1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Lập gia đình
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trước khi viết, FW muốn nói vài lời rằng, những gì FW viết ra có thể đụng chạm đến những chuyện riêng tư, những nỗi đau thầm kín của một người đọc nào đấy. Có những chuyện tế nhị đôi khi FW viết mà đắn đo nhiều và cũng lược bỏ nhiều. Chỉ có điều FW cần thấy viết những gì mình cho là đúng, với hy vọng những suy nghĩ của mình dù thô kệch, khó chịu nhưng nó có thể giúp được người khác trong tâm lý và suy nghĩ. Thân.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Dàn ý:
    Nội dung phần 1 tập trung phân tích tư tưởng phổ biến hiện nay ở VN là vì sao ?zcon gái nên lấy chồng?o. Nội dung phần 2 sẽ tìm hiểu ý tưởng thế nào là giá trị của người phụ nữ và liệu có thực sự những cuộc hôn nhân ?zhớ?o.
    I. Con gái cần lấy chồng
    (1) Về tư tưởng ?zCon gái phải lấy chồng?o
    (2) ?zCon gái nên lấy chồng?o ?" Tư tưởng Việt Nam hiện đại
    (3) Lebensabschnittspartnerschaft ?" Tư tưởng châu Âu hiện đại
    II. Thế nào là ?zhớ?o
    (xem bổ sung dàn ý ở phần II nhé!)
    Mình đi từ đề bài trước nhé. Đề bài của Angie có 2 ý, ý thứ nhất là ý bị ?zhớ?o khi lấy chồng, ý thứ hai là về quan điểm ?zCon gái phải lấy chồng?o. FW đi từ đề tài thứ nhì trước.

    I. Lấy chồng
    (1) Đồng cảm là mỗi con người trưởng thành là một cá nhân hoàn chỉnh rồi, chẳng phải nửa của ai cả. Chính xác là thế thật. Dĩ nhiên là có yêu mới lấy, không yêu mà cứ lấy thì gượng ép quá! Nhất là lấy chồng vì ?zphải lấy chồng?o thì có lẽ không hay. Nghe cứ như thời phong kiến ngày xưa ấy.
    Đồng ý luôn câu: tôi là tôi, chứ không phải sau khi gắn mác có-chồng, tôi mới là một thực thể được mọi người công nhận. Hề, câu này nghe giống tuyên ngôn quá. Nhưng nói chung về lý luận là chính xác. Nếu cứ gắn mác thế này thì khi tôi chưa lấy chồng, tôi là ai? Là một nửa của tên gù nhà thờ Đức Bà chắc!! Đồng ý với Angie về ý nghĩ này.
    Còn về ai có quan điểm ?zcon gái phải lấy chồng?o thì theo FW biết là xuất phát từ xa xưa lắm rồi, trước cả Khổng Phu Tử, nhưng được đề cao bởi Nho giáo Trung Quốc. Nói rằng câu nói trên xuất phát từ đàn ông thì dù không chứng cứ gì nhưng không hẳn là sai.
    Tuy nhiên có một số vấn đề thế này. FW lại đi từ dưới cùng lên.
    Cái quan điểm xa xưa ?zcon gái phải lấy chồng?o tuy đi từ đàn ông ra nhưng nó đã không còn là sản phẩm của riêng đàn ông nữa. Nó đã từng được toàn xã hội nam thanh nữ ấu đồng thuận trong hàng nghìn năm nay. Nó là sản phẩm xã hội, một tư tưởng được thừa nhận rộng rãi ăn sâu vào suy nghĩ con người hằng nghìn năm, tạc vào văn chương, sử sách, in đậm dấu ấn trong thơ ca nghệ thuật. Dù bạn không thừa nhận, nó vẫn tồn tại. Dù bạn cho rằng nó không tồn tại trong bạn nhưng thực tế bạn đang sống trong xã hội Việt Nam, một xã hội vẫn còn ảnh hưởng của Nho giáo. Vì vậy có lẽ nên sửa lại câu nói này rằng, đây là một quan điểm được lưu truyền rộng rãi trong xã hội Việt Nam từ nhiều nghìn năm trước đến tận ngày này. Nói như vậy chính xác hơn.
    Nhân nói về Nho giáo, mình muốn mở rộng suy nghĩ thêm một tí. Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Mà xã hội là ai khác nếu không phải là tập thể của những con người? Do đó không ít thì nhiều những tư tưởng của bạn, một thành viên của xã hội, tất yếu phảng phất tư tưởng Nho giáo, những suy nghĩ, cư xử của bạn vẫn còn đó ảnh hưởng của Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo là một tư tưởng rất tiến bộ và nếu thực hiện đúng thì vẫn còn nhiều điều đáng để ta kính trọng. Ví dụ đơn giản nhất của Nho giáo là về thi cử chọn người tài giúp nước, thay vì đề bạt, thăng chức vô tội vạ. Ví dụ khác mà Nho giáo dạy rất hay, phương Tây không có được: đó là con cái phải tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ. Phân tích dưới khía cạnh thực dụng và thực tế ngày nay khi con cái người phương Tây đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão, tiền dưỡng lão đã do nhà nước trả, lâu lâu vào thăm nom một tí, hay con cái đi theo tiếng gọi công việc, tình yêu để mặc bố mẹ ở nhà thui thủi thì phải công nhận rằng cái triết lý tôn kính và phụng dưỡng bố mẹ của Nho giáo đông phương tiến bộ hơn nhiều, kể cả mặt tâm lý lẫn mặt thực tiễn. Đó là sự thật. Như vậy, mặc dù ngày nay chúng ta có những quan điểm tiến bộ hơn ngày xưa nhưng có những giá trị cụ thể của Nho giáo xứng đáng được lưu giữ.
