1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta tạm thời rời đề tài để làm việc với cái ví dụ khá thú vị sau. Bạn hãy đọc từng đoạn, dừng lại sau mỗi đoạn và trả lời 2 câu hỏi: bạn nghĩ gì về nàng? Bạn nghĩ gì về chàng? Sau khi đã trả lời thì mới đọc tiếp.
    Một cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH cặp với một anh chàng 22 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH. Sau khi tốt nghiệp, anh chàng đi làm và trở thành kỹ thuật viên một công ty điện lạnh. Còn cô gái tiếp tục du học. Năm 27 tuổi, cô gái bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ và nhận việc làm tại Hoa Kỳ. Cô muốn bảo lãnh người yêu mình sang Mỹ. Nhưng anh kỹ thuật viên, vẫn là kỹ thuật viên nhưng tăng được 2 bậc lương sau nhiều năm làm việc không muốn rời quê hương. Câu hỏi ở đây, liệu người con gái đã có đầy đủ danh dự, bằng cấp, của cải sẽ đánh giá thế nào người yêu của mình? Liệu cô ấy có đánh giá thấp anh ấy không? Liệu cô gái có nên chọn cho mình một người con trai khác chăng?
    Câu trả lời có thể là có, có thể là không. Nếu là có, thì tại sao? Nếu lý do là vì anh chàng kia học vấn thấp, nghề nghiệp bèo nhèo, mô phỏng gần như theo của đề bài thì nghe có lẽ cũng hợp lý. Hợp lý đúng không bạn, khi hai người sau thời gian xa cách nay trình độ khác biệt, hiểu biết khác biệt, danh vọng tiền tài khác biệt, nói chung mọi thứ không còn gì chung ngoài quá khứ. Nhưng nếu bạn là người đã trả lời có, bạn sẽ nghĩ sao sau khi đọc dòng này:
    Người con trai từ chối với lý do anh đưa ra là anh cần ở lại chăm sóc mẹ đã già yếu. Người mẹ cũng đã yếu sức, không tiện việc di chuyển xa.
    Bây giờ thì sao? Bạn lại thay đổi quan điểm ư? Bạn lại nghĩ rằng người con gái không những không nên đánh giá thấp chàng trai mà còn cần tôn trọng, hiểu cho hoàn cảnh của anh. Bạn nghĩ rằng, cô gái có thể chia tay cũng được nhưng cô gái không thể đánh giá thấp người con trai ấy. Bạn cũng cho rằng nếu cô gái còn yêu anh, thì cô gái nên làm gì đó phụ giúp anh nuôi dưỡng mẹ già. Bạn có đồng ý với ý nghĩ trên không? Bạn đọc tiếp dòng sau nhé:
    Người mẹ của anh thật sự yếu sức và anh cần chăm sóc bà. Nhưng hơn hết cái tự ái trong lòng một người đàn ông không cho phép anh chấp nhận đề nghị của người yêu. Anh không muốn sống với tiền của vợ nơi xứ người, nơi anh phải bắt đầu lại từ đầu. Anh muốn cô chứng minh rằng nếu cô yêu anh thì cô có thể từ bỏ vinh quang nơi đất Mỹ trở về với anh. Nếu cô chỉ là một người ích kỷ, đi theo vinh quang của mình thì anh đàng chấp nhận và cầu chúc cô hạnh phúc nơi đất khách quê người.
    Bây giờ suy nghĩ của bạn ra sao? Lại đảo ngược đúng không? Bạn đang xoay ra chê trách sự ích kỷ của người con trai, đúng chứ? Ủa, sao ngộ vậy cà, bạn có ngạc nhiên không khi mà chỉ sau 3 đoạn văn mà sự đánh giá của bạn lại thay đổi liên tục vậy. Bạn có thấy ngạc nhiên không? Bạn không ngạc nhiên à, ồ không sao, bạn nói là tại vì FW thêm thắt tình tiết nên nó mới thế. Bạn bảo là nếu FW nói thẳng tuột từ lúc đầu thì mọi chuyện đã khác. Ừm, bạn có lý, có lý lắm. Nếu mà mình đưa tất cả chi tiết ra lúc đầu thì mình đã không làm bạn quay vòng vòng rồi.

