1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Quy trình suy nghĩ của summer về cái đoạn "hỏi-trả lời" đấy:
    - Summer muốn dựng lại không khí của cái buổi thảo luận đấy để mở đầu cho cuộc vấn đề muốn bàn bạc. Các câu hỏi cuối cùng của giáo viên đưa ra bản thân chúng là những vấn đề muốn bàn bạc.
    - Một cách khác có thể để đưa ra vấn đề là như Angie đề nghị:
    Tuy nhiên có một khúc mắc là làm như vậy có nghĩa là sẽ thừa nhận ko căn cứ (assume) là mọi người ở đây cũng trả lời tương tự như các sinh viên kia.
    Tuy cái thừa nhận đấy có lẽ ko phải là "bold claim" lắm, nhưng từ câu trả lời của Angie, cũng có thể thấy là Angie có một cái list khác với cái list kia.
    Vậy thì nếu summer đưa ra một cái giả thuyết từ cái list của summer thì có khi bị trật assumptions.
    Xong phần tự biện bạch Bây giờ summer xin đưa ra một hypothesis cho vấn đề muốn bàn bạc :
    Từ "classical" (cổ điển/ kinh điển) được dùng để nói về các lý thuyết, triết lý, tác phẩm, tác giả, âm nhạc, tư tưởng ... được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt; đặt nền móng cho nhiều lý thuyết, tác phẩm, trường phái suy luận ... đương đại; và/ hoặc giá trị của chúng đã được thử thách qua thời gian.
    Trong định nghĩa của cổ điển thường ko có gắn gì với khái niệm "châu Âu" (có thể trừ trường hợp thuật ngữ classical music), nhưng trong thực tế sử dụng của từ này cho thấy nó được dùng rất gắn bó với những gì thuộc về châu Âu. Cụ thể hơn, các lý thuyết, tác phẩm, tư tưởng, ... được gắn chữ classical có một tỷ lệ lớn là:
    - Bắt nguồn từ châu Âu
    - Do một/ nhiều tác giả châu Âu
    - Đối tượng của sáng tác (subject matter) là người/ xã hội châu Âu
    - Đối tượng khán giả (intended audience) là người/ xã hội châu Âu
    Điều này đặt ra câu hỏi: Vì sao những gì được cho là "có tầm quan trọng đặc biệt", "đặt nền móng cho các trường phái suy luận", và "giá trị được thử thách qua thời gian" lại phần nhiều cũng là những thứ gắn bó với châu Âu?
    Có ít nhất 2 hướng để trả lời cho câu hỏi này :
    1. Những gì có thể gọi là lý thuyết, tác phẩm, tư tưởng ... trước đây chưa hề có ở ngoài châu Âu; hoặc có nhưng chưa phát triển đến đủ độ để có thểđược dùng làm chuẩn mực để giải thích và suy luận về các vấn đề khoa học và xã hội đương đại.
    2. Các lý thuyết, tác phẩm, tư tưởng ... đã có xuất hiện ở ngoài châu Âu, nhưng ko được đánh giá là có thể dùng làm chuẩn mực vì: chính vì việc chúng ở ngoài châu Âu nên không thể gọi là cổ điển ; hoặc vì chúng ko giống với những gì châu Âu đã tìm ra nên ko thể được gọi cùng tính chất với những gì nhiều năm qua đã được gắn với châu Âu; hoặc các lý do ngoại cảnh nào khác
    Ý kiến của các bạn ở đây đưa ra, cũng như ở trong cuộc thảo luận của summer trước đây, đề cập đến cả hai lý do trên, tuy nhiên hướng về lý do thứ 2:
    Các lý thuyết, tác phẩm, tư tưởng ... đã có xuất hiện ở ngoài châu Âu, nhưng vì các lý do ngoại cảnh (vd: ko được tiếp xúc nhiều, ko được dạy trong nhà trường, marketting nền vh phương Đông ko tốt), và vì do một số tính chất khác nhau của 2 nền tư tưởng (vô cơ - hữu cơ), nên đã có sự khác nhau về độ phổ biến của 2 nguồn tư tưởng.
    Sự sử dụng rộng rãi, và việc chọn các tư tưởng bắt nguồn từ châu Âu làm chuẩn mực cho đa số các phương pháp giải thích, suy luận hiện đại dẫn đến khái niệm : Eurocentrism (chưa biết dịch thế nào)
    Nếu lý do để giải thích hiện tượng này thuộc nhóm lý do 1 thì đó là một hiện tượng ko có gì phải bàn cãi nhiều. Do ko có, hoặc có nhưng ko phát triển đủ trình độ, nên lẽ dĩ nhiên là chỉ có phương pháp và lý thuyết của châu Âu để dùng cho toàn cầu.
