1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Muốn FW trả lời câu hỏi trên thì FW phải suy nghĩ xem có bao nhiêu người/thứ mình biết.
    Về thuốc: FW chỉ toàn là đi bác sĩ mặc áo blouse trắng và họ chỉ kê những cái đơn toàn tây. Chẳng ai cho Fw uống rễ cây và từ trước đến giờ FW nghe tên thuốc bắc (nam) mà cứ ngỡ tiếng nước ngoài. Có kể tên ra cũng chẳng biết thuốc đó dùng để làm gì! Ví dụ như hải sâm là một trong những loại thuốc cổ truyền, nhưng nó dùng để chữa thứ gì thì chịu! Có vẻ như các loại thuốc cổ truyền cần được bán trong các nhà thuốc kèm với giấy hướng dẫn sử dụng!
    Về nhạc sĩ cổ điển: FW không ưa nghe nhạc cổ điển và cũng ít khi nghe nhưng trong nhạc chuông điện thoại của Fw có một bài của Chopin, một của Beethoven. Mấy cái xe bán kem thì hay kéo mấy bản Turkisch March hay Hồ Thiên Nga.
    FW thậm chí không tìm thấy một điệu hát chèo ở quán cà phê nào. Và Fw thật tình không biết ở thế kỷ 16-17 nước Vn có nhà sáng tác nhạc nào nổi tiếng. Trước giờ chẳng nghe ông thầy, bà cô hay sách báo nào đả động đến cái này. Cơ bản, FW cũng không nghe được loại nhạc cung đình, hò chèo miền Trung và miền Bắc. Cái duy nhất thuộc hàng 2 "cổ điển" Fw thích nghe là dân ca và hò miền Nam. Mà theo FW biết thì mấy thứ này chỉ xuất hiện chừng 300 năm trở lại!
    Còn những nhạc sĩ xưa nhất Fw từng biết là các ông Văn Cao, Hồ Thiệu Tước, Phạm Duy, Y Vân... Mà các ông này thì không thể gọi là nhạc sĩ nhạc cổ điển được. Cũng có nghe nói vài ông sáng tác trường ca, nhạc giao hưởng nhưng mà thú thật trường ca thì đã nghe vài bài còn giao hưởng thì chưa hề. Vậy là Fw không biết ai có thể gọi là nhạc sĩ cổ điển VN.
    Thành ra cũng đừng nói chuyện châu Á, FW chẳng biết nhạc truyền thống của Tàu với Nhật nó ra sao đâu!!
    Triết học cổ điển: Cơ bản Fw biết mấy ông triết gia này thông qua ... Toán học, Vật lý học và có một ông hơi đặc biệt chuyên chường mặt hay tên trên chương trình thời sự của truyền hình trong nước ở các buổi họp là ông Mác. Sau này lên đại học thì nghe nhai nhải Mác, Ăng-ghen, Lê-nin mà đến cái tên thật của ông còn chưa được đọc qua. Thậm chí hồi học phổ thông cũng chẳng biết ông Descartes có làm triết học chứ nói chi đến quý ông Nietzsche, Weber nào đó thì cũng tịt.
    Ở phương Đông thì có nghe nói đến Khổng tử, Lão tử nhưng chỉ nghe nói đến còn quý vị này nói gì thì chẳng ai nói cho nghe. Muốn kiếm sách để đọc thì hoặc là không có sách hoặc là có sách mà đọc cứ như tiếng nước ngoài. Sách có vẻ chỉ viết cho những sinh viên chuyên ngành, quý vị nào có đam mê cuồng nhiệt hay các vị kiến thức uyên thâm đọc. Người không biết gì đọc vào thấy đầu quay như chong chóng!

    Thành ra không phải là những gì xuất phát từ phương Tây mới có thể gọi là chuẩn mực. Mà là những gì xuất hiện nhiều, người ta nói đến nhiều, nghe đến nhiều, những gì người ta cố tâm nhồi nhét, tuyên truyền nhiều, những gì mà người ta bỏ tiền ra quảng cáo nhiều, tiếp thị nhiều thì con người biết nhiều. Cái gì không ai nói tới, không ai nghe tới thì làm sao mà đòi làm chuẩn mực.
