1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Khè, Wing à, đọc đoạn đầu và đoạn cuối thì Angie không hiểu sao chính giữa lại có một cái thân bài dài ngoằng thế để làm gì nữa.
    Mở đầu thì Wing nói Wing không rành, kết luận thì Wing nói Wing không biết, thế thì sao lại phải nói về đề tài này?
    Khì khì,
    Angie mà cũng có tính hay tán nhảm chỉ để tán nhảm như Wing thì chắc Angie đã thực tập được rất nhiều hai kỹ năng nói và viết của mình ở nhiều ngoại ngữ, và, nhờ vậy, đã giỏi lâu rùi. Nhưng mà giờ thì vẫn cứ lẹt đẹt.
  2. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Về đề tài có dính dánh đến văn hóa Hoa Kỳ và thái độ người Mỹ thì Angie highly recommend quyển sách này cho những bạn thực sự mong muốn hiểu thêm về đề tài này mà lại không có nhiều thời gian:
    Văn minh Hoa Kỳ thuộc bộ sách bỏ túi Que sais-je? giá 12.000 do NXB Thế giới phát hành.
    Bộ sách Que sais-je? (Tôi biết gì?) là một bộ sách rất chất lượng bằng tiếng Pháp. Chủ trương của bộ sách này là soạn ra những đầu sách có dung lượng nhỏ về hình thức nhưng khái quát về nội dung đề tài. Ban biên soạn sách luôn mời các chuyên gia nổi tiếng về các lĩnh vực này biên soạn nên chất lượng sách rất cao. Sách rất hữu dụng cho 1 người muốn bắt đầu tìm hiểu một lĩnh vực mà hoàn toàn chưa có chút hiểu biết gì về lĩnh vực đó.
    Angie thích nhất là Văn minh Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có 40-50 tựa đã được dịch ra tiếng Việt như:
    -Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX
    -Triết học
    -Mỹ học
    -Các tôn giáo
    -Đạo Hồi
    -Đạo học phương Đông
    -Các nền văn minh thời tiền Colomb...
    NXB Thế giới là một NXB Hà Nội-based, không có chi nhánh tại TP HCM, sách hầu hết chỉ phát hành qua 2-3 nhà sách lớn tại TP HCM. Sách do NXB Thế giới xuất bản hầu hết rất có giá trị để làm sách tham khảo về các vấn đề thuộc khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Gần 10 năm nay Angie chờ đợi cái sự mở rộng vào TP HCM của NXB Thế giới, nhưng mà, lẽ dĩ nhiên, Angie còn phải đợi lâu, vì hình như người Hà Nội hảo học hơn người Sài Gòn. NXB Thế giới mà có lết nổi vào đây thì cũng không sống nổi. Đất Sài Gòn này là đất của NXB Trẻ và Sách học làm người, giá chừng 25-35k.
    Văn minh Hoa Kỳ
    Nếu đọc quyển sách mỏng này, bạn sẽ được giới thiệu với rất nhiều lý thuyết thú vị tìm cách mô tả và lý giải nền văn minh Hoa Kỳ.
    Những lý thuyết này ra đời trước sau nhau, nhưng cùng tồn tại vì mỗi lý thuyết đều lý giải được một phần của văn hóa Mỹ và...bó tay với một số phần khác. Nhưng đóng góp của từng lý thuyết là hoàn toàn không thể chối cãi. Và, những lý thuyết này đều...dễ thương cả.
    Angie chỉ còn nhớ một số mà thôi.
    Thuyết The melting-pot nói về nước Mỹ như một nồi súp de lớn, nấu các nền văn hóa lớn và hòa quyện chúng với nhau để trở thành một nước Mỹ đa chủng tộc, đa văn hóa và mang tính sẵn-sàng-thương-thuyết-với-nhau.
    Thuyết Tây Tiến nói về một nước Mỹ mà từng người dân đều có tinh thần khai phá. Ngày xưa nhiều người tiến về Texas, phía Tây, để mở mang, khai khẩn những vùng đất mới. Một người cố gắng gầy dựng một nông trại, để rồi lại bán nông trại đi và tiếp tục tiến vè phía Tây. Chính vì tinh thần Tây tiến này mà người Mỹ sau vì đã chạm đến bờ biển Tây thì tiếp tục ''Tây tiến'' ra các nước khác để...chiếm (về mặt thị trường, chính trị).
