1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0

    Summer thật sự ko hiểu ý của các bạn ko đồng tình.
    Summer tất nhiên có những ý kiến riêng của mình về vấn đề này (chả lẽ lại có ai đặt ra vấn đề mà bản thân lại ko hề có ý kiến gì về vđ đấy). Summer muốn đặt ra vấn đề ở đây là muốn hỏi ý kiến của các bạn về một vấn đề mà summer ko biết các bạn nghĩ gì.
    Summer ban đầu viết lại đoạn thảo luận mà mình có dịp tham gia ở trong trường đại học. Hay là Angie nghĩ summer tự biên ra đoạn đó? Nhất định là ko có chuyện đó. Summer chép bài và vẫn giữ bài. Đoạn thảo luận đó khiến summer suy nghĩ.
    Summer nêu lên vấn đề để hỏi suy nghĩ các bạn. Nếu giống với ý của summer thì summer nói là đồng ý, ko giống thì summer sẽ xem ý mới của các bạn. Vì thấy có nhiều điểm đồng ý về sự ít xuất hiện của vh PĐ trong vh chính thống hiện đại, nên bàn tiếp một dòng suy nghĩ nữa.
    Về vấn đề potential của vh PĐ, summer vẫn hoàn toàn ko có kết luận, vì bản thân ko hiểu (chưa tìm hiểu) những tác phẩm PĐ truyền thống.
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hị..hị..., hy vọng đây kô phải là ẩn ý của summer, nếu kô thì chẳng thể bàn tiếp, vì sẽ chạm phải những vấn đề biết-rồi-khổ-lắm-nói-mãi.
    Có thể diễn giải cái đoạn bôi đỏ của Angie như sau
    Kp xin thêm vào 1 đánh giá nữa, đó là tính ỳ tâm lý.
    Cái gốc của vấn đề, theo kp, là phương pháp truyền thụcách thức tiếp nhận, chứ kô phải là bên trọng (phương Tây) bên khinh (phương Đông). Tỷ như tuy Marxism (tự) tìm đến các bạn trong nước nhưng 10 SV học Marx, được bao nhiêu SV thực sự hiểu những vấn đề cơ bản của Marx?
    Hay như nhạc cổ điển, VN mình dịch ra thành classical music, nhưng theo chỗ kp biết thì phương Tây kô phải hoàn toàn hiểu nhạc cổ điển = classical music. VD như trên Britanica online viết về Bach là 1 nhà soạn nhạc trong thời kỳ Baroque, viết về Mozart mới là 1 nhà soạn nhạc trong thời kỳ Classical.1 Có thể check thêm trên Wikipedia. Nếu như vậy thì nội trong cách định nghĩa khái niệm classical music chúng ta cũng đã khác phương Tây rồi.
    P.S: Về phần đỏ kia nếu sweet đọc được thì confirm giùm kp hiểu ĐÚNG hay SAI. Tks!
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 25/04/2007
  3. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, Summer có thể cắt bỏ các chữ ký trong các bài reply vì để chữ ký cũng không đóng góp mấy vào nội dung đề cập, mà lại làm vỡ format. Angie cũng hay bỏ đi chữ ký của các bạn khác hay chính mình cho đỡ vướng. Dĩ nhiên là QUYỀN QUYẾT ĐỊNH là của Summer.
    Thứ hai, Angie KHÔNG HIỂU CÂU NÀY: Summer thật sự ko hiểu ý của các bạn ko đồng tình.
    Là nghĩa gì vậy?
    1/ Summer không hiểu có người không đồng tình CHỖ NÀO, hay
    2/ Summer không hiểu TẠI SAO LẠI có người không đồng tình.
    Angie cho rằng Summer không là người hay bắt ép người khác theo ý mình, nên hiểu theo nghĩa 1. Nhưng mà câu văn của Summer đọc vào thì còn có thể hiểu theo nghĩa 2 nữa đấy. Và cả các đoạn sau cũng KHÔNG 100% làm Angie chắc chắn là chỉ có thể hiểu theo nghĩa 1.