    Ngoài ra cái gọi là chuẩn mực phải là cái thích hợp với thực tế, với thời đại và liên tục được cập nhật. Nhạc giao hưởng mỗi năm lại có nhiều bài mới, các triết thuyết của Mác đã được phát triển lên nhiều lần thành những quan điểm xã hội hiện đại, từ thời tìm ra penicillin là loại kháng sinh nổi tiếng đầu tiên đến nay người ta đã tìm ra hàng nghìn loại kháng sinh khác. Cái đó gọi là tính dynamic và practised, đặc trưng của phương Tây. Tới nay người ta biết là ông Khổng Tử hay ông Lão Tử có học thuyết, các học trò của ông đã phát triển học thuyết của ông. Nhưng người ta cũng biết là các ông lẫn học trò của mấy ông cũng không còn và người ta không biết được ngày nay cái lý thuyết nào là cái lý thuyết tiếp nối của mấy ông. Hát tuồng, hát chèo thì hình như đôi khi có tuồng mới nhưng hát cung đình thì hơn 100 năm nay có bao nhiêu bài được sáng tác? Thành ra tại sao cải lương vẫn ăn khách hơn tuồng chèo là vì ở miền Nam có rất nhiều đài phát thanh vẫn còn phát chương trình cải lương buổi trưa, buổi tối, vẫn còn rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn cải lương. Anh không thể ngồi than vãn sao không có người tìm đến tôi một khi bản thân anh cứ phì nộn, nằm vật ra mặc cho người đời từ đi ngựa đã chuyển sang đi BMW.
    Một ví dụ cho sự thay đổi là thư pháp. Ngày xưa Vũ Đình Liên mếu máo khóc cho ông đồ, người người đọc bài thơ cũng lệ rơi hai hàng thương cho một nghệ thuật đã mất bỗng dưng sống lại. Cái thư pháp ngày xưa đã chết vì chẳng ai đọc nổi chữ Nôm ngày nay. Nhưng cái thư pháp ngày nay lại sống vì ai cũng biết đọc chữ Quốc Ngữ. Biết đâu một ngày nào đó người ta thấy vài anh VN ngồi chễm chệ trong một cái showroom 300 m2 viết vài câu đối tiếng Đức cho bọn Đức không chừng. Đấy là do thư pháp Việt Nam đã biết thay đổi cho kịp thời đại, đào mồ mà sống dậy. Chứ nếu thư pháp vẫn cứ ôm lấy chữ Nôm, chữ Hán thì tới nay chắc Vũ Đình Liên vẫn còn đắc chí thấy thiên hạ mủi lòng sụt sùi khi nghe bài thơ của mình.
    Nói tóm lại, FW quay về với thuyết tiến hóa của Darwin. Mọi sự vật (không phải chỉ là sinh vật nữa) đều phải đấu tranh với môi trường (không phải chỉ là môi trường tự nhiên nữa) để sống còn. Muốn tồn tại anh phải thể hiện được mình thích nghi được với sự khắc nghiệt của môi trường, phải thể hiện được mình nổi trội hơn những sự vật khác. Ai không thích nghi tất bị đào thải.
    Những cái tên thuốc tây đã đấu tranh để xuất hiện ở nhiều nhà thuốc hơn, xuất hiện nhiều trên báo chí hơn, tranh thủ được sự hiểu biết của người dùng hơn là tên thuốc cổ truyền. Những ông triết gia Tây phương thì được đưa vào chương trình giáo dục chính thống nhiều hơn, xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình, internet, báo chí hơn là các ông triết gia phương Đông và âm nhạc của các ông Chopin, Beethoven thì người ta nghe ở nhiều nơi hơn là nhạc cung đình, hát chèo. Thế thì đừng đòi hỏi tại sao những kẻ thua cuộc trở thành kẻ thống trị. Chỉ có kẻ mạnh mới thống trị được mà thôi.
    Không biết bài trả lời của FW như vậy có giải đáp được câu hỏi của Summertime không?


  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kô hiểu lắm với vấn đề summertime đặt ra (1 cách ẩn ý) ở đây.
    Nói kô hiểu là bởi vì để trả lời những câu hỏi trên, kiến thức đa phần đến từ bên ngoài. Tỷ như kp có thể có 1 version trả lời hoàn toàn mang tính Đông phương, nhưng nó kô có nghĩa là các kiến thức đó được dạy trong nhà trường.