  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Bây giờ là lời kết của FW. Sở dĩ FW xây dựng một tình huống như vậy để bạn thấy rằng, mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta đều dựa trên thông tin đầu vào. Mọi suy nghĩ, quyết định của chúng ta đều bị biến đổi, nếu thông tin đầu vào thay đổi. Cuộc sống có khi nào cho ta trọn vẹn thông tin để quyết định đâu chứ.
    Hơn nữa bạn là người ngoài, bạn có được cảm xúc của người đang yêu không? Bạn nghĩ là có vì bạn đã từng yêu à. Bạn nhầm rồi, bạn đã từng yêu, nhưng người yêu của bạn không phải là người yêu của cô gái kia, cô gái kia cũng không phải là bạn và bạn cũng thể hiểu được tâm trạng, suy nghĩ cụ thể của các nhân vật. Nói thẳng ra, bạn nghĩ bạn hiểu, bạn cho rằng bạn biết nhưng thực tế bạn chẳng biết gì cả. Nói như vậy để bạn hiểu rằng những gì bạn cho rằng là ?zgiá trị tiềm năng?o thực tế chỉ tồn tại chủ quan trong bạn mà thôi. Tiềm năng rồi cũng chỉ mãi là tiềm năng nếu không được khai thác.
    Những người trên 18 tuổi là những người không chỉ trưởng thành theo luật pháp mà còn trường thành trong cuộc sống chính mình. Trưởng thành tức là biết tự chịu trách nhiệm. Con người chỉ trưởng thành khi đã vấp ngã. Quan niệm Á Đông lâu nay luôn ?zbao cấp?o, dọn sẵn những con đường tốt nhất cho người khác, con cái, bạn bè, thân nhân.... FW không muốn phê phán quan niệm trên nhưng rõ ràng quan niệm ấy thật sự thiếu đi một chuyện: nó quá nhiều ngoại lực khiến người kia không còn nội lực hoặc người kia bị lừa dối về đánh giá nội lực của mình. Quan niệm của FW là: khi đứa trẻ vấp ngã vì mặt đường gồ ghề, bạn hãy đỡ nó dậy, dỗ nó nín khóc và khuyến khích nó tự bước tiếp. Nhưng xin đừng san phẳng mặt đường để đứa trẻ không bao giờ ngã nữa.
    Trở lại chuyện tư vấn tình cảm, FW tuy không hiểu biết nhiều nhưng cũng đã từng kinh nghiệm tí ít trong giúp đỡ bạn bè và nhận thấy rằng, sẽ thật sự là không đúng nếu bạn khiến người trong cuộc đi theo suy nghĩ của mình. Điều đúng đắn là bạn chỉ có thể khơi dậy những gì người trong cuộc đang suy nghĩ, đang đắn đo và bạn giúp họ có tự tin để tự quyết định mà thôi. Do đó, đừng nên tiếc cho người khác. Hãy để sự tiếc nuối đó cho họ và dành lại sự tiếc nuối của mình cho chính bản thân mình.

  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Bình đẳng trong hôn nhân
    Mọi người đấu tranh cho quyền phụ nữ rầm rộ. Người ta cũng đã bắt đầu nghĩ đến đấu tranh cho sự bình đẳng trong hôn nhân rồi sao? Ồ, các bạn có biết chuyện gì mà FW tức cười nhất tại Đức không? Đó là sao người ta đi biểu tình nhiều quá. Chuyện gì cũng biểu tình. Người ta cũng đấu tranh quá nhiều cho những quyền lợi quá nhỏ nhặt. Ngay trong một công ty mà người ta cũng gửi giấy, đề nghị nhân viên ký tên yêu cầu làm phòng nghỉ nhân viên rộng ra. Mà mỗi nhân viên chỉ có mặt ngồi nghỉ một mình trong cái phòng ấy 30p mỗi ngày chứ nhiều nhặn gì. Cái gì cũng đấu tranh, cái gì cũng đòi quyền lợi. Có một thực tế tức cười là người ta đấu tranh cho những quyền lợi nhỏ bé để đổi lại chấp nhận bị bắt nạt khi những tên ?zto đầu?o cắt bớt trợ cấp, tăng thuế, cắt lương hưu, giảm bảo hiểm... Đấu tranh như thế có được gì?!
    Trở lại vấn đề bình đẳng trong hôn nhân. Angie cho rằng một người đàn ông dạn dày chọn một cô gái ?znai vàng ngơ ngác?o, mà cô gái này có ?zgiá trị?o tiềm năng (giỏi giang) cao hơn so với cô tự đánh giá. Sự sai lầm này là do sự thiếu kinh nghiệm của cô gái. Viết lại như vậy không biết có đúng ý Angie không? Nếu đúng rồi thì FW có một vài điểm cần xem xét.
    Vấn đề số không, là vấn đề về giá trị tiềm năng. Mời bạn đọc lại phần trên, đoạn thứ 7 nói về Assessment Center. Không có thước đo gì đánh giá con người được. Tiếp theo....
    Thứ nhất liệu người đàn ông chọn cô gái vì mục đích gì? Ông ấy muốn lợi dụng cô hay yêu cô thật sự. Nếu yêu cô thật sự thì tuổi tác, sự già dặn nào có nói lên điều gì. Ông hoàng bóng đá Đức Franz Backenbauer, 60 tuổi, vừa làm đám cưới tuần trước với một cô 42 tuổi. Cả hai đều có nghề nghiệp ổn định, tài sản đầy đủ. Đấy, người ta chênh nhau gần 20 tuổi. Bạn của FW đang yêu say đắm một anh chàng hơn mình 10 tuổi. Và anh chàng kia cũng rất yêu nàng, gọi điện mỗi ngày. Một lần nữa, bạn lại mắc lỗi thông tin thiếu đầy đủ, bạn không thể xác định được mối quan hệ giữa họ là yêu đương thật sự hay chỉ là lợi dụng.
    Thứ nhì, cô gái có thật sự ?znai vàng ngơ ngác?o. Nhận xét của FW là những con nai thật thường khoác lên mình lớp áo sói già cô độc để tự vệ và những con cáo già thường khoác lên mình những chiếc áo nai tơ. Tuy non tuổi, ít kinh nghiệm sống, nhưng FW không tin cô gái kia thật sự ?znai?o. Đằng sau cái ?znai?o ấy có thể là việc muốn tìm một nơi nương tựa tốt ở một người đàn ông bản lĩnh. Đằng sau cái ?znai?o ấy là một ý tưởng nhờ những nguồn lực sẵn có của người yêu bản lĩnh để đánh thức và phát triển những giá trị tiềm năng của mình. Đằng sau cái ?znai?o ấy có thể còn là một âm mưu, đôi khi cũng ở dạng tiềm năng nào nữa, có trời biết được. Nếu thực sự là những gì FW nghi ngờ thì xin hỏi cái bất bình đẳng ở đây có chuyển dấu như bất đăng thức không? Do vậy, một lần nữa bạn lại thiếu thông tin.
    Thứ ba, cứ cho rằng người đàn ông thật sự có ý lợi dụng và cô gái thật sự nai tơ và cô cũng giỏi giang. Bây giờ chúng ta xét xem những hậu quả trực tiếp gì có thể xảy ra với cô: mất tài sản, bị phụ tình, thất tình, không còn trinh trắng, có con....