    (2) Xét lại quan điểm ?zCon gái thì phải lấy chồng?. Quan điểm này, trong thời đại ngày nay, vào năm 2006 này, không còn đúng. Sai là ở chữ ?zphải?o. Con gái ngày nay không nhất thiết phải lấy chồng, dư luận ngày nay cũng chẳng coi chuyện ế chồng là chuyện tày trời. Và không chồng mà nuôi con đã là chuyện thường ngày. Chữ ?zphải?o ngày nay rõ ràng mất tác dụng rồi, bố mẹ cũng khó mà buộc con cái lấy người mà nó không yêu. Tuy nhiên vẫn tồn tại quan điểm: ?zcon gái nên lấy chồng?o. Cái này là sự thật. Kèm theo đấy là mệnh đề: lấy người yêu mình là tốt hơn. Lại kèm theo mệnh đề: Lấy người yêu mình và người mình yêu là tốt nhất. Quan điểm phổ biến ngày nay là thế.
    (2.1) Vì sao ?zcon gái nên lấy chồng?o? Đó là vì cha mẹ lo cho con gái. Cha mẹ lo lắng cho hạnh phúc của con mình vì quan niệm ?zcàng lớn tuổi càng khó có chồng?o và quan niệm ?zcàng lớn tuổi càng khó có con?o hay quan niệm ?zcàng lớn tuổi càng khó nuôi con?o cũng như quan niệm ?zlớn tuổi khó đi làm nuôi con?o. Cả 4 quan niệm này đều đúng.
    (2.1.1) Vì sao càng lớn tuổi càng khó có chồng? Thứ nhất, những anh chàng bảnh bao đều đã được các cô gái khác nhanh tay chọn mất rồi. Số đàn ông sau 30 mà chưa vợ còn lại không nhiều, tập trung nhiều cho công việc, ít còn sung sức cho chuyện yêu đương hẹn hò. Thứ nhì, càng lớn tuổi tiêu chuẩn của các cô gái càng khó. Họ không yêu mù quáng nữa mà khôn ngoan lựa chọn, chín chắn lựa chọn. Do đó, việc lựa chọn một con người với cái nhìn logic sẽ khiến số lựa chọn giảm dần. Thứ ba, năm 30 tuổi là năm cả phụ nữ lẫn đàn ông đều đã có vị thế ổn định trong công việc. Cuộc sống của họ bị công việc chi phối nhiều. Mọi thay đổi đều ảnh hưởng đến công việc. Hơn nữa nhưng người phụ nữ đã qua thời xuân sắc phần lớn sống vì công việc, phần lớn với họ, công việc, sự nghiệp là mối quan tâm hàng đầu. Việc từ bỏ công việc, dù trong thời gian ngắn để lấy chồng, sinh con là cả một vấn đề đau đầu sau cả một thời gian xấp xỉ 10 năm phấn đấu trong công việc. Do vậy, càng lớn tuổi, việc tìm người phù hợp càng khó khăn và việc đồng ý kết hôn cũng ngày càng khó khăn.
    (2.1.2) Càng lớn tuổi càng khó có con. Càng lớn tuổi sinh lý phụ nữ càng thay đổi theo chiều hướng mãn kinh, cơ thể càng ít thích hợp hơn cho chuyện sinh nở tự nhiên. Điều này đã có nhiều cuộc nghiên cứu khoa học chứng minh.
    (2.1.3) Càng lớn tuổi cơ thể con người càng kém. Sức đề kháng, phản xạ, vận động, minh mẫn.... không còn được linh hoạt, mạnh mẽ như khi trẻ tuổi. Do đó, có thêm con cái khi lớn tuổi, việc chăm sóc con cái sẽ trở nên khó khăn, mệt mỏi hơn đối với người mẹ. Nhất là những người mẹ vừa làm việc, vừa chăm sóc con. Những đứa trẻ nhỏ rất hay bệnh vì sức đề kháng kém. Và cho dù chỉ là cảm thông thường của người lớn, nhưng đối với trẻ em, cũng như trẻ sơ sinh, các triệu chứng cảm sốt có thể để lại hậu quả tai hại lên cơ thể cũng như não bộ đứa trẻ. Dù phụ nữ được thiên nhiên ban tặng sức khỏe và sinh lý phù hợp với môi trường nhiều stress hơn nam giới, nhưng trong chừng mực nào đó, sức khỏe và sức chịu đựng của con người là có hạn. Và sức chịu đựng ấy ngày càng kém theo thời gian. Một bà mẹ 32 tuổi xoay xở kém hơn so với một bà mẹ 24 tuổi và một bà mẹ 42 tuổi đã rõ ràng kém sức rất nhiều. Đó là sự thật.
    (2.1.4) Lớn tuổi khó đi làm nuôi con nhỏ. Hơn nữa về mặt xã hội, người phụ nữ sau khi nghỉ việc thường khó có cơ hội tìm lại công việc phù hợp. Phụ nữ thường phải nghỉ việc 2-3 năm để nuôi con, cho đến khi đứa trẻ có thể đi nhà trẻ được, phụ nữ mới tạm yên lòng. Khoa học cũng chứng minh rằng 3 năm đầu tiên là thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ. Việc phụ nữ ở nhà nuôi dạy trẻ trong 3 năm đầu đời của trẻ được khoa học khuyến khích. Tuy nhiên, sau 3 năm ấy người phụ nữ khó có thể quay lại sở làm cũ với chuyên môn cũ khi mà thời cuộc, kiến thức đã thay đổi. Việc hội nhập trở lại công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian gấp đôi khi xưa vì phụ nữ vẫn phải chăm con nhỏ. Những cơ hội đổi nghề, làm việc bán thời gian, học nghề khác để hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh đối với xã hội Việt Nam ta là hoàn toàn xa lạ. Càng lớn tuổi, phụ nữ càng khó học tập cũng như khó xin được việc làm. Đó lại là một sự thật.
