- Họ cởi mở hơn, dễ trải lòng hơn : hệ quả: dễ bị lợi dụng hơn.
    2- Họ đánh giá thấp những rủi ro do sự trải lòng đó : hệ quả: bị đánh giá là non nớt trong suy nghĩ (nhìn theo cách đánh giá của phương Đông).
    3- Họ mau thích mau chán, không chuộng những giá trị tinh thần, tình cảm bền vững: hệ quả: hời hợt trong tình cảm (nhìn theo cách đánh giá của phương Đông)

    Wing à, những GIÁ (kô phải gái) TRỊ TỰ DO CÁ NHÂN của văn hóa phương Tây HOÀN TOÀN KÔ SUPPORT cho những luận điểm của Wing cả (những chỗ bold). Cụ thể
    + Người phương Tây cởi mở, right, nhưng người phương Tây dễ trải lòng tự bao h? Hay Wing đánh giá như thế là vì phong trào blog của người Tây phương? Nếu vậy định nghĩa dễ trải lòng của kp và Wing khác nhau rồi. Dễ trải lòng theo cách hiểu của kp là 1 THUỘC TÍNH dành cho MỖI CÁ THỂ, ở trong những HOÀN CẢNH và với những ĐỐI TƯỢNG nhất định, hoàn toàn KÔ PHÂN BIỆT Đông - Tây.
    + Như trên, chuyện ĐÁNH GIÁ THẤP RỦI RO DO SỰ TRẢI LÒNG là 1 thuộc tính mang tính CÁ THỂ. VD bản thân kp, tuy kô nhiều, nhưng vẫn có 1 vài mối quan hệ online khiến kp có thể cảm thấy thoải mái TRẢI LÒNG mà kô có sự do dự nào. Wing chắc chắn cũng có.
    + Cuối cùng, giá trị văn hóa Tây phương KÔ CÓ CHỖ cho mau thích mau chán - kô chuộng những giá trị tinh thần bền vững. Dẫn chứng ư, các tác phẩm văn học Tây phương đầy ra kìa.
    Tóm lại, kp hoàn toàn HIỂU đoạn văn Wing so sánh giữa các cô gái 83 trở về trước và 83 trở về sau. Nhưng khi Wing đem cái câu so sánh Đông - Tây đó vào làm BỔ NGHĨA cho luận điểm của Wing thì kp hoàn toàn KÔ HIỂU. Bởi vì nó KÔ CẦN THIẾT, KÔ CÓ TÍNH KHÁI QUÁT HÓA, và quan trọng hơn, nó hoàn toàn TRẬT RÌA.
    Angie à, kp kô phải săm soi bài Wing từng chữ. Wing viết bài dài, nhiều lý luận, có dẫn chứng lập luận, phong cách đâu ra đó. Chỉ là viết bài trên mạng, đôi lúc viết theo giòng/dòng tư tưởng, khó tránh khỏi bị ''loạn'' như trường hợp vừa rồi. Kp chẳng qua lâu lâu gặp vấn đề thú vị, tiện tay nhặt ra, khua chân múa tay (gõ lóc cóc), mua vui lấy vài trống canh mà thôi.
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Dễ trải lòng theo FW cũng là một thuộc tính cá thể như KP thôi. Nhưng vì mỗi cá thể, mỗi nhân cách là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, trong đó văn hóa và giá trị tư tưởng là hai nhóm lớn các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng lên con người, cho nên theo tính bắc cầu, tính trải lòng dễ hay khó của một người hoàn toàn bị chi phối bởi văn hóa và các giá trị xã hội.
    Đấy là lập luận, chứng minh như thế này. Trong một buổi party, nếu một cô gái phương Tây gặp một anh chàng cool nào đấy sẽ nhanh chóng kết thân, nói chuyện, xin số điện thoại, tán dóc đêm khuya, rủ nhau đi chơi phố, ăn uống, tâm sự và rồi mối quan hệ sẽ nhanh chóng nồng ấm nếu như không kể thêm vai trò *** làm cho thêm nồng nàn. Đó là một thực tế. Dưới con mắt người phương Đông, đó chẳng phải là sự cởi mở và có phần dễ dãi sao? Dễ trải lòng ở đây được FW dùng để miêu tả sự dễ dàng cho phép mình thổ lộ những cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc thầm kín sâu xa cho người khác. Và để đi từ một cái nhìn thiện cảm nơi party, lớp học đến một mối quan hệ tình cảm yêu đương nhăng nhít thì con người ta buộc phải trải lòng mình cho người khác. Để cho một người khác giới không quen bao lâu hiểu về mình chẳng phải là đã dễ trải lòng rồi hay sao? Thực ra, dễ trải lòng dùng ở đây đã là một từ đã nhẹ nhàng hơn nhiều để miêu tả cái sự tiến tới quá nhanh, quá mãnh liệt của loại tình cảm trên, khi người ta tiến tới trong mối quan hệ tình cảm mà không cần phòng thủ, suy nghĩ, cân nhắc thiệt hơn quá nhiều như những yêu cầu của truyền thống, văn hóa phương Đông đối với phụ nữ. Lẽ dĩ nhiên không phải cô gái tuổi teen nào ở Tây cũng như thế. Tuy nhiên số cô gái như thế ở Tây thì không hề ít. Và đối với các cô gái phương Tây, cư xử như trên không có gì là "ngượng ngùng", là "bất bình thường", là "mất giá" cả! Đối với họ, cách cư xử như vậy là một điều bình thường, một giá trị được xã hội, văn hóa chấp nhận.
