1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    http://blog.360.yahoo.com/blog-NbYPuXYhc6e4bgTR4R8PO1xIoA--?cq=1&p=244
    Thế Giới Phẳng Lì
    CHAT VỚI ?oTHẾ GIỚI PHẲNG LÌ
    Về Việt Nam vài tháng hè mới thấy được một hiện tượng, chắc không phải là hiện tượng gì mới mẻ, nhưng để ý thì mới thấy được. Người Việt Nam thật sự ham học, ham hiểu biết, và hết sức cởi mở với tri thức mới, kiến thức mới, đặc biệt tri thức tiếp nhận từ nước ngoài, mà nước ngoài ở đây là chính là phương Tây và Mỹ. Nhưng nói nước ngoài thì cũng chưa chính xác, vì khi tri thức lưu thông đến các ngõ ngách của thế giới, nó luôn tồn tại dưới hình thức một ngôn ngữ. Đúng ra cũng chẳng có gì là đáng nói nếu ngôn ngữ trùng lắp với không gian sản sinh ra tri thức. Tức nếu tri thức sản sinh ở Pháp thì được tiếp nhận bằng tiếng Pháp, ở Nhật thì được tiếp nhận bằng tiếng Nhật ở những nơi khác ngoài Pháp và Nhật. Ngược lại, tất cả tri thức, bất chấp nó được hình thành và tạo dáng bằng ngôn ngữ gì, đa số đều được truyền tải trên khắp thế giới bằng một ngôn ngữ bá chủ (hegemonic language), đó là tiếng Anh. Chúng ta vẫn hay gọi tiếng Anh một cách thiện cảm là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, nhưng hỡi ôi, quốc tế tức là bá chủ rồi còn gì. Một ví dụ, một số tiểu thuyết ngôn ngữ gốc là tiếng Nhật, nhưng trước khi thành tiếng Việt thì nó đã phải thông qua quyền năng của ngôn ngữ bá chủ. Có mỉa mai không khi ta dịch một tiểu thuyết Nhật Bản từ tiếng Anh? Ở đây chưa nói đến khía cạnh ?otam sao thất bản?, mà chỉ muốn chứng minh tiếng Anh quả thật là bá chủ. Vậy nói chính xác hơn, ta đang tiếp nhận tri thức bằng tiếng Anh, nói vậy bao quát hơn là nói ?otừ phương Tây hay Âu Mỹ?.
    Và cũng bằng cái ngôn ngữ bá chủ đầy quyền năng đó, Thomas Friedman viết ra quyển ?oThe World Is Flat?, được tôn vinh và ca ngợi ở Việt Nam, được trích dẫn thật sành điệu nhan nhản trên nhiều bài báo. Viết gì thì viết, lâu lâu chêm vào một câu ?othế giới phẳng?, bỏ trong ngoặc kép, không nêu lên nguồn gốc câu nói ấy, bài viết bỗng toát lên một vẻ ?osành điệu? trong tri thức, một thời thượng được chân lý hóa. ?oThế giới phẳng? đã trở thành chân lý ở Việt Nam. Một lần đến nhà một cậu học trò, thấy quyển sách thật dày, thật đẹp nằm lọt thỏm giữa đống mền mùng trên giường cậu (đừng thắc mắc sao đến tận giường học trò nha!!!). ?oThế giới phẳng? thành chân lý đầu giường rồi!
    Trong sách này, Friedman chứng minh rằng về cơ bản thế giới đang ?ophẳng? ra nhờ vào toàn cầu hóa. Ông liệt kê 10 yếu tố tạo phẳng (flatteners), chung quy nêu lên quá trình cân bằng về vị thế kinh tế giữa các quốc gia, cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức của con người trên khắp thế giới nhờ vào intenet và khoa học kỹ thuật. Các quá trình ?ooutsourcing? và ?oinsourcing? tạo ra những kênh lưu thông về khoa học kỹ thuật, tri thức, và của cải vật chất giữa các nền kinh tế. Vậy là thế giới đang phẳng ra.
    Có thật sự phẳng không? Và nếu có phẳng thì thế giới phẳng thế nào? Phẳng có phải là một cơn đại hồng thủy san bằng mọi thứ, và thế lực bá chủ về kinh tế, chính trị, và cả văn hóa, của Mỹ, của phương Tây, của tiếng Anh chính là cơn đại hồng thủy đó? Nếu phẳng là chân lý, là đúng, thì cũng phải hiểu rằng đời này không có chân lý (no truth), mà chỉ có đa chân lý (multiple truths), mà mỗi một chân lý trong đa chân lý là một chân lý phiến diện (perspectival truth). Thế giới phẳng của Friedman là một loại chân lý phiến diện xuất phát từ thế giới quyền năng bá chủ, thế giới tiếng Anh, thế giới của đa phần cái gọi là tri thức. Hãy nhìn vào cặp từ ?ooutsourcing? và ?oinsourcing? thì sẽ thấy Mỹ là trung tâm như thế nào. Có ?oout?, có ?oin?, và Mỹ là cái gốc, là trung tâm, là thước đo, là trục chính, v.v. của mọi chiều kích vận hành. Chỉ có những kẻ ở ?ochiếu trên? mới có khả năng hình thành một nếp suy nghĩ và phân tán nếp suy nghĩ đó khắp nơi bằng các khái niệm, phạm trù. Chỉ có những kẻ ở chiếu trên, hoặc quá ngây thơ mới gọi internet là một ?oflattener? theo nghĩa thế giơi cân bằng. Bằng phẳng là hệ quả của một quá trình san bằng mà trong đó cái yếu, cái thiểu số, cái thấp cổ bé họng bị triệt tiêu, hòa tan vào cái mạnh, cái thống trị, cái bá chủ.