  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Mất tài sản: hy vọng cô không yêu một tên trộm cướp hạng bét hay một tên đào mỏ hạng chót. Nếu phải và cô bị mất tài sản. Thật sự là đau túi, nhưng tiền mất còn có thể kiếm lại được.
    Bị phụ tình: đau lắm khi thấy người đàn ông mình yêu chạy theo những người phụ nữ khác. Nhưng có đáng gì tiếc nuối. Nếu ban đầu mình đã nhất quyết không chịu týp người ?zđa thê?o, anh cũng biết điều đó mà anh cứ làm thì anh ta chẳng đáng giá chút nào. Nhớ thương làm gì những người đàn ông không biết kiềm chế bản thân, không biết nghĩ đến người mình yêu. Nếu anh ta ích kỷ yêu thương cái thú dục vọng của mình. Hãy để anh ta chút vinh dự được làm Đoàn Chính Thuần, một kẻ đa tình, chứ đẩy anh ta xuống làm một kẻ ăn vụng hèn nhát như Thúc Sinh thì càng đau lòng. Nói gì đi nữa thì chịu đựng một thời gian, nỗi đau sẽ qua đi và cuộc đời lại trở nên ý nghĩa với những gì vui vẻ đang tới.
    Bị thất tình: anh ấy không yêu cô gái nữa và nói lời chia tay. Đau lòng. Nhưng dù sao thì một lần vấp ngã cũng đáng mang lại cho cô gái một bài học tốt.
    Không còn trinh trắng: nhìn lại đồng hồ giùm. Thời đại ngày nay mà còn nghĩ đến chuyện trinh trắng sao? Những anh chàng mù quáng với chuyện trinh trắng này thật cũng chẳng khá hơn anh chàng vừa bỏ đi là bao. Nói thẳng, đừng nên chơi với khủng bố, có ngày rước bom về nhà nổ chết bất tử.
    Có con: hậu quả lớn nhất. Một sinh linh sẽ ra đời. Nếu bạn không muốn dấu vết của kẻ phụ bạc lưu lại như thế này, bạn có thể nhờ y học. Dù sao, một bào thai 3 tháng vẫn chưa thể gọi là người. Nếu bạn muốn bảo vệ một sinh linh nhỏ bé, bạn hãy làm hết mình vì con. Đứa bé sẽ là nguồn sống và mang lại cho bạn rất rất nhiều sức sống. Đừng nghĩ một đứa con sẽ cản trở bạn đi tìm một hạnh phúc mới. Những người đàn ông tốt luôn hiểu cho người phụ nữ có con và yêu họ nhiều hơn. Khi đó, hạnh phúc của bạn không những không bị cản trở mà còn hạnh phúc gấp nhiều lần.
    Tóm lại, mỗi lần vấp ngã là mỗi lần đứng dậy và học được nhiều điều hay lẽ phải, bớt đi cái nông nổi. Cô gái không có gì lo ngại cả, đời người 80 năm, có bao nhiêu người được nếm cái mùi truân chuyên. Có bất hạnh nhiều mới thấy hạnh phúc nhiều.

