1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc thảo luận Cafe Bàn Tròn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Quên trả lời câu này. Phí BH (được gọi là Premium) sẽ cover cả claim cost, acquisition cost, operating expenses và profit. Thông thường, cty BH sẽ ước tính sales volume để spread fixed cost. Số tiền Premium này sẽ được đem đi đầu tư để thu lời
    Và đối với những rủi ro mà xác suất xảy ra cao thì cty BH lại tăng Premium lên chóng mặt (cho người ta khỏi mua luôn )
    Nhưng có một điều phải công nhận là những người viết nên các policy cho BH cũng như định ra mức Premium là những chuyên gia Tài chính cực kỳ giỏi
  2. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Ui em-bé ơi, chẳng lẽ ta lại khen qua khen lại thế này? Chúng nó đánh hội đồng thì mình chết! Nhưng mà đúng là bài em-bé viết Angie thấy rất hay: súc tích, dễ nhìn (chẳng như thằng Wing kia! Nó hay lý luận tràng giang đại hải à...)
    Dù có học Bảo hiểm, Angie gần như không nắm vững vấn đề này nên không thể tóm tắt rõ như em-bé được. Đọc bài em-bé, Angie nghĩ chắc mình đã hiểu lại 50% những gì đuợc học về Bảo hiểm sau chỉ hơn 2 phút! Tuyệt vời!
    Nhân tiện về Bảo hiểm, Angie đi gửi EMS mấy thứ giấy tờ và táy máy tìm đọc về Mức bảo hiểm thì thấy là với kiện hàng của Angie, nếu họ làm mất, họ sẽ phải bồi thường khoảng 10.000 đồng (mức TRỌNG LƯỢNG nhẹ nhất.)
    Thử tưởng tượng nếu đó là CMND, Hộ khẩu hay Giấy chủ quyền nhà hay mấy thứ quan trọng như vậy thì sao? VND 10000 liệu có là sự "bảo hiểm" tương xứng chăng?
    Angie hỏi thêm là "tôi muốn bảo hiểm mức cao hơn" thì được cho biết là có dạng bồi thường 1% của giá trị giấy tờ với các giấy tờ khai giá được.
    1%? Thậm chí 10 000% cũng không bù đắp được tổn thất đó, chứ đừng nói 10 000. Vậy, trong tình huống hết sức cần thiết đến cái sự bảo hiểm, cái Angie sẽ chỉ nhận được là "hòan lại giá trị tiền cước gửi"?

    Đúng là giao trứng cho ác mà! Lũ bưu điện xem tài liệu giấy tờ ngang giá với ve chai cân ký!
    Wing, Wing đã thấy Wing sung sướng vì có thể bảo hiểm cho một số thứ chưa?
  3. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Em-be có thể cắt nghĩa thêm tại sao Saving product thì lãi suất cao hơn ngân hàng được không? Nếu vậy thì mua bảo hiểm sướng hơn nhỉ.
    Ví dụ một loại bảo hiểm cho trẻ nhỏ mà người quen của Kimi mua như sau: mỗi tháng đóng mấy trăm ngàn gì đó. Nếu cha đứa bé qua đời thì đứa bé sẽ nhận ngay 40 triệu. Còn đến năm nó 18 tuổi mà cha nó vẫn sống khoẻ thì nó vẫn nhận được 40 triệu. Loại này có phải là Saving product không?
  4. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái bảo hiểm này tính ra cũng lý thú đấy chứ nhỉ! Hồi trước đến giờ thật sự sow cũng ko hiểu rõ cơ chế cho lắm. Nhưng sow xem phim, thấy ở nước ngoài, dù nhà có cháy ra tro, hay là tivi, dàn máy, v.v... bị đập bể họ vẫn... tỉnh queo, trong khi nếu ở VN mà như vậy chắc... ngất xỉu. Sow hỏi thì được giải thích là vì họ có mua bảo hiểm. Bảo hiểm mỗi tháng phải đóng rất nhiều (nhiều loại) nhưng được lợi thế là như vậy. Sow thấy hay ghê! Nhưng mà nói chung cũng ko hiểu lắm. Còn ở VN sao sow ko thấy loại bảo hiểm "thần kì" như thế, chứ nếu có, mai mốt có con chắc sow cũng phải mua bảo hiểm cho... đồ đạc, lỡ nó có phá tanh banh cũng ko đến nỗi "ngất lên xỉu xuống", hahaha
    Sow thấy cái này giống protection product hơn. Chứ nếu ko hổng lẽ mua 1 năm với mua 18 năm đều lãnh "trọn gói" như nhau???
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ui, không ngờ hàng này đắt khách dữ, có đầy đủ anh hào! FW mạn phép đóng góp ý kiến phụ họa thêm về cái "bảo hiểm".