    Một nhà phê bình phim đã lên tiếng ?oViệt Nam đang chống lại cuộc xâm lăng lần hai của Mỹ?, một cuộc xâm lăng không bằng binh lính và vũ khí mà bằng một thứ nguy hiểm hơn cả vũ khí và bom đạn: đó là văn hóa Mỹ, là CNN, là KFC, là Coca Cola, là Hollywood, và cả tri thức trong những quyển sách kiểu ?oThế giới phẳng? của Friedman. Những thứ này nguy hiểm hơn vì với vũ khí, bom đạn, Mỹ bị phản công, còn những thứ trên lại được ôm ấp, đón nhận, như một loại thời trang của tri thức. Đúng là ngày càng nhiều người được tiếp cận thông tin, nhưng thông tin gì? Nếu internet làm thế giới phẳng ra, sao ta lại phải tốn bao nhiêu công sức để xây dựng tường lửa? Sao thế giới không phẳng theo chiều ngược lại, tức là tiếng Việt làm bá chủ trên internet? Mỹ tràn ngập khắp nơi, một cách tự nhiên, gần như chẳng tốn kém tí xíu nỗ lực nào. Còn ta, muốn đưa tí văn hóa Việt Nam sang Mỹ thì vất vả, mà mang sang được một vở cãi lương, hay một cuộc triển lãm có tranh mấy con trâu cày thì mừng quýnh, báo chí ca ngợi tùm lum. Phẳng là vậy sao?
    Phẳng là gì khi G.W. Bush, trong lần tái tranh cử, cứ hô hào rằng ?osecurity in this land increasingly depends on security in other lands?, và vì thế việc mang quân sang Iraq là hợp lệ, hợp lý, vì ở đó chẳng có an ninh dưới chế độ độc tài Sadam Hussein, và như vậy là ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh ở Mỹ. Mang quân sang Iraq để ?ophẳng hóa? đất nước này, cho dân nước này hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là lý tưởng của Mỹ. Trung Quốc, Việt Nam gộp lại luôn cũng chẳng bao giờ dám tuyên bố kiểu đó. Phẳng là thế giới phụ thuộc lẫn nhau, nhưng Mỹ quy định cách thức của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này. Tôi phụ thuộc vào anh đó, nên anh liệu hồn, không đúng ý tôi là tôi cho phẳng lì luôn!
    Phẳng là gì khi sách dịch từ tiếng Anh sang Việt tràn ngập khắp nơi, từ tiểu thuyết đến phi tiểu thuyết. Trong khi đó, sách dịch từ Việt sang Anh thì có thể đếm được trên đầu ngón tay ở thị trường Mỹ. Phẳng là gì khi các dịch giả ấp ủ giấc mộng đẹp là thật trung thành với bản gốc tiếng Anh, dịch thật đúng nghĩa. Sản phẩm của cách dịch này là một sản phẩm ?olạ hóa? trong tiếng Việt, đan xen những kiểu tư duy, phong cách sáng tác, trào lưu văn hóa Mỹ. Lạ hóa (defamiliarization) sau một thời gian sẽ trở thành quen, thành nếp, và hệ quả là tính thuần khiết (integrity, purity) của ngôn ngữ và văn hóa đích (cụ thể là Việt) bị phá vỡ, phá vụn, và cái mới ra đời hàm chứa yếu tố ngoại bá chủ. Phẳng hóa là quá trình một chiều, giống như tuyết trên núi đổ xuống, bao phủ đất đá bên dưới, làm trắng xóa mọi thứ; chứ không có chiều ngược lại là đất đá leo lên núi bao phủ tuyết! Kẻ đứng trên núi, giống Friedman thì sung sướng la lên ôi ?othế giới phẳng?.
    Có thể Friedman quen ngồi chiếu trên nhìn xuống thấy phẳng, thôi thông cảm. Nhưng sao mấy kẻ ở dưới cũng thích phẳng? Đi đâu ở Việt Nam cũng thấy thế giới phẳng. Bây giờ thế giới phẳng thành diễn ngôn, thành nhận thức. Cứ nói đến hội nhập kinh tế, nói đến Việt Nam gia nhập WTO, nói đến xuất khẩu, nói đến internet, thì lại trích câu ?othế giới phẳng?. Chắc không có tuyết, thấy tuyết nên sung sướng. Trong các flatteners mà Friedman đưa ra, chắc phải thêm một loại flattener nữa. Thế giới phẳng được là cũng nhờ bản thân những kẻ chiếu dưới, sẵn sàng ôm ấp bất kỳ thứ gì vứt từ trên xuống. Nó nói ?ophẳng?, chúng ta đồng thanh ?oỒ, phẳng!?. Nó nói ?osướng?, ta đồng thanh ?oỒ, sướng!?.
    Gần đây được đọc vài bài lý luận phê bình văn học, thấy các giáo sư tiến sỹ coi bộ tham gia khá tích cực vào quá trình phẳng lì hóa thế giới. Mỹ nói về hậu hiện đại (postmodernism) thì ta ôm ấp hậu hiện đại làm chân lý, để rồi phân tích, vạch cho ra các yếu tố hậu hiện đại trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Điều lạ là chẳng ông nào nói cho ra hậu hiện đại là gì, mà sao ở Việt Nam có hậu hiện đại. Việt Nam hiện đại tới đâu mà có hậu hiện đại? Tất cả cũng vì cái thói ôm ấp tri thức của kẻ chiếu trên để hy vọng ta cũng leo lên chiếu trên. Bi kịch ở chỗ chính cái thái độ ôm ấp đó là yếu tố phân biệt kẻ chiếu trên với kẻ chiếu dưới. Ôm ấp nó tức là nằm dưới nó, vì năm trên không ôm, mà là đè! Càng ôm càng thấy vị thế ?onằm dưới? đáng thương.
    Rõ ràng cách thức tiếp nhận tri thức của ta hiện nay hết sức nguy hiểm, kiểu hùa nhau mà tiếp nhận một cách thiếu phán đoán. Vừa học đòi, vừa chảnh chọe khoe chữ. Đọc được một cuốn sách, mà chưa chắc đọc hết, thì khoái chí cho nó là chân lý, là kinh điển, rồi rêu rao khắp nơi. Thế giới phẳng là bi kịch của những nền văn hóa thấp cổ bé họng. Đừng biến thế giới thành phẳng thật bằng cách nói và nghĩ nó phẳng.
  2. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0

