1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Sorry tí, chen ngang vô thread đang dở dang phía trên.
    À, Angie nói điều X này trước, rồi sẽ reply lại Wing sau.
    Là thế này, hình như là trong 1 cái thuyết gọi là SPEECH ACT thì các câu nói được chia ra làm 4-5 loại A, B, C, D gì đấy. (Dĩ nhiên chúng có tên cụ thể nhưng Angie quên mất rồi. )
    Angie không nhớ kỹ về tất cả, nhưng mà nhớ kỹ về 1 loại, tạm gọi là M. Vậy Angie chỉ so sánh để làm nổi bật sự khác nhau giữa M và (-M) hay non-M nhé!
    VD 1: Linh mục làm lễ kết hôn cho 2 người, nói:
    (i) I NAME you wife and husband.
    Nếu ông linh mục này k phải là linh mục giả, k đang bị rút đi cái quyền gì đấy k đc perform cái quyền kia (quyền kia=quyền naming 2 người là vợ chồng), k đang là đóng phim, etc. thì cái PHÁT NGÔN (i) chính là sự thực thi cái hành động NAMING.
    Phát ngôn kiểu (i) được khái quát hóa bằng tên gọi là phát ngôn kiểu M.
    Còn nếu Angie có chơi giỡn mà xỉa tay vào 1 nam, 1 nữ nói là I NAME you wife and husband! thì họ cũng không vì vậy mà trở thành wife and husband.
    Phát ngôn nhại theo kiểu (i) của Angie là phát ngôn kiểu non-M.
    VD 2:
    Nữ hoàng Anh cầm gương chạm vào 2 vai 1 người đàn ông đang quỳ gối trc mặt bà và (bà) nói: (ii) I NAME you the royal KNIGHT. (đại khái thế, hay sến hơn nữa thì Angie không chắc. )
    Ngoại trừ là cảnh này trong phim, kịch, múa rối, etc. hay là cái màn tập dượt trước buổi lể chính thức của lễ tấn phong này , thì thì cái PHÁT NGÔN (ii) chính là sự thực thi cái hành động NAMING.
    Còn nếu Wing mà chơi giỡn, diễn đúng y trò đó và nói câu đó với Angie, thì Angie cũng chẳng vì vậy mà trở thành Hiệp sĩ được.
    Chắc 2 VD thì cũng khá rõ về phát ngôn kiểu Mphát ngôn kiểu non-M rồi nhỉ?
    VD 3:
    Angie viết:
    +Đừng làm Angie chửi thề nhé!
    +Coi chừng Angie chửi thề đấy!
    +Angie đang muốn chửi thề quá!
    +*¿!"&$/"**?¿!ª{&%!
    Câu hỏi: Đâu là trường hợp Angie thực thi cái hành động CHỬI THỀ?
    Quay lại trả lời Wing đây:
    Wing cho rằng: Để thực hiện hành vi miễn bình luận thì không loại trừ quyền làm các hành vi nào khác hơn là confirm/deny/&the like.
    Theo lý thuyết SPEECH ACT, nhớ kỹ là theo lý thuyết này thôi, chứ Wing tự soạn lý thuyết khác của Wing thì kết luận sẽ khác đi đấy, thì thế này:
    VD 4:
    Một chính khách phát biểu với báo chí câu này MIỄN BÌNH LUẬN!/NO COMMENT!
    Sau đó vị này nhăn mặt, nhíu mày, lè lươi, khịt khịt mũi, nhếch mép, mở miệng khạc xuống đất, etc. thì những hành động đó là 1 thứ COMMENT rùi. Vị ấy đang thực hiện hành vi comment đấy thôi!
    Nếu vị ấy gạt các micro ra, mở cửa xe bước vào, điềm nhiên về nhà ăn cơm với vợ con, giở báo ra đọc, hôm sau đi làm bình thường, không nhắc gì đến chuyện mình từng nói là miễn bình luận kia, thì mới là đang thực hiện hành vi miễn bình luận.
    KẾT LUẬN: (Ai thích thì cứ tự kết luận, Angie mệt rùi, sử dụng chữ nghĩa phải cẩn trọng lắm, Angie hết nghĩ ra chữ rùi.)
    @Wing: Thanh kiều Wing, bài viết này, lần sau Angie sử dụng lại trong nhiều trường hợp sẽ tiện lắm. Tuần trước định viết mà chưa có cảm hứng.