    Angie viết: "GIÁ TRỊ của bảo hiểm chỉ xuất hiện khi RỦI RO xảy ra,"
    Đương nhiên giá trị của bảo hiểm là khi có rủi ro và sản phẩm của bảo hiểm gắn liền với rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề FW đề cập ở đây không chỉ đơn thuần là giá trị của bảo hiểm theo cách nhìn của nhà bảo hiểm mà là theo tâm lý và cách nhìn của người đóng bảo hiểm. Phải công nhận nhà bảo hiểm tính toán rất logic và sòng phẳng nhưng thực tế có một số yếu tố tâm lý trực quan của người mua không được tính đến trong sản phẩm bảo hiểm. Yếu tố tâm lý ở đây chính là sự rủi ro cá nhân.
    Trước khi đề cập đến chuyện tâm lý người mua, FW muốn nói qua về cách mà cty bảo hiểm kiếm tiền. Cơ bản là nhà bảo hiểm tính phí dựa trên những thống kê và kiếm tiền trên những người sợ rủi ro (risk adverse). Ngoài những người sợ rủi ro còn có những người không sợ rủi ro (risk neutral) và những người thích rủi ro (risk friendly). Một người không sợ rủi ro là người trên lý thuyết chấp nhận giá trị của rủi ro tương ứng với nhà bảo hiểm. Một người sợ rủi ro thì ngược lại thấy giá trị của rủi ro cao hơn so với nhà bảo hiểm. Còn nhà bảo hiểm thì nhìn thấy giá trị rủi ro (actuarial fair premium hay fair price) thông qua con số thống kê.
    Hệ quả, có 2 điểm yếu trong lý thuyết này. Thứ nhất, nhà bảo hiểm chỉ nhìn thấy những con số thống kê đại diện cho số đông, không nhìn thấy giá trị rủi ro cá nhân thật sự. Thứ nhì, người mua sản phẩm bảo hiểm phải là người sợ rủi ro. Những điều đó có nghĩa là gì? Hệ quả thứ nhất, những điều đó có nghĩa là nhà bảo hiểm sẽ tìm cách nâng phí bảo hiểm (premium) cao hơn giá trị rủi ro hòng san sẻ (compensate) những rủi ro do thống kê sai gây ra, gọi chung là phụ thu an toàn (FW không rõ tiếng Anh, tiếng Đức là Sicherheitszuschlag = extra safety charge). Đây là một loại phí tính chung cho tất cả người mua bảo hiểm, khác với loại phụ thu an toàn cá nhân (indiviual). Tức là, người mua bảo hiểm luôn luôn trả cao hơn so với mức trung bình theo thống kê (chưa kể các phí dịch vụ). Đó là hệ quả thứ nhất.
    Hệ quả thứ nhì, vì sản phẩm bảo hiểm được thiết kế theo số liệu thống kê nên sẽ không có một sản phẩm bảo hiểm nào vừa khít yêu cầu và rủi ro của từng người mua. Nếu FW là người mỗi ngày chỉ ra đường đi bộ đến trạm xe bus đến trường học, sau khi học xong thì đi xe bus về nhà thì rủi ro FW bị tai nạn là cực thấp so với chuyện FW tự lái một chiếc xe đi học mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu FW mua bảo hiểm tai nạn, thì dù tự lái xe hay đi xe bus FW đều trả mức phí như nhau. Tính theo ý nghĩa kinh tế, người mua bảo hiểm phải trả không đúng với giá trị thực của rủi ro. Chính vì vậy mà chỉ có người sợ rủi ro mới mua bảo hiểm vì họ nhìn thấy giá trị rủi ro cao hơn so với giá trị thực. Lẽ dĩ nhiên bạn có thể lý luận rằng sẽ có người có mức rủi ro cao hơn sẽ được hưởng lời, nhưng hãng bảo hiểm rất khôn ngoan ràng buộc người mua bằng những điều lệ bảo hiểm rất chặt chẽ cho phép nhà bảo hiểm từ chối những rủi ro quá mức bằng giá trị bảo hiểm tối đa (fixed sum assured), bằng cách nâng giá bảo hiểm, như em-be viết: "Và đối với những rủi ro mà xác suất xảy ra cao thì cty BH lại tăng Premium lên chóng mặt (cho người ta khỏi mua luôn)". Hơn nữa, công ty bảo hiểm luôn bảo lưu (reserve) quyền tăng giá. Nếu như công ty chịu lỗ vì một dòng sản phẩm bị tính sai phí bảo hiểm thực tế (fair price), công ty sẽ lập tức nâng giá. Nói tóm lại, người mua bảo hiểm không có quyền hạ giá sản phẩm, phải mua sản phẩm cao hơn giá trị thực còn công ty bảo hiểm có đầy đủ "dụng cụ" (tools) để khống chế mức lời lỗ.