    Thanh giáo, Protestanism. Tôn giáo của Mỹ không cổ vũ kiểu ép xác mà sống để mong lên thiên đường, mà cổ vũ cho quan niệm: Anh làm việc nhiều thì anh sẽ đạt được nhiều, và anh hoàn toàn xứng đáng hưởng thụ thành quả đó. Cứ...hưởng thụ công sức của mình đi. Nên dân Mỹ làm nhiều mà xài cũng dữ.
    Thuyết gì đó về sự chuyển động. Người ta có thể sống trên caravan và đi từ nơi này đến nơi khác mà không chịu sự quản lý ngạt thở của chính quyền địa phương hay cảnh sát. Tính chuyển động cao. Năng động.
    Còn mấy thuyết nữa, hay ho nhắm. Mà Angie quên mất rồi.
    Mấy lý thuyết này hay ho vì mình thấy rất rõ là những sự kiện trong quá khứ đã tạo nên tính cách Mỹ hiện nay như thế nào.
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Angie đang làm đại lý phát hành sách cho NXB này à? Quảng cáo của Angie làm FW tò mò muốn mua thử mấy quyển trên lắm rồi đó!
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Khè, Angie thì lại còn có thể theo dõi chút đỉnh bài của Kp chứ không thể nào theo nổi cái logic trong các bài dài của Wing.
    Angie có cảm giác KP thường post bài reply những argument thiếu tính thuyết phục hay là chỏi nhau chan chát thôi, chứ còn quan điểm sống của ai thì KP không xía vào.
    Gọi đó là cảm nhận, vì Angie nhiều khi cũng lười, k soi bài cùa KP. Nhất là do size chữ không đúng chuẩn Europe.
    Hì, nhưng kinh nghiệm cho thấy 80% những cảm nhận của Angie đều đúng thực tế.
    Chắc lần này cũng rơi vào 80% kia.
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0

    Mọi người cho hỏi: Angie lâu nay post 1 số hình lên TTVN thì gặp lỗi này. Làm sao để khắc phục? (Khoảng 30% hình vẫn post okay.)
    Tải file lên TTVNOnline
    Request ob.ject error ''ASP 0104 : 80004005''
    Operation not Allowed
    /forum/include/clsUpload.inc, line 65

    Thanh kiều.
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Angie lập một cái tài khoản ở Photobucket, tha hồ post lên rồi post cái địa chỉ link vào trong đây. Không bao giờ gặp lỗi gì, hình giữ lâu và thoải mái chán. FW chưa bao giờ dùng cái internal memory của TTVNOL cả! Với cái tình trạng không biết ai quản lý, không xác định rõ cấu trúc hoạt động như cái forum này thì rủi ro bị mất dữ liệu là rất lớn.
    Mà cái forum này kể ra cũng thể hiện khá hay cái cách quản lý của người VN mình: Phong Trào! Hồi trước hoạt động tưng bừng, sôi nổi lắm. Nhưng từ hồi cái vụ Tuấn Chó Sói rồi sau đó vụ một thành viên này giết một thành viên khác để cướp xe tay ga đến nay, cái forum này có lẽ bị công quyền hỏi thăm hơi nhiều nên chìm luôn!
    Và cũng có nhiều điều để học hỏi cũng như suy nghĩ từ cách quản lý phân quyền của forum này. Một vấn đề liên quan đến phong cách quản lý của forum mang đậm tính cách VN: sự thiếu minh bạch trong thông tin về cách quản trị, phương thức quản trị, ban quản trị. Nên nhớ ở VN rất thường gặp cái câu này: giấu nghề! Chủ giấu nghề với thợ, thợ mới giấu nghề với thợ cũ. Chỉ vì ai cũng sợ nó sẽ giỏi hơn và cạnh tranh với mình. Cái sợ này thật đúng là tiêu biểu cho những nền kinh tế và xã hội như thế này. Ở châu Phi người ta cũng sợ như vậy, Trung Quốc cũng vậy, Ấn Độ cũng vậy... Nhiều điều đáng suy nghĩ từ một trong những diễn đàn lớn nhất của cộng đồng người Việt trẻ.