    Nếu lý do để giải thích hiện tượng này thuộc nhóm lý do 2 thì có vấn đề để bàn, vấn đề thiên vị châu Âu (Eurocentric bias).
    Biểu hiện của Eurocentrism có thể thấy trên nhiều phương diện của cuộc sống xã hội hiện đại, từ định nghĩa thế nào là khoa học, thế nào là làm khoa học, thế nào là suy luận logic, thế nào là tiến bộ, là hiện đại, những gì được nằm (hàng đầu) trong một list thuốc proper, ...
    Nhiều khái niệm non-European tồn tại song song trong xh hiện đại, tuy không ít trong số đó được đặt ở vị trí bên cạnh (ko phải ở giữa), bổ sung (ko phải thành phần chính, mặc dù trong trường hợp thuốc ta từ trước đến giờ là phương pháp chữa bệnh của nhiều người, và thuốc Tây đã và đang thể hiện nhiều hạn chế), truyền thống địa phương (ko phải lý thuyết lòai người nói chung).
    Tóm lại, vấn đề ở đây là Eurocentrism này có phải là một sự thiên vị ko? Nếu ko thì vì sao. Còn nếu có thì có nghĩa là phải có những tư tưởng, lý thuyết non-European có thể dùng để chứng minh được những tính chất classical của chúng.
    Vì từ classical từ lâu tới giờ được dùng (có thể ko cố ý, nhưng nó cứ xảy ra như thế) để chỉ những gì gắn với châu Âu, nên trong việc chứng minh có một khó khăn là: bản thân định nghĩa từ cổ điển dễ bị suy ra từ tính chất của những thứ vốn được gắn tính classical. Vd: nếu định nghĩa từ classical nghĩa là phải "vô cơ" hoặc âm nhạc classical phải chia được thành xx cung bậc nhất định, thì thôi rồi, vấn đề được kết luận hết sức nhanh chóng.
    Vậy nên vấn đề định nghĩa ở đây là một vấn đề quan trọng/ dễ mỗi người một ý. Về mảng lý thuyết, triết lý về xã hội, 2 yếu tố classical có thể xét tới là:
    - Khả năng của lý thuyết, triết lý đó trong việc giải thích một diện rộng các tượng con người và xã hội
    - Ảnh hưởng của các lý thuyết, triết lý này trong sự hình thành của các xã hội cụ thể

    Bản thân summer mới chỉ có dịp một lần soi đến tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm những yếu tố classical trong đó. Kết quả là có tìm thấy một số yếu tố, nhưng tổng thể thì chưa kết luận được. Và mục đích chính cũng chưa phải là để đi đến một kết luận có/không, mà là một lần thử đánh giá một lý thuyết non-European theo một hướng mới. Có thời gian một chút nữa sẽ xin chia sẻ cùng các bạn.
    Được summertime8x sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 28/04/2007
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Bởi lẽ 1) từ cái đáy kim tự tháp giải thích tự nhiên như vậy, người TQ đã phát triển nên những mô hình giải thích và áp dụng trên diện rộng cho nhiều ngành nghề khác nhau, cho nhiều đối tượng con người, xã hội và tự nhiên khác nhau. 2) các lý thuyết này ảnh hưởng sâu rộng đến sự hình thành và biến chuyển của xã hội TQ cụ thể qua nhiều nghìn năm phát triển.
    Như vậy FW cũng đã chứng tỏ được có một hệ thống học thuật và lý luận khác với châu Âu, tồn tại và phát triển trước và sau đó là song song với các hình thái khoa học của châu Âu và chúng vẫn tồn tại tới nay.
    Như vậy câu hỏi:
    đã được giải quyết.
    Việc đi tìm hiểu cụ thể những ảnh hưởng của một học thuyết nào đó lên một học thuyết nào đó là một đề tài hay. Tuy nhiên, đã gọi là đề tài thì bắt buộc phải đem sách vở ra mà trích lục chứ không thể ngồi quán cà phê tán dóc như vầy thì nảy ra được kết quả đâu! Cỡ như dò xem trong tư tưởng Hồ Chí Minh có những ảnh hưởng nào ảnh hưởng thực sự là chuyện hấp dẫn và hơi bị nhiều. Vì theo FW biết HCM bị ảnh hưởng của nhiều tư tưởng lắm ví dụ như Lão Giáo, Khổng Giáo, tư tưởng CS Marx-Lenin, tư tưởng dân tộc, triết học Tây Phương... hay ảnh hưởng của những triết thuyết xã hội khác mà HCM có dịp tham khảo khi ở châu Âu và du lịch khắp thế giới kể cả thời gian ngồi tù ở TQ. Dưới góc nhìn của FW thì nếu như đây là đề tài để summer làm cho vui thì FW cảm thấy ... hơi bị bự! Còn nếu là đề tài nghiên cứu chuyên ngành thì đã quá tầm FW!