    -----------------
    Wing nói người ta giờ kô biết lý thuyết của Khổng Tử, Lão Tử phát triển đến mức nào, kô sai, nhưng còn thiếu là bởi vì những người (kô biết) kô đi tìm hiểu. Tỷ như giờ kp nói về STM/SPM hay HPLC/ICP/MS thì Wing, nếu như kô đi hỏi Google, thì có hiểu gì kô?

    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 01:55 ngày 25/04/2007
  3. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Xin tham gia thread.
    Tôi xin KHÔNG trả lời câu hỏi của Summer mà trả lời câu hỏi CUỐI CÙNG của vị giáo viên kia.
    Tôi có từng để ý điều này từ lâu và đây là cách lý giải của tôi.
    Sở dĩ học sinh sinh viên biết tương đối nhiều hơn về văn hóa Phương Tây, vâng tôi xin gộp cả những phát minh tiến bộ kỹ thuật blah blah vào hết từ VĂN HÓA THEO NGHĨA RỘNG NHẤT, hơn là văn hóa phương Đông là vì:
    1/ Sự ảnh hưởng trong việc SOẠN chương trình học:
    -Ngày xưa, ngày học chữ Hán-chữ Nôm thì dĩ nhiên là người đi học được học nhiều hơn về VĂN HÓA phương Đông.
    -Chương trình giáo dục MANG TÍNH PHỔ THÔNG thời Pháp thuộc mang đến một mớ kiến thức về văn hóa Tây phương.
    -Sau thời kỳ đó, chúng ta có bắt chước khá nhiều mô hình chương trình giáo dục LIÊN XÔ.
    Vậy tức là gần đây nhất, chúng ta 2 lần bị ảnh hưởng bởi luồng VĂN HÓA phương Tây trong chương trình PHỔ THÔNG.
    2/ Sự khác nhau về bản chất giữa VĂN HÓA phương Tây và phương Đông
    -Phương Tây: Mang tính DUY LÝ cao, ngay từ ngày xưa, những môn luận lý, triết học đã phát triển. Giai đoạn cách mạng công nghiệp hóa thì THỰC TẾ XÃ HỘI đặt ra yêu cầu phải băm vằm , chẻ nhỏ các ngành khoa học ra nhỏ nữa, để nghiên cứu thật chi li và thấu đáo.
    Marx có đánh giá rằng sự SIÊU HÌNH này làm người ta mất đi cái nhìn BIỆN CHỨNG về sự vật, hiện tượng. (Dĩ nhiên đó là MỘT khuyết điểm, chứ Marx không có bừa ẩu mà CHÊ rằng sự phát triển của những ngành khoa học ngành càng nhỏ là không tốt.)
    -Phương Đông: ngay từ xưa, đã chủ trương có thái độ TIÊN NGHIỆM 1 về sự vật, hiện tượng, nên có cái nhìn BIỆN CHỨNG về mọi sự. Lịch sử của phương Đông cũng chả có cuộc cách mạng công nghiệp hóa nào để mà ép người ta phải chia nhỏ những ngành khoa học tự nhiên thêm chi li cả.
    Và đó là một trong những lý do KIỀM/KÌM HÃM sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, và sau này là khoa học xã hội và nhân văn mà có dính dáng đến tí khoa học kỹ thuật nào.
    Do vậy, TRI THỨC KHOA HỌC phương Tây được hệ thống hóa (systematization), nâng lên thành các lý thuyết (theorization), phân ra thành các bộ phận nhỏ hơn thành nhiều loại khác nhau (classification.)
    Còn TRI THỨC KHOA HỌC phương Đông thì ở dạng ''hữu cơ'' hơn.
    3/ Chúng ta
    Chúng ta đc giáo dục bằng chương trình kiểu Tây, vậy thì dĩ nhiên là chúng ta biết nhiều hơn về VĂN HÓA Tây phương, nếu không có sự TỰ TÌM HIỂU về VĂN HÓA Đông phương.