  7. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Lý thuyết về Lợi ích chung
    Free_Wing
    1. Tiền Đề
    Trước khi bắt đầu, FW muốn người đọc chấp nhận vài tiền đề sau đây. Chú giải là tiền đề tức là cơ sở để xây dựng nên một ý tưởng mà người đọc chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận hay không chấp nhận. Không chấp nhận thì không cần đọc tiếp nữa và đương nhiên không nhất thiết cần thảo luận sâu thêm. Còn chấp nhận thì mọi thảo luận sâu thêm phải dựa vào những tiền đề này, FW sẽ không đồng ý thảo luận thêm nếu như ý tưởng vượt ra khỏi 4 tiền đề sau:
    1 - Không có một lý thuyết nào là hoàn hảo.
    2- Khác với các lý thuyết khoa học tự nhiên, các lý thuyết triết học, kinh tế và xã hội học đều mang tính lịch sử. Giá trị của chúng cũng chỉ mang tính lịch sử.
    (Ví dụ: có thể bây giờ ta cho rằng hợp tác xã là mô hình kinh tế lạc hậu nhưng điều này không đúng khi cách đây hơn 30 năm Liên Xô thực hiện mô hình này cực kỳ thành công.)
    3- Các lý thuyết về triết học, kinh tế, xã hội học đều không mang tính tuyệt đối. Chúng mang tính tương đối đúng của số lớn vì đối tượng nghiên cứu là xã hội.
    4- Các học thuyết chỉ ra một hướng đi hoặc nhiều lắm là một con đường lớn để đi, không chỉ ra con đường cụ thể để con người răm rắp tiến tới. Những con đường cụ thể để hiện thực hóa lý tưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực tế khác nhau và biến hóa khôn lường.
    (Ví dụ: Học thuyết quân sự của Mỹ ở VN ngày trước trong giai đoạn 65-72 là Việt Nam hóa chiến tranh bằng cách sử dụng quân đội Nam Việt Nam làm nòng cốt thay cho quân đội Mỹ chống lại quân đội Bắc Việt. Về cơ bản là như vậy, nhưng nó cần có rất nhiều kế hoạch cụ thể nhằm huấn luyện, hỗ trợ, xây dựng đội ngũ quân sự Nam Việt Nam mà bản thân học thuyết không thể nào viết tường tận được.)
    Bạn đọc đọc lại và suy nghĩ xem mình có thể chấp nhận mà không nghi vấn gì hay không? Nếu chấp nhận được thì hãy đọc tiếp.
    Trong khuôn khổ bài viết này, FW chỉ đề cập đến con đường đi của ý tưởng của mình, mô tả sự vận động của mô hình mà không chỉ ra cho người đọc thấy cần phải làm gì cụ thể. Đó là nguyên tắc. Bởi vì dựa theo tiền đề thứ 4, FW sẽ không đủ khả năng dự đoán được hết được sự biến chuyển thực tế mà hơn nữa, FW không biết rằng cái thực tế đó theo người đọc là gì. Thực tế có thể là cá nhân con người người đọc đối với gia đình, có thể là cá nhân người đọc với bạn bè hay thực tế đó là cả một xã hội cụ thể ở TP Sài Gòn. Chỉ một khi FW có được thông tin cụ thể về môi trường thực tế thì chúng ta mới có thể đi sâu, nếu không, tất cả chỉ là phần lý thuyết và tư tưởng mà thôi. Đây cũng là tiền đề thứ 2.
    Nói tóm lại, nếu bạn chấp nhận tiền đề 2 và 4 thì bạn cũng phải chấp nhận nguyên tắc bài viết: chỉ đề cập đến vấn đề tư tưởng và ý tưởng, không đề cập đến con đường thực tế cụ thể của bất cứ thứ gì, trừ phi FW có đủ thông tin cần thiết để phân tích và đánh giá sự áp dụng mô hình của mình vào thực tế cụ thể đó. Mọi tranh luận về con đường, kế hoạch cụ thể đều không khả thi trong khuôn khổ tranh luận này.