    Bây giờ đến cái VÀNG 2: Rõ ràng như bạn nói, BẠN CÓ CHỦ KIẾN RIÊNG TỪ TRC, do đó, bài reply đầu tiên của KP đã nói rằng: KP không hiểu lắm ẨN Ý ở câu hỏi của bạn.
    KP CÓ HỎI NGƯỢC LẠI bạn một câu hỏi. Thưa bạn, câu hỏi TU TỪ của KP (à, tôi thấy nó là tu từ, người khác có thể thấy nó đơn thuần là câu hỏi bình thường ) là MỘT CÁCH TRẢ LỜI rồi đấy. Nhưng hình như bạn bỏ qua điều ấy mất rồi.
    Hì hì, đến tuổi này thì Angie lo kiếm tiền và kiếm chồng rùi. Hy vọng bạn đạt được những kỳ vọng do chính bạn đặt ra.
    Chúc vui.
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0

    À, cho dù NHIỀU Ý KIẾN thì không cứ TÁC GIẢ NÀO CHẾT RỒI cũng đc DÁN NHÃN là CỔ ĐIỂN đâu bạn ạ.
    Tôi không BIẾT rõ lắm, và trong cái BIẾT thì còn QUÊN cả một mớ lớn, nhưng mà, nếu xét về văn học/văn chương và triết học thì có ít nhất mấy cái tên sau đây, vốn đặt theo THỜI GIAN chứ không phải TÍNH CHẤT những trào lưu văn chương/văn học hay triết học đó: (hí hí, danh sách sau KHÔNG theo thứ tự thời gian nhé )
    -CỔ ĐIỂN
    -PHỤC HƯNG
    -CẬN ĐẠI
    -HIỆN ĐẠI
    -HẬU HIỆN ĐẠI
    Thời chúng ta đang sống, có rất nhiều những trào lưu triết học,văn chương/văn học, xã hội, nghệ thuật, etc. được DÁN NHÃN HẬU HIỆN ĐẠI đấy.
    Hí hí, chả biết khi chúng ta qua thời kỳ đó rùi thì đặt tên gì nữa. HIỆN ĐẠI LẦN THỨ HAI chăng?
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế thì FW sẽ phải hỏi cụ thể lại Summer hai câu hỏi:
    1- Giá trị gì của phương Đông? Âm nhạc, văn chương, triết học, khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, xã hội học, y học hay tâm lý học?
    2- Chuẩn mực tới mức nào? Chỉ chuẩn mực cho người châu Á hay muốn chuẩn mực luôn cho cả Âu-Mỹ?
    Câu hỏi của summer ngoài ra còn đả động vào rất nhiều vấn đề nóng hổi ngày nay: toàn cầu hóa.
    Tạm thời Summer chưa trả lời hai câu hỏi trên thì FW chọn trước hai thứ âm nhạc, và triết học nói đỡ vậy.
    Xét về âm nhạc cổ điển thì Tây có các dàn nhạc cổ điển với violin, piano, Nhật, Tàu, Ta thì có trống có kèn. Tây thì có những bản nhạc của Beethoven, Chopin viết trên thang riêng, Ta thì có những bản nhạc cung đình, hát bội (Tàu), chèo, cải lương, dân ca. Nhạc Tây hiện đại thì có ballad, rap, rock, pop còn nhạc hiện đại của ta hiện nay thì cũng có ballad, rap, rock, pop nhưng cách điệu riêng cho vừa sở thích người Việt, Tàu, Thái.
    Đấy là dữ liệu. Giờ đi phân tích. Nghe nhạc cổ điển: thường đắt tiền và dành cho tầng lớp có tiền hoặc có khả năng cảm thụ được. Nghe cải lương, tuồng, chèo thì rẻ hơn, dành cho mọi tầng lớp bình dân. Đầu tư để đào tạo một nghệ sĩ chơi nhạc cổ điển thì tốn tiền hơn nhiều so với đầu tư cho cải lương, tuồng chèo. Với điều kiện kinh tế của người VN hiện nay thì khi kinh tế càng phát triển, số người giàu càng nhiều lên và xu hướng là nhạc cổ điển Tây phương sẽ càng ngày càng chiếm ưu thế.