    --------------------------------
    Phần chữ đỏ:
    Dear KP,
    LOL, Angie to mồm phét lác tí , nhưng không dám chắc DÁN NHÃN tiên nghiệm cho đạo học phương Đông đc chăng? Hay là bỏ đi, chỉ nói là có cái nhìn BIỆN CHỨNG thôi? KP verify dùm. Angie không dám chắc. Lấy chữ TIÊN NGHIỆM của Tây mà áp vào MÔ TẢ Đông thì cũng hơi khiên cưỡng, tại Angie k biết về đạo học phương Đông mấy tí.

    Hí hí hí, sửa bài mà cười đau cả ruột.
    Được Angst sửa chữa / chuyển vào 06:27 ngày 25/04/2007
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Về thread BOLD CLAIM
    Nếu ai đọc cái dòng li ti size 1 của Angie, chắc biết rằng Angie đã tra từ điển, và vì từ điển cho ra 2 loạt tính từ:
    -Tích cực
    -Tiêu cực
    Mà lấy 1 trong 2 loạt này đều DỞ cả. Vì đây là khoa học, ta cần sự TRUNG TÍNH.
    Nếu ta lấy chữ LIỀU LĨNH/TRƠ TRÁO hay GẠN DẠ thì đều MISLEAD người đọc.
    Angie vẫn không tìm ra từ.
    Angie có ý nghĩ rằng Angie không đc học nhiều trong môn Logic, vì học ngành khoa học xã hội-nhân văn, nên nếu có bạn nào học ngành TỰ NHIÊN LÝ THUYẾT tại VIỆT NAM thì có khả năng cao hơn là bạn ấy biết THUẬT NGỮ này bằng tiếng Việt. Những ai đi du học như Wing là bó tay á , nếu không có tình cờ đọc được ở đâu đó.
    ------------------------------------------------
    Cái này bàn ngoài lề chữ BOLD CLAIM tí.
    Không, việc LÝ GIẢI/CHỨNG MINH nhận định của mình TRƯỚC hay SAU, NGAY LẬP TỨC hay HẸN LẠI là một chuyện. Chuyện HẸN LẠI SAU thì không sao cả, hai bên có thể thỏa thuận và thương lượng với nhau. Đó không là hành động NGỤY BIỆN.
    Còn KIỂU tranh luận LẦN TRƯỚC của bạn là CHO RẰNG NGƯỜI KIA PHẢI ĐƯA RA BẰNG CHỨNG PHỦ ĐỊNH CÁI NHÂN ĐỊNH CỦA BẠN, nếu người ta không đồng ý. Đó mới là hành động NGỤY BIỆN.
    Trong 2 đoạn kế ở trên, tôi chỉ muốn chỉ ra cho bạn thấy rõ điều ĐÃ xảy ra.
    Rất mong bạn tiếp tục nâng cao năng lực tranh luận, lý luận của mình.
    À không, ở đây KHÔNG liên quan đến ngành XÃ HỘI hay TỰ NHIÊN gì cả. Đây là cách tranh luận ở mọi nơi, ngay ở bàn ăn gia đình cũng thế mà thôi.
    KP đang học ngành tự nhiên, Wing học ngành kinh tế, tôi học kinh tế và xã hội. Không có gì KHÁC giữa cách tranh luận của những người có academic background khác nhau cả.
    TỪ NGỮ/CÔNG THỨC/BẢNG BIỂU/BLAH BLAH đều phải chính xác và đc hiểu CÙNG một nghĩa giữa các bên tranh luận. Đừng nghĩ là CHỈ CÓ từ ngữ là có thể bị hiểu theo nhiều nghĩa. Cái gì cũng có thể đc hiểu theo nhiều nghĩa cả.
    Không có cái gọi là CÁCH CẢM THỤ KHÁC DẪN ĐẾN QUAN ĐIỂM KHÁC, như câu bạn phát biểu đâu.
    Nếu từ X đc người A và người B hiểu theo hai cách XA và XB thì họ chỉ việc thảo luận và THỎA THUẬN cách hiểu chung về X là được. SAU ĐÓ hẵng tranh luận. Trong khi tranh luận, họ có thể đồng quan điểm, hay bất đồng quan điểm.
    Còn NGAY CẢ KHI có cách hiểu KHÁC nhau về 1 khái niệm, người ta vẫn có thể LẦM TƯỞNG rằng họ đang CÓ CÙNG QUAN ĐIỂM đấy chứ.