    Nếu bạn chấp nhận nguyên tắc trên thì hãy đọc tiếp. Nếu không thì hãy chuẩn bị thông tin về một thực tế cụ thể.
    2. Ý tưởng
    2.1 Đặt vấn đề
    Con người về cơ bản là một sinh vật sống. Phàm bất cứ vật thể sống nào cho dù là những đơn bào, trùng, nấm, địa y cho đến các động vật bò sát, có vú... đều vận động để bảo toàn và phát triển lợi ích cá nhân.
    Và chính từ sự phát triển đến tối đa lợi ích cá nhân mà lợi ích của cả tập thể giống nòi sẽ phát triển.
    Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được khi lợi ích cá nhân sẽ không cản trở sự phát triển của tập thể. Nếu không, lợi ích cá nhân sẽ bị chính tập thể đào thải.
    Ví dụ: trong đàn voi, con voi đực khi lớn lên sẽ bị đuổi ra khỏi đàn. Lợi ích của con voi đực khi ở trong đàn là nó có thể tận dụng được sự bảo vệ và nguồn thức ăn chung của bầy voi. Tuy nhiên lợi ích đó đi ngược lại lợi ích của cả bầy là ưu tiên nguồn thức ăn cho những voi cái và voi con. Cũng như đi ngược lại lợi ích về di truyền khi những con voi đực cùng đàn có thể giao phối cận huyết với những con voi cái khác. Chính vì vậy mà con voi đực bị đuổi đi khi đã trưởng thành.
    Mô hình này xuất hiện trong phần lớn những động vật sống tập thể, kể cả con người.
    Xã hội con người cũng tương tự các xã hội động vật khác, sống theo bầy đàn để bảo vệ và kiếm ăn cùng nhau, để mọi cá thể có thể phát triển được lợi ích cá nhân. Lợi ích của tập thể về cơ bản là lợi ích chung của mọi cá nhân. Nhận xét chung, lợi ích tập thể là phần giao của nhiều tập hợp lợi ích của từng cá thể.
    Vậy, vấn đề đặt ra là khi nào lợi ích cá nhân hòa nhập với lợi ích tập thể và khi nào nó trở nên không hòa nhập nữa.
    2.2. Phân loại và thuật ngữ
    Định nghĩa về lợi ích: Những điều thuận lợi đạt được từ một hành động hoặc hành vi nào đấy.
    Lợi ích trong lý thuyết này bao gồm cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần.
    Xét về tập hợp lợi ích của từng cá thể ta có thể chia ra 3 loại:
    + Lợi ích riêng đó ảnh hưởng xấu lại lợi ích chung.
    + Lợi ích riêng đó không ảnh hưởng gì đến lợi ích chung.
    + Lợi ích riêng đó ảnh hưởng tốt với lợi ích chung.
    Xét về loại lợi ích thứ 3, ta chia làm hai loại: trùng với lợi ích chung sẵn có và không trùng với lợi ích chung sẵn có. Nếu trùng với lợi ích chung sẵn có thì bản thân nó đã là một phần của lợi ích chung. Nếu không trùng với lợi ích chung sẵn có thì theo thời gian nó sẽ tìm được những sự đồng thuận khác và trở thành phần giao của các lợi ích cá nhân. Tức là, theo thời gian, phần không trùng với lợi ích chung sẵn có sẽ trở nên trùng với phần đó.
    Từ sự phân loại các lợi ích cá nhân trên mà FW phát triển các thuật ngữ dùng riêng cho lý thuyết của mình:
    + Tương ứng với loại lợi ích thứ nhất: LI_Neg
    + Tương ứng với loại lợi ích thứ nhì: LI_Neu
    + Tương ứng với loại lợi ích thứ ba: LI_Pos
    Trong lợi ích thứ ba có hai loại:
    + Tương ứng với loại trùng lợi ích chung: LI_Pos1
    + Tương ứng với loại không trùng với lợi ích chung: LI_Pos0
    + Lợi ích chung của tập thể: LIC
    Lưu ý: Tất cả các thuật ngữ trên đều là những tập hợp cho những giá trị cụ thể nhỏ hơn trong chúng.