    Tuy nhiên trong cải lương, tuồng chèo thì FW nhận thấy loại hình cải lương là năng động nhất. Thay vì giới hạn đề tài trong các điển tích, điển cố xưa, cải lương thâm nhập vào cuộc sống mọi thời đại. Đặc biệt, từ cải lương có một nhánh phát triển mạnh là "tân cổ giao duyên". Loại hình tân nhạc này sử dụng chiêu thức nửa nạc nửa mỡ rất là hay. Một điều FW cảm thấy rất thích là các nghệ sĩ cải lương rất chú tâm đào tạo lớp nghệ sĩ kế thừa. Thành ra cải lương sẽ không thiếu đội ngũ kế thừa.
    Như vậy, so sánh tương quan lực lượng, Fw dự đoán là nhạc cổ điển phương Tây sẽ từ từ chiếm được chỗ đứng vững chắc hơn, tuy nhiên nó sẽ không thể chạy ra khỏi nhà hát được, không tiến xa hơn được. Tuồng, chèo sẽ ngày một mai một nếu không có đột biến trong đề tài và phương thức biểu diễn. Cải lương tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn sẽ sống tốt. Và số người nghe nhạc dân tộc ở VN sẽ vẫn nhiều hơn đi nghe nhạc cổ điển.
    Tuy nhiên, cả nhạc cổ điển lẫn nhạc dân tộc đều không đánh được nhiều vào giới trẻ. Giới trẻ nghe nhạc trẻ vì một điều đơn giản, nhạc trẻ phù hợp với nhu cầu tình cảm, cảm thụ văn hóa, âm nhạc tương ứng với sự phát triển tâm lý, cơ thể. Thành ra nếu xét riêng giới trẻ thì có thể chia làm 2 nhạc ngoại và nhạc nội.
    Gọi là nhạc ngoại, nhạc nội nhưng về giai điệu, lời bài hát gần như đã đạt đến sự tương đồng nhất định. Nếu đem bỏ lời mà chỉ phát nhạc thì đôi khi không phân biệt được nội-ngoại nữa. Và trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, thì các dòng nhạc Á - Âu - Mỹ dường như hòa vào nhau. Không chỉ là quá trình một chiều từ Đông sang Tây mà chính những bài hát mang âm hưởng La Tinh, Ả Rập, Tàu, Thái Lan, Do Thái, Đông Âu cũng đã xuất hiện trong những bài hát chính thống Mỹ. Chính người Mỹ cũng còn phải lo bảo vệ loại nhạc đồng quê của mình không bị rock, rap đánh bạt. Như vậy xét về thị trường nhạc trẻ, FW cảm thấy đó là một quá trình không thể đảo ngược. Cho dù là từ trước đến nay giới trẻ VN chỉ nghe cải lương, tuồng chèo thì khi mở cửa bước ra cùng thế giới thì cũng sẽ phải thay đổi để hòa nhập. Ý Fw muốn nói là với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay thì cả thế giới đang sống và tạo nên chuẩn mực chung cho mình, không còn phân biệt Đông Tây.
    Lý giải cho hiện tượng này, FW cho rằng đó chính là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xuất nhập khẩu tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thị trường, của sự phát triển hệ thống thông tin, liên lạc nối kết các nền văn minh, của sự phát triển hệ thống giao thông, vận tải, chính trị nối kết các trục văn hóa. Và vì sao là giới trẻ? Bởi vì giới trẻ là giới nắm bắt nhanh nhất những thay đổi của cuộc sống. Giới trẻ có đủ thời gian, trí tuệ và nguồn lực để tiếp cận những thành tựu mới tốt nhất.