    Vấn đề thứ ba là vấn đề tâm lý. Trong quan hệ mua bán với công ty bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ xuất hiện tâm lý rằng mình đang "chơi với kẻ mạnh". "Kẻ mạnh" ở đây mạnh ở chỗ hắn có quyền tăng giá, hắn ràng buộc người mua bằng điều lệ bảo hiểm in sẵn, hắn có đội ngũ luật sư và cố vấn kinh tế hùng hậu. Chơi với kẻ mạnh có nghĩa là nếu không có vấn đề gì thì thôi, nếu có tranh chấp thì người tiêu dùng khó có khả năng kiện cáo thành công mà không muốn tốn kém. Ở những nước phát triển, tâm lý này đôi khi ít căng thẳng khi người dân được hưởng hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí của chính phủ, người dân có sự trợ giúp của Bộ bảo vệ người tiêu dùng, người dân có cơ quan phụ trách Bảo hiểm riêng biệt của chính phủ kiểm tra gắt gao những sản phẩm và chính sách (kể cả nội bộ) của công ty bảo hiểm. Nhưng ở nước chúng ta, việc bảo vệ người tiêu dùng chưa được chú trọng và người tiêu dùng vẫn tồn tại tâm lý trên. Tâm lý "chơi với kẻ mạnh" khiến người mua ít hứng thú cho dù có nhu cầu thật sự.
    Trở lại với phần mở đầu về tâm lý người mua, cái FW muốn đề cập là sản phẩm của bảo hiểm là vô hình và trừu tượng. Khi nào có rủi ro? Không biết! Mức độ rủi ro ra sao? Không biết! Hãy so sánh với ngân hàng: Khi nào nhận tiền? Khi tiền gửi đáo hạn. Mức độ bao nhiêu? Tiền gửi x lãi suất x thời gian gửi. Đấy chính là cái FW muốn nói. Cái sản phẩm của bảo hiểm quá trừu tượng, người mua không hình dung được nó đáng giá bao nhiêu. Có thể FW sẽ té cầu thang nhưng cũng chỉ bị trầy tay kèm theo hoảng hồn một tí. Bảo hiểm chẳng trả tiền cho một vết trầy! Vậy đó, bỏ tiền ra hằng tháng mà chẳng thấy được sản phẩm đó có lợi bao nhiêu, giúp ích gì, nếu tiêu tiền như vậy rõ ràng là không thoải mái. Lẽ dĩ nhiên bạn có thể lý luận, nếu FW ngã gẫy tay thì bảo hiểm trả tiền cho. Ừm, nhưng nếu FW là một người đi đứng cả năm mới té cầu thang 1 lần, thậm chí 2 năm té 1 lần và từ trước tới nay (hai mươi mấy năm!!) chỉ bị té trầy tay chứ chưa gãy cái xương nào cả thì liệu có bao nhiêu xác suất FW sẽ té cầu thang và bị gãy tay? Hơn nữa, nếu giả dụ FW bị té chấn thương nặng hơn thì bảo hiểm cũng chỉ trả một khoản tiền max đã fixed trong hợp đồng và nói thẳng là không đáng giá so với chấn thương của FW. Nếu FW sống được tới 80 tuổi, FW nghĩ khản năng té cầu thang một lần bị gãy tay không quá 3 lần. 80 năm * 12 tháng = 960 tháng, 3/960 = 0,003125. Thử hỏi bỏ tiền ra mua một cái ?obảo hiểm rủi ro? cho một tỉ lệ vài phần nghìn rủi ro như vậy có đáng không khi mà FW phải trả tiền bảo hiểm ít nhất 40 năm sống = 480 tháng? Xét theo quan điểm của FW là không đáng.
    Trở lại trường hợp của FW bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe mới được đi học và ở Đức, giống như học sinh đi học ở VN phải mua bảo hiểm học đường vậy. Trong nhiều năm ở Đức FW chỉ bị cảm vặt vài lần, chưa một lần đến bác sĩ làm gì. Vậy mà mỗi tháng phải trả một khoản tiền tương đương ¼ tiền nhà cho bảo hiểm sức khỏe. Không mua không được, bị bắt buộc mua, thế mới tức gì đâu là tức!! Có người bảo, một lần đi cấp cứu bệnh viện tốn cả nghìn euro, đóng bảo hiểm như vậy là rẻ lắm rồi. Ừm, nhưng mà FW đóng bảo hiểm trong bấy nhiêu năm ở Đức đã thừa tiền cho một lần cấp cứu rồi mà xác suất để FW cấp cứu ở tuổi hai mươi mấy này là cực thấp, may ra sẽ tăng lên ở tuổi 40. Nếu FW gửi tiền ấy trong ngân hàng bây giờ đã có tiền lời. Tiền phải cực khổ đi làm mới có chứ không phải giấy rác mà bảo hiểm nó cứ đương nhiên trừ hằng tháng trong tài khoản! Argh, không gì khó chịu bằng bắt buộc phải mua cái mình không muốn!