    2.3. Mô hình cơ bản
    Đặt X, Y, Z là mức độ ưu tiên của các LI_Neg, LI_Neu, LI_Pos. TRong đó X, Y, Z là các vector chứa các giá trị mức độ ưu tiên xi, yi, zi tương ứng với các phần tử LI_Negi, LI_Neui, LI_Posi
    Như vậy ta có mô hình cấu trúc lợi ích của một con người (n đại diện cho số người trong xã hội):
    LIi= Xi*LI_Negi + Yi*LI_Neui + Zi*LI_Posi
    Trong đó:
    LI_Posi= z0i * LI_Pos0i + z1i * LI_Pos1i
    Với i=1 tới k0 (1<k0<=n) ta có:
    LIC= Phần giao tập hợp (LI_Pos11;LI_Pos12,....,LI_Pos1k0)
    Ghi chú:
    1- Nếu đối tượng nghiên cứu là xã hội hoặc một phạm trù nhiều cá thể, k không thể bằng n vì không có sự đồng thuận hoàn toàn. Đây là tiền đề thứ ba.
    Nếu đối tượng nghiên cứu là một tập thể nhỏ, k có thể bằng n.
    2- LIC chỉ có nghĩa khi k đạt đến một giá trị k0 mà ở đó các cá nhân khác không có giá trị LI_Pos1 trong LIC bị áp đảo (dominated) và buộc phải chấp nhận LIC.
    3- Như vậy từ đây ta có thêm thuật ngữ ÁP ĐẢO (Domination), áp đảo người khác (dominate), quá trình áp đảo (dominating) và bị áp đảo (dominated).
    2.4. Lý thuyết
    (1) Về cơ bản phần giao lợi ích chung LIC là một phần rất nhỏ trong tập hợp lợi ích của con người LIn. Vì con người có tới 3 nhóm lợi ích mà LIC chỉ là một phần trong 2 phần của nhóm thứ 3.
    (2) LIC thông thường là những giá trị được truyền giữ thông qua giáo dục từ khi con người còn nhỏ.
    (3) LIC có tên gọi thông thường là: quy tắc xã hội, đạo đức, truyền thống, văn hóa, thuần phong, mỹ tục...
    (4) Về cơ bản, LIC được xây dựng trên nguyên tắc áp đảo. Vì LIC không thể tồn tại nếu k (số người đồng thuận) nhỏ hơn một giá trị k0. Nói cách khác, có thể có rất nhiều cá thể trong một tập thể không đồng ý với những giá trị được quy định trong LIC.
    (5) Tâm lý con người thay đổi theo thời gian. Do đó sự thay đổi của các LI_Neg, LI_Neu và LI_Pos luôn xảy ra theo thời gian. Tuy nhiên, những giá trị LI tương đối bền vững hơn những giá trị x, y, z vốn là những hệ số (factors) thể hiện sự ưu tiên của một người đối với những giá trị lợi ích của mình.
    (6) Các giá trị x, y, z có thể biến đổi cực nhanh tùy theo biến chuyển tâm lý của con người. Các giá trị x, y, z nhận giá trị từ âm vô cực đến dương vô cực.
    (7) Với giá trị của x, y, z càng lớn tương đối so với những giá trị còn lại thì khả năng hiện thực hóa lợi ích cá nhân sẽ càng lớn.
    (8) Giá trị LI_Neg luôn bị tập thể n phủ định. Tuy nhiên tùy theo độ lớn của k so với k0 mà mức độ phủ định sẽ có sự khác biệt. Với k càng lớn so với k0 thì mức độ phủ định càng lớn.
    (9) k0 là một giá trị thay đổi. Sự thay đổi của k0 diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố xã hội. Trong đó, vai trò của nhà nước và truyền thông là rất lớn vì chúng có khả năng tác động nhanh chóng vào số đông với hiệu lực mạnh.
    (10) Sự hài lòng và hạnh phúc của con người phụ thuộc vào các yếu tố:
    + LI_Neg có ít phần tử.
    + Các giá trị xi tương ứng với các giá trị LI_Negi là nhỏ tương đối so với y, z.