    Vấn đề thứ nhì là triết học. Khác với quan niệm truyền thống cho rằng quan niệm triết học phương Tây lấn át phương Đông, thực tế hiện nay cho thấy, triết học phương Đông đang ráo riết nghiên cứu triết học của Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Và ở trên đất châu Âu, người ta thường thấy các buổi nói chuyện của các nhà sư Tây Tạng, của đức Đạt Lai Lạt Ma được đón tiếp nồng hậu như thế nào. Điều này theo Fw nhận xét là phù hợp với sự phát triển của triết học.
    Triết học về cơ bản là môn học khái quát hóa các sự vật hiện tượng của cuộc sống để đi tìm ra quy luật vận chuyển của tự nhiên và xã hội. Triết học phương Tây từ trước đến nay chú trọng nhiều đến chi tiết cụ thể, phân tích chi tiết để tìm ra phương thức vận hành của vệt/việc. Và họ yêu thích logic của sự biện chứng, nơi tất cả phải rõ ràng, minh bạch. Còn phương thức của người phương Đông là đi tìm đến cái tổng thể, cũng từ những quan sát mà thôi, nhưng các triết gia phương Đông có xu hướng khái quát hóa cao hơn, vượt lên những chi tiết và không chú trọng đến biện chứng, chứng minh nhằm thuyết phục mà chú trọng đến chuyện khiến người khác cảm nhận được, thấu hiểu được. Theo Fw đó là một điểm khác biệt quan trọng giữa hai nhóm trường phái triết học. Một bên ra sức dùng dữ liệu cụ thể để chứng minh, thuyết phục, bên kia ra sức làm cho người tiếp nhận có thể cảm nhận được lý thuyết, thay đổi thế giới quan của người tiếp nhận. Điều nhận xét trên của Fw đã bao gồm cả những trường phái vô thần cũng như hữu thần của châu Âu.
    Do đó, các triết thuyết của phương Đông mang tính khái quát cao hơn, khả năng lý giải sự vận hành của thế giới cũng cao hơn các thuyết phương Đông. Tuy nhiên, khi đã ở mức khái quát cao thì các thuyết phương Đông buộc phải hy sinh tính chi tiết, cụ thể, điều mà các thuyết phương Tây luôn có thừa.
    Đó là nhận xét. Giờ FW phân tích. Ưu điểm vượt trội của triết thuyết phương Tây chính là sự chi tiết của nó. Nó phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thời cuộc, thời gian vận dụng nhanh chóng và vì người cảm nhận dùng logic để suy nghĩ nên họ cũng hiểu nhanh hơn, hiểu rõ hơn. Và vì dùng logic để tiếp cận nên triết học phương Tây có thể được truyền bá nhanh chóng, rộng rãi thông qua sách vở.
    Xét triết học Đông Phương, FW cho rằng, vì chủ trương đánh vào cảm nhận của con người nên triết học Đông phương cần rất nhiều thời gian để con người học hỏi. Ví dụ đơn giản nhất là Đạo của Lão Tử thì không thể nghe được, không thể thấy được thành ra cũng không thể nào cầm sách đọc mà hiểu được Đạo. Cái Niết bàn của Phật giáo cũng tương tự. Hơn nữa, vì chủ trương tác động vào cảm nhận mà triết học phương Đông đòi hỏi sự tương tác thầy-trò rất nhiều. Nhân chuyện Niêm hoa vi tiếu vừa rồi FW có đọc biết là nhiều nhánh tông phái đạo Phật có những buổi luyện riêng một thầy một trò. Vì cùng một câu hỏi, cùng một vấn đề nhưng ông thầy sẽ trả lời trò này khác trò kia. Mục đích của ông thầy không phải là đúng hay sai mà là hướng dẫn người trò tiến đến ngưỡng giác ngộ cao hơn mà thôi.