    Từ trường hợp trên, phân tích sẽ thấy các giá trị về sự hưởng thụ hạnh phúc và trải nghiệm cảm xúc cá nhân được đánh giá cao hơn so với sự suy nghĩ đến một mối quan hệ bền vững, lâu dài. Và 2 giá trị mà FW nêu trên có thể xem như 2 ví dụ tượng trưng cho các giá trị phương Tây.
    Nay, nếu một cô gái Sài Gòn quen xem những loại phim như vậy, quen tiếp xúc những giá trị như vậy và nếu cộng thêm việc cha mẹ cô mải mê công việc bỏ bê chuyện dạy dỗ cô thì thử hỏi trong một buổi party, khi gặp một anh chàng cool cô ấy sẽ ứng xử như thế nào? Sẽ không khác mấy một cô Tây. Bởi lẽ, con người ta không hề biết ứng xử khi mới vừa sinh ra mà phải học trong suốt cuộc đời mình từ thế giới bên ngoài. Nếu thế giới bên ngoài của cô bảo rằng khi gặp một anh chàng đẹp trai bảnh bao, cô nên tiến lại gần chủ động làm quen thì cô ấy sẽ làm như thế. Và ngược lại, nếu thế giới bên ngoài bảo rằng, cô sẽ là một cô gái kém giá trị, chẳng ra gì khi mà cô lại chủ động làm quen một người đàn ông lạ mặt, thì cô gái sẽ không làm thế. Rõ ràng, những giá trị văn hóa và cư xử luôn có tác động lên nhân cách của con người và ảnh hưởng đến cách họ cư xử và thể hiện đối với thế giới xung quanh.
    Như vậy tới đây, FW đã lập luận và chứng minh rằng, một cô gái dù sống ở phương Đông nhưng nếu tiếp thu những giá trị văn hóa của phương Tây thì sẽ hành động không khác người phương Tây.
    Và như Kp biết, trong xã hội VN và nhất là ở những trung tâm kinh tế lớn như TP HCM, trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ từ 90 đến nay, số lượng cha mẹ mải mê công việc bỏ bê con cái không hề ít. Và nếu chiếu theo năm sinh của những đứa trẻ thì đó chính là giai đoạn những đứa trẻ sinh từ năm 80 trở về sau đang lớn, đang trưởng thành, đang cần sự dạy dỗ của người lớn. Tiếc là có nhiều gia đình đã và đang quên đi nhu cầu cần sự hướng dẫn đó của giới trẻ và bỏ mặc nó tìm lấy sự định hướng trong phim ảnh, sách báo mang đậm hơi hướm giá trị Tây phương thời mở cửa. Do vậy, ví dụ của FW về cô gái SG trên không còn giới hạn trong một cá thể cô gái nào nữa mà đã mở rộng ra một lớp trẻ của nước VN trải dài từ Nam tới Bắc sinh ra trong những gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc như thế. Lẽ đương nhiên đó không phải là toàn bộ lớp trẻ sinh vào những năm này đều như thế, nhưng rõ ràng là có một bộ phận lớp trẻ như thế. Đọc báo, mục xã hội hay mục dành cho thanh niên ta đều có thể bắt gặp các trường hợp ăn chơi thác loạn như Tây của lớp 8x, 9x.
    Tóm lại, FW vừa lập luận và chứng minh để KP thấy rằng, những giá trị phương Tây khi tác động đến một tầng lớp giới trẻ phương Đông cũng sẽ gây nên những hệ quả là lớp trẻ sống cởi mở, thoải mái hơn hay nói cách khác dễ trải lòng hơn.