    Như vậy rõ ràng là phụ nữ nên lấy chồng sớm một tí, trước năm 30 tuổi. Phụ nữ ngày nay không nhất thiết buộc phải lấy chồng nhưng các yếu tố xã hội, việc làm, sinh lý cũng như tâm lý thường càng trở nên khắt khe hơn đối với những phụ nữ lập gia đình muộn. Rất tiếc, một lần nữa đó lại là thực tế. Ở đây FW không đánh đồng chuyện lấy chồng với chuyện sinh nở. Sinh nở không thuận lợi thì có thể xin con nuôi, dĩ nhiên lý lẽ ấy không sai. Tuy nhiên một logic hết sức đơn giản cho mọi phụ nữ là có người phụ nữ nào không muốn có con với chồng mình, là người mình yêu thương? Có người phụ nữ nào vẫn có thể sinh nở, vẫn dự tính sinh nở mà lại chọn con nuôi cơ chứ? Do đó, rất logic và cũng rất tự nhiên, chuyện sinh nở là chuyện đi sau chuyện có chồng và là hệ quả của việc có chồng.
    Có rất nhiều ngoại lệ. Tuy nhiên những ngoại lệ đó dù sao cũng là ngoại lệ, nó tùy thuộc hoàn cảnh từng người. Và theo tầm hiểu biết của mình thì những trường hợp ngoại lệ này không ít thì nhiều đều phải trả giá cho sự ngoại lệ không tự nhiên của mình. Tại sao ta lại muốn làm một ngoại lệ cơ chứ? Cực chẳng đã mới phải trả giá để làm ngoại lệ. Nếu sống không dung hòa được với xã hội thì chỉ có thể sống thu mình trong vỏ kén hoặc sống đối đầu mặc kệ xã hội hoặc bỏ hẳn xã hội đấy mà đi tìm một xã hội khác phù hợp hơn. Dù sao con người vẫn là động vật sống quần tụ theo xã hội. Tóm lại, không thể nhu mì bắt ép bản thân phải theo khuôn phép nhưng cũng không thể làm cây thẳng vươn mình trong gió, nhất là khi trời còn bão. Cây tre tuy cứng nhưng rất đàn hồi, có thể nghiêng mình theo gió mạnh. Cây tre lại mọc thành từng bụi sống cạnh nhau che chở cho nhau. Đó là một chiến thuật sinh tồn hiệu quả của thực vật trong tự nhiên.
    (2.2) Vì sao phụ nữ muốn lấy chồng sớm? Về khía cạnh sinh lý mà nói, phụ nữ đến tuổi 18-20 đã muốn lập gia đình rồi. Đấy là sự thật FW đúc kết từ thực tế xung quanh mình. Nếu lấy năm 18 tuổi của các cô gái trong một lớp học bình thường làm mốc, khi các cô vừa rời khỏi ghế nhà trường PTTH, thì đến năm 22 tuổi, đã có đến hơn một nửa lập gia đình và đến năm 24 tuổi, 2 năm sau khi tốt nghiệp ĐH, tỉ lệ này là 70% và 10 năm sau, tức 28 tuổi, chỉ còn xấp xỉ 5% chưa lập gia đình. Sao mà nhanh vậy?
    (2.2.1) FW đã tìm hiểu và đưa ra giả thuyết như sau. Trong mỗi cô gái từ khi nhỏ đến tuổi cặp kê 13-18 đã liên tục xây dựng trong đầu mình hình ảnh một gia đình hạnh phúc với người chồng trách nhiệm và con cái ngoan ngoãn. Những hình ảnh này không từ trên trời rơi xuống. Chúng là hệ quả của những trò chơi búp bê, bán đồ hàng, đám cưới giả khi còn bé, là kết quả của phim hoạt hình, truyện cổ tích về công chúa, hoàng tử, lâu đài, là kết quả của sự giáo dục mà người mẹ, người cha đóng vai trò gương mẫu cho hình ảnh người chồng, người vợ sau này. Những cô gái vốn giàu tình cảm và lãng mạn sau một thời gian biến đổi về nhân cách trong giai đoạn dậy thì kéo dài từ khoảng 10 tuổi đến hết 17 tuổi cảm thấy mình cần một tình yêu và một mái ấm. Nếu thi đỗ đại học, các cô lại tạm gác ước mơ ấy hoàn thành ước nguyện cha mẹ, bản thân cho đến năm 22. Rồi khi tung cánh bay vào đời, hơn lúc nào hết các cô gái cảm thấy cần một vòng tay ấm áp, một bộ ngực vững chắc để chia sẻ cuộc sống. Các cô muốn hoàn thiện mong ước lớn nhất cuộc đời mình là xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Các cột mốc quan trọng là năm 18 tuổi, tốt nghiệp PTTH xong, các cô có thể tiếp tục học lên ĐH hoặc không thể. Năm 22 tuổi khi các cô vừa tốt nghiệp xong ĐH. Năm 24 tuổi, 2 năm sau khi ra trường, khi các cô gái đã tìm được việc làm. Năm 28 tuổi, 10 năm sau ngày ra trường, ngưỡng tuổi trước khi bước vào tuổi 30, kết thúc 12 năm xuân sắc (kể từ năm 18).