    Lấy dẫn chứng trên FW muốn khẳng định, triết học phương Đông không thể nào đem áp dụng được cho cuộc sống toàn cầu hóa, nơi mọi hiện tượng, sự vật thay đổi liên tục. Trong môi trường active như vậy, sự đòi hỏi những triết lý thiết thực có thể biến đổi nhanh chóng thành những kế hoạch operative cụ thể là điều cần thiết và đúng đắn. Do đó, những tư tưởng về xã hội dân chủ, công bằng, về quyền con người, về phân chia của cải rõ ràng là cụ thể và dễ nắm bắt, biện luận hơn là những tư tưởng về Nhân, Trí, Lễ, Nghĩa, Dũng, những tư tưởng về Đạo, về Niết bàn.
    Lẽ dĩ nhiên là trong lịch sử, triết học phương Đông cũng có những giai đoạn phát triển theo hướng operative có thể so sánh với các triết thuyết phương Tây mà FW nêu ví dụ ở đây là Pháp gia hay Khổng giáo. Cả hai phái này đều chỉ ra những vấn đề cụ thể cho việc quản lý xã hội, cả về tư tưởng lẫn về biện pháp. Tuy nhiên, nhìn theo góc độ Triết học mà nói, FW cảm thấy hai tư tưởng này không có một sự lý giải tốt về sự vận hành của tự nhiên và xã hội tốt như Phật giáo và Lão giáo. Tuy nhiên, Phật giáo và Lão giáo thì quả thật không dành cho người bình thường lãnh ngộ, nó đòi hỏi nhiều công sức và thời gian cho việc tìm hiểu hơn nhiều.
    Kết luận, những tư tưởng của phương Tây sẽ chiếm ưu thế trong ứng dụng vào xã hội chừng nào tốc độ vận động của xã hội vẫn còn cao.
    Đấy là quan điểm của FW về câu hỏi của summertime8x.
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đính chính 1 tẹo, Nhật thế nào thì kp kô biết, chứ TQ và VN thì trong classical music instruments kô có trống, và cũng kô có cái gì gọi là kèn.
    Nhạc cụ cổ điển nhất của người TQ là cổ cầm, có đủ 5 cung Ngân-Thương-Chủy-Giốc-Vũ (hi vọng kô nhớ sai), sau này truyền thuyết bảo có lão vua nào đó thêm vào 2 dây, nên thành thất huyền cầm.
    Trống thì thời cổ TQ kô có dùng làm nhạc khí. Người ta dùng ngân, khánh, chuông dành cho âm nhạc trong cung đình.
    Chưa hết, Wing kô nên so sánh nhạc cổ điển phương Tây với cải lương, tuồng chèo. Và kô nên so sánh phương Tây (rộng lớn) với chỉ 1 Việt Nam (nhỏ bé).
    Wing nếu cho rằng triết học phương Đông kô thể áp dụng cho toàn cầu hóa thì chắc chưa biết bên Mỹ bây giờ trọng khoa phong thủy của TQ như thế nào.
    Toàn cầu hóa là 1 sự hội nhập, chưa chắc giá trị phương Tây đã thắng thế được. Ngay như nước Mỹ, lúc trước có thuyết melting pot, giờ thì thấy thiên hạ nói về salad bowl.
  7. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Bữa giờ Angie thắc mắc điều này mà chưa quỡn 5 phút để post bài hỏi Wing cái.
    Angie thấy cái này trong Qutotations. NẾU mấy lời trên là lời của Wing (chứ không phải quote của ai) thì Angie thấy LỜI NÓI của Wing không HỢP với HÀNH ĐỘNG của Wing.
    Cái trên kia là trong Ẩm thực.
    Angie thấy mấy cái ''thì Wing chịu thôi, k thể nói thêm gì hay ho hơn'' (nghĩa là phía trc đã có nói/giải thích vài điều gì đó rồi) và mấy chữ ''bó tay'' Angie thường dùng khi đã vận dụng hết công lực giải thích nát be bét mấy điều sơ đẳng cho người khác cũng y chang nhau à.
    Nhưng nếu mà (chúng) nó y chang, thì Wing chẳng hóa ra lại là does not perceive or does not want to recognize that Wing is the problem à?