    CMT 1: Sẽ có bài "Tại sao EU lại cần European identity?". Bush noi ?osecurity in this land increasingly depends on security in other lands? là nói về quan điểm an ninh mới của Mỹ. Người ta cho rằng có nhiều lines of defense và nước này an ninh hơn nước kia là ở chỗ họ đầy cái "first line of defense" xa đến đâu. Security ở đây được hiểu theo nghĩa "non-tra***ional security".
    CMT 2, reply: Vậy Mỹ an ninh hơn Việt Nam vì Mỹ đẩy "first line of defense" sang đến tận Iraq? Còn VN hay những quốc gia nhỏ bé khác, ngay cả Iraq, thì có first line of defense đến đâu? Cái hình vị "non" trong "non-tra***ional security" phải chăng cũng chính là cái khả năng/quyền năng được đẩy cái line of defense đến nơi mình muốn nó đến? Cái tính cơ động của first line of defense có nằm trong tay kẻ yếu? Phải chăng đây lại là một khái niệm của Mỹ đưa ra?
    CMT 3, reply: À mà đọc lại comment của Hai Dang mới thấy đấy là "quan điểm an ninh mới của Mỹ". Chữ "của Mỹ" mới đáng yêu làm sao! Đúng là thế giới phẳng thật, vì Mỹ đưa ra khái niệm mới là được đón nhận ngay!
    CMT 4: Nội dung thông tin, tri thức truyền tải trên internet và các dạng media đa số đều bắt nguồn từ Mỹ và/hoặc bằng tiếng Anh, nên tất nhiên nó trở thành cái chuẩn để so sánh khi người ta muốn giới thiệu một cái tri thức, thông tin khác, nếu không thì cũng không được "đa số", "the norm" công nhận. Nền kinh tế, quân sự, khoa học và thông tin của Mỹ đứng đầu thế giới nên tự nhiên tạo nên vị trí "chiếu trên", gây sức ép cho các nền kinh tế "chiếu dưới". Lấy ví dụ như trong chiến tranh Iraq, nhiều nước thuộc EU và NATO(nhất là Đông âu) không ủng hộ nhưng cuối cùng vẫn phải gửi quân sang giúp Mỹ vì nếu không Mỹ sẽ gây khó khăn về kinh tế, chính trị. Cho nên nhiều khi "thế giới phẳng" cũng là do bị "chiếu trên" bắt phẳng chứ không hoàn toàn do "chiếu dưới" tự nguyện.
    Tuy nhiên, thế giới cũng không hoàn toàn "phẳng" một chiều, Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thông tin, các nền văn hoá và kinh tế khác. Lấy ví dụ đơn giản như Anime, manga Nhật Bản rất popular ở Mỹ, Toyota đứng đầu lượng xe tiêu thụ ở Mỹ, hầu như trẻ em Mỹ ai cũng owns a Playstation...
    Em không biết ở VN ôm ấp thuyết "thế giới phẳng" như thế nào, nên không dám nói đến vấn đề này ở VN, nhưng nhiều khi being flattened cũng do lý do khách quan chứ không phải do chủ quan.
    P/S: Nếu Má có thể cited trong bài viết của Má về các bài lý luận văn học và các ảnh hưởng của "thế giới phẳng" ở VN thì sẽ more persuading rồi gửi cho mấy báo ở VN để giới "tri thức" ở VN có cái nhìn đầy đủ hơn về "global flattening" :)
    CMT 5, reply: H, it''s not just a voluntary submission to power, but an ill-informed and/or passive reception of knowledge.
    CMT 6: I think "the world is flat", "equality of opportunity" and "every man is created equal" are different expressions of American idealism which, unlike other forms of idealism, enjoy persistent popularity because the US was also thought to have been founded on a whole bunch of ideas, which allows American intellectuals to rationalise facts with principles.
    Good post!!
    CMT 7, reply: To H: Nếu thích đọc các bài phê bình văn học có hậu hiện đại thì em tìm trong website của viện văn học, các bài báo cáo của một hội nghị quốc tế năm 2006. Cách đây một tháng thì các bài này được trưng ra, bây giờ dẹp vô rồi, nhưng nếu search chắc sẽ thấy. Các bài nói về yếu tố hậu hiện đại trong Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Cheers.
    CMT 8: Đúng ! Thế giới không thể nào phẳng được khi vẫn còn kẻ đứng trên cao hát, người ngồi dưới chiếu ngước lên coi !
    CMT 9: thanks for the critical post.
    few critics from me:
    1. about the book: it is a 10 dollar book, written for airport lounge reading, for people have nothing to do other than going to and from toilet, waiting for their next flight.