    Angie viết: ?oWing lấy vợ, sinh 4 con, thì tự dưng lo một ngày RỦI có chiện gì xảy ra thì vợ con mình khổ, nên phải LO XA. Còn, sống một mình thì cứ ăn hết đi!?
    Nói như vậy FW không phải phủ nhận toàn bộ ý nghĩa của bảo hiểm là lo xa. Với rủi ro chết bất đắc kỳ tử để lại vợ con thì đúng là khó khăn thật. Chính vì vậy mà những người làm bảo hiểm đều biết là bán bảo hiểm cho người độc thân cực khó. Phần lớn những người có gia đình mới ?obị? risk adverse. Lý giải đơn giản. Cái lợi ích hưởng tiền của bảo hiểm không còn do một người chịu mà lợi ích bây giờ được nhân lên 5 lần (1 vợ + 4 con = 5 mạng người ấy tớ mới lo, còn mạng tớ một mình tớ tự lo bằng tiền tiết kiệm không cần bảo hiểm lo!). Chính vì người mua bảo hiểm phải chịu trách nhiệm cho người thân nên anh ta mới cảm thấy risk adverse dẫn tới mua bảo hiểm. Một đối tượng khác thường mua bảo hiểm là phụ nữ vì 3 nguyên nhân. Thứ nhất, rủi ro ở phụ nữ cao hơn so với nam giới vì phụ nữ ngoài chuyện mắc những bệnh như nam giới còn có kinh nguyệt, sinh sản, bệnh phụ khoa vốn dễ khiến cơ thể nhiễm trùng, bệnh tật. Thứ nhì, phụ nữ sống lâu hơn nam giới xấp xỉ 10 năm, sống càng lâu rủi ro càng cao, nhất là khi về già lắm bệnh hơn lúc trẻ. Thứ ba, vì tâm lý phụ nữ thường hay lo xa (do có con, do bản năng làm mẹ?). Chính vì vậy mà phụ nữ có nhiều tâm lý risk adverse hơn.
    Thực tế mà nói, bảo hiểm chẳng khác nào một trò chơi may rủi mà trong đó nhà bảo hiểm nắm chắc phần thắng trên bình diện thống kê. Đối với từng cá nhân một, trò chơi may rủi này có giá trị riêng. Có thể là 50/50 với ?omột người bình thường? (đặt trong ngoặc kép vì người bình thườn này hiểu theo quan điểm nhà bảo hiểm, một mẫu người tiêu chuẩn dùng để tính fair value). Cũng có thể 30/70 đối với người khỏe mạnh. Cũng có thể là 70/30 đối với người có rủi ro cao. Tỉ lệ vàng của ngành bảo hiểm là: Số tiền chi ra cho rủi ro (loss) + Chi phí (expenses) / Số phí bảo hiểm thu vào (premium) là dưới 100%, tốt nhất là 80-90%. (combined ratio = loss ratio + expense ratio) Tức là công ty sẽ có lợi nhuận tương ứng 10% đến 20% số tiền thu vào mỗi năm. Tuy vậy ngành bảo hiểm Mỹ năm vừa rồi công bố tỉ lệ này là 96,5% cho nửa năm đầu 2006, nửa năm đầu 2005 tỉ lệ này là 105,8%. Điều này chứng minh là các công ty bảo hiểm Mỹ đang qua thời kỳ khó khăn.
    Tại sao công ty bảo hiểm giàu sụ, đó là vì số tiền hắn thu vào luôn đều đều, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác.. Số hợp đồng bị hủy (cancelled, storno) thông thường rất thấp, vài % trên tổng số hợp đồng. Trong đó hủy nhiều nhất là số hợp đồng mới ký. Sau 2-3 năm tỉ lệ này giảm hẳn. Kế tiếp, tiền của bảo hiểm không phải là tiền của bản thân công ty mà là của khách hàng. Nói gì thì nói, các công ty bảo hiểm không làm cho ta giàu nhanh nhưng nó giúp ta giàu dài dài!!
    Angie viết: ? À, chị mở chủ đề lần cuối để trả lời câu hỏi của Wing: Angie nghĩ bản chất của cái sự bảo hiểm là tốt, còn vụ chia % cho đại lý quá cao là không tốt! (Thì tại Angie chưa làm đại lý, chắc làm rồi thì lại nói khác đi, hê hê!)?