    (11) Số lượng cá nhân n trong tập thể đóng vai trò quan trọng trong xác định trị số k0, LIC và xi. Lượng người trong tập thể càng nhỏ, sự hòa đồng hoặc càng cao (LIC lớn) hoặc càng thấp (LIC nhỏ), tỉ số k0/n hoặc càng thấp hoặc càng cao và sự bất mãn xi cũng sẽ bị đẩy ra hai cực extreme là rất bất mãn hoặc rất ít bất mãn.
    2.5. Ví dụ minh họa
    Một người đang có ý định chơi hụi. Xét người này trong môi trường xóm nhỏ anh ta sống. Tại đây, chơi đề là một chuyện thường tình và đương nhiên được chấp nhận, thậm chí còn là một chuyện tốt vì chơi hụi mang lại vốn để làm ăn. Như vậy có thể rút ra các điều sau:
    i = 1: lợi ích chơi hụi
    Chơi hụi sẽ nằm trong LI_Pos, cụ thể là LIC.
    zi sẽ cao.
    Nếu xét anh ta trong mối quan hệ của gia đình anh ta có 4 thành viên mà anh ta đã từng bị giựt hụi thì rõ ràng lợi ích của anh ta từ việc chơi hụi là quá rủi ro. Như vậy, việc chơi hụi sẽ nằm trong nhóm LI_Neg trái ngược với LIC. Và bởi vì mức độ chống đối của LIC đối với anh ta là lớn cho nên cho dù xi của anh ta có nhỏ đi nữa thì sự phủ định của tập thể là rất lớn. Ở đây do n là nhỏ nên k0/n sẽ lớn.
    3. Sự dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
    Sự dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể chỉ diễn ra thuận lợi khi:
    - Tất cả các giá trị x là nhỏ tương đối so với y, z.
    - Tập hợp LI_Neg chứa rất ít phần tử và mức độ phủ định của tập thể n đối với từng giá trị LI_Neg là thấp ( LIC không có nghĩa hoặc cơ chế áp đảo thấp (k xấp xỉ k0)
    - Tập thể n có rất ít cá thể và có nhiều điểm chung.
    Như vậy, để dung hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, ta có các cách:
    - Thứ nhất: chọn một tập thể phù hợp (tập thể nhỏ hoặc lớn có nhiều điểm chung với cá thể).
    - Thứ hai: tự giới hạn số lượng phần tử LI_Neg lại.
    - Thứ ba: giảm mức độ ham muốn xi lại để tránh sự phủ định mãnh liệt.
    - Thứ tư: tác động vào tập thể, biến những phần tử LI_Neg trở thành LI_Neu hoặc LI_Pos.

    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 07/04/2007
  9. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Coi như chấp nhận các tiền đề đi
    Em đánh giá cao công lao anh FW đã "công thức hoá" các chỉ số lợi ích. Viết LI_POS, LI_NEG, LI_NEU thì nhanh hơn là lợi ích positive, negative, neutral
    Có vài điểm sau:
    -Theo em thì x,y,z chỉ có thể chạy từ 0 tới + vô cực
    -Vậy tóm lại chúng là các hàm số thay đổi theo thời gian hay tâm lí? Hay là kiểu y= g[x, f(x)]? Hàm số ***g ghép, hồi phổ thông gọi là gì ý nhờ, Linhkhuong với thanlankon nhắc chị nhớ cái coi :D
    ______________
    Nói chung em thấy anh mới chỉ định nghĩa, chưa lôi ra được cái mối quan hệ ánh xạ tuyến tính giữa các chỉ số đó. Chúng nó cứ biến đổi và biến đổi theo thời gian, theo tâm lí, theo xã hội không theo 1 qui luật nào.
    ______________
    Em thích cái thứ nhất, đồng ý cái thứ hai, nghi ngờ cái thứ 3, phản đối cái thứ 4.
    Tự giới hạn số lượng phần tử LI_NEG nó cũng na ná như qui luật đào thải ý nhỉ, bắt bỏ tù hết tất cả những đứa nào làm càn
    Anh FW có trí tưởng tượng và mô hình hoá rất tốt
    Em cũng chưa hiểu hết nữa, thấy nó vẫn còn quá nhiều cái ko ổn Vẫn còn quá lỏng lẻo và rời rạc Nhưng chưa đủ trí khôn để nghĩ ra làm thế nào cho nó chặt chẽ hơn Anh cứ tiếp tục nghĩ đi nhé Phải từng bước loại bỏ tính chủ quan của các tiền đề nữa thì mới thuyết phục đc
    Coi cái này thấy cũng vui vui
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    -Phân biệt giùm em k với ko.