    Chính vì mong ước của các cô gái phần lớn không nằm ở sự nghiệp, công việc như đàn ông mà nằm tại gia đình nên mục tiêu hàng đầu, mong ước sau nhiều năm chờ đợi từ tuổi thiếu thời là một mái ấm hạnh phúc luôn thôi thúc các cô gái tìm đến một vòng tay ấm áp. Đó là sự thôi thúc nội tại thứ nhất: ước mơ về một gia đình hạnh phúc.
    (2.2.2) Sự thôi thúc nội tại còn nằm ở trong những mâu thuẫn gia đình. Thế giới của những cô gái đang trưởng thành là một thế giới luôn biến đổi và phức tạp. Những cô gái trẻ thường có nhiều mâu thuẫn với gia đình, với bố mẹ, ông bà. Nhiều và thường gặp nhất là mâu thuẫn con gái-mẹ ruột. Lý do cũng dễ hiểu vì người gần gũi, hiểu rõ con gái nhất là mẹ chứ không phải bố. Bố thường là người yêu thương con gái nhất nhưng không hiểu con gái bằng mẹ. Vì mẹ là người gần gũi và hiểu con gái nhất nên mẹ thường là người đầu tiên ra tay ngăn cản, giới hạn hoạt động của các cô gái. Vì tính các bà mẹ thường cẩn thận còn các cô gái lại đang háo hức tìm hiểu thế giới bên ngoài nên việc xung đột xảy ra giữa một bên là những rào cản đôi phần quá khắt khe và một bên là ước muốn đôi phần quá bay bổng là chuyện đương nhiên. Xung đột con gái-mẹ ruột là đề tài muôn thuở, rất khó chịu vì một phần xung đột đó còn là xung đột giữa hai người phụ nữ. Bao giờ xung đột giữa hai người phụ nữ cũng là những xung đột ngấm ngầm, dài lâu nhưng gay gắt. Dù rất thương mẹ nhưng cô gái trẻ muốn thoát khỏi thực tại gia đình ấy, muốn tìm cho mình một mái ấm riêng mình, nơi có người chìu chuộng cô, nơi mà quyền lực của mẹ cô không với tới được nữa. Đấy cũng là một thôi thúc nội tại khiến các cô gái muốn nhanh chóng lập mái ấm cho riêng mình.
    Không biết giả thuyết hai luận điểm trên đúng hay sai? FW chỉ có thể nhận xét thực tế mà đưa ra giả thuyết thôi, còn kiểm chứng mình không thể làm được, đành nhờ các bạn nữ, các chị vậy. Mong được các bạn chỉ giáo thêm.
    Ngoài những thôi thúc nội tại, sự tác động bởi ngoại cảnh. Đó là tâm lý xã hội, sự thôi thúc của gia đình, sự ?zđua đòi?o khi nhìn thấy bạn bè lần lượt lên xe hoa.

    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 07:01 ngày 02/08/2006
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại luôn có những sức ép vô hình từ nội tại cũng như từ ngoại cảnh tác động lên các cô gái, khiến các cô có ước muốn lấy chồng sớm. Vì có sự tác động như vậy, kèm theo ít kinh nghiệm trong chuyện yêu đương, chuyện các cô gái vướng phải sai lầm rất dễ gặp. Sai lầm kinh điển nhất là thiếu kinh nghiệm gìn giữ tình yêu. Yêu không khó, nhưng làm sau để ngọn lửa mãi cháy trong nhiều năm chứ không phải vài tháng, đó mới là điều khó. Sai lầm thường gặp nhất là sai lầm khi chọn người yêu. Các cô gái vừa bước ra khỏi mái trường, gia đình rất thiếu bản lĩnh để nói tiếng từ chối. Các cô thường nhắm mắt đưa chân theo những quyết định hay thúc ép của người khác, phần lớn là người trong gia đình. Sai lầm thứ ba là bị lợi dụng. Các cô gái trẻ người non dạ không phân biệt được tốt xấu giữa những lời đường mật, những hoa hồng lãng mạn, những bữa ăn ngon, những món quà xinh xắn, đắt tiền.... Phần lớn sai lầm đến từ sự bồng bột thiếu suy nghĩ chín chắn đến ngọn nguồn vấn đề của những cô gái trẻ. Nếu như các cô gái tin tưởng mẹ và được chính mẹ của mình tư vấn, tham khảo, nhiều lỗi lầm đã không dễ dàng xảy ra. Chỉ tiếc là nhiều cô gái đã không những không tin tưởng mẹ mà còn đối đầu với mẹ. Điều đó thật sự chỉ chuốc lấy muộn phiền. Dĩ nhiên không thể không trách những bà mẹ không hiểu con mình, không khéo léo, tế nhị khi nói chuyện với con cái. Nhưng nói chung, một sự nhịn, chín sự lành, nếu cả mẹ và con gái đều cùng có thành ý, tại cùng thời điểm, có thể ngồi chung lại nói chuyện thì người con gái đã có thêm một trợ thủ đắc lực. Điều này chỉ đúng cho một ít trường hợp mà thôi, vì có những người mẹ thật sự không có thành ý. Thôi thì vẫn là chữ nếu.....
    (3) Lebensabschnittspartnerschaft ?" Tư tưởng châu Âu hiện đại
    Lebensabschnittspartnerschaft là một từ ghép trong tiếng Đức. Ý nghĩa như sau:
    Lebens = cuộc đời
    Abschnitt = giai đoạn
    => Lebensabschnitt = giai đoạn cuộc đời
    Partner = nghĩa gốc như tiếng Anh là người đồng hành, đối tác. Nghĩa hiện đại là người sống chung với mình, nhưng không cưới
    -schaft = là phần ghép đuôi của tiếng Đức có nghĩa là mối quan hệ qua lại, mối quan hệ có tính cộng đồng
    => Partnerschaft = sự sống chung như vợ chồng
    => Lebensabschnittspartnerschaft = sự kết đôi sống chung như vợ chồng trong từng giai đoạn cuộc đời
    Đọc là (xin lỗi, nhưng viết cái này hơi ngượng tay!!): Lê-bân s áp-shnít s partner shápft Đọc cách ra và phát âm bình thường như tiếng Việt cũng đã chuẩn lắm rồi.