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thế này, FW đọc và hiểu cái lý thuyết của Angie rằng: ngôn từ nói ra chỉ có nghĩa khi đi với ngữ cảnh. Ngữ cảnh khác đi, nghĩa của ngôn từ cũng khác đi, cho dù từ ngữ vẫn là như vậy. Tiếp thêm một bước, ngôn từ chuyển nghĩa (thông tin), nhưng bản thân nó (ngôn từ) không thể quyết định được người tiếp nhận sẽ hiểu chính xác như thế hay hiểu khác đi. Và chuyện hiểu khác đi sẽ tùy theo ngữ cảnh nói. FW tiếp tục mở rộng, việc hiểu khác đi không hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh bên ngoài mà còn phụ thuộc vào tác động bên trong của người tiếp nhận. Tác động bên ngoài có thể đó là khung cảnh nhà thờ, thái độ người nói, nơi nói, thời gian nói. Tác động bên trong có thể là tình cảm, tâm lý, kiến thức, hiểu biết của người tiếp nhận thông tin. Nếu có sự chênh lệch về mức độ, trình độ, cũng như chênh lệch về năng lực tiếp nhận khối lượng thông tin được phát, nghĩa thông tin sẽ bị nhiễu.
    Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phía người phát ngôn thì việc anh ta ứng xử như thế nào sẽ ảnh hưởng đến người tiếp nhận. Việc ứng xử đó nếu nhìn theo một khía cạnh song song thì đó cũng là một quá trình truyền đạt thông tin không qua ngôn từ. Chính vì người phát phát cùng lúc nhiều luồng thông tin nên các luồng thông tin đã cộng hưởng hoặc tăng mức độ cảm thụ thông tin của người nhận hoặc triệt tiêu lẫn nhau.
    Tiếp tục. Vấn đề còn lại là xét mức độ giới hạn thông tin. Khi phát ngôn, người phát sẽ chỉ phát thông tin ở giới hạn của kiến thức, tâm lý, tình cảm và năng lực phát của anh ta. Việc của anh ta là hiểu làm sao để phát lượng thông tin vừa phải, đúng liều lượng lẫn chất lượng để người nghe hiểu. Còn việc người nghe là phải làm sao hiểu được năng lực và tư duy của người phát để hiểu trúng vấn đề.
    Có đôi khi năng lực cảm nhận của người thu vượt quá sức cảm nhận của người nói, từ đó người thu sẽ không chỉ hiểu thông tin theo chiều hướng đúng như người phát ngôn thể hiện mà sẽ mở rộng thông tin thông qua những mối liên hệ chủ quan lẫn cảm quan. Trong trường hợp này, thông tin đã bị bóp méo do mở rộng chủ quan của người tiếp nhận. Có đôi khi năng lực cảm nhận của người thu kém hơn sức cảm nhận của người phát, dẫn đến việc tiếp nhận thiếu thông tin. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sự sai lệch thông tin.
    Quá trình trao đổi thông tin là quá trình thu phát trên cơ sở một nền tảng chung. Để làm được điều đó, cả hai người nói và nghe buộc phải hoặc nâng lên hoặc hạ xuống cái mặt bằng cảm nhận của riêng mình để đứng chung trên một mặt phẳng, nơi nhận thức, hiểu biết, cảm nhận của hai người là như nhau. Nếu một người đứng ở vị trí khác, còn người kia đứng ở vị trí khác, không ai chịu hiểu và nhường ai thì thông tin sẽ bị bóp méo. Thế nhưng xét về khía cạnh phân loại, thì thông tin ở đây không bị bóp méo do chênh lệch tự nhiên về mặt bằng thu / phát mà là bị bóp méo có chủ đích của hai bên do không bên nào chấp nhận mặt bằng chung mà bên kia gợi ý.
    Do vậy mà theo chẩn đoán của FW thì quá trình thu phát thông tin giữa FW và Angie bị nhiễu bởi cả ba vấn đề: nhiễu do mở rộng thông tin, nhiễu do không hiểu hết (cả hai gọi là nhiễu tự nhiên) và nhiễu do cố tình chọn sai mặt bằng chung.
    Loanh quanh xong trở lại vấn đề.
    FW xác định nội dung của MBL cơ bản như thế này: trong một tổng thể T có A, B và C. Nếu tôi MBL A, thì không có nghĩa là tôi sẽ MBL B hay C. Thứ nhì, nếu miễn bình luận A thì không có nghĩa là sẽ MBL chung cho T, tức là chung cả A, B, lẫn C. Thứ ba, nếu như một vấn đề a vừa trực thuộc A lẫn B thì việc bình luận a không có nghĩa là sẽ vi phạm luật chơi, điều kiện cần và đủ: a không phải là vấn đề trọng tâm của A.