    Về tỉ lệ chia chác giữa bảo hiểm và đại lý được tính là phần nghìn, khoảng 2-3 phần nghìn mỗi hợp đồng (tại Đức). Tức nếu hợp đồng ký dự định 30 năm, được 300 triệu thì đại lý hưởng 600 000 đồng tiền hoa hồng (2 phần nghìn). Công ty trả trước 400k đồng, nếu hợp đồng trả được một ít năm bị hủy thì đại lý phải trả lại một phần hoa hồng.
    Lấy ví dụ hợp đồng như kimi nói, mỗi tháng anh bạn trả ví dụ 200k, mỗi năm 2,4 triệu. Với lãi suất 5% mỗi năm, tính lũy tiến, ta được sau 18 năm là 70,89 triệu. Đấy là FW chỉ tính đơn giản, rất đơn giản với lãi suất thấp. Trên thực tế nền kinh tế VN phát triển mạnh trên 7% mỗi năm, khả năng có lãi suất 15, 20% là chuyện không ngoài tầm tay. Đó là lý do đơn giản tại sao các công ty bảo hiểm rất giàu. Vốn càng lớn, lợi nhuận từ các dự án càng cao.
    Nói chung, FW tuy không rành ở VN nhưng nếu từ Đức mà suy ngược lại thì FW cho rằng, nếu Angie làm đại lý bảo hiểm bán mỗi tuần 2 cái hợp đồng nhân thọ thì bảo đảm cuối tháng kiếm không dưới 8 triệu bỏ túi.

  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Em-be viết: ?oĐặc điểm hoạt động của bảo hiểm thì có mấy cái key sau:
    - Rất thông dụng với một số lượng lớn người (vd như BH nhân thọ, bảo hiểm xe...)
    - Mất mát ko phải tới mức cực kỳ trầm trọng
    - Rủi ro phải là bất định (nếu certain thì mấy cty BH đố mà dám hoạt động)
    - Và cuối cùng, rất quan trọng là các mất mát này cái tính toán ra tiền được?

    Còn thiếu một đặc điểm:
    - Rủi ro không thể do đầu cơ mà ra (not speculative) Cái này là phân biệt với rủi ro tài chính khi giá thị trường chứng khoán lên xuống. Bảo hiểm tài chính không thuộc về công ty bảo hiểm, nó là nghiệp vụ của ngân hàng.
    Đặc điểm mất mát không cực kỳ trầm trọng chỉ đúng với fundamental risks như bảo hiểm lò phản ứng hạt nhân, bảo hiểm hiệu ứng nóng lên toàn cầu, bảo hiểm núi lửa phun? Trước đây bảo hiểm không gian cũng thuộc loại này nhưng bây giờ không còn nữa.
    BH thì có 2 loại Phi nhân thọ (general insurance) và Nhân thọ (life insurance).
    -Phi Nhân thọ về personal line thì có BH nhà cửa, xe cộ, du lịch, tai nạn. Về commercial line thì có đất đai, nhà xưởng, công nợ, compensation cho NV?
    -Nhân thọ thì có 3 product line là
    ***Protection (chết, bệnh tật, mất khả năng làm việc, mất sức do già yếu?)
    ***Saving (để dành cho về hưu, trả học phí?)
    ***Providing as income (về hưu thì lãnh lương hưu ?" khác với ở trên nhe)
    Wing nói BH thì không lời bằng gởi tiền Ngân hàng thì không đúng, vì nó sẽ tùy thuộc vào Product mà Wing mua. Protection product thì lãi suất sẽ thấp hơn Ngân hàng nhưng Saving product thì lãi suất cao hơn NH và có thể xem như một khoản đầu tư

    Phi nhân thọ có lẽ nên gọi là non-life. Về phi nhân thọ có bảo hiểm công nghiệp, thương mại và bảo hiểm tài sản cá nhân. Ngoài ra còn có bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm tài chính về bản chất không thuộc nghiệp vụ công ty bảo hiểm.
    Nhân thọ có nhiều hơn 3 loại.
    - Loại risk insurance (ma em-be gọi là protection). Đây đơn giản chỉ là bảo hiểm bệnh tật, chết, tai nạn không có savings.
    - Loại risk + savings insurance. Đây là loại có savings. Phần savings hoạt động như ngân hàng.
    - Loại annuity insurance: (loại em-be goi là providing as income) Tương đương bảo hiểm lương hưu của bảo hiểm xã hội. Đơn thuần là tiết kiệm dưỡng già.
    - Loại Dread-Disease (còn gọi là disability). Bảo hiểm khi mất sức hoặc tàn tật, chủ yếu là trả tiền thu nhập bị mất. Trong này chia 2 loại, loại dành cho nhân viên làm công ăn lương và loại dành cho người kinh doanh tự do. Thực tế còn một loại nữa đặc biệt dành cho nghệ sĩ như ca sĩ bị mất giọng, cầu thủ bị gãy chân hay người mẫu bị phỏng.