    Sadly, it is now a rhetoric/ discourse in VN. Again, it sells well, because it has been sold pretty well at airports. Dân mình lại tin như kinh tin kính. ặc.
    1. about Friedman :
    Mr Friedman''s problem is that he has so little to say. Over and over again he makes the same few familiar points: the world is getting smaller, this process seems inexorable, many things are changing, and we should not fear this. Rarely has so much empirical information been collected to so little effect, so it is fluffy.
    When a Harvard professor points him in the direction of Karl Marx ?" who wrote about capitalist globalistion 150 years ago ?" "Flatman" confesses it is "hard to believe" Marx has said it all already."
    so, what''s new ? what''s hot ? what''s useful ? or in its translation into VN, the flattened discourse is simply to show the ability of the reigning/ hegemonic powers to catch up with the world ? and to enforce new governing discourses? to trap people into new ideological fluffy paradigms?
    CMT 10: I agree with Serenity. The world is flat in oppotunities for all. The USA is leading up to make this become true. Now the world is on the way to get the equal for all. We don''t get to the end of it. And ofcouse the world needs a leader ? Can any of the others be ?
    CMT 11: thêm nữa, dân Việt Nam rất thích và tò mò với những tác giả đạt được giải nọ, giải kia. Thế nên các chú cứ nhìn vài giải thưởng của Flatman là tới tấp mua ngay. Với lại, công nghệ PR của các NXB ở Việt Nam bây giờ đáng gờm lắm vì họ có một đội ngũ báo chí hùng hậu ủng hộ mà!
  3. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/11/3B9FC857/
    Vốn tường tận gia cảnh nhà Brit, Ervin còn tiết lộ, công chúa nhạc pop sinh ra trong một gia đình đầy bi kịch. Năm 1966, khi mới 31 tuổi, Emma Jean Spears - bà nội của cô - đã tự sát vì quá đau khổ trước cái chết của con trai.
    Jean Spears có 5 người con. Trong đó, ông Jamie, cha của Britney, được coi là thành đạt nhất. Đứa con xấu số của bà chết khi mới được 3 ngày tuổi. 8 năm sau sự mất mát đó, bà nội của Brit đã nổ một phát súng kết liễu đời mình ngay tại phần mộ của con.
    -------------------------
    Khi mới 31 tuổi, cái bà tên là E J S đã có con, con lớn, con có con tên là B S, rồi con tự tử, rồi bà mới tự tử theo.
    Ối giồi ơi, bà 31 tuổi thì con bà làm sao lại đã có con đc nhỉ.
    Hay mình đọc sai cái gì?
    Rồi cái gì mà 8 năm sau mới tự tử, thế cái năm 1966 ấy là NGAY khi con bà chết, hay là 8 năm sau thế?
    Nếu 8 năm sau cái chết của con trai, năm 1966 bà mới tự tử thì lúc con bà chết, bà mới có 23 tuổi à? Thế người 23t thì làm sao con đã có con đc nhỉ?
    Vất vả quá, đọc vài dòng về Britney Spears mà khổ thế này đây. Lại còn cả số và cả năm vào nữa chứ! Cố đọc, cố nghĩ, cố nhẩm mà rồi lại thành ra thế này.
    ---------------------
    Úi giùi ui, hoá ra là con tra lớn, cái ông k chết ấy, là ba của B S, còn cái cậu con trai chết ấy, là 1 đứa bé sơ sinh. Thế mà làm như ghê gớm lắm: Tự tử NGAY tại mộ chứ! Mà TÁM NĂM SAU chứ, tưởng tự tử LIỀN sau cái chết của đứa bé chứ! Hực hực.
    Anyway, vụ về tuổi của bà mẹ thì khó đoán quá. Bà chết năm 31 tuổi à? Năm đó là năm 1966 à? 8 năm trc đứa bé sơ sinh kia chết à?
    Được Angst sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 28/12/2007
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    [topic]1012983[/topic]
    Khiếp, chửi ác quá.
    Ơ, mà có thật là đây là người mà box từng bàn đến không nhỉ, hay mình lại láu táu bậy bạ?
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ngồi bàn nhảm về cái ngu của thiên hạ, chị nói:
    Năm 2003-Qúy Mùi là năm tốt nên bà con ùn ùn thi nhau đẻ. Tốt ở đâu chưa thấy, bệnh viện phụ sản thì quá tải nên bà mẹ và thai nhi không đc chăm sóc tốt.
    Năm nay 2009 đi học lớp 1 thì trẻ em 2003-Qúy Mùi lại phải chịu cảnh chen chúc. Sĩ số học sinh lớp 1 tăng 15%. Trường chưa kịp cố gắng giảm từ 40 hs/lớp xuống thấp hơn thì đã bay lên thêm vài đứa nữa.