    Phân loại: A thì độc lập tương đối với B và C (không độc lập thì làm sao phân biệt và gọi được tên). Do đó MBL A thì không ảnh hưởng gì đến B lẫn C. FW gọi đó là sự MBL tuyệt đối.
    A là một phần của T, a là một phần của A. Việc bình luận T hay a sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc lộ thông tin của A. FW gọi đó là sự MBL tương đối.
    Angie thì cho rằng, MBL A là phải chấm dứt chuyện bình luận cả T lẫn a. Còn FW thì cho rằng, chừng nào chuyện bình luận T hay a không thể gây ảnh hưởng đến nội dung chính của A thì vẫn chấp nhận được.
    Khi nào Angie đúng? Khi nào FW đúng?
    Angie đúng khi A là một vấn đề chỉ có 1 phần tử hoặc a là phần tử chính hoặc a là con đường dẫn đến vấn đề chính của A. Khi đó, việc đụng chạm đến T hay a chắc chắn sẽ phơi bày nội dung A.
    FW đúng khi A là một tập hợp nhiều phần tử vấn đề con và a không là phần tử chính và a không là con đường dẫn đến vấn đề chính bao gồm x, y, z.
    Việc hiểu A là một tập hợp nhiều phần tử hay chỉ 1 phần tử là sự chênh lệch tự nhiên về mặt bằng nhận thức. Việc không chấp nhận hiểu sự MBL tương đối là sự chênh lệch cố tình về mặt bằng nhận thức.
    Tới đây FW nghĩ mọi việc đã sáng tỏ rồi nhỉ?
    Về cơ bản, FW không xác định chuyện bla bla xung quanh hay về câu chuyện là chung với chuyện nói về đối tượng mẫu trong hiện thực mà FW dùng làm cảm hứng để viết. Chính vì FW xác định vấn đề nhỏ như thế, cho nên, MBL của FW cũng chỉ nhỏ như thế. Còn việc FW cố tình để lộ ít thông tin mà FW cho rằng, nếu nó dẫn đến nội dung chính phải qua thêm nhiều công đoạn khác và không phải là nội dung dẫn đường thì đối với FW, chẳng có gì là lớn lao cả. Tới đây lại quay về thuyết quyết định chủ nghĩa của FW rồi, không cần bàn nữa vì Angie có lẽ hiểu cái thuyết này.
    Còn Angie về cơ bản chỉ hiểu MBL theo nghĩa phủ nhận MBL tương đối thì FW đành chịu thôi. Ngoài ra, Angie còn phạm lỗi mở rộng thông tin nữa, hiểu cái bla bla của FW đâu đâu gần đấy thành luôn cái nội dung MBL và bảo FW phạm luật chơi.
    Cơ bản là luật không rõ ràng vì không ai chịu nhượng bộ. Râu ria là tính mở rộng thông tin của Angie. Và râu ria hơn nữa là năng lực dự đoán sự mở rộng thông tin của FW còn kém.
    Chài, lý giải thế này... FW không học bất cứ thứ gì liên quan đến những thứ thế này mà! Chẳng biết sai đúng chỗ nào cả. Chỉ biết là theo mình nó thế, còn theo Angie hay ai khác ra sao thì phải chờ hồi âm sẽ rõ. Hồi sau sẽ rõ...
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 02:47 ngày 11/04/2007
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép chen ngang bình loạn
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Dear Wing,
    Angie chỉ đọc ĐÚNG 1 CÂU ĐẦU trong bài Thảo luận của Wing thì ngừng, quyết định không cần đọc tiếp nữa, vì Wing hiểu sai ý Z, nên ta không bàn TỚI TỚI về ý Z nữa.
    ( Không đọc thực đấy ạ, lần đầu tiên Angie không đọc nữa sau 2.5 câu, vì dẫu gì vấn đề này thuộc phần Angie có đc học qua nên cũng vững bụng hơn những lần trc. )
    Angie viết ở Nhắn tin, nếu Wing muốn reply cho ra thread Thảo luận thì Angie sẽ lại nhờ Mod chuyển bài này vào Thảo luận.
    Thế này, FW đọc và hiểu cái lý thuyết của Angie rằng: ngôn từ nói ra chỉ có nghĩa khi đi với ngữ cảnh.