    Quay trở lại những câu hỏi của Summer về thiên vị hay không thiên vị thì FW nhận thấy đó là do sự thắng thế của lịch sử. Với thuốc súng và viên đạn, người châu Âu đã từng thống trị trái Đất này. Lẽ đương nhiên những giá trị của họ cũng đã theo chân Cơ Đốc giáo len lỏi vào cuộc sống của những nước bị thống trị. Và không phải sau 1945 toàn bộ hệ thống thuộc địa của châu Âu bị sụp đổ thì toàn bộ những giá trị châu Âu lập tức bị xóa sạch mà ngược lại, nó mở ra một thời kỳ mới, khi chính người dân của những nước thuộc địa tận dụng những kiến thức có sẵn của người phương Tây để phát triển đất nước thay vì ngồi đọc lại và soạn lại toàn bộ kiến thức cũ vốn đã thất thoát hay không còn cập nhật. Đó là chưa kể trong thời kỳ bị đô hộ, những cái nôi văn hóa lớn như Ấn Độ, TQ đã bị kìm hãm, ép buộc phải theo những giá trị và kiến thức của phương Tây. Cho nên việc đội ngũ kế thừa của những nước này trở nên chuộng và xem những giá trị phương Tây làm tiêu chuẩn kể như không khó hiểu. Vì lẽ vậy mà mới có chuyện thiên vị ở đây, nguyên nhân là lịch sử. Lẽ dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị, khoa học khác nữa. FW tạm thời chưa đề cập tiếp mà đợi ý kiến của summer vậy.

  3. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    hihih em vừa mới học qua môn tư tưởng HCM
    đề tài của chị summer về tư tưởng HCM thực sự làm em tò mò và thấy rất thú vị Chị có gì mới thì cho xem với nha chị
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    @Wing: Đạo giáo phất lên từ thời Đông Hán, do 1 lão đạo sĩ tên Trương Đạo Lăng con khỉ gì đó phát triển. Còn Âm Dương - Ngũ Hành - Bát Quái (trong Kinh Dịch, thật ra là bắt nguồn từ thời cổ đại) thì ở Xuân Thu Chiến Quốc đã phát triển lâu rồi. Chỉ là khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, đốt sách chôn nho, độc tôn Pháp gia, nên tới thời Hán mới sống lại, mà cũng do các lão vua thích tu tiên để trường sinh.
    --------------------
    Kp từng buồn cười khi Angie nx kp đại loại thế này: "Cái đứa sống ở VN thì đầu óc Western oriented, còn cái thằng sống ở Mỹ thì lúc nào xổ Nho".
    Kp thì chẳng thấy lấn cấn gì trong vấn đề có Eurocentric hay kô. Kp học khoa học phương Tây, đề cao lý trí, phát triển lý luận logic, nhưng vẫn luôn tôn trọng và chiêm ngưỡng đạo học phương Đông.
    Xét cho cùng, đạo học phương Đông luôn hướng đến sự hài hòa của Thiên - Địa - Nhân. Chưa thể gọi là đạt đạo nếu như kô thể sống với ĐẠO, thi hành ĐẠO.
  5. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đã được chứng kiến "mô hình lý thuyết tự lập" của FW! Hình hay và đẹp. Cho bổ sung thêm một khả năng phát triển của mô hình: một toà nhà nhiều tầng, trong đó những lý thuyết classic là nền móng, các lý luận khác là những lầu trên đó.
    Lịch sử, kinh tế, chính trị, ..., chứ không phải chỉ bản thân giá trị của các sản phẩm tri thức, ảnh hưởng đến sự lựa chọn và lưu hành của các sản phẩm này. Sau khi một số trong các sản phẩm này được lựa chọn, chúng lại định nghĩa và định hướng cách suy nghĩ, nhìn nhận thế giới, và cách sản xuất ra các sản phẩm tiếp theo. Các mặt nền khác nhau xây nên các kim tự tháp ngược khác nhau có phải ko?