    Thiên hạ đúng là ngu, dù mình có giàu cách mấy nhưng có thứ mình vẫn không mua đc cho nó: môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Con mình nó dù là con nhà giàu nhưng mình chỉ có thể mua cho nó áo đẹp, cho nó ăn ngon chứ mình không thể tự xây 1 bệnh viện xịn cho con dùng, 1 trường xịn cho con học, 1 thành phố đẹp cho con ở, 1 bầu không khí trong lành cho con thở. Tưởng là tí tiền bỏ ra là ổn sao? Nhà nước nghèo đói không đầu tư cho trường học, giáo viên, bệnh viện, bác sĩ, hệ thống đường xá...thì con mình ngồi trên đống tiền vẫn hưởng cái môi trường tệ hại mà thôi.
    Sinh con, tưởng là chọn đc năm tốt, tưởng là mình giàu, là con sẽ sướng. Cái ngu nhất là tưởng MÔI TRƯỜNG là thứ không đáng giá nên bỏ quên nó trong checklist khi quyết định sinh con!

  6. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    http://dantri.com.vn/c135/s702-406177/chet-vi-binh-luan-vien-bong-da.htm#vlistcommentblog
    ?oChết? vì bình luận viên bóng đá
    Vào mùa World Cup theo kiểu của Joe - đó không chỉ là tập trung vào trận thắng - thua, mà Joe dành thời gian để quan sát, lắng nghe phần tường thuật của? bình luận viên. Bài viết mới nhất dưới đây là quan điểm, cách nhìn của cá nhân Joe, xin giới thiệu cùng độc giả.