    -Ko hiểu câu này :ở đó các cá nhân khác không có giá trị LI_Pos1 trong LIC bị áp đảo (dominated) và buộc phải chấp nhận LIC.
    -Thuật ngữ áp đảo, sự áp đảo, bị áp đảo... mới chỉ đc nêu ra, chưa thấy có ý nghĩa gì?
    [/QUOTE]
    k với k từ 1 đến n là số người đồng thuận cho lợi ích i.
    k0 là mức giá trị tối thiểu để một lợi ích i được trở thành LIC
    LIC là tập hợp được định nghĩa bởi một lượng phần giao có chặn trên là n và chặn dưới là k0 số tập hợp được giao.
    Nguyên lý áp đảo là điều kiện cần để LIC tồn tại. Một LIi được xem là phần tử của LIC khi và chỉ khi nó đạt đến k0 hay nói cách khác, số người đồng thuận áp đảo được số người không đồng thuận. Nếu không có nguyên lý áp đảo sẽ không cần đến sự tồn tại của k0 và hệ quả là không thể tồn tại LIC.
    Giải nghĩa câu nói Mizu thắc mắc như sau:
    ở đó các cá nhân khác không có giá trị LI_Pos1 trong LIC (nghĩa là: các cá nhân có một số phần tử trong LI_Pos không giao với LIC hay nói cách khác trong tập hợp LI_Pos1 của họ thiếu đi một giá trị w của LIC) bị áp đảo (dominated) và buộc phải chấp nhận LIC. (nghĩa là các cá nhân này bị tập thể áp đảo buộc phải tiếp nhận giá trị w vào trong tập hợp LI_Pos1 của mình.
    Câu nói này dùng để lý giải hiện tượng một phần tử LI_Pos0 của một cá nhân sau một thời gian được sự đồng thuận và đạt đến giá trị k0 nó sẽ trở thành một phần tử trong LIC. Đây là một quá trình tác động ngược của cá nhân lên tập thể, buộc tập thể phải chấp nhận giá trị của một cá nhân. Câu nói bên trên dùng để lý giải quá trình tác động thuận của giá trị tập thể lên một cá nhân.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Tâm lý con người thay đổi theo thời gian. Do đó sự thay đổi của các LI_Neg, LI_Neu và LI_Pos luôn xảy ra theo thời gian.
    Các giá trị x, y, z có thể biến đổi cực nhanh tùy theo biến chuyển tâm lý của con người. Các giá trị x, y, z nhận giá trị từ âm vô cực đến dương vô cực. [/QUOTE]
    -Theo em thì x,y,z chỉ có thể chạy từ 0 tới + vô cực
    -Vậy tóm lại chúng là các hàm số thay đổi theo thời gian hay tâm lí? Hay là kiểu y= g[x, f(x)]? Hàm số ***g ghép, hồi phổ thông gọi là gì ý nhờ, Linhkhuong với thanlankon nhắc chị nhớ cái coi :D
    [/QUOTE]
    x,y,z có thể nhận giá trị âm. Khi x, y, z nhận giá trị âm, nó có nghĩa người đó chán ghét những lợi ích của mình. Ví dụ:
    Một cô gái được mẹ nuông chiều và sắp đặt cuộc sống từ nhỏ đến lớn. Đối với cô, việc được mẹ quan tâm chăm sóc như vậy là một lợi ích. Nhưng khi cô có người yêu thì cô nhận thấy sự quan tâm chăm sóc của mẹ như vậy sẽ là một rào cản để cô tìm đến tự do trong tình yêu. Vì vậy cô muốn né tránh lợi ích đấy. Khi đó giá trị x, y, z mang giá trị âm.
    Nếu đứng dưới góc độ logic, các giá trị x, y, z về bản thân là những hàm số. Những hàm số đó sẽ được minh họa như sau:
    x = f (tg, tl, kt, tc, nt, tt...)
    tương tự với y, z.
    trong đó: tg: thời gian, tl: tâm lý, kt: kiến thức, nt: nhận thức, tc: tình cảm, tt: tiềm thức.