  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Tình yêu đầu thường là thiếu sáng suốt
    Cái này thì FW ủng hộ. Tình yêu đầu thường gắn liền với tuổi trẻ, vốn bồng bột, nông nổi. Tình yêu đầu cũng khiến người ta nhìn đời hồng quá mức, nhất là với các cô gái. Nhưng rõ ràng cái này không đúng toàn bộ. Đối với những người đã lăn lộn nếm mùi đời rồi thì cho dù yêu đầu họ cũng rất biết suy nghĩ. Một ngoại lệ khác là những người thường đọc báo, biết rút kinh nghiệm của người khác làm bài học cho mình. Những người như vậy dần dần cũng tạo được cho mình một bản lĩnh khi bản thân bước vào tình yêu.

  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    @Angie: Thiệt là tỉ giỏi thiệt, công đầu khiến mọi người tốn nhiều neuron này thuộc về tỉ đó. Chỉ có kimi là vẫn lười, không chịu tốn neuron vô mấy cái đề tài này. Hì hì.. Dù sao thì tỉ cũng đã trân mình chịu nhiều búa rìu nhiều rồi, tặng tỉ cái 3 thứ này: Chúc tỉ tỉ 3 điều: Chúc tỉ tỉ vui vẻ trong những ngày, tháng tới! Chúc tỉ tỉ không nghĩ đến những chuyện không vui nữa và bớt nhìn đời tiêu cực đi! Chúc tỉ tỉ có sức khỏe mà viết thêm nhiều bài "móc quai" tiếp!
    @Sow: Tiếp thu ý kiến, FW post ra nhiều phần, sow có thể không đọc những phần dây dưa, chọn đọc phần nào sow quan tâm và quote lại dễ dàng. Không biết như vậy sow đã có thể đọc được chưa? Ừm, cái vụ đánh số là để cho dễ đọc, nếu sow không quen thì không đánh số nữa. Vui vẻ nhé.
    @kp: Cám ơn kp đã tham gia bàn luận. FW viết xong bài rồi đấy, kp có gì "trăn trối"? Đúng như sow nhận xét, kp viết đọc nghe "hình sự" quá!
    @kimi: Sao dạo này kimi hiền vậy, không vào đây móc giò Angie? FW thấy mấy bài viết của Angie có nhiều chỗ đáng móc giò lắm mà!
    @all: ...... thanks a lot ......

  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    @Sow: Hiểu kô sai với chưa đúng có gì khác biệt hả sow? Hmm... về vụ con ruột với con nuôi thì sow vẫn chưa hiểu ý kp rồi. Mà thôi cũng kô cần, vì kp kô có ý định bàn luận nhiều về vấn đề đó. Đến con mình sau này chưa chắc kp đã chăm, nói chi là con nuôi.
    @FW: Công nhận FW ở Đức nên viết bài phong cách khác hẳn, pro quá, chia ra luận đề luận điểm dẫn chứng đàng hoàng.
    Hmm... có điều vì thế nên nó dài quá, thật sự hơi khó mà trao đổi ở từng luận điểm nhỏ, vì cái này lại liên quan đến cái kia. Kp tạm nhận xét tổng quát bằng cảm nhận chủ quan.
    + Về phần con nuôilập gia đình, những lý luận của FW chủ yếu là quan niệm truyền thống của văn hóa Á Đông. Tuy nhiên sau 10 năm nữa, khi VN càng ngày càng mở cửa, y học càng ngày càng tiến bộ, thì với 1 bộ phận cư dân đô thị - mà chúng ta là đại diện - thì có thể những lý luận ấy sẽ mất dần chỗ đứng. VD như ở Tây phương phụ nữ sau 30 tuổi mới có con là chuyện bình thường, và việc phụ nữ độc thân ở phương Tây kô phải là hiếm. FW cũng đã đồng ý điểm này.
    Dĩ nhiên kp kô xét tới các cô gái thôn quê, vì đơn giản đó kô phải là xã hội của chúng ta.
    Ngoài ra về vấn đề lập gia đình FW có dùng 1 số giả thuyết, như về từng giai đoạn phát triển của 1 cô gái. Hà... vì là giả thuyết nên cũng khó mà nói gì được, và vì kp cũng kô rành tâm lý phụ nữ.
    + Về phần sau, FW khiến kp hơi bất ngờ.
    Có cảm giác như FW kô nhất quán trong cách lý luận. Tỷ như FW đưa ra 1 câu chuyện về 1 couple, sau đó kết luận là suy nghĩ hành động của con người tùy thuộc vào lượng thông tin họ có [theo như kp hiểu thì FW cảm thấy kô nên phán xét vội vã]; nhưng ngay lập tức ở phần sau, khi lý giải cho bình đẳng trong hôn nhân, FW đã vô tình phân tích theo ý kiến chủ quan về những hậu quả có thể xảy ra với 1 cô gái khi lập gia đình.
    Dĩ nhiên trong khoa học cần phải đặt giả thiết để suy luận, nhưng đây là điểm khác biệt trong quan niệm của kp về lĩnh vực xã hội học (kp kô thích từ khoa học xã hội vì cho rằng xã hội kô thể có khoa học).
    Tại sao? Quan điểm trước giờ của kp là kô phán xét 1 việc nếu như mình kô ở trong hoàn cảnh đó.
    Ngay như những lý luận của FW và Sow về cái gọi là tình mẫu tử thiêng liêng cũng nặng về tính truyền thống nên dẫn tới việc bị khái niệm / công thức / lý tưởng hóa.
    Kp có 1 cô bạn, vẫn hay nghe cô ấy than rằng ''Mẹ em ghét em''. Kp lúc đó chỉ đành cười trừ và an ủi ''Mẹ nào mà kô thương con'' nhưng thật sự qua những câu chuyện cô ấy kể, kp tin rằng cô ấy nói đúng, hay chí ít là bà mẹ đó kô được tâm lí. Nói gì thì nói, kết quả vẫn là cô bạn đó cảm thấy mình bị ghét bỏ!
    Ngay như bản thân kp, nếu như mọi người còn nhớ kp từng viết ở 1 topic khác, rằng hồi nhỏ kp hay bị mẹ mắng nếu học kô tốt, và thường bị đem ra so sánh với bạn bè. Kp cũng hiểu đó là cách khích tướng, nhưng nhiều lúc cũng hơi phân vân là mẹ thực sự muốn mình tốt hay còn vì sự ganh tỵ vô thức với những bà mẹ khác có con cái giỏi giang hơn con mình. Hà... nếu theo quan điểm truyền thống thì cách nghĩ kp rõ là bất hiếu.
    + Những quan điểm của Angie dĩ nhiên kô phải hoàn toàn khách quan, vẫn có chỗ phiến diện, nhưng chủ yếu bị phản đối vì nó đi ngược lại quan điểm truyền thống. Riêng kp lại thích đọc bài của Angie về những quan niệm xã hội hơn bài của FW cũng vì lý do này. Cũng có thể vì trong mình kp tiềm ẩn sự phản kháng ngấm ngầm đối với truyền thống, với xã hội.
    Kiến giải của Angie phải thừa nhận là có chỗ độc đáo của nó. Dĩ nhiên độc đáo chưa hẳn đã đúng, đã hay, nhưng vẫn có chỗ khiến người ta phải suy nghĩ. Và đôi lúc cảm thấy nó có lý!
    + Phần FW nói sơ về Nho giáo có chỗ kô đồng ý, nhưng để khi khác!