    Nếu lịch sử, kinh tế, chính trị, ... làm động tác lựa chọn, thì có nghĩa là có những mặt nền khác không được lựa chọn, ko phải vì bản chất hay khả năng của chúng, mà vì hành động của những suy tính lịch sử, kinh tế, chính trị ở một thời điểm nhất định.
    Summer nghĩ vấn đề thiên vị châu Âu, bản thân việc thiên vị là một vấn đề (FW ở đoạn quote trên đã đưa ra một giải thích cho quá trình việc này xảy ra). Nhưng nó còn nhấn mạnh rằng có những cách hiểu rất khác, có những hệ thống suy nghĩ, lý luận rất khác về thế giới đã sống và đang sống. Giá trị của các hệ thống suy nghĩ, lý luận có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, nhưng với khoa học, giá trị của chúng nên nằm ở bản chất của sự vật, sự việc. Với lại, có thêm lý thuyết để dùng biết đâu lại giúp có thêm cách hiểu và cách giải thích về cuộc sống xã hội hiện tại.
    Được summertime8x sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 01/05/2007
  6. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đề cao lý trí, phát triển lý luận logic thì không chấp nhận thiên vị có phải không?
    Khoa học muốn tìm hiểu và đánh gía sự vật, sự việc theo bản chất của chúng, chứ không muốn để những yếu tố như tác nhân lịch sử, kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến giá trị của chúng.
    Vì nghi hoặc ở đây là có sự thiên vị, thể hiện ở những gì được phần đông chọn làm classical, nên mới cần xác định lại là liệu sự nghi hoặc này có xác đáng không. Và nếu có, thì có một hướng là đánh giá lại cho bớt thiên vị (mặc dù thế nào là đánh giá công bằng thì lại là một khái niệm do con người tạo ra nên, do đó khó thống nhất mà dễ thay đổi, thế nhưng ko vì thế mà ko muốn thử đưa ra các phương án phải ko).
    Kp trọng và chiêm ngưỡng đạo học phương Đông, chắc là ít nhiều cũng vì thấy nó có những giá trị tầm cỡ. Đó là một individual testimony cho giá trị của một/ một sô lý thuyết ko nằm trong bộ các lý thuyết phổ thông. (Ở một số lĩnh vực chuyên nghành cũng có nói đến một số đạo học phương Đông là classical, nhưng là classical Eastern ideology/ religions, trong khi classical Western theories được sử dụng rộng rãi hơn, và tính từ Western có thể được bỏ qua, và được áp dụng như những universal theories - đó là ý summer khi dùng từ phổ thông)
    Nhân chữ "xổ Nho" có chữ "Nho", Nho giáo chỉ là một trong các lý thuyết/ triết lý ở phương Đông, ảnh hưởng của nó ở một số nơi cũng ko sâu rộng như một số đánh giá.
    Được summertime8x sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 01/05/2007
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Một tòa nhà nhiều tầng thì chỉ thể hiện được chiều sâu, không thể hiện được chiều rộng cho sự phát triển của một triết thuyết! Hơn nữa FW đã cẩn thận vẽ ngược cái kim tự tháp là để tránh lực hút Trái đất trong xây dựng, nay summer lại đi xây nhà theo những mô hình có sức hút trái đất, nơi trọng lực vật thể phải đặt thấp, thì rõ ràng căn nhà hoặc phải thẳng đuột từ dưới lên như hình trụ hoặc vuốt nhọn đầu như cây bút chì thôi, không thể bè ra bên trên được.
    Một hình tượng tương đương, và có thể hay hơn, mô hình kim tự tháp là hình một cái cây. Cây bắt nguồn từ rễ, phát triển cứng ở thân, rồi trổ cành, trổ lá. Đâu đấy có một vài trái mọng hoặc bông hoa. Các cây không mọc xa nhau mà mọc gần nhau, cành lá đâm xen vào nhau. Giữa các cây là những chú ong thụ phấn cho hoa để rồi bông hoa kết trái. Những chú ong đó chính là con người, vì điều kiện kinh tế, điều kiện kỹ thuật, điều kiện lịch sử (chú ý là FW nói đến chữ điều kiện) đã tạo nên sự cần thiết, thuận lợi và thôi thúc khiến con người ta phải xem xét, cải tiến các hệ thống kiến thức để cùng chung sống.