    Bạn nào lần đầu tiên thấy cái chữ dài ngoằng này xin đừng shock. Logic ngôn ngữ của Đức cho phép ghép chữ kiểu này.
    Trong khi ở Việt Nam chúng ta, tư tưởng hiện đại là ?zcon gái cần lấy chồng?o thì tư tưởng châu Âu, mà tiêu biểu của xã hội Đức là kết đôi và sống chung trong từng giai đoạn cuộc đời. Thế nào là sống chung trong từng giai đoạn cuộc đời?
    Một con người có nhiều giai đoạn trong cuộc đời. Giai đoạn học phổ thông, giai đoạn học nghề hay đại học, giai đoạn làm việc, giai đoạn chuyển việc và tìm việc mới. Lấy ví dụ một anh chàng tên Stephan 15 tuổi đang học phổ thông, sống tại Stuttgart, Tây Nam Đức. Trong giai đoạn phổ thông, anh chàng này quen và sống chung với cô bạn học Anja trong gia đình bố mẹ ruột. Anh chàng sống được với cô nàng trong 3 năm đến 18 tuổi thì phải chuyển đến thành phố Frankfurt miền Trung Đức mà học đại học, còn nàng ở lại Tp, hoàn tất chuyện học nghề (từ 16 đến 19 tuổi) và làm thư ký văn phòng tại một văn phòng luật sư.
    Tại thành phố mới này, vì khoảng cách, sự cách biệt về hoàn cảnh sống, sự cách biệt trong môi trường làm việc hai người dần không cảm thấy quyến luyến nữa. Cô nàng làm quen một anh bạn trai khác một bữa disco party. Còn anh chàng Stephan của chúng ta thì cảm mến cô nàng Stephanie học chung giảng đường. 3 tháng sau khi nhập học, 2 người lại sống chung, chia nhau tiền nhà. Hai người học ĐH và sống chung trong 6 năm. Sau khi tốt nghiệp, cô bạn học nhận được công việc tại Hamburg, Tây Bắc Đức, chàng nhận được công việc tại Munich, Nam Đức. Lẽ ra hai người đã có thể tìm được việc làm ở Frankfurt, nơi học ĐH, nhưng vì công việc ở Hamburg và Munich hứa hẹn tốt hơn nên 2 người đều nhận việc ở nơi mới. Rất thực tiễn, hai người chia tay. Stephanie nhanh chóng tìm được partner mới ở Hamburg sau 2 tháng làm việc ở công ty. Đó là một doanh nhân điển trai, giàu có là khách hàng của công ty cô làm việc.
    Khi làm việc tại Munich, anh chàng Stephan của chúng ta lại thích cô nàng đồng nghiệp Jasmin gốc Thổ. Jasmin vừa chia tay với bạn trai người Thổ sau 5 năm quan hệ, đơn giản vì cô không chịu được cái thói ở bẩn của anh này và tống anh chàng ra khỏi căn hộ của mình. Thế là 3 tháng sau khi Stephan nhận việc mới, cả hai lại bồ bịch với nhau và sống chung với nhau trong căn hộ của nàng. Sau 3 năm làm việc, Stephan bỏ việc ở công ty tại Munich, chuyển sang làm việc cho công ty Siemens Medical toàn cầu và bay sang Ấn Độ làm việc. Tại đây, anh chàng lại làm quen với cô Indira, thua anh 3 tuổi, hướng dẫn viên du lịch người Ấn Độ...... Khi ấy Stephan 27 tuổi.
    Câu chuyện đáng lẽ đến đây là kết thúc. Mọi người cũng đã hiểu thế nào là Lebens Và trong trường hợp nhiều người Đức, thì cuộc sống Stephan lại tiếp diễn như vậy cho đến khi anh 35-40 tuổi. Tuy nhiên, FW muốn có một kết cục theo đúng mơ ước của người Đức. Câu chuyện kết thúc như sau:
    Năm 28 tuổi, Stephan cảm mến con người và văn hóa truyền thống Ấn Độ. Anh kết hôn với Indira, làm việc tại Ấn Độ thêm 5 năm nữa rồi mở một công ty năm 33 tuổi tại Ấn Độ, cùng vợ tham gia điều hành. Năm 32 tuổi, Stephan đón đứa bé thứ hai chào đời. Đứa đầu tiên ra đời 1 năm sau khi Stephan kết hôn.
    Ví dụ trên là một điều rất bình thường, rất thực tế trong đời sống giới trẻ Đức hiện đại. Trong cuộc sống rất năng động và gắn bó với công việc, nơi mỗi người đều có công việc và cuộc sống riêng, thì chuyện người ta đến với nhau trong từng giai đoạn cuộc đời là chuyện trở nên phổ biến do tính thực tế của nó. Có giải pháp nào hiệu quả hơn cho nhân vật Stephan của chúng ta không? Xin thưa là không. Một khi mục đích của Stephan là thăng tiến trong sự nghiệp thì cuộc sống của anh xem chừng như là một mơ ước của giới trẻ Đức, khi mà tại mỗi nơi, anh đều nhanh chóng thích ứng với cuộc sống và nhanh chóng tìm được partner cho mình. Stephan đã có rất nhiều tự do trong cuộc sống của mình.