  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Nói chi 10 năm, bà chị Angie chẳng phải đã có quan niệm Âu hóa rồi sao. Những quan niệm mà FW bảo vệ hôm nay thật sự đã mất chỗ đứng lâu rồi. Đối với lý luận logic mà nói, FW có thể đảo ngược vấn đề bảo vệ quan điểm của Angie một cách hợp lý và logic. Và bản thân FW cũng cho rằng, cuộc sống tương lai của FW sẽ có thể theo hướng mà Angie đã nói đến. Sở dĩ FW vẫn bảo vệ cho quan điểm truyền thống trên vì FW nhận thấy nó là thuận theo tự nhiên. Tự nhiên đã tạo ra phụ nữ với những tính chất như vậy. Chống lại tự nhiên cũng có nghĩa phải nhờ đến y học và phải trả giá. Mà trả giá bằng cái gì chứ trả giá bằng tuổi trẻ, bằng sức khỏe của mình thì thật là đắt quá. Công việc như một quả banh cao su, thẩy xuống đất rồi nó lại nảy lên, tình cảm, sức khỏe, tuổi tác như những quả banh thủy tinh, đã rơi rồi nó sẽ vỡ tan.
    Hôm qua FW có trao đổi với ông chú về vấn đề này (con nuôi và lấy chồng) và nhận được một ý kiến cũng đáng suy nghĩ. Ổng cho rằng trong cư dân thành thị đến một mức phát triển nào đấy sẽ xuất hiện một nhóm người sống tự do, độc lập, không bị ràng buộc bởi dư luận xã hội. Do vậy, việc có chồng hay không có chồng không còn quan trọng, những nhu cầu sinh lý, tình cảm đôi lứa được giải quyết theo lối sống Lebenspartnerschaft, nhu cầu tình cảm mẹ con được giải quyết theo hướng quan hệ để lấy một đứa con rồi nuôi. Chuyện con nuôi theo ý ổng vẫn là chuyện khó xảy ra một khi người phụ nữ có và còn khả năng sinh đẻ. Về vấn đề con nuôi, ổng cho rằng với những gia đình không có con thì đứa con nuôi vẫn được đối xử như con ruột. Sự khác biệt giữa con nuôi và con ruột không lớn lắm. Nói chung, cái thực tế ấy tại Đức này chẳng ai xa lạ gì, có xa lạ chăng thì chỉ còn ở thôn quê VN thôi, chứ còn ở SG thì đã là chuyện bình thường.
    Ý tưởng của Kp làm FW nghĩ đến bộ phim The Island, về anh chàng thân chủ giàu có sống cô độc trong một căn nhà rộng mênh mông. Tuy nhiên phải nhận xét là đứng trên quan điểm xã hội học, những điều như vậy đã khiến xã hội trả giá. Dân số giảm, những giá trị và mối quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống không tồn tại nữa. Việc một gia đình làm bánh đem biếu hàng xóm chỉ còn là chuyện cổ tích. Những giá trị gia đình sẽ ngày càng phai nhạt. Sức mạnh quần chúng sẽ bị xé lẻ vì quyền lợi cá nhân.
    Đứng trên mặt tự nhiên, con người là động vật sống theo quần thể và xã hội, việc xé lẻ như vậy với phần còn lại thế giới sẽ đem lại sự cô độc, yếu thế khi có rắc rối. Hình tượng một tí, lâu nay người ta vẫn nghĩ rằng chó sói sống cô độc. Thực tế chó sói vẫn sống theo đàn. Những gì chúng ta đang nói đến là đúng với một xã hội pháp trị, nơi luật pháp can thiệp khi có rắc rối. Kp nghĩ gì với xã hội VN, nơi đôi khi một tiếng ho của người hàng xóm có thể khiến bọn trộm run bắn, còn chuyện gọi điện cho công quyền thì chỉ nhận được lời hứa? Đó là một điều