    - Bảo hiểm trẻ em: là loại như kimi nói, bản chất là risk+saving nhưng lại có điểm đặc biệt là đối tượng bảo hiểm mở rộng ra cho người mua bảo hiểm.
    .... và còn nữa ví dụ như bảo hiểm Tontin ? nhưng nói chung người ta chỉ cần phân biệt như vậy là được phần lớn rồi.
    Quên trả lời câu này. Phí BH (được gọi là Premium) sẽ cover cả claim cost, acquisition cost, operating expenses và profit. Thông thường, cty BH sẽ ước tính sales volume để spread fixed cost. Số tiền Premium này sẽ được đem đi đầu tư để thu lời
    Phí bảo hiểm bao gồm:
    1- Phí rủi ro (actuarial fair premium)
    2- Phí rủi ro cá nhân (extra indiviual risk charge)
    3- Phụ thu an toàn ( extra safety charge)
    4- Hoa hồng đại lý (commission)
    5- Phí quản lý (administrative expenses)
    6- Tiết kiệm (savings)
    7- Lợi nhuận (profit)
    8- Thuế (tax)
    Trên thực tế, cái gọi là fixed costs chỉ là administrative expenses. Để tính theo em-be nói, công ty thông thường theo dõi sổ sách kế toán để ước lượng expenses. Những expenses này thường được tính chung tổng quát cho cả công ty và cho các dòng sản phẩm.
    Nhưng có một điều phải công nhận là những người viết nên các policy cho BH cũng như định ra mức Premium là những chuyên gia Tài chính cực kỳ giỏi.
    Đó là nhà toán học chứ không phải chuyên gia tài chính. Nếu xét về mặt tài chính thì họ cũng là nhà toán học về toán bảo hiểm. Trong ngành bảo hiểm, người ta gọi họ là actuar phải được đào tạo căn cơ, hình như học cái này ở Anh mất gần 6 năm. Lương của họ cao ngút trời, tại Đức họ không chịu lãnh đạo của tổng giám đốc mà chịu chỉ đạo của hội đồng quản trị. Tuy vậy, mỗi công ty loại trung bình cũng chỉ cần một hai người. Công ty lớn thì cần nhiều hơn nhưng cũng chẳng bao nhiêu so với số luật sư, nhân viên điều hành, nhân viên kinh doanh....
    Nhân tiện về Bảo hiểm, Angie đi gửi EMS mấy thứ giấy tờ và táy máy tìm đọc về Mức bảo hiểm thì thấy là với kiện hàng của Angie, nếu họ làm mất, họ sẽ phải bồi thường khoảng 10.000 đồng (mức TRỌNG LƯỢNG nhẹ nhất.)
    Thử tưởng tượng nếu đó là CMND, Hộ khẩu hay Giấy chủ quyền nhà hay mấy thứ quan trọng như vậy thì sao? VND 10000 liệu có là sự "bảo hiểm" tương xứng chăng?
    Angie hỏi thêm là "tôi muốn bảo hiểm mức cao hơn" thì được cho biết là có dạng bồi thường 1% của giá trị giấy tờ với các giấy tờ khai giá được.
    1%? Thậm chí 10 000% cũng không bù đắp được tổn thất đó, chứ đừng nói 10 000. Vậy, trong tình huống hết sức cần thiết đến cái sự bảo hiểm, cái Angie sẽ chỉ nhận được là "hòan lại giá trị tiền cước gửi"?

    Hì hì, vậy Angie xác định giá của cái CMND là bao nhiêu? 10 000 hay 100 000? Cái khó là ngoài giá trị vật chất là một tờ giấy ép plastic nó còn cái giá nữa gọi là giá trị phi vật chất ví dụ như thời gian làm lại, sự nhiêu khê, giấy tờ? Tiếc là những cái loss này không mearsureable được. Và nếu có ai đó chịu bảo hiểm cho những cái loss này thì chắc chắc giá bảo hiểm sẽ khá cao. Đến lúc đó Angie còn chịu mua không?!
    Kimi viết: ?zEm-be có thể cắt nghĩa thêm tại sao Saving product thì lãi suất cao hơn ngân hàng được không? Nếu vậy thì mua bảo hiểm sướng hơn nhỉ.
    Ví dụ một loại bảo hiểm cho trẻ nhỏ mà người quen của Kimi mua như sau: mỗi tháng đóng mấy trăm ngàn gì đó. Nếu cha đứa bé qua đời thì đứa bé sẽ nhận ngay 40 triệu. Còn đến năm nó 18 tuổi mà cha nó vẫn sống khoẻ thì nó vẫn nhận được 40 triệu. Loại này có phải là Saving product không??