    Phê bình? Rõ ràng cuộc sống năng động của Stephan không cho phép anh hưởng thụ cảm giác gia đình thực thụ với vợ và con. Có thể biện minh là khi ấy Stephan còn trẻ. Nhưng còn rất nhiều đàn ông, phụ nữ Đức vẫn còn độc thân đến tận 35-40 tuổi. Họ tôn sùng lối sống này.
    Đây là lối sống hiện đại của người Đức, có thể cũng là của châu Âu.

    -----------------------------------------------------------------------
    Đang viết phần II. Sẽ đăng trong hôm nay. Cám ơn góp ý của mọi người, FW sẽ sửa lại cách viết và đăng một bài sau.
    -----------------------------------------------------------------------
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 02/08/2006
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 02/08/2006
  3. a_grace

    a_grace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình là một thành viên mới, cũng là dân LHP, chỉ vô tình ghé ngang và muốn có vài lời gửi bạn Angie:
    Đọc bài viết của Angie, mình thấy bạn có phần phiến diện trong cách nghĩ ...Vể vấn đề con nuôi: hình như bạn đang tự cho rằng bạn suy nghĩ rất cấp tiến, rất phóng khoáng ? mình nghĩ bạn đã nhầm, cuộc sống ko đơn giản như bạn nghĩ, có những điều chẳng thể dùng logic mà biện giải được đâu...Mình chẳng muốn đi sâu về vấn đề di truyền để nói với bạn về sự khác nhau giữa con ruột và con nuôi, chỉ có một điều mình muốn khẳng định là tình mẹ con ruột thịt là một điều thiêng liêng (chẳng cần phải thông qua trí thông minh để phân tích hay tranh luận, nó giống như cái tiên đề mà bạn chẳng cần chứng minh vậy) ...bởi vậy nên chẳng có gì là sai trái khi mọi người đều dành những thứ tốt đẹp nhất cho đứa con ruột của mình và mình chắc rằng bạn cũng đã được hưởng tình yêu thương ấy? (ở đây mình ko nói đến những trường hợp yêu con mù quáng)...Mình thấy cái ý nghĩ " tại sao phải ráng rặn ra một đứa con trong khi có rất nhiều những đứa trẻ mồ côi cần mình nuôi " của bạn khá buồn cười, cho dù bạn ko hiểu được sự thiêng liêng của tình mẫu tử như đã nói ở trên thì bạn cũng cần nghĩ đến cảm nhận của những người quanh bạn, bạn ko chỉ sống một mình trong cái thế giới này, bạn ko chỉ nghĩ cho riêng bạn, bạn còn cần phải nghĩ đến chồng bạn, cha mẹ bạn, cha mẹ chồng bạn nữa bạn ah.Đó ko phải là lạc hậu, đó là cách làm người.(Mình ko nói đến những người ko thể sinh con và xin con nuôi, đó là chuyện hoàn toàn khác)
    Thứ hai, chuyện bình đẳng nam nữ và chuyện mẹ chồng nàng dâu, chỉ có một suy nghĩ cho cách nghĩ của bạn : hình như trong bạn cái tôi của bạn lớn quá?cuộc sống ko phải chỉ là nơi bạn chứng tỏ mình mạnh hay yếu, được hay mất đâu... Đừng quá nghĩ đến bản thân mình và đừng đòi hỏi ở người khác nhiều quá, bạn đang làm vì hạnh phúc của bạn cơ mà, chẳng có thiệt thòi gì ở đây cả...
    Mình ko có ý dạy đời ai cả, chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ một chút với Angie...còn nữa, khi người khác ko suy nghĩ giống như bạn thì đừng vội nói họ là lạc hậu hay lỗi thời nhé, hãy nhìn lại cách nghĩ của mình trước, ko phải những cái khác người đều là cấp tiến cả đâu
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, chị câu được cả cá lạ vào kìa! Wing thích nhé!
    @ Wing: Grrr, vẫn như trước! Đoạn văn quá dài!
    Nói thiệt, bài thứ nhất của Wing thì Angie đọc hết. Thấy bài thứ 2-3 là tá hoả lên rồi! Lướt qua luôn! Hừ, từ xưa giờ Angie vẫn giỏi đọc chữ, Wing đừng có làm Angie biếng đọc chữ thì chết!
    @ grace: Những gì bạn nói, tôi xin chỉ đáp lại là "Ghi nhận."
    Cũng có những điều muốn đáp lại rõ ràng, chính xác hơn, nhưng từ xưa đến giờ con người vẫn không hiểu nhau lắm: ngoài chuyện không hiểu 1.nghĩa, 2.ý, người ta còn không hiểu 3.thái độ và 4.tình huống nữa.
    Xin bạn không cảm thấy phiền lòng vì tôi chính thức thông báo với bạn là hiện tại tôi không bàn bạc về những chủ đề này với bạn vì chúng ta có thể vẫn còn chưa hiểu nhau qua chữ nghĩa bao nhiêu.
    @ em-bé và SOW: Lần trước mới vào box, Angie cũng nhận thấy chữ nghĩa rất mis-leading nên ngưng cuộc tranh luận hồi đó. Còn bây giờ ta đã tạm hiểu nhau hơn nên mình có thể up topic đó lên để tụi mình cãi vã với nhau cho vui, hè hè (nhưng nếu là Angie thì Angie cho qua luôn vì lười lắm). Lần này topic đó chắc sẽ có sự tham gia của KP và FW.
    @ Kimikamo: Tính cách anh Hai vẫn vậy, dĩ hoà vi quý quá! Chưa thấy có bài viết nào (kể cả hồi trước và bây giờ). Mong bài!