    Ồ, giá trị văn hóa phương Tây có đầy chỗ cho sự mau thích mau chán đấy. FW sẽ chứng minh luận điểm trên từ hai luận điểm cơ bản sau: thứ nhất, người phương Tây đề cao đến những giá trị tự do và quyền lợi cá nhân, đề cao đến quyền lợi của cá nhân phải được xã hội tôn trọng, đây là điều nền tảng trong xây dựng các xã hội phương Tây từ giai đoạn sau cách mạng tư bản và thứ nhì, người phương Tây yêu chuộng những hưởng thụ cá nhân, giải phóng cá nhân khỏi những gượng ép của lề thói xã hội, đây cũng là một nền tảng của các giá trị phương Tây được khơi nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ thời Phục hưng.
    Từ hai luận điểm căn bản trên FW có thể lập luận như thế này: đối với văn hóa phương Tây, hai người đến với nhau vào những thời điểm thuận tiện nhất mà họ cảm thấy sự hòa hợp giữa tính cách và thể xác đạt đến mức cao nhất. Khi đó tình yêu nảy sinh. Đó là tình yêu không chỉ mang đậm sự hòa hợp về tinh thần, tính cách và thể xác mà còn mang đậm dấu ấn của những giá trị chung cần chia sẻ, mang đậm sự chia sẻ chung những quyền lợi cá nhân. Và khi thời điểm thuận tiện qua đi, nếu giữa họ không còn cảm thấy sự hòa hợp cần thiết nữa, khi các quyền lợi và giá trị chung bị phân chia thiếu công bằng thì chuyện chia tay là chuyện hiển nhiên. Chuyện chia tay còn sẽ xảy ra nhanh hơn nữa khi mối quan hệ tuy chưa đến mức không còn hòa hợp nữa nhưng đã nguội lạnh phần nào và một người bất chợt tìm thấy người thứ ba hòa hợp hơn với họ. Ở phương Tây, chuyện chia tay vì những lý do như trên không hề thiếu mà dẫn chứng là Brad Pitt không đơn thuần chia tay Jennifer Aniston chỉ vì mối quan hệ của họ không nồng ấm như xưa mà còn là vì anh cảm thấy một hương vị tình ái khác mặn nồng hơn. Chắc là đến đây KP không phản đối FW.
    Từ lập luận trên mà đem so sánh với lập luận sau đây của FW, KP sẽ thấy vì sao FW nhận xét là giá trị văn hóa phương Tây có đầy chỗ cho sự mau thích mau chán. FW sẽ lập luận về người phương Đông. Trong một mối quan hệ tình cảm và gia đình phương Đông, trách nhiệm luôn đi kèm với tình cảm. Khi một người bạn trai muốn quan hệ với cô gái anh yêu, anh ta cần nghĩ rằng làm như thế là đã làm mất đi giá trị của cô gái anh ta yêu. Và nếu anh ta yêu cô ấy thì anh ta có nghĩa vụ giữ gìn phẩm giá cho cô. Nếu một cô gái muốn quan hệ với một chàng trai, cô ta cần nghĩ rằng nếu xã hội (bà con, chòm xóm) biết được, nhân phẩm của cô ta sẽ bị đánh giá thấp. Trong một mối quan hệ tình cảm, gia đình phương Đông, mỗi đối tượng đều bị đòi hỏi phải nhượng bộ, hy sinh những quyền lợi của mình để đạt được sự bền vững của tình cảm. Chẳng phải vô lý mà phụ nữ VN được tôn vinh với sự đảm đang, tính hy sinh, chịu thương chịu khó. Đấy chẳng phải là họ đã nhượng bộ quyền lợi của mình để mang lại điều tốt nhất cho chồng con hay sao. Họ hoàn toàn khác với giá trị phương Tây nơi phụ nữ đòi hỏi và đấu tranh cho quyền lợi, vai trò công bằng của mình trong gia đình thay vì chấp nhận chịu thiệt.
    Một bên, là sự nhượng bộ để đạt lấy bền vững. Một bên là đấu tranh để đạt lấy sự công bằng. Và đã gọi là đấu tranh thì tất phải có đổ vỡ.
    Từ những lập luận so sánh như vậy có thể hiểu vì sao FW cho rằng giá trị văn hóa phương Tây có đầy chỗ cho sự mau thích mau chán. Thứ nhất, đó là do sự đề cao sự hưởng thụ thay vì suy nghĩ đến những quan hệ tình cảm lâu dài và tránh nhiệm. Thứ nhì, đó là do sự đấu tranh cho quyền lợi của mình để đạt được công bằng ở cả hai giới thay vì sự nhường nhịn và nhượng bộ quyền lợi cá nhân để đạt được những lợi ích chung. Và thứ ba, đó là sự tự do, sự tôn trọng những quyền lợi cá nhân bởi xã hội đã đưa con người bức phá ra khỏi những dư luận xã hội thay vì chấp nhận nghe theo và thực hành theo những lề thói xã hội.