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Angie xin có vài reflection về những câu trả lời và CÂU HỎI bên dưới.
    TỪ CUỐI CÙNG là MOTHER, Angie đang suy nghĩ không biết nếu cho thêm vài câu trả lời nữa, các sinh viên kia có đi đến:
    -ACUPUNTURE
    -HERBAL MEDICINE
    -etc.
    hay không.
    Nếu có, thì câu NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG của giáo viên xem ra không còn thích hợp.
    Ngoài ra, xin nói rằng CÂU HỎI đã MISLEAD để người trả lời NGHĨ NGAY đến những từ in đậm trên.
    Nếu câu hỏi không là THUỐC (DRUG, MEDICINE) mà là CÁC LIỆU PHÁP CHỮA CÁC LOẠI BỆNH TẬT thì chắc có ACUPUNTURE và HERBAL MEDICINE vào đấy chứ.
    Angie thấy là lạ. Hemmingway được dán nhãn CỔ ĐIỂN rồi à?
    Xem nào, LỊCH SỬ bằng năm tháng thì Angie kém, nhưng vẫn có thể dựa vào ĐẶC ĐIỂM mà nói chuyện.
    -Shakespeare thì mất năm 1616. Sách Anh văn 9. Vậy là ông sẽ đc tính là tác giả thuộc thế kỷ 16.
    -Jane Austen á...Mỹ...thời kỳ đàn ông còn đội mũ ống...TK 18 chăng?
    -Charlotte Bronte á...không nhớ Jane Eyre lắm, Angie xem Emily Bronte vậy...Đồi gió hú...hừ, từ thế kỷ 17-19.
    -Victor Hugo. Thằng gù Nhà thờ Đức Bà á? Xa xưa rùi, cho đại TK 17-18 đê.
    -Charles Dickens. Ông này nhắc đến Công xã Paris 1789 thì phải...Chắc là thế kỷ 18.
    -Leo Tolstoi á? Nhắc đến Napoleon á? Thế thì chắc là viết vào thế kỷ 19. Vả lại, Tolstoi cùng thời với Dos mà. Chắc là thế kỷ 19.
    Trùi, Angie KHÔNG NHỚ BÀI, nhưng mà chạy 1 dọc từ thế kỷ 16 đến đến kỷ 20 mà gộp chung là VĂN HỌC CỔ ĐIỂN thì ái ngại thật. Chậc, chậc.
    Thế giảng viên KHÔNG comment về sự kiện này à?
    Nói thật, những ai mà làm động tác gom 4 thế kỷ văn học phương Tây vào rồi dán nhãn cổ điển được, thì còn khối nhầm lẫn về thông tin và cái việc họ không hiểu nhiều về văn minh phương Đông là hoàn toàn dễ hiểu.
    Phải chi là họ HIỂU THẤU ĐÁO VÀ CHÍNH XÁC văn hóa p Tây MÀ KHÔNG BIẾT văn hóa p Đông thì mới nói chứ! Đằng này sai một dọc, một cách có hệ thống mừ.
    Vì một lẽ nữa: Phương Tây CHIẾM ĐÓNG và TRUYỀN BÁ văn hóa của họ, còn phương Đông thì MARKETING văn hóa của mình không tốt.
    Hỏi lại: Giảng viên này giảng môn Marketing phải không?
    Ke ke, con gà mà biết gáy thì trứng gà còn có giá hơn trứng vịt, nữa là CẢ MỘT NỀN VĂN HÓA không biết/thể/thích/muốn gáy.
    Được Angst sửa chữa / chuyển vào 03:38 ngày 25/04/2007
  6. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bài của FW đã trả lời câu hỏi của summertime.
    Vậy là theo FW, chúng ta nghe nhiều, tiếp xúc nhiều hơn với những sản phẩm văn hoá phương Tây, nên chuẩn mực của chúng ta dựa nhiều vào những sp đó. Văn hoá phương Đông ko phải ko thể trở thành chuẩn mực, nhưng vì ko được xuất hiện nhiều/ đưa vào chương trình chính thống nhiều như văn hoá phương Tây, nên đã ko trở thành chuẩn mực quan trọng.