    Mối quan hệ ánh xạ theo FW là xác định. Vì x, y, z biến đổi liên tục theo các biến đổi của tl, kt, nt, tc và các yếu tố môi trường khác tác động đến người được xét.
    Hàm số ***g ghép trong phổ thông gọi là ánh xạ tích được ký hiệu là g°f hay g(f(x)) đọc là "g tròn f".
    Để dễ hình dung, Mizu cần hiểu các LI_Neg, LI_Neu, LI_Pos là tập hợp của các phần tử LI_Negi, LI_Neui, LI_Posi. Các phần tử đó bản thân là một giá trị được tạo thành bởi ánh xạ f đến từ các phần tử thuộc các tập hợp môi trường và tập hợp các yếu tố bản thân như tập hợp thời gian, tập hợp tâm lý, tập hợp tình cảm... Và những giá trị của tâm lý, tình cảm bản thân lại là giá trị chịu ánh xạ từ các tập hợp khác và của lẫn nhau. Trong tất cả các tập hợp trên chỉ có tập hợp thời gian là không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố gì.
    Các LI_Neui cũng như LI_Pos, LI_Neg về cơ bản khó thay đổi hơn so với x, y, z. Chúng có thể tồn tại 3-5 năm, có thể 5-15 năm hoặc cả đời. Trong khi đó x, y, z thì tùy theo loại x1, x2 nào mà thời gian thay đổi khác nhau. Trong đó có những x, y, z thay đổi rất nhanh tùy theo con người.
    Em thích cái thứ nhất, đồng ý cái thứ hai, nghi ngờ cái thứ 3, phản đối cái thứ 4.
    Tự giới hạn số lượng phần tử LI_NEG nó cũng na ná như qui luật đào thải ý nhỉ, bắt bỏ tù hết tất cả những đứa nào làm càn
    Anh FW có trí tưởng tượng và mô hình hoá rất tốt
    Em cũng chưa hiểu hết nữa, thấy nó vẫn còn quá nhiều cái ko ổn Vẫn còn quá lỏng lẻo và rời rạc Nhưng chưa đủ trí khôn để nghĩ ra làm thế nào cho nó chặt chẽ hơn Anh cứ tiếp tục nghĩ đi nhé Phải từng bước loại bỏ tính chủ quan của các tiền đề nữa thì mới thuyết phục đc
    Coi cái này thấy cũng vui vui
    [/quote]
    Cơ bản FW cảm thấy không đủ sức trình bày cặn kẽ toàn bộ lý thuyết của mình nên chỉ tóm gọn trong 11 đoạn phần lý thuyết mà thôi nên chuyện Mizu cảm thấy nó rời rạc cũng dễ hiểu.
    FW không cảm thấy có gì nghi ngờ cái đề nghị thứ 3. Thay vì FW rất thích ăn kem thì FW sẽ nghĩ đến túi tiền của mình thì FW sẽ bớt thèm kem hơn. Chẳn phải FW đã giới hạn xi rồi hay sao?
    Cái gợi ý thứ tư có gì mà phản đối. Nếu FW là lớp trưởng của lớp mình thì chuyện FW buộc mọi người phải làm vệ sinh lớp trong một buổi đẹp trời nào đấy, nói thật dễ như trở bản tay. Nếu FW đi chơi chung với một nhóm bạn và đang thèm kem thì chẳng khó gì FW không tác động lên bọn đấy đi ăn kem trước khi xem phim. Chẳng có lý do gì để Mizu phản đối điều này cả!
    Còn tự giới hạn LI_Neg thì không dễ vì các phần tử LI_Neg tồn tại bền vững hơn x, y, z nhiều. Chấp nhận niềm yêu thích được ăn kem chỉ để ăn cháo là một sự hy sinh lớn với FW đấy!
    Nói chung khi đề ra cái lý thuyết này trong đầu FW chỉ nghĩ đến vài thứ mà thôi: bia, thịt gà nướng, chè, kem và bún thịt nướng!!!

Chia sẻ trang này