    Mô hình này cho phép sự tác động ngoại cảnh và cho phép xem xét vấn đề một cách sống động hơn vì cái cây có thể chết. Quay trở lại ong và hoa, FW lấy một ví dụ, đó là cải lương. Cổ nhạc được ghi trên hệ thống 5 âm sắc, tân nhạc trên hệ thống 7. Cải lương là kẻ đã phối hợp hài hòa hệ 5 âm và 7 âm để tạo nên cái gọi là "Tân cổ giao duyên" mà ta hay nghe các ca sĩ hát 1 đoạn tân nhạc sau đó gắn thêm một đoạn cải lương, rồi lại một đoạn tân nhạc....
    Viết tới đây chợt nhớ GS Trần Văn Khê. Hồi mới vào trường có một buổi nói chuyện của ông tổ chức tại hội trường UBND Q5. Tiếc là lúc đó còn nhỏ, không quan tâm lắm lại thêm hội trường nhỏ, nhiều người, ngột ngạt nên không chỉ không tiếp thu được bao nhiêu mà còn làm GS mất vui.

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Lịch sử, kinh tế, chính trị, ..., chứ không phải chỉ bản thân giá trị của các sản phẩm tri thức, ảnh hưởng đến sự lựa chọn và lưu hành của các sản phẩm này.
    [/QUOTE]

    Đồng ý.
    Quan trọng là chữ giá trị. Giá trị một cái gì đó tùy thuộc vào sự đánh giá của người dùng nó, chứ không phải của người tạo ra nó. Giá trị chỉ có khi vật đó hữu dụng. (Kiến thức Kinh tế Chính trị). Anh có thể viết ra một triết lý nào đó, cho dù hay ho, lý luận chặt chẽ nhưng nếu không ai cảm thấy cái lý thuyết của anh giúp họ giải quyết vấn đề gì của mình, hoặc lý thuyết của anh đã không còn hợp với sự thay đổi của thời đại, cần thêm bổ sung thì họ cũng chỉ xếp xó. Đó là số phận của khá nhiều cái gọi là "công trình nghiên cứu khoa học" của VN.
    Và vì người đánh giá giá trị của một lý thuyết là người sử dụng, cho nên chuyện can thiệp của các yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế vào việc lựa chọn là điều hiển nhiên.
    Ví dụ: Ngày trước miền Bắc có Lê Duẩn chủ trương tấn công quân sự giải phóng miền Nam còn những người khác chủ trương xây dựng miền Bắc vững mạnh, sau đó sẽ quay lại giải phóng miền Nam sau. Phe nào thắng thế thì lịch sử đã quyết định. Vấn đề ở đây FW muốn nói rõ là: cả hai lý luận đánh hay không đánh đó đều có căn bản lý luận vững chắc và cập nhật. Trong trường hợp như vậy, không thể tranh cãi lý thuyết nào đúng hơn. Chỉ có sự lựa chọn. Rồi sau đó lịch sử nhìn lại và đánh giá thì mới thấy giá trị của sự lựa chọn. Giá trị đó là gì? Giá trị đó là một cuộc chiến tàn khốc cướp đi hàng triệu sinh mạng con người nhưng đạt được một sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển kinh tế vững chắc trong hòa bình không có bom đạn. Còn giá trị của lựa chọn kia có thể nhìn thấy ở đất nước Triều Tiên (xưa). Như vậy, tại thời điểm sáng tạo, con người chưa hẳn đã đánh giá được và đánh giá đúng giá trị của một lý luận.
    Thành ra, FW muốn nói rằng: trong vấn đề đấu tranh sinh tồn giữa các học thuyết, bản thân một lý luận vừa không có vai trò chủ đạo trong việc nó tồn tại hay cạnh tranh với những lý luận khác, lại vừa rất quan trọng cho sự tồn tại của mình ở chỗ nội dung của nó có phù hợp với thực tế lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội đương cuộc hay không.
    Không chủ đạo bởi vì sự tồn tại của nó được quyết định bởi các yếu tô ngoại cảnh. Nhưng lại quan trọng vì sự tồn tại của nó được quyết định bởi múc độ ứng dụng vào thực tế của học thuyết. Bất cứ học thuyết nào đều đi từ những vấn đề mở đầu căn bản và xây dựng một mô hình độc lập với thực tế dựa trên những căn bản đã đặt. Do đó, nội dung một lý luận là độc lập với thực tế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ phát triển và những lý luận căn bản cũng như tùy theo các giá trị thực tế mà người sử dụng có thể đánh giá lý thuyết đó phù hợp hay không với thực tế. Nếu nó phù hợp thì nó được chọn, nếu không thì sẽ bị loại bỏ. Vì lẽ vậy mà mới có chuyện nghe như nói nước đôi vừa có vai trò, vừa không có vai trò là vì thế. Bản chất của hai sự việc là khác nhau.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Sau khi một số trong các sản phẩm này được lựa chọn, chúng lại định nghĩa và định hướng cách suy nghĩ, nhìn nhận thế giới, và cách sản xuất ra các sản phẩm tiếp theo.