  5. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Tại bài dài quá, chưa đọc đó Angie (sow đoán vậy). Nói thật nhé, bài của Angie sow còn đọc (tại vì nó có quote từng khúc, từng khúc ra), chứ bài của FW thì... Xin lỗi FW nhiều nha, sow hổng dám đọc bài của bạn
    Sow có cái tính kì lắm, giao ít thì làm, giao vừa vừa thì làm, giao nhiều => khỏi làm luôn! Bởi vậy, bài dài quá, mà lại có "I la mã", "II la mã", hichic... giống luận văn quá, rất pro nhưng dễ gây cho người ta cảm giác rất lười, vì giống như ko phải đang đọc những gì FW nói, ko phải đang đọc cảm nghĩ, cảm xúc của FW, mà là đang đọc một bài luận văn hay bài nghiên cứu của FW. Quá pro => "lạnh".
    Với lại, sow thích tiếp xúc với "con người" hơn là trang sách. Cách trình bày của FW (và có lẽ cả giọng văn nữa - sow chỉ mới đọc có một chút xíu nên ko dám bàn gì về khía cạnh này) không làm cho sow có được cảm giác khi đọc bài của FW là đang tiếp xúc với FW, mà chỉ gây cho sow cảm giác là sow đang đọc sách hay báo, luận văn, v.v... mà nói thật, sow ghét đọc sách tâm lý (và sách đạo đức, kiểu như "học làm người" ấy!) lắm (đến bây giờ sow vẫn giữ nguyên quan điểm đa phần sách tâm lý toàn nói... nhảm! Không thu được nhiều lợi ích từ những cuốn như thế, dù cũng chọn lọc lắm rồi đó!)
    Và Angie ơi, trong câu "vặn" trên, Angie còn quên mất một điều nữa là những bài này mới post có 1 ngày. Hic... Nhiều người sẽ không có thời gian để đọc kịp.
    Nhớ sweet có gửi tin nhắn cho sow, bảo rằng "sweet hết theo kịp bài trong LHP rồi nên không biết viết gì nữa", hichic... Trong vài ngày tới, có thể sow cũng sẽ ít post bài đi một chút, vì không còn thời gian viết nhiều nữa, hết hè rồi. Có lẽ mình nên hạ tốc độ xuống một chút, nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng, để còn có thể mở rộng đường bàn cãi, cho những người bận rộn "dữ dội" như sweet. Nhưng mà cái vụ này cũng nguy hiểm, vì dễ làm mọi người "mất hứng". Vậy tốt nhất là phải làm sao đây?
    Tóm lại, có 2 ý: thứ nhất là đọc không nổi (bài nào cũng dài), thứ hai là đọc không kịp (ko đủ thời gian), làm cho người ta khó mà post bài được theo mong muốn của "chúng mình" (A, S, F, K). Cứ từ từ mà chờ, Angie nhé!
    Cái ông Kimi ấy có bao giờ "dĩ hòa vi quý" đâu! Ổng hổng chọt thêm vô để chiến tranh bùng nổ là mừng rùi thì có á, nhưng mà lúc nào ổng cũng đứng ngoài dòm người ta... "chiến" nhau (như thú vui xem đá gà vậy) thui. Còn khuya ổng mới nhúng tay vào. Mà thường toàn nhúng kiểu lãng xẹt thui (chạy , mắc công bị oánh )
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    @Sow: Có mấy ý muốn trao đổi với Sow
    1/ Kp cảm thấy Sow và Angie đều có chung một quan niệm, chỉ là cách diễn giải đi tới quan niệm đó của 2 người khác nhau mà thôi. Nói nôm na là đại đồng tiểu dị.
    Bạo gan tổng kết quan điểm của 2 người
    + Angie: Tóm tắt 1 câu ''nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt''. Angie cho rằng mỗi cá nhân đều hành động vì lợi ích cá nhân, nhưng lại kô thường chịu/dám thừa nhận điều đó.
    + Sow: Lấy luôn 1 câu trong bài viết của Sow ''gieo nhân nào, gặt quả đó''. Từ đó suy ra muốn gặt quả tốt [cho bản thân mình] thì phải gieo nhân tốt.
    Hà... thế chả phải 2 người đã gặp nhau rồi sao? Trừ phi là kp hiểu sai.
    2/ Về bài viết của kp
    Dẫn chứng của kp bảo vệ luận điểm rồi đó thôi. Nằm ở câu nói của Quản Trọng đó.
    3/ Về anh bạn của Sow
    Cám ơn Sow, nhưng thôi Sow ạ!
    2 thằng nam gặp nhau ol thì chỉ có thể bàn về cô này hot, cô kia đẹp, xe cộ, bài bạc, etc. tóm lại là những thứ ''trần tục'' như thế thôi. Kô nói về Khổng-Mạnh được đâu.
    @FW: Đợi FW viết hết bài kp sẽ trao đổi.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 02/08/2006
  7. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , hôm nay không có hứng post bài lắm.
    Với lại chủ đề "Con gái lấy chồng hay không" thì Kimikamo bàn sao được?
    Phải chi chủ đề là "Con trai phải lấy vợ hay không?" thì hay biết mấy.
    Về vụ nhận con nuôi hả? Hì, nếu sau này làm hết cách mà cũng không có con thì Kimikamo sẽ suy nghĩ nhận con nuôi. Lựa bé nào mũm mĩm dễ thương thông minh sáng sủa là được.