  8. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Xin phép minh họa cái.
    [​IMG]
  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Phong Thủy là một đề tài hay, đúng là đang nóng ở Âu-Mỹ và ở cả ta nữa.
    Phong thuỷ thì FW cho rằng nó bắt nguồn từ các ông thầy địa lý. Liệu các ông thầy địa lý Tàu chuyên xem xét thổ cư, coi hướng đất hướng nhà có ngồi viết triết thuyết theo kiểu tề gia trị quốc bình thiên hạ như Khổng Tử hoặc ngồi mơ màng Ta mơ mình là **** hay **** mơ mình thành ta như Trang Tử hay không thì FW không chắc.
    Điều mà FW chắc là ngày xưa khi ông thầy này phán đất này có ngọn đồi, con sông gì đấy là đất đẹp để định cư hay ổng phán nhà này cần đặt tấm bình phong chắn gió độc ở cửa ra vào thì phần lớn ông thầy chỉ có thể trả lời câu hỏi "tại sao" bằng cái kinh nghiệm "thống kê" của ông ta, của thầy ông ta và của cả cái môn phong thủy. Tức là, phong thủy đầu tiên là thống kê những quan sát các tình huống thực nghiệm, sau đó các nhà khoa học thực nghiệm này cố tìm ra lời giải thích dựa trên thiên, địa, khí, mạch, thủy, hỏa, thổ (ngũ hành) gì đấy rồi tổng hợp các kinh nghiệm và lý giải thành những mô hình và ứng dụng chúng.
    Liệu những giải thích theo ngũ hành trên có thể minh chứng hay không thì các nhà địa lý Tàu không làm được. Bởi lẽ khoa học trung quốc dựa nhiều trên căn bản các quan sát tự nhiên mà họ khái quát hóa lên thành nguyên lý âm dương, ngũ hành, tam tài, bát quái... Khái quát hóa là điều tốt, nhưng càng khái quát càng mất đi tính cụ thể. Các ông này không tài nào chứng minh được vì sao đặt giường theo hướng song song với mạch nước ngầm thì xấu (hay tốt gì đấy, FW ko chắc, phải coi lại). Do đó, theo ý FW, phong thủy cho trước khi đến thời hiện đại là một khoa học chỉ dừng lại ở mức độ thực nghiệm và tổng kết kinh nghiệm.
    Sau đấy, khi khoa học về điện từ, địa từ trường (vật lý địa cầu), điện sinh học cũng như khoa học về kiến trúc phát triển (sự tác động của thông gió, ánh sáng, màu sắc, chất liệu vật liệu... lên con người), các nền tảng của địa lý lần lượt được giải thích. Thế nào là gió độc, thế nào là long mạch... lần lượt được soi xét và định nghĩa.
    Fw cho rằng, nếu không có những giải thích khoa học của vật lý, vật liệu, kiến trúc của phương Tây thì môn khoa học phong thủy vẫn chỉ là những sản phẩm huyền bí của các thầy phong thủy. Và không chắc Mỹ hay Âu lại đi tin vào để mà chuộng. Văn hóa Âu-Mỹ vốn có sẵn tính biện chứng.
    Mà sự thật là cái gì không thể giải thích được cặn kẽ thì người ta lại khoác lên nó cái vẻ huyền bí. Tàu là nước có nền văn minh rất phát triển trước đây, tuy nhiên việc một mặt quá khái quát, quá trừu tượng đã làm khoa học Tàu mất đi cái sự cụ thể, mặt khác khoác lên khoa học cái lớp áo huyền bí do bản thân không giải thích cặn kẽ được và cuối cùng các thầy phong thủy lại giấu kiến thức, kinh nghiệm hòng kiếm ăn riêng đã khiến những khoa học của Tàu không thể phát triển sâu rộng hơn được.
    Nhân nói chuyện khoa học phong thủy, FW cũng muốn đóng góp thêm một khoa học khác rất độc đáo của Trung Quốc mà bây giờ y học hiện đại của phương Tây vẫn còn đau đầu tìm hiểu: châm cứu (acupuncture).