    Các mặt nền khác nhau xây nên các kim tự tháp ngược khác nhau có phải ko? [/QUOTE]
    Điều này hiển nhiên. Lý thuyết của Khổng Tử thì không đụng với Mác. Đã có thời học trò của Mác thì đòi bác bỏ học trò Khổng Tử. Điều này rõ ràng.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Nếu lịch sử, kinh tế, chính trị, ... làm động tác lựa chọn, thì có nghĩa là có những mặt nền khác không được lựa chọn, ko phải vì bản chất hay khả năng của chúng, mà vì hành động của những suy tính lịch sử, kinh tế, chính trị ở một thời điểm nhất định.
    [/QUOTE]
    Không có gì để nói nữa, FW vừa viết bên trên. Chỉ là lưu ý giúp hai chữ giá trị. Chúng được quyết định bởi ngoại cảnh.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Summer nghĩ vấn đề thiên vị châu Âu, bản thân việc thiên vị là một vấn đề (FW ở đoạn quote trên đã đưa ra một giải thích cho quá trình việc này xảy ra). Nhưng nó còn nhấn mạnh rằng có những cách hiểu rất khác, có những hệ thống suy nghĩ, lý luận rất khác về thế giới đã sống và đang sống.
    [/QUOTE]
    Chuyện này rõ mười mươi rồi summer ạ. Chẳng phải FW đã viết ở bài trước rồi sao? Thống nhất suy nghĩ.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Giá trị của các hệ thống suy nghĩ, lý luận có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, nhưng với khoa học, giá trị của chúng nên nằm ở bản chất của sự vật, sự việc.
    [/QUOTE]
    Đồng ý luôn.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Với lại, có thêm lý thuyết để dùng biết đâu lại giúp có thêm cách hiểu và cách giải thích về cuộc sống xã hội hiện tại.
    [/QUOTE]

    Đồng ý.
    Cũng chua thêm vài câu: Ngày nay ta thấy thơ Nguyễn Du hay, biết đâu vài trăm nữa con cháu chúng ta lại cất xó luôn Truyện Kiều cũng không chừng. Do đó, không có gì mang giá trị vĩnh cửu, tất cả đều vận động và thay đổi. Và trong làn sóng vận động đó, có những cái được đưa lên cao, phát triển tiếp, có những cái bị đè xuống và chôn vùi trong dĩ vãng. Nếu có ai đó muốn đào bới dĩ vãng thì có hai trường hợp: hoặc họ sẽ tìm được vàng dưới đất (hơi bị hiếm) hoặc sẽ tìm được đá với sỏi (cái này thì nhiều!).
    Câu hỏi đặt ra: tại sao ta cứ mải đi tìm cái của kẻ khác mà không tự suy nghĩ? Tại sao ta cứ muốn hiểu xem ông Lão Tử nghĩ gì, hiểu gì, viết gì mà không tự thân sống và tự tìm kiếm xem cái Đạo của ổng là gì? Phật nói (có người lại bảo Trang Tử nói, FW cho không đúng) một câu đại loại: "Kìa là mặt trăng, cứ nhìn theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng". Ý muốn nói: "Những lời ta giảng về Ðạo cũng vậy. Các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Ðạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Ðạo". Thiên hạ có hai tay hai mắt một đầu, ta cũng thế. Vậy tại sao cứ mãi bới móc tư tưởng của thiên hạ tìm vàng trong đấy mà không tự rèn luyện cái tư tưởng của mình để đúc nên vàng? Lẽ dĩ nhiên, trăm lần đúc, vàng to thì ít, sỏi đá thì nhiều. Nhưng sỏi đá cũng là ta, vàng cũng là ta, có gì mà lo mà ngại? Ra sỏi, thì tìm kế đúc vàng. Ngay cả những bậc khoa học gia lừng danh cũng không phải không có lúc nghĩ ra sỏi đá, vô dụng. Ví như Einstein về già từng có lúc đứng lên hùng hồn phủ nhận các lý thuyết vật lý của chính mình cơ mà. Câu hỏi lại được lặp lại: Tại sao không phải là ta tự vận động mà phải trông chờ vào kẻ khác? Tại sao ta không hướng về phía trước mà ngó mãi về sau lưng tìm xem có ai đó để quên vàng?