    Thứ nhất, no offense nhé, just to be precise in order not to have anything fussy later, Angie muốn chỉnh lại là đó là thuyết Angie NHẮC ĐẾN, chứ nó KHÔNG LÀ CỦA Angie.
    Thứ hai, NGÔN TỪ.
    Angie đang nói đến VERB, chứ không phải là NGÔN TỪ. Thuyết Speech Act trong trí nhớ của Angie không nhắc đến vấn đề ngôn từ chung chung.
    Thứ ba, NGỮ CẢNH.
    Angie không NHẤN vào ngữ cảnh. Xin Wing đọc tiếp các đoạn sau.
    Thứ ba, CÓ NGHĨA.
    Angie không nhắc đến CÓ NGHĨA hay VÔ NGHĨA.
    Mọi ĐỘNG TỪ đều CÓ NGHĨA.
    Thứ tư, CHỈ (CÓ NGHĨA.)
    Ý Angie hoàn toàn không phải như vậy, chỉ có nghĩa trong ngữ cảnh và không có nghĩa ngoài ngữ cảnh.
    Thứ năm, trc khi đi vào phân tích, Angie phải thừa nhận là lúc trc Angie đưa ra VD không hay lắm. KHÔNG HAY là bởi vì VD 3 là câu hỏi để người đọc tập trả lời, VD1 và VD2 lại y xì nhau: NAME.
    Thứ sáu...tuần này là ngày 13.
    Thứ bảy, theo Angie nhớ k lầm thì SPEECH ACT đc xét trên NGÔI THỨ NHẤT mà thôi.
    Angie đang phân vân k biết SPEECH ACT có xem xét thì QUÁ KHỨ và TƯƠNG LAI của ĐỘNG TỪ không....Hmmm...To be on the safe side, ta bỏ đi 2 thì đó đi CHO DỄ HIỂU, ít ra là 1 thì HIỆN TẠI cái đã.
    ...Chủ Nhật , Angie đưa ra 1 loạt VD khác, HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ NGỮ CẢNH ĐI KÈM nhé.
    Xin Wing hãy làm điều này: PHÁT ÂM các câu này lên chứ không đọc bằng MẮT.
    VD 1: Tôi thừa nhận ra tôi có mượn của nó 4 cây mã tấu. ()
    VD 2: Tôi đang hát.
    VD 3: Tôi phản đối ý kiến của anh X ngày hôm qua cho rằng chúng ta cần phải nuôi lợn trong cty. ()
    VD 4: Tôi đi trượt tuyết hôm qua tại Sahara. ()
    VD 5: Con bọ chét kia, tao phanh thây mày đây!
    VD6: Tôi xin lỗi anh. (ANH=YOU)
    VD 7: Tôi (đang) chửi thề.
    VD 8: Tôi cám ơn nó.
    VD 9: Tôi gọi cái vật đó là cái bàn ủi.
    VD 10: Tôi chà cái bàn ủi này vào mặt con bọ chét đó.
    Bây giờ, câu hỏi là: Câu nói nào là sự thực hiện hành động của ĐỘNG TỪ ghi trong câu?
    VD 1: Hành động thừa nhận
    VD 2: Hành vi tả, kể
    VD 3: Hành động phản đối
    VD 4: Hành động kể
    VD 5: Hành động dọa nạt con...bọ chét (chú ý, CON BỌ CHÉT: NGÔI THỨ 2)
    VD 6: Hành động xin lỗi (chú ý, ANH: NGÔI THỨ 2)
    VD 7: Hành động tả, kể
    VD 8: Hành động tả, kể (chú ý, NÓ: NGÔI THỨ 3)
    VD 9: Hành động gọi tên (đây là cái Angie k chắc lắm, hay là tả, kể nhỉ?)
    VD 10: Hành động tả, kể
    Kết luận: Hmm, Angie luôn k muốn phát biểu 1 kết luận cụt ngủn và chứa quá nhiều lỗi sai. Lần trc cũng đã tránh rồi. Thôi, nói tạm điều này vậy:
    Khi PHÁT NGÔN rằng ta GIẾT NGƯỜI không có nghĩa là ta đang THỰC HIỆN HÀNH VÌ GIẾT NGƯỜI.
    Để THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG GIẾT NGƯỜI, ta CẦM CON DAO LÊN VÀ CHỌC CHỌC VÀO NGƯỜI CÁI KẺ KIA CHO ĐẾN KHI NÓ CHẾT HẲN. (K thì lại bị gọi là gây trọng thương chứ k là giết.)