    Vậy liệu theo FW, khả năng (potential) của vp Phương Đông để trở thành chuẩn mực, trở thành chính thống là tới đâu? (câu hỏi hơi rộng, nhưng ý là FW có ý tưởng gì về vấn đề này ko?)
  7. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đúng là vẫn có thể đi tìm hiểu được, có điều là nếu đem ra so sánh với Marx, ... (hết nghĩ ra nữa rồi), thì học sinh sinh viên ko cần phải đi tìm đến Marxism, mà Marxism sẽ tự khắc tìm đến mình (trong báo chí, chuyện trò, tiết học/kỳ thi chính trị, ... )
  8. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với những lý do Angie đã pt cho sự phát triển và thịnh hành của văn hoá phương Tây trong lòng xã hội phương Đông (ít nhất là trong văn hoá sách gk và trong các truyền thống của các nghành khoa học tự nhiên/ xã hội).
    Cũng như summer đã hỏi FW, summer xin hỏi Angie liệu Angie có cho là sản phẩm vh Phương Đông có đủ "tầm", và có nên để được phát triển trong vh phổ thông và trong professional âcdemic hiện đại?
  9. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hic, câu hỏi là classical musicians. Với lại cứ cho là do ảnh hưởng của thuật ngữ classical music đi, còn những câu về classical philosophers/ thinkers/ literature. Các câu trả lời vẫn đều hướng về mối quan hệ gắn bó giữa classical European

    Định nghĩa về cái gì là classical thì chắc chắn là có nhiều ý kiến. Đây chỉ là một cuộc khảo sát miệng trong lớp để xem sinh viên nghĩ gì, nói gì khi liên hệ đến khái niệm classical. Không khí chắc là theo kiểu brainstorming, whatever comes up first to your mind mà. Ưu điểm của hình thức này là đánh giá được spontaneity. Chứ mà cho về viết thành bài thì lại đi tra cứu định nghĩa, lại là phản ánh cái khác rồi.
  10. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    NHẮN TIN LẦN CUỐI VỚI SUMMER:
    NGÀNH chứ không phải là NGHÀNH.
    Vậy là cả 2 chúng ta, post bài reply theo 2 hướng khác nhau, đã XÁC NHẬN lại cái ẨN Ý của Summer khi trình bày vấn đề và đặt câu hỏi như vậy.
    Cá nhân Angie thì có ý nghĩ: Lần sau Summer có muốn bàn bạc thảo luận gì, thì có thể ĐƯA RA NHẬN ĐỊNH rồi dùng VÍ DỤ minh họa hỗ trợ lập luận này.
    Chứ còn Summer LÁI vấn đề đi, mà không để ý rằng có 2/3 người trả lời tỏ ý không đồng tình (một cách cũng đầy ẩn ý) với NHẬN ĐỊNH của Summer và RẼ hướng khác, mà Summer không nhận ra, chỉ chăm chăm đồng ý với ý kiến GIỐNG mình.
    Nếu ý kiến NGAY TỪ ĐẦU đã giống, việc gì ta phải vào topic tranh luận?
    Ý kiến của Angie là mấy câu đo đỏ từng post:
    Nói thật, những ai mà làm động tác gom 4 thế kỷ văn học phương Tây vào rồi dán nhãn cổ điển được, thì còn khối nhầm lẫn về thông tin và cái việc họ không hiểu nhiều về văn minh phương Đông là hoàn toàn dễ hiểu.
    Phải chi là họ HIỂU THẤU ĐÁO VÀ CHÍNH XÁC văn hóa p Tây MÀ KHÔNG BIẾT văn hóa p Đông thì mới nói chứ! Đằng này sai một dọc, một cách có hệ thống mừ.

    Giờ thì việc Summer cần làm là đi LÝ GIẢI ngược lại cái chuyện hỏi-trả lời kia, chứ chưa thể nhảy ngay đến phần KẾT LUẬN rồi PHÁT TRIỂN vấn đề đâu.
    Ý Angie là: Cái kiểu hỏi-trả lời CÓ ĐỊNH HƯỚNG LÁI NGƯỜI KHÁC như thế này giống giống kiểu Wing mô tả 1 nhóm đi thu thập thông tin về những đánh giá của người tiêu dùng với thuốc là mà MẶC ÁO MALBORO ấy.

Chia sẻ trang này