    Sở dĩ savings của bảo hiểm đôi khi có lãi suất cao hơn ngân hàng là vì tiền gửi khách hàng liên tục, đều đặn trong một thời gian dài (10-20 năm), sự dao động trong tiền thu vào (income) của bảo hiểm ít hơn so với ngân hàng (không có bảo hiểm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Vốn liên tục, ít dao động, thời gian gửi dài hạn tới chục năm, đó là niềm mơ ước của các ngân hàng mà bảo hiểm có. Bảo hiểm tận dụng điều này đầu tư vào những dự án kéo chôn vốn lâu nhưng lợi nhuận lớn và kéo dài như bất động sản (siêu thị, cửa hàng, cao ốc, cầu cống, sân bay?), vào trái phiếu chính phủ (thường có lãi suất tương đối cao hơn ngân hàng nhưng thời hạn lâu), vào cổ phiếu của các công ty top ten. Dù vậy, trong thế giới bảo hiểm cũng như ngân hàng, tối kỵ là đầu tư vào những dự án nhiều lợi nhuận nhưng nhiều rủi ro như chứng khoán, trợ giúp kinh doanh (business angles)?
    Loại bảo hiểm mà Kimi đề cập là bảo hiểm risk + savings. Trong phí bảo hiểm có một phần risk và một phần savings mà như lúc nãy FW có tính thử, nếu savings mỗi tháng là 200k, lãi suất bèo nhất 5% thì sau 18 năm cũng thu được gần 71 triệu. Theo ví dụ của Kimi, nếu cha đứa trẻ sống khỏe thì giá trị cuối của savings là 40 triệu. Nếu cha nó có mệnh hệ gì nó sẽ được nhận nhiều hơn, ví dụ 85 triệu thì phần 45 triệu dôi ra là phần rủi ro (risk). Tuy nhiên có một điều cần hiểu rõ và tránh hiểu lầm là liệu hợp đồng cần phải tiếp tục cho đến năm đứa trẻ 18 tuổi hay không ? Cho dù cha nó không có khả năng chi trả tiếp. Nghĩa là phải có một người khác đứng ra đóng bảo hiểm tiếp tục hay không? Nếu hợp đồng bị hủy giữa chừng vì cha đứa trẻ không thể tiếp tục do tai nạn hoặc chết thì đứa trẻ chỉ nhận được 45 triệu tiền bảo hiểm cho cha mình + số savings đã đóng cho đến lúc hợp đồng bị hủy. Ví dụ, khi đó savings chỉ được 20 triệu thì tiền đứa trẻ nhận được là 65 triệu. Loại bảo hiểm này là một dạng bảo hiểm đặc biệt có một đối tượng được bảo hiểm nhưng lại có phần sản phẩm gắn với rủi ro người đóng bảo hiểm. Nếu kimi đã có ý định để dành tiền cho con mình thì có thể tham khảo sản phẩm của Prudential Phú-Thành tài hoặc AIA- An Trí Thành Tài.
    Nhắc đến tên các sản phẩm bảo hiểm, nghe rất là tức cười. Toàn chữ Hán-Việt. Chẳng lẽ để kêu nghe cho nó sang?! Thành Tài, Tích Lũy Gia Tăng, An Khang Thịnh Kỳ, An Tâm Bảo Gia, An Sinh Tích Lũy và tức cười nhất Nhất Niên Gia Hạn! (gia hạn mỗi năm một lần!) Không biết mọi người có cảm giác thế nào khi nghe những cái tên như vậy, nhưng bản thân FW khi nghe những tên sản phẩm như vậy rất là chói tai. Thứ nhất quá dài, toàn 3-4 âm. Thứ nhì, toàn những chữ Hán Việt một mặt khó hiểu, mặt khác, nghe sao giống Tàu quá! Đành rằng chữ Hán Việt cũng là tiếng Việt nhưng rõ ràng nó bắt nguồn là chữ Hán của người Trung Hoa. Đọc ít thì thấy hay, đọc nhiều thành ra cảm giác lai căng ngoại bang! Tương tự như nói chuyện một người đôi khi yes, no chêm vài chữ tiếng Anh thì nghe cũng đỡ chán tai nhưng mà nói mỗi câu lại có vài chữ tiếng Anh thì nghe thật là chói. Thực chất việc viết kèm tiếng nước ngoài chủ đích là để giải thích rõ hơn những thuật ngữ mà khi dịch sang tiếng Việt người dịch cho rằng người đọc khó hiểu, khó nắm bắt so với để nguyên gốc mà thôi. Không biết có ai trong box cho một lý giải, tại sao tên các sản phẩm bảo hiểm lại toàn chữ Hán Việt không?