    Con người đứng trước hai con đường: tìm kiếm một sự xuất phát từ quá khứ, để rồi tin tưởng cái điểm xuất phát đó và tìm cách phát triển cái nền tảng từ quá khứ ấy cho phù hợp với hiện tại. Hoặc con người tìm kiếm sự xuất phát từ ngay thực tế mình đang sống và lăn lộn để tìm con đường ra từ ngay mảnh đất dưới chân mình. Hai con đường, hai lựa chọn. Không thể chứng minh lựa chọn nào là đúng. Giá trị của lựa chọn chỉ có thể được đánh giá bởi lịch sử, kinh tế, chính trị ở mỗi giai đoạn.
    Nói ít nhiều về quan điểm cá nhân: FW yêu mến sự thực tế. Nếu anh có thể tìm ra cái gì đó, nghĩ ra cái gì đó có thể mang lại lợi ích cho anh, cho tôi, cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay hoặc xa hơn là trong tương lai gần mà chúng ta còn có thể thấy được mặt trời trước khi ngậm củ tỏi thì tôi hoan nghênh. Xa hơn nữa thì không cần lắm. Nếu xa tới mức viễn vông luôn thì bái bai. Còn khoa học vì khoa học hay nghệ thuật vì nghệ thuật thì theo FW rất hay, rất đẹp nhưng nếu không có lợi lộc gì cho cuộc sống thì đành và nên vất xó. Tất cả mọi thứ đều phải xoay quanh cuộc sống, hướng về cuộc sống và có giá trị cho cuộc sống. Những thứ khác, FW sẽ ngồi chiêm ngưỡng chúng khi uống cà phê vậy. Bởi lẽ, con người có một nguồn lực luôn vô tận nhưng lại cực kỳ giới hạn: thời gian. Thời gian có giá của nó: opportunity cost !!!!

    Được Free_Wing sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 01/05/2007
  8. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Nhân việc Summer bình lựng câu nói của chính Angie thì Angie giải thích thêm 1 tí: Mấy chữ XỔ NHO kia thì Angie dùng với nghĩa là: KP có hiểu biết về văn hóa, và trong đó là đạo học, phương Đông nhiều hơn Angie. Angie thì cái nick chính còn có cái title Europe-oriented đó thôi.
    Ngoài ra, trong 1 số trường hợp khác thì Angie dùng XỔ NHO với nghĩa chọc ghẹo là CHỬI THỀ, kiểu như người ta hay nói là NÓI TIẾNG ĐAN MẠCH ấy.
    Giải thích thêm cho rõ nghĩa, cẩn tắc vô áy náy, chứ có để reply đi reply lại 2-3 lần thì thành ra hiểu nhầm thì khốn khổ.
    Còn về bài reply của Summer cho bài Angie thì Angie xin phép khất lại đến cuối tuần. Nhưng mà rảnh là reply à, k có bỏ xó luôn đâu. Cái gì Angie bắt đầu thì Angie có trách nhiệm tiếp tục/kết thúc nó chứ. (Nhưng mà lo cho sức khoẻ mình là trên hết. Priority mừ! )
    Còn về câu mà Summer nói phía trên thì cho phép Angie comment 2 điều:
    Vàng 1: Nho giáo-Khổng giáo, Đạo giáo (không là tôn giáo) hay một số thứ khác được dán nhãn là tôn giáo (Phật giáo, Bà la môn giáo, blah blah giáo) của phương Đông hay được gọi là ĐẠO GIÁO hơn là LÝ THUYẾT/TRIẾT LÝ.
    Nếu Angie nhớ không lầm thì nhà sử học phương Đông (hic, úi, quên mất tên rùi--cái ông viết quyển Lịch sử văn minh phương Đông mà Nguyễn Hiến Lê dịch ấy, à à, Will Durant??? Ai nhớ thì vô confirm tên ổng dùm Angie cái!) Will Durant từng nhận định rằng: Ở phương Đông chỉ có đạo giáo, chứ không có tôn giáo.
    Nói đến đây thì Angie thấy có thể so sánh việc này với một chuyện khác:
    Ngữ pháp các ngôn ngữ Ấn-Âu có khái niệm chủ ngữ, vị ngữ. Khá nhiều tiếng châu Á (Hàn, Nhật, Hoa, blah blah) đến tận giờ này, mà VN mà 1 ví dụ, lấy hai khái niệm chủ ngữ, vị ngữ trên để mô tả ngữ pháp tiếng Việt.