    Lại một tuần thức đêm xem bóng đá.

    Lại một tuần các anh bình luận viên khiến tôi muốn chạy ra rừng, tìm cây lá ngón, tạm biệt World Cup 2010.

    Trước hết tôi biết nền tảng về lĩnh vực bình luận bóng đá ở VN vẫn đang phát triển. Tôi biết các anh bình luận viên muốn phục vụ người dân tốt nhất có thể. Tôi không muốn trách người ta trước đám đông hoặc phàn nàn một cách thái quá, vô căn cứ. Vấn đề là tôi đã phát điên rồi và như một quả bom bị châm ngòi, tôi không thể không nổ!

    Cứ coi bài này là tôi đang thầm thì với chính tôi đi nhé, các bạn đang nghe trộm.

    Buffering! (đệm)

    Điều làm tôi điên nhất là một số anh bình luận viên hiếm khi nói một câu từ đầu đến cuối mà không dừng lại mấy lần ở giữa. Giật vấp, vấp giật, giống lúc xem clip Youtube bị ?obuffering? liên tục vì internet chậm quá.

    - ?oTrọng tài Howard Webb?(buffering)?đã?(buffering)?rút ra một chiếc thẻ??
    - ?oẮc-yên Rô-bần đã có một?(buffering)?pha bóng ?(buffering)?rất đẹp mắt và?
    - Có lẽ đấy?(buffering)?cũng là một điều?(buffering)?cho thấy rằng?.?

    Nguy hiểm nhất là từ ?ocủa?. Hình như có chút nhầm lẫn giữa dấu chấm và liên từ. Dấu chấm là yêu cầu dừng lại. Liên từ là yêu cầu sang phần câu tiếp theo? liền.

    ?oNhững cú sút xa của... các cầu thủ mặc áo vàng?

    Nghe có vẻ như đến từ ?ocủa? anh bình luận viên trên vẫn chưa biết những ?ocú sút xa? ấy thuộc các cầu thủ mặc áo màu gì: phải dừng lại một lát mới nhớ.

    Nhận ra vụ buffering này một lần là không thể không nhận ra thêm nhiều lần, giống khi đi café với một em xinh đẹp, sau 30 phút bỗng nhận ra em ấy có thói quen bĩu môi, nhận ra xong không thể tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện nữa.

    Nói để nói

    Hơn nữa, một số anh bình luận viên (tôi xin không nói các anh nào, làm việc ở đài gì) có khá nhiều câu ?olười?, không mang lại thông tin bổ ích.

    ?oCác cầu thủ Chile đang đứng trước thử thách rất lớn và? đó cũng là cơ hội thể hiện sự xuất sắc của mình??

    Ai cũng biết Chile đang đứng trước thử thách rất lớn. Ai cũng biết các trận Top 16 là cơ hội thể hiện sự xuất sắc của mình. Thay vì nói ra những điều rõ như ban ngày, tại sao các anh không chuyển những thông tin bổ ích mà khán giả xem truyền hình không thể tự biết được? Một vài thống kê thú vị? Một câu chuyện lịch sử? Bất cứ điều gì cũng được miễn không thuộc loại ?othử thách lớn? và ?ocơ hội thể hiện?.