kiện tồn tại cho lối sống mà những quan hệ cộng đồng ngày càng suy giảm. Chẳng phải ngày xưa người ta sống theo cộng đồng là để chống lại thú dữ, chống lại kẻ thù, thuận lợi hơn cho việc tìm thức ăn, canh tác... hay sao. Nếu như ngày nay xã hội đã tách bạch chuyện cơm ăn, áo mặc là chuyên môn của công ty, bảo vệ xã hội là trách nhiệm của cảnh sát, nhà ở, mua sắm, nhu cầu tiêu thụ được giải quyết gọn lẹ bằng tiền bạc, thì rõ ràng những mối quan hệ cộng đồng nơi sinh sống trở nên thừa thãi và sẽ thui chột.
    Tóm lại thì FW đồng ý với kp là lối sống trên sẽ dần phổ biến ở SG, nơi mọi người đủ năng lực để xây một bức tường rào bê tông để bảo vệ căn nhà 2-3 tầng, nơi mà thu nhập người dân phụ thuộc vào chuyện kinh doanh, đi làm của họ hơn là phụ thuộc vào chuyện xóm làng xung quanh. Nhưng mà như FW từng nói, so ra với xã hội VN thì nhóm những người như vậy chỉ là số ít hay gọi là ngoại lệ. Đã là ngoại lệ tất phải trả giá để được ngoại lệ. Trả cho ai? Trả cho chính cái xã hội mình đang sống. Trả như thế nào? Trả bằng những xung đột tâm lý, tư tưởng. Kp nên nhớ, xã hội là tập thể của nhiều người, chúng ta là một phần của xã hội thì tất nhiên phải chấp nhận những quy luật, quy định của nó. Nếu muốn chống đối, ắt phải trả giá. Muốn tránh đối đầu thì hoặc ta tìm được một môi trường xã hội phù hợp hơn, hoặc cải tạo xã hội ấy.
    Nêu ví dụ khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Những khu đô thị mới ấy dành cho ai? Chính là dành cho những thiểu số mà kp và FW đang đề cập đến. Ở đấy có đầy đủ tính chất tiêu biểu cho xã hội mà chúng ta đang nghĩ đến. Nhưng hãy nghĩ xem, khu Nam Sài Gòn được xây dựng cách xa các khu dân cư truyền thống của Sài Gòn, cách xa dư luận xã hội truyền thống, cách xa những mối quan hệ xóm giềng truyền thống để tạo nên cho mình một cộng đồng mới trong một cái xã hội cũ. Nói chung, những khu đô thị mới với cái giá ngất ngưỡng là những pháo đài của những người có tư tưởng không giống cái tư tưởng chung. Lịch sử nước Mỹ chẳng phải cũng bắt nguồn tương tự sao?
    Tuy nhiên đâu đó trên báo Tuổi Trẻ, có lần FW đọc được ý tưởng này: những người thượng lưu, trung lưu chạy khỏi khu dân cư đông, ngộp để tìm đến vùng đất mới thoải mái hơn.(vd: Nam Sài Gòn). Họ bỏ lại sau lưng những khu đô thị cũ nhếch nhác, ngột ngạt đầy người dân lao động. Tại nơi ở mới, nhu cầu của họ lại tạo công ăn việc làm mới cho những cư dân lao động (vd: phải lập chợ cho khu Nam Sài Gòn, và người bán trong chợ là cư dân lao động). Dần dần, cư dân lao động đổ xô về vùng đất mới vì ở đấy họ có việc làm, có thu nhập (vd: vùng dân cư quận 8 và cùng dân cư xung quanh Nam Sài Gòn). Vì lối sống của người dân lao động không được tươm tất và đủ điều kiện để tươm tất như những người quý phái nên môi trường sống khu đô thị lại trở nên ngột ngạt. Những người có tiền lại ra đi tìm một mảnh đất mới thoáng đãng hơn, để lại mảnh đất cũ nhếch nhác, ngột ngạt.