    À, hồi nãy vào đây đọc bài của grace liền phải chạy vào xem Profile của đồng chí này. Có thể bạn mới vào nên chưa hiểu nhiều về mọi người trong này, nhưng bài viết của bạn hợp với Kimikamo. Nếu Kimikamo là người mới này thì bài viết của Kimikamo và grace chắc sẽ có nhiều điểm giống nhau
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đểu nhỉ?
    Đọc câu này Angie nhớ lại chữ ký của ai đó đại loại như vầy:
    "Ai cũng chọn việc dễ dàng, việc khó phần ai?
    Ai cũng chọn người đẹp trai, tui...ế à?"
    Hê hê
    Tiện lợi nhỉ, Kimikamo?
    Nhân tiện, @ grace: nhờ bạn mà tôi đọc được cái topic Tự thú! Thú vị lắm! Đọc được bài của một người mà mình tưởng như hiểu được lòng họ. (Mới đọc 3 trang thôi!)
  9. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Nghe câu này mà cứ "giật mình thon thót", kp ạ! Cứ y như là mình sắp phải "trân mình chịu đựng" một cái gì đó ghê gớm và to tát lắm á! Kp làm sow hết hồn (tưởng mình đã làm sai cái gì rồi)
    Nhưng câu đó đâu có liên quan gì đến con ruột và con nuôi đâu? Chỉ nói về tình cảm cha - con thôi mà??? Lúc chưa đọc đến cái kết truyện, sow cứ tưởng câu chuyện nói về cái ông gì đó làm thịt con nuôi của mình dâng cho Hoàn công ấy chứ!
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Hớ trong hôn nhân
    Angie viết:

    Nhiều cô bạn gái của tôi lập gia đình mà tôi cứ lo là "hớ."
    Thế nào là "hớ"?
    Một cô lấy một anh hơn mình chừng một chục tuổi, vậy là anh này đã trải qua nhiều mối quan hệ và có kinh nghiệm "lựa." Cô này mới ti toe lớn lên thì "bị lựa." Vậy là hớ.
    Tôi thấy các cô bạn tôi đều giỏi giang nên "bị lựa" thì tiếc lắm!
    Như vậy là cuộc hôn nhân đó đã không bình đẳng rồi! Một người thì lựa chọn hàng tốt cho mình, một người thì chưa có kinh nghiệm lựa đã bị mua mất rồi.
    Nếu cô này tự cho mình thêm chừng 5 năm nữa, có khi cô này chỉ xem ông chồng hiện tại là "một thằng chẳng ra gì, may mà mình không lấy nó".
    Ngày tôi 15 tuổi, ông thầy người Úc có nhận xét: "Ở nước tao hai người mà là first lover của nhau thì khi định lấy nhau, gia đình sẽ phản đối ghê lắm, vì không cho rằng quyết định đó là đúng đắn."
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Rút kinh nghiệm góp ý của mọi người FW viết bài này ngắn gọn hơn, súc tích hơn. Hy vọng nhận được phản hồi tốt của các anh chị và các bạn.
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Có 3 ý tưởng trong đề bài của Angie:
    - Giá trị của người phụ nữ
    - Bình đẳng trong hôn nhân
    - Tình yêu đầu có thường là thiếu sáng suốt
    FW sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề.
    Giá trị của người phụ nữ
    Thực tế là giá trị của một ai đó chỉ là những cảm nhận chủ quan của (những) người nhận xét. Những thang tiêu chuẩn thật ra cũng đậm chất chủ quan. Vẫn có chân lý trong cuộc sống nhưng không thể có gì gọi là đúng hoàn toàn, tất cả những gì gọi là chân lý đều được xây dựng trên cơ sở của những điều kiện cần và đủ.
    Ví dụ về một chân lý tự nhiên: nước chảy từ cao xuống thấp. Chân lý chỉ đúng với môi trường có trọng lực. Chân lý không đúng với hiện tượng mao dẫn. Ví dụ về một chân lý xã hội: một chế độ không hợp lòng người dân, không biến đổi kịp theo lịch sử sẽ bị thay thế. Chân lý chỉ đúng khi người dân có thể tập hợp được đủ sức mạnh. Chân lý không đúng nếu người dân bị mê hoặc, đánh lạc hướng chú ý. Nêu hai ví dụ để thấy rằng mọi quy luật đều có điều kiện khiến nó tồn tại. Khi thay đổi điều kiện tồn tại, các quy luật không còn chính xác.
    Tương tự như vậy, những gì gọi là giá trị người phụ nữ chỉ đúng với từng giai đoạn lịch sử, đúng với từng dân tộc, đúng với từng vùng địa lý, từng nhóm xã hội, từng nhóm văn hóa và tùy thuộc vào sự giáo dục căn bản chung.
    Nói như vậy để bạn thấy rằng, không có một căn bản nào để bạn đánh giá giá trị một con người. Tất cả những gì mà ngành HR xây dựng để đánh giá một con người chẳng phải dựa trên sự đánh giá chủ quan của nhiều người là gì. Không tin? Hãy nhìn mô hình Assessment Center, một phần là những kiến thức sách vở thể hiện dưới dạng các bảng câu hỏi, một phần lớn còn lại là những đánh giá chủ quan của nhiều người kiểm tra. Sách vở luôn đúng chăng? Không đâu, sách vở cũng chỉ là kinh nghiệm được cô đọng mà thôi. Cái gì gọi là cô đọng tức là không còn hoàn toàn chính xác. Nói như vậy để bạn hiểu rằng không có gì chứng minh rằng đánh giá của bạn, một người ngoài, là chính xác. Liệu có thật sau 5 năm nữa cô gái ấy sẽ đánh giá giá trị của người yêu mình thấp hơn. Lấy gì bảo đảm đây?

Chia sẻ trang này