    ?oKhi đá penalty bên cạnh bản lĩnh? phải có may mắn??

    Thật hả? Tôi cứ tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc giả màu hồng và hai chiếc bugi của xe Honda Dream sản xuất vào năm 1982. Hóa ra chỉ cần thêm may mắn là được!... Lá ngón của tôi đâu?

    ?oĐấy là thẻ vàng thứ ba của Kaka tại World Cup năm HAI-NGÀN-LẺ-MƯỜI?

    Các anh ơi, ?otại World Cup này? được rồi. Không ai nhầm World Cup 2006 đâu.

    Phong phú để phong phú

    Khó chấp nhận hơn bệnh ?onói để nói? trên là bệnh ?ophong phú để phong phú?.

    Đội tuyển Brazil. Các cầu thủ mặc áo vàng. Các chàng trai Samba. Các học trò thầy Dunga. Thôi! Tôi nghĩ một bình luận viên chuyên nghiệp sẽ gọi các cầu thủ Brazil là ?ocác cầu thủ Brazil? từ đầu đến cuối trận (nếu dùng ?onickname? chỉ có vài lần phù hợp, ví dụ Brazil ghi bàn và các cầu thủ đang nhảy Samba thật).

    Trong các bài hát của Trịnh Công Sơn, ông không bắt đầu xưng ?otôi?, rồi chuyển sang ?oanh?, rồi ?omình?, rồi quay lại xưng ?otôi? đâu. Đó là sự phong phú vô nghĩa. Những chỗ cần phong phú thì ông rất phong phú, những chỗ không cần thì ông không - thế mới có điểm nhấn!

    Tôi không muốn các cầu thủ Anh bỗng thành con sư tử, các cầu thủ Đức bỗng thành xe tăng, các cầu thủ Nhật bỗng thành người Samuri, các cầu thủ Hàn Quốc bỗng thành bát kim chi khổng lồ? Tôi cũng không muốn các cầu thủ trưởng thành bỗng thành ?ohọc trò? ngoan ngoãn và tôi quá biết các cầu thủ đang mặc áo màu gì.

    ?oCũng nhiều người??

    ?oCũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng tạo??

    Ai? Những người nào? Bao giờ? Cũng nhiều người nói rằng trái đất phẳng và Hitler bay từ mặt trăng xuống.

    Theo tôi, ?oCũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh đang thiếu sáng tạo? là câu lười. ?oHôm qua Franz Beckenbauer nói rằng đội tuyển Anh đang trở lại với thời chạy và sút? là câu chăm chỉ. Số lượng câu chăm nhỉ nên nhiều hơn.

    Tôi có cảm giác ?ocũng nhiều người nói rằng? dịch từ ngôn ngữ bình luận viên Việt Nam sang? ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông có nghĩa là ?oTôi nghĩ rằng?.

    Sao không nói ?oTôi nghĩ rằng? luôn, rồi giải thích cụ thể vì sao ?otôi? nghĩ như thế?

    Các anh bình luận viên cũng hay lạm dụng từ ?oluôn?. ?oCác cầu thủ Brazil luôn thể hiện tinh thần đồng đội?Các cầu thủ Chile luôn sẵn sàng tấn công?Các cầu thủ Algeria luôn cho thấy yếu kém??.

    Vấn đề là không cầu thủ nào luôn thể hiện, tỏ ra, hoặc cho thấy điều gì hết. ?oThường xuyên? thì có, nhưng ?othường xuyên? vẫn chưa rõ ràng. ?oCác cầu thủ Brazil đã thể hiện tinh thần đồng đội rất cao trong 20 phút đầu của hiệp hai?? là câu rõ ràng hơn nhưng bình luận viên vẫn phải nói thêm: tinh thần đồng đội ấy được thể hiện như thế nào?


    Lỗi tại ai?

    Đó là chưa kể đến cách phát âm tên cầu thủ chưa nổi tiếng (siêu buffering) hoặc những ?ocâu cửa miệng? nói đi nói lại (mà tốt hơn không nói) -?oRất nguy hiểm!?.

    Vậy lỗi tại ai?

    Để có câu trả lời chúng ta phải hiểu vì sao đội tuyển Anh bị loại sớm.