    FW cũng không rành, mà Angie với sow không chịu đọc cho ý kiến. Nay FW post lại để các bạn nữ đọc và cho ý kiến giùm:

    Đầu tiên là FW cũng đồng ý là không phán xét khi ở trong hoàn cảnh đó. Lý do thì cũng đưa ra rồi, là vì thiếu thông tin.
    Trở lại phần Bình đẳng trong hôn nhân. Cấu trúc phần này FW chia làm 3 ý nhỏ. Cái ý số 0 thì không nói làm gì, nó liên quan đến phương thức nhận xét và đánh giá con người. Quan điểm của FW là những thứ này không tin cậy lắm, nhưng có thể dùng được, tùy theo nền văn hóa và hoàn cảnh. Ý thứ nhất và thứ hai là FW phê bình lỗi thiếu thông tin khi đánh giá người đàn ông và người phụ nữ. FW nghĩ Kp không có ý kiến với 2 cái này mà là với cái ý thứ ba, những hậu quả khi cô gái bị lường gạt. Ở lý lẽ thứ ba này, FW chấp nhận toàn bộ giả thiết của Angie và xem xét hậu quả sẽ diễn ra thế nào. Với giả thiết của Angie, là rất xấu và tiêu cực, thì kết quả của mối tình ở trường hợp xấu nhất ra như vậy theo FW là hợp lý, dù theo văn hóa phương Đông hay phương Tây. Nói theo scenario planing thì đây gọi là phân tích worst case. Lẽ dĩ nhiên FW đã áp đặt ý chí của mình để ra kết quả trên, nhưng nếu không như thế thì làm sao mà phân tích worst case bây giờ?! Và kết quả của worse case theo kp thấy là cũng không đến nỗi tồi.
    Ừm gọi là xã hội học đúng nhất, nhưng gọi là khoa học xã hội cũng không phải sai đâu kp. Chí ít khoa học là khái niệm chỉ những kiến thức được hệ thống và chứng minh trong thực nghiệm là chính xác. Tuy không thực hiện thí nghiệm được tất cả, nhưng có rất nhiều hiện tượng trong cuộc sống lập đi lập lại theo một quy luật nhất định. Việc giải thích và chứng minh thành công những quy luật trên cũng có thể xem tương tự như việc làm của khoa học tự nhiên thôi. Vấn đề này kp có thể đọc thêm trong phần tranh luận của Bùi Văn Nam Sơn và Duy Hải về phylosophie of sciences. Search trên google, hình như nằm trong một tạp chí online tên là thoidai hay tuduy gì đấy.

    Cái này chính xác. Thứ nhất, quan niệm trên là sự thật, thường xuyên hiện hữu. Ví dụ kp đưa ra là cá biệt. Mỗi cái cá biệt đều có cách lý giải riêng, không theo chuẩn mực. Thứ nhì, FW đang bảo vệ quan điểm này mà. Rõ ràng là nếu không bảo vệ quan điểm thì thôi, chứ nếu bảo vệ quan điểm ấy thì phải dùng những lý lẽ hợp lý chứ, có điều nhiều người dùng quá đâm ra nó thành nhàm chán.

  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    Fw cũng gặp nhiều người gặp vấn đề tương tự rồi. Về chuyyejn cô bạn: thứ nhất, có nhiều hiểu lầm giữa mẹ và con, nhiều mâu thuẫn cũng sẽ từ ấy nảy sinh. Vấn đề nằm ở chỗ người mẹ không tâm lý, cố chấp theo ý nghĩ của mình, không hiểu và chịu hiểu con cái. Lâu dần thấy con cái bướng bỉnh không nghe theo nên quan hệ mẹ con ngày càng tệ và chuyện ghét bỏ không phải là không có trong thực tế. Đó là lỗi của những bà mẹ thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu suy nghĩ. Tuy nhiên nếu cô gái có suy nghĩ thì chắc cô cũng hiểu được và biết cách công phá sự cứng ngắc chai sạn của mẹ cô. Dù sao lỗi lớn vẫn thuộc về người mẹ. Chuyện kp: ấy là mẹ kp dùng phép hơi quá tay. Đôi khi các bậc phụ huynh hay dùng quá liều những chiêu thức quen thuộc gây bất bình cho con trẻ, lỗi là ở phụ huynh. Nhưng nói chung, tình cảm là thứ mà kp có thể cảm nhận được, vẫn còn đó tình cảm mẹ con ấy chứ. Nếu không thì kp đâu nhắc đến mẹ mình trân trọng như vầy.