    Châm cứu thật sự là một công trình kỳ diệu của các nhà y học Tàu xưa và nó đã phát triển gần như đến mức hoàn hảo. Khó mà tin được bằng cách nào học có thể tìm ra được một cái huyệt ở bàn chân nếu xoa bóp tốt thì ... hệ tiêu hóa sẽ tốt ! Khoa học hiện đại phương Tây ắt phải có một lý giải như thế nào đó về các khái niệm "khí, huyệt" của Tàu. Tới nay FW vẫn chưa được đọc tài liệu nào lý giải chuyện này và vẫn còn ngờ ngợ khí là gì, huyệt là gì?
    Bên cạnh những vấn đề về châm cứu, phong thủy, khoa học và y học phương Đông còn có những đóng góp quan trọng, tỉ như Thiền-Yoga, hoặc các loại dược liệu. Cũng nên nhắc lại là các công ty dược khổng lồ của phương Tây không ngừng đầu tư tiền tỉ để nghiên cứu dược tính và cách chiết xuất các dược chất của sản phẩm tự nhiên dựa trên nền y học từ sơ khai như châu Phi đến bậc cao như Ấn, Tàu.
    Nói chung khoa học TQ nói chung và khoa học phương Đông xưa có nhiều cái tiến bộ vượt bậc thật! Giới hạn vấn đề ở Tàu, FW cho rằng do nhiều nguyên nhân, mà (theo FW) phần lớn do cái "tính" của người Tàu, các khoa học này hoặc chậm phát triển, hoặc dần mai một. Cái "tính" của người Tàu là gì thì có lẽ phải nhờ ai đó học môn Trung Quốc học giải thích cặn kẽ mới hiểu được vậy.
    Nói tóm lại, khoa học TQ thì không phải là triết học TQ. Và cả khoa học lẫn triết học phương Đông đều dựa trên một hệ thống tư tưởng, phương pháp không đặt quá nặng chuyện lý luận logic cặn kẽ như phương Tây mà chuyên tâm vào luyện tập kỹ năng quan sát, kỹ năng khái quát, trừu tượng hóa cho cá nhân đang tập luyện. So sánh hai phương thức truyền đạt kiến thức cũng như phương thức lý luận như vậy, FW vẫn cho rằng, nếu không có việc: 1) dỡ bỏ lớp vỏ huyền bí cho khoa học, để khoa học trở về thuần túy của khoa học 2) phá bỏ rào cản im lặng, giấu nghề để công khai kiến thức, tạo điều kiện tranh luận 3) tái lý luận và tái xây dựng cũng như tích hợp kiến thức cổ truyền với khoa học trọng phân tích và logic phương Tây như khoa học phong thủy hay châm cứu từng làm, thì những kiến thức nghìn năm của văn minh phương Đông sẽ không những không phát triển đúng tầm mà còn bị mai một.
    Vậy là FW một mặt vừa trả lời xong cho KP, một mặt vừa đóng góp thêm một bài nữa về đánh giá tiềm năng y học và khoa học phương Đông cho summertime.

    @ KP: So sánh tuồng chèo cải lương với nhạc thính phòng thì chói thật, FW đồng ý. Suy nghĩ lại FW nhận thấy từ thế kỷ 16-17 trở đi, tính từ thời phục hưng, thì tương đồng so với loại nhạc thính phòng (hay cổ điển) này thì đúng là ở Ta cũng như Tàu chỉ có những loại nhạc cung đình mà thôi. Và nhạc cung đình thì đúng là không phải tuồng chèo, cải lương hay hát bội. Cái này phải so sánh với kịch nói của Tây mới đúng. Vậy FW sửa lại là so sánh nhạc thính phòng phương Tây với nhạc cung đình phương Đông.
    Trong bài viết FW cũng đã cố gắng lôi những gì FW biết về Tàu vào rồi, không chỉ là so sánh nước Ta với cả châu Âu đâu.