    Đó là điều mà thỉnh thoảng Angie hay gọi là NÓI MỒM. Nói/Viết rằng mình thực hiện hành động A không phải lúc nào cũng là (đang) thực hiện hành động A.
    Cuối cùng, xin Wing đọc trong Giải trí về mấy VD lớp Angie nghĩ ra và chú ý VD này: I admit I am writing this sentence. (Cái icon đó là cô bạn Angie ghi rõ ràng thêm vào.) Có nhiều thứ để ghi nhận trong câu đó lắm.
    NB: Angie không nhớ gì ngoài câu I admit I am writing this sentence. và tên 1 lý thuyết (SPEECH ACT) từ khi học hết môn NGỮ NGHĨA HỌC, nhưng mà hôm nay mọi việc chợt lóe lên sáng rõ trong đầu Angie và Angie tự nhiên bất thường vững bụng khôn tả, chả thèm check lại cái SPEECH ACT, mà vẫn đinh ninh là cả 2 bài viết này mình k sai so với SPEECH ACT đã đc học. Hê hê hê Hay đấy! Trc giờ Angie k nhớ ra nó là cái gì nữa, vậy mà hôm nay dám ''thảo luận'' về nó cơ đấy! Thanh kiều Wing.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bởi thiếu chữ "Phải" (nguyên do là thiếu chữ "cần") cho nên mới có chuyện bất đồng ngôn ngữ cố ý đấy!
  6. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có anh chị nào giỏi toán không ạ, có còn nhớ mấy cái kiến thức hồi đó đó không ( nhất là chị Mizu, Miao ). 2 chị còn nhớ thì giúp em 1 bài toán với, cũng là cái định nghĩa thôi, nhưng em ko đc dạy ... Anh chị nào biết giúp em chứng minh Bất đẳng thức Jensen ạ Càng nhioều tài liệu về nó càng tốt, nhất là chứng minh về nó
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có 3 cách chứng minh nè
    http://en.wikipedia.org/wiki/Jensen%27s_inequality
  8. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    woah woah em học lớp chuyên toán à? vì chị ko nhớ nổi cái tên này, nên chị cho rằng nó nằm ngoài chương trình Chị có coi trên wikipedia (em nên search trên đây, nếu ko hiểu thì hỏi thầy, chứ mấy anh chị cũng chỉ biết tìm cho em ở đó mà ra thôi) thì thấy nó chỉ có 1 phần nhỏ mà em có thể áp dụng là cái phần na ná Cauchy đó. Em nên xài cách chứng minh đơn giản và ngắn gọn thôi, vì các đề thi ko thể ra tới mức đó đc, kể cả đề thi hs giỏi, ko cần phải tham khảo đến các cách chứng minh khác phức tạp hơn, rộng hơn.
    BĐT là 1 nội dung khó em à Lượng sức mình trước khi lội sâu vào nó Chị mất 1 đ trong bài thi ĐH vì BĐT đấy, nên chị cũng căm nó lắm, khè!
  9. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Uhm ... uhm.... uhm ... em dốt tiếng anh ~.~ thuật ngữ toán thì lại càng ... cảm ơn anh Wing nha, anh dịch được hay nhớ 1 cách chứng minh lại càng hay. Em kiếm hết mấy cái diễn đàn viết rồi mà không thấy đâu cả :(
    Cho hs y:= f(x) với f''''(x) > 0 với mọi x thuộc (a,b)
    a/ Chứng minh rằng :
    f(x) >= f(y) + (x-y).f''(x) với mọi x thuộc (a,b). Dấu "=" xảy ra khi x = y
    b/ ( jensen ) Chứng minh rằng :
    f(x1) + f(x2) >= 2f[ (x1+x2)/2 ] với mọi x1,x2 thuộc (a,b)
  10. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Em lấy bài trên rồi đó, anh chị nào giúp em bài trên thì mừng lắm, em chỉ cần nhiêu đó thôi, gọi là biết thôi ạ, còn ứng dụng vào bài tập thì em biết Nhưng chứng minh lại chưa.
    @Mizu : chuyên toán chắc học cao hơn
    Bài này trong chương trình toán 11, nhưng ko đi sâu vào, nó nằm trong phần đạo hàm, có 1 câu bài tập bảo dùng đạo hàm để chứng minh BĐT Jensen
    Được linhkhuong sửa chữa / chuyển vào 00:29 ngày 12/04/2007

Chia sẻ trang này