    Sow viết: ?oMấy cái bảo hiểm này tính ra cũng lý thú đấy chứ nhỉ! Hồi trước đến giờ thật sự sow cũng ko hiểu rõ cơ chế cho lắm. Nhưng sow xem phim, thấy ở nước ngoài, dù nhà có cháy ra tro, hay là tivi, dàn máy, v.v... bị đập bể họ vẫn... tỉnh queo, trong khi nếu ở VN mà như vậy chắc... ngất xỉu. Sow hỏi thì được giải thích là vì họ có mua bảo hiểm. Bảo hiểm mỗi tháng phải đóng rất nhiều (nhiều loại) nhưng được lợi thế là như vậy. Sow thấy hay ghê!?
    Ui! Phim thôi sow ơi. Bảo hiểm chỉ trả max 80% loss. Chưa kể những thiệt hại phi vật chất như Angie nói. Dù nước ta hay nước ngoài thì ai mà gặp rủi ro, dù có bảo hiểm hay không đều bị méo mặt cả! Mà cái sow nói gọi là bảo hiểm vật dụng gia đình. Đây là loại bảo hiểm sow phải kê khai tài sản, tính giá trị và nhận bồi thường khi bị trộm cắp, cháy nhà, lụt lội...
    Nói tóm lại, FW vẫn thấy bảo hiểm là thứ khá xa xỉ. Nếu FW lựa chọn mua bảo hiểm, điều đầu tiên FW phải tính xem rủi ro của mình là bao nhiêu, khả năng bị tai nạn là bao nhiêu, chi phí giải quyết là bao nhiêu. Sau đó tính toán xem mình có tiền dư dả hay không. Nói chung, với FW đó là một sản phẩm sang trọng (luxus) tương tự như vàng bạc, quần áo thời trang hay đồng hồ đắt tiền. Và đả đảo mua bảo hiểm ép buộc!!!!

  7. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hic, FW vẫn "phong độ" như xưa, hihi
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tên các loại bảo hiểm dùng chữ Hán-Việt có lẽ vì chữ H-V có ý nghĩa cô đọng súc tích và truyền tải nội dung thông tin đến người đọc ngắn gọn hơn là từ thuần Việt.
    Chuyện mua bảo hiểm ở nước ngoài là chuyện hiển nhiên, bởi đơn giản nếu xảy ra rủi ro thì số tiền mình phải bỏ túi ra để trả cho rủi ro cao gấp mấy lần số tiền mình đóng bảo hiểm. Hơn nữa, đó gần như là luật. VD ở Mỹ, lái xe phải có bảo hiểm, SV đi học cũng phải có bảo hiểm. Như kp hồi trước đóng mỗi năm $480, đóng chừng 3 năm gì đó, lúc nào cũng nghĩ mình chả bao giờ dùng, ngu phí. Đùng 1 cái năm ngoái bị tai nạn phải vào bệnh viên khâu mấy mũi ở mu bàn chân. Đến khi cái bill nó gửi về thì tất cả lên hơn $5,000. Bảo hiểm trả gần hết, kp chỉ trả chừng mấy chục đồng thôi.
    Bảo hiểm cũng là làm ăn, đương nhiên người ta phải tính lời. Cái mà chúng ta cần lưu ý khi mua bảo hiểm là đọc thật kỹ chính sách của cái bảo hiểm (plan) mình định mua. Tốt nhất là mượn nó nguyên cuốn sách (brochure) về nhà từ từ nghiên cứu. Đừng có dại dột nghe lời đường mật của mấy tay bán bảo hiểm.
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng giá trị của sản phẩm bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ "sợ rủi ro" của người mua mà Free_Wing đề cập khá lý thú. Suy rộng ra, chuyện này không chỉ đúng cho sản phẩm bảo hiểm mà còn đúng cho các loại sản phẩm khác. Theo suy nghĩ này thì người "sợ rủi ro" nhiều hơn sẽ phải trả tiền cao hơn người khác cho cùng một sản phẩm bảo hiểm.
    Có điều là cơ chế định giá khác nhau đối với những người mua khác nhau cho cùng một sản phẩm cũng có nhiều bất cập. Chẳng ai vui lòng khi trả tiền cao hơn người khác cho cùng một loại hàng hoá cả. Ví dụ điển hình là giá vé vào cửa khác nhau cho người nước ngoài và người trong nước đấy thôi. Những người đặt ra cơ chế này cũng có suy nghĩ tương tự như trên, "người nước ngoài cần vào xem hơn người trong nước nên phải trả tiền cao hơn".
  10. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Đúng là em-be múa rìu qua mắt Wing rồi .
    Chà, học được một kiểu open discussion mới. Đầu tiên sẽ vờ là một novice về chủ đề nào đó. Sau đó mọi người hào hứng nhảy vào giải thích cho mình. Chờ mọi người bàn xong mình nhảy vào tiếp. Hay! Hay! Hay!

Chia sẻ trang này