    Đó không phải lỗi tại trọng tài. Đó không phải lỗi tại Fabio Capello. Đó cũng không phải lỗi tại ông trời và số phận. Đó là do các cầu thủ Anh chưa đủ trình độ, bất kể trọng tài, huấn luyện viên, hoặc ông trời là ai. Lưu ý: đó là do các cầu thủ Anh chưa đủ trình độ, không phải ?olỗi tại? các cầu thủ Anh; chưa làm một việc vì chưa khả năng làm không phải là cơ sở để trách mắng.

    Đó là lỗi tại Liên đoàn bóng đá Anh và các đơn vị quản lý đào tạo khác.

    Tây Ban Nha có 750 huấn luyện viên cầm băng loại A của UEFA. Anh chỉ có 150. Hơn nữa, 150 huấn luyện viên người Anh đó, tất cả đều làm ở các câu lạc bộ chuyên nghiệp, tập luyện hàng ngày cùng các cầu thủ trưởng thành. Số 750 huấn luyện viên người Tây Ban Nha loại A, 640 làm ở các trường học bình thường cấp 1 đến cấp 3. Họ dạy các cháu 5 tuổi trở lên cách chơi bóng đá ?othông minh? - chuyển nhanh, nghĩ nhanh, phản xạ nhanh dựa trên nền hiểu biết. Ở Tây Ban Nha các cháu không bị bắt phải tập trên sân lớn (như các cháu ở bên Anh) mà được phát triển khả năng kỹ thuật trên sân nhỏ, chuyện thắng thua không quan trọng.

    ?oNhà máy? đào tạo cầu thủ trẻ bên Anh vẫn có thể sản xuất ra các ngôi sao, nhưng đó là loại ngôi sao bóng đá không trọn vẹn. Vì sao Rooney, Gerrard, và Lampard đá hay cho các câu lạc bộ Manchester United, Liverpool và Chelsea? Đơn giản vì ở các câu lạc bộ đó họ là bộ phận của hệ thống nhập về. Các ngôi sao bóng đá Anh có thể tỏa sáng trong một hệ thống do các cầu thủ và huấn luyện viên nước ngoài tạo nên - nhưng họ không có khả năng tự tạo nên một hệ thống hiệu quả cho nhau.

    Điều đó đòi hỏi loại chất xám đặc biệt phải phát triển từ bé.

    Còn loại chất xám cần thiết để bình luận về bóng đá? Chắc phải đợi đến khi nhà đài và các đơn vị quản lý đào tạo khác coi việc bình luận bóng về đá là nghề nghiệp thực sự, có chương trình đào tạo lâu năm, có đầu tư kỹ thuật (và nghệ thuật!), có tiền lương xứng đáng, có ê-kíp nghiên cứu hỗ trợ, có điều kiện hợp lý (bình luận viên phải có mặt ở sân vận động chứ!)? thì mới có thể bỏ hàng rào điện quanh các cây lá ngón trong rừng.
    *****​
    Có 2 bình luận đáng chú ý:
    BL1: 133 - Bùi Thanh Bình - Nam - 29 tuổi - Từ Hà Nội - 09:10 02-07-2010
    Bài này không hay lắm anh Dâu ạ, tôi hiểu rằng tiếng Việt của anh rất tốt nhưng tôi nghĩ một buổi bình luận bóng đá trực tiếp không giống một buổi phỏng vấn truyền hình nên yêu cầu về tính chính xác cũng khác nhau. Hơn nữa, nó chỉ góp phần làm tăng tính hấp dẫn đối với người xem (tạo âm thanh để gây chú ý chẳng hạn), những thông tin khác về trận đấu, đội tuyển, huấn luyện viên thì các bác khán giả có thể tham khảo qua các báo (trong khi "làm" cốc cà phê buổi sáng, các cổng internet ( "tranh thủ" trong lúc ở văn phòng mà sếp đi họp). Tái bút: "Tôi cứ tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc giả màu hồng và hai chiếc bugi của xe Honda Dream sản xuất vào năm 1982",câu này tối nghĩa không hiểu nổi và năm 1982 làm gì đã có Dream.
    BL2: Mình tình không ra vì nhiều quá, nhưng đại ý là chê "tự nhiên đoạn cuối viết linh tinh lạc đề sang chuyện đào tạo cầu thủ ở Anh và TBN nên thành ra bài viết quá tệ."
    Bình luận lại 2 bình luận này: Trình độ đọc hiểu tiếng Việt quá kém!

Chia sẻ trang này