    Ồ Angie có những ý tưởng nổi loạn thú vị lắm. Hơn nữa FW cũng tìm được đâu đó bản thân mình trong những ý tưởng của Angie vì đã nhiều lần FW cũng nghĩ như thế (khác tí là lấy vợ chứ không phải lấy chồng và có con hay không nên có con thay vì nhận con nuôi!!) Ừm, đôi khi một phút nổi loạn để cuộc sống bớt nhàm chán và tinh thần cân bằng thì cũng tốt. Đọc lý lẽ của Fw chắc chán như con gián nhỉ, chẳng có gì nổi loạn mà cứ thấy toàn bị gò ép trong cái khung ý tưởng.

    Cái này FW cũng quan tâm lâu rồi nhưng tiếc không có nhiều thời gian để đi sâu. Rất muốn nghe kp nói về đề tài này
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Làm sao để cải tạo xã hộitránh được đối đầu hả FW? Kp tin là thế hệ của Angie và bọn mình hiện nay kô ít người phản kháng, nhưng 1 là họ tìm 1 môi trường xã hội khác, 2 là họ phải từ bỏ ý định phản kháng.
    Kp có 1 thằng bạn, con 1. Nó cứ than là nhiều khi bị mẹ nó quản lý chặt quá. Kp bảo nó là mày cứ phản kháng cho tao, bả chỉ có mình mày, thử coi bả có dám bỏ mày kô.
    Hay như có 1 nhỏ bạn, nó than ba mẹ nó muốn nó về quê làm việc + chống lầy, kô muốn nó tiếp tục ở tp vừa học vừa làm. Dĩ nhiên nó vẫn phải nhận tiếp tế từ tay ông bà già. Kp bảo nó bà cứ ở lì ở tp đừng về xem ba mẹ bà làm gì, nếu mà kô phát lương thì bảo con túng quá sẽ phải đi làm gái bao, thử coi có phát lương kô thì biết liền.
    Hà... dĩ nhiên mấy đứa bạn của kp sẽ kô làm theo cách của kp. Nhưng 1 khi dùng lý lẽ giải thích mà vẫn kô lay chuyển được truyền thống thì phải trực tiếp đối đầu thôi. Dĩ nhiên là phải linh hoạt, đừng làm quá mức, vừa đánh vừa xoa, và phải đánh ngay điểm yếu của truyền thống.
    --------

    Về cái khu đô thị Nam Sài Gòn thì ai ham thì ham chứ kp thì chả ham chút nào. Vì có cái quái gì đâu, chả có gì thuận tiện, giả sử 11h đêm mà đói thì chắc chỉ còn nước mì gói. Trừ phi có cái đoạn bôi vàng.
    Nhận định của báo Tuổi Trẻ là chính xác. Tuy nhiên đô thị cũ có nhếch nhác, ngột ngạt hay kô còn tùy thuộc vào việc giải bài toán quy hoạch thế nào. Khu Manhattan ngột ngạt thật nhưng ai dám bảo nó nhếch nhác? Dĩ nhiên tầng lớp nhà giàu có tiền thì sẽ chạy ra khu Brooklyn. Vì Manhattan thì đắt quá, mà Queens thì dành cho dân lao động, chủ yếu nghèo, còn Bronx là khu Africain American. Có lẽ sau này SG sẽ như thế. Wait and see!
    ------
    Về chuyện của bạn kp và chính kp:
    + Bạn kp: Rõ ràng kô cần biết bản chất bà mẹ có thương con hay kô nhưng kết quả thì nhãn tiền là đứa con cảm thấy mình bị ghét bỏ. Dĩ nhiên chúng ta có thể dùng đạo đức truyền thống để giải thích an ủi nhưng nếu 1 người ngày nào cũng gặp phải chuyện mẹ mình đối xử với mình bất công (theo quan điểm của họ) thì họ có chịu nghe những lời rao giảng đó kô? Mẹ Tăng Sâm tuy tin con mình kô giết người nhưng đến người thứ 3 nói thì còn có thể kô tin sao?
    Đến đây kp lại quay trở lại 1 vấn đề khá tương đồng với sự khác biệt giữa Angie và sow, và kp nghiêng về Angie: Cha mẹ sinh con ra thì phải có trách nhiệm thấu hiểu nó, sao lại bắt nó phải công phá sự cứng ngắc của cha mẹ? Nó làm gì có quyền chọn lựa cho nó những người cha mẹ kô cứng ngắc đâu kia chứ?
    + Về bản thân kp: FW nghĩ như thế nào nếu kp mặt dày mày dạn tuyên bố mẹ kp đã may mắn khi có 1 thằng con biết suy nghĩ, khoáng đạt kô thù dai như kp, chứ gặp phải đứa khác thì nó đã ghét mẹ nó từ lâu rồi? Sự trân trọng kp dành cho mẹ mình bắt nguồn từ nhiều thứ chứ kô phải chỉ có chuyện này. Cái tốt vẫn nhiều hơn cái kô tốt. Và bản thân kp cũng đã biết cách đối phó với những chuyện này từ lâu, cái gì kô đáng giữ trong đầu thì cho nó đi từ tai này qua tai kia. Nhưng mặt dày mày dạn thêm 1 lần nữa, có phải ai cũng có cái tài như kp đâu?

Chia sẻ trang này