    Kết luận: con người phương Tây đến với nhau hết mình trong một giai đoạn cụ thể và sẵn sàng chia tay khi họ cảm thấy không còn như ý còn con người phương Đông đến với nhau bằng tình cảm pha đậm trách nhiệm và không dễ dàng chia tay nhau cho dù tình cảm không còn vì trách nhiệm với con cái cũng như vì danh dự và lời lẽ của xã hội. Tức là, dưới góc nhìn của một người phương Đông, người phương Tây là những kẻ cả thèm chóng chán.
    Phía trên là những lập luận và chứng minh cho quan điểm của FW. Và FW nghĩ chúng bổ nghĩa tốt cho cái nhận xét của mình đấy chứ!
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Nói thiệt nha, kp thật sự KÔ HIỂU kp với Wing có đang ở trên 1 right track hay kô nữa. Thôi thì tiếp tục khua tay múa chân để LÀM RÕ 1 số ý.
    Trích:
    Đấy là lập luận, chứng minh như thế này. Trong một buổi party, nếu một cô gái phương Tây gặp một anh chàng cool nào đấy sẽ nhanh chóng kết thân, nói chuyện, xin số điện thoại, tán dóc đêm khuya, rủ nhau đi chơi phố, ăn uống, tâm sự và rồi mối quan hệ sẽ nhanh chóng nồng ấm nếu như không kể thêm vai trò *** làm cho thêm nồng nàn. Đó là một thực tế. Dưới con mắt người phương Đông, đó chẳng phải là sự cởi mở và có phần dễ dãi sao? Dễ trải lòng ở đây được FW dùng để miêu tả sự dễ dàng cho phép mình thổ lộ những cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc thầm kín sâu xa cho người khác. Và để đi từ một cái nhìn thiện cảm nơi party, lớp học đến một mối quan hệ tình cảm yêu đương nhăng nhít thì con người ta buộc phải trải lòng mình cho người khác. Để cho một người khác giới không quen bao lâu hiểu về mình chẳng phải là đã dễ trải lòng rồi hay sao? Thực ra, dễ trải lòng dùng ở đây đã là một từ đã nhẹ nhàng hơn nhiều để miêu tả cái sự tiến tới quá nhanh, quá mãnh liệt của loại tình cảm trên, khi người ta tiến tới trong mối quan hệ tình cảm mà không cần phòng thủ, suy nghĩ, cân nhắc thiệt hơn quá nhiều như những yêu cầu của truyền thống, văn hóa phương Đông đối với phụ nữ.
    Hình như quan niệm về TRẢI LÒNG giữa Wing và kp khác nhau.
    Giả như Wing đi party, gặp 1 cô gái đẹp, tán tỉnh cô ấy, tối đó kéo vào nhà trọ HAVING ***, sáng ta hôm sau, Wing dám chắc Wing hiểu cô kia bao nhiêu %? Wing hiểu được NHỮNG ĐIỀU THẦM KÍN, những ƯỚC MUỐN SÂU XA gì của cô gái kia?
    Kp hoàn toàn kô có ý kiến gì về chuyện văn hóa phương Đông kô ủng hộ chuyện 1 night stand, hay văn hóa phương Tây coi *** là chuyện tự nhiên. Đấy là SỰ KHÁC BIỆT văn hóa. NHƯNG đừng có cách đánh giá HỜI HỢT như thế. Phải hiểu là với giá trị phương Tây, HAVING *** là HAVING ***, and THAT''S IT.
    (đi với bạn, về viết típ)
  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Trật chìa rồi, cái này FW đang nói đến tình yêu cơ mà đâu có chỉ nói đến *** đâu!
  10. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    2 anh mỗi người nghĩ theo 1 hướng khác nhau, nói lung tùng xèng chả hiểu cái chi cả hie hie
    anh FW viết em còn hiểu tí chút chứ anh KP mà viết thì em ko thể hiểu nổi là ý anh muốn gì hic Y__________Y các vị bô lão cao siu wá chẹp chẹp Y_________Y
    Linhkhuong đâu rồi, 2 chị em mình chơi đồ hàng với nhau đi thôi để mấy anh này nói chuyện típ hè hè

Chia sẻ trang này