    Trống là FW muốn nhắc đến trống Taiko truyền thống của Nhật. Còn kèn ở đây thì FW sai. Sửa đúng là sáo.
    Còn salad bowl với melting pot theo ý FW đó đơn giản chỉ là sự biến chuyển về triết thuyết xã hội ở trong lòng nước Mỹ thôi. Đơn giản vì sau một thời gian dài người Mỹ chẳng thấy Mỹ gốc Mễ thành Mỹ gốc Tàu, Mỹ gốc Tàu thành Mỹ gốc Việt, Mỹ gốc Việt thành thằng Mỹ da trắng, tóc vàng gốc châu Âu và vì sau một thời gian người ta không nhìn thấy được việc loại bỏ hoàn toàn những yếu tố văn hóa riêng của từng cộng đồng để hình thành một văn hóa thống nhất cho mọi chủng tộc là điều phi thực tế thì việc chấp nhận thực tế và sống chung hòa bình, tôn trọng nhau là chuyện có thể hiểu được. Gọi đó là toàn cầu hóa thì không hẳn nhưng xét về khía cạnh địa phương và hòa hợp văn hóa thì đó là một mô hình toàn cầu hóa nhỏ vậy. FW không cảm thấy có vấn gì liên quan đến triết lý phương Đông trong chuyện này. Nếu có thì triết lý phương Đông cũng là một phần trong những triết lý sống của nước Mỹ, vậy thôi.
    Nói như vậy không có nghĩa là FW phủ định những giá trị chung. Các nền văn hóa sống chung với nhau và cạnh tranh nhau đồng thời hòa quyện vào nhau. Sẽ có những phần văn hóa không bao giờ có thể bị melt được. Sẽ có những phần văn hóa bị biến đổi và hòa nhập với các giá trị khác, melt một phần. Và sẽ có những phần văn hóa biến dạng hoàn toàn, sẽ biến mất hoặc tồn tại dưới một lớp vỏ mới, melt toàn phần. Vì cái lý thuyết melting pot chỉ cho thấy sự tồn tại cái melt toàn phần mà phủ nhận cái không bao giờ melt cho nên nó mới bị thay thế bởi salad bowl.
    Tương tự, FW cũng thấy được tương lai thế giới bị toàn cầu hóa sẽ ra sao thông qua những quá trình xã hội của nước Mỹ.
    @ Angie: FW viết câu tiếng Anh đó trong bối cảnh khi ấy khác với bối cảnh của FW nói chuyện với Mizu bây giờ. Tuy cùng một sự vật hiện tượng nhưng nguyên nhân, mục đích cũng như kinh nghiệm đã khác nhau. Ít nhất, FW cũng học được nhiều bài học từ Angie khi phải tranh luận với Mizu thì nên tấn công vào đâu và né tránh thứ gì, mục đích tranh luận của FW cũng khác với Angie. Nói chung, liệu Mizu có thấy FW là part of the solution hay chưa thì FW không biết, cũng không nhất thiết phải quan tâm, còn cơ bản là FW tự thấy mình chưa làm part of the problem ạ! Hệ quả: no contradiction!
    Sao cái món salat của Angie giống món Salat của McDonalds thế?
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 27/04/2007
    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 27/04/2007
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    FW không cho rằng phải đợi đến lúc đọc hết tác phẩm truyền thống thì mới mở miệng là một điều hay lắm. Cơ bản thì câu "biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe" FW cho rằng không đúng lắm. FW chủ trương: học là học cái đúng từ cái sai, cái tốt từ cái xấu, cái kinh nghiệm từ cái vấp ngã. Thành ra, FW không ngại nói. Nói sai mà có người sửa lại cho đúng thì FW không những không mất mặt mà còn cảm thấy vui. Làm sai, vấp ngã thì đành rằng phải trả giá nhưng cũng qua đó cũng học được kinh nghiệm vậy. Sự thật là thế!

Chia sẻ trang này