    Nhưng mà chủ ngữ, vị ngữ là sự mô tả tính chất A của các ngôn ngữ Ấn-Âu, chứ áp nó vào để mô tả tính chất X của tiếng Việt là, hừ, ừm, là sự mô tả lệch lạc, có thể gây ra hiểu lầm bản chất X.
    Anyway, Angie đang đi quá sâu vào việc sử dụng từ ngữ rồi. Chắc bàn luận thread này thì cũng k ai hiểu lộn đâu mà cần chính xác đến từng miligram/microgram như vậy.
    Vàng 2: Ảnh hưởng của nó [Ngo giáo] ở một số nơi cũng ko sâu rộng như một số đánh giá.
    Xin Summer vui lòng ghi rõ:
    -một số nơi đómột số nơi nào?
    -một số đánh giá một số đánh giá nào? của ai?
    (Angie tạm bỏ qua chữ ảnh hưởng nhá! Nếu phân tích chi li thì chúng ta, mấy nick bàn bạc cái thread này, đều chịu ảnh hưởng lớn của culture background mang tính Nho giáo đó thôi. Mà vì quá lớn rùi nên khó mà nhận ra đc nữa. Kiểu như ta thở mà k nhận ra mình đang thở ấy! )
    [nick]
    Bỏ chữ ký
    được Angelika sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 21/10/2008
  9. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    @All: Angie đang có thắc mắc về vụ ĐẠO NHẠC (nhạc chung chung hay là ca khúc cũng thế.)
    Là thế này, Angie từng nghe 1 câu nhạc VN y đúc 1 câu nhạc Pháp. (Các câu nhạc khác trong 2 bài này hoàn toàn khác nhau.) Cái này gọi là ĐẠO NHẠC được không? Lỡ đâu 2 ông nhạc sĩ TÌNH CỜ viết ra ý nhạc TRÙNG NHAU mà thôi? Nếu KHÔNG tìm ra chứng cứ, thì legally không buộc tội được, nhưng câu hỏi của Angie sẽ là: Chuyện TÌNH CỜ đó CÓ KHẢ DĨ hay không?
    Ngoài ra, ngày xưa có vụ Bảo Phúc/Bảo Chấn gì gì đó đạo nhạc (xin lỗi 1 trong 2 ông, vì Angie tương đại tên 2 ông vô, mà không biết là tên nào mới đúng ), và sau đó người ta tìm ra bằng chứng. Lúc đó, tình cờ chị Angie có nói về chuyện rằng có bài DỄ nhận ra cái sự đạo nhạc, còn có bài, nhiều khi NGƯỜI NGHE BÌNH THƯỜNG không nghe ra, nhưng những chuyên gia âm nhạc, sau khi phân tích, thì khẳng định là đạo nhạc. Câu hỏi của Angie là TIÊU CHÍ phân tích là gì vậy?
    Ghi chú chút: Angie là đứa nghe nhạc bình thường thôi. Kiểu như nghe tiếng la hét và tiếng hát thì biết nhận ra đâu là la hét, đâu là hát hò. Angie có từng học đàn nên nhìn bảng nhạc biết đọc tên nốt nhạc, cũng có biết đôi điều rất cơ bản về nhạc lý.
    Nếu ai có thể giúp Angie hiểu thêm một tí về chuyện này thì Angie xin cám ơn. (Angie cung cấp hiểu biết chung chung về cái chuyện đạo nhạc + kiến thức nhạc lý của Angie cho người trả lời dễ tìm ra cách trả lời dùm đó ạ! )
    [nick]
    Bỏ chữ ký
    được Angelika sửa chữa / chuyển vào 06:36 ngày 21/10/2008
  10. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, chưa thể chia sẻ với mọi người kiến thức Angie lượm mót về mấy vấn đề liên quan đến vụ đạo nhạc được, vì box Âm nhạc có 1 mod trả lời, mà trả lời 1 dòng và lại trớt quớt thôi. Hi hi hi.
    Hôm nay có 1 câu hỏi dành cho những ai đủ...quỡn để đọc. (Angie định giới thiệu 1 thứ, nhưng hôm nay ''chơi'' phương pháp của bạn Summer : Hỏi để kích thích trí tò mò trước, sau đó mới chìa cái thứ mình muốn giới thiệu ra cho mọi người trầm trồ. )
    Hãy nêu lên điểm khác nhau giữa nền giái dục thời Lê với nền giáo dục thời Lý Trần?

    [nick]
    Bỏ chữ ký
    được Angelika sửa chữa / chuyển vào 06:37 ngày 21/10/2008

Chia sẻ trang này